Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khu công nghiệp với sự phát triển...

Tài liệu Khu công nghiệp với sự phát triển

.DOCX
109
304
87

Mô tả:

LUẬN VĂN: Khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh hải dương MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển khu công nghiệp là một giải pháp quan trọng nhằm thu hút vốn đầu tư thúc đẩy công nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện bảo vệ môi trường sinh thái bảo đảm phát triển bền vững. Ở nước ta, năm 1991, Đảng và Nhà nước có chủ trương triển khai thí điểm việc thực hiện giải pháp quan trọng này. Từ đó đến nay, cả nước đó cú gần 200 trăm khu công nghiệp với các quy mô, loại hình được phân bổ hầu khắp các tỉnh, thành phố. Sự phát triển các khu công nghiệp đó gúp phần to lớn vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Các khu công nghiệp trở thành điểm thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, đón nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tạo ra những nhân tố quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Hải Dương là tỉnh mới được tái lập từ 1/1/1997, thuộc một trong tám tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm ở đồng bằng Bắc bộ với hệ thống giao thông thủy, bộ, đường sắt thuận lợi. Hải Dương trở thành địa bàn cung cấp hàng hóa quan trọng đồng thời tham gia trung chuyển hàng hóa giữa hệ thống cảng biển với các tỉnh và thành phố lớn ở phía Bắc. Trong tương lai, Hải Dương là trọng điểm thu hút, phát triển công nghiệp, du lịch thương mại và trở thành một trong các đô thị lớn trong vùng. Trong xu thế phát triển chung của cả nước, tỉnh Hải Dương đó cú 10 khu cụng nghiệp với diện tớch 2.087 ha. Sự phát triển khu công nghiệp ở Hải Dương trong thời gian qua đó gúp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thu hút vốn và công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiến bộ của nhiều nước trên thế giới. Đồng thời, sự phát triển khu công nghiệp đó tạo điều kiện cho sự ra đời các khu đô thị, nâng cao chất lượng đời sống dân cư. Tuy nhiên, trong 17 năm qua, sự phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương đó bộc lộ những bất cập trong giải quyết vấn đề môi trường sinh thái, việc làm, thu nhập của người dân mất đất, sự quá tải của hệ thống kết cấu hạ tầng... Những bất cập đó đang là lực cản cho việc phát huy vai trũ của cỏc khu cụng nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xó hội trờn địa bàn, gây ra những bức xỳc trong xó hội. Nhằm góp phần vào giải quyết những bức xúc này, tôi chọn đề tài “Khu cụng nghiệp với sự phỏt triển kinh tế - xó hội ở tỉnh Hải Dương” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị. Việc nghiên cứu này vừa có ý nghĩa về mặt lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách không chỉ đối với tỉnh Hải Dương mà cũn đối với cả nước. 2. Tỡnh hỡnh nghiờn cứu lien quan đến đề tài Kể từ khi Đảng, Nhà nước ta có chủ trương xây dựng và phát triển các khu công nghiệp đến nay đó cú một số cụng trỡnh nghiờn cứu về vấn đề này, tiêu biểu là: - Bộ kế hoạch và đầu tư (2002) “Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc khu kinh tế”; - Nguyễn Mạnh Đức, Lê Quang Anh (1998) “Hướng dẫn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam”, Nxb Thống kê; - Vũ Huy Hoàng (2002) “Tổng quan về hoạt động của các khu công nghiệp”, Kỷ yếu khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; - Trương Thị Minh Sâm (2004) “Các giải pháp nhằm nõng cao vai trũ và hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất” , Nxb Khoa học xó hội, Hà Nội; - Trần Văn Tùng (2005) “Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường ở một số khu công nghiệp phía Bắc tới sức khỏe cộng đồng”, Nxb Khoa học xó hội, Hà Nội. - Nguyễn Chơn Trung, Trương Quang Long (2004) “Phỏt triển cỏc khu cụng nghiệp, khu chế xuất trong quỏ trỡnh cụng nghiệp húa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Một số đề tài dưới dạng luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ nghiên cứu vấn đề này như: - Lê Hồng Yến (1996), “Hoàn thiện chính sách cơ chế quản lý nhà nước đối cới các khu công nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (qua thực tiễn khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc)”, Luận án tiến sĩ tại trường Đại học Thương mại; - Nguyễn Xuân Hinh (2003), “Quy hoạch xây dựng và phát triển khu công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Luận án tiến sĩ kinh tế tại trường Đại học Kinh tế quốc dân; - Trần Văn Phùng (2007), “Nõng cao hiệu quả kinh tế – xó hội cỏc khu cụng nghiệp Miền Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; - Nguyễn Duy Cường (2006), “Hiệu quả kinh tế - xó hội của cỏc khu cụng nghiệp ở Thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ kinh tế tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; - Lê Công Đồng (2005), “Thu nhập của người lao động ở khu công nghiệp Tân Bỡnh – Quận Tõn Phỳ, TP Hồ Chớ Minh”, Luận văn thạc sĩ kinh tế tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Phạm Xuân Đức (2006) “Cung cầu nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp ở Hà Nội hiện nay”, Luận văn thạc sĩ kinh tế tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; - Bùi Vĩnh Kiên (2002), “Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp ở Bắc Ninh”, Luận văn thạc sĩ kinh tế tại trường Đại học kinh tế quốc dân. - Nguyễn Văn Thành (2006), "Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở Nghệ An hiện nay”, Luận văn thạc sĩ kinh tế tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; - Hà Thị Thúy (2007), “Cỏc khu cụng nghiệp với sự phỏt triển kinh tế - xó hội ở Bắc Giang”, Luận văn thạc sĩ kinh tế tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó tập trung vào những vấn đề chung trên phạm vi tổng thể cả nước hoặc trên địa bàn một vùng, một tỉnh khác, trong đó chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ quản lý kinh tế, kinh tế phỏt triển và có một số đề tài nghiên cứu kinh tế chính trị nhưng lại trên địa bàn tỉnh khác. Đến nay, ở Hải Dương chưa có một công trỡnh khoa học nào dưới góc độ kinh tế chính trị nghiên cứu về tác động của khu cụng nghiệp với sự phỏt triển kinh tế - xó hội của địa phương. Đề tài mà học viên lựa chọn nghiên cứu không trùng hợp với các công trỡnh khoa học đó cụng bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Đánh giá tác động của khu công nghiệp (bao gồm các khu công nghiệp, khu chế xuất và cụm công nghiệp) đối với quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hội ở tỉnh Hải Dương để đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và ngăn ngừa hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra. - Nhiệm vụ: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về tác động của các khu công nghiệp với quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hội trờn địa bàn một tỉnh ở nước ta. + Đánh giá thực trạng tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xó hội ở tỉnh Hải Dương. + Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tốt mặt tích cực và ngăn ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực có thể xảy ra trong quá trỡnh phỏt triển cỏc khu cụng nghiệp này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Vai trũ của cỏc khu cụng nghiệp (gồm khu cụng nghiệp, khu chế xuất, cụm cụng nghiệp) đối với sự phát triển kinh tế - xó hội, trong đó chủ yếu nghiên cứu và phân tích tác động tiêu cực trong quá trỡnh phỏt triển cỏc khu cụng nghiệp này. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: địa bàn tỉnh Hải Dương. + Về thời gian: từ khi triển khai xây dựng và phát triển các khu công nghiệp ở nước ta đến nay (1991 – 2008). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận - Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mỏc – Lờnin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và những lý thuyết về cụng nghiệp húa và đầu tư trong nền kinh tế thị trường. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị học, trong đó coi trọng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê từ tư liệu thực tiễn. 6. Những đóng góp khoa học của luận văn - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tác động của các khu công nghiệp đối với quá trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hội. - Phân tích đánh giá thực trạng tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xó hội trờn địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 1991 đến nay. Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, khắc phục ngăn ngừa những tiêu cực trong quá trỡnh phỏt triển hỡnh thức tổ chức kinh tế này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết. Chương 1 CƠ SỞ Lí LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. KHU CÔNG NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1.1. Khu công nghiệp Vào những năm cuối thế kỉ XIX, KCN đó được hỡnh thành ở một số nước tư bản phát triển. Năm 1896, xuất hiện KCN đầu tiên ở Traffort Park thành phố Manchester nước Anh. Sau đó, KCN lần lượt được thành lập ở các nước khác như Mỹ năm 1899, Italia năm 1904; và kể từ những năm 50 thế kỷ XX thỡ KCN thực sự bùng nổ, trở thành phổ biến ở các nước. Trong quỏ trỡnh phỏt triển đó, KCN đó đem lại nhiều lợi ích thiết thực nên nó được coi là một công cụ để phát triển kinh tế. Ngày nay, KCN xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mặc dù thuật ngữ KCN được sử dụng khá phổ biến nhưng bản thân nó lại bao hàm nhiều hỡnh thức tổ chức và tính chất hoạt động khác nhau. Theo nghĩa thông thường, KCN là khu vực có tính chất độc lập tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Các KCN ra đời là kết quả của việc xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp riêng rẽ. Xen lẫn với các doanh nghiệp công nghiệp là khu dân cư hoặc các cơ quan hành chính sự nghiệp các doanh nghiệp thuộc ngành khác… nghĩa là KCN chuyên sản xuất hàng dành cho xuất khẩu. Ở đó, chính quyền đó áp dụng nhiều chính sách ưu đói như miễn thuế (thuế xuất - nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản…) và tự do mua bán. Tuy nhiên, đến nay ở các nước khác nhau có những quan niệm khác nhau về KCN. Có quan niệm cho rằng, KCN là một vùng đất được phân chia và phát triển có hệ thống theo một kế hoạch tổng thể nhằm cung cấp địa điểm cho các ngành công nghiệp tương hợp với hạ tầng cơ sở, các tiện ích công cộng, các dịch vụ phục vụ và hỗ trợ [14, tr.15]. Ở Thái Lan và Philippin, KCN được quan niệm như một thành phố công nghiệp và thực tế nó là một cộng đồng tự túc và độc lập. Ngoài việc cung cấp kết cấu hạ tầng, các tiện nghi, tiện ích công cộng hoàn chỉnh và xử lý chất thải, KCN cũng bao gồm khu thương mại, dịch vụ ngân hàng, trường học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí, khu nhà ở cho công nhân… Các KCN ở Thái Lan và Inđônêxia thường có 3 bộ phận chủ yếu: khu sản xuất hàng tiêu thụ nội địa, khu sản xuất hàng xuất khẩu và khu thương mại dịch vụ. Có quan niệm lại cho rằng, KCN là một khu vực phụ, không nhất thiết phải có sự ngăn cách, biệt lập bởi trên thực tế có nhiều tập đoàn và tổ hợp công nghiệp với một chuỗi đồ sộ các xí nghiệp, nhà máy liên kết với nhau trên một khu vực rộng lớn. Việc bố trí mặt bằng các khu sản xuất trên quy mô lớn như vậy hỡnh thành một loại hỡnh tổ chức mới của KCN mà khụng nhất thiết phải cú quy mụ đặc thù [27, tr.30-31, 33]. Theo quan điểm của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) trong tài liệu KCX ở các nước đang phát triển công bố năm 1990, thỡ KCN là khu vực tương đối nhỏ, phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiờu thu hỳt đầu tư vào các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tư mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần lónh thổ cũn lại của nước chủ nhà. Trong đó đặc biệt là KCX cho phép nhập khẩu hàng hoá dùng cho sản xuất để xuất khẩu miễn thuế [44, tr.18]. Theo quan điểm của Hiệp hội thế giới về KCX (World Expot Processing Zone Association – WEPZA) thỡ KCX là tất cả cỏc khu vực được chính phủ các nước cho phép thành lập và hoạt động như Cảng tự do, Khu mậu dịch tự do, KCN tự do hay bất kỳ khu vực ngoại thương hoặc khu vục khác được tổ chức này công nhận. Thực tế cho thấy, do nhu cầu phát triển của thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng được mở rộng xuất phát từ yêu cầu bức thiết của quá trỡnh cụng nghiệp hoỏ hướng về xuất khẩu của các nước đang phát triển nên khái niệm trên đó được bổ sung thành những quan niệm mới như Khu kinh tế mở, Đặc khu kinh tế, Thành phố mở…[44, tr.8]. Quan niệm của Hiệp hội thế giới về KCX rất rộng đũi hỏi chớnh sỏch quản lý cú độ linh hoạt cao và mức độ tự do hoá khá lớn. Tuy những quan niệm trên có một số khác nhau về nội hàm KCN, KCX, song về cơ bản đều thống nhất ở những đặc trưng sau: Một là, KCN là nơi hội tụ và thích ứng với nhau về mặt lợi ích và mục tiêu xác định giữa chủ đầu tư và nước chủ nhà. KCN là nơi có môi trường kinh doanh đặc biệt phù hợp, được hưởng những quy chế tự do, các chính sách ưu đói kinh tế (đặc biệt là thuế quan) so với các vùng khác ở nội địa. Chúng là nơi có vị trí thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, thương mại, dịch vụ đầu tư trên cơ sở chính sách ưu đói về kết cấu hạ tầng, cơ chế pháp lý, thủ tục hải quan, thủ tục hành chớnh, chớnh sỏch tài chớnh tiền tệ, mụi trường đầu tư… Hai là, KCN là bộ phận không thể thiếu và không thể tách rời trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Nó thường là những khu vực có vị trí địa lý riêng biệt thích hợp, có hàng rào xung quanh, giới hạn với cỏc vựng lónh thổ cũn lại của nước sở tại và được chính phủ nước đó cho phép hoặc rút phép xây dựng và phát triển. Ba là, KCN là nơi thực hiện mục tiêu hàng đầu về ưu tiên chính sách hướng ngoại, thu hút chủ yếu vốn đầu tư nước ngoài vào phỏt triển cỏc loại hỡnh sản xuất kinh doanh phục vụ xuất khẩu. Đây là mô hỡnh thu nhỏ về chớnh sỏch KT - XH mở cửa của một nước. Ở Việt Nam, khái niệm về KCN được ghi trong Nghị định 192/CP ngày 15/12/1994 của Chính phủ về quy chế KCN. Các KCN được định nghĩa là khu vực công nghiệp tập trung, được thành lập do quyết định của Chính phủ với các ranh giới được xác định, cung ứng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và không có dân cư. Theo Điều 2 - Nghị định 36/CP của Chính phủ ban hành về: “Quy chế hoạt động của các KCN, KCX, KCNC” thỡ khái niệm về KCN được giải thích như sau: KCN là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. KCX là KCN tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. Những doanh nghiệp này được hưởng những ưu đói đặc biệt về thuế quan, miễn thuế đối với tất cả các hàng hoá xuất nhập khẩu. Sản phẩm của các doanh nghiệp này chỉ được phép xuất khẩu chứ không được tiêu thụ trên thị trường nội địa. Trong trường hợp bán trên thị trường nội địa thỡ sẽ phải chịu thuế nhập khẩu như đối với những hàng hoá nhập khẩu thông thường. KCNC là KCN tập trung những doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao, bao gồm nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo và các dịch vụ có liên quan, có ranh giới xác định, do chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong KCN cao có thể có doanh nghiệp chế xuất. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, được thành lập và hoạt động theo quy chế này. Doanh nghiệp KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ. Doanh nghiệp sản xuất KCN là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN. Doanh nghiệp dịch vụ KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN, thực hiện dịch vụ và các công trỡnh kết cấu hạ tầng KCN, dịch vụ sản xuất cụng nghiệp. Có thể thấy rằng KCN là những địa bàn sản xuất công nghiệp gồm nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có dân cư sinh sống, có ranh giới pháp lý riờng, cú ban quản lý riờng do Chớnh phủ thành lập. Về kết cấu hạ tầng, KCN được cung cấp đầy đủ các yếu tố hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đạt các tiêu chuẩn quy định phục vụ trực tiếp cho hoạt động các doanh nghiệp công nghiệp. Về cơ cấu ngành, trong KCN có cả các ngành truyền thống mà trong nước có lợi thế so sánh và cả các ngành công nghiệp mới như điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ lắp ráp v.v.. So với KCX, KCN thường có phạm vi hoạt động rộng hơn. Nú khụng chỉ bao gồm cỏc doanh nghiệp sản xuất hàng hoỏ và dịch vụ cho xuất khẩu mà cũn mở ra cho tất cả cỏc ngành cụng nghiệp bao gồm cả sản xuất hàng xuất khẩu và tiờu thụ trong nước. Các doanh nghiệp 100% vốn trong nước có thể được vào hoạt động tại KCN, khác với KCX chỉ liên kết với các công ty có vốn nước ngoài. Các ưu đói từ phớa Chớnh phủ cũng được thực hiện đối với doanh nghiệp trong KCN chú trọng tới việc sản xuất hàng xuất khẩu, do đó những doanh nghiệp này sẽ được hưởng chế độ ưu đói như trong KCX và cũng sẽ được hưởng ưu đói như trong KCN. KCX là khu vực thu hút các dự án đầu tư nước ngoài để xuất khẩu. Quan hệ giữa các doanh nghiệp chế xuất với thị trường nội địa là quan hệ ngoại thương cũng giống như quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. KCX là khu thương mại tự do, bởi vỡ hàng hoỏ từ KCX ra nước ngoài và từ nước ngoài vào KCX không phải chịu thuế xuất nhập khẩu và ít bị ràng buộc bởi hàng rào phi thuế quan. Cũn quan hệ giữa cỏc doanh nghiệp KCN với thị trường nội địa là quan hệ nội thương (trừ doanh nghiệp chế xuất trong KCN được hưởng ưu đói như doanh nghiệp trong KCX). KCN không phải là khu thương mại tự do mà là khu sản xuất tập trung. Về điều kiện ưu đói, doanh nghiệp KCX được hưởng thuế thu nhập 10%, miễn thuế trong 4 năm đầu đối với doanh nghiệp sản xuất, nộp 15% và miễn 2 năm đối với doanh nghiệp dịch vụ; cũn doanh nghiệp KCN nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 15% đối với doanh nghiệp xuất khẩu dưới 50% sản phẩm trong 2 năm, 10% đối với doanh nghiệp xuất khẩu trên 80% sản phẩm và trong 2 năm. Đối với nước sở tại, thỡ KCX cú nhiều mặt lợi hơn so với KCN. Điều này có thể được lý giải bởi các lý do sau đây: - Doanh nghiệp chế xuất không được trực tiếp sử dụng thị trường nội địa nên nhỡn chung là khụng cạnh tranh với sản xuất trong nước. - Nhà nước không lo cân đối ngoại tệ cho doanh nghiệp mà ngược lại, nguồn ngoại tệ của xó hội lại được tăng lên nhanh chóng nhờ hoạt động của KCX. - Thúc đẩy việc mở cửa thị trường nội địa nhanh hơn, phù hợp với chủ trương xây dựng nền kinh tế mở hướng mạnh về xuất khẩu. Tuy nhiờn, những gỡ được coi là có lợi cho nước sở tại thỡ ngược lại là bất lợi đối với nhà đầu tư. Để có thể xuất khẩu được 100% sản phẩm, việc tổ chức sản xuất phải đạt chất lượng cao, đồng đều, giá hợp lý, phự hợp với điều kiện cạnh tranh của thị trường quốc tế. Do các bất lợi trên mà các nhà đầu tư nước ngoài thường quan tâm đến hỡnh thức KCN, nhằm tận dụng lợi thế về thị trường nội địa. Điều này nghĩa là việc xây dựng thành công các KCX thường gặp khó khăn hơn là KCN. Việc các nhà đầu tư nước ngoài coi trọng mô hỡnh KCN là cú căn nguyên riêng của nó, nhưng cần phải thấy được một vấn đề là nếu một quốc gia có quá nhiều KCN hoạt động sẽ có hàng nghỡn doanh nghiệp sản xuất hàng tiờu dựng chủ yếu do nước ngoài đầu tư. Điều này sẽ tạo ra hiện tượng cạnh tranh gay gắt không cần thiết trên thị trường nội địa. Để khuyến khích đầu tư vào KCX, cần rà soát lại toàn bộ hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước theo tinh thần khuyến khích mạnh hơn, ưu đói nhiều hơn cho KCX, làm cho nó có sức hấp dẫn cao hơn đối với các nhà đầu tư so với KCN. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng của các KCN và KCX là không ít khó khăn, nhưng việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn này là khó khăn hơn nhiều. Chất lượng của một KCX hay KCN phụ thuộc nhiều vào chất lượng của các dự án đó thu hỳt được. Như vậy KCN và KCX có những đặc điểm khác nhau xuất phát từ sự khác nhau về mục đích, đối tượng tham gia hay mối liên kết của chúng đối với nền kinh tế. KCN thường được nhận một sự ưu tiên nhất định từ phía chính quyền địa phương và Chính phủ với vai trũ thỳc đẩy phát triển kinh tế vùng (địa phương), KCN bao gồm những doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. KCX cũng được xác định là KCN nhưng tập trung những doanh nghiệp chuyên sản xuất chế biến các hàng xuất khẩu, được sự ưu tiên đặc biệt của Chính phủ, có vai trũ then chốt trong việc chuyển từ nền kinh tế khộp kớn sang nền kinh tế mở. Từ Nghị định 36/CP cho thấy KCN là một khái niệm động gắn liền với điều kiện cụ thể nơi nó hỡnh thành. Các tiêu chí để hỡnh thành một KCN bao gồm: Thứ nhất, KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp có đủ cơ sở pháp lý, chuyờn sản xuất hàng cụng nghiệp và thực hiện cỏc dịch vụ cho sản xuất cụng nghiệp. Thứ hai, KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, xây dựng theo quy hoạch tổng thể đó được chính phủ phê duyệt. Thứ ba, KCN phải do chính phủ hoặc do Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. Khi muốn hỡnh thành KCN đó cú trong quy hoạch tổng thể, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ chỉ đạo việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi thành lập KCN và trỡnh Thủ tướng chính phủ xem xét để quyết định thành lập. Thứ tư, trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất. Đó là các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ chuyên cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. Tuy vậy, có thể coi khái niệm mà chúng ta sử dụng là khái niệm hẹp và chỉ quan tâm chủ yếu đến phần diện tích dành cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng để cho thuê, cũn việc xõy dựng cỏc cụng trỡnh phỳc lợi xó hội khụng nằm trong phạm vi quy định. Quan niệm này dẫn đến một thực tế là khi xây dựng KCN, người ta không quan tâm đến tính đồng bộ của nó theo nghĩa rộng nên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả KT - XH của KCN. Cho nên việc quy hoạch phát triển sản xuất nhất thiết phải đi kèm quy hoạch phát triển hạ tầng xó hội. Hiện nay ở nước ta đó xuất hiện hàng trăm các KCN vừa và nhỏ do Trung ương thành lập và các cụm CN ở các địa phương của chính quyền địa phương (cấp tỉnh, thành phố). Mặc dù có một số đặc điểm đặc thù như quy mô thường nhỏ hơn, ảnh hưởng thường hẹp hơn nhưng về bản chất không có sự khác biệt so với các KCN của Trung ương. Trong đề tài, khái niệm KCN được hiểu bao gồm cả KCN do Trung ương thành lập, quản lý và cả cỏc cụm CN do chính quyền địa phương thành lập. Nói tóm lại, sự ra đời của các KCN nhằm mục đích cung cấp các điều kiện về kết cấu hạ tầng tốt nhất cho việc xây dựng và vận hành của các cơ sở sản xuất công nghiệp đặc biệt là hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào nước sở tại sẽ có được đầy đủ điều kiện mặt bằng, đường sá, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống xử lý nước thải… để sản xuất kinh doanh mang lại lợi ích cho cả hai phía. 1.1.2. Tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xó hội KCN ở Việt Nam ra đời cùng với chính sách đổi mới mở cửa do Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng. Hoạt động của các KCN trong thời gian qua đó đóng một vai trũ hết sức quan trọng trong quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế của đất nước. Đối với những nước thuần nông như Việt Nam thỡ việc phỏt triển KCN trước hết tạo tiền đề cho đô thị hoá nông thôn, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới theo hướng phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn. KCN cũng chính là cầu nối giữa nước ta với thế giới bên ngoài, đóng vai trũ tiờn phong trong việc chuyển từ nền kinh tế khộp kớn sang nền kinh tế mở cửa. Tuy nhiên, sự phát triển của KCN trong thời gian qua cũng đang phá vỡ kết cấu xó hội nụng thụn truyền thống, bộc lộ những bất cập trong giải quyết vấn đề môi trường sinh thái, việc làm và thu nhập của người dân mất đất, sự quá tải của hệ thống kết cấu hạ tầng… 1.1.2.1. Những tác động tích cực của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xó hội của nước ta hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh việc thực hiện công cuộc CNH, HĐH nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH. CNH, HĐH được xác định là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Quá trỡnh CNH, HĐH được thực hiện trên cơ sở giải phóng sức sản xuất trong nước phát huy cao độ các nguồn lực trong nước đồng thời tỡm cỏch thu hỳt nguồn lực từ bờn ngoài. Nguồn lực trong nước và nguồn lực từ bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nguồn lực trong nước được khai thác có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thu hút, sử dụng tốt hơn nguồn lực từ bên ngoài. Ngược lại, việc thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài sẽ kích thích việc huy động nguồn lực trong nước, đồng thời tạo điều kiện để các nguồn lực này được sử dụng với hiệu suất cao hơn. Việc phát triển các KCN, KCX, KCN cao có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo ra những điều kiện, thể chế, môi trường thuận lợi cho quá trỡnh thu hỳt, sử dụng nguồn lực từ bờn ngoài như vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại, trên cơ sở đó đẩy nhanh tiến trỡnh CNH, HĐH. Việc phát triển KCN có những tác động tích cực sau: Một là, KCN là một địa điểm quan trọng để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, tập trung các doanh nghiệp công nghiệp vào một khu vực địa lý. Do có kết cấu hạ tầng hiện đại hơn và cơ chế quản lý thông thoáng hơn so với bên ngoài nên KCN là trở thành một địa điểm để tập trung các doanh nghiệp sản xuất, chế biến công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trong nước. Qua đó, tạo cơ hội đưa nhanh kỹ thuật mới vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ; xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn, nâng cao vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Trong điều kiện kết cấu hạ tầng của nền kinh tế cũn thấp kém đầu tư chưa hoàn thiện thỡ việc xõy dựng, phỏt triển KCN là phương thức phù hợp nhằm tập trung đầu tư cho một số khu vực có ưu thế hơn, giảm một cách đáng kể chi phí về vốn và khó khăn cho nhà đầu tư. KCN với những ưu đói đặc biệt về thủ tục hành chính, cơ chế quản lý, tài chớnh, thuế quan... so với sản xuất ở bên ngoài, nên nó trở thành môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút được nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước. Kết cấu hạ tầng trong KCN sẵn có và những chính sách ưu đói cựng với cơ chế quản lý đặc biệt, thủ tục đầu tư ngày càng đơn giản, thuận tiện hơn so với bên ngoài KCN sẽ giúp nhà đầu tư nhanh chóng triển khai dự án, tránh bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, cỏc doanh nghiệp tỡm mọi cỏch tối thiểu hoá chi phí để đạt được giá thành rẻ nhất. KCN là địa bàn mà doanh nghiệp có thể thực hiện được điều đó. KCN được xây dựng tập trung theo chiều dọc, là nơi có nhiều đất trống, gần cảng, giao thông thuận lợi cho xe trọng tải lớn ra vào, có mạng lưới điện để cho nhà đầu tư có thể xây dựng và vận hành các nhà máy. KCN cũn được trang bị kết cấu hạ tầng đầy đủ nên khi đầu tư vào thỡ cỏc nhà đầu tư sản xuất sẽ giảm được rất nhiều chi phí như chi phí mua đất xây dựng nhà máy với giá cao, chi phí xây dựng hệ thống đường dây tải điện, đường giao thông vận tải vào nhà máy, thiết lập hệ thống thông tin liên lạc... Việc bố trí các nhà máy theo chiều dọc (sản phẩm của nhà máy này là nguyên liệu của nhà máy khác) và tập trung vào một khu vực nên các doanh nghiệp dễ dàng giải quyết đầu vào và đầu ra với chi phí thấp nhất. Do đó, các doanh nghiệp KCN có điều kiện thuận lợi hơn để đạt mục tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp bên ngoài KCN nên KCN thường hấp dẫn nhà đầu tư. Thực tế ở nước ta cho thấy, KCN có vai trũ tớch cực vào việc thu hút vốn đầu tư đặc biệt là vốn FDI. Số dự án đầu tư cả trong và ngoài nước vào các KCN chiếm một tỷ trọng khá lớn. Sự gia tăng vốn đầu tư vào các KCN góp phần quan trọng vào việc tăng tổng vốn đầu tư của toàn xó hội, đóng góp trực tiếp vào việc tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế. Mặt khác cũn tỏc động, kích thích tăng đầu tư mới ở các doanh nghiệp ngoài KCN. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, riêng năm 2008, các KCN trên cả nước đó thu hỳt được gần 9,4 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có 271 dự án mới với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt gần 7,5 tỷ USD và 236 lượt dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm đạt trên 1,6 tỷ USD Tính đến nay, các KCN cả nước đó thu hỳt được 3325 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư gần 39.3 tỷ USD. Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN trên cả nước đạt gần 50%, riêng các KCN đó vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy gần 74% [49]. Bên cạnh đó, việc tập trung các doanh nghiệp vào một khu vực địa lý hỡnh thành KCN tập trung là một vấn đề không kém phần quan trọng bởi trong KCN tập trung, các doanh nghiệp dùng chung cụng trỡnh hạ tầng nờn giảm được chi phí trên một đơn vị diện tích và đơn vị sản phẩm, thực hiện phát triển công nghiệp theo một quy hoạch thống nhất, kết hợp giữa quy hoạch ngành với quy hoạch lónh thổ. Hơn nữa, việc tập trung các doanh nghiệp trong KCN tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc xử lý chất thải cụng nghiệp, bảo vệ mụi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các doanh nghiệp công nghiệp có điều kiện thuận lợi hợp tác với nhau trong đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh. Hai là, tạo việc làm và thu nhập. Sự hỡnh thành và phỏt triển KCN khụng chỉ thu hỳt lao động vào các doanh nghiệp bên trong mà cũn kớch thớch cỏc hoạt động dịch vụ phát triển và thu hút vào các hoạt động này một số lớn lao động khác.Việc xây dựng KCN sản xuất cũng như các dịch vụ hỗ trợ bên ngoài KCN đó giải quyết được một số lượng lao động khá lớn... Số lao động này được tiếp xúc với công nghệ sản xuất hiện đại, phương thức quản lý tiờn tiến. Đây là điều kiện quan trọng để xây dựng đội ngũ lao động có kỷ luật, có kỹ năng và có năng suất lao động cao đáp ứng nhu cầu của công cuộc CNH, HĐH đất nước. Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp, nhiều KCN, KCX đó mở cỏc cơ sở đào tạo nghề. Việc thành lập các trung tâm dạy nghề và đào tạo trong các KCN, KCX đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong KCN nói riêng, cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung. Ở các địa phương cú KCN, tỷ lệ thất nghiệp giảm rừ rệt. Điều đó có tác động tích cực đến việc xoá đói, giảm nghèo, đồng thời góp phần giảm các tệ nạn xó hội do thất nghiệp gõy ra. Ba là, KCN là địa bàn để tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến của các nước phát triển. Cùng với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, việc tiếp thu công nghệ hiện đại và các phương pháp quản lý tiờn tiến của cỏc nhà đầu tư được thực hiện tốt thông qua các KCN. Mặc dù trong những giai đoạn đầu hoạt động của các KCN, đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào các ngành như dệt may, giày da, lắp ráp điện tử, nhưng càng về sau thỡ việc đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ hiện đại như đúc chính xác, sản xuất cơ khí, sản xuất cáp điện, linh kiện điện tử... ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn cả về sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu. Quỏ trỡnh chuyển giao công nghệ diễn ra dưới nhiều hỡnh thức: đào tạo công nhân nước chủ nhà để sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất, đưa máy móc hiện đại sang để tiến hành sản xuất nhằm mục đích tạo năng sất lao động cao... Các công ty ở các KCN có thể chuyển giao một số công nghệ mới vào giúp đỡ kỹ thuật cho các nhà cung cấp địa phương hoặc các công ty sản xuất chi tiết sản phẩm của KCN. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp KCN cũn thu hỳt một lượng lớn người lao động Việt Nam vào các vị trí quản lý doanh nghiệp quan trọng, đội ngũ lao động này được tiếp xúc với phương thức quản lý tiờn tiến, kỹ năng maketting, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự... Đội ngũ này khi chuyển đi làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam hoặc tự mỡnh thành lập doanh nghiệp sẽ vừa áp dụng được phương pháp quản lý tiờn tiến đó tiếp thu được vào hoạt động của doanh nghiệp mỡnh, vừa nõng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và truyền đạt những kiến thức quản lý cho người lao động Việt Nam khác. Bốn là, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là một nội dung cơ bản trong quá trỡnh CNH, HĐH ở nước ta bởi nó tạo điều kiện cho nền kinh tế vận động phù hợp với các quy luật khách quan, thúc đẩy phân công lao động xó hội, gắn sản xuất với nhu cầu thị trường trong nước và xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá, mở cửa và hội nhập kinh tế, giúp khai thác tối đa mọi nguồn lực, tiềm năng của đất nước, của ngành, của doanh nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đảng ta xác định xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lónh thổ, trong đó giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực nhất là các ngành và lĩnh vực có sức cạnh tranh cao. KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ công nghiệp. Một mặt, KCN góp phần nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng số GDP của các ngành kinh tế tạo ra trên cả nước. Mặt khác, KCN thu hút được những dự án có hàm lượng vốn lớn, công nghệ cao. Mặc dù số lượng các dự án này trong KCN cũn ớt nhưng cũng góp phần phát triển ngành nghề mới, đa dạng hoá ngành nghề công nghiệp. Các dự án đầu tư vào KCN tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, giầy da, công nghiệp chế biến thực phẩm. Đây là các dự án thu hút nhiều lao động và có tỷ lệ xuất khẩu cao. Các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm là những ngành truyền thống có từ lâu ở nước ta nhưng các dự án trong KCN đó gúp phần nõng cấp cỏc ngành này về dây chuyền công nghệ và chất lượng sản phẩm. Năm là, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý ụ nhiễm mụi trường, bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường sinh thái là một nhiệm vụ cơ bản của phát triển bền vững. Các nước đang phát triển thực hiện CNH, HĐH thường phải chú ý đến sự phỏt triển cõn bằng cả về kinh tế, xó hội và mụi trường. Vấn đế môi trường là một yếu tố quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào cũng phải giải quyết. Với mục tiêu chỉnh trang các đô thị theo hướng hiện đại, văn minh và bảo vệ môi trường, việc di dời nhà máy, các xí nghiệp sản xuất công nghiệp trong các đô thị ra vùng ngoại thành là cần thiết. Nhưng nếu để các doanh nghiệp phõn tỏn hoặc việc xử lý chất thải do từng doanh nghiệp thực hiện riêng rẽ thỡ sẽ rất tốn kém và không kiểm soát được. Việc tập trung nhiều doanh nghiệp trên cùng một địa bàn như KCN sẽ cho phộp xõy dựng cỏc trung tõm xử lý chất thải với chi phớ ớt tốn kộm hơn, đồng bộ hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc quản lý mụi trường của cơ quan chức năng. KCN tập trung giảm sự tiếp xúc trực tiếp của các khu đô thị với tác động bất lợi của sản xuất công nghiệp (như tiếng ồn, khói bụi, bức xạ...). Với sự tập trung của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vào một địa điểm xác định, Ban quản lý các KCN có thể kiểm soát tốt hơn mức độ ô nhiễm của các doanh nghiệp. Đồng thời, về phía mỡnh cỏc doanh nghiệp cụng nghiệp cũng cú điều kiện phũng chống ụ nhiễm mụi trường với chi phí ít nhất do sử dụng lại phế thải của nhau, do có sự liờn kết xử lý ụ nhiễm và sự hỗ trợ tập trung của nhà nước. Hơn nữa, KCN được sử dụng các biện pháp triệt để trong việc xử lý mụi trường ngay từ khâu quy hoạch. Trong KCN, các doanh nghiệp buộc phải có hệ thống xử lý chất thải cục bộ đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thống chung. Từng KCN phải cú nhà mỏy xử lý nước thải tập trung và được đầu tư xây dựng song song với việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN. Như vậy, việc bảo vệ môi trường trong toàn khu vực KCN được thực hiện tốt hơn so với tại các cơ sở công nghiệp nằm rải rác ở nhiều khu vực khác nhau. Đồng thời, KCN là địa điểm tốt để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường từ nội thành, từ các vùng dân cư, phục vụ tốt cho mục tiêu phát triển bền vững. Với tác động này, việc xây dựng các KCN tập trung được coi là một giải pháp quan trọng của sự phát triển KT- XH. Trong vài năm tới ở nước ta sẽ có khoảng 65% KCN đang hoạt động có hệ thống nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Tuy nhiên, nó đũi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước phải có quyết tâm cao kết hợp với các biện pháp cụ thể. Thời gian qua đó cú nhiều dự ỏn xử lý nước thải tập trung trong KCN đi vào vận hành, tổng số cơ sở xử lý nước thải tập trung lên 60 nhà máy, đạt gần 1/2 mục tiêu kế hoạch đến năm 2010. Ngoài ra, tại KCN đang xây dựng, cú 20 nhà mỏy xử lý nước thải tập trung được xây dựng và dự kiến hoàn thành trong năm nay. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đó dự thảo Quy chế Bảo vệ môi trường KCN. Hy vọng sau khi ban hành Quy chế này, chúng ta sẽ có cơ sở phỏp lý trong triển khai công tác bảo vệ môi trường KCN. Sáu là, góp phần tăng cung ứng hàng hoá dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Một trong những mục tiêu quan trọng đặt ra khi xây dựng các KCN là góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Thực tế cho thấy, nhiều KCN ở các nước đặc biệt là ở khu vực châu Á đó thành công trong mục tiêu này. Theo thống kê của Hiệp hội KCX thế giới, một diện tích khoảng 100 ha cần đầu tư 50 triệu USD cho kết cấu hạ tầng, trong vũng 10 năm sẽ tạo việc làm cho 10.000 lao động, từ đó tạo ra hàng xuất khẩu trị giá 100 triệu USD/năm [48]. Thực tế cho thấy việc phát triển KCN đó thành cụng ở nhiều nước như Đài Loan, Thái Lan xây dựng KCN từ những năm đầu của thập kỷ 60 và đó thu được những thành tựu to lớn. Các KCN của Đài Loan đó cú 238 doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động với tổng vốn đầu tư hơn 860 triệu USD, trong đó hơn 70% là đầu tư nước ngoài. Tổng giá trị xuất khẩu tích lũy đó hơn 35 tỷ USD, tạo việc làm cho 90.000 lao động. Cũn Thái Lan, năm 1960 thu nhập GDP bỡnh quõn là 94 USD/người. Qua 3 thập kỷ công nghiệp hóa, công nghiệp đó lờn ngụi chiếm 34% GDP và nụng nghiệp chỉ cũn 10%, 70% giỏ trị xuất khẩu do cỏc ngành cụng nghiệp đảm nhận, thu nhập GDP bỡnh quõn đầu người cao. Công nghiệp chế tạo từ thập kỷ 60 đến nay là khu vực đóng góp phần quan trọng nhất đối với tiến bộ của cả nước [43, tr.35]. Theo Ngân hàng thế giới (WB), 1 ha đất canh tác nông nghiệp, bỡnh quõn một năm chỉ thu được 2000 USD. Nhưng nếu dùng để sản xuất công nghiệp có thể đạt 200.000 đến 400.000 USD, tăng gấp 100 đến 200 lần [49]. Bảy là, tạo điều kiện xây dựng khu đô thị, nâng cao chất lượng đời sống dân cư. KCN sẽ là hạt nhân để xây dựng và phát triển các khu đô thị mới, văn minh, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hoá, xó hội cho khu vực rộng lớn được đô thị hoá. Ở các đô thị gắn liền với KCN thỡ bộ phận chủ yếu của dõn cư đô thị là những người lao động và quản lý trong các KCN. Họ có nhu cầu đi lại, ăn ở, nghỉ ngơi, giải trí sao cho phù hợp với yêu cầu làm việc trong KCN. Ở các nước đang phát triển, với mục tiêu xây dựng các đô thị theo hướng hiện đại, văn minh và bảo vệ môi trường nên phải thực hiện di dời nhà máy xí nghiệp sản xuất trong các đô thị ra các vùng ngoại thành. KCN là nơi tiếp nhận các nhà máy xí nghiệp đó tạo nên một địa bàn sản xuất đồng bộ tập trung. Chính vỡ vậy, vấn đề quy hoạch phát triển KCN không thể tách rời quy hoạch phát triển đô thị, phát triển kinh tế. Kinh nghiệm phát triển KCN trong thời gian qua cho thấy, việc hỡnh thành cỏc khu đô thị mới chỉ trở thành hiện thực khi có sự phát triển đồng bộ giữa công nghiệp, khu dân cư, các công trỡnh hạ tầng kỹ thuật và xó hội trong và ngoài hàng rào.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất