Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước phú yên...

Tài liệu Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước phú yên

.PDF
107
71
90

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ XUÂN LIÊN KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÚ YÊN – NĂM 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ XUÂN LIÊN KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ YÊN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 80340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG PHÚ YÊN – NĂM 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Phú Yên” là kết quả của quá trình học tập, tìm hiểu, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Trương Quang Thông. Các số liệu được tập hợp, nêu trong Luận văn được trích từ nguồn thực tế, rõ ràng, trung thực, đáng tin cậy và khách quan. Luận văn được nghiên cứu và xây dựng theo hướng ứng dụng, hoàn toàn mới, chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Phú Yên, ngày tháng 06 năm 2020. Người viết luận văn Phạm Thị Xuân Liên MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................................... 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài: .................................................................................. 1 1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu: ........................................................................ 2 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: .................................................................. 3 1.4 Phương pháp tiếp cận: .................................................................................. 3 1.5 Ý nghĩa của đề tài: ........................................................................................ 4 1.6 Kết cấu luận văn: .......................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN VẤN ĐỀ KIẾM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ YÊN.............................................. 5 2.1 Tổng quan về Kho bạc Nhà nước Phú Yên: ................................................ 5 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Kho bạc Nhà nước Phú Yên: ............... 5 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Phú Yên: ............................. 5 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước tỉnh Phú Yên: .................. 9 2.2 Tình hình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nướcPhú Yên giai đoạn 2016-2019: .................................................................................... 10 2.3 Biểu hiện của vấn đề kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Phú Yên: ..................................................................................................... 11 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 13 3.1 Tổng quan về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước: ....... 13 3.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước: .............................................................................................................. 13 3.1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước: ........ 13 3.1.1.2 Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước: ......... 15 3.1.1.3 Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước: .. 15 3.1.2 Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ............... 17 3.2 Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước: ............................................................................................................ 18 3.2.1 Khái niệm kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước: ......................................................................................... 18 3.2.2 Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước: ........................................................................................ 20 3.2.3 Nguyên tắc kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước:. ............................................................................................................... 21 3.2.4 Nội dung và quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước: ......................................................................... 22 3.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước: ................................................................. 25 3.2.5.1 Các nhân tố chủ quan: ........................................................................ 25 3.2.5.2 Các nhân tố khách quan ...................................................................... 28 3.3 Tổng quan các nghiên cứu trước: .............................................................. 29 3.4 Phương pháp nghiên cứu:........................................................................... 32 3.4.1 Phương pháp luận: .................................................................................. 32 3.4.2 Khung nghiên cứu tổng quát: .................................................................. 33 3.4.3 Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu: ........................................... 34 3.4.4 Các bước thực hiện và thu thập số liệu:................................................... 35 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 20162019 ................................................................................................................. 40 4.1 Tình hình thực hiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Phú Yên giai đoạn 2016-2019:..................................................... 40 4.1.1 Tổ chức bộ máy thực hiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản: .......... 40 4.1.1.1 Các văn bản pháp quy về công tác kiểm soát các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNN: .................................................................................................... 40 4.1.1.2 Trình tự xử lý hồ sơ và quy trình luân chuyển chứng từ chi đầu tư XDCB: ........................................................................................................... 41 4.1.2 Khái quát về tình hình thu chi ngân sách Nhà nước của tỉnh Phú Yên:.... 43 4.1.3 Tình hình chi đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên: ........................................................................................................ 46 4.1.3.1 Kiểm soát thực hiện kế hoạch vốn: ..................................................... 46 4.1.3.2 Kiểm soát tạm ứng và thanh toán tạm ứng vốn: .................................. 48 4.1.3.3 Kiểm soát thanh toán vốn và giải ngân:.............................................. 50 4.2 Đánh giá của đối tượng khảo sát về kiểm soát chi ĐTXDCB tại KBNN Phú Yên: ...................................................................................................................... 54 4.2.1 Kết quả khảo sát CBCC của KBNN Phú Yên: ........................................ 54 4.2.1.1 Đặc điểm nhóm đối tượng khảo sát: ................................................... 54 4.2.1.2 Đánh giá của CBCC về công tác kiểm soát chi ĐTXDCB tại KBNN Phú Yên: ........................................................................................................... 56 4.2.2 Đánh giá của Chủ đầu tư về kiểm soát chi ĐTXDCB tại KBNN Phú Yên: . ............................................................................................................... 58 4.2.2.1 Đặc điểm nhóm đối tượng khảo sát: ................................................... 58 4.2.2.2 Đánh giá của Chủ đầu tư về kiểm soát chi ĐTXDCB tại KBNN Phú Yên: ........................................................................................................... 60 4.3 Đánh giá kết quả kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2019: ............................................................ 63 4.3.1 Kết quả đạt được:.................................................................................... 63 4.3.2 Hạn chế trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Phú Yên giai đoạn 2016-2019:............................................ 65 4.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế: ........................................................... 68 4.3.3.1 Nguyên nhân khách quan: .................................................................. 68 4.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan: ...................................................................... 70 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ YÊN ............................. 72 5.1 Hoàn thiện các khâu phân bổ kế hoạch vốn: ............................................. 72 5.2 Hoàn thiện cơ chế kiểm soát tạm ứng vốn và thu hồi vốn tạm ứng: ......... 72 5.3 Tăng cường phối hợp với các sở ngành, tỉnh, chủ đầu tư nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi ĐTXDCB từ ngân sách Nhà nước: ............. 74 5.4 Áp dụng dịch vụ công trực tuyến vào công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Phú Yên: ....................................................................... 75 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA 1 BQLDA Ban quản lý dự án 2 CĐT Chủ đầu tư 3 CTMT Chương trình mục tiêu 4 ĐP Địa phương 5 ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản 6 KBNN Kho bạc Nhà nước 7 KT - XH Kinh tế xã hội 8 NSĐP Ngân sách địa phương 9 NSNN Ngân sách nhà nước 10 NSTW Ngân sách trung ương 11 TABMIS Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc 12 TW Trung ương 13 TSCĐ Tài sản cố định 14 TPCP Trái phiếu Chính phủ 15 VĐT Vốn đầu tư 16 XDCB Xây dựng cơ bản DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Danh sách CBCC khảo sát tại KBNN Phú Yên..................................... 34 Bảng 4.1: Thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2019 ............ 43 Bảng 4.2: Kế hoạch các nguồn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2016-2019 ....... 47 Bảng 4.3: ĐTXDCB qua KBNN Phú Yên theo cấp ngân sách giai đoạn 2016-2019 ..... 48 Bảng 4.4: Tình hình tạm ứng đầu tư XDCB từ NSNN KBNN Phú Yên giai đoạn 2016-2019 ............................................................................................................. 48 Bảng 4.5: Tạm ứng và thu hồi tạm ứng VĐT XDCB giai đoạn 2016 – 2019.......... 50 Bảng 4.6: Kiểm soát thanh toán vốn và giải ngân ĐTXDCB qua KBNN Phú Yên giai đoạn 2016-2019 ..................................................................................................... 51 Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả phân tích nhân khẩu học CBCC ................................. 55 Bảng 4.8: Đánh giá về cơ chế chính sách, văn bản pháp luật ban hành .................. 56 Bảng 4.9: Đánh giá về quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB của KBNN .............. 57 Bảng 4.10: Đánh giá về trách nhiệm và năng lực chuyên môn của khách hàng ...... 57 Bảng 4.11: Đánh giá về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị ....................................... 58 Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả phân tích nhân khẩu học Chủ đầu tư ........................ 59 Bảng 4.13 : Đánh giá về cơ chế chính sách, văn bản pháp luật ban hành................ 60 Bảng 4.14 : Đánh giá về quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB của KBNN ........... 61 Bảng 4.15 : Đánh giá về chất lượng phục vụ thanh toán vốn đầu tư của KBNN ..... 62 Bảng 4.16 : Đánh giá về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị ...................................... 62 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức KBNN Phú Yên .................................................. 10 Sơ đồ 3.1: Mô hình kiểm soát chi của KBNN ....................................................... 20 Sơ đồ 3.2: Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 34 Sơ đồ 4.1: Trình tự xử lý hồ sơ và quy trình luân chuyển chứng từ chi đầu tư XDCB tại KBNN Phú Yên ................................................................................................ 41 TÓM TẮT Ngân sách Nhà nước (NSNN) luôn dành cho chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) mộttỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN. Thực tiễn cho thấy việc quản lý, cấp phát, vốn đầu tư vẫn còn nhiều tình trạng tiêu cực gây lãng phí, thất thoát vốn của NSNN. Qua thực tế công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) Phú Yên vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại liên quan đến nguồn vốn này. Việc tăng cường kiểm soát chi NSNN nói chung và chi đầu tư XDCB nói riêng qua KBNN một cách chặt chẽ, hiệu quả là vô cùng quan trọng, điều đó sẽ góp phần giám sát quá trình sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước một cách có hiệu quả, tránh bị lãng phí thất thoát đầu tư dàn trải. Xuất phát từ những lý luận và thực tế công tác học viên đã chọn đề tài: "Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Phú Yên”. Qua luận văn tác giả nêu lên các vấn đề sau: - Luận văn làm rõ hơn cơ sở lý luận về chi đầu tư XDCB và kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN. - Trên cơ sở phân tích vấn đề nghiên cứu và đánh giá thực trạng, xác định được nguyên nhân và làm rõ những kết quả đạt được chỉ rõ những hạn chế trong công tác kiểm chi đầu tư XDCB tại KBNN tỉnh Phú Yên. Luận văn nêu lên những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN tỉnh Phú Yên. Từ khóa: Kiểm soát, đầu tư xây dựng, Kho bạc Nhà nước Phú Yên ABSTRACT The state budget is always intended for capital construction investment, which accounts for a large proportion of the total state budget expenditure. The reality shows that the management, allocation and investment still have many negative conditions causing waste and capital loss of the state budget. Through the fact that the control of capital construction investment spending at the State Treasury of Phu Yen still reveals many shorcomings related to this capital. Strengthening the control of state budget spending in general and capital construction investment in particular through the State Treasury in a strict and effective manner is extremely important, which will contribute to monitoring the use of state financial resources. Effective way, avoid wasting of scattered investment. Stemming from the theory and practice of students' work has chosen the topic: "Controlling capital spending on capital construction at State Treasury Phu Yen". Through the dissertation, the author raised the follwing issues: - The thesis clarifies the theoretical basis of capital construction investment and control capital expenditure spending through the State Treasury. - On the basis of analyzing the research problem and assessing the situation, identifying the causes and clarifying the achieved results, clearly pointing out the limitation investment at the State Treasury of Phú Yen province. The thesis proposes the proposed solutions to complete the control of capital construction investment spending at State Treasury of Phu Yen Province. Keywords: Control, Construction investment, State Treasury Phu Yen 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Sự cần thiết của đề tài: Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là một trong những nhân tố quan trọng trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quyết định sự tăng trưởng kinh tế xã hội. Kho bạc Nhà nước Phú Yên với vai trò là cơ quan kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Với 30 năm hoạt động, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Phú Yên ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước như "trạm gác cuối cùng". Chi đầu tư xây dựng cơ bản có một vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động quản lý chi NSNN, khoản chi này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi ngân sách hàng năm và được coi là đòn bẩy có tác động trực tiếp tới mức tăng trưởng GDP và sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Ở Phú Yên đầu tư xây dựng cơ bản chiếm đến 30% trong tổng số chi NSNN và chủ yếu là nguồn thu từ ngân sách trung ương. Điều đó khẳng định vai trò to lớn của đầu tư phát triển đối với nền kinh tế, trong đó đầu tư XDCB để xây dựng các kết cấu hạ tầng là một tiền đề cơ bản. Chính vì vậy, quản lý quá trình chi nguồn vốn này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; đặc biệt chống lại các hiện tượng tiêu cực làm thất thoát NSNN và có vai trò đặc biệt quan trọng được Nhà nước và chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm. Tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN. Trong thời gian qua, Nhà nước cũng như tỉnh Phú Yên có nhiều văn bản đổi mới hoạt động kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN. Tuy nhiên thực tiễn hiện nay còn nhiều bất cập trong nhiều nội dung và ở tất cả các khâu từ cấp phát, sử dụng và thanh toán vốn đầu tư dẫn đến một mặt gây khó khăn cho các nhà thầu cũng như trong việc thực hiện dự án đầu tư. Mặt khác, vẫn còn nhiều kẽ hở làm thất thoát nguồn vốn này, nợ đọng trong XDCB vẫn xảy ra diễn biến phức tạp tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong điều kiện cả nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản lý chi tiêu công, thực hành tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phí thì việc hoàn thiện 2 công tác kiểm soát chi tiêu công nguồn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN đang đặt ra nhiều khó khăn. KBNN tỉnh Phú Yên là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, cấp phát, kiểm soát và thanh toán đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN. Công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN luôn được KBNN chú trọng. Trong thời gian qua, KBNN Phú Yên luôn chấp hành đúng quy trình, thủ tục thanh toán, kiểm soát và cấp phát đúng theo kế hoạch; phối hợp với các chủ đầu tư, BQL dự án để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn kế hoạch năm 2019; và kế hoạch năm 2018 kéo dài. Các đơn vị KBNN Phú Yên chủ động rà soát, đôn đốc chủ đầu tư, BQL dự án thu hồi tạm ứng vốn đầu tư, nhất là tạm ứng tồn đọng kéo dài và chấp hành nghiêm quy định về quản lý tạm ứng theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính. Bên cạnh những kết quả đã đạt được như đã nêu trên, công tác kiểm soát chi NSNN còn một số khó khăn, vướng mắc, nguồn vốn Trung ương thường giải ngân thấp. Bên cạnh đó, cán bộ kiểm soát chi gặp khó khăn trong kiểm soát chi đầu tư trong việc cập nhật, nghiên cứu các văn bản, chế độ, qui trình nghiệp vụ, thao tác nhập chứng từ trên TABMIS. Việc quản lý, cấp phát, thanh toán vốn đầu tư vẫn còn nhiều vướng mắc dẫn đến nhiều tình trạng tiêu cực gây lãng phí, thất thoát vốn của NSNN. Qua thực tế công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Phú Yên vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại liên quan đến nguồn vốn này. Việc tăng cường kiểm soát chi NSNN nói chung và chi đầu tư XDCB nói riêng qua KBNN một cách chặt chẽ, hiệu quả là vô cùng quan trọng, điều đó sẽ góp phần giám sát quá trình sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước một cách có hiệu quả, tránh bị lãng phí thất thoát đầu tư dàn trải. Xuất phát từ những lý luận và thực tế công tác học viên đã chọn đề tài “Kiểm soát chi đầu tư Xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nướcPhú Yên”. 1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Phú Yên giai đoạn 2016-2019. Đề tài tập trung giải quyết những vấn đề liên quan công tác kiểm soát chi vốn đầu tư trong nước được coi là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số nguồn vốn được 3 thanh toán qua KBNN (trung bình mỗi năm trên 90% theo số liệu tại KBNN Phú Yên giai đoạn 2016-2019). Trong đó, tập trung nghiên cứu đến kiểm soát thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm soát tạm ứng và thanh toán tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm soát thanh toán và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: - Mục tiêu nghiên cứu: Có 2 mục tiêu Mục tiêu tổng quát: Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh tạiKBNN tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở đó kiến nghị những giải pháp hoàn thiện kiếm soát chi đầu tư XDCB nhằm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí NSNN. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là: (i) Thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Phú Yên diễn ra như thế nào? Những hạn chế, nguyên nhân trong kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Phú Yên? (ii) KBNN Phú Yên có những giải pháp nào phải tiến hành để hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB? 1.4 Phương pháp tiếp cận: Phương pháp định tính thông qua dữ liệu thứ cấp thu thập từ KBNN Phú Yên., phân tích tình hình kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Phú Yên nhằm xác định những hạn chế, nguyên nhân trong quá trình kiểm soát chi. Kết quả phân tích và đánh giá giúp đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Phú Yên. Phương pháp cụ thể là các phương pháp suy luận logic phổ biến, phân tích và tổng hợp. Phương pháp thu thập số liệu: Nghiên cứu các văn bản, chính sách, thu thập các báo cáo tổng kết các cấp, các ngành và các nguồn số liệu thống kê tại báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư của KBNN Phú Yên từ năm 2016-2019. Tổng hợp các tư liệu về kiểm soát chi đầu tư qua KBNN trên các sách báo, tạp 4 chí, báo cáo tổng kết các hội nghị, hội thảo, các cuộc phỏng vấn của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các tạp chí chuyên ngành của KBNN những năm gần đây. 1.5 Ý nghĩa của đề tài: Luận văn sẽ phân tích và đánh giá một cách khách quan về thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tại KBNN Phú Yên, đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong 4 năm (từ năm 2016-2019), làm cơ sở cho việc khắc phục những hạn chế trong kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Phú Yên. Đề xuất những giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư XDCB nhằm khắc phục thực trạng đang tồn tại để kiểm soát tốt hơn nguồn vốn ngân sách cho chi đầu tư XDCB tránh gây thất thoát lãng phí, kịp thời phát hiện những sai soát trong việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 1.6 Kết cấu luận văn: Luận văn có kết cấu gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị Tóm tắt chương 1 Chương 1 đã trình bày lý do chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và bố cục của đề tài nghiên cứu. Thông qua chương 1 học viên đã trình bày được sự cần thiết và lý do chọn đề tài, vấn đề được nghiên cứu ở đây là tập trung giải quyết những vấn đề liên quan công tác kiểm soát chi vốn đầu tư trong nước được coi là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số nguồn vốn được thanh toán qua KBNN Phú Yên trong giai đoạn 2016-2019. Xác định được mục tiêu nghiên cứu cũng như phương pháp tiếp cận và nêu lên ý nghĩa của đề tài. 5 CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN VẤN ĐỀ KIẾM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ YÊN 2.1 Tổng quan về Kho bạc Nhà nước Phú Yên: 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Kho bạc Nhà nước Phú Yên: Phú Yên là một tỉnh thuộc Nam Trung Bộ nằm giữa 2 tỉnh Bình Định và Khánh Hòa, phía Tây giáp Đắck Lắk và Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông. Phú Yên có 3 mặt là núi, phía Bắc là dãy đèo Cù Mông, phía Nam là đèo Cả, phía Tây là mạn sườn đông của dãy Trường Sơn. Phú Yên có vị trí thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế xã hội vì nằm trên trục đường bộ và đường sắt Bắc Nam, bên cạnh đó là đường bờ biển dài và đẹp thuận lợi cho phát triển về du lịch. Bên cạnh đó Phú Yên còn có phát triển nhiều ngành nghề như nghề nông, nghề đánh bắt hải sản xa bờ, nuôi trồng thủy hải sản...Hệ thống tuyến đường quốc lộ nối với các tỉnh Tây Nguyên như quốc lộ 25, quốc lộ 29 và đặc biệt là quốc lộ 1 nối dài từ Bắc đến Nam là điều kiện để Phú Yên dễ dàng giao lưu, hợp tác với các vùng còn lại. Kho bạc Nhà nước Phú Yên trực thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước Phú Yên ra đời cùng lúc với hệ thống KBNN và đi vào hoạt động từ 1/4/1990 theo quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (Nay là chính phủ). Cùng với sự phát triển của hệ thống KBNN, KBNN Phú Yên cũng từng ngày hoàn thiện hơn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao như góp phần tốt vào công cuộc cải cách hành chính của toàn hệ thống, cũng như cải cách hành chính của địa phương như: Ký kết thỏa thuận phối hợp thu giữa Cục thuế, KBNN Phú Yên với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn; Triển khai đề án " Thống nhất đầu mối kiểm soát chi"; và hiện nay đang triển khai dịch vụ công trực tuyến nhằm phục vụ các đơn vị quan hệ ngân sách giao dịch thuận lợi và nhanh chóng, hướng đến Kho bạc điện tử để phù hợp với xu thế 4.0 hiện nay. 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Phú Yên: Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 của Bộ Tài chính quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây được gọi chung là KBNN cấp tỉnh), theo 6 đó KBNN Phú Yên là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật về "quản lý về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển." Trên cơ sở các chức năng đó KBNN Phú Yên các nhiệm vụ quyền hạn như sau: Thứ nhất: Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước. Thứ hai: Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Thứ ba: Hướng dẫn, kiểm tra các Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc nhà nước cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định. Thứ tư: Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật. - Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; thực hiện điều tiết các khoản thu cho cá cấp ngân sách theo quy định của pháp luật. - Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật. - Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. Thứ năm: Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. Thứ sáu: Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước: 7 - Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ Kho bạc tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật, - Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật. Thứ bảy:Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật. - Tiếp nhận thông tin báo cáo tài chính của các đơn vị thuộc khu vực kế toán nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật, -Tổ chức tổng hợp thông tin tài chính nhà nước trên địa bàn về tình hình tài sản nhà nước; nguồn lực và nghĩa vụ của Nhà nước; tình hình hoạt động, kết quả thu, chi ngân sách nhà nước; vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và các tài sản, nguồn lực, nghĩa vụ khác của Nhà nước; - Lập báo cáo tài chính nhà nước của chính quyền địa phương, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Thứ tám: Thực hiện công tác thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. Thứ chín: Quản lý ngân quỹ nhà nước tịa Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo chế độ quy định: - Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; - Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn theo chế độ quy định để thực hiện các nghiệp vụ thu, 8 chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; - Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định của pháp luật. Thứ mười: Tổ chức thực hiện việc phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật. Mười một: Thực hiện thanh tra chuyên ngành; kiểm tra hoạt động của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước. Mười hai: Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; quản trị cơ sở dữ liệu và các ứng dụng hợp nhất của Bộ Tài chính đặt tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. Mười ba: Quản lý bộ máy, biên chế, công chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ, thi đua khen thưởng, bổ nhiệm, quy hoạch, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng công chức và hợp đồng lao động thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước. Mười bốn: Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dụng cơ bản nội bộ theo quy định của Kho bạc Nhà nước, của Bộ Tài chính và của pháp luật. Mười lăm: Tổ chức thực hiệ chương trình hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nước, cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. Mười sáu: Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. Mười bảy: Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước giao. Mười tám: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có quyền: 9 - Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, - Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhệm về quyết định của mình; - Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước tỉnh Phú Yên: Để phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn Chính phủ đã ban hành các văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài Chính; ngày 08/07/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính; căn cứ vào quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/07/2015 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Các phòng tham mưu, giúp việc Giám đốc: 1) Phòng Kế toán Nhà nước; 2) Phòng Kiểm soát chi; 3) Phòng Thanh tra - Kiểm tra; 4) Phòng Tài vụ - Quản trị; 5) Văn phòng; - Các KBNN huyện, thị xã: 1) KBNN Đông Hòa 5) KBNN Phú Hòa 2) KBNN Tây Hòa 6) KBNN Tuy An 3) KBNN Sơn Hòa 7) KBNN Đồng Xuân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng