Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Khoá luận tốt nghiệp văn hóa bắc việt trong thương nhớ mười hai của vũ bằng...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp văn hóa bắc việt trong thương nhớ mười hai của vũ bằng

.PDF
61
78
137

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG VĂN HÓA BẮC VIỆT TRONG THƢƠNG NHỚ MƢỜI HAI CỦA VŨ BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2019 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG VĂN HÓA BẮC VIỆT TRONG THƢƠNG NHỚ MƢỜI HAI CỦA VŨ BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG HÀ NỘI, 2019 LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin dành những dòng đầu tiên để bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Thành Đức Bảo Thắng người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài Văn hóa Bắc Việt trong Thƣơng nhớ mƣời hai của Vũ Bằng. Đồng thời tôi xin gửi lời tri ân lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô giáo khoa Ngữ Văn đặc biệt là các thầy cô tổ Văn học Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học tại trường. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân, bạn bè đã ủng hộ giúp đỡ tôi để khóa luận được hoàn thành. Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thu Hƣơng LỜI CAM ĐOAN Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Thành Đức Bảo Thắng, tôi xin cam đoan: - Khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. - Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là hoàn toàn trung thực và chính xác. - Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất kì công trình nghiên cứu nào đã công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thu Hƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................. 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 6. Đóng góp khóa luận ...................................................................................... 5 7. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 5 NỘI DUNG....................................................................................................... 6 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 6 1.1. Giới thuyết về Văn hóa ............................................................................. 6 1.1.1. Văn hóa vật chất ...................................................................................... 7 1.1.2. Văn hóa tinh thần .................................................................................... 8 1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần ........................ 8 1.2. Tác giả Vũ Bằng và Tác phẩm Thương nhớ mười hai............................... 8 1.2.1. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng ........................................... 8 1.2.2. Tác phẩm Thương nhớ mười hai ........................................................... 12 Chƣơng 2. ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA BẮC VIỆT TRONG THƢƠNG NHỚ MƢỜI HAI ......................................................................... 14 2.1. Nét đẹp trong phong tục tập quán ............................................................ 14 2.1.1. Các lễ hội truyền thống ......................................................................... 14 2.1.2. Tín ngưỡng truyền thống mang bản sắc văn hóa Bắc Việt ................... 18 2.2. Thiên nhiên trong nỗi nhớ của Vũ Bằng .................................................. 21 2.3. Văn hóa ẩm thực ...................................................................................... 25 2.3.1. Ẩm thực - một đề tài tâm huyết trong sáng tác của Vũ Bằng ............... 25 2.3.2. Sự phong phú đa dạng của các món ăn mang đặc trưng văn hóa Bắc Việt .................................................................................................................. 27 2.3.3. Ẩm thực và nghệ thuật chế biến, thưởng thức ...................................... 30 Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VĂN HÓA BẮC VIỆT TRONG THƢƠNG NHỚ MƢỜI HAI ........................... 34 3.1. Ngôn ngữ giàu cảm xúc .......................................................................... 34 3.2. Giọng điệu ................................................................................................ 37 3.2.1. Giọng tâm tình ngọt ngào, đối thoại ..................................................... 37 3.2.2. Giọng điệu da diết hoài niệm tiếc nhớ .................................................. 40 3.3. Không gian, thời gian nghệ thuật ............................................................. 42 3.3.1. Không gian nghệ thuật .......................................................................... 42 3.3.2. Thời gian nghệ thuật ............................................................................. 44 3.4. Các biện pháp tu từ .................................................................................. 47 3.4.1. Biện pháp tu từ so sánh ......................................................................... 47 3.4.2. Biện pháp tu từ ẩn dụ ............................................................................ 50 3.4.3. Biện pháp tu từ nhân hóa ...................................................................... 52 KẾT LUẬN .................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Vũ Bằng là một nhà văn đồng thời là nhà báo nổi tiếng của Việt Nam. Ông là người có sở trường ở thể loại truyện ngắn, bút kí, tùy bút. Trong suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình Vũ Bằng đã có những đóng góp không nhỏ cho nền văn học nước nhà với các tác phẩm nổi tiếng như: Miếng ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam, Thương nhớ mười hai, Bốn mươi năm nói láo… Với những tác phẩm của mình Vũ Bằng được nhà văn Tạ Tỵ gọi là “người trở về từ cõi đam mê”, ông đã đánh giá về Vũ Bằng như sau: “Vũ Bằng là một hiện tượng. Trong suốt dòng sông của cuộc đời có mặt, Vũ Bằng đã đánh đổi tất cả chỉ để xin lấy về phần mình hơi thở của nghệ thuật”. Chính vì những cống hiến không mệt mỏi trên con đường văn nghiệp Vũ Bằng đã được truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Vũ Bằng là cây bút hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhưng văn chương là lĩnh vực thành công nhất của ông. Trong những sáng tác của mình Vũ Bằng để lại ấn tượng trong lòng độc giả bởi những trang tùy bút tràn đầy cảm xúc mà tiêu biểu là tập Thương nhớ mười hai - tác phẩm đại diện cho tâm tư và phong cách viết của ông. Đến với Thương nhớ mười hai là đến với những nét đẹp văn hóa Bắc Việt ngàn đời, đó là những nét đẹp trong văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần tất cả tạo nên một bức tranh sinh động và tràn đầy xúc cảm của một người con miền Bắc nhớ da diết quê hương ở bên kia "giới tuyến". Thương nhớ mười hai không đơn giản chỉ là một cuốn lịch ghi lại mười hai tháng trong năm mà nó còn là những trang văn được viết bằng trái tim nhớ thương khắc khoải của một người con tha hương. Ở đó ta thấy được một miền không gian kí ức được mở ra với hình ảnh thiên nhiên, con người, những nét đẹp trong phong tục tập quán hay văn hóa ẩm thực được thể hiện thông qua hình thức nghệ thuật độc đáo. Viết Thương nhớ mười hai Vũ Bằng thể hiện lòng yêu mến tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống của mảnh đất Bắc Việt, đó là những giá trị cần bảo tồn gìn giữ cho hôm nay và cho mãi về sau. Từ những lí do trên người viết lựa chọn đề tài: Văn hóa Bắc Việt trong Thƣơng nhớ mƣời hai của Vũ Bằng làm đối tượng nghiên cứu. Với đề tài 1 này người viết mong muốn độc giả sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về Thương nhớ mười hai đồng thời đề tài góp phần vào công cuộc giữ gìn những nét đẹp văn hóa dân tộc và khẳng định những đóng góp của Vũ Bằng với nền văn học nước nhà. 2. Lịch sử vấn đề Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Vũ Bằng gắn với những éo le thăng trầm bởi suốt một thời gian dài ông bị coi là nhà văn dinh tê, quay lưng lại với kháng chiến. Chính vì sự hiểu lầm này mà việc nghiên cứu về Vũ Bằng và những sáng tác của ông còn nhiều hạn chế. Mãi đến sau này khi thân phận được làm sáng tỏ ông được công nhận là người hoạt động cách mạng thì việc nghiên cứu về cuộc đời và văn nghiệp của Vũ Bằng mới được mở rộng. Người đầu tiên giới thiệu công khai về Vũ Bằng là nhà văn Vũ Ngọc Phan. Trong cuốn Nhà văn hiện đại Vũ Ngọc Phan đã đánh giá Vũ Bằng như một tiểu thuyết gia và nhận xét về Vũ Bằng rằng: “Tiểu thuyết của Vũ Bằng rất gần của Nguyễn Công Hoan về lối tả cảnh và nhân vật, dù là họ ở vào cảnh nghèo khổ hay giàu sang bao giờ Vũ Bằng cũng tả bằng ngọn bút dí dỏm, nhạo đời hơi đá hoạt kê một chút; còn về cảnh, ông chỉ tả sơ sơ; ông chú trọng vào hành vi ấy là động tác của cuốn tiểu thuyết và gây nên những cảnh riêng biệt cho nhân vật” [4-tr.91]. Trong tác phẩm Mười khuôn mặt văn nghệ Tạ Tỵ đã đánh giá Vũ Bằng như một trong mười khuôn mặt nổi bật nhất thời bấy giờ. Đến lời giới thiệu tác phẩm Bốn mươi năm nói láo tác giả Thượng Sỹ có những nhận xét đánh giá về Vũ Bằng như một nhà báo chuyên nghiệp và đánh giá về cuốn Bốn mươi năm nói láo như “lịch sử một kiếp sống lê thê của người viết báo chuyên nghiệp xứ này”. Với tác giả Văn Giá ông quyết tâm đi tìm “chỗ nứt gãy” trong cuộc đời và văn nghiệp của nhà văn Vũ Bằng vì vậy ông cho ra đời cuốn Vũ Bằng, bên trời thương nhớ. Trong cuốn Vũ Bằng, bên trời thương nhớ Văn Giá nhận xét về Vũ Bằng như sau: “không những là nhà báo bậc thầy mà còn là một nhà văn đầy tài năng” [6-tr.5]. Sau cuốn Vũ Bằng, bên trời thương nhớ Văn Giá tiếp tục có thêm công trình nghiên cứu về Vũ Bằng vào năm 2002 với tác phẩm Vũ Bằng - mười 2 chín chân dung nhà văn cùng thời. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn về Vũ Bằng với những đánh giá về vị trí của Vũ Bằng trong các thể loại: kí, truyện... Nhắc đến người công sưu tầm và biên soạn về Vũ Bằng không thể không nhắc đến Nguyễn Ánh Ngân với Vũ Bằng - mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp được sưu tầm và biên soạn vào năm 2004. Tác phẩm đã có những đánh giá đúng đắn về vị trí và những đóng góp của Vũ Bằng với nền văn học dân tộc. Đến năm 2006 nhà văn Triệu Xuân đã cho ra mắt độc giả cuốn Vũ Bằng toàn tập, cuốn sách đã cung cấp thêm cho độc giả những nét tiêu biểu về cuộc đời, văn nghiệp cũng như những đóng góp của Vũ Bằng cho nền văn học nước nhà. Càng về sau Vũ Bằng cũng như các tác phẩm của ông nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả và các nhà nghiên cứu thông qua một số công trình như: Tác giả Đặng Anh Đào với Tháng ba đi tìm thời gian đã mất, Nguyễn Thị Minh Thái viết Tháng ba rét Bắc trong sầu xứ phương Nam hay tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân có Khúc ca hoài cảm của kẻ tình nhân... Về một số khóa luận, luận văn nghiên cứu về tác giả Vũ Bằng và tác phẩm Thương nhớ mười hai có thể kể đến: Giá trị nội dung và nghệ thuật của trường thiên tùy bút Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng) của tác giả Nguyễn Thị Trúc Lam, Thời gian nghệ thuật trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng của Hoàng Tuyết Chinh, Hồi kí Vũ Bằng của tác giả Lê Thị Lệ Thủy... Như vậy có thể kết luận: Mặc dù được tiếp cận khá muộn nhưng Vũ Bằng và những sáng tác của ông đã được nghiên cứu ở nhiều phương diện, được độc giả đón nhận một cách rộng rãi từ đó giúp ta có cái nhìn khách quan và chính xác về vị trí cũng như đóng góp của Vũ Bằng cho nền văn học nước nhà. Những công trình nghiên cứu trên đã giúp độc giả có cái nhìn tổng quát nhất về cuộc đời, sự nghiệp Vũ Bằng, đây là những công trình thiết thực có ý nghĩa lớn lao trong việc nghiên cứu về Vũ Bằng và những sáng tác của ông. Những công trình nghiên cứu đã tạo nền tảng cơ sở để chúng tôi vận dụng vào việc nghiên cứu đề tài Văn hóa Bắc Việt trong Thƣơng nhớ mƣời hai của 3 Vũ Bằng.Với đề tài Văn hóa Bắc Việt trong Thƣơng nhớ mƣời hai của Vũ Bằng chúng tôi góp phần làm rõ hơn vị trí, vai trò của nhà văn đối với nền văn học dân tộc đồng thời thấy được những nét đặc sắc trong văn hóa Bắc Việt thông qua những trang văn giàu cảm xúc. 3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu - Khẳng định vị trí và những đóng góp của Vũ Bằng đối với thể loại kí nói riêng và với nền văn học nước nhà nói chung. Từ đó thấy được những nét độc đáo trong sáng tác của Vũ Bằng. - Khám phá, làm rõ những nét đặc sắc trong văn hóa Bắc Việt. - Góp phần vào việc giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống ngàn đời của dân tộc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ một số nét đặc sắc về tác giả, tác phẩm và giới thuyết về văn hóa. - Tìm hiểu đặc trưng văn hóa Bắc Việt trong Thương nhớ mười hai. - Chỉ ra một số phương diện nghệ thuật thể hiện văn hóa Bắc Việt trong Thương nhớ mười hai. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Văn hóa Bắc Việt trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Tập tùy bút Thương nhớ mười hai Tuy nhiên để phục vụ cho việc nghiên cứu được toàn diện và sâu sắc người viết có sự so sánh đối chiếu với các tác phẩm cùng thể loại và cùng đề tài như: Miếng ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam và các tác phẩm cùng viết về quê hương xứ Bắc của các tác giả như: Thạch Lam, Nguyễn Tuân. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện khóa luận nàychúng tôi sử dụng một số phương pháp cụ thể sau đây: - Phương pháp thống kê phân loại. - Phương pháp so sánh đối chiếu. - Phương pháp phân tích tổng hợp. 4 6. Đóng góp khóa luận - Khóa luận góp phần khẳng định tài năng và vị trí của Vũ Bằng đối với đề tài văn hóa trong văn học Việt Nam. - Thấy được những nét độc đáo trong những trang văn viết về văn hóa Bắc Việt của Vũ Bằng so với các tác giả khác cùng đề tài. - Đóng góp vào việc nghiên cứu về những sáng tác của Vũ Bằng. 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu trúc làm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề chung Chương 2. Đặc trưng văn hóa Bắc Việt trong Thương nhớ mười hai Chương 3. Một số phương diện nghệ thuật thể hiện văn hóa Bắc Việt trong Thương nhớ mười hai 5 NỘI DUNG Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Giới thuyết về văn hóa Văn hóa là khái niệm mang tính chất rộng, khái quát và có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên dù hiểu theo cách nào thì khái niệm văn hóa đều đề cập đến mọi phương diện đời sống vật chất và tinh thần của con người. Từ văn hóa trong tiếng Việt là từ gốc Nhật, người Nhật dùng từ này để định nghĩa cách gọi văn hóa theo phương Tây. Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất: “Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện...” [15] Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm từ “văn hoá” có nhiều nghĩa, tuy nhiên dù được dùng theo nghĩa nào thì khái niệm này bao giờ cũng quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp: “văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…). Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh…). Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn...)”. Theo nghĩa rộng: văn hóa được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo nên. Năm 1940, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người phải sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ 6 những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.431). Theo Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1998) thì: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử". Đến năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. Cũng chính vì thế văn hóa biểu trưng cho sự phát triển của loài người qua các thế hệ. Một đất nước giàu truyền thống văn hóa là một đất nước giàu có về tinh thần. Tóm lại: “Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra”. [15] 1.1.1. Văn hóa vật chất Nhu cầu của con người trong cuộc sống có hai loại cơ bản: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, từ đó có thể thấy: con người trong cuộc sống có hai loại hoạt động cơ bản là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Như vậy, văn hoá thường được chia làm hai dạng: văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Từ đó có thể kết luận “văn hoá vật chất bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất vật chất của con người tạo ra: đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại… văn 7 hóa vật chất là toàn bộ những giá trị vật chất do con người sáng tạo nên trong quá trình lịch sử để thỏa mãn chính nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người”. [15] 1.1.2. Văn hóa tinh thần Văn hóa tinh thần là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị. Nó được sáng tạo ra trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người. Như vậy “Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực,… tạo nên một hệ thống. Hệ thống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi khi có thể phân biệt một giá trị bản chất. Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả năng tiến hóa nội tại của nó”. 1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Văn hoá vật chất và văn hóa tinh thần có mối quan hệ gắn bó mật thiết và giữa chúng có thể chuyển hóa, tương tác cho nhau. K.Marx đánh giá về mối quan hệ giữa hai phương diện văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần như sau: “Tư tưởng sẽ trở thành những lực lượng vật chất khi nó được quần chúng hiểu rõ”. Chính vì vậy mà văn hóa vật chất và văn hoá tinh thần phải dựa vào những tiêu chí khác nhau để phân biệt tuỳ theo những mục đích khác nhau. Văn hoá vật chất liên quan đến sự “biến đổi mang tính sáng tạo thiên nhiên quanh mình thành những sản phẩm có dạng chất liệu vật thể” còn văn hoá tinh thần thì “chỉ liên quan đến sự biến đổi thế giới bên trong, thế giới tâm hồn của con người, sản phẩm của nó là tư tưởng thuần tuý, phi vật thể”. Với cách hiểu này, cùng một đối tượng có thể vừa có phần giá trị vật chất, vừa mang giá trị tinh thần của nó. 1.2. Tác giả Vũ Bằng và tác phẩm Thƣơng nhớ mƣời hai 1.2.1. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng 1.2.1.1. Cuộc đời Cuộc đời Vũ Bằng gắn liền với những éo le thăng trầm và đầy buồn tủi bởi “một thời gian dài, Vũ Bằng và gia đình ông âm thầm chịu tiếng là nhà văn dinh tê, về thành, nhà văn quay lưng lại với kháng chiến, là di cư vào Nam theo 8 giặc! Có lẽ vì thế mà trong sách giáo khoa phổ thông cũng như ở bậc đại học, người ta không giảng dạy về Vũ Bằng”. (Theo nhà văn Triệu Xuân kể). Vũ Bằng tên khai sinh là Vũ Đăng Bằng sinh ngày 3/6/1913, ông sinh ra tại Hà Nội (Có tài liệu cho rằng ông sinh năm 1914). Vũ Bằng sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho học, có truyền thống khoa bảng nhiều đời ở Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc (nay là Bình Giang) tỉnh Hải Dương. Mặc dù cha mất sớm khi Vũ Bằng còn nhỏ song mẹ là chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai (Hà Nội) nên kinh tế gia đình không mấy thiếu thốn. Mẹ Vũ Bằng là một người rất mực thương con nhưng đầy nghiêm khắc. Ngay từ nhỏ Vũ Bằng đã tỏ ra là một cậu bé thông minh, có niềm yêu thích đặc biệt với văn chương và là người bạn thân thiết với Vũ Trọng Phụng. Về sau Vũ Bằng được mẹ gửi vào học tại trường Lycée Albert Sarraut - một trường Trung học Pháp nổi tiếng lúc bấy giờ chỉ dành cho con em người Pháp và những gia đình người Việt “có máu mặt”, sau đó ông tốt nghiệp tú tài Pháp. Vũ Bằng say mê viết văn, làm báo khi còn rất trẻ, năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo. Với Vũ Bằng viết văn, làm báo để thỏa mãn niềm đam mê chứ không phải mục đích mưu sinh. Năm 1935 ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Thuận Thành, Bắc Ninh. Có lẽ Vũ Bằng là một trong số ít những người đàn ông coi vợ như người tình trong suốt cả cuộc đời mình. Bà Quỳ là người vợ đầu tiên của nhà văn Vũ Bằng hơn ông 7 tuổi, từng lỡ dở một lần và có một người con riêng, lúc ấy Vũ Bằng cũng là văn sĩ Hà Thành nổi tiếng ăn chơi nghiện ngập. Hai người đến với nhau khi bị cả hai bên họ hàng phản đối. Sau này, trong sáng tác của mình không ít lần Vũ Bằng kể lại những kỉ niệm bên cạnh người vợ bé nhỏ với một nỗi niềm trăn trở: “Em yêu ơi! Sống là tin tưởng và chờ đợi những biết mái tóc người ta còn xanh mãi để đợi được hay không”. Ông không quên gọi vợ mình là “người vợ bé nhỏ” một cách đầy trân trọng, âu yếm và yêu thương trong nhiều trang viết. Vũ Bằng và bà Lý Thị Quỳ sống hạnh phúc bên nhau và có một người con trai tên Vũ Hoàng Tuấn. Sau này, trong một cuộc phỏng vấn ông Tuấn - con trai Vũ Bằng đã kể lại: “Mọi người biết cha tôi đều cho đây là duyên số! Bởi vì trước khi đến với cha tôi, mẹ tôi đã có một đời chồng với 5 người con. Chồng trước của mẹ tôi là một nhà 9 buôn nổi tiếng ở Hà Nội. Đặc biệt là ông rất mê hát cô đầu. Sau này vì mê một cô đầu mà về hắt hủi mẹ tôi. Kết quả của cuộc tình đó là hai người chia tay không ở với nhau nữa. Một thời gian sau thì mẹ tôi mới gặp cha tôi”. [16] Do chiến tranh Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến vào cuối năm 1946. Đến năm 1948, Vũ Bằng trở về Hà Nội từ đây ông bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo phục vụ cách mạng. Năm 1954, được sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn mà không thể đem theo vợ và con trai vì vậy bà Quỳ cùng người con trai phải ở lại Hà Nội. Trước khi đi Vũ Bằng luôn vững một niềm tin, sau khi Bắc Nam thống nhất, ông sẽ trở về đoàn tụ cùng gia đình nhưng thời gian đã kéo dài suốt hơn hai mươi năm và đau đớn thay cả đời ông vẫn không một lần được quay lại Bắc Việt thân thương. Ngay cả lúc bà Quỳ mất ông vẫn không thể trở lại nhìn mặt cố nhân lần cuối. Vì nhiều lí do nên trong thời gian ở miền Nam, Vũ Bằng đã lập gia đình với một người phụ nữ Nam Bộ tên là Lương Thị Phấn, hai người có với nhau sáu mặt con. Tuy nhiên cuộc sống của gia đình ông không mấy hạnh phúc và dư dả. Trong những năm này, có lúc Vũ Bằng phải viết cả những cuốn sách tính dục để kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình. Năm 1975 tuy Bắc Nam thống nhất nhưng Vũ Bằng vẫn không thể quay trở lại miền Bắc. Do hoàn cảnh, do mặc cảm thân phận khi ấy thân phận của ông vẫn chưa được minh oan nên ông không thể quay về Bắc Việt. Đến tháng 4 năm 1984 cuộc sống túng thiếu về vật chất của Vũ Bằng chấm dứt vì ông đã mãi mãi đi vào cõi vĩnh hằng. Vì nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này ông mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng Huân chương nhà nước. Ngày 01/03/2000, Tổng cục II của Bộ Quốc Phòng đã xác nhận: “Vũ Bằng là nhà văn - chiến sĩ tình báo của ta hoạt động trong lòng địch theo sự phân công của cấp trên hoạt động suốt từ năm 1952 đến 30.4.1975”. Đến ngày 4 tháng 12 năm 2000, Vũ Bằng được nhà nước truy tặng Huân chương kháng chiến hạng Ba. Ngày 13 tháng 02 năm 2007, nhà văn Vũ Bằng đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Cả cuộc đời thầm lặng cống hiến cho sự nghiệp cách mạng đến khi đã yên nghỉ nơi vĩnh hằng, Vũ Bằng mới được làm rõ thân phận. 10 1.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác Vũ Bằng là một nhà văn nhà báo rất mực tài hoa, ông có sức viết dồi dào phong phú trên nhiều lĩnh vực và đạt được những thành tựu nhất định. Trong suốt những năm hoạt động văn chương, Vũ Bằng đã để lại nhiều tác phẩm, trong đó có những tác phẩm sáng giá ở nhiều thể loai: truyện ngắn, truyện vừa, kí và hàng ngàn bài báo lớn nhỏ mà hiện nay chưa được sưu tầm hết. Người ta đã nhận định rằng: “tầm vóc Vũ Bằng vẫn chưa được hình dung và đánh giá đúng mức ngay cả trong giới văn chương, báo chí chứ chưa nói đến bên ngoài đời sống dân sự”. Sáng tác đầu tiên trong cuộc đời cầm bút của Vũ Bằng là truyện ngắn Con ngựa già đăng trên báo Đông Tây năm 1930. Năm 17 tuổi (1931), ông xuất bản tùy bút Lọ Văn. Sau Lọ văn, Vũ Bằng xuất bản liên tục nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết, trong đó có tiểu thuyết Một mình trong đêm tối khiến danh tiếng nổi như cồn. Đồng thời, do tiền bạc dư dả nên ông bị sa vào thói ăn chơi, tiêu xài hoang phí và nghiện thuốc phiện rất nặng. Trong suốt hơn bốn năm ròng, nhờ tình yêu và lòng tận tụy chăm sóc của người vợ cùng sự quyết tâm của chính bản thân, Vũ Bằng đã cai được thuốc phiện. Chính khoảng thời gian này đã tạo nên nguồn cảm hứng vô tận để Vũ Bằng viết cuốn tự truyện Cai - tác phẩm khiến ông nổi lên như một hiện tượng bởi tác phẩm mà tác giả viết bám sát đời sống như thể loại ký sự hiện đại. Cùng với đó Cai cuốn hút người đọc vì nó viết về những buồn vui sướng khổ nơi góc khuất cuộc đời riêng tư của nhà văn. Sau khoảng thời gian tăm tối và vực dậy, Vũ Bằng đã làm việc và cống hiến hết mình. Trong thời gian này ông liên tục viết và cho xuất bản các tiểu thuyết Truyện hai người (1940), Tội ác và hối hận (1940), Để cho chàng khỏi khổ (1941), Ba truyện mổ bụng (1941), Bèo nước (hai tập, 1944)… Hàng loạt truyện ngắn của ông đã gây được sự chú ý lớn khi được đăng trên báo chí, nhiều nhất là trên Tiểu thuyết Thứ bảy trước khi được xuất bản thành sách. Cuối năm 1956, ông cho xuất bản tác phẩm Ăn tết thủy tiên khiến giới văn nghệ sĩ quan tâm ghi nhận bởi tác phẩm đánh dấu một phong thái mới trong đời sống văn chương Sài Gòn. Năm 1960 Vũ Bằng xuất bản tập ký Miếng ngon Hà Nội với văn phong tinh tế tài hoa và đầy cảm xúc. Sau đó ông sáng tác thêm tác phẩm Thương nhớ mười hai xuất bản năm 1972 tác phẩm này 11 giúp Vũ Bằng được công chúng văn học ghi nhận là nhà văn đã tạo nên thể loại hồi ký trữ tình độc đáo cho văn học Việt Nam. Tập bút ký Món lạ miền Nam (1969), và tập hồi ký Bốn mươi năm nói láo (1969) như một lời khẳng định tài năng viết ký của nhà văn. Bên cạnh thể loại ký, Vũ Băng còn thể hiện tài năng ở nhiều thể loại khác như: biên khảo, truyện ngắn, tiểu thuyết đồng thời liên tiếp cho xuất bản: Khảo cứu về tiểu thuyết (biên khảo, 1969), Mê chữ (tập truyện, 1970), Nhà văn lắm chuyện (1971), Những cây cười tiền chiến (1971), Người làm mả vợ (tập truyện ký, 1973), Bóng ma nhà mẹ Hoát (tiểu thuyết, 1973).. Về sự nghiệp báo chí: sự nghiệp báo chí Vũ Bằng có thể được khái quát qua ba giai đoạn: từ 1930 - 1945, 1945 - 1954, 1954 - 1975. Từ năm 1930 1945, Vũ Bằng đã tham gia viết, biên tập hoặc làm thư ký tòa soạn cho nhiều tờ báo, trong đó có những tờ quan trọng và nổi bật như Trung Bắc tân văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Vịt đực, Truyền bá… Nhà văn Võ Phiến trong tác phẩm Văn học Miền Nam đã nhận xét: “Vũ Bằng có lúc tay nầy một tờ báo của Vũ Đình Long, tay kia một tờ khác của Nguyễn Doãn Vượng; có lúc một mình trông nom cả ba tờ báo ở Sài Gòn là Đồng Nai, Sài Gòn Mai và Tiếng Dân; lại có lúc vừa viết cho Dân Chúng, làm tổng thư ký báo Tin Điện, lại vừa hợp tác với người thứ ba làm báo Vịt Vịt...” Từ 1945 đến 1954, hoạt động báo chí Vũ Bằng chủ yếu là tham gia làm báo kháng chiến. Sau này, từ 1954 đến 1975, Vũ Bằng sống bằng nghề báo, viết cho nhiều tờ báo ở nội đô Sài Gòn. Ông là thành viên chính thức của Hội văn bút quốc tế. Bên cạnh việc làm báo Vũ Bằng còn viết khá nhiều về các nhà văn nhà báo cùng thời như: Nguyễn Văn Vĩnh, Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, Vũ Đình Long, Thâm Tâm, Tú Mỡ… 1.2.2. Tác phẩm Thƣơng nhớ mƣời hai Trong số các tác phẩm của Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai là tác phẩm đặc sắc nhất, tiêu biểu cho tình cảm và phong cách viết của ông. Thương nhớ mười hai là một tập bút kí được Vũ Bằng sáng tác từ năm 1960 và đến năm 1971 mới hoàn thành, xuất bản năm 1972 bởi nhà xuất bản Nguyễn Đình 12 Vượng - Sài Gòn. Sau này tập tùy bút được nhà xuất bản Văn học in lại vào năm 1993. Thời gian sáng tác kéo dài hơn mười năm - đây là một khoảng thời gian đủ dài khiến Vũ Bằng nhung nhớ yêu thương mảnh đất Bắc Việt. Tập bút kí là những những dòng hoài niệm và nỗi nhớ thương da diết với miền Bắc với Hà Nội thân thương của một người con buộc phải sống xa quê trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt bởi chiến tranh. Tác phẩm là những kí ức đẹp về thiên nhiên, con người, phong tục tập quán của những con người Bắc Việt qua mười hai tháng theo lịch âm và mỗi tháng là một miền kí ức mang những đặc trưng riêng không thể nhầm lẫn. Thương nhớ mười hai là một cuốn tản văn đầy chất thơ, chất thơ không hiển hiện qua vần điệu câu chữ, mà ngân nga dưới ý tình tác giả. GS Hoàng Như Mai đánh giá về tập tùy bút như sau: “Dù phải thích nghi với hoàn cảnh chính trị như thế nào đấy, cuốn sách vẫn bày tỏ rất rõ tâm sự của một người con miền Bắc nhớ da diết quê hương ở bên kia giới tuyến. Chính tấm lòng ấy đã cùng với ngòi bút tài hoa của Vũ Bằng làm nên giá trị văn chương của tác phẩm này. Nó hấp dẫn chúng ta từng dòng, từng trang...”. Cấu trúc: Tác phẩm gồm phần tự ngôn và 13 chương: Chương I: Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt Chương II: Tháng Hai, tương tư hoa đà Chương II: Tháng Ba, rét nàng Bân Chương IV: Tháng Tư, mơ đi tắm suối Mường Chương V: Tháng Năm, nhớ nhót, mận, rượu nếp và lá móng Chương VI: Tháng Sáu, thèm nhãn Hưng Yên Chương VII: Tháng Bảy, ngày rằm xá tội vong nhân Chương VIII: Tháng Tám, ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu Chương IX: Tháng Chín, gạo mới chim ngói Chương X: Tháng Mười, nhớ gió bấc mưa phùn Chương XI: Tháng mười một, thương về những ngày nhể bọng con rận rồng Chương XII: Tháng Chạp, nhớ ơi chợ Tết Chương XIII: Tết, hỡi cô mặc cái yếm xanh 13 Chƣơng 2 ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA BẮC VIỆT TRONG THƢƠNG NHỚ MƢỜI HAI 2.1. Nét đẹp trong phong tục tập quán 2.1.1. Các lễ hội truyền thống Đối tượng trong nỗi nhớ của Vũ Bằng không chỉ là con người, thiên nhiên mà nó còn là những nét văn hóa cổ truyền Bắc Việt thông qua các lễ hội truyền thống. Trong những trang viết của mình Vũ Bằng không hề bỏ sót một lễ hội nào của đồng bào xứ Bắc. Mỗi một tháng mỗi mùa Bắc Việt lại có một thú chơi riêng và quanh năm xứ Bắc luôn đầy những lễ hội nhộn nhịp, tưng bừng. Một năm bắt đầu từ mùa xuân và lễ hội cũng bắt đầu nhộn nhịp từ đây bởi theo quan niệm người Bắc tháng giêng là tháng ăn chơi. Tháng giêng ở Bắc người ta đi lễ vui đáo để, chùa quán sứ, rồi chùa Dâu, chùa Kim Cổ, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc thờ ông thánh đồng đen, chùa Bà Đá, chùa Liên... người ta đi chùa đi lễ để cầu con cầu của. Vào những ngày lễ hội tháng giêng, người vợ tảo tần vẫn “sửa nếp áo mới, tô đôi má hồng” để cùng với chồng đi nghe hát quan họ, hát ví hay rẽ vào “làng Nội Ninh huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang để xem rước thần kể hạnh, hát đúm nhưng mê nhất là trò kéo chữ” [1-tr.29] khiến người ta mê mẩn. Giữa tiết trời xuân với không khí lành lạnh vợ chồng dắt tay nhau đi xem hát tuồng rồi nhẩn nha dưới bóng trăng “bàn luận về vai Khương Linh Tá đóng thật tài, hay Quan Vân Trường quá ngũ quan trảm lục tướng trông ghê quá” [1-tr.30] những thú vui ngày lễ hội khiến vợ chồng như xích lại gần nhau hơn. Dường như không khí xuân hãy còn khiến lòng người háo hức rạo rực, Tết đã hết từ lâu song trong lòng người xuân như vẫn còn phơi phới nhìn vào đâu cũng thấy diễm tình bát ngát, trong không khí rạo rực ấy người ta đi lễ ở Đống Đa: hội chùa Vua, hội Lim, rằm tháng giêng đi các chùa lễ bái, rồi chùa Trầm, rồi trảy hội Phủ Giầy, xem tế thần ở Láng, xem rước vía ở miếu Hai Cô, vài hôm sau lại đi hội Lô, xem rước ở đình Thiên Hương, xem tế thần ở đình Ủng. Dường như thông qua trang giấy ta cảm nhận được không khí nhộn nhịp vui tươi sự hồ hởi của lòng người mỗi độ xuân về, hội đến. Lễ hội với người dân xứ Bắc không chỉ là một nét đẹp văn hóa mà hơn nữa nó còn biểu trưng cho vẻ đẹp phẩm chất của con 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng