Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp triết luận về tuổi trẻ trong truyện ngắn phan thị vàng anh...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp triết luận về tuổi trẻ trong truyện ngắn phan thị vàng anh

.PDF
57
123
102

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ===o0o=== TRẦN THỊ BÍCH LY TRIẾT LUẬN VỀ TUỔI TRẺ TRONG TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ===o0o=== TRẦN THỊ BÍCH LY TRIẾT LUẬN VỀ TUỔI TRẺ TRONG TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH HÀ NỘI, 2019 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh, người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy/cô giáo khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua! Do còn hạn chế về thời gian và trình độ chuyên môn nên khóa luận không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến của các thầy/cô giáo, các nhà khoa học cùng các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2019 Tác giả khóa luận Trần Thị Bích Ly LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận Triết luận về tuổi trẻ trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Tuyết Minh. Các số liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2019 Tác giả khóa luận Trần Thị Bích Ly MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 1 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................. 4 4. Nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu ................................................................ 4 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 4 6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 4 7. Cấu trúc của khóa luận............................................................................... 4 Chương 1. TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH TRONG DÒNG CHẢY TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI .................................. 6 1.1. Vài nét về Phan Thị Vàng Anh và truyện ngắn .................................... 6 1.2. Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh trong đời sống văn học Việt Nam đương đại ......................................................................................................... 7 1.3. Giới thuyết về tính triết luận ................................................................. 10 Chương 2. BIỂU HIỆN TRIẾT LUẬN VỀ TUỔI TRẺ TRONG TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH................................................ 14 2.1. Tuổi trẻ với gia đình ................................................................................ 14 2.2. Tuổi trẻ với nhà trường........................................................................... 20 2.3. Tuổi trẻ với xã hội ................................................................................... 24 2.4. Tuổi trẻ với tình yêu ................................................................................ 26 Chương 3. HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TRIẾT LUẬN ... 30 VỀ TUỔI TRẺ TRONG TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH ..... 30 3.1. Lựa chọn và xây dựng thế giới nhân vật.............................................. 30 3.2. Không gian nghệ thuật .......................................................................... 35 3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu ......................................................................... 38 KẾT LUẬN .................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học là nơi con người gửi gắm tâm tư, tình cảm, thể hiện tư tưởng của mình về một vấn đề, một hiện tượng xã hội. Cuộc sống không ngừng vận động, phát triển nên con người và văn học cũng có những vận động và đổi thay. Văn xuôi Việt Nam sau 1986 đã đạt được thành tựu xuất sắc, từng bước hội nhập với văn học hiện đại của thế giới, trong đó, truyện ngắn là thể loại có được những thành tựu tiêu biểu. Cùng với sự đóng góp của các nhà văn lớp trước, giờ đây xuất hiện những cây bút truyện ngắn chủ lực: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái… và Phan Thị Vàng Anh. Vàng Anh là một nhà văn trẻ, kể từ khi tham gia cuộc thi truyện ngắn trên tạp chí Thế giới mới, chị đã được rất nhiều độc giả biết đến và yêu mến. Sự xuất hiện của hiện tượng Phan Thị Vàng Anh đã góp phần đem đến cho văn học Việt Nam đương đại một hơi thở mới, một sức sống mới. Tác phẩm của chị có nhiều lớp nghĩa, mang tính triết luận sâu sắc, giáo dục nhân cách những người trẻ. Truyện của chị thường ngắn gọn, súc tích, thâm thúy mà dư ba ý nghĩa. Đây là lí do khiến truyện của chị tạo được hứng thú cho bạn đọc cũng như giới nghiên cứu phê bình văn học. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Triết luận về tuổi trẻ trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn một lần nữa khẳng định tài năng, vị trí và đóng góp của Phan Thị Vàng Anh đối với văn đàn Việt Nam. Chúng tôi hi vọng sẽ góp phần vào việc phát hiện vẻ đẹp của truyện ngắn Việt Nam đương đại nói chung, truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Là một nhà văn trẻ sớm tạo được phong cách trên văn đàn nên truyện ngắn của Vàng Anh thu hút được sự chú ý đáng kể của giới nghiên cứu, phê bình. 1 Nhà văn, dịch giả Huỳnh Phan Anh cho rằng “Vàng Anh là một tài năng trẻ, một cây bút nhà nòi, một nhà văn đã sớm định hình từ tập truyện ngắn đầu tay, một giải thưởng quốc gia dành cho nhà văn trẻ… và còn gì nữa? Tất cả đều đúng, nhưng tôi không quên rằng vượt lên trên những thông tin đó, tác phẩm của Vàng Anh hay bất luận của ai khác dù bao người đã đọc tới và nói tới, vẫn còn và mãi mãi vẫn còn là một sự chờ đợi, một thách thức” [1, 16]. Huỳnh Phan Anh đánh giá về hai tập truyện ngắn Khi người ta trẻ và Hội chợ của Phan Thị Vàng Anh như sau: “Hai tập truyện ra đời trong khoảng cách hai năm, mỏng manh như nhau, bao gồm những truyện ngắn thường, có khi rất ngắn, bấy nhiêu cho một thế hệ đang hình thành, sinh sôi nảy nở, một thế giới không ngớt trở về trên những trang giấy ấy, đang kêu gọi, bổ sung cho nhau, vẫn là nó nhưng không đơn giản là nó, bởi nó luôn được vén mở, soi rọi thêm, nó luôn tìm kiếm những bến bờ và những chiều sâu mới” [2, 18]. Huỳnh Như Phương đánh giá: “Sự xuất hiện của Vàng Anh đã đem đến một không khí mới cho đời sống văn học thời bấy giờ”. Truyện ngắn của Vàng Anh hấp dẫn người đọc là ở chỗ “Vàng Anh biết cách lạ hóa những điều quen thuộc, biết làm cho da diết những điều tưởng chừng nhạt nhẽo”, “Văn chương của Vàng Anh là trò chơi nói bằng ngôn ngữ của trò chơi” và “trong thế giới của Vàng Anh những sự vật gần gũi nhất lại đưa con người đến xa nhất”. Huỳnh Như Phương nhấn mạnh: “Cái thế giới được miêu tả trong Khi người ta trẻ có phần giống với một số sân chơi, ở đó, các nhân vật chơi đủ thứ, từ những trò “ấm ớ” “vớ va vớ vẩn” cho đến những trò “điên rồ”, “ngông cuồng” nhất. Sự liên tưởng có cái lý của nó. Sau những mệt mỏi trước việc đời, điều duy nhất làm cho các nhân vật của Phan Thị Vàng Anh có một chút nghị lực tiếp tục sống là trở về với ý niệm rằng mình đang tham gia một cuộc chơi” [7, 3]. 2 Nguyễn Trương Quý cho rằng: “Mỗi một vấn đề được nói đến như một nét cọ đậm màu, làm thay đổi cục diện, cung cấp cách nhìn khác về bức tranh vốn lòa xòa màu sắc, vẽ cuộc sống của người trẻ với những nỗi buồn nhàn nhạt, những con đường sống lơ mơ, những thái độ yêu ghét nửa vời” [7, 4]. Vương Trí Nhàn cho rằng: “Từ những trang viết của Phan Thị Vàng Anh, người ta bắt gặp một lớp trẻ có diện mạo khác, mà nét căn bản là một đời sống tinh thần sâu sắc, tinh tế, được ánh sáng của văn hóa hướng dẫn” [13]. Hồ Thế Hà khẳng định: “Thế giới của Vàng Anh riêng và lạ lắm. Trước hết, nó rất ngắn, ngắn chỉ vài ba trang in mà người ta thường gọi là truyện ngắn mi ni. Ngắn nhưng lại chứa đựng nhiều ý tưởng, nhiều mối quan hệ đời sống và tất cả lại được chứa trong ngôn ngữ và kiểu viết tình cờ, tự nhiên như không phải đó là văn chương vậy” [7, 4]. Trần Ngọc Hiếu nhận xét: “Truyện của Vàng Anh trong khi tưởng như đang kể những chuyện vặt vãnh, nhỏ nhặt hay bông đùa, đặt ta đối diện với một thế giới đang mất đi ý nghĩa, sự chờ đợi vô nghĩa, tình yêu vô nghĩa, những ngày đi học đi làm vô nghĩa… Văn chương của Vàng Anh là một đề nghị thẳng thắn, một khẳng định bộc trực nhưng không đến mức gây hấn, khiêu khích về quyền được khác, được lạ trong cách nhìn và cách viết” [6]. Nguyễn Thị Bình với con mắt tinh tường của một người nghệ sĩ bà đã nhận ra những đóng góp của các nhà văn trẻ trong tiến trình đổi mới văn học, trong đó có Phan Thị Vàng Anh. Bà nhận định: “Nhìn chung ưu thế về tốc độ - ngôn ngữ cũng như trong sinh hoạt – thuộc về lớp trẻ. Vàng Anh viết cứ “như chơi” mà lột tả thật chính xác cái nhịp điệu cuộc sống, nhịp điệu tâm lí của bao nhiêu hạng người, bao nhiêu lứa tuổi” [3, 117]. Nhìn chung, truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học đánh giá cao. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu vấn đề triết luận về tuổi trẻ. Đây là khoảng trống để chúng tôi đi sâu 3 nghiên cứu đề tài khóa luận. Chúng tôi xem ý kiến của các nhà nghiên cứu là những gợi ý quan trọng để đi sâu tìm hiểu triết luận về tuổi trẻ trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là Triết luận về tuổi trẻ trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là tuyển tập Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, do NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2011. 4. Nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu Nhiệm vụ của khóa luận là khái quát các biểu hiện của triết luận về tuổi trẻ trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu và chỉ ra vai trò của tính triết luận trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Từ đó, thấy được đóng góp và khẳng định tài năng của nhà văn ở thể loại truyện ngắn. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong khóa luận chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu… 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận tập trung nghiên cứu tính triết luận trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh; tìm hiểu và chỉ ra vai trò của tính triết luận trong truyện ngắn của tác giả. Qua đó, thấy được điểm khác biệt cũng như đóng góp của Vàng Anh đối với thể loại truyện ngắn đương đại. 7. Cấu trúc của khóa luận Khóa luận gồm có 3 chương chính: Chương 1: Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh trong dòng chảy truyện ngắn Việt Nam đương đại. 4 Chương 2: Biểu hiện triết luận về tuổi trẻ trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Chương 3: Hình thức thể hiện triết luận về tuổi trẻ trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh 5 Chương 1 TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH TRONG DÒNG CHẢY TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Vài nét về Phan Thị Vàng Anh và truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh sinh ngày 18 tháng 8 năm 1968 tại Hà Nội, quê gốc ở huyện Cam Lộc, tỉnh Quảng Trị. Chị là con gái của nhà thơ Chế Lan Viên và nhà văn Vũ Thị Thường. Cả bố và mẹ đều là những nhà thơ, nhà văn nên tình yêu thơ văn sớm được hình thành và nuôi dưỡng, Vàng Anh học tập được từ cha giọng thơ đầy triết lí, học được từ mẹ sự nhẹ nhàng nhưng rắn rỏi và cương nghị từ những câu văn. Đó là nguồn cội tạo nên một hiện tượng truyện ngắn độc và lạ - Vàng Anh trên văn đàn đương đại. Từ khi mới 7 tuổi, Vàng Anh đã xuất hiện tư chất nghệ sĩ với bài thơ Mèo con đi học. Bài thơ thật dễ thương, ngộ nghĩnh và rất hồn nhiên của cô bé Vàng Anh lúc bấy giờ. Dù yêu thích văn chương từ nhỏ nhưng lớn lên chị lại thi đỗ vào trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và tốt nghiệp năm 1993. Là một bác sĩ trẻ khi mới ra trường, chị đã thử sức ở nhiều nơi khác nhau, giúp đỡ nhiều bệnh nhân nhưng trong con người ấy dòng máu văn chương vẫn căng tràn sức sống. Con đường sự nghiệp của chị có thể nói, đang rất thuận lợi mà bao nhiêu người mơ ước nhưng chị đã chấp nhận từ bỏ sự nghiệp, từ bỏ nghề bác sĩ cứu người để đi theo nghiệp văn chương. Phan Thị Vàng Anh là một cây bút có tài, ngay từ tác phẩm đầu tiên Hoa muộn (1995) đã được các nhà nghiên cứu phê bình đánh giá rất cao. Chị thử sức mình trên nhiều lĩnh vực như làm thơ, viết truyện ngắn, viết báo, viết kịch bản phim… và đã đạt được thành công đáng ghi nhận. Chị còn viết tạp văn và kí với bút danh Thảo Hảo. Khi Hoa muộn ra đời, Nguyễn Khải khẳng định, đây là “một cây bút có tài” (Nguyễn Khải, Văn nghệ Trẻ số 01/1995). Nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương kết luận: “Đứng trước một thế giới văn 6 chương đang già cỗi, hay nói đúng hơn là đang có nguy cơ già cỗi, tác phẩm của Phan Thị Vàng Anh cũng như một số cây bút mới xuất hiện những năm gần đây là thứ văn chương "khi người ta trẻ” [17]. Chị cùng với Trần Đăng Khoa, Hồ Anh Thái được bầu vào Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kì VII với số phiếu rất cao. Phan Thị Vàng Anh đã thử bút trên nhiều lĩnh vực như thơ, truyện ngắn, tạp văn, kịch nhưng thành công nhất chính là truyện ngắn. Truyện ngắn của Vàng Anh được người đọc hồ hởi đón nhận vì nó mang dáng vẻ hiện đại trẻ trung và đầy cá tính của người trẻ. Truyện của chị nói hộ suy nghĩ, hành động của người trẻ để những người xung quanh có thể hiểu, đồng cảm và cùng suy ngẫm. Mỗi truyện đều để lại trong lòng bạn đọc những dư vị của cuộc sống. Trong khoảng 20 năm gắn bó với cây bút và sáng tác truyện ngắn, Vàng Anh đã cho ra đời khoảng 50 truyện ngắn được tập hợp trong ba tập: Khi người ta trẻ, Hội chợ và Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Chị là một cây bút sắc sảo, tinh tế, mang tinh thần của thời đại. 1.2. Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh trong đời sống văn học Việt Nam đương đại Sau 1975 cuộc sống của con người có nhiều biến động kéo theo sự thay đổi của văn học. Nếu như trong giai đoạn 1945-1975 các nhà thơ, nhà văn tập trung ca ngợi cuộc chiến đấu của dân tộc ta với những chiến thắng vang dội, ca ngợi những người anh hùng, những người đã hi sinh cho đất nước cho tổ quốc. Văn học thời kì ấy gắn với khuynh hướng sử thi, gắn với cái ta chung để cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc. Thì bây giờ các văn nghệ sĩ tập trung khai thác đề tài thế sự, đời tư, bày tỏ quan điểm, tư tưởng của cá nhân trước hiện thực cuộc sống. Nếu trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thể loại được các văn nghệ sĩ tìm đến nhiều nhất đó là thơ thì sau thời kì đổi 7 mới, văn học đã có sự thay đổi. Thể loại được tìm đến nhiều nhất đó chính là truyện ngắn, bởi nó có những ưu thế riêng như ngắn gọn, dồn nén và cơ động giúp người đọc có thể khám phá một cách nhanh chóng, đầy đủ và hoàn thiện những nội dung mà nhà văn đề cập trong văn bản. Truyện ngắn đương đại có lực lượng người viết đông đảo như: Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Xuân Hà, Y Ban, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư… Đây là những gương mặt tiêu biểu thể hiện tính cách, phong cách độc đáo, táo bạo mang những dấu ấn riêng làm phong phú nền Văn học Việt Nam đương đại. Truyện ngắn đương đại thể hiện một cái nhìn mới mẻ đa dạng về cuộc sống. Đó có thể là sự đồng cảm, xót thương về “nỗi đau thời hậu chiến” như Người đàn bà với những bông bần ly - Dương Thu Hương, đó có thể là sự hận thù được ươm mầm trong tâm trí của những người con về việc làm của cha mẹ, làm cho tâm hồn của những đứa trẻ bị vấy bẩn như Cánh đồng bất tận - Nguyễn Ngọc Tư. Hay là những suy nghĩ, hành động bồng bột của những người trẻ, mê muội trong tình yêu, hi sinh tất cả để cuối cùng nhận lại những nỗi đau khó lành như Khi người ta trẻ - Phan Thị Vàng Anh… Mỗi truyện là một trăn trở của người trẻ về lẽ đời, về thực tại, về quá khứ, về tương lai… Nhà văn đương đại không chỉ khắc họa nỗi đau tinh thần mà còn dùng ngòi bút thể hiện những khát khao, hi vọng, khẳng định sự tự ý thức của con người. Sự xuất hiện của các nhà văn nữ đã làm cho truyện ngắn đương đại có sự đổi mới trong sáng tạo, thể hiện được ý thức về con người cá nhân, thoải mái phơi bày cuộc sống cá nhân ở chiều sâu bản thể. Với cái nhìn sâu sắc rất nữ tính về chiến tranh, về cuộc sống, về cách suy nghĩ trong tình yêu, trong gia đình, xã hội… họ đã đem đến cho độc giả những tác phẩm truyện ngắn mang dấu ấn rất riêng của người nữ. Truyện ngắn nữ Việt Nam ra đời còn thể hiện 8 những quan điểm nghệ thuật mới mẻ, ta có thể thấy ngay trong cách lựa chọn đề tài của các nhà văn. Cũng là cuộc sống thường ngày nhưng những câu chuyện ấy không phải là những câu chuyện cổ tích được kể lại bằng những ngôn từ sáo rỗng nữa mà các nhà văn đã “bới đào trong đống đổ nát của lịch sử, nhặt nhạnh từng mảnh vỡ, thậm chí là cả những cái cặn bã, thừa mứa của lịch sử tưởng chừng như đã vứt đi, rồi mầy mò, gắn kết lại thành một cái hiện thực khác trông thật dị dạng và rất đáng hồ nghi, nhưng nhất quyết đấy cũng là một hiện thực” (Đỗ Ngọc Yên - Văn học hiện đại- một góc nhìn). Đó có thể là những mảnh ghép của tình yêu, của hạnh phúc, hôn nhân. Đó có thể là những khát khao, những cung bậc cảm xúc của những người trẻ trước những quyết định về cuộc đời. Phan Thị Vàng Anh là một trong số những nhà văn nữ trẻ đương đại và chị đã thành công trong sự nghiệp viết văn của mình với thể loại truyện ngắn.Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh chứa đựng những triết lí về tuổi trẻ, “luôn trăn trở về lối sống và nhân cách con người với cái nhìn đầy trải nghiệm và lối tư duy sắc sảo, khách quan” [7, 11]. Đọc truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, không có truyện ngắn nào là không thể hiện những triết lí sâu sắc về tuổi trẻ và chúng ta nhận ra rằng đó chính là những kinh nghiệm, là sự từng trải của chính tác giả. Vàng Anh đã đặt nhân vật của mình - những người trẻ trong mối quan hệ với gia đình, với nhà trường, với xã hội, với tình yêu để lắng nghe suy tư của họ. Độc giả trẻ tuổi tìm đến những trang văn của Vàng Anh sẽ suy nghĩ, dằn vặt và nhìn lại chính bản thân mình. Bởi họ thấy bóng dáng của mình trong đó. Vàng Anh đã đem đến những phát hiện mới mẻ ngay từ những điều bình dị của cuộc sống thường ngày. 9 1.3. Giới thuyết về tính triết luận Trong văn học chúng ta thường nghe nói đến khái niệm “triết lí” nhiều hơn là “triết luận”. Nhưng khi đến với văn học hiện đại khái niệm này được sử dụng nhiều hơn và được giới các nhà nghiên cứu phê bình sử dụng để chỉ một phẩm chất, một khuynh hướng sáng tác văn học, đặc biệt là trong văn xuôi hiện đại. Trong văn học thời kì trung đại, chúng ta thường thấy “văn- sử- triết”, hay “văn- triết” bất phân, tức là trong văn học luôn tồn tại triết học và ngược lại; đó chính là sự đan xen giữa tư duy lí luận và tư duy hình tượng trong tác phẩm văn học. “Triết” là những triết luận, triết lí và liên quan đến triết học. “Luận” là bàn luận, tranh luận, đánh giá, lí giải… những vấn đề xung quanh cuộc sống. “Triết luận” là bàn luận, lí giải, là kết quả của sự chiêm nghiệm trong cuộc sống. Triết luận trong văn học là những vấn đề triết học được tác giả thể hiện trong tác phẩm văn học một cách tiềm ẩn. Tính triết luận trong tác phẩm văn học được hiện diện trên hai phương diện “nội dung triết luận” và “hình thức triết luận”. Thông qua thế giới nghệ thuật, người nghệ sĩ thể hiện những chiêm nghiệm, kinh nghiệm của bản thân về cuộc sống. Nhu cầu nhận thức trên tinh thần triết học khiến xu hướng triết luận xuất hiện. Năm 1986 là dấu mốc lịch sử làm thay đổi vận mệnh của đất nước ta và văn học cũng không ngoại lệ. Từ đây sự thay đổi mang tính bước ngoặt đã làm thay đổi quan niệm giữa văn học và hiện thực, thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người. Nếu trước đây các nhà văn sáng tác theo khuynh hướng sử thi, ca ngợi lịch sử hào hùng thì sau 1986 họ tập trung vào các khuynh hướng mới như khuynh hướng nhận thức lại, khuynh hướng thế sự đời tư, khuynh hướng triết luận… Phản ánh hiện thực giờ đây không phải là mục đích cuối cùng của người nghệ sĩ mà chỉ là những phương tiện để họ bày tỏ chiêm nghiệm, những suy nghĩ và tư tưởng riêng. 10 Thế hệ các nhà văn lớp trước như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Hồ Phương, Lê Lựu, Võ Huy Tâm, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trí Huân… là những nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Khi đất nước đã hoàn toàn độc lập tự do, cuộc sống thực tại có nhiều những biến động bắt buộc họ phải vận động để đáp ứng được nhu cầu của hiện tại. Họ cảm thấy cần phải thay đổi, không thể sống mãi trong sự hào nhoáng của những bản anh hùng ca lịch sử nữa. Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu… là những cây bút đầu tiên tiên phong trong công cuộc đổi mới, “dám vặn cổ chính mình để hướng về phía trước”. Tiếp nối các nhà văn ấy là một lực lượng đông đảo các nhà văn trẻ xuất hiện và khuynh hướng triết luận là khuynh hướng được các nhà văn quan tâm hàng đầu. Bởi phản ánh hiện thực giờ đây không phải là mục đích cuối cùng mà người nghệ sĩ muốn hướng tới mà chỉ là những phương tiện để nhà văn bày tỏ những chiêm nghiệm, kinh nghiệm, những suy nghĩ, tư tưởng của nhà văn… Văn học ngày càng đa dạng và phong phú trong việc lựa chọn đề tài, phản ánh hiện thực cuộc sống cũng như những hình thức thể hiện. Người nghệ sĩ khi thể hiện tính triết luận trong một tác phẩm văn học là ở đó tác giả đã đề cập đến những vấn đề mang tính thời sự, chính trị được mọi người quan tâm và chú ý. Qua các tác phẩm văn học đó nhà văn muốn gửi gắm những bài học nhận thức, những ý tưởng sâu sắc về cuộc đời về con người, từ đó khái quát nên những chân lí phổ quát nhất, toàn diện nhất. Nhà văn là người có vai trò quan trọng trong việc khái quát và thể hiện những chân lí, những triết luận ấy. Trong các tác phẩm mang tính triết luận ta có thể thấy ở đó có sự tranh luận, có những cuộc đối thoại, những lí lẽ lí sự về các vấn đề có chiều sâu triết học. Đối với độc giả khi tiếp cận một tác phẩm văn học không phải chỉ để giải trí, để thoải mái tâm hồn, để tìm kiếm cái đẹp trong cuộc sống, để đồng cảm với con người mà họ tìm đến với văn chương còn để thỏa mãn nhu 11 cầu bàn bạc, suy tư, chiêm nghiệm để rút ra những bài học quý giá, những triết lí sâu sắc và những quy luật hiển nhiên vốn có của cuộc sống. Từ đó chúng ta hiểu đời và hiểu mình hơn, sống một cuộc sống có ích, phù hợp, không lạc hậu với cuộc sống thực tại. Nguyễn Khải là cây bút văn xuôi được xem là thành công nhất với thể loại truyện ngắn đi theo khuynh hướng triết luận. Nếu như trong tác phẩm của Nguyễn Khải là những “bàn luận lớn dân chủ và bình đẳng”, đó là những quy luật nhân sinh, thể hiện mối quan hệ giữa con người với thời thế, phản ánh lối sống văn hóa của con người hiện nay (Một người Hà Nội, Sống ở đời, Danh dự, Một thời gió bụi, Má đào…), khi chúng ta đến với Phan Thị Vàng Anh chúng ta sẽ bắt gặp những triết luận thì ngay trong những chuyện nhỏ nhặt của cuộc sống. Phan Thị Vàng Anh đã mạnh dạn theo gót chân của Nguyễn Khải đem tính triết luận vào trong văn xuôi. Bất cứ nhà văn nào khi viết ra tác phẩm của mình đều muốn phản ánh hiện thực đời sống và rồi gửi gắm vào đó những triết lí, những tư tưởng, những bài học bài học sâu sắc. Ta có thể khẳng định rằng triết luận chính là con đường đi đến triết lí, để dẫn đến những khát quát có tầm cao tư tưởng. Có rất nhiều con đường để chạm được cái đích triết lí nhưng Phan Thị Vàng Anh đã chọn con đường triết luận bằng đối thoại nội tâm, bằng những tranh luận giằn vặt trong suy nghĩ của nhân vật… Đọc truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh chúng ta sẽ bắt gặp những triết luận ngay từ những chuyện nhỏ nhặt của cuộc sống. Đó là câu chuyện của những người trẻ, là cảm xúc, là suy nghĩ và hành động của tuổi mới lớn luôn muốn khẳng định mình nhưng vẫn còn những chông chênh, bất ổn trong tâm lí. Truyện ngắn của chị vừa trẻ trung nhưng cũng vừa chững chạc và luôn đượm nét nhân bản. Truyện của chị đã trở thành cầu nối giữa nhà văn và độc giả, cầu nối giữa người từng trải, có kinh nghiệm với những người trẻ tuổi… 12 Tác phẩm của chị góp phần làm thức tỉnh một bộ phận những người trẻ “hồn nhiên vô cảm” với chính cuộc sống của họ. Triết luận về tuổi trẻ trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh đã lôi cuốn được nhiều độc giả bởi Vàng Anh đã đem đến những phát hiện mới mẻ, nhân vật có chiều sâu suy nghĩ. Khi tìm hiểu về truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh chúng ta không thể bỏ qua đặc điểm này bởi nó chính là điểm nhấn làm nên sự thành công trong sự nghiệp sáng tác của chị. Triết luận về tuổi trẻ đã chi phối mạnh mẽ đến nội dung và hình thức của tác phẩm tạo nên một nét riêng, độc đáo được đánh giá cao ngay từ những tác phẩm đầu tiên của Phan Thị Vàng Anh. 13 Chương 2 BIỂU HIỆN TRIẾT LUẬN VỀ TUỔI TRẺ TRONG TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH Phan Thị Vàng Anh đã tái hiện lại bức tranh hiện thực cuộc sống với nhiều màu sắc đa dạng. Truyện ngắn của chị vừa trẻ trung nhưng cũng vừa chững chạc và luôn đượm nét nhân bản. Đó là những câu chuyện tưởng chừng như nhỏ nhặt, “vặt vãnh” nhưng lại ẩn chứa nhiều điều sâu sắc, ý nghĩa. Đối tượng chính mà Phan Thị Vàng Anh muốn đề cập đến đó chính là cuộc sống của giới trẻ trong xã hội đương đại trong mối quan hệ với gia đình, với nhà trường, với xã hội và với tình yêu. 2.1. Tuổi trẻ với gia đình Sau 1975, đất nước hòa bình, con người trở lại với cuộc sống đời thường với những nhu cầu cùng bao vấn đề phức tạp nảy sinh. Gia đình – hình ảnh một xã hội thu nhỏ đang phải đối mặt với bao đổi thay. Gia đình chính là nơi bình yên nhất của mỗi con người, bởi ngoài kia cuộc sống vất vả, bon chen, xô bồ nhiều khi làm con người ta gục ngã, mất niềm tin, hi vọng. Ở đó có những người thân yêu để mỗi cá nhân có thể sẻ chia những vui buồn. Sự thay đổi của xã hội hiện đại đã kéo theo sự thay đổi của mỗi gia đình, khiến cho sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Trong thời kì đổi mới, đã có rất nhiều nhà văn viết về gia đình để khẳng định giá trị của nó như: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu)… Tất cả đều thể hiện bức tranh gia đình với tất cả sự đa dạng, bí ẩn và phức tạp. Trong con mắt của Vàng Anh, mỗi thành viên trong gia đình giờ đây là một vũ trụ khép kín, họ thu mình trong cái vỏ bọc của sự cô đơn. Những tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng trong gia đình như tình cha - con, anh – em bị rạn nứt. Cha mẹ - những người trưởng thành có kinh nghiệm và quyền lực trong gia đình luôn cho rằng, con 14 cái mình dù đã lớn nhưng vẫn cần phải bao bọc. Nhưng chính sự quan tâm ấy lại trở thành sự áp đặt cho con cái. Những người trẻ trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh tự thu mình trong cái bao khép kín vì cuộc sống quá tẻ nhạt và buồn chán. Những người làm cha, làm mẹ không hiểu con cái họ đang nghĩ và muốn gì, còn con cái thì luôn cho rằng cha mẹ cổ hủ, lỗi thời. Và họ cảm thấy cô đơn ngay chính trong gia đình của mình, cô đơn ở chính nơi mà lẽ ra phải ấm áp và bình an nhất. Vàng Anh đề cập đến xung đột giữa các thế hệ trong gia đình. Ở đó có sự bất đồng về quan điểm giữa con cái và bố mẹ khiến mối quan hệ trở nên lỏng lẻo, rời rạc, khoảng cách giữa các thành viên trở nên xa cách. Truyện ngắn Hoài cổ kể về một buổi lễ cúng đình với nhiều nghi lễ cổ xưa. Nhân vật “tôi” cùng bạn của mình là Lữ theo mẹ và chị Tương đi xem lễ. Trước giờ đi xem lễ, mẹ và chị Tương luôn lo lắng trời sẽ mưa, lo lắng của họ khiến nhân vật “tôi” khó chịu và phải gắt lên “mưa sao được mà mưa, cuối mùa rồi, cuối năm rồi, chọc cũng không ra nước”. Bạn của cô thì khó chịu “chịu không nổi cái đám phụ nữ tẩn mẩn vô ích này”. “Tôi” đã cảm nhận được ngay sự khác lạ của mẹ và chị Tương: “Mẹ tôi và chị Tương xúng xính áo dài. Vào trong điện, mẹ tôi tự nhiên lôi ra một cái quạt giấy màu nâu, phe phẩy; chị Tương rút kính cận ra đeo, chăm chú đọc mấy chữ nho thếp vàng trên cột. Cả hai trông đều già nua hẳn đi, lạ lẫm, hình như họ không còn là của tôi, họ đang ở một thế giới khác của nghi lễ, phẩm phục” [2, 142]. Ngồi trong điện chờ đợi đến giờ làm lễ, tôi và Lữ nhận ra rằng văn hóa, tín ngưỡng… tất cả những gì thuộc về thế hệ trước thật rườm rà và khó hiểu biết bao. Để bắt đầu cho buổi lễ: “Hàng chục ông già khăn đóng, áo dài lụa xanh niêng niễng, hàng chục bà già áo dài màu tăm tối: cánh dán hay xam xám, những búi tóc giả đen nhẫy, mặt trang điểm theo kiểu cổ, lông mày vẽ mảnh như sợi chỉ, ngồi rù rì nhai trầu” khiến Lữ phải thốt lên “Kinh quá! Toàn người già” [2, 143]. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan