Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương m...

Tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại của viện kiểm sát nhân dân – lý luận và thực tiễn tại tỉnh tây ninh

.PDF
67
40
102

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ĐẶNG NGUYÊN KHOA KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Bình Dương – Năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ĐẶNG NGUYÊN KHOA KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI TỈNH TÂY NINH Chuyên ngành: Luật Kinh tế Hướng đào tạo: Hướng ứng dụng Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS VIÊN THẾ GIANG Bình Dương – Năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Đặng Nguyên Khoa – là học viên lớp Cao học Khóa K29-1 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại của Viện kiểm sát nhân dân – Lý luận và thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Chữ ký ĐẶNG NGUYÊN KHOA MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1................................................................................................................ 7 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ............................................................ 7 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM SÁT KINH DOANH THƯƠNG MẠI ... 7 1.1.1. Khái niệm của công tác kiểm sát kinh doanh thương mại ..................... 7 1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại ................................................... 8 1.2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ CHỨC NĂNG KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ......................................... 9 1.2.1. Kiểm sát kinh doanh thương mại trước phiên tòa sơ thẩm .................... 9 1.2.1.1. Kiểm sát việc thụ lý vụ án................................................................ 9 1.2.1.2. Kiểm sát trả lại đơn khởi kiện, kiểm sát giải quyết kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện ........................................................................................... 10 1.2.1.3. Kiểm sát việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án nhân dân .................................................................................................................... 12 1.2.1.4. Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án ............................................... 13 1.2.1.5. Kiểm sát việc ra các quyết định có liên quan đến giải quyết vụ án kinh doanh thương mại ............................................................................................. 13 1.2.2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa xét xử vụ án kinh doanh thương mại sơ thẩm ........................................................................................ 15 1.2.2.1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa ............................ 15 1.2.2.2 Kiểm sát việc tranh tụng tại phiên tòa. .......................................... 16 1.2.2.3. Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp. .................. 16 1.2.3. Kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật sau phiên tòa ................... 17 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 19 CHƯƠNG 2.............................................................................................................. 20 THỰC TIỄN KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆN KIỂM SÁT TỈNH TÂY NINH ........................................................................................... 20 2.1. Đặc điểm địa lý, dân cư, tình hình kinh tế-xã hội ......................................... 20 2.2. Tình hình kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại theo quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ................................................... 22 2.3. Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh ................................................................ 28 2.3.1. Thuận lợi trong thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh .................................................................................................................... 28 2.3.2. Vướng mắc, bất cập khi thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh ............................................................................................. 29 2.3.2.1. Xác định quan hệ pháp luật mà đương sự tranh chấp .................. 29 2.3.2.2. Kiểm sát trả lại đơn khởi kiện ....................................................... 30 2.3.2.3. Kiểm sát việc thu thập chứng cứ, tài liệu có liên quan ................. 32 2.3.2.4. Kiểm sát quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án kinh doanh thương mại sơ thẩm ................................................................................................... 35 2.3.2.5. Kiểm sát chủ thể ban hành và hình thức của quyết định đình chỉ giải quyết vụ án kinh doanh thương mại sơ thẩm ..................................................... 35 2.3.2.6. Kiểm sát quyết định, bản án và kháng nghị .................................. 37 2.3.2.7. Kiểm sát trình tự, thủ tục tố tụng trong giải quyết vụ án kinh doanh thương mại ..................................................................................................... 43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 45 CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 46 KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN46 TỈNH TÂY NINH .................................................................................................... 46 3.1. Kiến nghị đối với Quốc hội .............................................................................. 46 3.2. Kiến nghị đối với Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh ....................................... 47 3.3. Kiến nghị đối với lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh ........... 48 3.4. Kiến nghị đối với Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và cán bộ trong ngành Kiểm sát.................................................................................................................... 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 51 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam XHCN Xã hội chủ nghĩa KDTM Kinh doanh, thương mại BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự TTDS TTDS VKSND Viện kiểm sát nhân dân TCKDTM Tranh chấp kinh doanh thương mại KSV Kiểm sát viên KTV Kiểm tra viên THTT Tiến hành tố tụng TAND Tòa án nhân dân HĐXX Hội đồng xét xử Kiểm sát KDTM Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết các vụ án KDTM Quyết định 364/QĐ-VKSTC số Quyết định số 364/QĐ-VKSTC ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự Quyết định số 458/QĐ-VKSNDTC ngày 04 tháng 10 năm Quyết định số 2019 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy định 458/QĐ-VKSNDTC về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm Nghị quyết 49/NQ- Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ TW Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Thông tư liên tịch số Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT- VKSNDTC02/2016/TTLTTANDTC ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Viện kiểm sát VKSNDTCTANDTC nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao về quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC Thông tư liên tịch ngày 1 tháng 8 năm 2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối 04/2012/TTLTcao - Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành một số VKSNDTCquy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân TANDTC theo pháp luật trong tố tụng dân sự Quyết định 399/QĐ-VKSNDTC ngày 06 tháng 9 năm 2019 Quyết định 399/QĐ- của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về ban hành quy định về VKSNDTC quy trình, kỹ năng kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của Tòa án Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Nghị quyết số Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy 03/2012/NQ-HĐTP định trong phần thứ nhất “những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự Báo cáo số 216/BC-VKS ngày 05/12/2017 báo cáo tổng kết Báo cáo số 216/BCcông tác năm 2017 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây VKS năm 2017 Ninh Báo cáo số 266/BC-VKS ngày 05/12/2018 báo cáo tổng kết Báo cáo số 266/BCcông tác năm 2018 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây VKS năm 2018 Ninh Báo cáo số 108/BC-VKS ngày 06/06/2019 báo cáo sơ kết Báo cáo số 108/BCcông tác năm 2019 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây VKS năm 2019 Ninh DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TÊN NỘI DUNG BẢNG BẢNG Biểu 2.1. Bảng 2.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Tây Ninh. Số lượng vụ án KDTM tại tỉnh Tây Ninh được thụ lý kiểm sát trong năm 2017, năm 2018, 6 tháng đầu năm TRANG 21 21 2019 Bảng 2.2. Bảng 2.3. VKSND tỉnh Tây Ninh ban hành kháng nghị trong năm 2017 đến 6 tháng đầu năm 2019. Số lượng vụ án bị hủy, sửa có trách nhiệm của VKSND tỉnh Tây Ninh. 23 24 Bảng 2.4. Nhiệm vụ đột phá giai đoạn 2017 - 6 tháng đầu năm 2019 24-25 Bảng 2.5. Thống kê một số chỉ tiêu công tác năm 2017, 2018 25-26 TÓM TẮT LUẬN VĂN Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy đinh tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Trong đó, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như phát triển kinh tế, thúc đẩy thương mại tại địa phương. Tuy nhiên, các quy định pháp luật về tố tụng dân sự nói chung và các văn bản có liên quan nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp, đáp ứng yêu cầu tại địa phương. Do đó, cần nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại, cùng với đó là tuyên truyền pháp luật rộng rãi trong nhân dân là nhiệm vụ cấp thiết của VKSND trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. TỪ KHÓA Kinh doanh thương mại; Giải quyết vụ án; Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm sát. ABSTRACT The People's Procuracy is an agency that has the function of supervising the judicial activities of The Socialist Republic of Vietnam is governed by the Constitution 2013. In the task, supervising the observance of the law in solving commercial business cases is one of the important tools to carry out political tasks as well as economic development, promote trade in the local area. However, the general rules of civil procedure and documents relevant in particular do not response for the requirements of judicial reform, and the requirements at local. Therefore, it is necessary to study the solutions to improve the effective control of the solution resolving commercial business cases, along with widespread legal propaganda among people is an urgent task of The People's Procuracy in Tay Ninh province. KEY WORD Commercial business; Solving the case; Improve the effectiveness of law enforcement on control. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Điều 107 Hiến pháp năm 2013 đã quy định VKSND thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, BLTTDS qua các thời kỳ đều khẳng định vị trí, vai trò của VKSND trong việc bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. BLTTDS năm 2015 nêu rõ công tác kiểm sát KDTM là một trong những lĩnh vực công tác thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND. Hiện nay, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung nhiều quy định mới, theo hướng tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của VKSND trong tố tụng dân sự nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm sát KDTM. Theo báo cáo số 216/BC-VKS năm 2017, báo cáo số 266/BC-VKS năm 2018 và báo cáo số 108/BC-VKS năm 2019, tại tỉnh Tây Ninh, số lượng vụ án KDTM mà VKSND thụ lý giảm từ 120 vụ án (năm 2017) còn 79 vụ án (năm 2018) và 6 tháng đầu năm 2019 là 30 vụ án, tuy số lượng giảm nhưng tính chất phức tạp, nghiêm trọng của vụ việc ngày càng tăng. Do đó, trong những năm qua, VKSND hai cấp tỉnh Tây Ninh xác định công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự là nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là đối với án KDTM; đồng thời tăng cường triển khai nhiều kế hoạch kiểm sát, ban hành nhiều kiến nghị, kháng nghị nhằm khắc phục vi phạm, hạn chế thấp nhất án hủy, sửa có trách nhiệm của VKSND. Kết quả, phát hiện nhiều sai sót trong quá trình giải quyết các vụ án KDTM của Tòa án. Số lượng văn bản kiến nghị, kháng nghị đối với án KDTM tăng dần theo các năm. Cụ thể: năm 2017, VKSND hai cấp đã ban hành 01 kiến nghị, 02 kháng nghị, 04 kháng nghị trên cấp1. Năm 2018, VKSND hai cấp ban hành 01 kiến nghị, 02 kháng nghị, 1 VKSND tỉnh Tây Ninh, năm 2017, Báo cáo số 216/BC-VKS ngày 05/12/2017 báo cáo tổng kết công tác năm 2017. 2 04 kháng nghị trên cấp2. Trong 6 tháng đầu năm 2019, VKSND hai cấp tỉnh Tây Ninh đã ban hành 01 kiến nghị, 02 kháng nghị, 02 kháng nghị trên cấp bằng số lượng kiến nghị, 50% số lượng kháng nghị của 02 năm 2017 và năm 2018. Điều đó cho thấy, các căn cứ kiến nghị, kháng nghị của VKSND đều có cơ sở vững chắc, đa phần là các vi phạm về thời hạn gửi quyết định tạm đình chỉ vụ án cho VKSND; không có các biện pháp tác động đến các cơ quan, tổ chức sớm phúc đáp nội dung mà Tòa án yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ để kịp thời giải quyết vụ án; xác định quan hệ tranh chấp không đúng pháp luật; đánh giá chứng cứ chưa toàn diện dẫn đến áp dụng pháp luật không đúng. Trên cơ sở kiến nghị, kháng nghị của VKSND, TAND tiếp thu ý kiến, chấp nhận khắc phục vi phạm. Do đó, các vụ án sửa, án hủy hầu như không có trách nhiệm của VKSND3. Từ số liệu trên cho thấy số lượng các vi phạm trong xét xử vụ án KDTM không giảm, quá trình giải quyết các vụ án KDTM của TAND vẫn còn hạn chế lớn. Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng còn có những bản án, quyết định của TAND có sai sót nhưng không bị phát hiện ra. Việc phát hiện vi phạm để VKSND ban hành kiến nghị, kháng nghị còn khá khiêm tốn, chất lượng công tác kiểm sát KDTM của VKSND vẫn còn chưa đảm bảo chất lượng, trong khi đó vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án KDTM không có chiều hướng thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng dù số lượng vụ án KDTM có chiều hướng giảm. Do đó, học viên đã lựa chọn đề tài “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại của Viện kiểm sát nhân dân – Lý luận và thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế của mình nhằm góp phần phát hiện những hạn chế trong công tác kiểm sát giải quyết TCKDTM tại tỉnh Tây Ninh. VKSND tỉnh Tây Ninh, năm 2018, Báo cáo số 266/BC-VKS ngày 05/12/2018 báo cáo tổng kết công tác năm 2018. 2 VKSND tỉnh Tây Ninh, năm 2019, Báo cáo số 108/BC-VKS ngày 06/06/2019 báo cáo sơ kết công tác năm 2019. 3 3 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu 2.1. Giả thuyết nghiên cứu Trong BLTTDS năm 2015 đã quy định khá đầy đủ về quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể để VKSND thực hiện kiểm sát KDTM trong giải quyết vụ án KDTM. Tuy nhiên, các quy định về kiểm sát KDTM còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất, BLTTDS năm 2015 quy định về chức năng kiểm sát của VKSND trong giải quyết các vụ án KDTM theo pháp luật hiện hành như thế nào? Thứ hai, thực tiễn áp dụng các định của pháp luật TTDS về kiểm sát KDTM ở tỉnh Tây Ninh hiện nay ra sao? Từ thực tiễn thực hiện, có những khó khăn vướng mắc nào và nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc đó? Thứ ba, để tiếp tục hoàn thiện và tăng cường hơn nữa vai trò của VKSND trong kiểm sát KDTM trong giai đoạn hiện nay, cần có những giải pháp nào? 3. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, đã có nhiều văn bản, công trình nghiên cứu, luận văn, bài báo tạp chí đề cập đến hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự tại địa phương. Trong đó có một số công trình tiêu biểu như: - Nguyễn Đức Sơn, "Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay", năm 2013, Luận văn thạc sĩ Luật học tại Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Trong luận văn này, tác giả làm rõ các cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức, hoạt động và vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự; đánh giá tính có căn cứ và khoa học về thực trạng tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự, để xác định trong điều kiện cụ thể ở nước ta hiện nay cần tiếp tục hoàn thiện và phát huy vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự. - Lê Ngọc Duy, “Về chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013”, Tạp chí kiểm sát, số 14/2019, trang 9-17. Số chuyên đề này đã nêu rõ sự cần thiết phải mở rộng phạm vu chức năng của 4 VKSND dựa trên cơ sở tiếp tục xác lập vị trí hiến định theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. - Bùi Văn Tuân, “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ án dân sự qua thực tiễn thực hiện tai Viện kiểm sát nhân dân huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng”, năm 2015, Luận văn thạc sĩ Luật học tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong Luận văn này, tác giả phân tích cơ sở lý luận về vấn đề kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ án dân sự và đánh giá tình hình thực hiện tại VKSND huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng. Từ đó tác giả nêu ra những bất cập trong quy định pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện và có những giải pháp cụ thể tại huyện Thủy Nguyên. - Hoàng Vĩnh Thảo, Lê Thị Hồng Hạnh, “Tăng cường tính chủ động của Kiểm sát viên khi đề ra yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ”, Tạp chí kiểm sát, số 17/2019, trang 3-6. Số chuyên đề này đã nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm của KSV trong giải quyết các vụ án dân sự là thực hiện quyền yêu cầu, xác minh khi tham gia kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong vụ án KDTM. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao tính chủ động của KSV. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động kiểm sát các vụ án KDTM đã khẳng định kiểm sát hoạt động tư pháp, trong đó kiểm sát các vụ án KDTM là chức năng Hiến định của VKSND. Trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn thi hành các quy định của BLTTDS năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan về chức năng kiểm sát của VKSND, đưa ra những bất cập, khó khăn, vướng mắc và đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết các vụ án KDTM. Nhưng có thể khẳng định rằng, những công trình nghiên cứu ở trên chỉ có giá trị tham khảo, giúp tác giả nghiên cứu trực tiếp mà chưa có công trình nghiên cứu về kiểm sát việc giải quyết các vụ án KDTM trên địa bàn ở tỉnh Tây Ninh. 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận văn là đánh giá ưu điểm và hạn chế của hoạt động kiểm sát KDTM trong xét xử sơ thẩm, nguyên nhân của hạn chế. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả các quy định pháp luật về thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án KDTM ở tỉnh Tây Ninh. 5 4.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định pháp luật về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về kiểm sát KDTM của VKSND hai cấp tại tỉnh Tây Ninh. 4.3 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn đi sâu nghiên cứu hoạt động kiểm sát KDTM giai đoạn sơ thẩm của VKSND hai cấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. - Về thời gian: Số liệu được Luận văn thu thập và đánh giá trong thời gian từ ngày 01/12/2017 đến 30/5/2019 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, chủ yếu vận dụng phương pháp phân tích và tổng hợp: Được sử dụng xuyên suốt đề tài với mục đích tìm hiểu, trình bày hiện tượng, quan điểm pháp luật về kiểm sát KDTM, khái quát lại để phân tích, đánh giá bản chất của hiện tượng, quan điểm, quy định và thực tiễn áp dụng. Tác giả của Luận văn sử phương pháp lịch sử, phương pháp dẫn giải các quy định pháp luật, khai thác tài liệu sẵn có như văn bản pháp luật, giáo trình, tạp chí Kiểm sát, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu tại Chương 1. Ngoài ra, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể thích hợp, như: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh, đối chiếu, thống kê... trong Chương 2. Tại chương 3 của luận văn, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, thống kê, phân tích số liệu, kết quả tổng kết và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chức năng kiểm sát KDTM tại tỉnh Tây Ninh. 6. Giá trị ứng dụng của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu, xem xét, áp dụng các quy định về TTDS tại TAND, VKSND các cấp tại địa bàn tỉnh Tây Ninh. 6 Đưa ra thực tiễn và đánh giá những bất cập trong quy định pháp luật. Từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của VKSND khi thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết vụ án KDTM. 7. Kết cấu dự kiến của luận văn Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại của Viện kiểm sát nhân dân Chương 2: Thực tiễn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án án kinh doanh thương mại của Viện kiểm sát tỉnh Tây Ninh Chương 3: Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM SÁT KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm của công tác kiểm sát kinh doanh thương mại Hiện nay, khoa học pháp lý và quy định pháp luật Việt Nam vẫn chưa có khái niệm chính thức về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ án KDTM. Để hiểu nội hàm của kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ án KDTM chúng ta tìm hiểu một số nội dung sau: Thứ nhất, về khái niệm TCKDTM. Hiện nay, chưa có khái niệm chính thức về TCKDTM là gì. Nhưng căn cứ vào một số quy định pháp luật có liên quan có thể rút ra khái niệm về TCKDTM như sau “Tranh chấp KDTM là những mâu thuẫn (bất đồng hoặc xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại”. Tại Điều 30 BLTTDS năm 2015 quy định các tranh chấp KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND được quy định bao gồm: (i) tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM giữa chủ thể với nhau có mục đích lợi nhuận và có đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền; tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu về trí tuệ có mục đích lợi nhuận của các tổ chức cá nhân với nhau; (ii) tranh chấp vốn góp của công ty hoặc thành viên công ty với người chưa là thành viên; (iii) tranh chấp giữa thành viên công ty, người quản lý công ty (trong Công ty TNHH); (iv) giám đốc, tổng giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị với công ty hoặc tranh chấp có liên quan đến các hoạt động chia, tách, sát nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. Thứ hai, về khái niệm của kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Theo từ điển Tiếng Việt thì kiểm sát là hoạt động theo dõi và thực thi việc chấp hành luật pháp 8 của Nhà nước4. Theo quy định Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định VKSND kiểm sát hoạt động tư pháp; có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Từ những phân tích trên có thể hiểu “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ án KDTM là hoạt động tố tụng của VKSND trong việc kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi của người THTT và những người tham gia tố tụng; các quyết định áp dụng pháp luật của của TAND, đương sự và các chủ thể tham giam tố tụng khác trong quá trình giải quyết vụ án KDTM tại TAND.” 1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại Mục đích của hoạt động kiểm sát KDTM là nhằm bảo đảm cho các hành vi của TAND, đương sự và các chủ thể tham giam tố tụng khác cũng như các quyết định áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án KDTM đúng theo quy định pháp luật, qua đó, bảo đảm cho pháp luật TTDS cũng như các quy định pháp luật liên quan khác được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất. Với mục đích trên, khi tham gia thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, VKSND không chỉ bảo đảm cho từng vụ án được giải quyết theo đúng pháp luật mà qua đó thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhằm phát hiện kịp thời và loại bỏ các hành vi vi phạm của cơ quan, người THTT, tổ chức và người tham gia tố tụng, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh; đồng thời góp phần bảo vệ các quan hệ KDTM được diễn ra theo quy định pháp luật. Sự tham gia tố tụng của VKSND trong TTDS không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc khẳng định vị trí, vai trò của ngành Kiểm sát nhân dân trong TTDS mà còn có ý nghĩa đối với quá trình xây dựng nhà nước Pháp quyền: Từ điển Tiếng Việt,, [ Truy cập ngày 13/2/2020]. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng