Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Kiểm tra thường kỳ học phần Sinh học đại cương...

Tài liệu Kiểm tra thường kỳ học phần Sinh học đại cương

.PDF
2
398
131

Mô tả:

Sinh học đại cương
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tên học phần: SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG (Đề thi gồm có 20 câu trắc nghiệm) Thời gian làm bài: 20 phút (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) (Không kể phát đề) Lớp:........................................................................... Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh:........................................................ Mã sinh viên: ............................. I. PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Điểm:------------------Sinh viên đánh dấu X tương ứng với đáp án đã chọn ở đề kiểm tra vào bảng sau: Câu A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 II. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Lưới nội chất trơn, lưới nội chất hạt, ribosome, tế bào chất chứa ty thể và các bào quan khác, cho biết tế bào đó không thuộc loại nào sau đây? A. Tế bào cây thông. B. Tế bào nấm men. C. Tế bào vi khuẩn. D. Tế bào châu chấu. Câu 2: Cho các chức năng sau: - Lưu trữ và truyền thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Các chức năng trên nói về cấu trúc nào của tế bào nhân thực? A. Nhân tế bào. B. Màng sinh chất. C. Vách tế bào. D. Trung thể. Câu 3: Bào quan có vai trò tổng hợp lipid, vận chuyển các chất và khử độc cho tế bào là bào quan nào dưới đây? A. Peroxisome. B. Tiêu thể (lysosome). C. Mạng nội chất sần. D. Mạng nội chất láng. Câu 4: Bào quan nào dưới đây có chức năng tiêu hóa nội bào? A. Tiêu thể (lysosome). B. Bộ máy Golgi. C. Trung thể. D. Peroxysome Câu 5: Trong tế bào nhân thực (Eukaryote), bào quan nào được xem là trạm năng lượng của tế bào? A. Ty thể bộ (mitochondria). B. Lạp bộ (plastid). C. Mạng nội chất (endoplasmic reticulum) D. Không bào (vacuole) Câu 6: Độ lớn nhỏ của tế bào không quan trọng mà tỷ lệ giữa S/V mới có ảnh hưởng đến đời sống của tế bào. Điều này có nghĩa: A. Tế bào càng lớn, sự trao đổi chất qua bề mặt càng dễ hơn. B. Tỉ lệ S/V nhỏ thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh. C. Tế bào càng lớn, sự trao đổi chất qua bề mặt càng khó khăn hơn. D. Tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra chậm. Câu 7: Theo thuyết nội cộng sinh, hai bào quan được xem là sống nội cộng sinh trong tế bào là A. ribô thể và ty thể. B. lục lạp và nhân. C. ty thể và lục lạp. D. ribô thể và nhân. Trang 1/2 - Mã đề thi 132 Câu 8: Đơn vị cấu trúc và chức năng căn bản của mọi sinh vật sống thuộc là A. prôtêin. B. năng luợng C. vật chất. D. tế bào. Câu 9: Đặc điểm chung của lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn là các sản phẩm sau khi tạo ra được vận chuyển trong lòng lưới đến các vùng khác nhau của tế bào. Với đặc điểm này, hệ thống lưới nội chất có vai trò? A. Giảm hao hụt năng lượng ATP. B. Như một hệ thống giao thông nội bào. C. Nơi tổng hợp trao đổi lipit. D. Sinh tổng hợp và vận chuyển prôtêin. Câu 10: Lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây? A. Tổng hợp lipit. B. Tổng hợp prôtêin. C. Giải độc tố. D. Dự trữ canxi. Câu 11: Lipit trong màng sinh chất sắp xếp như thế nào? A. Nằm giữa hai lớp prôtêin. B. Nằm ở hai phía của lớp đơn prôtêin. C. Các phần phân cực của hai lớp lipit quay lại với nhau. D. Các phần không phân cực của hai lớp lipit quay lại với nhau. Câu 12: Cho các chức năng sau: - Ngăn cách tế bào với môi trường, giúp tế bào trở thành một hệ thống biệt lập. - Thực hiện quá trình trao đổi chất, thông tin giữa tế bào và môi trường. - Là giá thể để gắn các emzym của quá trình trao đổi chất trong tế bào. Các chức năng trên nói đến cấu trúc nào của tế bào nhân sơ? A. Thể nhân. B. Tế bào chất. C. Màng chất nguyên sinh. D. Vách tế bào. Câu 13: Trong tế bào nhân thực, bào quan tham gia sản sinh năng lượng là A. lưới nội chất. B. nhân. C. ty thể D. không bào. Câu 14: Hai thành phần tạo nên dây chuyền sản xuất của tế bào là A. lưới nội chất và nhân. B. lưới nội chất và phức hệ Golgi. C. phức hệ Golgi và nhân. D. nhân và màng sinh chất. Câu 15: Hằng số lắng ribosome hoàn chỉnh của tế bào nhân thực là bao nhiêu? A. 80S B. 60S C. 70S D. 90S Câu 16: Thuyết tế bào được hệ thống hóa đầu tiên bởi hai nhà khoa học nào sau đây? A. Matthias Jacob Schleiden và Louis Pasteur. B. Theodor Schwann và Robert Hooke. C. Robert Hooke và Louis Pasteur. D. Matthias Jacob Schleiden và Theodor Schwann. Câu 17: Cấu trúc nào sau đây có cấu tạo từ prôtêin và ADN? A. Ribosome. B. Chất nhiễm sắc. C. Trung thể. D. Màng nhân. Câu 18: Chức năng được nhắc đến nhiều nhất của peroxysome là A. sinh tổng hợp prôtêin. B. tham gia phân giải H2O2. C. chất hòa tan trong lipit. D. thâu góp các chất độc, các thể lạ. Câu 19: Đặc điểm nào sau đây là chung cho sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn? A. Ribosome, tế bào chất và màng sinh chất. B. Ty thể, tế bào chất và màng sinh chất. C. Ty thể, ribosome và tế bào chất. D. Ribosome, màng sinh chất và nhân. Câu 20: Vị trí tổng hợp prôtêin trong tế bào sống là A. Lyzosome. B. Bộ máy Golgi. C. Peroxysome. D. Ribosome. ----------- HẾT ---------Trang 2/2 - Mã đề thi 132
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan