Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Lâm nghiệp Kiểm định các mô hình chuyển hoá rừng trồng mỡ cấp tuổi v(9 11 tuổi) , vi(11 ...

Tài liệu Kiểm định các mô hình chuyển hoá rừng trồng mỡ cấp tuổi v(9 11 tuổi) , vi(11 13 tuổi), cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại công ty lâm nghiệp yên sơn

.DOC
112
106
84

Mô tả:

Khoá luận tốt nghiệp Khoá học 2005- 2009 LỜI NÓI ĐẦU Để đánh giá kết qủa sau 4 năm học tập và nghiên cứu dưới mái trường Đại học Lâm nghiệp, đến nay khoá học 2005 – 2009 đã bước vào giai đoạn kết thúc. Để hoàn thành khoá học, góp phần công sức nhỏ bé của mình vào công tác thực tế, củng cố thêm kiến thức lý thuyết, được sự đồng ý của trường Đại học, khoa Lâm học, bộ môn Điều tra- Quy hoạch, tôi tiến hành khoá luận : “Kiểm định các mô hình chuyển hoá rừng trồng Mỡ cấp tuổi V(9 -<11 tuổi) , VI(11 - <13 tuổi), cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn – Tuyên Quang “ Sau thời gian thực tập nghiêm túc, khẩn trương, ngoài sự phấn đấu của bản thân, còn có chỉ bảo hướng dẫn tận tình của quý thầy cô trong nhà trường, của bộ môn Điều tra – Quy hoạch, cùng các cấp lãnh đạo, toàn nhân viên trong Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn. Đặc biệt là sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, chu đáo của PGS.TS Vũ Nhâm. Nhân dịp này cho phép tôi bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, các cô, toàn thể thành viên trong Công ty, tới các bạn đồng nghiệp. Đặc biệt là PGS.TS Vũ Nhâm. Do thời gian có hạn, trình độ và khả năng của bản thân còn hạn chế, việc kế thừa kinh nghiệm, tài liệu của các anh chị đi trước gặp khó khăn, nên bản khoá luận không tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm. Tôi kính mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy, các cô, bạn đồng nghiệp để bản khoá luận trở thành một đề tài hữu ích cho công tác thực tế và nghiên cứu khoa học sau này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn ! Xuân Mai, tháng 06 năm 2009 Sinh viên thực hiện Lê Thị Huyền Thương Khoá luận tốt nghiệp Khoá học 2005-2009 ĐẶT VẤN ĐỀ Sau đổi mới năm 1986 Việt Nam đã có sự khởi sắc và ngày càng phát triển. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 11/1/2007 thì nền kinh tế được mở cửa đang mang đến nhiều cơ hội phát triển về mọi mặt, khó khăn dần được tháo gỡ. Cùng với quá trình phát triển của đất nước thì đời sống và nhu cầu của con người ngày càng cao hơn. Sự phát triển kinh tế của đất nước đòi hỏi sự phát triển hài hoà của tất cả các ngành kinh tế. Trong đó ngành Lâm nghiệp giữ vị trí vô cùng quan trọng. Đặc biệt là ngành chế biến gỗ và Lâm sản, bước đầu đã đáp ứng nhu cầu trong nước. Phát triển ngành chế biến gỗ và lâm sản là một trong những chiến lược hàng đầu của Đảng và Nhà nước, bởi gỗ là nguyên liệu cần thiết cho con người để đáp ứng về cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lâm sản, bột giấy và xuất khẩu . Dự kiến sản lượng sản xuất gỗ trong nước ổn định, mục tiêu đến năm 2010 đạt 9.7 triệu m 3 gỗ/năm, đến năm 2020 đạt 20-24 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu m3/năm gỗ lớn ). Tuy nhiên hiện nay việc cung cấp gỗ trên Thế giới và Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Do tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá nhiều lạm vào vốn rừng, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi (thường xảy ra hạn hán, lũ lụt), do công tác trồng rừng và quản lý, bảo vệ còn gặp nhiều vấn đề, cả trên thế giới và Việt Nam đều hạn chế khai thác rừng tự nhiên, vì vậy gỗ càng trở nên khan hiếm. Mà đặc điểm của sản xuất Lâm nghiệp là chu kỳ kinh doanh dài, cây Mỡ cũng vậy. Nếu chúng ta trồng mới phải mất 20 -25 năm mới cho khai thác; trong khi đó nếu chuyển hoá rừng chỉ mất 5-10 năm, điều này vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại, vừa đáp ứng nhu cầu về giá trị môi trường, giá trị xã hội…. Và đã nói tới gỗ lớn là chúng ta nói tới kích thước gỗ tức là đường kính của cây. Vậy với mật độ như thế nào để ta đảm bảo được sinh trưởng Mỡ đạt tốt nhất. Trên cùng đơn vị diện tích thì với số lượng là bao nhiêu? phân bố các cây trong lâm phần như thế nào? Giữa các yếu tố trong lâm phần có mối quan hệ với nhau, và giữa chúng tương quan ra sao? Điều đó thể hiện cấu trúc 1 Khoá luận tốt nghiệp Khoá học 2005-2009 của lâm phần Mỡ. Bởi khi nghiên cứu được cấu trúc là ta biết được hiện trạng rừng Mỡ ra sao? Cấu trúc rừng có thay đổi gì không ? Từ đó ta có điều chỉnh, có biện pháp lâm sinh tác động sao cho có lợi nhất để rừng Mỡ phát triển. Việc nghiên cứu phân bố N-D1.3; tương quan Hvn- D1.3 ; D1.3 – Dt ; là lý thuyết cơ bản cho chuyên hoá rừng, mà chuyển hoá rừng là phương hướng cung cấp gỗ lớn có hiệu quả mà không cần đầu tư nhiều về thời gian và tiền của, nhưng lại tạo ra được sản lượng gỗ lớn có chất lượng cao cũng như tăng khả năng hấp thụ khí CO2, CO, giảm xói mòn đất… Hiện nay, tại Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn- Tuyên Quang có diện tích rừng Mỡ rất lớn, được trồng với mật độ khá dày với mục đích cung cấp gỗ nhỏ. Trên thực tế, hai năm về trước đã có mô hình chuyển hoá rừng gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn ở cấp tuổi V(9 - <11), cấp tuổi VI (11 - <13) của loài cây Mỡ của nhóm sinh viên thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Nhâm; bước đầu đã làm tăng sản lượng gỗ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về gỗ, giảm được chi phí trồng ban đầu, đạt hiệu quả cao về môi trường và góp phần nâng cao đời sống của người dân. Vấn đề đặt ra hiện nay, là cùng với sự thay đổi của thời gian, của khí hậu, thì các mô hình chuyển hoá đó phát triển như thế nào? có đi đúng hướng chuyển hoá hay không? cấu trúc có gì thay đổi thì chưa có một nghiên cứu nào về kiểm định các mô hình chuyển hoá rừng Mỡ ở Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn- Tuyên Quang. Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :“ Kiểm định các mô hình chuyển hoá rừng trồng Mỡ cấp tuổi V (9 <11 tuổi) và cấp tuổi VI (11 - <13 tuổi) cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn – Tuyên Quang” . Để tài tiến hành kiểm định, đánh giá các mô hình chuyển hoá; so sánh cấu trúc của ô chuyển hoá và ô đối chứng ở thời điểm hiện nay và ở hai năm về trước. 2 Khoá luận tốt nghiệp Khoá học 2005-2009 PHẦN I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Một số nhận thức về loài cây Mỡ, kiểm định, phân chia cấp tuổi. 1.1.1. Một số nhận thức về đặc điểm sinh thái, hình thái và giá trị kinh tế của loài Mỡ (Manglietia glauca Dandy) Như chúng ta biết, loài Mỡ có tên khoa học là Manglietia glauca Dandy, thuộc họ Ngọc Lan(Magnoliaceae). Phân bố tự nhiên ở Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Ở Việt Nam, Mỡ là loài cây bản địa mọc tự nhiên hổn giao trong các khu rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh ở một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Mỡ được trồng ở Việt Nam từ năm 1932 và từ năm 1960 trở lại trồng đại trà ở các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái… Về đặc điểm hình thái: Mỡ là loài gỗ nhỏ, cao 20-25m, đường kính 3060cm. Thân đơn trục, thẳng, tròn đều, độ thon nhỏ. Tán hình tháp. Vỏ nhẵn màu xám xanh, không nứt, lớp vỏ trong màu trắng ngà, thơm nhẹ. Cành non mọc thẳng với thân chính, màu xanh nhạt. Lá đơn mọc cách, hình trứng hoặc trái xoan. Phiến lá dài 15-20cm, rộng 4-6cm. Hai mặt lá nhẵn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn, gân lá nỗi rõ. Hoa màu trắng mọc lẽ đầu cành, dài 6-8cm. Bao hoa 9 cánh, 3 cánh bên ngoài có màu phớt xanh. Nhị nhiều, chỉ nhị ngắn. Nhị và nhuỵ xếp sát nhau trên đế hoa hình trụ. Nhuỵ có nhiều lá noãn xếp xoắn ốc tạo thành khối hình trứng, vòi nhuỵ ngắn. Quả đại kép nứt bung. Mỗi đại mang 5-6 hạt. Hạt nhẵn, vỏ hạt đỏ, thơm nồng. Về đặc điểm sinh thái: Mỡ là loài cây ưa sáng, nhưng lúc nhỏ cần ánh sáng yếu, là cây tiên phong định vị phân bố trong rừng thứ sinh ở các đai thấp dưới 500m so với mặt nước biển. Cây Mỡ sinh trưởng thích hợp ở những nơi có nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22-24 oC, chiụ được nhiệt độ tối cao tuyệt đối 42oC và tối thấp tuyệt đối -1oC, thích hợp với độ ẩm không khí hàng năm khoảng 80%, lượng mưa hàng năm từ 1400mm-2000mm. Cây Mỡ mọc 3 Khoá luận tốt nghiệp Khoá học 2005-2009 tốt ở những nơi đất sâu, ẩm, tơi xốp, thoát nước, thành phần cơ giới thịt đến thịt nhẹ, đất feralit phát triển trên các loại đá mẹ macma chua. Về đặc điểm sinh học: Mỡ sinh trưởng tương đối nhanh. Trong trồng rừng ở giai đoạn tuổi non, tăng trưởng hàng năm có thể đạt 1,5cm đường kính và 1,5m chiều cao, sau đó sinh trưởng chậm dần, sau tuổi 20 tốc độ sinh trưởng chậm rõ rệt. Mỡ là loài cây thường xanh, sinh trưởng nhịp điệu, thay lá nhiều vào các tháng mùa đông. Cây 9-10 tuổi bắt đầu ra hoa kết quả. Hoa nở vào tháng 2-4, quả chín vào tháng 9-10. Giá trị kinh tế : Mỡ là loài cây có giá trị lớn về mặt kinh tế. Đây là loài gỗ mềm, nhẹ, thớ thẳng, mịn, ít co rút, chịu được mưa nắng, ít bị mối mọt, dác gỗ có màu trắng xám, lõi gỗ màu vàng nhạt hơi có ánh bạc. Gỗ Mỡ thường được dùng làm nhà cửa, đóng đồ gia dụng, nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ, gỗ dán, lạng, bút chì….. 1.1.2 Phân chia cấp tuổi Có 3 cách để phân chia cấp tuổi như sau: + Phân chia cấp tuổi nhân tạo + Phân chia cấp tuổi tự nhiên + Phân chia cấp tuôi kinh doanh Để tổ chức các biện pháp kinh doanh rừng người ta thường phân chia rừng theo cấp tuổi nhân tạo, nghĩa là phân chia 3 năm, 5 năm hay 10 năm một cấp phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh và tốc độ sinh trưởng của cây. Việc phân chia cấp tuổi có ý nghĩa lớn trong tính lượng khai thác và đề xuất biện pháp kỹ thuật tác động vào nó. Đối với loài Mỡ (Manglietia glauca Dandy) là loài cây mọc nhanh nên kinh doanh gỗ lớn chu kỳ khoảng 20- 25 năm vì vậy số năm trong một cấp tuổi là 3 năm là phù hợp chu kỳ kinh doanh và mục đích kinh doanh, bên cạnh đó thì mỗi năm đường kính cây có thể tăng trưởng 1,4-1,5cm vì thế sau 3 năm cây sẽ chuyển lên cỡ kính trên với khoảng cách cỡ kính là 4cm. 4 Khoá luận tốt nghiệp Khoá học 2005-2009 1.1.3. Kiểm định Trong giống cây trồng người ta nói: Kiểm định giống cây trồng là quá trình kiểm tra chất lượng lô giống cây trồng sản xuất ngay tại ruộng nương hoặc vườn, nhằm xác định tính đúng giống, độ thuần di truyền và mức độ dẫn giống hoặc loài cây khác. Tuy nhiên, chưa có một khái niệm nào nói về kiểm định rừng. Xuất phát từ thực tế đã chuyển hoá rừng năm 2007, với yêu cầu thực tế về cấu trúc lâm phần nên tôi tiến hành đề tài về vấn đề kiểm định. Kiểm định rừng là một lĩnh vực hoạt động còn rất mới ở Việt Nam. Kiểm định tiến hành định kỳ trong phạm vi cả chu kỳ kinh doanh, và đối với từng loài cây cụ thể. Mục đích của kiểm định nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu cung cấp gỗ lớn của dự án đề ra trong từng giai đoạn nhất định. Để thực thi hiệu quả kiểm định thì cũng phải xây dựng các tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn có một số tiêu chí, mỗi tiêu chí được đo bằng hai mức. Mức 1 là tăng trưởng loài Mỡ khi chặt chuyển hoá bằng với khi chưa chặt. Mức 2 là tăng tưởng của loài Mỡ sau khi chặt chuyển hoá nhanh hơn khi chưa chặt chuyển hoá. Tiêu chuẩn đặt ra phải đáp ứng mục tiêu cung cấp gỗ lớn đặt ra của dự án 1.2 Các nghiên cứu trên thế giới về chuyển hoá rừng 1.2.1.Chuyển hoá rừng Các nhà Lâm nghiệp Mỹ (1952) cho rằng Chuyển hoá rừng là quá trình áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật lâm sinh và phương pháp kinh doanh để đạt được mục đích kinh doanh. Sự phát triển của khoa học chuyển hoá rừng gắn chặt với phát triển của Lâm nghiệp. Hiện nay có nhiều chương trình quốc gia và quốc tế về chuyển hoá rừng như: Chuyển hoá rừng thuần loài thành rừng hỗn loài, chuyển hoá rừng gỗ lớn thành rừng gỗ nhỏ,… Thực chất của chuyển hoá rừng là chặt nuôi dưỡng, vì chặt nuôi dưỡng có ưu điểm là thúc đẩy sinh trưởng nhanh, cải thiện điều kiện sống một cách 5 Khoá luận tốt nghiệp Khoá học 2005-2009 trực tiếp thích hợp cho lâm phần; là khâu quan trọng trong việc điều khiển quá trình hình thành rừng và là biện pháp thay đổi định hướng phát triển của cây rừng và lâm phần trước khi thu hoạch nhưng không thay thế nó bằng một lâm phần mới (K. Wenger. 1984). Như vậy, “chặt nuôi dưỡng là biện pháp chính để nuôi dưỡng rừng bằng cách chặt bớt đi một số cây rừng nhằm tạo điều kiện cho những cây phẩm chất tốt được giữ lại sinh trưởng, nuôi dưỡng hình thân, tạo tán, tăng lượng sinh trưởng, cải thiện chất lượng gỗ và nâng cao các chức năng có lợi khác của rừng” Chặt nuôi dưỡng không đặt mục tiêu tái sinh rừng và thu hoạch sản phẩm trước mắt làm mục đích chính mà mục tiêu có tính chiến lược là: “nuôi dưỡng những cây tốt nhất thuộc nhóm mục đích kinh doanh”. Các nhà lâm nghiệp Mỹ (1925) cho rằng chặt nuôi dưỡng là quá trình áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật lâm sinh và phương pháp kinh doanh để đạt được mục đích kinh doanh. Nước Mỹ chia chặt nuôi dưỡng ra làm 5 loại: (1) Chặt loại trừ, chặt những cây chèn ép, không dùng, thứ yếu (2) Chặt tự do chặt bỏ những cây gỗ tầng trên; (3) Chặt tỉa thưa và chặt sinh trưởng; (4) Chặt chỉnh lý, chặt các loài cây thứ yếu, hình dáng và sinh trưởng kém; (5) Chặt gỗ thải, chặt các cây bị hại. Năm 1950 Trung quốc đã ban hành quy trình chặt nuôi dưỡng chủ yếu là dựa vào các giai đoạn tuổi của lâm phần, đưa ra nhiệm vụ và quy định thời kỳ chặt và phương pháp chặt nuôi dưỡng. Thời kỳ phát triển khác nhau thì cây rừng có những đặc điểm sinh trưởng khác nhau và do đó nhiệm vụ chặt nuôi dưỡng cũng ở mức độ khác. Phương pháp chặt nuôi dưỡng của Nhật bản thường chia làm 2 loại: Loại thứ nhất căn cứ vào ngoại hình cây rừng chia ra 5 cấp để tiến hành chặt nuôi dưỡng; nhưng do kỹ thuật của mỗi người khác nhau nên khó đạt được một tiêu chuẩn nhất định. Loại thứ hai chia ra 3 cấp gỗ tốt, gỗ vừa và gỗ 6 Khoá luận tốt nghiệp Khoá học 2005-2009 xấu và yêu cầu phải có cùng đường kính trong không gian như nhau. Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện. Ngoài ra năm 1970 áp dụng phương pháp cây ưu thế. Phương pháp này đơn giản dễ làm, chủ yếu dựa vào giá trị sản xuất và lợi ích hiện tại. Ở Nhật Bản, người ta rất coi trọng chặt nuôi dưỡng, từ năm 1981 đến nay chặt nuôi dưỡng trở thành chính sách lớn nhất của Lâm nghiệp Nhật Bản. Tuy nhiên áp dụng chặt nuôi dưỡng cho chặt chuyển hoá cần phải quan tâm đến điều kiện thực tế của lâm phần, nghĩa là chặt chuyển hoá là chặt nuôi dưỡng nhưng cần phải bài chặt cả những cây có đủ không gian dinh dưỡng nhưng không có khả năng sinh trưởng thành gỗ lớn đồng thời chặt chọn ở những khoảng phân bố cụm. Các nhà lâm học Trung Quốc cho rằng: Trong khi rừng chưa thành thục để tạo điều kiện cho cây gỗ còn lại sinh trưởng phát triển tốt, cần phải chặt bớt một phần cây gỗ. Ngoài ra thông qua chặt bớt một phần cây gỗ mà thu được một phần lợi nhuận nên còn được gọi là “Chặt lợi dụng trung gian” (Chặt trung gian). Như vậy, chặt nuôi dưỡng là biện pháp chính để nuôi dưỡng rừng bằng cách chắt bớt đi một số cây rừng nhằm tạo điều kiện cho những cây phẩm chất tốt được giữ lại sinh trưởng, nuôi dưỡng hình thân, tạo tán, tăng lượng sinh trưởng, cải thiện chất lượng gỗ và nâng cao các chức năng có lợi khác của rừng. Mục đích của chặt nuôi dưỡng đối với rừng trồng thuần loài là: Cải thiện điều kiện sinh trưởng của cây rừng; xúc tiến sinh trưởng cây rừng, rút ngắn chu kỳ chăm sóc cây rừng; loại bỏ được cây gỗ xấu nâng cao chất lượng lâm phần. Theo quy định chặt nuôi dưỡng rừng của Trung Quốc năm 1957, chặt nuôi dưỡng chia làm 4 loại là: Chặt thấu quang, chặt loại trừ, chặt tỉa thưa và chặt sinh trưởng (Chất lượng gỗ chia làm 3 cấp). Một số yếu tố kỷ thuật của chặt nuôi dưỡng gồm: + Các phương pháp chặt nuôi dưỡng: Các nghiên cứu cho thấy phân bố số cây theo cấp kính đều theo phấn bố Parabol hoặc gần Parabol. Căn cứ vào độ lệch của đỉnh Parabol làm cơ sở xây 7 Khoá luận tốt nghiệp Khoá học 2005-2009 dựng các phương pháp chặt nuôi dưỡng. Phương pháp áp dụng có 3 loại: Chặt nuôi dưỡng tầng dưới, chặt nuôi dưỡng chọn lọc và chặt nuôi dưỡng cơ giới. + Để tiến hành nưôi dưỡng trước hết phải phân cấp cây rừng. Hiện nay chủ yếu theo phân cấp của Kraff (1984) vì Phân cấp của Kraft phản ánh được tình hình phân hóa cây rừng, tiêu chuẩn phân cấp rõ ràng, đơn giản và dễ áp dụng nhưng chỉ phù hợp với rừng thuần loài đều tuổi. + Xác định thời kỳ bắt đầu chặt nuôi dưỡng: Để xác định kỳ bắt đầu chặt nuôi dưỡng cần phải tổng hợp tất cả các yếu tố như: Đặc tính sinh vật học của cây; điều kiện lập địa; mật độ lâm phận; tình hình sinh trưởng; giao thông vận chuyển; nhân lực và khả năng tiêu thụ gỗ nhỏ. Từ góc độ sinh vật học, việc xác định kỳ bắt đầu chặt nuôi dưỡng thường dựa vào các yếu tố sau: - Mức độ phân hoá cây rừng: Việc xác định có thể dựa vào một số tiêu chí sau: Phân cấp cây rừng; độ phân tán của đường kính lâm phần, tỷ lệ số cây lâm phần theo cấp kính. - Hình thái bên ngoài của lâm phần: Có thể căn cứ động thái hình tán hay độ cao tỉa cành tự nhiên. + Xác định cường độ chặt nuôi dưỡng: Cường độ chặt nuôi dưỡng là chặt bao nhiêu cây, để lại bao nhiêu cây cũng là vấn đề thông qua việc chặt nuôi dưỡng điều chỉnh độ dày của lâm phần. Xác định được cường độ chặt nuôi dưỡng hợp lý trong kinh doanh rừng có một ý nghĩa rất lớn. * Thể hiện cường độ chặt nuôi dưỡng: Có 2 phương pháp. - Tính theo tỷ lệ thể tích gỗ cây chặt chiếm trong thể tích gỗ toàn lâm phần của mỗi lần chặt: Pv = v\V*100% (v là thể tích của cây chặt, V là sản lượng của lâm phần, Pv là cường độ chặt). - Dựa vào tỷ lệ số cây mỗi lần chặt chiếm trong tổng số cây toàn lâm phần: Pn = n\N*100% (Trong đó: n là số cây cần chặt, N là tổng số cây của lâm phần, Pn là cường độ chặt). * Xác định cường độ chặt nuôi dưỡng: Có 2 phương pháp. 8 Khoá luận tốt nghiệp Khoá học 2005-2009 - Phương pháp định tính: Thường căn cứ vào phân cấp cây rừng, độ tàn che hay độ đầy của lâm phần để xác định cường độ chặt nuôi dưỡng. - Phương pháp định lượng: Căn cứ vào sinh trưởng của lâm phần và mối quan hệ giữa các loài cây đứng trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Căn cứ vào mật độ hợp lý mà xác định số lượng cây chặt hoặc bảo lưu. Thường xác định theo quy luật tương quan giữa đường kính chiều cao và tán cây. + Xác định cây chặt: Cần đào thải cây có phẩm chất xấu và sinh trưởng kém, để lại những cây sinh trưởng mạnh, cao lớn, tròn thẳng. + Xác định kỳ giãn cách – Chu kỳ chặt nuôi dưỡng: Kỳ giãn cách dài hay ngắn cần xem xét tốc độ khép tán và lượng sinh trưởng hàng năm, cường độ chặt nuôi dưỡng càng lớn thì kỳ giãn cách càng dài. Kỳ giãn cách ở một số nước xác định từ 5 – 10 năm. 1.2.2. Các yếu tố kỷ thuật làm cơ sở xây dựng phương pháp kiểm định rừng 1.2.2.1. Sinh trưởng và tăng trưởng Theo V.Bertalanfly (Wenk, G.1990) thì sinh trưởng là sự tăng lên của một đại lượng nào đó nhờ kết quả của đồng hoá của một vật sống. Như vậy sinh trưởng gắn liền với thời gian và thường được gọi là quá trình sinh trưởng. Tăng trưởng là sự tăng lên về kích thước của một hoặc nhiều cá thể trong lâm phần với khoảng thời gian cho trước (Vanclay, J.K.1999; Avery, T.E.1995; Wenk, G.1990,…). Nghiên cứu sinh trưởng và tăng trưởng của các loài cây gỗ đã được đề cập đến từ thế kỷ 18, nhưng phát triển mạnh mẽ nhất là sau đại chiến thế giới lần thứ nhất. Về lĩnh vực này phải kể đến tác giả tiêu biểu như: Tuorsky (1925), Tovstolev (1938), Chapmen và Mayer (1949), Grossman (1961, 1964),… nhìn chung các nghiên cứu về sinh trưởng của cây rừng và lâm phần, phần lớn đều được xây dựng thành các mô hình toán học chặt chẽ và đã được công bố trong các công trình của Mayer, H.A, và Stevenson, D.D (1943), Schumacher, F.X và Coile, T.X (1960), Clutter, J.L, Allison, B.J (1973), Alder (1980). 9 Khoá luận tốt nghiệp Khoá học 2005-2009 1.2.2.2. Các quy luật cấu trúc lâm phần Cấu trúc rừng là sự sắp xếp các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Cấu trúc là cơ sở quan trọng cho công tác quy hoạch trong việc định hướng sự phát triển của rừng theo mục tiêu kinh doanh lợi dụng. Ngay từ những năm đầu thế kỷ 20 đã có nhiều công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh của con người. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng phát triển từ thấp đến cao, từ chỗ nghiên cứu chủ yếu là mô tả định tính sang nghiên cứu định lượng. Chúng ta có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu trên thế giới như sau: Catinot R và Plaudyi biểu diễn cấu trúc rừng bằng các phẫu đồ ngang và đứng, Rollet 1971 đã đưa ra hàng loạt các phẫu đồ mô tả cấu trúc hình thái rừng mưa trong đó nghiên cứu tương quan giữa chiều cao và đường kính ngang ngực, tương quan đường kính tán và đường kính ngang ngực theo các hàm hồi quy. Richards PW 1952 phân biệt tổ thành thực vật thành 2 loại rừng mưa hỗn hợp và rừng đơn ưu. Mục đích của chuyển hoá rừng là nâng cao sinh trưởng của lâm phần và chất lượng gỗ, mà chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện được là D1.3, nhưng để nghiên cứu tổng quát nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu biến đổi của các quy luật cấu trúc sau: - Phân bố số cây theo đường kính ( N – D1.3) Là một trong những quy luật quan trọng nhất của quy luật kết cấu lâm phần. Nó phản ánh mức độ thích nghi của các loài cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài cây với điều kiện lập địa. Ngoài ra phân bố số cây theo đường kính còn sắp xếp tổ hợp các thành phần cấu thành nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Nếu phân bố số cây theo đường kính hợp lý thì cây rừng sẽ tận dụng được tối đa các tiềm năng của điều kiện lập địa, tạo ra năng suất sinh khối cao nhất. Reineke (1933) đã phát hiện đường kính tương quan với mật độ mà không liên quan tới điều kiện lập địa, theo phương trình: LogN = -1,605 log D + k ( k là hằng số thích ứng của một cây nào 10 Khoá luận tốt nghiệp Khoá học 2005-2009 đó). Giữa Dg và N luôn tồn tại mối quan hệ mật thiết và thường được biểu thị dưới dạng N= a.Dlogb Một số kết quả thực nghiệm của Smelko 1990 xác định mối quan hệ giữa N và Dg cho một số loại sau: Fichte N = 1348.Dg-1.532 Kiefer N = 2195.Dg-1.762 Eiche N = 1062.Dg-1.565 Để nghiên cứu và mô tả quy luật cấu trúc đường kính ta có thể sử dụng hàm Weibull, Prodan, Gamma… - Tương quan Hvn – D1.3 Trong một lâm phần chiều cao và đường kính có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nghiên cứu mối quan hệ này có thể hiểu được bản chất lâm phần và qua đó sẽ đề xuất các giải pháp lâm sinh nhằm cải thiện cấu trúc rừng. Mối quan hệ này được biểu thị rất phong phú theo các tác giả Hohenald, Krenn, Michailoff, Naslund… H= ao + a1D + a2D2 H -1.3 =D2/(D+ b.D2) H= a.Db H= a + blogD …. -Tương quan D1.3 – Dt Một số nghiên cứu của các tác giả: Zieger(1928), Cromer O.A.N. (1948), Miller(1953)… và phổ biến nhất là dạng đường thẳng. 1.2.2.3.. Nhận xét - Các nghiên cứu, ứng dụng mô hình chặt nuôi dưỡng trên thế giới đã hoàn thiện. - Chúng ta vận dụng các nghiên cứu đó vào chặt chuyển hoá rừng ở Việt Nam. 11 Khoá luận tốt nghiệp Khoá học 2005-2009 1.3. Các nghiên cứu chuyển hoá rừng ở Việt Nam 1.3.1. Chuyển hoá rừng Chuyển hoá rừng là một khái niệm còn tương đối mới mẻ. Thực chất chuyển hoá rừng chính là chặt nuôi dưỡng và quá trình tỉa thưa đã được các nước trên thế giới nghiên cứu trong một thời gian khá dài. Lịch sử phát triển chặt nuôi dưỡng ở Việt Nam còn tương đối non trẻ phần lớn mới chỉ tập trung nghiên cứu để ứng dụng cho chặt nuôi dưỡng ở rừng trồng đều tuổi. Mặc dù còn có một số hạn chế nhất định về các phương pháp phân cấp cây và xác định mật độ tối ưu, nhưng những kết quả bước đầu nghiên cứu trong lĩnh vực này đã đóng góp đáng kể cho việc từng bước xây dựng hệ thống các biện pháp kỷ thuật xử lý lâm sinh trong nuôi dưỡng rừng nhiệt đới Việt Nam. Một số kỹ thuật chặt nuôi dưỡng cho rừng trồng đã được kiểm định trong thực tiễn sản xuất và được công nhận là tiêu chuẩn ngành như: Chặt tỉa thưa rừng Thông nhựa, chặt tỉa thưa rừng Thông đuôi ngựa, chặt tỉa thưa rừng Mỡ… 1.3.2. Các yếu tố kỹ thuật làm cơ sở xây dựng phương pháp kiểm định rừng 1.3.2.1. Sinh trưởng và tăng trưởng Phùng Ngọc Lan (1985) đã khảo nghiệm một số phương trình sinh trưởng cho một số loài cây như: Mỡ, Thông đuôi ngựa, Bồ đề, Bạch đàn. Nguyễn Ngọc Lung (1999) cũng đã cho thử nghiệm các hàm: Gompertz, Schumacher để mô tả quá trình sinh trưởng của loài thông 3 lá tại Đà Lạt Lâm Đồng. Và tác giả đề nghị dùng phương trình Schumacher để mô tả quy luật sinh trưởng cho một số đại lượng. Tác giả cũng đã giới thiệu một số hàm sinh trưởng triển vọng nhất được thử nghiệm với các loài cây mọc nhanh ở Việt Nam, như: Gompertz, Koller, Schumacher, Kort,… Các kết quả nghiên cứu về tăng trưởng rừng còn được giới thiệu thông qua các ấm phẩm của các công trình nghiên cứu cấp nhà nước, cấp ngành, như: Nguyễn Ngọc Lung (1999), Vũ Tiến Hinh (2000), Đào Công Khanh (2001). Trong các luận án tiến sĩ của các tác giả: Nguyễn Thị Bảo Lâm (1996), Trần Cẩm Tú (1998), Nguyễn Văn Dưỡng (2000). 12 Khoá luận tốt nghiệp Khoá học 2005-2009 1.3.2.2. Các quy luật cấu trúc lâm phần + Cấu trúc đường kính thân cây đứng Với rừng tự nhiên nước ta: Đồng Sỹ Hiền (1974) đã chọn hàm Meyer, Nguyễn Hải Tuất (1986) chọn hàm Khoảng cách… Với lâm phần thuần loài, đều tuổi giai đoạn còn non và giai đoạn trung niên, các tác giả: Trịnh Đức Huy (1987, 1988), Vũ Nhâm (1988), Vũ Tiến Hinh (1990), Phạm Ngọc Giao (1989, 1996)...đều nhất trí đường biểu diễn quy luật phân bố N/D có dạng lệch trái và có thể dùng hàm toán học khác nhau như: Hàm Weibull, hàm Scharlier... + Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính cây rừng . Vũ Đình Phương (1985) thiết lập biểu cấp chiều cao lâm phần Bồ Đề tự nhiên từ phương trình Parabol bậc hai mà không cần phân biệt cấp đất và tuổi. Vũ Nhâm (1988) đã xây dựng được mô hình đường cong chiều cao lâm phần cho Thông đuôi ngựa khu vực Đông Bắc. Ngoài ra còn rất nhiều tác giả khác trong quá trình nghiên cứu cấu trúc, sinh trưởng, sản lượng rừng đã đề cập tới quy luật tương quan H/D. + Nghiên cứu tương quan giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực. Vũ Đình Phương (1985) đã khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực theo dạng phương trình đường thẳng. Phạm Ngọc Giao (1996) đã xây dựng mô hình động thái tương quan giữa DT/D1.3 với rừng Thông đuôi ngựa khu Đông Bắc. 1.3.2.3 Nhận xét Chuyển hoá rừng là một khái niệm còn tương đối mới mẻ. Thực chất chuyển hoá rừng chính là chặt nuôi dưỡng và quá trình tỉa thưa đã được các nước trên thế giới nghiên cứu trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, do đặc tính sinh vật học mỗi loài cây rừng khác nhau, cấu trúc rừng khác nhau, mật độ rừng khác nhau và mục đích kinh doanh khác nhau mà cần có các biện pháp kỹ thuật chuyển hoá khác nhau. Ở Việt Nam, chuyển hoá rừng đã từng bước được tiến hành ở một số đối tượng như; chuyển hoá rừng giống, chuyển 13 Khoá luận tốt nghiệp Khoá học 2005-2009 hoá rừng thuần loài thành hỗn loài, chuyển hoá rừng trồng Keo lai nguyên liệu giấy thành rừng gỗ công nghiệp…Tuy nhiên, việc áp dụng vẫn còn hạn chế do gặp rất nhiều khó khăn về kỹ thuật, vốn…Trong giai đoạn tới, quá trình tiến tới toàn cầu hoá sẽ làm cho tính cạnh tranh ngày càng cao, nhu cầu về lâm sản ngày càng gia tăng đặc biệt đối với nhu cầu về gỗ lớn. Vì vậy, việc chuyển hoá nhanh rừng cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn là việc làm tiên quyết không những giúp cho ngành chế biến xuất khẩu gỗ nói riêng mà còn cho cả ngành Lâm nghiệp nói chung. Tuy nhiên hiện nay, việc kiểm định các mô hình chuyển hoá mới chỉ được áp dụng cho một số ít lĩnh vực, thậm chí còn không có. Đặc biệt là chưa có một nghiên cứu nào về việc kiểm định mô hình chuyển hoá rừng trồng Mỡ(Manglietia glauca Dandy) cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn, trong khi rừng trồng Mỡ ở Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang chiếm một diện tích khá lớn, được đem vào gây trồng cách đây khoảng 30 năm với mục đích chính là cung cấp gỗ nhỏ làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nguyên liệu giấy sợi. Chính vì vậy, mà mật độ trồng rừng ban đầu tương đối dầy, các rừng Mỡ hiện tại đạt từ tuổi 5 đến tuổi 20 chiếm phần lớn diện tích, đa số đã có sự phân hoá, tỉa thưa tự nhiên và các tác động nhân tạo. Do vậy mà mật độ hiện tại và sự phân bố cây trong lâm phần là không đều, do đó muốn chuyển hoá các lâm phần này cần xây dựng các mô hình lý thuyết ở các cấp tuổi khác nhau từ đó làm cơ sở xây dựng quy hoạch chuyển hoá rừng. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài “Kiểm định các mô hình chuyển hoá rừng trồng Mỡ(Manglietia glauca Dandy) cấp tuổi V(9- < 11 tuổi), VI(11 - <13 tuổi) cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại công ty Lâm nghiệp Yên Sơn – Tuyên Quang” 14 Khoá luận tốt nghiệp Khoá học 2005-2009 PHẦN II MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá được khả năng trở thành gỗ lớn của các mô hình chuyển hoá rừng trồng Mỡ cấp tuổi V (9 - <11) và VI(11 - <13) tại Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 2.1.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: -Xác định được quy luật cấu trúc cơ bản của rừng trồng Mỡ cấp tuổi V (9 - <11) và VI(11 - <13) trên các mô hình chặt chuyển hóa (Bao gồm cả trước khi chặt và 2 năm sau khi chặt). - Xác định được mức độ biến đổi cấu trúc rừng giữa các mô hình sau khi chặt chuyển hóa 2 năm so với cấu trúc rừng của các mô hình trước khi chặt chuyển hoá và cấu trúc rừng của các ô đối chứng. 2.2. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Là rừng trồng Mỡ cấp tuổi V( 9-<11 tuổi) và VI (11-<13 tuổi) trên cấp đất I, II, III, mật độ >1000 cây/ha. Chúng tôi một nhóm sinh viên thực hiện đề tài dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Nhâm đã tiến hành nghiên cứu trên cả năm cấp tuổi, trong đó tôi thực hiện trên cấp tuổi V và VI trên cấp đất I, II , III, mà không tiến hành trên cấp đất IV, V vì đây là những cấp đất xấu. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu rừng trông Mỡ cấp tuổi V và VI, tại Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 2.2.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Khoá luận chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: - Nghiên cứu quy luật cấu trúc cho các mô hình sau khi chặt chuyển hoá 2 năm và trên các ô đối chứng. - Kế thừa kết quả nghiên cứu cấu trúc rừng của các mô hình trước khi chặt chuyển hoá đã được nghiên cứu. 15 Khoá luận tốt nghiệp Khoá học 2005-2009 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Phân tích điều kiện cơ bản và tình hình sản xuất kinh doanh Lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. - Điều kiện tự nhiên. - Điều kiện kinh tế - xã hội. - Tình hình sản xuất kinh doanh trước kia và hiện nay. 2..3.2. Giới thiệu các bước tiến hành mô hình chuyển hoá - Địa điểm chặt chuyển hoá - Xác định phương pháp chặt chuyển hoá - Xác định chu kỳ chặt - Xác định thời điểm chặt 2.3.3. Nghiên cứu các quy luật cấu trúc rừng trên các đối tượng - Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N_D1.3). - Tuơng quan Hvn – D1.3 -Tuơng quan DT - D1.3 2.3.4. So sánh biến đổi cấu trúc lâm phần và biến đổi đường kính bình quân lâm phần - Biến đổi phân bố số cây theo cỡ đường kính (N_D1.3). - Biến đổi tương quan Hvn – D1.3 - Biến đổi tương quan DT - D1.3 2.4. Phương pháp nghiên cứu Tuỳ theo nội dung nghiên cứu mà lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho phù hợp hoặc kết hợp các phương pháp với nhau để thu được kết quả khách quan nhất. 2.4.1. Phương pháp chủ đạo Các lâm phần Mỡ được trồng với mật độ, thời điểm và cấp đất khác nhau, do đó mỗi lâm phần có đặc điểm khác nhau là một đối tượng nghiên cứu. Mục đích chủ yếu là nâng cao các giá trị thương mại gỗ Mỡ, thông qua việc kiểm định các mô hình chuyển hoá rừng trồng Mỡ cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn. Vận dụng phương pháp có sự tham gia của chủ rừng và người dân kết hợp với chuyển giao công nghệ. Thực hiện kết hợp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn cơ sở. 16 Khoá luận tốt nghiệp Khoá học 2005-2009 2.4.2. Các phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp 2.4.2.1. Kế thừa tài liệu - Tài liệu điều kiện cơ bản về Công ty Lâm Nghiệp Yên Sơn – Tuyên Quang + Điều kiện tự nhiên Công ty Lâm Nghiệp Yên Sơn + Điều kiện kinh tế - xã hội Công ty Lâm Nghiệp Yên Sơn - Kế thừa và tham khảo các kết quả nghiên cứu có liên quan đã công bố. - Kế thưa số liệu thu thập được của năm 2007, làm cơ sở so sánh + Biểu cấp đất của Vũ Tiến Hinh, Đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000). + Khoá luận về chuyển hoá rừng từ các khoá trước. 2.4.2.2. Thu thập số liệu ngoại nghiệp - Thu thập số liệu là một khâu cực kỳ quan trọng. Phương pháp thu thập số liệu hợp lý, độ chính xác cao sẽ đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu. a) Trên ÔTC 5000 m2 cố định (ô tổng hợp) đã được thiết lập mô hình chuyển hoá tiến hành đo đếm các chỉ tiêu D1.3, Hvn, DT và vẽ phẫu đồ ngang. Trên điện tích 5000 m2 cố định chia làm 5 ÔTC tạm thời, mỗi ô có diện tích là 1000 m2 (20×50 m) - Ô đối chứng (ODC) là ô lập năm 2007, và được đo đếm năm 2009, diện tích là 500m2 *) Các chỉ tiêu đo đếm : ( Có phụ biểu kèm theo) - Đường kính ngang ngực (D1.3) : Đo toàn bộ số cây của ÔTC bằng thước kẹp kính, đo theo 2 hướng vuông góc Đông Tây- Nam Bắc.Yêu cầu: đo đúng vị trí 1.3m, đặt thước vuông góc với thân cây, 3 thân thước phải áp sát vào cây, đọc kết quả xong rồi mới rút thước ra. Độ chính xác tới (cm) - Chiều cao vút ngọn (Hvn) : + Dùng thước đo cao Blume- leiss. + Đứng cách gốc cây 1 khoảng tương ứng với cự ly ngang ghi trên 17 Khoá luận tốt nghiệp Khoá học 2005-2009 thước + Ngắm vào điểm thứ nhất cần đo, đợi kim hết dao động bấm nút hãm kim được kết quả h1. + Ngắm vào điểm thứ 2, đợi kim hết dao động bấm nút hãm được kết quả h2. + Chiều cao của cây được tính theo công thức h = h1± h2 ( lấy dấu cộng khi kim chỉ về 2 phía của vạch số 0, dấu trừ khi kim chỉ cùng phía). Trong trường hợp dốc nghiêng 1 góc  khi đó h’ = h- sin2. Độ chính xác tới (dm) - Chiều cao dưới cành (Hdc) : Dùng thước đo cao Blume – Leiss, độ chính xác tới (dm) - Đường kính tán (Dt) : Dùng thước dây đo hai chiều Đông –Tây ,Nam - Bắc, độ chính xác tới (dm) Vẽ phẫu đồ ngang trên các ô đối chứng b) Trên các ÔTC đối chứng 500 m 2 cũng tiến hành đo đếm các chỉ tiêu D1.3, Hvn, DT và vẽ phẫu đồ ngang. Mẫu biểu 01: Điều tra tầng cây cao OTC: Tuổi: Ngày điều tra: Địa điểm: Độ dốc: Người điều tra: Khoảnh, lô: Hướng phơi: Người kiểm tra: TT DT D1.3 NB TB Hvn HDC DT Dt NB Cấp TB Chất Ghi Kraft lượng chú 1 … 2.4.3. Xác định các quy luật cấu trúc lâm phần Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng toán học thống kê có sự trợ giúp của phần mềm Excell 6.0 và SPSS 15.0. phần mềm tự động (versison 2.0) * Các đặc trưng cần tính toán: 18 Khoá luận tốt nghiệp Khoá học 2005-2009 Từ số liệu đo đếm được các nhân tố điều tra D 1.3, Hvn trên các ô tiêu chuẩn tiến hành chỉnh lý số liệu theo cỡ kính và chiều cao: - Số tổ : m=5*log(n) Trong đó : m: là số tổ n: số cây trong OTC - Cự ly tổ: k  X max  X min m Trong đó : Xmax: là trị số quan sát lớn nhất Xmin: là trị số quan sát nhỏ nhất - Tính các trị số trung bình ( X ) của đại lượng sinh trưởng X  Trong đó: X 1 n  X i fi n i 1 : trung bình mẫu n: dung lượng quan sát Xi : trị số quan sát fi : Tần số xuất hiện của từng cỡ) - Phương sai mẫu ( S x2 ) S x2  m Qx  11 Trong đó: Qx n 1  m    f i Xi   f i Xi 2   i 1 n 2 S x2 : Phương sai n: dung lượng quan sát X i : trị số quan sát) - Sai tiêu chuẩn (Sx) : Sx = Trong đó: S x2 Sx: Sai tiêu chuẩn S x2 : Phương sai) - Phạm vi biến động (Rx): Rx = X (max) – X (min) Trong đó: Rx: Phạm vi biến động 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan