Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểm soát hành vi lạm dụng thống lĩnh thị trƣờng 3g thực trạng và giải pháp ở vi...

Tài liệu Kiểm soát hành vi lạm dụng thống lĩnh thị trƣờng 3g thực trạng và giải pháp ở việt nam

.PDF
56
188
134

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT THƢƠNG MẠI -------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG 3G THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM Giảng viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện Võ Hoàng Tâm Nguyễn Việt Hùng MSSV: B110053 Lớp Luật Hành chính K37 Cần Thơ, 5/2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung và khoa Luật nói riêng, đã tận tình dạy dỗ, giúp đở tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại đai đại học Cần Thơ. Tôi rất vinh dự được học tập, nghiên cứu tại khoa Luật trường Đại học Cần Thơ, đây là môi trường đạo tạo Cử nhân Luật tốt nhất khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và của Việt Nam nói chung. Tại đây tôi được quý thầy cô quan tâm giúp đở, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báo của cuộc sống, đặc biệt là kiến thức chuyên ngành về Luật học. Nó là cơ sở lý luận, cở sở thực tế để làm hành trang trong cuộc sống hiện tại cũng như trong tương lai. Tôi cũng xin chân thành biết ơn sâu sắc đến giảng viên Võ Hoàng Tâm đã bỏ thời gian quý báo ra để hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Cuối cùng tôi muốn gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè tôi, những người luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ninh Kiều, ngày … tháng 05 năm2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Việt Hùng MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………….1 1 Lý do chọn đề tài..................................................................................................................1 2 Mục tiêu, đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................1 3 Thực trạng nghiên cứu về đề tài...........................................................................................2 4 Phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu....................................................................................3 5 Những đóng góp của luận văn..............................................................................................3 6 Kết cấu của luận văn.............................................................................................................4 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG…………………….……………………….5 1.1 Lịch sử phát triển của pháp luật cạnh tranh…………………………..………....………..5 1.1.1 Sự ra đời và phát triển của pháp luật cạnh tranh thế giới..............................................5 1.1.2 Sự ra đời và phát triển của pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam........................................6 1.2. Các khái niệm...................................................................................................................7 1.2.1 Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trƣờng.............................................................................7 1.2.2 Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng................................................9 1.2.3 Khái niệm kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng.............................10 1.2.4 Quan niệm chung của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng.....................................................................................................................................11 1.2.4.1 Về cách thức và phạm vi điều chỉnh..........................................................................11 1.2.4.2 Về hình thức điều chỉnh.............................................................................................11 1.2.4.3 Về đích.......................................................................................................................11 1.2.4.4 Về cơ chế điều chỉnh..................................................................................................11 1.2.4.5 Về tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện.............................................................................11 1.2.5 Mục đích của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng……………………………………………………………………………………….12 1.2.6 Vai trò của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng.....................................................................................................................................12 1.3. Quan niệm của Pháp luật Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng.....................................................................................................................................13 CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG……………………………….…………….…………15 2.1 Các hành vi thống lĩnh thị trƣờng:...................................................................................15 2.1.1 Nhóm hành vi nhằm gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh ……………………...……15 2.1.1.1 Hành vi vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dƣới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh…………………………….………………………………………....………15 2.1.1.2 Hành vi ngăn cản việc tham gia của thị trƣờng của những đối thu cạnh tranh mới………………………………………………………………………………………….16 2.1.2 Nhóm hành vi nhằm gây thiệt hại cho khách hàng………………………….………..17 2.1.2.1 Nhóm áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng……..……………………………………….………17 2.1.2.2 Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ giới hạn thị trƣờng, cản trở sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng……………………...21 2.1.2.3 Hành vi áp đặt điều kiện thƣơng mại khác nhau trong các giao dịch nhƣ nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh…………………………………………...…………..…21 2.1.2.4 Hành vi áp đặt điều kiện ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tƣợng hợp đồng…………………….…………..……22 2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến vị trí thống lĩnh thị trƣờng của doanh nghiệp……………...23 2.2.1 Đối với doanh nghiệp đơn nhất…………….…………………………………………23 2.2.1.1 Thị trƣờng sản phẩm liên quan……………….…………………………………….23 2.2.1.2 Thị trƣờng địa lý liên quan……………………...………………………………….24 2.2.2 Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trƣờng………………...………………...28 2.3 Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng…………...…………………..29 2.3.1 Cơ quan có thẩm quyền……………………………………………………..………..29 2.3.1.1 Cơ quan tiến hành điều tra……………………………………..………………..….29 2.3.1.2 Cơ quan tiến hành xử lý……………………...……………………………………..29 2.3.2 Các biện pháp nhằm kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng……………………………………….……………………………………………....30 CHƢƠNG 3THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRÊN THỊ 3G TẠI VIỆT NAM……….…32 3.1 Sƣ hình thành và phát tiển của thị trƣờng 3G tại Việt Nam…………....……………....32 3.1.1 Khái niệm 3G…………………………………………...…………………………….32 3.1.2 Sự phát triển công nghệ 3G tại Việt Nam.....................................................................32 3.2 Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng của nhóm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3G...........................................................................................................................................32 3.2.1 Thị phần của nhóm doanh nghiệp.................................................................................32 3.2.2 Hành vi Cùng hành động của nhóm doanh nghiệp………………………………..….33 3.2.3 Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng nhằm bóc lột khách hàng..................................34 3.3 Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hạn chế hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng 3G…………………………………………………………………...………………………36 3.3.1 Phƣơng hƣớng...............................................................................................................36 3.3.1.1 Theo quan điểm, đƣờng lối chủ trƣơng phát triển kinh tế của Đảng…….................36 3.3.1.2 Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng 3G theo pháp luật cạnh tranh………………………………………………………………..………………….……37 3.3.1.3 Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng 3G theo pháp luật cạnh tranh phải đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế…………………………...…….…….…..39 3.3.1.4 Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng 3G phải đảm bảo sự độc lập của bộ máy thực thi và sự tƣơng tác với các lĩnh vực pháp luật khác…………..………….39 3.4 Giải pháp………………………………………………………………………………..40 3.4.1 Tái cơ cấu doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực 3G……………………………………40 3.4.2 Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật…………………………………………………………41 3.4.3 Hoàn thiện bộ máy kiểm tra, xử lý…………………………………………………...41 3.3.4 Hoàn thiện các biện pháp xử lý hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng…………………………..…………………………………………………………...42 3.4.5 Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng ………………………………………………………………….……43 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………44 1 Cạnh tranh đƣợc chấp nhận nhƣ là một thuộc tính bản chất của nền kinh tế thị trƣờng……………………………………………………………...…….………………….44 2. Với những quy phạm mang tính ổn định, chặt chẽ và bắt buộc cƣỡng chế thi hành……………………………………………………………………………..…………..44 3. Sau khi nghiên cứu pháp luật cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng ta thấy…………………………………………………………..……45 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... Ninh Kiều, ngày tháng 5 năm 2014 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... Ninh Kiều, ngày tháng 5 năm 2014 Võ Hoàng Tâm KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG 3G THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay nền kinh tế đất nƣớc đang trong giai đoạn phát triển cũng nhƣ hòa nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thị trƣờng của thế giới, cùng với sự phát triển đó, chúng chúng ta vô cùng tự hào về sự phát triển vƣợt bậc của công nghệ 3G. Nó đánh dấu một thời kỳ mới, thời kỳ công nghệ thông tin để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội, tri thức của con ngƣời cũng nhƣ gắn kết con ngƣời với con ngƣời lại gần nhau hơn, đồng thời sự hiểu biết của con ngƣời về thế giới sâu rộng hơn. Năm 2009, Nhà nƣớc ta cho phép 04 doanh nghiệp đƣợc phép đầu tƣ công nghệ 3G (Vinaphone, Mobifone, Viettel và liên doanh EVN telecom với Hà nội telecom). Qua quá trính phát triển đến nay Công nghệ 3G đã đem lại lợi nhuận đáng kể cho nhà mạng cũng nhƣ nhiều lợi ích khác cho xã hội. Tuy nhiên trong tháng 10 năm 2013, đồng loạt 03 nhà mạng bắt tay nhau tăng giá cƣớc 3G lên 40%, gây xôn xao dƣ luận, làm đảo lộn mọi sự tính toán về chi phí cũng nhƣ có dấu hiệu của sự thao túng thị trƣờng, cụ thể là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng nhằm trục lợi cục bộ cho doanh nghiệp, ngăn cản sự gia nhập thị của trƣờng các doanh nghiệ mới cũng nhƣ trục lợi gây nhiều thiệt hại cho ngƣời sử dụng. Để làm sáng tỏ vấn đề trên, bản thân quyết định chọn đề tài “kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng 3G thực trạng và giải pháp ở Việt Nam”. 2. Mục tiêu, đối tƣợng nghiên cứu Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và lý luận của nền luật học nƣớc ta, luận văn đặt mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng trong lĩnh vực 3G. Nêu thực trạng hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng 3G ở Việt Nam và đánh giá thực trạng pháp luật cạnh tranh hiện hành trong việc kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng 3G. Từ đó đƣa ra những định hƣớng, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này. Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tìm hiểu, phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến thống lĩnh thị trƣờng, hành vi lạm dụng thống lĩnh thị trƣờng và kiểm soát hành vi lạm dụng thống lĩnh thị trƣờng; - Đƣa ra quan niệm về pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng, đặc điểm và vai trò của cơ chế; GVHD: Võ Hoàng Tâm -1- SVTH: Nguyễn Việt Hùng KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG 3G THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM - Nêu bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam, tình trạng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng ở Việt Nam và nhận thức xã hội về Luật cạnh tranh và kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng; - Phân tích, đánh giá tình hình lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng 3G ở Việt Nam cũng nhƣ đánh giá lại thực trạng pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi trên; - Kiến nghị một số định hƣớng và giải pháp nhằm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. 3. Thực trạng nghiên cứu về đề tài Cơ chế kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng đƣợc hình thành từ khá sớm trong lịch sử, và dần trở thành nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Ở nƣớc ta, từ khi có chủ trƣơng xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, chính sách cạnh tranh về vấn đề này đã bƣớc đầu đƣợc nghiên cứu. Có thể kể đến một số tài liệu nhƣ Nguyễn Nhƣ Phát (1997), “Xây dựng pháp luật cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật; Nguyễn Nhƣ Phát (2000), “Đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh”, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật; Phạm Duy Nghĩa (2000), “Pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam: nhu cầu, khả năng và một vài kiến nghị”, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật; Phạm Duy Nghĩa (2003), “Độc quyền hành chính: Góp phần nhận diện và tiếp cận từ pháp Luật cạnh tranh”. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên mang nặng tính chất chính sách và định hƣớng xây dựng khung cơ chế mà chƣa có bƣớc triển khai cụ thể. Cho đến khi Luật cạnh tranh chính thức ra đời năm 2004, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nhƣ: Nguyễn Ngọc Sơn (2006), “Luật cạnh tranh: Sứ mệnh và triển vọng”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp; Nguyễn Ngọc Sơn (2006), “Xác định thị trƣờng liên quan theo Luật cạnh tranh 2004”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp; Phan Thị Vân Hồng (2005), “Vấn đề độc quyền ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Lê Nết, Nguyễn Anh Tuấn (2006), “Luật cạnh tranh và những vấn đề về hợp đồng, phân phối, tài trợ trong thƣơng mại”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp; Nguyễn Nhƣ Phát, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Phân tích và luận giải các quy định của Luật cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh, Phạm Hoài Huấn, Nhữ Ngọc Tiến (2013), Pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh... Tuy nhiên, vấn đề thống lĩnh thị trƣờng trên lĩnh vực 3G là một trong những vấn đề mới, chƣa có một nghiên cứu cụ thể cũng nhƣ đánh giá một cách khách quan. Vì vậy, trong luận văn này bản thân mong muốn sẽ góp một phần nhỏ tìm ra những nguyên nhân của bất cập trong các quy định của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị GVHD: Võ Hoàng Tâm -2- SVTH: Nguyễn Việt Hùng KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG 3G THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM trí thống lĩnh thị trƣờng, đặc biệt là trong lĩnh vực 3G, cũng nhƣ đƣa ra định hƣớng và giải pháp để hoàn thiện cơ chế. 4. Phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu Về phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp khác nhau nhƣ: phƣơng pháp tổng hợp và phân tích; kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Các phƣơng pháp đƣợc thực hiện trên nền tảng của phƣơng pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; quan điểm đƣờng lối về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Về phạm vi nghiên cứu Để đáp ứng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung giải quyết các vấn đề về thực trạng cũng nhƣ pháp lý trong kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng nói chung và trên lĩnh vực 3G nói riêng theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam. Những vấn đề về bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam, nhận thức của xã hội về Luật cạnh tranh và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng, tình trạng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng trong thực tiễn đƣợc đề cập chỉ với mục đích đơn thuần nhằm làm rõ thêm thực trạng pháp luật của Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng. 5. Những đóng góp của luận văn Về lý luận: Luận văn đóng góp trong nghiên cứu có hệ thống các khái niệm về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng; quan niệm chung, đặc điểm và vai trò của thống lĩnh thị trƣờng để chúng ta tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh về vấn đề này. Về thực tiễn: Nêu ra thực trạng bối cảnh kinh tế - xã hội, tình trạng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng 3G ở Việt Nam và nhận thức của xã hội về Luật cạnh tranh và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng trong lĩnh vực trên. Hơn hết, luận văn nêu ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế còn tồn tại trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng nói chung và thị trƣờng 3G nói riêng. Về định hướng hoàn thiện: Luận văn đã nêu lên một số giải pháp dựa trên những định hƣớng đƣợc căn cứ vào các quan điểm, đƣờng lối của Đảng và nhà nƣớc; của các nguyên tắc và quy luật thị trƣờng; và những đòi hỏi từ thực tiễn kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng. GVHD: Võ Hoàng Tâm -3- SVTH: Nguyễn Việt Hùng KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG 3G THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng Chƣơng 2 Quy định của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam Chƣơng 3 Thực trạng và giải pháp vị trí thống lĩnh thị trƣờng 3G ở Việt Nam GVHD: Võ Hoàng Tâm -4- SVTH: Nguyễn Việt Hùng KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG 3G THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG 1.1 Lịch sử phát triển của pháp luật cạnh tranh Cạnh tranh là một hiện tƣợng của xã hội. Nó giúp cho nền kinh tế đƣợc phát triển ngày càng tích cực hơn, bên cạnh đó cạnh tranh giúp cho ngƣời tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn cũng nhƣ có cơ hội sử dụng những sản phất có chất lƣợng cao, mẫu mã đẹp… Tuy nhiên có một bộ phận "doanh nghiệp”1 dựa vào vị trí thống lĩnh thị trƣờng để trục lợi bất chính, gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ cản trở cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác, đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật trên thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam đã điều chỉnh hành vi trên, và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng đã bị pháp luật cạnh tranh điều chỉnh. Vậy, để xem pháp Luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng nhƣ thế nào thì chúng ta cùng xem pháp Luật cạnh tranh của thế giới cũng nhƣ pháp Luật cạnh tranh Việt Nam đƣợc ra đời nhƣ thế nào. 1.1.1 Sự ra đời và phát triển của pháp luật cạnh tranh thế giới Cạnh tranh là hiện tƣợng tất yếu, là động lực phát triển của thị trƣờng. Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển của thị trƣờng đã có một thời kỳ, nguyên tắc tự do cạnh tranh đƣợc tôn trọng tuyệt đối đến mức, nhà nƣớc cho dù là chủ thể của quyền lực xã hội đã không đƣợc quyền can thiệp vào các quan hệ thị trƣờng. Điều này lý giải tại sao cạnh tranh đã có từ lâu nhƣng pháp luật về cạnh tranh lại xuất hiện muộn hơn rất nhiều. Bất kỳ nhà nƣớc nào trong lịch sử loài ngƣời điều có chức năng kinh tế. Vì vậy, những chuyển biến cơ bản trong đời sống kinh tế, kéo theo những thay đổi trong xã hội là nguyên nhân cho sự ra đời của Nhà nƣớc. Chính vì thế, Nhà nƣớc là một bộ máy đặc biệt để đảm bảo sự thống trị về kinh tế, đồng thời thực hiện quyền lực về chính trị và thực hiện tác động về tƣ tƣởng đối với ngƣời dân. Trong đời sống cạnh tranh của thị trƣờng, nhà nƣớc bằng công cụ pháp luật cạnh tranh của mình can thiệp vào nhằm duy trì một trật tự chung đảm bảo sự lành mạnh, phát triển của thị trƣờng. Pháp luật cạnh tranh ra đời cùng với sự thừa nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh. Hiện nay ở Pháp, tại Điều 1382 và 1383 của bộ luật dân sự (Code civil-1804) quy định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, từ đó trách nhiệm phát sinh cho các thƣơng nhân trong cạnh tranh đƣợc án lệ của Pháp coi là một loại hình mới của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng. Hiện nay, những quy định mang tính nguyên tắc của Bộ luật 1 Tổ chức, cá nhân kinh doanh (Điều 2, Luật cạnh tranh) GVHD: Võ Hoàng Tâm -5- SVTH: Nguyễn Việt Hùng KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG 3G THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM Dân sự năm 1804 cùng với một số văn bản pháp luật đơn hành tạo thành một chế định pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Cộng hòa Pháp. Ở Italia cũng tƣơng tự, tại Điều 1151 và 1152 Bộ luật dân sự năm 1865 quy định các nguyên tắc cơ bản liên quan đến trách nhiệm của ngƣời thực hiện hành vi không lành mạnh. Nhƣ vậy nhìn về lịch sử của pháp luật cạnh tranh, nó đƣợc xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc trong dân luật và đảm bảo thực hiện bằng trách nhiệm dân sự. Đến năm 1904, lần đầu tiên Tổng thống Roosevelt sử dụng luật Sherman để chống lại một số tập đoàn khổng lồ của Mỹ. Cho đến nay, ngoài các quy định về cạnh tranh không lành mạnh, trong pháp luật cạnh tranh của các nƣớc, chế định về hạn chế cạnh tranh và kiểm soát độc quyền luôn là nội dung quan trọng không thể thiếu để nhà nƣớc bảo vệ và điều tiết cạnh tranh. Theo thống kê của Hội nghị Liên hợp quốc về thƣơng mại và phát triển (gọi tắc là UNCTAD) trên thế giới tính đến năm 2003, đã có khoản 100 nƣớc và vùng lãnh thổ có luật điều tiết hoạt động cạnh tranh và kiểm soát độc quyền2. 1.1.2 Sự ra đời và phát triển của pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam Từ nền kinh tế bao cấp, đến năm 1986 Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên đây là giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trƣờng nên mọi lý thuyết về nền kinh tế thị trƣờng vô cùng mới mẻ. Nhà nƣớc chỉ tập trung vào quá trình tạo lập các thiết chế cần thiết để xây dựng nền kinh tế thị trƣờng mang bản chất của nền kinh tế chuyển đổi hơn là hoàn thiện các công cụ quản lý. Vì vậy trong giai đoạn này vắng bóng chế định pháp luật cạnh tranh. Tuy nhiên, qua quá trình chuyển đổi nền kinh tế, quyền tự do kinh doanh cùng với sự đa dạng về các thành phần kinh tế đƣợc thừa nhận và đƣợc tạo điều kiện để phát triển đã thúc đẩy việc hình thành môi trƣờng. Cạnh tranh dần dần trở thành quen thuộc và thực tiễn buộc các nhà khoa học Luật phải tìm hiểu cũng nhƣ đƣa ra những chế định nhằm kiểm soát, điều tiết. Đạo luật đầu tiên ghi nhận về quyền cạnh tranh là Luật thƣơng mại năm 1997, sau đó nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại khác (quảng cáo, sở hữu trí tuệ, giá cả…) cũng đề cập đến các hành vi mang bản chất cạnh tranh không lành mạnh bị pháp luật cấm. Tuy nhiên đó mới chỉ là những vản bản chung chung, chƣa quan tâm điều chỉnh đến những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chính vì thế, để kiểm soát quá trình cạnh tranh 2 TS Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Ths Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp Luật cạnh tranh tại Việt Nam, NXB Tƣ Pháp, năm 2006, Tr 69, 71 GVHD: Võ Hoàng Tâm -6- SVTH: Nguyễn Việt Hùng KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG 3G THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM của các chủ thể kinh doanh cần phải có một đạo luật, vì vậy ngày 03/12/2004 Quốc hội thông qua Luật cạnh tranh và có hiệu lực từ ngày 01/7/20053. 1.2 Các khái niệm 1.2.1 Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường Để hiểu rõ hơn về khái niệm vị trí thống lĩnh thị trƣờng, cũng nhƣ hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng, chúng ta đi tìm hiểu một số khái niệm sau: Trƣớc tiên ta tìm hiểu thị trƣờng là gì? Thị trƣờng là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của bên cung và bên cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lƣợng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ4. Từ định nghĩa trên ta có thể hiểu thị trƣờng nhƣ sau: Thứ nhất, thị trƣờng là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhƣng chƣa đƣợc đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó. Thứ hai, thị trƣờng là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Với nghĩa này, có thị trƣờng gạo, thị trƣờng cà phê, thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng vốn, v.v... Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trƣờng là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với nghĩa này, có thị trƣờng Hà Nội, thị trƣờng miền Trung... Trong kinh tế học, thị trƣờng đƣợc hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những ngƣời bán và ngƣời mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thống lĩnh là gì? Đến thời điểm hiện tại chƣa có định nghĩa cụ thể, tuy nhiên ta có thể hiểu một cách chung nhƣ sau: Thống lĩnh là tính từ, chỉ vị trí của một hoặc một nhóm doanh nghiệp có khả năng chi phối một loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào đó trên thị trƣờng nhất định. Vậy Thống lĩnh thị trƣờng có thể hiểu nhƣ sau: “là doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp tự thân hoặc thông qua việc phối hợp hành động với các doanh nghiệp 3 TS Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Ths Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp Luật cạnh tranh tại Việt Nam, NXB Tƣ Pháp, năm 2006, Tr 89 4 http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%8B_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng GVHD: Võ Hoàng Tâm -7- SVTH: Nguyễn Việt Hùng KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG 3G THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM khác có thể kiểm soát một loại hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ trên thị trƣờng liên quan”5 Hay “Vị trí thống lĩnh thị trƣờng là vị trí mà tại đó doanh nghiệp, tự thân hoặc thông qua việc phối hợp hành động với các doanh nghiệp khác, có thể kiểm soát đƣợc một loại hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc nhóm hàng hóa, dịch vụ trên thị trƣờng liên quan”6 Ở Việt Nam, Luật cạnh tranh 2004 là đạo luật trực tiếp điều chỉnh các hành vi cạnh tranh và kiểm soát cạnh tranh chung, nhƣng không đƣa ra một khái niệm cụ thể thế nào là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trƣờng, mà chỉ nhận dạng thông qua phƣơng pháp định lƣợng (tức là xác định qua thị phần của chúng trên thị trƣờng liên quan 30% thị phần trở lên đối với một doanh nghiệp, 50% thị phần trở lên đối với hai doanh nghiệp, 65% thị phần trở lên đối với ba doanh nghiệp và 75% thị phần trở lên đối với bốn doanh nghiệp) và phƣơng pháp định tính (“có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể”)7. Có thể tóm tắt theo bảng nhƣ sau: Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp 01 doanh nghiệp 02 doanh nghiệp 03 doanh nghiêp 04 doanh nghiệp Thị phần trên thị trƣờng (%) 30 50 65 75 Bảng thống kê thị phần của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp Tuy nhiên cách tiếp cận này hạn chế ở một số điểm nhƣ: chƣa chỉ ra trƣờng hợp vị trí thống lĩnh thị trƣờng có thể thuộc về ngƣời mua hoặc ngƣời bán trong thƣơng mại hàng hóa và cung ứng dịch vụ; vị trí thống lĩnh thị trƣờng có thể do một doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp có thị phần lớn nắm giữ; tỷ lệ phần trăm không biểu thị đƣợc bản chất của vị thế, có doanh nghiệp mức chiếm lĩnh ít hơn so với quy định nhƣng lại có tầm ảnh hƣởng rất lớn trên thị trƣờng liên quan; đối với từng lĩnh vực, nếu lấy tỷ lệ định lƣợng chung làm thƣớc đo và quy kết hành vi cũng là không bình 5 Ths Phạm Hoài Huấn – Ths Nhữ Ngọc Tiến (2013) Pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh về giá, NXB Chính trị quốc gia, tr 15. 6 Ths Phạm Hoàng Huấn, Ths Nhữ Ngọc Tiến, Pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh về giá, NXB Chính trị quốc gia, năm 2013 7 Điều 11, Luật Cạnh tranh 2004 GVHD: Võ Hoàng Tâm -8- SVTH: Nguyễn Việt Hùng KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG 3G THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM đẳng; cách xác định thông qua “khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể” rất trừu tƣợng và khó áp dụng cũng nhƣ không đem lại đƣợc hiệu quả trong thực tiễn. 1.2.2 Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng có đƣợc tiếp cận theo hai cách: - Cách thứ nhất, liệt kê các hành vi đƣợc coi là lạm dụng thông qua các dấu hiệu của hành vi. Pháp luật cạnh tranh Việt Nam nhận diện hành vi đƣợc coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng theo cách này và liệt kê thành 06 hành vi, chúng ta tạm thời chia theo 02 nhóm nhƣ sau: gồm nhóm gây ảnh hƣởng đến đối thủ cạnh tranh và nhóm gây thiệt hại cho khách hàng8 - Cách thứ hai, đƣa ra định nghĩa về hành vi này, tùy thuộc từng trƣờng hợp và cách giải quyết của cơ quan quản lý cạnh tranh mà hành vi đó có đƣợc coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng hay không. Ví dụ nhƣ Tổ chức hợp tác và phát triển Liên hợp quốc: "Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh để hạn chế cạnh tranh là hành vi hạn chế cạnh tranh mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh sử dụng để duy trì hay tăng cƣờng vị trí của nó trên thị trƣờng bằng cách hạn chế khả năng gia nhập thị trƣờng hoặc hạn chế quá mức cạnh tranh"9 Có thể nhận thấy hai cách tiếp cận này chỉ khác nhau ở tính chủ động của hành vi. Nếu nhƣ cách tiếp đầu tiên dựa vào hậu quả của hành động, tức là khả năng làm cản trở, sai lệch hoặc làm giảm cạnh tranh; thì cách thứ hai lại xem xét hành vi ở mục đích khi chủ thể hành động, nhằm tăng cƣờng và củng cố địa vị của mình thông qua việc ngăn chặn đối thủ thực tế hoặc tiềm năng tham gia thị trƣờng hoặc hạn chế quá mức cạnh tranh cho phép. Bình luận trên góc độ lý luận và áp dụng thực tiễn, khái niệm đƣợc xây dựng theo cách thức đầu tiên sẽ gây khó khăn trong cách hiểu và áp dụng thực thi bởi cách xác định đƣợc căn cứ trên phƣơng pháp định tính. Ngƣợc lại, xác định sự duy trì hay tăng cƣờng vị trí của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trƣờng lại đơn giản hơn nhiều. Nhƣng dù hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trƣờng đƣợc khái niệm theo cách thức nào thì về cơ bản khi giải quyết các vụ việc về hành vi lạm dụng, cơ quan có thẩm quyền của của các nƣớc sẽ tiến hành xác định ba nội dung: - Chủ thể đƣợc xem xét có vị trí thống lĩnh thị trƣờng hay không; 8 Điều 13, Luật cạnh tranh 2004 9 Chính sách cạnh tranh trong quá trình thực hiện chính sách phát triển mũi nhọn-Tạp chí nghiên cứu lập pháp, tr 52 GVHD: Võ Hoàng Tâm -9- SVTH: Nguyễn Việt Hùng KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG 3G THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM - Chủ thể đó có thực hiện hành vi lạm dụng hay không; - Hành vi lạm dụng đó gây ra hoặc có khả năng gây ra hậu quả hạn chế cạnh tranh hay không. Về bản chất, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng là một dạng của hành vi hạn chế cạnh tranh nhằm khai thác lợi thế mà vị trí thống lĩnh thị trƣờng đem lại. Hành vi này khác với hành vi thỏa thuận ở chỗ các doanh nghiệp không có sự thỏa thuận trƣớc nhƣng cùng hành động các hành vi vi phạm để loại bỏ đối thủ, gây thiệt hại đến khách hàng… 1.2.3 Khái niệm kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Hiểu một cách chung nhất, kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng là: Tổng thể các cơ chế, thiết chế bảo đảm cho chủ thể có quyền kiểm soát hạn chế cạnh tranh thực hiện chức năng theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện, chấp hành, tuân thủ các quy chuẩn hành vi đạo đức và pháp luật của các chủ thể bị kiểm soát; Thực hiện chức năng ngăn ngừa nhằm bảo đảm cho những đối tƣợng này luôn nằm trong quỹ đạo của các yêu cầu về pháp luật, các chuẩn mực đạo đức kinh doanh và bảo đảm để các quy định về cạnh tranh đƣợc thực hiện đúng và có hiểu quả; Trong những trƣờng hợp nhất định, pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng sẽ áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm khắc để loại bỏ những hoạt động sai trái và vi phạm. Bản chất của kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng đƣợc thể hiện thông qua hai góc độ hành vi và góc độ cơ chế. Nhìn từ góc độ hành vi, kiểm soát sự lạm dụng là sự tác động từ phía cơ quan, chủ thể có thẩm quyền đối với doanh nghiệp bị kiểm soát. Ở góc độ cơ chế, vấn đề này đƣợc thể hiện ở ba khía cạnh là sự phân quyền trong nội bộ chủ thể có quyền kiểm soát; kiểm soát dựa trên sự giới hạn của chủ thể có thẩm quyền đối với quyền tự do kinh doanh của khách thể; và kiểm soát dựa trên mối liên hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm soát. GVHD: Võ Hoàng Tâm - 10 - SVTH: Nguyễn Việt Hùng KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG 3G THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM 1.2.4 Quan niệm chung của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 1.2.4.1 Về cách thức và phạm vi điều chỉnh Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng cần phải đƣợc điều chỉnh trong một đạo luật chung có vài trò điều tiết các hành vi thƣơng mại, xây dựng và duy trì môi trƣờng kinh doanh lành mạnh nhƣ luật cạnh tranh. Ngoài ra, trong từng pháp luật chuyên ngành cũng cần thiết phải có sự điều chỉnh vấn đề này phù hợp với phạm vi, đối tƣợng và phƣơng pháp mà luật đó điều chỉnh. 1.2.4.2 Về hình thức điều chỉnh Khi thiết kế các quy phạm cần phải tuân theo giá trị của văn bản pháp luật chứa đựng nó. Điều này sẽ đảm bảo cho mức độ điều chỉnh, tính hiệu lực và khả năng sửa đổi, bổ sung của quy định đƣợc phù hợp. 1.2.4.3 Về mục đích Việc áp dụng pháp luật kiểm soát không nhằm loại bỏ vị trí thống lĩnh thị trƣờng mà chỉ loại bỏ hành vi lạm dụng vị trí này để trục lợi và bóp méo cạnh tranh. Một khi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trƣờng chƣa có các biểu hiện của sự lạm dụng thì chúng vẫn là chủ thể đƣợc pháp luật bảo vệ. 1.2.4.4 Về cơ chế điều chỉnh Cơ chế điều chỉnh pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng phải là một hệ thống các biện pháp pháp luật gồm quy phạm pháp luật (các quy định vị trí thống lĩnh thị trƣờng, về hành vi lạm dụng), quan hệ pháp luật (các quan hệ của doanh nghiệp đến đối thủ, ngƣời tiêu dùng và nhà nƣớc) và thực hiện pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng (quản lý của cơ quan nhà nƣớc, áp dụng các biện pháp chế tài, điều tra và xử lý các hành vi vi phạm). 1.2.4.5 Về tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện Pháp luật về kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng không những cần đáp ứng các quan niệm về phƣơng pháp, phạm vi, hình thức, mục đích và cơ chế điều chỉnh đƣợc phân tích ở trên mà còn phải tôn trọng các tiêu chí: tuân theo các quy định của điều ƣớc quốc tế về vấn đề này; tôn trọng truyền thống, tập quán và đạo đức kinh doanh; kết hợp hài hòa lợi ích của ngƣời sản xuất, kinh doanh với những chủ thể sản xuất, kinh doanh khác, lợi ích của ngƣời tiêu dùng, lợi ích của nhà nƣớc và xã hội… GVHD: Võ Hoàng Tâm - 11 - SVTH: Nguyễn Việt Hùng KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG 3G THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM 1.2.5 Mục đích của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Nhìn tổng thể của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng chúng ta có mục đích nhƣ sau: Thứ nhất, pháp luật về kiểm soát hành vi thống lĩnh thị trƣờng thị trƣờng nhằm mục đích tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, cân bằng lợi ích của các chủ thể trên thị trƣờng và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội quốc gia. Thứ hai, pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng chỉ can thiệp vào những nơi, những quan hệ, những hành vi không đảm bảo sự cạnh tranh mang tính hiệu quả (những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng làm triệt tiêu hoặc hạn chế cạnh tranh). Thứ ba, do mức độ phức tạp và nguy hại cho thị trƣờng của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng nên thái độ của nhà nƣớc và cơ quan quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực pháp luật này cũng nghiêm khắc và quyết liệt hơn. Thứ tư, trách nhiệm kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm trƣớc hết sẽ thuộc về các cơ quan có thẩm quyền quản lý cạnh tranh mà không cần thiết phải có sự tố cáo hay khiếu kiện từ phía đối thủ cạnh tranh, ngƣời tiêu dùng của doanh nghiệp bị kiểm soát hay từ phía ngƣời dân. Thứ năm, pháp luật chống hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng là bƣớc phát triển cao hơn của pháp luật chống hạn chế cạnh tranh và là sự tiếp nối cho pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh. 1.2.6 Vai trò của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí độc quyền có vai trò rất quan trọng trong quá trình kiểm soát thị trƣờng cũng nhƣ từng bƣớc đem lại môi trƣờng cạnh tranh hoàn hảo, và qua quá trình nghiên cứu nhận thấy pháp luật cạnh tranh có một số vai trò nhƣ sau: Thứ nhất, góp phần duy trì tƣơng quan thị trƣờng trong môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh. Giới hạn các quyền và lợi ích của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trƣờng nhằm tránh hành vi lạm dụng. Đồng thời, điều hòa lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trƣờng với lợi ích chung của toàn xã hội. Thứ hai, khuyến khích doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trƣờng bằng con đƣờng cạnh tranh lành mạnh. Thực hiện các biện pháp ngăn chặn các hậu quả tiêu cực GVHD: Võ Hoàng Tâm - 12 - SVTH: Nguyễn Việt Hùng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan