Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểm soát nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện an biên...

Tài liệu Kiểm soát nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện an biên

.PDF
100
102
149

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KIỂM SOÁT NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN AN BIÊN Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: VÕ THỊ ÁNH NGUYỆT NGUYỄN VĂN GIANG MSSV: 2071879 Lớp: Tài Chính Ngân Hàng Mã lớp: KT0721A9 Cần Thơ-2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KIỂM SOÁT NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN AN BIÊN Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: VÕ THỊ ÁNH NGUYỆT NGUYỄN VĂN GIANG MSSV: 2071879 Lớp: Tài Chính Ngân Hàng Mã lớp: KT0721A9 Cần Thơ-2012 LỜI CẢM TẠ Sau khoảng thời gian bốn năm học tập, được sự chỉ dẫn nhiệt tình, cũng như sự giúp đỡ của thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh , cùng với thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện An Biên, em đã học được những bài học kinh nghiệm quý báu từ thực tiển giúp ích cho bản thân để nay em có thể hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành biết ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các thầy, cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh - Trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt em xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến cô Võ Thị Ánh Nguyệt đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian làm đề tài luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng, các cô chú, anh chị đã tạo mọi điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập tại Ngân hàng, đặc biệt là các cô chú và anh chị phòng Kế hoạch kinh doanh đã nhiệt tình chỉ dẫn, cũng như sự hỗ trợ và cung cấp những kiến thức quý báu để em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, do còn hạn hẹp về kiến thức và kinh nghiệm nên đề tài luận văn khó tránh được những sai sót, khuyết điểm. Em rất mong sự góp ý kiến của các thầy cô, Ban lãnh đạo và các anh chị, cô chú trong Ngân hàng. Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh chị trong Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện An Biên dồi dào sức khoẻ và luôn thành công trong công việc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trân trọng kính chào Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Giang i LỜI CAM ĐOAN Em cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứ khoa học nào. Cần Thơ, ngày 6 tháng 12 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Giang ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Sinh viên: Nguyễn Văn Giang MSSV: 2071879 Lớp: KT07821A9 Thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang từ 27 tháng 8 đến ngày 8 tháng 11 năm 2012. Trong thời gian thực tập, em Giang chấp hành tốt nội qui cơ quan, chịu khó nghiên cứu tài liệu và học hỏi kinh nghiệm làm việc. Luận văn với đề tài “Kiểm soát nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Huyện An Biên”. Về cơ bản phân tích khá rõ nét và sâu sắc, logic. Bên cạnh đó em Giang cũng nêu một số kiến nghị thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. An Biên, ngày……tháng…..năm 2012 NHN0&PTNT Huyện An Biên iii BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Họ tên giáo viên hướng dẫn: Võ Thị Ánh Nguyệt Học vị: Cử nhân Chuyên ngành: Kinh tế học Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học Cần Thơ Tên học viên: Nguyễn Văn Giang Mã số sinh viên : 2071879 Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng Tên đề tài : Kiểm soát nợ xấu tại NHNO & PTNT huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. 2. Về hình thức: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 3. Ý nghĩa thực khoa học, thực tiễn tính cấp thiết của đề tài: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu): ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… iv 6. Các nhận xét khác: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 7. Kết luận: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày…tháng…. năm 2009 Nhận Xét của Giáo viên phản biện v MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 1 1.2.1. Mục tiêu chung 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 2 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu 2 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN. 3 2.1.1. Khái niệm về tín dụng. 3 2.1.2. Phân loại tín dụng. 4 2.1.3 Các nguyên tắc cấp tín dụng 4 2.1.4. Quy trình cấp tín dụng. 4 2.1.5. Chất lượng tín dụng và nợ xấu 5 2.1.6. Các nguyên nhân dẫn đến tình hình nợ xấu của ngân hàng thương mại. 8 2.1.7.Kiểm soát nợ xấu 10 2.1.8 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo Ủy ban Basel 13 2.1.9 . Kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại một số nước. 16 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 17 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 18 vi CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN AN BIÊN 19 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNO & PTNT HUYỆN AN BIÊN. 19 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển NHNO & PTNT Huyện An Biên. 19 3.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và tình hình nhân sự. 20 3.2. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHNO & PTNT HUYỆN AN BIÊN. 22 3.2.1. Huy động vốn. 22 3.2.2. Các hoạt động tín dụng ngân hàng. 22 3.2.3. Các sản phẩm dịch vụ khác 22 3.3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2012 22 3.4. NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNO & PTNT HUYỆN AN BIÊN. 28 3.4.1. Thuận lợi. 28 3.4.2. Khó khăn 29 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN AN BIÊN 30 4.1 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG 30 4.1.1 Huy động vốn 30 4.1.2 Tình hình dư nợ 35 4.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỢ XẤU TẠI NHNO & PTNT HUYỆN AN BIÊN 41 4.2.1. Hệ thống nhận diện rủi ro tín dụng tại NHNO & PTNT huyện An Biên 41 4.2.2. Tình hình nợ xấu tại NHNO & PTNT huyện An Biên 44 4.3. CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG NH TRONG THỜI GIAN QUA. 57 4.3.1. Nguyên nhân thuộc về khách hàng vii 57 4.3.2 Nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng. 60 4.3.3 Nguyên nhân khách quan. 66 4.4 CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU ĐÃ VÀ ĐANG THỰC HIỆN HIỆU 66 QUẢ 4.4.1 Thành công và nguyên nhân 66 4.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 67 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN AN BIÊN 70 5.1. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT NỢ XẤU NHNO & PTNT HUYỆN AN BIÊN 70 5.1.1 Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng 71 5.1.2 Xác định thời hạn cho vay, trả nợ phù hợp với từng đối tượng khách hàng 71 5.1.3 Xây dựng hệ thống kiểm tra giám, sát tính dụng hiệu quả 71 5.1.4 Nâng cao chất lượng công tác chấm điểm xếp hạng khách hàng 72 5.1.5 Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh 73 5.1.6. Chú trọng phân tích, đánh giá,dự báo thị trường và các nguyên nhân khác 75 5.1.7 Cần phải giám sát việc sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích của khách hàng 75 5.1.8 Phân loại các nhóm khoản vay cần tăng cường quản lý. 77 5.1.9 Tuân thủ việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng theo đúng quy định của NHNN. 77 5.1.10 Thiết lập mối quan hệ với khách hàng. 77 5.1.11Chú trọng phát triển chất lượng cán bộ tín dụng. 78 5.1.12. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. 79 5.1.13. Tích cự theo dõi nợ gốc, nợ lãi 81 5.2 Nhóm gải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra. 81 5.2.1. Công tác xử lý nợ xấu nợ có vấn đề. 81 5.2.2 Sử dụng công cụ bảo hiểm tiền vay. 82 viii 5.2.3 Sử dụng công cụ bảo hiểm tiền vay. 82 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 6.1. KẾT LUẬN. 83 6.2. KIẾN NGHỊ 84 6.2.1 Đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 84 6.2.2 Đối với ngân hàng nhà nước 84 6.2.3 Đối với chính quyền địa phương. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 ix DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2009 - tháng 6 năm 2012 23 Bảng 4.1 Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT huyện An Biên trong giai đoạn từ 2009- tháng 6-2012 31 Bảng 4.2 Tình hình cho vay của ngân hàng từ năm 2009 đến cuối tháng 6 năm 2012 36 Bảng 4.3 Tình hình nợ xấu phân theo theo kỳ hạn từ năm 2009-6/2012. 46 Bảng 4.4 Tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng từ năm 2009 – tháng 6 năm 2012 50 Bảng 4.5 Tình hình nợ xấu theo nhóm tại ngân hàng từ năm 2009-6/2012 x 54 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động. 21 Hình 3.2 Tỷ trọng thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi tại NHNO & PTNT Huyện An Biên 25 Hình 3.3. Tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận tại NHNO & PTNT Huyện An Biên 27 Hình 4.1 Tình hình dư nợ theo thời hạn tại NHNo & PTNT Huyện An Biên. 39 Hình 4.2: Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn và nợ xấu trung hạn trên dư nợ trung hạn. 49 Hình 4.3 Tốc độ biến thiên của nợ xấu và dư nợ tại NHNO & PTNT Huyện An Biên 52 xi DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT CBTD Cán bộ tín dụng NH Ngân hàng KH Khách hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước NHNo & PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn TSĐB Tài sản đảm bảo 6T 6 Tháng SL Số liệu DNNH Dư nợ ngắn hạn DN Dư nợ NTTS Nuôi trồng thủy sản CV Cho vay NXNH Nợ xấu ngắn hạng NXTH Nợ xấu trung hạng DNTH Dư nợ trung hạng xii Kiểm soát nợ xấu tại chi nhánh NHNO & PTNT Huyện An Biên - Tỉnh Kiên Giang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với bức tranh ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam trong những qua đã và đang từng bước đi qua những giai đoạn vô cùng khó khăn, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 ước tín tăng khoảng 5,2% con số thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Sản xuất trì trệ, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh lên tới 26.324 doanh nghiệp, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2011. Kết quả thống kê còn cho thấy, yếu tố gây cản trở lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Hòa chung với khó khăn của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng được cho là mạch máu lưu thông của nền kinh tế hiện đang bị ách tắc cục bộ bởi một lượng nợ xấu trên 200.000 tỷ đồng chiếm khoảng 10% tổng dư nợ tín dụng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Các doanh nghiệp đang rất cần nguồn vốn để duy trì sản xuất kinh doanh để vượt qua tình trạng trì trệ của nền kinh tế, trong khi nợ xấu cao đã làm nghẽn một lượng lớn vốn cung ứng cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam vừa chứa đựng tỉ lệ nợ xấu cao, vừa phải chịu sự cạnh tranh gay gắt hơn do có nhiều ngân hàng nước ngoài với tiềm lực về tài chính và giàu kinh nghiệm du nhập vào thị trường Việt Nam, đồng thời do việc mở rộng quy mô và mạng lưới của các ngân hàng hiện hữu nên vấn đề cấp phát tín dụng ngày càng có nhiều rủi ro và ngày càng cần được cải thiện về chất lượng lẩn số lượng. Việc chứa đựng tỷ lệ nợ xấu cao đã làm tăng chi phí cho hoạt động của ngân hàng vì vậy nếu không có biện pháp kịp thời sẽ rất khó cạnh tranh với các ngân hàng khác. Nhận thức được sâu sắc vấn đề: làm thế nào để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã chủ động hoàn thiện quy trình để ngăn ngừa, kiểm soát nợ xấu tại chính tổ chức mình, nghiên cứu những nguy cơ tiềm ẩn, tình hình kinh doanh tín dụng thực tế tại các ngân hàng thương mại để từ đó GVHD: Võ Thị Ánh Nguyệt 1 SVTH: Nguyễn Văn Giang Kiểm soát nợ xấu tại chi nhánh NHNO & PTNT Huyện An Biên - Tỉnh Kiên Giang có biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu. Đó cũng lý đo em quyết định chọn đề tài: “Kiểm soát nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Huyện An Biên” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng kiểm soát nợ xấu tại NHNo & PTNT chi nhánh Huyện An Biên – Tỉnh Kiên Giang, từ năm 2009 – tháng 6 năm 2012. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát nợ xấu của ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể. Mục tiêu 1: Phân tích đánh giá tình hình nợ xấu theo thời hạn để thấy rõ tình hình nợ xấu, hiệu quả và những mặt còn hạn chế của công tác kiểm soát nợ xấu tại NHNo & PTNT chi nhánh Huyện An Biên – Kiên Giang. Mục tiêu 2: Phân tích đánh giá tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng để thấy được hiệu quả, hạn chế, mức độ rủi ro đối với từng mục đích. Mục tiêu 3. Phân tích thực trạng nợ xấu theo nhóm để thấy rỏ bức tranh về kiểm soát và xử lý nợ xấu. Mục tiêu 4: Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và tình hình nợ xấu, tác giả đề ra các giải pháp để giải quyết và kiểm soát hiệu quả nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Huyện An Biên, Tỉnh Kiên Giang. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ 27 tháng 8 đến ngày 8 tháng 11 năm 2012, số liệu thu thập là số liệu từ năm 2009 đến tháng 6 năm 2012. Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tập trung vào nghiên cứu kết quả, nguyên nhân, biện pháp kiểm soát nợ xấu của NHNO & PTNT huyện An Biên. 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào nhận dạng phân tích các nguyên nhân gây ra tình tình nợ xấu trên cơ sở phân tích các thông tin tài chính và phi tài chính chủ yếu của NHNO & PTNT chi nhánh huyện An Biên- Kiên Giang, trong thời gian từ 2009 GVHD: Võ Thị Ánh Nguyệt 2 SVTH: Nguyễn Văn Giang Kiểm soát nợ xấu tại chi nhánh NHNO & PTNT Huyện An Biên - Tỉnh Kiên Giang đến 6/ 2012, và đề ra các biện pháp nhằm kiểm soát tốt tình hình nợ xấu tại NHNN & PTNT chi nhánh huyện An Biên- Kiên Giang. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU. Nguyễn Xuân Hoan (2007), luận văn tốt nghiệp “Phân tích và phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bến Tre – Phòng giao dịch Mỏ Cày”. Trong đề tài, tác giả đã sử dụng hai phương pháp là so sánh số tương đối, số tuyệt đối và dùng tỷ số nợ quá hạn trên dư nợ để phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng để từ đó thấy rõ hơn về tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng và tìm ra được những biện pháp khắc phục tình hình nợ quá hạn mà Ngân hàng đang gặp phải trong thời gian qua. Nguyễn Phú Tặng (2010), Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank”. Trong đề tài tác giả đã dùng phương pháp so sánh và dùng các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng. Từ đó tác giả trình bày nguyên nhân, thực trạng của rủi ro tín dụng, đưa ra những đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát hiệu quả của rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam. Lê Phúc Hậu (2007), luận văn tốt nghiệp “Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ”. Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng hai phương pháp là so sánh và dùng các chỉ tỷ số để phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng, và tìm ra các nguyên nhân gây ra rủi ro cho hoạt động tín dụng tại Ngân hàng qua 3 năm (2004, 2005, 2006), từ đó tác giả đưa ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng mà Ngân hàng đang gặp phải. Trong đề tài, em sử dụng hai phương pháp là so sánh và dùng các tỷ số tài chính, để phân tích hiệu quả hoạt động kiểm soát nợ xấu ở Ngân hàng, cũng như phát hiện những nguyên nhân gốc rễ của các khoản nợ xấu. Để từ đó thấy rỏ hơn về tình hình nợ xấu của Ngân hàng và tìm ra một số biện pháp chiến lược khắc phục tình hình nợ xấu mà Ngân hàng đang gặp phải trong thời gian qua. GVHD: Võ Thị Ánh Nguyệt 3 SVTH: Nguyễn Văn Giang Kiểm soát nợ xấu tại chi nhánh NHNO & PTNT Huyện An Biên - Tỉnh Kiên Giang CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN. 2.1.1. Khái niệm về tín dụng. Tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền trong thời gian nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả. 2.1.2. Phân loại tín dụng.  Căn cứ theo thời hạn cho vay Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn cấp tín dụng không quá 12 tháng. Tín dụng ngắn hạn được sử dụng chủ yếu để bổ sung vốn lưu động và các nhu cầu thiếu hụt tạm thời về vốn của các chủ thể cho vay vốn. Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn cấp tín dụng từ trên một năm đến 5 năm. Khoản tín dụng trung hạn thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và các nhu cầu vốn tạm thời về vốn của các chủ thể vay vốn. Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn cấp tín dụng từ trên 5 năm trở lên. Khoản tín dụng này thường được sử dụng xây dựng các công trình và nhà xưởng mới.  Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Tín dụng cho sản xuất kinh doanh: Là loại tín dụng cung cấp cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh để dự trử nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hoặc đáp ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan thanh toán giữa các chủ thể kinh tế. Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng được đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu cá nhân của cá nhân vay vốn.  Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng Tín dụng có đảm bảo: Là loại tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của chủ thể vay vốn được đảm bảo bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc đảm bảo bằng uy tính hoặc năng lực tài chính của bên thứ ba. Tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản: Là tín dụng mà theo đó khách GVHD: Võ Thị Ánh Nguyệt 4 SVTH: Nguyễn Văn Giang Kiểm soát nợ xấu tại chi nhánh NHNO & PTNT Huyện An Biên - Tỉnh Kiên Giang hàng chủ động lựa chọn khách hàng để cho vay trên cơ sở khách hàng có tín nhiệm với ngân hàng, có năng lực tài chính và có phương án, dự án khả thi và khả năng hoàn trả nợ vay. 2.1.3 Các nguyên tắc cấp tín dụng Nguyên tắc 1: Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả kinh tế. Nguyên tắc 2: Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ vốn gốc và lãi theo đúng thời hạn vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. 2.1.4. Nợ xấu. 2.1.4.1. Khái niệm. Nợ xấu là nợ phân loại vào nhóm 3, 4, 5 theo Quyết định 493/2005/QĐNHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam. (Điều 6, 7 QĐ 493-NHNN) 2.1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Có nhiều chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng, trong đó thường sử dụng chỉ tiêu cơ bản sau: a. Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu này được tính theo công thức dưới đây: Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = x 100% ≤ 3% Tổng dư nợ b. Chỉ tiêu lợi nhuận: Chỉ tiêu này được tính theo công thức dưới đây: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng Tỷ lệ lợi nhuận = x 100% Tổng dư nợ tín dụng GVHD: Võ Thị Ánh Nguyệt 5 SVTH: Nguyễn Văn Giang Kiểm soát nợ xấu tại chi nhánh NHNO & PTNT Huyện An Biên - Tỉnh Kiên Giang Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của NHTM tại Việt Nam chiếm từ 70%-85% tổng lợi nhuận của NHTM. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng là chênh lệch giữa lãi suất cho vay và giá vốn huy động. Chỉ tiêu này chỉ mang tính tương đối vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chính sách lãi suất, chính sách khách hàng… Thông thường, trong hoạt động ngân hàng, nếu một ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt hơn, tỷ lệ nợ xấu thấp hơn thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng sẽ cao hơn so với ngân hàng khác có cùng một mức dư nợ. 2.1.4.3 Phân loại nợ Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN”, dư nợ của các tổ chức tín dụng được chia làm 05 nhóm, cụ thể: Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) gồm: (a) Các khoản nợ trong hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; (b) Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; (c) Các khoản nợ của khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 01 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 03 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và các kỳ hạn tiếp theo được đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãi đúng hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại thì phân loại vào nợ nhóm 1. Trường hợp một khách hàng có nợ cơ cấu lại bao gồm nợ ngắn hạn và nợ trung, dài hạn thì chỉ xem xét phân loại vào nợ nhóm 1 khi khách hàng đã trả đầy đủ (nợ ngắn hạn và nợ trung, dài hạn) cả gốc và lãi số nợ đã được cơ cấu lại trong thời gian quy định trên, đồng thời các kỳ hạn tiếp theo được đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãi đúng hạn đã được cơ cấu lại. Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng GVHD: Võ Thị Ánh Nguyệt 6 SVTH: Nguyễn Văn Giang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng