Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty t...

Tài liệu Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán quốc tế unistar

.PDF
179
157
81

Mô tả:

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Khóa Luận Tốt Nghiệp TÓM LƢỢC Kiểm toán là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình vận hành của nền kinh tế thị trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin, giúp ngƣời sử dụng ra quyết định thích hợp. Một nền kinh tế phát triển lành mạnh với kênh cung cấp vốn từ thị trƣờng chứng khoán và ngân hàng đòi hỏi phải đƣợc cung cấp các dịch vụ kiểm toán có chất lƣợng cao. Xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế ngày càng phức tạp, thông tin kinh tế càng có nguy cơ chứa đựng rủi ro, sai lệch, thiếu tin cậy. Đối tƣợng quan tâm đến thông tin tài chính của doanh nghiệp không phải chỉ có Nhà nƣớc mà còn có các cấp quản lý, đối tác liên doanh và cả ngƣời lao động… Tuy từ nhiều gốc độ khác nhau nhƣng tất cả các đối tƣợng quan tâm đều có nguyện vọng chung là sử dụng thông tin có độ tin cậy cao, độ chính xác và trung thực. Nếu tất cả những ngƣời quan tâm đều phải tự tổ chức kiểm tra các thông tin tài chính của doanh nghiệp thì chi phí quá lớn. Vì vậy cần thiết phải có tổ chức độc lập, khách quan tiến hành kiểm tra các thông tin này để đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tƣợng sử dụng thông tin, đó chính là tổ chức kiểm toán. Trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính, Hàng tồn kho là một khoản mục quan trọng, có giá trị lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, chứa đựng những rủi ro cho doanh nghiệp. Do đó, kiểm toán Hàng tồn kho là một công việc thiết yếu và không thể bỏ qua trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế Unistar, trong quá trình làm việc với các nhóm kiểm toán tại Phòng kiểm toán báo cáo tài chính thực hiện các hợp đồng kiểm toán tại một số doanh nghiệp, nhận thấy khoản mục Hàng tồn kho có những ảnh hƣởng nhất định đến báo cáo tài chính. Những nghiệp vụ phát sinh về Hàng tồn kho có phản ánh sự đầu tƣ hiệu quả của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh không, phƣơng pháp trích khấu hao tài sản có phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị hay không. Em xin đƣợc làm rõ các vấn đề trên trong đề tài khóa luận: “Kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế Unistar”. GVHD: Th.S Trần Nguyễn Bích Hiền i SVTH: Nguyễn Văn Toàn Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Khóa Luận Tốt Nghiệp LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cuối khóa với đề tài “Kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế Unistars”, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trƣờng Đại học Thƣơng Mại và tập thể anh chị nhân viên Công ty TNHH Kiểm Toán quốc tế Unistar. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trƣờng Đại học Thƣơng Mại đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trƣờng. Đặc biệt là cô ThS. Trần Nguyễn Bích Hiền đã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bài khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên trong Công ty TNHH Kiểm Toán quốc tế Unistar, đặc biệt là các anh chị trong phòng kế toán đã tận tình chỉ dẫn, cung cấp số liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập tại công ty. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Toàn GVHD: Th.S Trần Nguyễn Bích Hiền ii SVTH: Nguyễn Văn Toàn Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Khóa Luận Tốt Nghiệp MỤC LỤC TÓM LƢỢC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ............................................. 3 1.1. Khái quát về hàng tồn kho .....................................................................................3 1.1.1. Khái niệm về hàng tồn kho .................................................................................. 3 1.1.2. Phân loại hàng tồn kho ........................................................................................ 4 1.1.3. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho ........................................................................ 5 1.1.3.1. Khái niệm cơ bản .....................................................................................5 1.1.3.2. Điều kiện lập dự phòng ............................................................................7 1.1.3.3. Thời gian lập và hoàn nhập dự phòng .....................................................7 1.1.3.4. Phương pháp kế toán ...............................................................................8 1.1.4. Phương pháp hạch toán chi tiết kế toán hàng tồn kho ...................................... 9 1.1.4.1. Phương pháp kế toán hàng tồn kho.......................................................... 9 1.1.4.2. Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ..........................................10 1.1.4.3. Kế toán hàng tồn kho – sản phẩm đang chế tạo và thành phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất ......................................................................................... 19 1.1.4.4. Kế toán thành phẩm ...............................................................................27 1.1.4.5. Kế toán hàng hóa ...................................................................................31 1.1.4.6. Sơ đồ kế toán chi tiết ..............................................................................40 1.1.5. Các chức năng của hàng tồn kho ...................................................................... 46 1.1.6. Ảnh hưởng và rủi ro liên quan đến hàng tồn kho ............................................ 48 1.1.6.1. Đặc điểm của hàng tồn kho ảnh hƣởng tới kiểm toán............................ 48 1.1.6.2. Ảnh hƣởng của kiểm toán hàng tồn kho đến các phần hành khác .........49 1.1.6.3. Các rủi ro liên quan đến hàng tồn kho ...................................................50 GVHD: Th.S Trần Nguyễn Bích Hiền iii SVTH: Nguyễn Văn Toàn Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Khóa Luận Tốt Nghiệp 1.2. Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp ............................................................................................................................ 53 1.2.1. Mục tiêu Kiểm toán hàng tồn kho ..................................................................... 53 1.2.2. Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp ............................................................................................................................ 56 1.2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch ..........................................................................56 1.2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán ............................................................... 79 1.2.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán..................................................................92 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG CHU TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ UNISTAR ..................................................................................... 97 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm Toán Quốc tế Unistar ............................. 97 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ............................................... 97 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của CT TNHH Kiểm Toán Quốc tế Unistar97 2.1.3. Các loại hình dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm Toán Quốc tế Unistar ......... 99 2.1.4. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính ............................................................ 100 2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán quốc tế Unistar ...............................111 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán ................................................................................... 111 2.2.1.1. Xem xét chấp nhận khách hàng ............................................................111 2.2.1.2. Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn Nhóm kiểm toán ........................111 2.2.1.3. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động ...................................112 2.2.1.4. Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính của công ty ....................................113 2.2.1.5. Xác định mức trọng yếu........................................................................114 2.2.1.6. Xác định nội dung, lịch trình và nguồn lực cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán ...........................................................................................................115 2.2.1.7. Tìm hiểu hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ ....................................120 2.2.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán......................................................................... 123 2.2.3. Kết thúc kiểm toán ............................................................................................ 154 GVHD: Th.S Trần Nguyễn Bích Hiền iv SVTH: Nguyễn Văn Toàn Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Khóa Luận Tốt Nghiệp CHƢƠNG III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ UNISTAR ................................................................................................................... 157 3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu.........................................................157 3.1.1. Những kết quả đã đạt được .............................................................................. 157 3.1.2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân .................................................. 159 3.2. Các đề xuất, kiến nghị về chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán Quốc tế Unistar ..........................162 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính ......................................................................................................................164 3.4. Điều kiện thực hiện .............................................................................................167 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Th.S Trần Nguyễn Bích Hiền v SVTH: Nguyễn Văn Toàn Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Khóa Luận Tốt Nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ STT TÊN DIỄN GIẢI 1 Bảng số 1 Các mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho 2 Sơ đồ số 01 Kế toán hàng mua đi đƣờng theo phƣơng pháp KKTX 3 Sơ đồ số 02 Kế toán hàng mua đi đƣờng theo phƣơng pháp KKĐK 4 Sơ đồ số 03 Kế toán nguyên vật liệu 5 Sơ đồ số 04 Kế toán công cụ dụng cụ 6 Sơ đồ số 05 Kế toán hàng hóa 7 Sơ đồ số 06 Kế toán hàng gửi đi bán 8 Sơ đồ số 07 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 9 Sơ đồ số 08 Các giai đoạn của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính GVHD: Th.S Trần Nguyễn Bích Hiền vi SVTH: Nguyễn Văn Toàn Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Khóa Luận Tốt Nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 1 HTK Hàng tồn kho 2 KT Kiểm toán 3 GT Giá trị 4 CL Chênh lệch 5 VT Vật tƣ 6 KCM Khoảng cách mẫu 7 NVL Nguyên vật liệu 8 TP Thành phẩm 9 TK Tài khoản 10 KKĐK Kiểm kê định kỳ 11 BHYT Bảo hiểm y tế 12 BHXH Bảo hiểm xã hội 13 XDCB Xây dựng cơ bản 14 HĐQT Hội đồng quản trị 15 KTV Kiểm toán viên 16 KKTX Kê khai thƣờng xuyên 17 CMKiT Chuẩn mực kiểm toán 18 CMKT Chuẩn mực kế toán 19 HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ 20 VAS Việt Nam Accounting Standards 21 VSA Việt Nam Standards Auditing 22 TNDNHH Thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành GVHD: Th.S Trần Nguyễn Bích Hiền vii SVTH: Nguyễn Văn Toàn Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Khóa Luận Tốt Nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết , ý nghĩa của đề tài nghiên cứu + Về lý luận: Vai trò sự quan trọng của kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, đảm bảo tính chính xác và trung thực trên tƣng khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính. Tính quan trọng của hàng tồn kho trong mối quan hệ với các khoản mục khác của kế toán doanh nghiệp và kiểm toán + Về thực tế: Tồn tại của chu trình kiểm toán khoản mục hang tồn kho trong báo cáo tài chính của Công ty TNHH Kiểm Toán Quốc tế Unistar. 2.Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài + Hệ thống hóa các kiến thức về kế toán hàng tồn kho và chu trình kiểm toán hàn tồn kho + Thực trạng kiểm toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Kiểm Toán Quốc tế Unistar + Những kết luận, đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chu trình kiểm toán hoán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Kiểm Toán Quốc tế Unistar 3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài + Đối tƣợng nghiên cứu: Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Kiểm Toán Quốc tế Unistar. + Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu:Tại Công ty TNHH Kiểm Toán Quốc tế Unistar Thời gian nghiên cứu: Thu thập số liệu trong năm 2014 4.Phƣơng pháp (cách thức) thực hiện đề tài 4.1.Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1.1.Phương pháp sử dụng phiếu điều tra (Cách thức tiến hành, số lượng phiếu điều tra, đối tượng điều tra…) 4.1.1.2. Phương pháp phỏng vấn. 4.1.1.3. Phương pháp tự nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm các tài liệu có liên quan như: giáo trình, khóa luận, luận văn, báo cáo nghiên cứu trước đây… 4.1.2. Phương pháp xử lý dữ liệu 4.2.Phương pháp phân tích số liệu GVHD: Th.S Trần Nguyễn Bích Hiền viii SVTH: Nguyễn Văn Toàn Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Khóa Luận Tốt Nghiệp 4.2.1.Phương pháp so sánh: 4.2.2. Phương pháp tỷ suất: 5.Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Cơ sở lý luận của kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chương 2: Thực trạng Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty tnhh kiểm toán quốc tế Unistar. Chương 3: Kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại Công ty TNHH Kiểm Toán Quốc tế Unistar. GVHD: Th.S Trần Nguyễn Bích Hiền ix SVTH: Nguyễn Văn Toàn Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Khóa Luận Tốt Nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Trong các loại hình kiểm toán hiện đang thực hiện tại Việt Nam, kiểm toán độc lập ngày càng khẳng định đƣợc vai trò quan trọng của mình. Kiểm toán độc lập đƣợc hiểu là việc kiểm toán và xác nhận của kiểm toán viên chuyên nghiệp thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập về tính đúng đắn, hợp lý của các tài liệu kế toán cũng nhƣ các báo cáo quyêt toán của các doanh nghiệp, các cơ quan, các tổ chức đoàn hể, tổ chức xã họi khi có cung cấp yêu cầu của các đơn vị này. Một trong những hoạt động chủ yế của kiểm toán độc lập là kiểm toán Báo cáo tài chính, đó là sự xác minh và bày tỏ ý kiên về Báo cáo tài chính của khách hàng. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính của doanh nghiệp, kiểm toán độc lập đã góp phần vào việc làm trong sạch hóa, lành mạnh hóa nền tài chinh Quốc gia. Để có thế đƣa ra những ý kiến trung thực và hợp lý về các báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần kiểm tra xem xét từng bộ phận cấu thành nên báo cáo tài chính trong đó có khoản mục Hàng tồn kho. Sô dƣ các khoản mục hàng tồn kho luôn đƣợc đánh giá trọng yếu, liên quan đến nhiều chỉ tiêu quan trọng trên Báo cáo tài chính và đặc biệt là rất dễ chứa những gian lận và sai sót, do đó kiểm toán chu kỳ Hàng tồn kho, chi phí, giá thành là một trong những công việc quan trọng cần phải tiến hành trong mỗi cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Qua thời gian tìm hiểu thực tế sâu sắc từ quá trình thực tập trên Công ty TNHH Kiểm Toán Quốc tế Unistar, em đã lựa chọn đề tài: “Kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán Quốc tế Unistar” Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tiếp cận công tác kiểm toán hàng tồn kho theo chu trình trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm Toán Quốc tế Unistar thực hiện. Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý thuyết về kiểm toán đặc biệt là kiểm toán chu trình Hàng tồn kho, chi phí, giá thành trong kiểm toán Báo cáo tài chính kết hợp với những kiến thực thực tế từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cũng những kiến nghị hoàn thiện chƣơng trình kiểm toán Hàng tồn kho. Trên cơ sở phạm vi, mục đích nghiên cứu trên, nội dung của Khóa Luận ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chƣơng: GVHD: Th.S Trần Nguyễn Bích Hiền 1 SVTH: Nguyễn Văn Toàn Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Khóa Luận Tốt Nghiệp Chương 1: Cơ sở lý luận của kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chương 2: Thực trạng Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán quốc tế Unistar. Chương 3: Kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại Công ty TNHH Kiểm Toán Quốc tế Unistar. GVHD: Th.S Trần Nguyễn Bích Hiền 2 SVTH: Nguyễn Văn Toàn Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Khóa Luận Tốt Nghiệp CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1.Khái quát về hàng tồn kho 1.1.1.Khái niệm về hàng tồn kho Theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho VAS – 02, thì hàng tồn kho là những tài sản: “(a) Đƣợc giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thƣờng; (b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; (c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Hàng tồn kho bao gồm: - Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đƣờng, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến; - Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán; - Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chƣa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chƣa làm thủ tục nhập kho thành phẩm; - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đƣờng; - Chi phí dịch vụ dở dang.” Hàng tồn kho là tài sản lƣu động của Doanh nghiệp biểu hiện dƣới dạng vật chất cụ thể dƣới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào loại hình Doanh nghiệp và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Hàng tồn kho trong Doanh nghiệp thƣơng mại bao gồm: hàng hoá dự trữ cho lƣu thông ( kể cả số hàng đem gửi bán hoặc là hàng hoá đang đi đƣờng ). Hàng tồn kho trong Doanh nghiệp sản xuất gồm: Nguyên vật liệu, Công cụ dự trữ cho quá trình sản xuất, Thành phẩm, Sản phẩm hoàn thành, Sản phẩm dở dang và Hàng gửi bán hoặc là Hàng đang đi đƣờng. Hàng tồn kho có các đặc điểm: + Hàng tồn kho ảnh hƣởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán vì vậy ảnh hƣởng trực tiếp tới lợi nhuận trong năm. + Hàng tồn kho thƣờng chiếm tỷ trọng lớn so với tổng tài sản lƣu động trong Doanh nghiệp bao gồm nhiều chủng loại và quá trình quản lý rất phức tạp. + Hàng tồn kho đƣợc đánh giá thông qua số lƣợng chất lƣợng, tình trạng hàng tồn kho. GVHD: Th.S Trần Nguyễn Bích Hiền 3 SVTH: Nguyễn Văn Toàn Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Khóa Luận Tốt Nghiệp + Hàng tồn kho đƣợc bảo quản cất trữ ở nhiều nới khác nhau nhiều đối tƣợng quản lý khác nhau có đắc điểm bảo quản khác nhau điều này dẫn tới kiểm soát đối với hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn. Chu trình vận đông của hàng tồn kho bắt đầu từ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sang sản phẩm dở dang rồi đến thành phẩm hàng hoá. Sự vận động của hàng tồn kho ảnh hƣởng tới nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính nhƣ chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung, giá vốn hàng bán, chi phí sản phẩm dở dang, dự phòng giảm giá hàng tồn kho… Là những chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh, định hƣớng phát triển của Doanh nghiệp. Khi thực hiện Kiểm toán thì chu trình hàng tồn kho luôn là một chu trình Kiểm toán quan trọng trong Kiểm toán báo cáo tài chính. 1.1.2.Phân loại hàng tồn kho 1.1.2.1.Phân loại theo mục đích sử dụng  Các loại dự trữ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + Nguyên liệu và vật liệu: Là những yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất ở doanh nghiệp, bao gồm: Nguyễn vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu và các loại vật liệu khác nhƣ phế liệu thải, phụ tùng thay thế,… + Công cụ và dụng cụ: Là những tƣ liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về ghi nhận là TSCĐ  Các loại dự trữ phục vụ cho hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp Bao gồm: Thành phẩm, bán thành phẩm có thể tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất hoặc hàng hóa trong doanh nghiệp thƣơng mại.  Các loại sản phẩm và dịch vụ dở dang Trong doanh nghiệp sản xuất, loại tồn kho này là những sản phẩm đang chế tạo trên dây chuyển sản xuất, chƣa hoàn thành quy trình công nghệ và chƣa tình hình cung cấp cho khách hàng. Trong các doanh nghiệp dịch vụ, đó là những dịch vụ đang trọng quá trình cung cấp cho khách hàng, chƣa hoàn thành. 1.1.2.2.Theo vị trí của hàng tồn kho trong quá trình luân chuyển  Hàng mua đi đƣờng Là những vật tƣ, hàng hóa mà doanh nghiệp có quyền kiểm soát những chƣa hoặc không nhập về kho của doanh nghiệp vì những đặc thù trong khâu cung ứng hay những quy định riền trong khâu giao và cung cấp hàng hóa. GVHD: Th.S Trần Nguyễn Bích Hiền 4 SVTH: Nguyễn Văn Toàn Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Khóa Luận Tốt Nghiệp  Hàng đang dự trữ tại kho, quầy của doanh nghiệp Bao gồm các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bán thành phẩm, thành phẩm và hàng hóa đang đƣợc quản lý về mặt vật chất tại kho hay quầy h của doanh nghiệp.  Hàng gửi đi bán Bao gồm các loại thành phẩmm hàng hóa đã xuất khỏi kho của doanh nghiệp nhƣng chƣa xác định là tiêu thụ. 1.1.3.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 1.1.3.1.Khái niệm cơ bản Theo qui định kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong chuẩn mực kế toán “Tồn kho” VAS 02 và trong chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006QĐBTC thì cuối kì kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Mức dự phòng (MDF) đƣợc xác định nhƣ sau: Mức DF giảm giá HTK = số lƣợng HTK x (giá gốc HTK – Giá trị thuần có thể thực hiện của HTK) Theo công thức này thì MDF đƣợc xác định dựa trên 3 căn cứ: - Số lƣợng hàng tồn kho - Giá gốc hàng tồn kho - Giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho Thứ nhất: Giá gốc hàng hoá tồn kho Theo qui định của VAS 02: Giá gốc của hàng hoá tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không đƣợc hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc vác trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Việc hạch toán giá gốc của hàng hoá tồn kho vào tài khoản kế toán đƣợc tuân thủ theo qui định của chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006: - TK 1561: Giá mua hàng hoá. Tài khoản này phản ánh giá mua hàng hoá và các khoản Thuế không đ-ƣợc hoàn lại - TK 1562: Chi phí mua hàng Khi hàng hoá xuất kho để bán, đồng thời với bút toán ghi nhận doanh thu, trị giá vốn hàng bán đƣợc ghi nhận đồng thời trên cơ sở số liệu đƣợc kết chuyển từ TK 1561 sang TK 632. Toàn bộ chi phí mua hàng sẽ đƣợc tính toán phân bổ cho hàng hoá GVHD: Th.S Trần Nguyễn Bích Hiền 5 SVTH: Nguyễn Văn Toàn Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Khóa Luận Tốt Nghiệp tồn kho và hàng bán ra 1 lần vào thời điểm cuối kì. Kết quả của việc tính toán phân bổ đã bình quân hoá chi phí mua hàng cho tất cả hàng hoá tồn kho cuối kì. Điều đó dẫn đến không thể xác định chính xác giá gốc của từng thứ hàng hoá tồn kho cuối kì là bao nhiêu. Nhƣ vậy, theo qui định của chuẩn mực và chế độ kế toán là MDF phải đƣợc xác định trên cơ sở so sánh giữa giá gốc hàng hoá tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng hoá tồn kho, nhƣng thực tế khi tính toán thì MDF đƣợc xác định trên cơ sở so sánh giữa giá mua hàng hoá và giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc. Thực tế ở các doanh nghiệp khi lập dự phòng cũng chứng minh điều này, bởi các doanh nghiệp khi lập dự phòng thƣờng bỏ qua yếu tố chi phí mua hàng trong giá gốc của những hàng hoá tồn kho cần lập dự phòng. Khoản chi phí mua hàng này thậm chí đƣợc tính kết chuyển hết cho hàng hoá đã tiêu thụ trong kì. Điều này đƣợc chấp nhận dựa trên cơ sở của nguyên tắc kế toán “Trọng yếu” . Thứ hai: Giá trị thuần có thể thực hiện của hàng hoá tồn kho Theo VAS 02 thì giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho là giá bán ƣớc tính của hàng tồn kho trong kì sản xuất kinh doang bình thƣờng trừ đi chi phí ƣớc tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ƣớc tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Giá trị thuần đƣợc xác định nhƣ sau: Giá trị thuần có thể thực hiên đƣợc = Giá bán ƣớc tính - Chi phí ƣớc tính để hoàn thành SP thực hiện HTK của HTK và chi phí ƢT cần thiết cho tiêu thụ hàng tồn kho này Việc ƣớc tính giá trị thuần phải dựa trên những bằng chứng tin cậy tại thời điểm kết thúc niên độ. Khi ƣớc tính giá trị thuần của hàng tồn kho phải chú ý đến 2 vấn đề sau:  Sự biến động giá cả hàng tồn kho trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, trong trƣờng hợp những sự kiện này đƣợc cung cấp những bằng chứng xác nhận về các sự kiện đã có ở thời điểm kết thúc niên độ. Trƣờng hợp này thuộc phạm vi điều chỉnh của VAS 23 “ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kì kế toán năm”. Nghĩa là: + Nếu HTK đƣợc bán ra càng gần ngày sau ngày kết thúc kì kế toán năm thì có thể căn cứ vào giá đã có thể bán đƣợc của hàng tồn kho để xác định lại mức dự phòng đã lập ở năm trƣớc, trên cơ sở đó điều chỉnh tăng hoặc giảm mức dự phòng đã lập. Vì GVHD: Th.S Trần Nguyễn Bích Hiền 6 SVTH: Nguyễn Văn Toàn Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Khóa Luận Tốt Nghiệp điều này cung cấp bằng chứng tin cậy về việc ƣớc tính giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho vào cuối năm trƣớc. + Nếu hàng tồn kho đƣợc bán ra càng xa ngày sau ngày kết thúc kì kế toán năm thì giá bán của hàng tồn kho không đƣợc sử dụng để xác định lại mức dự phòng đã lập vì sự thay đổi giá cả chủ yếu là lí do thuộc về sự thay đổi cuả thị trƣờng chứ không phải là sự ƣớc tính giá trị thuần của hàng tồn kho vào cuối năm trƣớc không phù hợp.  Mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho: Nếu hàng tồn kho đƣợc dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng không thể huỷ bỏ thì phải dựa vào giá trị hợp đồng. Nghĩa là mức dự phòng đƣợc lập khi giá trị hợp đồng bán hàng không thể huỷ bỏ của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc 1.1.3.2.Điều kiện lập dự phòng Đối tƣợng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tƣ, hàng hoá, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hƣ hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc và đảm bảo điều kiện sau: - Có hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho. - Là những vật tƣ, hàng hoá thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Trƣờng hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc thấp hơn so với giá gốc nhƣng giá bán sản phẩm dịch vụ đƣợc sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không đƣợc trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó. 1.1.3.3.Thời gian lập và hoàn nhập dự phòng - Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trƣờng hợp doanh nghiệp đƣợc Bộ tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác năm dƣơng lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính. - Riêng đối với các doanh nghiệp niêm yết phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì đƣợc trích lập và hoàn nhập dự phòng cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ. GVHD: Th.S Trần Nguyễn Bích Hiền 7 SVTH: Nguyễn Văn Toàn Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Khóa Luận Tốt Nghiệp 1.1.3.4.Phương pháp kế toán a) Tài khoản dự phòng Tài khoản 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bên nợ : - Hoàn nhập dự phòng toàn bộ số dự phòng đã lập. Bên có : Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp Số dư có : Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho lập cho năm sau . b) Thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm - Nếu MDF cần lập cho năm sau > MDF còn lại của năm trƣớc: Nợ TK 632 Chênh lệch Có TK 159 - Nếu MDF cần lập cho năm sau < MDF còn lại của năm trƣớc: Nợ TK 159 Chênh lệch Có TK 632 c) Sau ngày kết thúc kì kế toán năm liên quan đến các sự kiện cần điều chỉnh mức DF đã lập ở năm trƣớc - Lập dự phòng bổ sung, ghi: Nợ TK 632 Có TK 159 (hoặc giảm dự phòng, ghi Nợ TK 159, Có TK 632 ) - Kết chuyển tăng giá vốn hàng bán, ghi: Nợ TK 911 Có TK 632 (hoặc giảm giá vốn hàng bán, ghi Nợ TK 632, Có TK 911 ) - Điều chỉnh giảm chi phí thuế TNDNHH, ghi: Nợ TK 3334 Có TK 8211 (hoặc điều chỉnh tăng chi phí thuế TNDNHH, ghi Nợ TK 8211, Có TK 3334 ) - Kết chuyển giảm chi phí thuế TNDNHH, ghi: Nợ TK 8211 Có TK 911 (hoặc kết chuyển tăng chi phí thuế TNDNHH, ghi Nợ TK 911, CóTK 8211) - Điều chỉnh giảm lợi nhuận sau thuế, ghi: GVHD: Th.S Trần Nguyễn Bích Hiền 8 SVTH: Nguyễn Văn Toàn Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Khóa Luận Tốt Nghiệp Nợ TK 4212 Có TK 911 (hoặc điều chỉnh tăng lợi nhuận sau thuế, ghi Nợ TK 911, Có TK 4212) 1.1.4.Phương pháp hạch toán chi tiết kế toán hàng tồn kho 1.1.4.1.Phương pháp kế toán hàng tồn kho Trong một doanh nghiệp (một đơn vị kế toán) chỉ đƣợc áp dụng một trong hai phƣơng pháp kế toán tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên, hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phƣơng pháp kế toán tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lƣợng, chủng loại vật tƣ, hàng hoá và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải đƣợc thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán: a) Phƣơng pháp kiểm kê định kỳ: Phƣơng pháp kiểm kê định kỳ là phƣơng pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tƣ, hàng hoá trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hoá, vật tƣ đã xuất trong kỳ theo công thức: Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳ - Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ Theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tƣ, hàng hoá (Nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tƣ, hàng hoá mua và nhập kho trong kỳ đƣợc theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (Tài khoản 611 “Mua hàng”). Công tác kiểm kê hàng hoá, vật tƣ, đƣợc tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định giá trị vật tƣ, hàng hoá tồn kho thực tế, trị giá vật tƣ, hàng hoá xuất kho trong kỳ (Tiêu dùng cho sản xuất hoặc xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán của Tài khoản 611 “Mua hàng”. Nhƣ vậy, khi áp dụng phƣơng pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dƣ đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ). b)Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên là phƣơng pháp theo dõi và phản ánh thƣờng xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tƣ, hàng hoá trên sổ kế toán. Trong trƣờng hợp áp dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên, các tài khoản kế toán hàng tồn kho đƣợc dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của GVHD: Th.S Trần Nguyễn Bích Hiền 9 SVTH: Nguyễn Văn Toàn Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Khóa Luận Tốt Nghiệp vật tƣ, hàng hoá. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể đƣợc xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng hoá tồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán. Về nguyên tắc số tồn kho thực tế phải luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải truy tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời. Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên thƣờng áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp. . .) và các đơn vị thƣơng nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn nhƣ máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật, chất lƣợng cao. . . 1.1.4.2. Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ a)Khái niệm Nguyên liệu, vật liệu là những đối tƣợng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến cần thiết trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Đặc điểm của vật liệu là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và trong qúa trình đó vật liệu sẽ bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể của sản phẩm. Về mặt giá trị, do chỉ tham vào một chu kỳ sản xuất nhất định nên giá trị của nó đƣợc tính hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Công cụ dụng cụ là những tƣ liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng qui định đối với TSCĐ. Vì vậy công cụ dụng cụ đƣợc quản lý và hạch toán nhƣ vật liệu và một phần nhƣ TSCĐ. Đặc điểm của công cụ dụng cụ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣng giá trị của chúng đƣợc phân bổ một lần, hai lần hoặc nhiều lần vào chi phí của doanh nghiệp. b)Phân loại Nguyên vật liệu của doanh nghiệp gồm nhiều loại do vậy cần thiết phải tiến hành phân loại vật liệu nhằm quản lý và sử dụng vật liệu một cách có hiệu quả .Vật liệu có thể phân loại căn cứ vào vai trò và chức năng thành các loại sau : - Nguyên vật liệu chính : là những nguyên liệu, vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu thành thực thể chính của sản phẩm. Chúng ta cũng cần phân biệt giữa nguyên liệu và vật liệu . Nguyên liệu là sản phẩm của công nghiệp khai thác hay nông nghiệp đƣợc đƣa vào qúa trình sản xuất để chế biến thành sản phẩm khác nhƣ cá trong ngành chế biến, bông trong ngành công nghiệp sợi …Vật liệu chính là sản phẩm GVHD: Th.S Trần Nguyễn Bích Hiền 10 SVTH: Nguyễn Văn Toàn Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Khóa Luận Tốt Nghiệp của ngành công nghiệp chế biến đƣợc đƣa vào quá trình sản xuất để tiếp tục chế biến thành sản phẩm chẳng hạn sợi đƣợc đƣa vào công nghiệp dệt…Ngoài ra nguyên vật liệu chính còn bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất để chế tạo ra sản phẩm hàng hóa . - Vật liệu phụ : là những bộ phận vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà có thể kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm đƣợc tiến hành một cách bình thƣờng, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, phục vụ cho lao động chẳng hạn nhƣ : xà phòng, dầu máy, mỡ bôi trơn … - Nhiên liệu : Về thực chất là một loại vật liệu phụ, nhƣng có tác dụng cung cấp nhiệt cho quá trình chế tạo sản phẩm có thể diễn ra bình thƣờng nhƣ : xăng, gaz, than … - Phụ tùng thay thế: Là những loại vật tƣ dùng để thay thế sửa chữa máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải, công cụ dụng cụ sản xuất . - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản : là những loại vật liệu và thiết bị đƣợc sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản . Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt và các công trình XDCB. - Phế liệu : là những vật liệu đƣợc thải ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng đã mất hết hoặc phần lớn tính năng sử dụng nhƣ : vải vụn, bã mía, nang mực…… c)Tài khoản sử dụng * Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu . Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các loại nguyên vật liệu trong doanh nghiệp . Bên nợ :  Giá trị thực tế của nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế biến, thuê ngoài gia công, nhận góp vốn liên doanh, đƣợc cấp hoặc từ các nguồn khác.  Giá trị thực tế của nguyên vật liệu phát hiện thừa khi kiểm kê.  Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (trƣờng hợp doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ) GVHD: Th.S Trần Nguyễn Bích Hiền 11 SVTH: Nguyễn Văn Toàn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan