Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hì...

Tài liệu Kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (tt)

.PDF
26
282
141

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỮU QUÂN KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG THU THẬP, ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự Mã số: 60.38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2017 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHÙNG THẾ VẮC Phản biện 1: ............................................................. Phản biện 2: .............................................................. Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Học viện khoa học xã hội ....... giờ ...... ngày ...... tháng ..... năm 2017. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Khoa học Xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong TTHS nước ta, giai đoạn điều tra vụ án hình sự có vai trò rất quan trọng đối với cả tiến trình giải quyết vụ án hình sự. Kết quả của giai đoạn điều tra vụ án hình sự đóng vai trò quyết định đối với chất lượng, hiệu quả của hoạt động buộc tội và là cơ sở, nền tảng để các chức năng TTHS khác trong các giai đoạn tố tụng tiếp theo được tiến hành. Giai đoạn điều tra vụ án hình sự với hoạt động tố tụng chủ đạo là hoạt động của Cơ quan điều tra, được đánh giá là giai đoạn tố tụng tiềm ẩn nhiều nhất nguy cơ sai sót, vi phạm pháp luật, kể cả những sai sót, vi phạm pháp luật nghiêm trọng dẫn đến việc truy cứu TNHS oan, sai. Trong giai đoạn này một loạt các hoạt động cụ thể phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định nhằm chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội. Đó là những hoạt động thu thập vật chứng, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai người biết sự việc phạm tội, người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, hỏi cung bị can, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, trưng cầu giám định và giám định, định giá tài sản... Để những quy định trên được tiến hành đúng trình tự, thủ tục theo quy định của BLTTHS, VKSND có thẩm quyền và trách nhiệm chỉ đạo và yêu cầu Cơ quan điều tra phải thực hiện. Đó là chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ vụ án hình sự. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra là một trong những công tác thực hiện chức năng của VKSND và đối tượng của hoạt động này là việc tuân theo pháp luật của Cơ quan điều tra, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cũng như những người tiến hành tham gia tố tụng trong quá trình 1 khởi tố, điều tra vụ án hình sự để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong suốt quá trình điều tra vụ án; đảm bảo mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và làm oan người vô tội. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ của CQĐT là một bộ phận của công tác kiểm sát điều tra của VKSND. Theo quy định của pháp luật, hoạt động thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra vẫn chủ yếu thuộc về trách nhiệm của Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, là Cơ quan công tố, Viện kiểm sát phải sử dụng các quyền năng cho phép theo quy định của pháp luật để yêu cầu CQĐT tiến hành thu thập, đánh giá chứng cứ một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác, phục vụ cho việc chứng minh tội phạm, đồng thời cũng là căn cứ vững chắc để VKS xét phê chuẩn các Lệnh, quyết định của CQĐT đề nghị. Do đó, VKSND là cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra, nên có vai trò quan trọng trong việc kiểm sát hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ; kiểm tra, giám sát xuyên suốt quá trình thụ lý, điều tra vụ án hình sự; góp phần bảo đảm việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm đúng đắn, không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội. Trong hoạt động thực tiễn về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật về thu thập, đánh giá chứng cứ của CQĐT, KSV gặp rất nhiều vướng mắc do những bất cập quy định của luật nên dẫn đến những vụ án trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phải đình chỉ, bị tuyên huỷ để điều tra lại, hoặc tuyên không phạm tội. Năm 2015, BLTTHS ra đời đã thực sự khắc phục được phần lớn những hạn chế, tồn tại của BLTTHS năm 2003 về những quy định liên quan đến chứng cứ, thu thập, đánh giá chứng cứ cũng như sự tham gia của VKS trong hoạt động này, tuy nhiên BLTTHS năm 2015 cũng còn một số vấn đề chưa được giải quyết triệt để đồng thời đến nay cũng chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định trong bộ luật này. Mặt khác, những hệ quả trên không 2 chỉ xuất phát từ nguyên nhân những bất hợp lý các quy định của luật, mà chủ yếu là do chúng ta thiếu và yếu về chứng cứ buộc tội, chứng minh tội phạm do CQĐT đã thu thập làm căn cứ khởi tố, điều tra và đề nghị truy tố. Trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, thực tiễn cho thấy, còn có trường hợp KSV đã không tham gia giám sát vụ án ngay từ khi nhận được tin báo, tố giác..., không kiểm sát chặt chẽ, xem xét kỹ lưỡng; chỉ đạo sát sao, yêu cầu CQĐT thực hiện những công việc cần thiết về thu thập, củng cố chứng cứ trước khi phê chuẩn các Lệnh, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra. Với sự ra đời của Hiến pháp năm 2013, quyền con người và quyền cá nhân, quyền của người bị buộc tội ngày càng được coi trọng và bảo đảm thực hiện tốt hơn. Đồng thời, hiện nay chúng ta đang tiến hành sự nghiệp xây dựng Nhà nước Pháp quyền trong xu thế toàn cầu hoá hội nhập với cộng đồng quốc tế thì cần phải đẩy mạnh cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền của mọi công dân trong xã hội, đảm bảo quyền bị can, bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, đảm bảo và mở rộng quyền tham gia bào chữa, quyền tranh tụng của người bào chữa, luật sư. Vì vậy, vấn đề đặt ra yêu cầu KSV của VKSND ngày càng phải thận trọng hơn, chặt chẽ hơn, nâng cao tính thần trách nhiệm hơn nữa khi thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân thủ pháp luật đối với hoạt động điều tra nói chung và hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ nói riêng. Nhằm góp một phần vào việc xác định chức năng của Viện kiểm sát nhân dân, nhiệm vụ và vai trò của Kiểm sát viên trong hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ vụ án hình sự theo tiến trình cải cách tư pháp, tác giả lựa chọn đề tài “Kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến đề tài, từ trước đến nay có một số công trình nghiên cứu, một số tác phẩm, các bài báo viết trên các tạp chí về 3 chứng cứ trong tố tụng hình sự. Tiêu biểu có các cuốn: “Giáo trình các cơ quan bảo vệ pháp luật”, “Luật học so sánh”, “Lý luận chung về tội danh” của GS.TS Võ Khánh Vinh, “Chế định chứng cứ trong Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam” của Tiến sĩ Trần Quang Tiệp, “Chứng cứ trong Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam” của tác giả - Thạc sĩ Nguyễn Văn Cừ, “Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự” của Tiến sĩ Đỗ Văn Đương; hoặc những bài viết của một số tác giả được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: “Nguyên tắc thu thập, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự Việt Nam” của Tiến sĩ Đỗ Văn Đương. Tuy nhiên, chưa có một công trình và tác giả nào đề cập đến chức năng Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND trong hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ vụ án hình sự. Do vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống để làm sáng tỏ chức năng của VKSND và vai trò của Kiểm sát viên trong hoạt động kiểm sát việc thu thập, đánh giá chứng cứ vụ án hình sự. Từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về vai trò của KSV, về chức năng, hệ thống tổ chức và hoạt động của VKSND, nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát việc thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu i t ng nghi n cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận cơ bản về kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ; những quy định của pháp luật đối với hoạt động kiểm sát việc thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và thực trạng thực hiện các hoạt động này trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. 3.2 Phạm vi nghi n cứu Hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ vụ án hình sự là hoạt động xuyên suốt trong quá điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, của 4 những cơ quan có thẩm quyền và những người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu việc kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng của Cơ quan điều tra trong giai đoạn từ khi khởi tố vụ án hình sự đến khi kết thúc điều tra và một số hoạt động khác theo quy định của pháp luật. Luận văn không nghiên cứu kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng của các cơ quan khác có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra cũng như chủ thể khác. Tác giả chỉ tập trung làm rõ thực trạng kiểm sát việc thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS năm 2003 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong 05 năm, từ năm 2012 đến năm 2016. Trong bối cảnh BLTTHS năm 2015 đã được ban hành, nhưng theo Nghị quyết 144/2015, QH13 về việc lùi hiệu lực thi hành của BLTTHS số 101/2015/QH13 từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành, luận văn này ngoài việc phân tích quy định về kiểm sát việc thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong BLTTHS năm 2003, tác giả còn đối chiếu với BLTTHS năm 2015 và chỉ ra những điểm đã được khắc phục. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ục đ ch nghi n cứu Trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống lý luận và thực trạng kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, luận văn đưa ra những giải pháp tăng cường và triển khai thực hiện tốt hơn nữa công tác kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. 2 Nhi m vụ nghi n cứu 5 Luận văn tập trung nghiên cứu những nhiệm vụ sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận về kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Chức năng của VKSND và kiểm sát việc thu thập, đánh giá chứng cứ để thấy được vai trò quan trọng của Viện kiểm sát đối với việc giải quyết vụ án hình sự, đặc biệt trong giai đoạn cải cách tư pháp về việc nâng cao công tác kiểm sát. - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam. - Xác định nguyên nhân của những vướng mắc khi tiến hành kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự làm cơ sở đưa ra giải pháp. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận của việc nghiên cứu luận văn là phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng hệ thống tổ chức hoạt động và chức năng của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói riêng. - Ngoài phương pháp nêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài tác giả còn sử dụng phương pháp nghiên cứu, phân tích, chứng minh, tổng hợp, hệ thống, đối chiếu, so sánh, thống kê… để giải quyết vấn đề đặt ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự; Kết quả nghiên cứu của luận văn không chỉ có ý nghĩa đối với việc kiểm tra, nghiên cứu hồ sơ vụ án của KSV trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ vụ án 6 hình sự để chỉ đạo, kết hợp với Cơ quan điều tra xử lý và giải quyết vụ án hình sự mà còn có ý nghĩa tham khảo đối với công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu liên quan đến vấn đề này; Với những điểm mới liên quan đến chức năng kiểm sát điều tra và vai trò KSV của VKSND về hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ vụ án hình sự trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, đòi hỏi các cơ quan tư pháp nói chung và VKSND nói riêng phải kiên quyết hơn nữa trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; Những kinh nghiệm, những vướng mắc và biện pháp khắc phục từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam giúp cho KSV các cấp ở Quảng Nam thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ vụ án hình sự nhằm đảm bảo cho việc khởi tố, điều tra và phê chuẩn các quyết định của CQĐT đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội; hạn chế những sai phạm trong quá trình kiểm sát điều tra hiện nay. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1. Lý luận về kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Chương 2. Thực trạng kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại tỉnh Quảng Nam Chương 3. Các giải pháp bảo đảm kiểm sát đúng hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 7 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG THU THẬP, ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò và yêu cầu của kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Khái ni m kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Kiểm sát các hoạt động t pháp trong t tụng hình sự là chức năng hiến định của Vi n kiểm sát, có nội dung là giám sát trực tiếp các hoạt động của các cơ quan t pháp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nhằm bảo đảm cho pháp luật t tụng hình sự đ c thực hi n một cách nghi m chỉnh, th ng nhất 1.1.2. Vị trí, vai trò và yêu cầu của kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Vị tr , vai trò của kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Theo quy định của pháp luật, hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra chủ yếu thuộc về trách nhiệm của CQĐT. Tuy nhiên với trách nhiệm là cơ quan công tố, Viện kiểm sát phải áp dụng các thẩm quyền theo quy định của pháp luật để yêu cầu CQĐT tiến hành thu thập chứng cứ một cách kịp thời, đầy đủ phục vụ cho việc chứng minh tội phạm. Viện kiểm sát phải kiểm sát việc thu thập chứng cứ của CQĐT, bảo đảm chứng cứ được thu thập phải khách quan, kịp thời và toàn diện, góp phần giải quyết vụ án được nhanh chóng kịp thời, đúng pháp luật trong đấu tranh, trấn áp tội phạm. 8 - Y u cầu của kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Theo quy định BLTTHS thì ĐTV là người thực hiện các hoạt động điều tra, còn KSV chủ yếu là người giám sát, kiểm sát các hoạt động điều tra. KSV không phải là “người chứng kiến” các hoạt động điều tra mà phải biết vận dụng mối quan hệ quyết định - chấp hành và phối hợp trong hoạt động THQCT và KSĐT của mình. Không ai có thể thay thế ĐTV tiến hành các hoạt động điều tra. KSV được pháp luật trao cho quyền tiến hành các hoạt động điều tra, nhưng cũng chỉ một số hoạt động điều tra nhất định theo quy định của BLTTHS. KSV không thể làm thay công việc, thay thế vị trí của CQĐT và ĐTV. 1.2. Phạm vi và nội dung kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 1.2.1. Phạm vi kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ. Đối tượng của kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự chính là các hành vi xử sự của CQĐT và các chủ thể có thẩm quyền khác trong giai đoạn này theo quy định của pháp luật. Khi tiến hành hoạt động kiểm sát, Viện kiểm sát phải dựa trên các căn cứ pháp lý là Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND, BLHS, BLTTHS và các văn bản pháp luật khác có liên quan để kiểm tra, xem xét bảo đảm sự tuân theo pháp luật, bảo đảm tính có căn cứ và hợp pháp của các hành vi tố tụng hình sự mà chủ thể bị kiểm sát thực hiện. Phạm vi kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ được tiến hành từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, trừ một số trường hợp có thể được tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố (hoặc đề nghị truy tố theo thủ tục rút gọn) hay đình chỉ vụ án. 9 1.2.2. Nội dung kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ. Nội dung của hoạt động KSĐT là tổng hợp các quyền hạn, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra thông qua việc thực thi nhiệm vụ quyền hạn chung và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các chức danh tư pháp của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra, gồm 09 nhóm hoạt động sau (Điều 166 BLTTHS năm 2015): Cơ quan điều tra được áp dụng các biện pháp điều tra để thu thập chứng cứ. Viện kiểm sát có nhiệm vụ phải kiểm tra, giám sát các hoạt động này của cơ quan điều tra. Cụ thể là: - Kiểm sát việc thu thập đánh giá chứng cứ từ hoạt động hỏi cung bị can và lời khai; - Kiểm sát việc thu thập đánh giá chứng cứ từ hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói; - Kiểm sát việc thu thập, đánh giá chứng cứ từ hoạt động khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật; - Kiểm sát việc thu thập, đánh giá chứng cứ từ hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra; - Kiểm sát việc thu thập, đánh giá chứng cứ từ việc giám định và định giá tài sản. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG THU THẬP, ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam có ảnh hƣởng đến việc kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 10 2.2. Kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại tỉnh Quảng Nam Bảng 2 Công tác kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Vi n kiểm sát tỉnh Quảng Nam (kết quả giải quyết của CQ T) Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số vụ Tổng số bị can Tổng số thụ lý của Tổng số giải CQĐT quyết (Vụ/bị (Vụ/bị can) can) 1.165/1.665 941/1.370 1.099/1.668 1.016/1.487 1.261/1.990 1.118/1.792 1.319/1.548 1.090/1.250 1.176/1.589 981/1.285 6.020 5.146 8.460 7.184 Giải quyết của Cơ quan điều tra Trong đó Đình Tỷ Đề nghị truy Tỷ lệ/án chỉ điều lệ/thụ tố (Vụ/bị KTĐT tra lý (%) can) (%) (Vụ/bị can) 80,77 780/1.321 66,95 15/22 92,44 925/1.426 84,16 14/28 88,65 1.100/1.765 87,23 18/27 82,63 749/1.217 56,78 19/16 83,41 766/1.238 65,13 25/29 4.320 91 6.967 122 Tỷ lệ/ án giải quyết (%) 1,59 1,37 1,61 1,74 2,54 (Nguồn: Phòng Th ng kê TP & CNTT VKSND tỉnh Quảng Nam) Bảng 2 2 Công tác thực hành quyền công t và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Vi n kiểm sát tỉnh Quảng Nam (kết quả giải quyết của VKS) Giải quyết của Viện kiểm sát Trong đó Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số vụ Tổng số bị can Tổng số thụ Tổng số Tỷ lý của VKS giải quyết lệ/thụ Truy tố (Vụ/bị can) (Vụ/bị can) lý (%) (Vụ/bị can) Tỷ Tỷ Đình lệ/án lệ/án chỉ giải giải (Vụ/bị quyết quyết can) (%) (%) 835/1.483 933/1.441 1.102/1.784 757/1.281 773/1.286 4.400 7.275 96,43 98,49 99,45 98,93 99,74 814/1.423 929/1.432 1.097/1.768 750/1.233 771/1.280 4.361 7.136 97,48 99,57 99,54 99,07 99,74 785/1.360 915/1.405 1.091/1.758 742/1.223 769/1.266 4.302 7.012 5/9 14/27 6/9 5/7 1/13 31 65 0,61 1,5 0,5 0,66 0,12 (Nguồn: Phòng Th ng k TP & CNTT VKSND tỉnh Quảng Nam) 11 2.2.1. Những kết quả đạt được về hoạt động kiểm sát việc thu thập, đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam - Vi c kiểm sát vi c thu thập, đánh giá chứng cứ thông qua vi c hỏi cung bị can, lấy lời khai ng ời làm chứng, ng ời bị hại, nguy n đơn dân sự, bị đơn dân sự, ng ời có quyền l i, nghĩa vụ li n quan đến vụ án, đ i chất và nhận dạng trong điều tra vụ án hình sự - Vi c kiểm sát thu thập, đánh giá chứng cứ trong các hoạt động khám nghi m hi n tr ờng, khám nghi m tử thi, xem xét dấu vết tr n thân thể, thực nghi m điều tra, giám định - Vi c kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ từ vi c khám xét, thu giữ tài li u, tạm giữ, k bi n tài sản 2.2.2. Những tồn tại, hạn chế - Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động kiểm sát vi c thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự + Kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can + Kiểm sát công tác lấy lời khai ng ời làm chứng, ng ời bị hại để thu thập chứng cứ trong điều ki n hi n nay gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp + Kiếm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ từ vi c khám nghi m nghi m hi n tr ờng + Kiếm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ từ vi c tr ng cầu giám định + Công tác kiểm sát khám xét hi n nay cũng đang gặp nhiều khó khăn, v ớng mắc + Vi c đánh giá chứng cứ trong một s vụ án của TV, KSV còn biểu hi n sự phiến di n, một chiều, nặng về ý thức chủ quan; không xem xét toàn di n các yếu t khách quan có li n quan đến vụ án; không xác định t nh h p pháp, sự ch nh xác và t nh li n quan của chứng cứ trong hồ sơ vụ án 12 - Thực trạng về tổ chức bộ máy, cán bộ của Cơ quan điều tra và Vi n kiểm sát nhân dân tác động trực tiếp đến hoạt động kiểm sát vi c thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra VAHS - i với Cơ quan điều tra - i với Vi n kiểm sát nhân dân 2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về hoạt động kiểm sát việc thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Sở dĩ cho đến nay trong công tác kiểm sát thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của VKSND tỉnh Quảng Nam còn tồn tại những hạn chế, yếu kém như phân tích ở trên là do các nguyên nhân sau đây: Nguy n nhân chủ quan: Một số KSV khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp chưa nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn các yêu cầu cải cách tư pháp về vị trí, vai trò, thẩm quyền của Viện kiểm sát trong hoạt động tố tụng hình sự, tinh thần trách nhiệm chưa cao, có tư tưởng ngại khó, ngại gian khổ, không làm hết trách nhiệm và quyền hạn mà pháp luật giao cho dẫn đến không kịp thời phát hiện ra những thiếu sót, hạn chế và những vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án để có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh. Nhiều KSV tự vừa lòng, thỏa mãn với kinh nghiệm sẵn có nên không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, vì vậy không phát hiện được những chứng cứ còn thiếu, những mâu thuẫn của chứng cứ buộc tội và gỡ tội để yêu cầu CQĐT khắc phục, dẫn đến khi hồ sơ chuyển sang Viện kiểm sát hoặc Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án không bảo đảm chứng cứ buộc tội hoặc còn bỏ lọt tội phạm nên phải điều tra bổ sung hoặc dẫn đến đình chỉ, truy tố oan. Đồng thời, do trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm sát viên còn có những hạn chế nhất định. Một số Kiểm sát viên còn lúng túng trong việc áp dụng pháp luật, đánh giá chứng cứ 13 còn phiến diện, chủ quan, chỉ quan tâm điều tra các chứng cứ buộc tội, không xem xét đánh giá toàn diện, đầy đủ các tình tiết của vụ án, do đó không đánh giá đầy đủ bản chất của vụ việc. Công tác điều hành, chỉ đạo nghiệp vụ của Viện kiểm sát các cấp trên không phải lúc nào cũng kịp thời, sâu sát và cụ thể, chủ yếu chỉ dựa trên các báo cáo của cấp dưới thường là các báo cáo định kỳ nên nhiều khi các vấn đề nổi cộm cần có sự chỉ đạo lại không được nắm bắt để chỉ đạo hoặc uốn nắn kịp thời, trong khi đó nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát lại tập trung, thống nhất, Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Công tác tổng kết rút kinh nghiệm, tập hợp và kiến nghị liên quan đến hoạt động kiểm sát điều tra nói chung và kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ nói riêng hiệu quả còn chưa cao, còn mang tính chiếu lệ; chất lượng kiến nghị, yêu cầu khắc phục chưa cao nên thiếu tính thuyết phục. Sự phối hợp giữa Viện kiểm sát và cơ quan bảo vệ pháp luật nhất là với Cơ quan điều tra còn thiếu thường xuyên chặt chẽ dẫn đến khó khăn trong hoạt động kiểm sát việc thu thập, đánh giá chứng cứ; việc vận dụng chức năng còn máy móc, cục bộ, nhiều khi do nhận thức chưa thấu đáo về mối quan hệ giữa các cơ quan, còn có tư tưởng “quyền anh, quyền tôi” hoặc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm nên hiệu quả phối hợp chưa cao; không ít các trường hợp do không thống nhất giữa các cơ quan chức năng nên đã ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án. Nguyên nhân khách quan: - Bất cập trong quy định của pháp luật Các quy định của pháp luật còn chung chung trong khi công tác hướng dẫn, giải thích những quy định của BLHS, BLTTHS của các cơ quan có thẩm quyền chưa được thực hiện thường xuyên. Đặc biệt là khi BLHS và BLTTHS vừa ban hành đã có rất nhiều sự thay 14 đổi so với bộ luật trước đó theo hướng tiến bộ, khoa học và có tính khả thi cao nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được Hiến định. Các quy định trong BLTTHS năm 2015 liên quan trực tiếp đến việc kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra đã có những sự đổi mới như: Thứ nhất, thay đổi khái niệm chứng cứ theo hướng “rộng hơn” trong việc thu thập chứng cứ (hiện đang chỉ giao cho cơ quan tố tụng); theo đó, bổ sung cho người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ, người bị buộc tội có quyền đưa ra chứng cứ (Điều 86). Thứ hai, quy định cụ thể cách thức người bào chữa thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm tính khả thi, tránh gây khó khăn trong thực tiễn thực hiện (Điều 88). Thứ ba, bổ sung và quy định cụ thể trách nhiệm, trình tự, thủ tục các cơ quan tố tụng tiếp nhận và đánh giá chứng cứ do những người tham gia tố tụng cung cấp (Điều 88). Thứ t , bổ sung vào hệ thống nguồn chứng cứ gồm: Dữ liệu điện tử; kết quả định giá tài sản; kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác (Điều 87). Thứ năm, quy định cụ thể trình tự, thủ tục thu thập, phục hồi dữ liệu điện tử nhằm bảo đảm tính khách quan, tính nguyên trạng và tính có thể kiểm chứng của loại chứng cứ đặc thù này (Điều 107). Thứ sáu, bổ sung nguyên tắc loại trừ chứng cứ “Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án” nhằm khắc phục những biểu hiện tùy tiện, vi phạm phạm quyền con người, quyền công dân có thể xảy ra trong quá trình chứng minh về vụ án (Điều 87). Thứ bảy, bổ sung đầy đủ những vấn đề phải chứng minh trong 15 vụ án hình sự nhằm đặt yêu cầu đối với các cơ quan tố tụng phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc khách quan, toàn diện, tránh tâm lý chủ quan, một chiều trong quá trình chứng minh về vụ án; theo đó, bổ sung trách nhiệm phải chứng minh: nguyên nhân và điều kiện phạm tội, những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt (Điều 85). Những quy định mới của BLTTHS 2015 so với BLTTHS năm 2003 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với Kiểm sát viên trong quá trình kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự, mặt khác cũng còn những điểm quy định tại BLTTHS năm 2015 còn chưa triệt để và hiện tại cũng chưa ban hành các văn bản hướng dẫn, giải thích; một số quy định vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế nhưng chưa được thay đổi, bổ sung trong lần pháp điển hóa này. - Công tác tổ chức cán bộ còn chưa hợp lý, chưa khoa học: Bước vào cơ chế mới, sự tinh giãn về biên chế trong khi tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có những diễn biến phức tạp, số lượng vụ án gia tăng dẫn đến tình trạng quá tải khối lượng công việc, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. - Điều kiện cơ sở vật chất phương tiện làm việc của VKSND 2 cấp tỉnh Quảng Nam mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư hơn trước nhưng vẫn còn nhiều thiếu thốn lạc hậu, nhất là ở các Viện kiểm sát cấp huyện. Đó cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án hình sự. Chế độ đãi ngộ với cán bộ không thỏa đáng, tiền lương hiện nay quá thấp so với tình hình biến động kinh tế của đất nước, không đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình của cán bộ ngành Kiểm sát. Điều đó sẽ gây ra những tư tưởng dao động, không an tâm công tác, làm giảm chất lượng và hiệu quả công việc đang đảm trách đồng thời có thể làm phát sinh những tiêu cực trong nghiệp vụ. 16 CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM KIỂM SÁT ĐÚNG HOẠT ĐỘNG THU THẬP, ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, trên cơ sở các yêu cầu cải cách tư pháp của Nhà nước ta đối với tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát và thực trạng hoạt động của Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự, tác giả xác định phương hướng, nhiệm vụ bảo đảm hoạt động của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong gia đoạn điều tra vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị được xem là phù hợp, khả thi với nội dung sau: 3.1. Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ bảo đảm kiểm sát đúng hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tƣ pháp Về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp đã được xác định trong Chương trình công tác cải cách tư pháp của ngành KSND giai đoạn 2016 - 2021, toàn Ngành hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng tư pháp; tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện tốt Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức VKSND năm 2014, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Luật Tố tụng Hành chính năm 2015…; kịp thời hướng dẫn và tổ chức thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015, BLTTHS năm 2015, Luật Tổ chức CQĐT hình sự năm 2015, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xây dựng các Luật, Pháp lệnh khác trong lĩnh vực hoạt động tư pháp. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của Viện 17 kiểm sát các cấp. Thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Nghị quyết số 37/2012/QH13, Nghị quyết số 63/2013/QH13, Nghị quyết số 96/2015/QH13, Nghị quyết số 111/2015/QH13 và Nghị quyết số 113/2015/QH13… của Quốc hội và các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước; khắc phục những tồn tại, hạn chế và thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được Quốc hội giao. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên trong sạch, vững mạnh, trung thành với sự nghiệp của Đảng, dũng cảm đấu tranh bảo vệ công lý, pháp luật xã hội chủ nghĩa; có trách nhiệm, bản lĩnh và lương tâm nghề nghiệp. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành nhằm xây dựng, tôn vinh hình ảnh về ngành Kiểm sát. Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc cho Viện kiểm sát các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 3.2. Tăng cƣờng bảo đảm triển khai thực hiện Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 Qua hơn 10 năm thi hành, BLTTHS năm 2003 đã tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, hạn chế oan, sai và bỏ lọt tội phạm, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, đặc biệt là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bào chữa, bảo đảm tính minh bạch, khách quan trong tố tụng hình sự. BLTTHS đã khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng