Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế tndn tại chi cục thuế quận tân phú. thự...

Tài liệu Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế tndn tại chi cục thuế quận tân phú. thực trạng và giải pháp

.PDF
128
171
60

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ----------------------------------- LÊ THỊ THANH THẢO KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CÔNG TÁC THU THUẾ TNDN TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN TÂN PHÚ. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kế toán Mã ngành: 60 34 03 01 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ----------------------------------- LÊ THỊ THANH THẢO KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CÔNG TÁC THU THUẾ TNDN TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN TÂN PHÚ. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kế toán Mã ngành: 60 34 03 01 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS HÀ XUÂN THẠCH CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) PGS.TS Hà Xuân Thạch Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 16 tháng 01 năm 2014. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ ) TT Họ và tên Chức danh hội đồng 1 PGS.TS Phan Đình Nguyên Chủ tịch 2 TS. Trương Văn Khánh Phản biện 1 3 PGS.TS Nguyễn Thị Loan Phản biện 2 4 TS. Võ Xuân Vinh Ủy viên 5 TS. Phan Mỹ Hạnh Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG NGHỆ TP. HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHÒNG QLKH – ĐTSĐH TP. HCM, ngày 01 tháng 07 năm 2013 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Lê Thị Thanh Thảo Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 09/09/1974 Nơi sinh: Sài Gòn Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1241850041 I- Tên đề tài: Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại Chi cục thuế quận Tân Phú. Thực trạng và giải pháp. II- Nhiệm vụ và nội dung:   Đánh giá thực trạng tình hình thu thuế TNDN tại Chi cục thuế quận Tân Phú: - Số tiền thuế TNDN thu được hàng năm là bao nhiêu ? - Số tiền thuế bị thất thu là bao nhiêu ? - Số lượng DN trốn thuế, hàng năm là bao nhiêu ? Những nguyên nhân - rủi ro dẫn đến việc DN trốn thuế, dẫn đến việc thất thu thuế TNDN trong những năm qua:  - Phía Nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế - Phía Doanh nghiệp - Sự phối hợp giữa các Cơ quan Ban ngành có liên quan với cơ quan thuế Đề xuất giải pháp nhằm giảm giảm thiểu rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại quận Tân Phú. Ngày giao nhiệm vụ: 01/07/2013 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 29/12/2013 Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Hà Xuân Thạch CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) PGS.TS HÀ XUÂN THẠCH – i– LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn là PGS.TS Hà Xuân Thạch. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. TP Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 12 năm 2013 Trân trọng LÊ THỊ THANH THẢO – ii – LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành gửi lời cám ơn tới Ban giám hiệu, các Thầy Cô trường Đại Học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức, cung cấp tài liệu cần thiết giúp tôi hoàn thành bài luận văn này. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Hà Xuân Thạch: Giảng viên Khoa Kế toán - Kiểm toán thuộc Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh đã rất tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian qua. Và tôi cũng xin cảm ơn tất cả các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Với vốn kiến thức còn hạn chế, luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của Quý Thầy Cô và các bạn. Trân trọng LÊ THỊ THANH THẢO – iii – TÓM TẮT Thuế là khoản thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, là công cụ quan trọng để phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Như vậy, có thể thấy rằng Thuế là một biện pháp kinh tế của mọi Nhà nước. Song để biện pháp đó đạt hiệu quả sẽ rất cần đến một bộ phận chuyên trách, chất lượng trong quá trình quản lý và hành thu. Vậy nên việc thực hiện tốt công tác kiểm soát rủi ro trong quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của các Chi cục thuế nói chung và Chi cục thuế quận Tân Phú nói riêng. Và đó cũng là mục tiêu chủ đạo của bài luận văn này. Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm hoàn thiện hệ thống KSRR trong công tác thu thuế TNDN, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các nội dung như sau: Đầu tiên là tìm hiểu cơ sở lý luận về KSRR thông qua hệ thống quản trị rủi ro theo Báo cáo COSO 2004 bao gồm khái niệm về KSRR, các yếu tố cấu thành hệ thống KSRR gồm 08 yếu tố, vai trò thuế trong nền kinh tế và sự cấp thiết phải xây dựng một hệ thống KSRR trong hoạt động hành chính công ngành thuế. Tiếp đó tác giả tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng thu thuế TNDN, thực trạng KSRR tại Chi cục thuế quận Tân Phú, bên cạnh đó tác giả còn tiến hành khảo sát và thống kê tình hình thưc tế về hệ thống KSRR tại Chi cục thuế quận Tân Phú, từ đó thấy được những mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân tồn tại làm nền tảng để đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống KSRR tại Chi cục thuế quận Tân Phú, đồng thời có các kiến nghị đối với Nhà nước và ngành thuế giúp công tác thu thuế đạt được hiệu quả cao hơn trong tương lai, giảm thiểu thất thu thuế. – iv – ABSTRACT Taxes are the primary receipts of the State budget, which is an important tool in order to distribute the total social product and national income . Thus, we can see that the Tax is an economic measure in every country. To be effective in that measure will be needed to a specialized department, the quality management process and receiving taxes. So, implementing well in risk control in the process of implementation of the obligation about the taxes in the companies which always get a lot of attention from the Tax Departments in general and Tan Phu District Tax Department in particular. And it is also a key objective of this thesis. The research objectives’s theme is that perfecting the risk control system in receiving on corporate income tax, the authors researched the contents as follows : First, researching about the theoretical issues of risk control through risk management system in accordance with COSO Report 2004, includes the concepts of risk control and the components of risk control include eight factors, the role of tax in the economy and the urgent need to contruct a risk control system in the public administration sector activity on tax. Then, the authors proceed to analyze and evaluate the status about receiving on corporate income tax, the status the risk control at Tan Phu District Tax Department, besides the authors also conducted surveys and statistics the actual situation about risk control systems at Tan Phu District Tax Department, which saw the side has done, the side is limited and causes exist in order to propose solutions and recommendations in order to perfect the risk control systems at Tan Phu District Tax Department, and recommend the State and Tax sector in order to receive on tax effectively in the future, reduce tax losses. –v– MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii TÓM TẮT .............................................................................................................iii ABSTRACT .......................................................................................................... iv MỤC LỤC.............................................................................................................. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... ix DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... x DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ ............................................................... xi CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã công bố ................... 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................................... 3 1.4.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3 1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 3 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4 1.6. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 4 1.7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT RỦI RO ......... 5 2.1. Tổng quan về hệ thống kiểm soát rủi ro ...................................................... 5 2.1.1. Khái niệm kiểm soát rủi ro ................................................................... 5 – vi – 2.1.2. Phân loại rủi ro .................................................................................... 5 2.1.3. Lợi ích và hạn chế của kiểm soát rủi ro ................................................ 6 2.1.3.1. Lợi ích............................................................................................ 6 2.1.3.2. Hạn chế .......................................................................................... 8 2.2. Các yếu tố nhận diện rủi ro và kiểm soát rủi ro ........................................... 8 2.2.1. Môi trường quản lý .............................................................................. 9 2.2.2. Thiết lập mục tiêu .............................................................................. 12 2.2.3. Nhân dạng sự kiện tiềm tàng .............................................................. 13 2.2.4. Đánh giá rủi ro ................................................................................... 14 2.2.5. Phản ứng với rủi ro ............................................................................ 16 2.2.6. Hoạt động kiểm soát .......................................................................... 18 2.2.7. Thông tin và truyền thông .................................................................. 18 2.2.8. Giám sát ............................................................................................ 19 2.3. Kiếm soát rủi ro trong hoạt động hành chính công của ngành thuế:........... 19 2.3.1. Vai trò của thuế trong nền kinh tế ...................................................... 19 2.3.2. Nhận diện rủi ro và Kiểm soát rủi ro trong hoạt động thu thuế TNDN22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 24 3.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 24 3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 25 3.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 25 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 25 3.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu ..................................................................... 26 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT RỦI RO TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN TÂN PHÚ ..................... 29 – vii – 4.1. Giới thiệu Chi cục thuế quận Tân Phú ....................................................... 29 4.2. Thực trạng về công tác kiểm soát rủi ro trong ngành thuế Việt Nam ......... 33 4.3. Đánh giá tình hình thu thuế TNDN tại quận Tân Phú qua các năm............ 33 4.4. Đánh giá thực trạng HTKSRR tại Chi cục thuế Tân Phú ........................... 37 4.5. Nghiên cứu các yếu tố nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tại Chi cục thuế quận Tân Phú. ............................................................................................ 40 4.5.1. Môi trường quản lý ............................................................................ 40 4.5.2. Thiết lập mục tiêu .............................................................................. 45 4.5.3. Nhận diện sự kiện tiềm tàng............................................................... 47 4.5.4. Đánh giá rủi ro ................................................................................... 50 4.5.5. Phản ứng rủi ro .................................................................................. 53 4.5.6. Hoạt động kiểm soát .......................................................................... 57 4.5.7. Thông tin và truyền thông .................................................................. 60 4.5.8. Giám sát ............................................................................................ 62 4.6. Những mặt làm được, chưa làm được và nguyên nhân tồn tại của hệ thống KSRR tại Chi cục thuế Tân Phú:........................................................................ 66 4.6.1. Những mặt làm được ......................................................................... 66 4.6.2. Những mặt chưa làm được ................................................................. 67 4.6.3. Nguyên nhân...................................................................................... 68 CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THU THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN TÂN PHÚ. ................................................................................... 70 5.1. Định hướng mục tiêu ................................................................................ 70 5.2. Quan điểm đưa ra giải pháp ...................................................................... 71 5.2.1. Quan điểm kế thừa ............................................................................. 71 – viii – 5.2.2. Quan điểm hội nhập ........................................................................... 71 5.2.3. Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại ............................ 71 5.3. Một số giải pháp hoàn thiện ...................................................................... 72 5.3.1. Về môi trường quản lý ....................................................................... 72 5.3.2. Về Thiết lập mục tiêu......................................................................... 73 5.3.3. Về Nhận diện sự kiện tiềm tàng ......................................................... 74 5.3.4. Về Đánh giá rủi ro ............................................................................. 75 5.3.5. Về Phản ứng rủi ro ............................................................................. 75 5.3.6. Về Hoạt động kiểm soát ..................................................................... 76 5.3.7. Về Thông tin và truyền thông ............................................................ 76 5.3.8. Về Giám sát ....................................................................................... 77 5.4. Các kiến nghị hỗ trợ nhằm hoàn thiện hệ thống KSRR ............................. 77 5.4.1. Đối với nhà nước ............................................................................... 78 5.4.2. Đối với ngành thuế ............................................................................ 78 5.4.3. Đối với Chi cục thuế Tân Phú ............................................................ 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 83 PHỤ LỤC............................................................................................................. 85 – ix – DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN: Các nước khối Đông Nam Á BCTC: Báo cáo tài chính CCT.TP: Chi cục thuế Tân Phú CCVC: Công chức viên chức COSO: Committee of Sponsoring Organization CP: Chính phủ CTN NQD: Công thương nghiệp- Ngoài quốc doanh DN: Doanh nghiệp DTPĐ: Dự toán phấn đấu DTPL: Dự toán pháp lệnh ERM: Enterprise risk management ERP: Enterprise Resource Planning FTA: Hiệp định thương mại tự do GDP: Gross Domestic Product GTGT: Giá trị gia tăng INTOSAI International Organization of Supreme Audit Institutions KSRR: Kiểm soát rủi ro NNT: Người nộp thuế NSNN: Ngân sách nhà nước QTRR: Quản trị rủi ro TNCN: Thu nhập cá nhân TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TN-QLHS: Tiếp nhận- quản lý hồ sơ TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh TPP: Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương WTO : Tổ chức thương mại thế giới –x– DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1: Thành phần đối tượng nghiên cứu ......................................................... 27 Bảng 4.1: Thống kê Tình hình thu thuế trên địa bàn quận Tân Phú ....................... 34 Bảng 4.2: Thống kê tình hình thu thuế TNDN tại Chi cục thuế quận Tân Phú ...... 35 Bảng 4.3: Số thuế thu được qua công tác chống thất thu(kiểm tra, thanh tra thuế) . 36 – xi – DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ Trang Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu - Tự tác giả xây dựng ........................................... 24 Hình 4.1: Cơ cấu bộ máy quản lý Chi cục thuế quận Tân Phú............................... 32 Hình 4.2: Kết quả thống kê nhân tố Môi trường quản lý. ...................................... 42 Hình 4.3: Kết quả thống kê nhân tố Thiết lập mục tiêu. ........................................ 46 Hình 4.4: Kết quả thống kê nhân tố Nhận diện sự kiện tiềm tàng. ......................... 48 Hình 4.5: Kết quả thống kê nhân tố Đánh giá rủi ro. ............................................. 51 Hình 4.6: Kết quả thống kê nhân tố Phản ứng rủi ro. ............................................ 54 Hình 4.7: Kết quả thống kê nhân tố Hoạt động kiểm soát. .................................... 58 Hình 4.8: Kết quả thống kê nhân tố Thông tin và truyền thông. ............................ 61 Hình 4.9: Kết quả thống kê nhân tố Giám sát. ....................................................... 63 –1– CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế là công cụ kinh tế chủ yếu được Nhà nước sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế và huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước trong đó Thuế TNDN chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng thu thuế của ngân sách nhà nước. Một trong những yêu cầu quan trọng trong tổ chức thực thi chính sách thuế là phải thu đúng thu đủ & đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế. Chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo cân đối Ngân sách quốc gia, cũng như đảm bảo tính công bằng giữa các đối tượng nộp thuế. Trước bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước gặp nhiều biến động bất lợi, khó khăn, các DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, ngành Thuế đã chủ động kiến nghị và xây dựng các cơ chế chính sách thuế phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế hiện nay. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngành Thuế cũng đã tiến hành miễn, giảm, giãn thuế TNDN cho các DN đủ điều kiện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không ít DN để nợ thuế kéo dài dây dưa, mặc dù cơ quan thuế đã nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở song các DN này vẫn cố tình chây ỳ, không tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, một số doanh nghiệp, một số lĩnh vực kinh doanh chưa thật sự tự giác, chưa nâng cao ý thức nghĩa vụ nộp thuế của mình, có ý tránh né việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, gian lận trong việc kê khai thuế gây thất thu Ngân sách Nhà nước và từ chính trong bộ máy tổ chức cơ quan thuế không chặt chẽ dẫn đến việc thất thu trong công tác thu thuế TNDN. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, là một người công tác trong ngành thuế, chịu trách nhiệm kiểm tra, quản lý các doanh nghiệp trên địa bàn quận Tân Phú, tôi chọn đề tài “Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại Chi cục thuế quận Tân Phú. Thực trạng và giải pháp” để thực hiện luận văn cuối khoá. –2– 1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã công bố  Những nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam cũng có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề rủi ro trong công tác thu thuế, về vấn đề hoàn thiện hệ thống quản lý thuế. - Trần Văn Ninh (2012). Tăng cường kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục thuế quận Cẩm Lệ: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thuế TNDN, các hành vi vi phạm và các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát thuế TNDN. - Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009). Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (Nghiên cứu tình huống của Hà Nội): các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, các giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế. - Báo nhân dân (2012). Kiểm soát việc trốn thuế thu nhập doanh nghiệp: đề xuất của các chuyên gia thuế quốc tế tại cuộc hội thảo “Xu hướng cải cách thuế GTGT và thuế TNDN ở các nước và tác động”.  Nghiên cứu ngoài nước Đã có nhiều nghiên cứu được xuất bản bàn về công cuộc quản trị rủi ro trong công tác thu thuế với mục tiêu giảm thiểu và kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế. Trong cuốn sách “Tax Risk Management: From risk to opportunity” tác giả đã bàn về vai trò của thuế; TCF - một hệ thống để nhận dạng rủi ro, giảm thiểu rủi ro về thuế, kiểm soát và báo cáo rủi ro về thuế với mục tiêu quan trọng của hệ thống này là xây dựng hệ thống quản lý thuế hiệu quả & minh bạch, và một số kinh nghiệm quản trị rủi ro trong công tác thu thuế của nhiều nước trên thế giới như Úc, Canada, Pháp, Ireland, ... 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm : –3–  Đánh giá tình hình thu thuế trên địa bàn quận Tân Phú.  Phân tích các rủi ro dẫn đến việc thất thu trong công tác thu thuế TNDN.  Từ đó đề xuất giải pháp để kiểm soát rủi ro giảm thiểu thất thu. 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1.4.1. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu này tập trung vào phân tích sự ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát rủi ro đến việc thu thuế tại Chi cục thuế quận Tân Phú. Cụ thể hơn trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung làm rõ khả năng ngăn chặn việc thất thu thông qua việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro từ các yếu tố bên trong cũng như những yếu tố bên ngoài. 1.4.2.  Phương pháp thu thập số liệu Dữ liệu sơ cấp: Lấy từ các các bảng khảo sát hệ thống theo các nhân tố của hệ thống kiểm soát rủi ro. Thực hiện thông qua lấy ý kiến dựa trên bảng câu hỏi soạn sẵn của 85 mẫu quan sát là những người đang làm việc tại Chi cục thuế quận Tân Phú và có am hiểu về hệ thống kiểm soát rủi ro.  Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thuế thu được, khoản thất thu thuế tại Chi cục thuế Tân Phú từ năm 2008 đến năm 2012 trong Báo cáo tổng kết công tác thuế hàng năm gửi lên Cục thuế TPHCM.  Đồng thời thu thập các dữ liệu có liên quan đến các loại thuế, các tài liệu chính thức khác thông qua các Hội nghị, Hội thảo, Tạp chí thuế, Tài chính có liên quan. 1.4.3.  Đối tượng nghiên cứu Đối tượng được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu là trong nội bộ cơ quan thuế và các doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp thuế tại Chi cục thuế quận Tân Phú.  Phạm vi nghiên cứu : Chi cục thuế quận Tân Phú và các doanh nghiệp do Chi cục thuế quận Tân Phú quản lý. –4– 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính: Tiến hành khảo sát các thông tin về cơ quan thuế và tham khảo ý kiến các vị Lãnh đạo trong Chi cục thuế để tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro để tăng cường kiểm soát tình hình thu thuế trên địa bàn quận. Nghiên cứu định lượng: Dùng phương pháp thống kê mô tả đánh giá bảng câu hỏi khảo sát và số liệu thứ cấp để đưa ra các kết luận cần thiết. 1.6. Đóng góp mới của đề tài  Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát rủi ro tại Chi cục thuế Tân Phú từ năm 2008 đến 2012  Đề xuất các giải pháp và kiến nghị cần thiết nhằm tăng cường hiệu quả hệ thống kiểm soát rủi ro tại Chi cục thuế quận Tân Phú. 1.7. Cấu trúc của luận văn Bố cục chính của luận văn gồm 5 chương Chương 1 : Tổng quan đề tài nghiên cứu. Chương 2 : Cơ sở lý luận về hệ thống Kiểm soát rủi ro. Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu. Chương 4 : Thực trạng và kết quả nghiên cứu HT KSRR tại Chi cục thuế quận Tân Phú. Chương 5 : Các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSRR trong công tác thu thuế tại Chi cục thuế quận Tân Phú. Tài liệu tham khảo Phụ lục
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng