Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khủng hoảng nợ argentina 2001-2002...

Tài liệu Khủng hoảng nợ argentina 2001-2002

.PDF
10
358
98

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Khủng hoảng nợ  Argentina (2001­2002) MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Argentina đất nước của những lễ  hội nổi tiếng, carnival và điệu nhảy Tango đầy  quyến rũ, một vùng đất với phong cảnh mê hoặc từ  các đồng bằng bụi bặm Patagonia đến  đỉnh Andes phủ  tuyết trắng. Đất nước  ấy đã từng là thiên đường của người dân nơi đây khi  Argentina   phát   triển   một   cách   ngoạn   mục   trong   suốt   những   năm   của   thập   niên   1990.   Argentina được cho là một điển hình của sự thần kì mới với những thành tựu đã đạt được. Nhưng cũng giống như Đông Á, sau đổi mới Argentina đã đạt được những thành công   nhất định nhờ vào những thành công từ việc ổn định giá trị đồng nội tệ  cùng với tốc độ  tăng  trưởng ngoạn mục. Lần này đến lượt Argentina chọn đi trên vết xe đổ của các nước Đông Á,   họ đã ngủ quên trên chiến thắng, lại trở thành nạn nhân từ chính sự thành công của mình. Tháng 12/2001 hệ  thống ngân hàng Argentina sụp đổ, nhấn chìm một trong những   trung tâm kinh tế năng động và thành công nhất tại khu vực Nam Mỹ. Gần như chỉ sau một   đêm, đất nước này rơi vào cảnh đói nghèo. Tình cảnh sau đó hết sức hỗn độn. Chỉ trong vòng  1 tuần, có tới 5 vị  Tổng thống lên và xuống chức. Người dân, công nhân, viên chức xuống  đường biểu tình. Chính quyền Argentina cho rằng thủ phạm là các chính sách mà Quỹ Tiền tệ  Quốc tế và Ngân hàng Thế giới áp dụng tại đây từ những năm 1990.  Vậy nguyên nhân thực sự của sự sụp đổ này do đâu? Đó là một vấn đề  lớn mà nhiều  nhà nghiên cứu kinh tế đã tốn không ít giấy mực. Đây cũng là đề  tài mà nhóm chúng em đưa  Khủng hoảng nợ Argentina (2001­2002) ra để thảo luận, từ điển hình của Argentina mà rút ra những bài học cho Việt Nam trong giai   đoạn hiện nay, khi Việt Nam cũng được xem là một thần kì mới. Page 3 Trước khi đi vào tìm hiểu cuộc khủng hoảng kinh tế  Argentina, chúng ta cần phải   nắm được một vài khái niệm căn bản sau: Khủng hoảng tài chính là gì? Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế  trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính: Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền. Các khách hàng vay vốn , gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn  trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng. Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Khủng hoảng nợ là một dạng khủng hoảng tài chính xuất hiện hai yếu tố 1 và 2. Một trong những nước xuất hiện khủng hoảng nợ điển hình không ai khác chính  là  Argentina. I.  ARGENTINA TRƯỚC KHỦNG HOẢNG:  Trong thập niên 1990, Argentina đã thực hiện các chương trình tái cấu trúc nền kinh tế  bao gồm: Năm 1991 lập một hệ  thống tiền tệ  (currency board) với nhiệm vụ  gắn chặt tỷ giá  đồng peso với đồng dollar theo tỷ  giá 1 đổi 1, và chỉ  phát hành vừa đủ  tiền peso cho  việc trao đổi trên thị trường. Đây là giải pháp nhằm khống chế lạm phát, nhưng đồng  thời nó cũng hạn chế  khả  năng của ngân hàng trung  ương trong việc hỗ  trợ  bù đắp   thâm hụt ngân sách nhà nước và giúp đỡ  các ngân hàng thương mại tăng cường tính   thanh khoản. Khủng hoảng nợ Argentina (2001­2002) Xây dựng hệ  thống tiền tệ  kép (bi­monetary) đảm bảo vai trò ngang nhau giữa đồng  peso với ngoại tệ (chủ yếu là đô la Mỹ). Người dân Argentina có quyền trả  bằng bất   kỳ đồng tiền nào trong các giao dịch của mình.  Tự  do hóa hoàn toàn hệ  thống ngân hàng, bao gồm việc tư  nhân hóa gần như  tất cả  các ngân hàng nhà nước ở địa phương và bán một ít các tổ chức tài chính trung bình và  lớn cho nước ngoài. Tự  do hóa hoàn toàn việc luân chuyển tư bản ­ cả tài chính lẫn đầu tư  trực tiếp ­ mà   không có bất kỳ hạn chế nào. Tư  nhân hóa các công ty nhà nước từ  công ty hàng không đến công ty điện và Bưu  điện, trong khi nước này chưa hề có một hệ thống luật lệ mạnh và đầy đủ. Loại bỏ  gần như  tất cả  các hàng rào phi thuế  quan, và cắt giảm thuế  từ  trung bình   45% đầu thập niên 90 xuống còn 11% năm 2000. Từ chương trình tư hữu hóa hàng loạt xí nghiệp quốc doanh, tư hữu hóa ào ạt, nhất là  việc bán chúng cho các ông chủ  nước ngoài, bước đầu đã đem lại một lượng dự  trữ  ngoại tệ khá lớn cho quốc gia này. Nguồn thu từ chương trình tư hữu hóa cùng với việc vay nợ nước ngoài đã giúp Chính  phủ Argentina ổn định giá trị của đồng nội tệ. Tất cả điều này đã làm nền tảng cho các tăng   trưởng ngoạn mục sau đó. Thêm vào đó, những thành tựu kinh tế  và sự  ổn định trong giá trị  đồng nội tệ  đã dẫn tới một hệ  quả  đương nhiên, đó là dòng vốn quốc tế  chảy  ồ   ạt vào   Argentina. Những yếu tố  đó khiến Argentina được ngợi khen như  là một điển hình của sự  thần kỳ mới và là một trong những “học trò xuất sắc” được IMF thừa nhận. Những biện pháp này có tác dụng tức thời. 3 năm sau đó nền kinh tế  phát triển tốt  trong khi lạm phát giảm. Nhưng cùng với cái gọi là thần kỳ  đó là  ảo tưởng ngủ  quên trên   chiến thắng. Page 5 II.  DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG:  Chính từ  sự  tăng trưởng ngoạn mục như  đã nêu trên mà chính phủ  Argentina đã tận   dụng uy tín đang lên của quốc gia để  liên tục vay nợ nước ngoài. Cứ  như  thế các khoản nợ  nước ngoài âm thầm tăng lên dần, bắt đầu là ngưỡng an toàn từ tỉ lệ nợ dưới 50% GDP (35%   trong năm 1995 cho đến gần 65% năm 2001). Các khoản nợ nước ngoài này dẫn đến hậu quả  tai hại là làm chính phủ mất đi sức đề kháng trước những rủi ro trong thâm hụt ngân sách, với  suy nghĩ dù gì đi chăng nữa, chính phủ cũng dư sức bù đắp thâm hụt ngân sách bằng nguồn dự  trữ  ngoại tệ  dồi dào và cả... vay nợ  nữa. Thất nghiệp leo đến mức kỷ  lục. Bộ  trưởng Tài  chính, Bộ  trưởng Kinh tế  nối nhau từ  chức. Tổng thống ban bố  tình trạng khẩn cấp rồi từ  chức. Từ  những năm 1999, Argentina đã bắt đầu gặp phải những mất cân đối trong  chi tiêu ngân sách. Do đã tư  hữu hóa ào  ạt các xí nghiệp quốc doanh trong thời gian  trước đó, chính phủ  giờ  đây đã không còn nguồn thu nào khác ngoài thuế  để  bù đắp   thâm hụt, đó là chưa kể vấn đề còn bị trầm trọng thêm bởi chính phủ liên tục phải trả  nợ  cho các hóa đơn vay nợ  nước ngoài trước đây.  Tháng 12 năm 1999,  Tổng thống  Fernando De La Rua đắc cử, ông phải đối mặt với một đất nước mà tỷ lệ thất nghiệp  đang  tăng  cao, và các hiệu  ứng không mong muốn của tỷ  giá hối đoái cố  định  đang  biểu thị  một cách mạnh mẽ. Năm 1999 GDP của Argentina đã giảm 4% và cả  nước   bắt đầu bước vào một cuộc suy thoái. Tỷ  lệ  chi ngân sách/GDP tăng từ  27% năm 1997 lên 30% vào năm 2000.  Các  điểm yếu trong nền kinh tế lộ ra dẫn đến cuộc tháo chạy ồ  ạt của nhà đầu tư  nước   ngoài. Argentina bắt buộc phải cầu viện IMF và tổ  chức này ­ với những chính sách  kỳ quặc ­ đã làm tình hình trở nên cực kỳ tồi tệ. Khủng hoảng nợ Argentina (2001­2002)  Nguồn: IMF  Ước tính; + Dự báo * Trung tuần tháng 9 năm 2000, sau sáu tháng trì hoãn, Thượng viện đã thông qua Dự  luật kinh tế  khẩn cấp. Dự  luật này cho phép Chính phủ  của Tổng thống DE LA RUA điều  chuyển hoặc sa thải các nhân viên hợp dồng và hoãn trả  các khoản nợ. Quốc hội phê chuẩn   Đạo luật này cùng với ­ Luật cải cách lao động (thông qua tháng từ năm 2000) và Luật chống  thất thu thuế  (thông qua ngày 6 tháng Chín năm 2000) là một phần trong chương trình phục  hồi kinh tế  cả  gói của Chính phủ  nhằm đạt tỷ  lệ  tăng GDP 3% trong năm 2000, giảm thâm   hụt ngân sách từ' 7,1 tỷ USD xuống còn 4,7 tỷ USD trong năm 2000. Đối với các nhà tài trợ quốc tế, khi đang còn trong giai đoạn mặn nồng thì điều   gì cũng là tốt đẹp, thậm chí ngợi khen hết lời, nhưng khi những bất  ổn xảy ra thì sự  hủy hoại sẽ đến rất nhanh. Bằng chứng là ngay sau khi Quốc hội Argentina họp khẩn   cấp để triển khai cái gọi là “giảm thâm hụt ngân sách xuống bằng không” (zero deficit   plan) vào ngày 11­7­2001, các nhà tài trợ  quốc tế  đã phản ánh rất hài hước về  kế  hoạch này. Moody"s và S&P đã hạ thấp điểm xếp hạng tín nhiệm quốc gia Argentina   ngay sau khi quốc hội thông qua kế  hoạch hoang tưởng này, các chỉ  số  niềm tin liên   tục sút giảm như một tín hiệu phản ứng trước vụ việc nước đến chân mới nhảy của  quốc hội nước này. Thêm vào đó, IMF lại ngưng không hỗ trợ tín dụng cho Argentina,   khủng hoảng kinh tế toàn diện là điều tất yếu phải xảy đến sau đó. Cuối năm 2001 dự  trữ  ngoại tệ  của ngân hàng trung  ương chỉ  còn đúng 2 tỷ. Tổng   thống  Fernando  de la Rua quyết định người dân chỉ  được rút tối đa 1000 USD/tháng, chính  sách này được duy trì cho đến đầu năm 2002. Và cũng trong thời điểm cuối năm 2001, IMF  ngừng cấp các khoản cho vay mới với lý do Argentina không đáp  ứng được các đòi hỏi tài  chính. Argentina tuyên bố phá sản ngay sau đó. Page 7 Trong bối cảnh đó, cướp bóc và bạo loạn nổ ra khắp nơi, nhiều người Argentina trở  nên điên loạn và đổ xô xuống đường ở các thành phố , đặc biệt là Buenos Aires. Họ tham gia  vào một hình thức phản kháng đã trở thành phổ biến được biết đến như cacerolazo (đập nồi   và chảo). Các cuộc biểu tình đã xảy ra đặc biệt là trong giai đoạn 2001­2002. Lúc đầu, các   cacerolazos được đơn giản chỉ ồn ào cuộc biểu tình, nhưng ngay sau họ bao gồm phá hủy tài   sản, thường xuyên xảy ra tại các ngân hàng, các công ty tư  nhân nước ngoài, đặc biệt là các   công ty lớn của Mỹ và châu Âu. Tổng thống Fernando de la Rua tuyên bố tình trạng khẩn cấp (bất hợp pháp vì nó cần   xác nhận của Quốc hội), nhưng điều này chỉ làm tình hình càng tồi tệ hơn, và là nguyên nhân   dẫn đến cuộc biểu tình bạo lực vào ngày 20 và 21/12/2001 tại Plaza de Mayo.  Cuộc biểu tình  đã kết thúc với một vài người chết, và sự sụp đổ của chính phủ. De la Rua cuối cùng đã chạy   trốn khỏi Rosada Casa trong một chiếc trực thăng vào ngày 21/12/2001. Năm 2002, tình hình lạm phát và thất nghiệp tăng cao khiến cho nền kinh tế  càng   khủng hoảng nghiêm trọng. Tỷ  lệ  1:1 đã tăng vọt lên gần 4 pesos mỗi USD. Nhiều doanh   nghiệp đóng cửa hoặc phá sản, chất lượng cuộc sống mức trung bình của Argentina đã giảm  sút. Khủng hoảng nợ Argentina (2001­2002) Tóm tắt diễn biến của cuộc khủng hoảng nợ Argentina: 10/12/1999: Fernando de la Rua nhậm chức tổng thống, hứa hẹn sẽ làm kinh tế  trở lại phồn thịnh sau 10 năm dưới thời Carlos Menem. Tháng 9/ 2000, sau sáu tháng trì hoãn, Thượng viện đã thông qua Dự luật kinh tế  khẩn cấp. 16/3/2001: Bộ  trưởng Kinh tế  Lopez Murphy đưa ra chương trình kinh tế  thắt lưng   buộc bụng 4,45 tỷ USD trong 2 năm, giảm mạnh chi phí cho giáo dục. 19/3/2001: Lopez Murphy từ chức sau khi 9 quan chức chính phủ bỏ chức vụ để phản   đối chính sách của ông. 20/3/2001: Domingo Cavallo, nguyên bộ  trưởng kinh tế  dưới thời Menem, được mời  vào chính phủ với những quyền lực đặc biệt để tái cơ cấu nền kinh tế. Page 9 3/6/2001: Argentina loan báo đã giải quyết xong 29,5 tỷ USD nợ, hoãn trả 7,8 tỷ lãi tới  năm 2002. 3/7/2001: Thị trường cổ phiếu sụt giảm tới mức thấp nhất trong 28 tháng sau khi có tin   đồn ông De La Rua sẽ từ chức. 11 ­ 26/7/2001: 3 tổ chức đánh giá hấp lực đầu tư  quốc tế  đưa Argentina xuống vị  trí   thấp hơn, khiến uy tín của nước này giảm mạnh. 30/7/2001: Dự thảo kế hoạch thắt lưng buộc bụng của chính phủ được thông qua, bao   gồm những biện pháp đảm bảo cho ngân sách không tiếp tục thâm hụt, giảm 13%  lương cho nhân viên chính phủ và trợ cấp hưu trí. 21/8/2001: Quỹ Tiền tệ Quốc tế đề  xuất cấp thêm 8 tỷ USD, bổ sung vào khoản vay   dự phòng 14 tỷ của Argentina. 1/11/2001: Ông Cavallo thông báo các biện pháp kinh tế mới. 30/11/2001: Người Argentina đổ  xô tới ngân hàng: 1,3 tỷ  USD được rút khỏi các tài  khoản cá nhân. 1/12/2001: Ông Cavallo quyết định hạn chế số tiền mà công chúng được rút ra, nhằm  cứu nguy cho hệ  thống ngân hàng. Tháng 12/2001, Chính Phủ  ra hạn mức rút tiền là   1000 USD/tháng. Thay các khoản tiền gửi bằng trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm  Nhiều ngân hàng và doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản. 5/12/2001:   IMF   thông   báo   sẽ   không   giải   ngân   khoản   viện   trợ   1,3   tỷ   USD   cho   Argentina. 6/12/2001: Ông Cavallo chỉ  thị  chuyển quỹ lương hưu một phần thành trái phiếu kho  bạc và phần kia dùng để hỗ trợ các doanh nghiệp trả nợ. 13/12/2001: Thất nghiệp leo đến mức 18,3%, cao nhất kể từ giữa năm 1998.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng