Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính ở việt nam hiện nay (tt)...

Tài liệu Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính ở việt nam hiện nay (tt)

.PDF
27
90
124

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ VĂN HẢO KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 9.38.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2019 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thư PGS.TS. Hoàng Văn Tú Phản biện 1: ...................................................................................... Phản biện 2: ...................................................................................... Phản biện 3: ...................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội vào lúc ……giờ….. ngày ….. tháng ….. năm …….. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội Thư viện Quốc gia CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TẠP TT NỘI DUNG BÀI VIẾT CHÍ/ĐỀ SỐ NĂM TÀI 1 2 "Giải pháp nhằm hạn chế việc hủy, sửa Tạp chí số các bản án hành chính" kiểm sát 17/2017 "Những vấn đề cầm chú ý khi kiểm sát Tạp chí số xét xử sơ thẩm vụ án hành chính" kiểm sát 13/2017 cượng hiệu quả pháp luật trong giải quyết Tạp chí số và kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành kiểm sát 09/2014 kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành Tạp chí số chính thuộc lĩnh vực đất đai của Viện kiểm sát 07/2014 2017 2017 "Bàn về các nguyên tắc cơ bản để tăng 3 2014 chính" "Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác 4 kiểm sát nhân dân cấp huyện". 2014 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính của VKSND có nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, hướng tiếp cận nghiên cứu về bản chất, mục đích, yêu cầu và đánh giá hiệu quả của hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính nhằm đưa ra những giải pháp bảo đảm nâng cao chất lượng kiểm sát các vụ án hành chính của VKSND từ phương diện Luật Hiến pháp, Luật TTHC, Luật Tổ chức VKSND được xem là một trong những hình thức kiểm soát quyền tư pháp (Kiểm soát thực hiện quyền xét xử của TA). Hoạt động này không chỉ giúp cho VKSND thực hành quyền lực từ Quốc hội để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của TA và những người tham gia tố tụng khác trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính. Hoạt động này của VKSND nhằm bảo đảm cho TA khi xét xử, ra bản án, quyết định một cách công bằng, vô tư, khách quan, đúng pháp luật và phát hiện kịp thời những trường hợp lợi dụng quyền lực trong xét xử các vụ án hành chính để kiến nghị, yêu cầu kháng nghị khắc phục. Đây cũng là hướng nghiên cứu nhằm xây dựng được một quan niệm chính xác về hiệu quả hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính của VKSND. Trên cơ sở đó, đưa ra những tiêu chí khách quan, toàn diện để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ phối hợp công tác mà trước hết là mối quan hệ giữa cơ quan xét xử với cơ quan kiểm sát và mối quan hệ giữa VKSND với các cơ quan, tổ chức hữu quan; giữa vị trí chức năng, nhiệm vụ của VKSND với tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính của VKSND trong một cơ chế chung, thống nhất, từ đó làm cơ sở khoa học cho phép đánh giá đúng đắn về bản chất, sự cần thiết, thực chất, thực trạng và tính hiệu quả của công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính. 1 Nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính của VKSND trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới cần được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, việc lựa chọn vấn đề "Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận án là đáp ứng yêu cầu lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận và phân tích thực tiễn kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, luận án đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đối với công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính của VKSND; từ đó xác định những khoảng trống, những vấn đề đặt ra mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính của VKSND từ phương diện pháp luật được xem là một trong những phương thức kiểm soát quyền lực tư pháp, từ đó xây dựng các khái niệm về kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, đối tượng, phạm vi, xác định nội dung công tác này. - Khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu để đánh giá thực trạng về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính của VKSND; nêu những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính. 2 - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính của VKSND ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính của VKSND. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu trong phạm vi hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính của TAND. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính của VKSND từ năm 2009 đến năm 2018. - Về không gian: Luận án triển khai khảo sát, phân tích trên phạm vi cả nước, tập trung ở một số tỉnh, thành phố trọng điểm. 4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể 4.1. Phương pháp luận Phương pháp luận được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận án là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp lịch sử - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê - Phương pháp cấu trúc hệ thống - Phương pháp luật học so sánh - Phương pháp nghiên cứu điển hình 5. Những đóng góp mới của Luận án Thứ nhất, luận án phân tích và làm sáng tỏ hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính là hoạt động thực hiện quyền lực 3 nhà nước, cụ thể là quyền kiểm sát hoạt động tư pháp trong giải quyết các vụ án hành chính nhằm bảo đảm pháp luật TTHC được tuân thủ nghiêm chỉnh, đúng pháp luật. Thứ hai, thông qua việc phân tích và làm rõ hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính, kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định vị trí, vai trò của VKSND trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba, kết quả nghiên cứu của đề tài luận án góp phần bổ sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận về công tác kiểm sát các vụ án hành chính của VKSND dưới hình thức kiểm soát quyền lực tư pháp như: xây dựng một số khái niệm, các đặc điểm, nội dung, phương pháp kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính. Thứ tư, từ nhận thức lý luận về vai trò, chức năng của VKSND, luận án đánh giá thực trạng kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính ở Việt Nam hiện nay của VKSND. Thứ năm, luận án đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính trên cơ sở khoa học và rút ra từ thực tiễn đó có tính khả thi khi vận dụng vào hoạt động thực hiện chức năng của VKSND. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về khoa học Luật Hiến pháp, Luật hành chính, Luật Tổ chức VKSND và Luật TTHC làm rõ những nội dung công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, xác định vị trí của VKSND trong bộ máy nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi giải quyết các vụ án hành chính. 4 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án - Luận án xác lập cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học cho hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính của VKSND. Đồng thời, phân tích và làm rõ yêu cầu của việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND, mối quan hệ phối hợp giữa VKS và các cơ quan khác thực hiện các hoạt động tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính trong thực tế. 7. Cơ cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận về kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính Chương 3: Các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn áp dụng Chương 4: Quan điểm và giải pháp tăng cường vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.1. Nhóm thứ nhất nghiên cứu về tài phán các khiếu kiện hành chính Tác giả Lê Thu Hương trong bài viết "Về cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta" đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật - Bộ Tư pháp đã khẳng định: Ở nước nào cũng vậy, từ xưa đến nay, đều tìm những cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính nhằm phát hiện kịp thời và sửa chữa những sai sót của bộ máy hành chính, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Qua nghiên cứu bài viết của tác giả Lê Thu Hương, tác giả của luận án nhận thấy đây là kết quả nghiên cứu có thể dùng để tham khảo các quy định của Luật TTHC đã được sửa đổi và hoàn chỉnh theo quá trình phát triển của đất nước. 1.1.2. Nhóm thứ hai là các công trình khoa học nghiên cứu về sự cần thiết, vị trí, vai trò của VKSND trong bộ máy Nhà nước và chức năng của VKSND Bài viết Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với việc xác định vị trí, chức năng của VKSND trong bộ máy nhà nước của tác giả Lê Hữu Thể đã tập trung phân tích cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý để quy định về vị trí, chức năng của VKSND trong các bản hiến pháp. Theo đó, tác giả đã phân tích những cơ sở để quy định vị trí, vai trò của VKSND trên cơ sở định hướng của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình CCTP, hội nhập quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. PGS.TS. Trần Văn Độ “Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp” (2003), Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ, của Viện Khoa học kiểm sát – VKSND tối cao. Tác giả đã phân tích và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nói 6 chung. Bài viết của PGS.TS. Trần Văn Độ có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, một trong những lĩnh vực kiểm sát hoạt động tư pháp. 1.1.3. Nhóm thứ ba là các công trình khoa học nghiên cứu về hoạt động kiểm sát các vụ án hành chính của VKSND Nguyễn Ngọc Khánh: “Một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong xét xử các vụ án hành chính, kinh tế và lao động”, Tạp chí Kiểm sát, số 3/2002. Bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình phân tích cơ sở lý luận và pháp luật về chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của TAND và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. TS. Nguyễn Hoàng Anh - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội "Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ án hành chính và vấn đề độc lập xét xử", đã đề cập đến các căn cứ pháp lý quy định thẩm quyền tham gia với vai trò kiểm sát xét xử các vụ án hành chính của VKSND và phân tích vai trò của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử vụ án hành chính, thẩm quyền, tư cách của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án hành chính, từ đó chỉ rõ những điểm hạn chế đối với vai trò của VKSND trong vụ án hành chính và vấn đề độc lập xét xử. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Giáo trình Công tác kiểm sát của Học viện cán bộ kiểm sát quốc gia Trung Quốc, do Nhà xuất bản pháp luật Bắc Kinh ấn hành năm 2002 (Trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội biên dịch và hiệu đính). Có thể nói tập giáo trình là tài liệu có giá trị tham khảo trong quá trình thực hiện Chương 1 của đề tài: “Những vấn đề lý luận về kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính ở Việt Nam hiện nay” khi giữa Việt Nam và 7 Trung Quốc có hệ thống chính trị và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước gần tương đồng với nhau. Báo cáo nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2010) của PGS. Vivienne Bath, Đại học Tổng hợp Sydney, PGS. Sarah Biddulph, Đại học Tổng hợp Melbourne. Báo cáo này nêu rõ: VKS Trung Quốc, ngoài việc chịu sự giám sát theo hệ thống ngành dọc còn chịu sự giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân cùng cấp. Hệ thống VKS ở Trung Quốc được tổ chức thành bốn cấp phù hợp với hệ thống tổ chức TA. Nghiên cứu các báo cáo theo Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (2010) “Research studies on the organization and functioning of the justice system in five selected countries (China, Indonesia, Japan, Republic of Korea and Russian Federation)” giúp cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài có phương thức tiếp cận tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của TA và Viện công tố/VKS ở một số nước phát triển trên thế giới thông qua đó làm rõ tính đặc thù của hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp đối với tính chất là hoạt động kiểm sát quyền lực. Báo cáo nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp Nhật Bản (2010), của PGS. Luke Nottage, Đại học Tổng hợp Sydney, GS. Kent Anderson, Đại học Quốc gia Úc, GS. Makoto Ibusuki, Đại học Tổng hợp Seijo, nghiên cứu, phân tích: Viện Công tố Nhật Bản có chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong TTHC, đặc biệt là trách nhiệm đối với Nhà nước. Bài viết:“Administrative Legal Proceedings in the Russian Federation: The Concept and Essence” của tác giả Margarita Sergeevna Pavlova đăng trên Middle-East Journal of Scientific Research 13 (Special issue of Politics and Law): 43-47, 2013 ISSN 1990-9233 © IDOSI Publications, 2013 đã cho biết các vấn đề liên 8 quan đến thủ tục TTHC được xem xét ngày càng tăng do việc thực hiện cải cách hành chính ở Nga. 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước trong những năm vừa qua cho thấy: Những công trình nghiên cứu đã tiếp cận đa chiều, phong phú dưới nhiều góc độ và phương diện khác nhau về cơ cấu giải quyết các vụ án hành chính ở nước ta có thể được giải quyết bằng các cơ quan quản lý hành chính đã ra quyết định hành chính và cơ quan quản lý hành chính của cấp trên hoặc bằng con đường TA. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài xuất phát từ hình thức tổ chức và hoạt động của bộ máy hầu hết các nước trên thế giới theo nguyên tắc tam quyền phân lập do đó cơ quan công tố các nước không có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Mặt khác, viện công tố các nước không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tư pháp (kiểm sát hoạt động xét xử của TA nói chung) do đó thiếu các công trình nghiên cứu về chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan công tố đối với hoạt động của TA trong việc giải quyết các vụ án hành chính. Nhìn chung các công trình khoa học trong nước và nước ngoài chưa nghiên cứu chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND trong quá trình giải quyết vụ án hành chính dưới góc độ là hoạt động kiểm soát quyền tư pháp (quyền xét xử của TA) trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay ở nước ta. 1.4. Các giả thiết thuyết đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu của luận án Thứ nhất, luận án cần phân tích và lý giải yêu cầu mở rộng thẩm quyền xét xử của TA đối với các khiếu kiện hành chính và mở rộng thẩm quyền của VKS khi kiểm sát các hoạt động của TA kể từ khi 9 thụ lý đơn khởi kiện hành chính cho đến khi ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Thứ hai, luận án cần lý giải cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính của TA là hoạt động kiểm soát quyền tư pháp. Thứ ba, luận án cần làm rõ cơ sở khoa học và pháp luật về hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực TTHC là hoạt động giám sát tối cao thừa hành quyền lực từ Quốc hội. Thứ tư, xây dựng khái niệm, xác định đối tượng, phạm vi, nội dung, phương thức kiểm sát của VKSND khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực TTHC. Thứ năm, khảo sát, thu thập thông tin liên quan đến kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực TTHC trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2018. Trên cơ sở đó đưa ra đánh giá về kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và khó khăn, vướng mắc và rút ra những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc đó. Thứ sáu, luận án đề xuất các giải pháp về tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò của VKSND trong kiểm soát quyền tư pháp trong lĩnh vực TTHC; tăng cường hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính gắn với yêu cầu CCTP và cải cách nền hành chính nhà nước; về tăng cường công tác quản lý hành chính, về quan hệ phối hợp giữa VKSND với TAND; về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kiểm sát viên, kiểm tra viên trong ngành kiểm sát... Kết luận chương 1 10 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 2.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và nguyên tắc của công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính 2.1.1. Kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính - một trong những hình thức đặc trưng của kiểm sát hoạt động tư pháp - Đặc thù của hoạt động tư pháp là giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động cụ thể. Khi nói kiểm sát hoạt động tư pháp là nói cơ chế kiểm soát quyền lực từ cao xuống thấp của các thiết chế tư pháp, trong đó có hoạt động kiểm sát của VKS. - Kiểm sát hoạt động tư pháp có mối liên hệ hữu cơ với chức năng thực hành quyền công tố. Đó cũng là một thực tế ở nhiều quốc gia cho dù thể chế chính trị khác nhau. 2.1.2. Khái niệm kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính Từ sự nhận diện về khái niệm quyền lực tư pháp, về kiểm soát quyền lực tư pháp và kiểm sát hoạt động tư pháp như đã nêu trên, có thể xác định khái niệm: “Kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính là hoạt động của VKSND sử dụng các quyền năng pháp lý do pháp luật quy định kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong suốt quá trình giải quyết vụ án của TAND, của thẩm phán, hội thẩm, thư ký phiên tòa và những người tham gia tố tụng khác nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, khách quan, đúng pháp luật". 2.1.3. Đặc điểm của hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính Thứ nhất, kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính là một bộ phận trong kiểm soát quyền lực tư pháp thừa hành quyền lực từ Quốc hội và Quốc hội chỉ giao cho cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước đó là VKSND. 11 Thứ hai, kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính của VKSND là một nội dung trong kiểm soát quyền lực tư pháp. Thứ ba, đối tượng của kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính là hoạt động giải quyết vụ án hành chính của TAND. Thứ tư, chủ thể kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính bị giới hạn về phạm vi kiểm sát Thứ năm, nội dung, hình thức kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính của VKSND mang tính đặc thù. Thứ sáu, kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính của VKSND nhằm đạt được kết quả là góp phần bảo đảm cho cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền về quản lý hành chính nhà nước ban hành các quyết định hành chính và thực hiện các hành vi hành chính đúng pháp luật. 2.1.4. Ý nghĩa của công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính Thứ nhất, hoạt động của VKSND khi thực hiện chức năng kiểm sát hoặc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ án hành chính nhằm góp phần hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN. Thứ hai, thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính của TAND góp phần bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Thứ ba, thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính của VKSND góp phần đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước có hiệu quả, góp phần kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý hành chính nhà nước. 12 2.1.5. Nguyên tắc hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính Thứ nhất, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Thứ hai, nguyên tắc pháp chế XHCN Thứ ba, nguyên tắc khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, VKSND phải tôn trọng quyền quyết định và quyền tự định đoạt của người khởi kiện. 2.2. Các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính của Viện kiểm sát nhân dân Thứ nhất: Yếu tố chính trị và tình hình kinh tế xã hội Thứ hai: Hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật TTHC nói riêng. Thứ ba: Yếu tố độc lập xét xử của TAND và kiểm sát xét xử của VKSND trong TTHC Thứ tư: Tổ chức và hiệu quả hoạt động của chủ thể QLHC nhà nước. Thứ năm: Yếu tố mở rộng hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư pháp. Thứ sáu: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động quản lý chỉ đạo điều hành của lãnh đạo VKSND trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính Thứ bảy: Ý thức pháp luật của người dân. Thứ tám: Công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính. Thứ chín, yếu tố về năng lực trình độ, kinh nghiệm và bản lĩnh của kiểm sát viên Kết luận Chương 2 13 Chương 3 CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 3.1. Các quy định pháp luật về nội dung và phương thức kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính 3.1.1. Nội dung kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính 3.1.1.1. Kiểm sát việc thụ lý vụ án hành chính của Tòa án nhân dân 3.1.1.2. Kiếm sát việc lập hồ sơ vụ án hành chính của Tòa án nhân dân 3.1.1.3. Kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hành chính của Tòa án nhân dân 3.1.1.4. Kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hành chính 3.1.1.5. Kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính 3.1.2. Phương thức kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính 3.1.2.1. Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính 3.1.2.2. Gián tiếp kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính 3.2. Tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án hành chính 3.2.1. Tình hình thụ lý và kiểm sát việc thụ lý khiếu kiện hành chính của Tòa án nhân dân Về địa bàn khiếu kiện hành chính chủ yếu tập trung vào các tỉnh phía Nam, đặc biệt là khu vực miền Đông Nam bộ, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung nhiều lao động ngoại tỉnh sinh sống, làm việc; các tỉnh ít xảy ra khiếu kiện hành chính tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Tây Nam bộ. Tính chất của các khiếu kiện hành chính: Nhìn chung các khiếu kiện hành chính yêu cầu giải quyết tại TA chủ yếu do cá nhân công dân 14 thực hiện; khiếu kiện do cơ quan, tổ chức khởi kiện tại TA chiếm tỷ lệ không đáng kể, hàng năm khoảng 5 - 10 vụ. Đặc biệt có một số vụ khiếu kiện do đông người thực hiện, kéo dài đã được giải quyết nhiều lần qua các thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm nhưng người khởi kiện vẫn không đồng ý và lôi kéo nhiều người tham gia gây mất an ninh trật tự và bức xúc trong quần chúng nhân dân. 3.2.2. Tình hình giải quyết và kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân từ năm 2009 đến năm 2018 Như vậy tổng hợp trong thời gian 10 năm, kể từ năm 2009 đến năm 2018 trên phạm vi cả nước, TAND đã thụ lý tổng cộng 38.172 đơn khởi kiện hành chính, đã đưa ra xét xử sơ thẩm 36.806 vụ ; đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo Điều 44 Pháp lệnh năm 1996; Điều 120 Luật TTHC năm 2010, Điều 143 Luật TTHC 2015 tổng cộng 1366 vụ án hành chính; VKSND kiểm sát xét xử 36.806 vụ; chiếm 100% số vụ án. [Bảng 2.4 – Phần phụ lục] 3.3. Đánh giá thực trạng công tác giải quyết các vụ án hành chính của Viện kiểm sát nhân dân trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2018 3.3.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, những kết quả đạt được trong hoạt động kiểm sát việc thụ lý các vụ án hành chính Thứ hai, kết quả đạt được trong hoạt động kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án hành chính Thứ ba, kết quả đạt được trong hoạt động kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hành chính Thứ tư, kết quả đạt được trong hoạt động kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hành chính Thứ năm, kết quả đạt được trong công tác kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính 15 3.3.2. Những tồn tại, hạn chế và khó khăn vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính và nguyên nhân 3.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế 3.3.2.2. Những khó khăn, vướng mắc 3.4. Nguyên nhân của những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính 3.4.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được Thứ nhất: Công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo VKSND tối cao luôn sâu sát và kịp thời. Thứ hai: Nhìn chung đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên VKSND các cấp được giao thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính ngày càng được các cấp quan tâm nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức nghề nghiệp. Thứ ba: Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính được các VKSND địa phương quan tâm trên cơ sở sự chỉ đạo của VKSND tối cao và các quy định của pháp luật, do đó được tiến hành chặt chẽ ngay từ khâu nhận được thông báo thụ lý vụ án và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hành chính. Thứ tư: Tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát các vụ án hành chính của cả hệ thống VKSND từ VKSND tối cao đến VKSND cấp huyện ngày càng được hoàn thiện. Thứ năm: Trong những năm vừa qua, đặc biệt là sau khi Quốc hội ban hành Luật TTHC năm 2010 và Luật TTHC 2015, VKSND các cấp đã chú trọng tăng cường quan hệ phối hợp giữa VKSND với TAND ngay từ khi thụ lý đơn khởi kiện và trong quá trình giải quyết vụ án để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về các quy định của pháp luật, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật. 16 Thứ sáu: Điều 25 Luật TTHC năm 2015 và các điều luật khác quy định đầy đủ, cụ thể chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của VKSND là kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật; VKSND kiểm sát các vụ án hành chính từ khi thụ lý đến kết thúc việc giải quyết vụ án; tham gia phiên tòa, phiên họp của TA; thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật. 3.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Thứ nhất: Luật TTHC năm 2015 được thi hành trong thời gian chưa dài do đó có một số quy định của Luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong từng hoạt động cụ thể như: thụ lý vụ án, việc tham gia giải quyết các phiên tòa, phiên họp phát biểu của VKSND tại phiên tòa; mối quan hệ giữa TAND và VKSND trong từng hoạt động tố tụng cụ thể cũng như quá trình giải quyết vụ án hành chính chưa có văn bản hướng dẫn thi hành do đó ảnh hưởng nhất định đến công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính của VKSND. Thứ hai: Về công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo VKSND thực tiễn công tác kiểm sát các vụ án hành chính trong những năm vừa một số lãnh đạo VKSND cấp tỉnh và cấp huyện nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò và trách nhiệm của VKSND khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính cho rằng đó là trách nhiệm của TA, trách nhiệm của đương sự là chủ yếu. Thứ ba: Một số cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính trình độ và năng lực hạn chế, chưa nắm vững các quy định của Luật TTHC và các văn bản hướng dẫn thi hành, thiếu tinh thần trách nhiệm, ngại va chạm với TA… Thứ tư: Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành, tổ chức với VKSND và TAND chưa chặt chẽ, chưa có quy chế phối hợp, pháp luật cũng chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm pháp lý của cơ quan, tổ 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan