Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Khoá luận tốt nghiệp Triết luận trong tiểu thuyết Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Triết luận trong tiểu thuyết Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng

.PDF
65
78
128

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN HOÀNG THỊ THANH HUYỀN TRIẾT LUẬN TRONG TIỂU THUYẾT CHUYỆN CỦA LÝ CỦA MA VĂN KHÁNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI – 2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN HOÀNG THỊ THANH HUYỀN TRIẾT LUẬN TRONG TIỂU THUYẾT CHUYỆN CỦA LÝ CỦA MA VĂN KHÁNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học GVC. TS. La Nguyệt Anh HÀ NỘI – 2019 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới GVC.TS. La Nguyệt Anh - người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã cố gắng, nỗ lực, song do năng lực bản thân có hạn nên khóa luận chắc chắn còn nhiều thiết xót. Kính mong nhận được sự lượng thứ và góp ý chân thành của các thầy, cô giáo để được học hỏi, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm cho các công trình sau. Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả khóa luận Hoàng Thị Thanh Huyền LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: - Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của cá nhân dưới sự hướng dẫn của GVC. TS. La Nguyệt Anh. - Những số liệu và tài liệu được trích dẫn trong đây là trung thực. - Kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả khóa luận Hoàng Thị Thanh Huyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề............................................................................................. 3 3. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5 6. Đóng góp của khóa luận .............................................................................. 6 7. Cấu trúc khóa luận ...................................................................................... 6 NỘI DUNG .................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..................................................... 7 1.1. Sơ lược về vấn đề triết luận và khuynh hướng triết luận trong văn học sau 1975 ............................................................................................................... 7 1.1.1 Triết luận và triết luận trong văn học ...................................................... 7 1.1.1.1. Khái niệm triết luận ............................................................................ 7 1.1.1.2. Triết luận trong văn học ...................................................................... 7 1.1.2. Sơ lược về khuynh hướng triết luận trong văn học Việt Nam sau 1975... 9 1.2. Tác giả Ma Văn Kháng và tiểu thuyết Chuyện của Lý ............................. 13 1.2.1. Vài nét về tác giả Ma Văn Kháng và quá trình sáng tác........................ 13 1.2.1.1. Vài nét về tác giả Ma Văn Kháng ..................................................... 13 1.2.1.2. Quá trình sáng tác của Ma Văn Kháng .............................................. 14 1.2.2. Tiểu thuyết Chuyện của Lý trong dòng chảy văn xuôi đương đại Việt Nam ..................................................................................................................... 16 CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN TÍNH TRIẾT LUẬN TRONG TIỂU THUYẾT CHUYỆN CỦA LÝ CỦA MA VĂN KHÁNG................................................ 18 2.1. Triết luận về cuộc sống miền núi đương đại............................................ 18 2.2. Triết luận về thân phận con người .......................................................... 24 2.3. Triết luận về tình yêu ............................................................................. 37 CHƯƠNG 3: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TÍNH TRIẾT LUẬN TRONG TIỂU THUYẾT CHUYỆN CỦA LÝ CỦA MA VĂN KHÁNG ....... 47 3.1. Cốt truyện hướng tới tính triết luận........................................................ 47 3.2. Ngôn ngữ mang sắc thái tranh biện, đối thoại ......................................... 49 3.3. Giọng điệu trầm tư, cảm thương ............................................................. 52 KẾT LUẬN .................................................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhắc đến các nhà văn Việt Nam trong dòng văn học đương đại, sẽ thật là thiếu sót nếu như chúng ta không kể đến Ma Văn Kháng - một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam đương đại. Hơn nửa thể kỉ cầm bút, dù lớp bụi thời gian có in dấu lên bao vấn đề lịch sử nhưng những tác phẩm của ông sẽ vẫn luôn vượt không gian và thời gian để sống mãi trong tâm hồn bạn đọc bao thế hệ. Với khát vọng sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ ngưng cùng một tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc trước cuộc đời, cho đến hôm nay ông vẫn luôn phóng ngòi bút tinh tế, điêu luyện cùng những vốn sống sâu rộng của mình để cho ra đời những tác phẩm giá trị. Vượt qua những năm tháng nhọc nhằn, Ma Văn Kháng đã được đông đảo công chúng biết đến như một nhà văn có tài và xuất sắc trên hai thể loại chính là truyện ngắn và tiểu thuyết. Được biết đến là một nhà văn có duyên với tiểu thuyết, ông luôn mang trong mình sự nhiệt huyết và cố gắng đổi mới tư duy, tìm hướng đi trong sáng tạo nghệ thuật. Bằng chứng về những sáng tạo cách tân nghệ thuật chính là việc nhà văn được tôn vinh qua rất nhiều giải thưởng. Người yêu văn chương của ông có thể dễ dàng nhận thấy, theo mốc thời gian, Ma Văn Kháng đã vinh danh ở một số tác phẩm sau: tiểu thuyết Mưa mùa hạ - Giải thưởng Văn học Công nhân; Mùa lá rụng trong vườn - giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1985, cũng là một trong số bộ ba tác phẩm được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001, đã được dựng thành phim truyền hình dài tập Mùa lá rụng; Gặp gỡ ở La Pan Tẩn - giải thưởng Hội văn nghệ các dân tộc thiểu số năm 2001; Một mình một ngựa giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2009. Gần đây nhất, ngày 19 tháng 05 năm 2012, ông đã vinh dự được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho chùm các tác phẩm: Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn và Truyện ngắn chọn lọc. Một cuộc đời cần mẫn và sáng tạo với hơn 30 tác phẩm văn xuôi, trong đó mảng đề tài miền núi và dân tộc được ông đặc biệt quan tâm. Từ Đồng bạc trắng hoa xòe (1979) đến Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001) và sau này là Chuyện của Lý (2013), nhà viết tiểu thuyết Ma Văn Kháng đã đi được một chặng đường 1 hơn ba mươi năm về đề tài dân tộc và miền núi Tây Bắc. Ông gắn bó với miền đất này như quê hương thứ hai của mình, để rồi với tình yêu con người và văn hóa nơi đây đã làm nên những trang văn sáng ngời về số phận những người trí thức và người nông dân nghèo nơi phố huyện nhỏ heo hút miền núi. Từ những tập truyện ngắn đầu tay, dấu vết non nớt về tư duy nghệ thuật qua những câu chuyện độc đáo về cuộc sống và con người miền núi xưa nay, đến thể loại tiểu thuyết, một thể loại văn xuôi được Ma Văn Kháng đặc biệt quan tâm, tìm tòi sáng tạo sao cho lưu giữ được hình bóng cuộc sống, từ đó, ta thấy được bản lĩnh vững vàng của nhà văn. Bên cạnh truyện ngắn và tiểu thuyết, Ma Văn Kháng còn viết về đề tài văn học thiếu nhi, ông đã đóng góp bốn truyện hay. Tác phẩm tâm huyết của ông về đề tài này Côi cút giữa cảnh đời, đã được tổ chức SIAD (Thụy Điển) trao giải thưởng. Những cuốn sách ra đời nối tiếp nhau, theo sự từng trải về cuộc đời, sự sung mãn, điêu luyện của bút lực đã khẳng định đóng góp và tài năng của Ma Văn Kháng trong nền văn xuôi Việt Nam nửa sau thế kỉ XX. Như đã nói ở trên, Ma Văn Kháng là nhà văn có một phong cách nghệ thuật độc đáo, trong sáng tác của mình ông thường đi sâu, khai thác về những cảnh đời, số phận của con người từ bọn người thấp cổ bé họng đến người trí thức, quan lại. Từ đó, ông gửi gắm những triết luận nhân sinh của mình, chính vì vậy, văn phong của ông luôn có một “nguyên tắc triết luận” riêng biệt. Ông từng viết: “tôi rất quan tâm đến tính triết luận, cho nên ở các truyện ngắn tôi thích, tôi thường tìm điểm nhấn, nó như những cái mấu mắc vào lòng bạn đọc”. Trong văn xuôi sau 1975, sự gia tăng tính triết luận, ngôn ngữ đối thoại là một minh chứng rõ nét cho sự cách tân cùng sự mở rộng trong mối quan hệ giữ nhà văn, tác phẩm và bạn đọc. Ngoài những tiểu thuyết như Mùa lá rụng trong vườn, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn,... tiểu thuyết Chuyện của Lý cho người đọc thấy rõ những triết luận về cuộc sống, con nguời, tình yêu và các mối quan hệ trong xã hội. Với tất cả những lý do trên, tác giả khóa luận đã lựa chọn vấn đề “Triết luận trong tiểu thuyết Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Từ đó, có thể khẳng định đóng góp của Ma Văn Kháng là vô cùng to lớn trên phương diện sáng tạo nghệ thuật mà tiêu biểu ở thể loại tiểu thuyết 2 trong thời kì đổi mới, đồng thời khóa luận cũng có thể góp một phần nhỏ vào kho tư liệu tham khảo vốn rất đa dạng về sáng tác của nhà văn. 2. Lịch sử vấn đề Ma Văn Kháng là một trong số những nhà văn có đóng góp đáng kể vào công cuộc đổi mới văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975, mặc dù các sáng tác của ông ngay từ đầu không phải là một hiện tượng đặc biệt như một vài nhà văn của nền văn xuôi đương đại lúc bấy giờ. Tuy nhiên, với niềm đam mê cùng nhiệt huyết văn chương và sự bền bỉ, Ma Văn Kháng đã dần khẳng định được phong cách của mình. Những đổi mới về nghệ thuật cũng như sự sâu sắc về nội dung trong các tác phẩm của nhà văn đã được đề cập đến ở nhiều bài viết, lời giới thiệu về sáng tác của ông. Trong khi đó, khuynh hướng triết luận trong văn xuôi thời kì đổi mới đến nay đã có sự phát triển mạnh mẽ trong nền văn học Việt Nam. Do đó, việc tìm hiểu chất triết luận trong các tác phẩm văn chương phát triển khá nhanh, nó đã trở thành hướng tìm tòi, nghiên cứu của nhiều bài viết và các công trình nghiên cứu lớn nhỏ khác nhau. Có thể kể đến những luận văn đã nghiên cứu về chất triết luận như “Triết luận trong truyện ngắn Nguyễn Khải” của Nguyễn Thị Huấn, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSPHN, 2002; “Yếu tố triết luận trong thơ Nguyễn Duy” của Lê Trâm Anh, Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn, ĐHSPHN, 2007; “Chất triết luận trong trường ca của Thanh Thảo” của Hoàng Thị Thu Hương, Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn, ĐHSPHN, 2009. Đề tài “Triết luận trong tiểu thuyết Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng” của chúng tôi chính là sự tiếp nối mạnh nghiên cứu triển vọng nói trên. Như đã nói, Ma Văn Kháng là người đã xây những viên gạch mới trong nền văn học Việt Nam hiện đại, đồng thời ông cũng là người gắn bó mật thiết với đề tài về văn hóa đồng bào dân tộc miền núi. Từ Đồng bạc trắng hoa xòe đến Gặp gỡ ở La Pan Tẩn rồi sau đó là Chuyện của Lý, Ma Văn Kháng đã tiến một bước dài về tư duy viết tiểu thuyết, ngòi bút ngày càng uyển chuyển, tung hoành và đầy sáng tạo. Chính vì vậy đã có rất nhiều người, nhiều công trình nghiên cứu về ông cả ở mảng truyện ngắn và tiểu thuyết. Người nghiên cứu không khó để nhận thấy tên tuổi và tác phẩm của Ma Văn Kháng xuất hiện rất nhiều trên các báo, tạp chí như: “Đọc Vùng biên ải của Ma Văn Kháng” (Tạp 3 chí Văn học 2/1985), “Tư duy đổi mới nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80 (Tạp chí Văn học 2/1998), “Ma Văn Kháng với đời sống đương đại” (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật 5/2006)… đã góp phần tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi làm cho đời sống văn học đương đại trở nên phong phú và đa dạng hơn. Bên cạnh đó, còn có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá của các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu phê bình nhà văn, nhà thơ, bạn đọc như: Phong Lê, Lã Nguyên, Trần Đăng Suyền, Trần Đăng Khoa,… đã được đăng tải trên các báo, tạp chí… Tiểu thuyết Chuyện của Lý cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm như trong Luận văn thạc sĩ của Phan Thị Bích Thuật khi bàn về “Nghệ thuật tự sự của Ma Văn Kháng qua hai tiểu thuyết Côi cút giữ cảnh đời (1989) và Chuyện của Lý (2013)” đã viết: “Đọng lại trong lòng độc giả ở mỗi trang viết trong hai cuốn tiểu thuyết này chính là triết lí về cuộc sống. Triết lí nhân sinh về số phận con người, về luật nhân quả ở đời, lòng nhân ái, sự đố kị, sức mạnh của đồng tiền, quyền lực… tất cả đều được nhà văn chắt lọc từ chính cuộc sống đời thường” [13, tr.88]. Như vậy, khi nghiên cứu đề tài này tôi nhận thấy phần lớn các tác giả chủ yếu tìm hiểu về ngôn ngữ nghệ thuật trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kì đổi mới. Trong đó, đã có rất nhiều công trình đưa ra dẫn chứng từ tiểu thuyết Chuyện của Lý. Tuy nhiên, chưa có một luận văn hay bài viết nào bàn sâu về tác phẩm mà đặc biệt là tính triết luận thể hiện trong cuốn tiểu thuyết trên mà chủ yếu chỉ mang tính phát hiện. Trong khóa luận này, chúng tôi sẽ tập chung đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu đề làm rõ tính triết luận trong tiểu thuyết Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng để thấy được tài năng, vai trò và sự sáng tạo miệt mài của nhà văn trong nền văn học dân dộc Việt Nam. Hơn nữa, xuất phát từ sự ngưỡng mộ tài năng và tâm huyết với văn chương của một người “nhà giáo - nhà văn thế hệ mới”, đồng thời mong muốn đóng góp tiếng nói của mình vào mảng nghiên cứu tiểu thuyết Ma Văn Kháng, chúng tôi lựa chọn đề tài “Triết luận trong tiểu thuyết Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng”. Hy vọng với đề tài mới mẻ này cuốn tiểu thuyết Chuyện của Lý là những sáng tác chưa được các nhà nghiên cứu, phê bình một khám phá một cách hoàn chỉnh, sẽ đem đến những điều thú vị cho văn đàn. 4 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu tính triết luận trong tiểu thuyết Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng trên cơ sở những biểu hiện của nó qua nội dung và nghệ thuật để thấy tài năng, vốn sống và vai trò của chất triết luận trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn nói riêng và trong dòng tiểu thuyết nói chung. Đồng thời thấy được chiều sâu, tầm khái quát và tư duy nhạy cảm trước mọi vấn đề trong cuộc sống của Ma Văn Kháng. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Khóa luận tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề triết luận trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kì đổi mới. Từ đó, đi sâu khai thác những nội dung biểu hiện tính triết luận và đặc sắc nghệ thuật thể hiện tính triết luận. Qua đó, thấy được tài năng và đặc trưng phong cách nghệ thuật của nhà văn. 4.2. Phạm vi Trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu tính triết luận trong tiểu thuyết Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng. 5. Phương pháp nghiên cứu Để tìm hiểu tính triết luận trong tiểu thuyết Chuyện của Lý với mục đích và hướng nghiên cứu trên, khóa luận sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp phân tích tác phẩm văn học: Chúng tôi vận dụng phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại để làm nổi bật chất triết luận của nhà văn Ma Văn Kháng. - Phương pháp tiếp cận liên ngành: Để làm rõ chất triết luận trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, chúng tôi đã vận dụng kết hợp phương pháp tiếp cận liên ngành, kết hợp văn học với văn hóa,… Ngoài ra, khóa luận còn vận dụng các thao tác như: giải thích, chứng minh, bình luận… trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích đưa đến tính thuyết phục và đạt hiệu quả cao trong việc hoàn thiện khóa luận. 5 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận đã tiến hành nghiên cứu tính triết luận trong tiểu thuyết Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng từ quan niệm đến phương diện biểu hiện nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm. Từ đó giúp người đọc có cái nhìn bao quát hơn những tầng sâu ý nghĩa mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của khóa luận được chia thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Biểu hiện tính triết luận trong tiểu thuyết Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật thể hiện tính triết luận trong tiểu thuyết Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Sơ lược về vấn đề triết luận và khuynh hướng triết luận trong văn học sau 1975 1.1.1 Triết luận và triết luận trong văn học 1.1.1.1. Khái niệm triết luận Trước hết chúng ta cầu hiểu rõ các khái niệm triết lí, triết luận. Qua khảo sát, chúng tôi được biết có rất nhiều tài liệu nói đến khái niệm triết lí, triết luận, nhưng nhìn chung các khái niệm đều có cùng quan điểm. Tiêu biểu như trong Từ điển tiếng Việt: “Triết lí là những quan niệm chung của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội. Người ta thường nói bài thơ chứa đựng một thứ triết lí bi quan, yếm thế; Anh ta có một triết lí riêng về cuộc sống…” [12, tr.1389]. Hay trong Đại từ điển Tiếng Việt, triết lí được định nghĩa là: “Quan niệm chung và sâu sắc nhất của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội” [15, tr.707]. Trong Từ điển Tiếng Việt Tường giải và liên tưởng của Nguyễn Văn Đạm, triết luận được định nghĩa là: “Quan niệm về cuộc sống và cách giải quyết những vấn đề mà nó nêu lên” [4, tr.854]. Khi nhìn từ góc độ chiết tự, “triết luận” là một từ ghép được tạo bởi hai thành tố “triết” và “luận”. “Triết” là những gì liên quan đến triết học, triết lí. “Luận” là bàn bạc, lí giải, tranh luận. Như vậy, hiểu theo một cách chung nhất “triết luận” là bàn bạc, lí giải để đi đến kết quả là sự chiêm nghiệm về những vấn đề mang tính chân lý phổ quát của cuộc sống. 1.1.1.2. Triết luận trong văn học Văn học và triết học từ xưa đến nay vốn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Đặc biệt, thời trung đại “văn - sử - triết”, “văn - triết” bất phân là một hiện tượng đặc thù mà bản chất là sự đan xen trực tiếp của lối tư duy luận lý và lối tư duy hình tượng trong một tác phẩm văn chương. Bước sang thời hiện đại, hiện tượng ấy đã cáo chung, nhưng điều đó không có nghĩa là vị trí triết học đã hoàn toàn vắng bóng trong các tác phẩm văn học. Ngược lại nó chuyển sang quan hệ gián tiếp, tan biến hình tượng, cấu trúc tác phẩm. Văn học Việt Nam 7 sau 1975, các nhà văn tìm đến chất triết luận và nó nổi lên như một khuynh hướng văn học, đang càng ngày càng thu hút sự chú ý của các cây bút muốn chiếm lĩnh hiện thực chiều sâu của sự nhận thức. Từ việc định nghĩa về “triết luận” như trên, suy rộng ra có thể hiểu, triết luận trong văn chương là khái niệm để chỉ khía cạnh triết học tiềm ẩn và hiện diện trong bất kì một sáng tạo nghệ thuật ngôn từ nào đó. Nó gồm hai thành tố cơ bản là “chủ đề triết luận” (nội dung) và “hình thức triết luận” (nghệ thuật biểu hiện chất triết luận). Có thể thấy, triết luận trong văn chương chính là sự hòa quyện của tư tưởng triết học trong hình thức và nội dung của tác phẩm văn học, hay chính là sự giao thoa lối tư duy thiên về lí trí, trừu tượng của triết học kết hợp với lối tư duy thiên về cảm xúc, hình tượng của các loại hình nghệ thuật ngôn từ. Triết luận nảy sinh từ nhu cầu gia tăng chất trí tuệ và lối tư duy lí tính cho mỗi tác phẩm văn chương. Có nghĩa là, giờ đây nhà văn chuyển trung tâm chú ý từ “phản ánh hiện thực” sang “nghiền ngẫm về hiện thực”, coi trọng sự xử lí hiện thực ở bề sâu của vấn đề. Từ đó, nhà văn sẽ đem lại chiều sâu và giá trị phổ quát cho mỗi sinh thể nghệ thuật. Trong những tác phẩm mang nhiều chất triết luận, người đọc có thể thấy quan điểm, tư tưởng của nhà văn thấm sâu vào mọi tầng lớp ý nghĩa của tác phẩm từ kết cấu, ý nghĩa, hình tượng,… đến ngôn ngữ, giọng điệu, nhiều khi còn được tác giả bộc lộ, gửi gắm trực tiếp những triết luận qua những lời trữ tình ngoại đề hoặc gửi vào lời nhân vật. Và cũng chính những tư tưởng mới mẻ ấy, làm nên cá tính, sự sáng tạo riêng của mỗi nhà văn khi xây dựng cái hồn cốt tác phẩm tạo sự hấp dẫn mang dấu ấn cá nhân. Triết luận trong văn là sự khám phá những quy luật của đời sống qua sự từng trải của mỗi nhà văn bằng tư duy nghệ thuật, có nghĩa là nó gắn với cái đặc trưng cơ bản của việc sáng tạo nghệ thuật và đặc biệt là sáng tạo văn chương. Qua việc xây dựng thế giới hình tượng, người nghệ sĩ sẽ thể hiện những trải nghiệm riêng, kinh nghiệm về đời sống vừa có chiều sâu, vừa cụ thể, sinh động. Hay nói cách khác, triết luận xuất phát từ nhu cầu nhận thức thực tại của chủ thể trên tinh thần triết học. Yếu tố triết luận càng trở nên sâu sắc, giàu ý nghĩa trong các tác phẩm văn chương mà người cầm bút có nhiệt hứng trao đổi và truyền bá tư tưởng, sự trải nghiệm của bản thân. Khi yếu tố này nổi bật trong các sáng tác như một điểm nhấn thì mặc nhiên nó sẽ tạo nên 8 đặc trưng, hình thành cá tính sáng tạo, một phong các đặc trưng riêng của mỗi nhà văn. Việc đi tìm chất triết luận trong tác phẩm văn chương chính là việc tìm hiểu cách luận giải của tác giả về những vấn đề lớn nhỏ của đời sống ở mọi ngóc ngách và những nét đặc sắc trong nghệ thuật dung chứa những triết luận sâu xa đó. 1.1.2. Sơ lược về khuynh hướng triết luận trong văn học Việt Nam sau 1975 Văn học Việt Nam sau 1975 so với giai đoạn 1945 - 1975 và đặc biệt từ cao trào đổi mới 1986 đến nay đã có nhiều thay đổi quan trọng mang tính chất bước ngoặt như thay đổi quan niệm về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, quan niệm nghệ thuật về con người. Và một trong những thay đổi quan trọng nhất là nền văn học chuyển từ việc chỉ sáng tác theo một khuynh hướng chính (khuynh hướng sử thi) ở thời kì trước mà nay đã chuyển sang nhiều khuynh hướng sáng tác mới như khuynh hướng nhận thức, khuynh hướng thế sự - đời tư, trong đó phải kể đến khuynh hướng triết luận đã làm nên sự đa dạng, phong phú cho diện mạo văn chương thời kì này. Từ sau 1975, khi hòa bình được lặp lại, con người sống có ước mơ, hoài bão cá nhân hơn, người ta thấy rằng việc phản ánh hiện thực không phải là cái đích cuối cùng của văn học nghệ thuật mà hiện thực chỉ là phương tiện để nhà văn diễn tả những suy nghĩ, chiêm nghiệm của bản thân về hiện thực. Từ đó, đề cao cách đánh giá của nhà văn về mọi vấn đề của cuộc sống. Đồng thời, quan niệm về hiện thực cũng được mở rộng giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc đời và hiểu ra rằng bên cạnh một hiện thực lịch sử còn có những hiện thực khác là cái phức tạp, chưa hề biết, không thể biết hết… Do đó, thời kì này cảm hứng sử thi bị lu mờ là một điều tất yếu của thời đại, bên cạnh đó cảm hứng thế sự - đời tư, cảm hứng nhận thức lại và cảm hứng triết luận ngày càng nổi bật và dần khẳng định được vị trí của mình. Khi nói về cảm hứng triết luận trong văn học giai đoạn này, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long nhận định “cảm hứng chiêm nghiệm, triết lí - nơi bộc lộ những kinh nghiệm từng trải và nhu cầu nhận thức đời sống từ các quy luật phổ quát… ý thức tự vấn thường trực góp phần làm cho cảm hứng triết luận trở thành một nét phong cách quan trọng trong văn xuôi đương đại”. Như vậy, việc tăng cường tính triết luận thực 9 sự là khuynh hướng nổi bật trong văn xuôi thời kì đổi mới. Khuynh hướng này coi trọng sự nghiền ngẫm, lí giải về các hiện thực diễn ra trong cuộc sống, từ đó người viết có những lí giải mới, đáp ứng được điều mà nhiều nhà văn thế hệ trước đã trăn trở. Khuynh hướng này còn đề cao vai trò của nhà văn, bên cạnh tư cách của một người nghệ sĩ thì nhà văn còn hiện lên là một nhà tư tưởng, mang những kinh nghiệm đúc kết của bản thân làm kim chỉ nam cho con người. Tính triết luận sau 1975 là sự tiếp nối mạch cảm hứng triết luận trong văn chương truyền thống. Trong thời trung đại mỗi tác phẩm là sự hòa quyện, gắn kết bởi ba yếu tố “văn - sử - triết” nhằm hướng tới mục đích “ngôn chí”, “tải đạo”, vì vậy các sáng tác thời xưa viết nhiều về triết luận. Ví như việc triết luận về trang nam nhi thời Trần được tác giả gửi gắm thông qua hình tượng người tráng sĩ “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu” (Cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông đã mấy thu) với đầy hào khí. Có khi lại triết luận về tài mệnh đầy xót xa trong những câu thơ mở đầu Truyện Kiều: “Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau/ Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Về sau, trong văn học thời hiện đại Nam Cao từng đưa ra rất nhiều quan niệm về người cầm bút và kẻ mạnh như: “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ, kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình” (Đời thừa). Đó là những triết luận về cuộc sống mà dù ở bất cứ thời kì nào nó vẫn còn nguyên giá trị. Hiện tượng “văn - sử - triết” bất phân ngày càng phai nhạt dần. Nhưng không có nghĩa rằng chất triết học trong tác phẩm văn chương mất đi mà hơn nữa khi bước sang nền văn học hiện đại, nó còn được tiếp thêm luồng gió mới đến từ tư tưởng triết học Phương Tây. Thời kì này, ý thức cá nhân trỗi dậy, tất yếu trở thành tư tưởng riêng tích lũy được từ những trải nghiệm của người nghệ sĩ. Như Xuân Diệu nổi bật với triết luận sống vội vàng đến cuống quýt, lúc nào cũng gấp gáp, vội vã với niềm đam mê được tận hưởng mọi thanh sắc, lạc thú của cuộc đời: “Ta muốn ôm/ Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”. Hay những nhà thơ như Thế Lữ, Chế Lan Viên, Huy Cận… đều thể hiện ít nhiều những triết luận về mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và xã hội. Với chiến thắng lẫy lừng của nhân dân ta trong mùa xuân 1975 đã mở ra một chân trời mới, một bước ngoặt lịch sử của đất nước và con người Việt Nam. 10 Hòa bình trở lại, con người trở về với cuộc sống đời thường, hằng ngày lo miếng cơm manh áo, cái đời thường với muôn màu muôn vẻ trắng đen, bi hài,… lẫn lộn. Con người từ đây phải đối mặt với nhiều vấn đề của cuộc sống, chính vì vậy họ có những suy tư nhiều hơn. Đặc biệt, với người cầm bút sự suy tư ấy càng phải sâu sắc, rõ ràng và có chiều sâu hơn bởi họ là những con người nhạy cảm trước những vấn đề bức thiết của thời đại. Nhiều giá trị nếu trước đây được coi là chuẩn mực của xã hội thời chiến đến nay trở nên bị lỗi thời, lung lay, lạc nhịp bên cạnh đó, nhiều giá trị mới cũng được xác lập. Ý thức cá nhân lại bừng tỉnh, nhu cầu công bố tư tưởng cá nhân trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhất là từ thời kì đổi mới cho đến nay, nhu cầu bộc lộ những ý kiến cá nhân, sự phân tích, giải thích, bình luận về những vấn đề trong cuộc sống càng trở nên mạnh mẽ trong nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ. Trong văn xuôi, khuynh hướng triết luận cũng nổi lên mạnh mẽ từ những nhà văn lão thành như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng,… cho đến các nhà văn thuộc tầng lớp sau này như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh,… Cả nội dung và hình thức triết luận đều có sự mở rộng phong phú, đánh dấu sự sáng tạo đổi mới của nhà văn. Về nội dung triết luận được phát triển rộng, hướng tới những vấn đề nhân sinh, thế sự, lịch sử, niềm tin, tôn giáo. Về hình thức thể hiện vô cùng phong phú qua các thể loại khác nhau như: truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp văn. Điểm qua một số sáng tác của các nhà văn giai đoạn này, chúng ta có thể thấy rõ điều đó. Khi viết về chiến tranh đã qua đi, để lại cho con người nhiều suy ngẫm và nhận ra cần phải có một cách nhìn nhận khách quan hơn, Nguyễn Minh Châu từng đưa ra trong tác phẩm của mình qua câu nói của nhân vật Lực: “Chiến tranh, kháng chiến, không phải như một số người khác, đến bây giờ tôi không hề mảy may hối tiếc đã dốc cả tuổi trẻ vào đấy cống hiến cho nó, nhưng nó như một nhát dao phạt ngang mà hai nửa cuộc đời tôi thật khó gắn liền lại như cũ” [2, tr470]. Nhân vật Lực từ chiến tranh trở về nhận thức ra được rằng đó là cuộc chiến tàn khốc, chính nó đã cướp đi nhiều giá trị tốt đẹp của anh từ tuổi trẻ đến khát vọng về một cuộc sống cá nhân. Tuy vậy, anh không hối tiếc vì đã cống hiến cả phần đời đẹp đẽ nhất cho cách mạng, cũng giống như thanh niên yêu nước lúc bấy giờ theo tiếng gọi của đất nước lên đường ra mặt trận với tình yêu 11 quê hương và niềm tin vào một ngày mai tươi sáng của dân tộc. Nhưng rồi sau này anh nhận ra hiện thực chiến tranh đã để lại cho bản thân anh nhiều xót xa, hơn tất cả là tình yêu tan vỡ của anh và Thai. Đến với Nguyễn Khải, người đọc không khó để nhận thấy những triết luận được ông gửi gắm ở tác phẩm của mình như truyện ngắn Thời gian của người nhà văn đã đưa ra triết luận về mối quan hệ giữa số phận con người và tác động của lịch sử: “Một nhà văn viết cả vạn trang sách nhưng chỉ lo lắng có sự nổi tiếng của mình, nổi tiếng bằng cách nào cũng được, thì anh ta chỉ có một người đọc duy nhất là chính tác giả. Còn một đời văn chỉ viết có trăm trang sách chẳng hạn, nhưng là viết vì bạn đọc, cho bạn đọc thì sẽ có nhiều thế hệ người đọc chăm chú đọc trăm trang sách ấy. Nó đâu chỉ là trăm trang, mà là vô cùng vô tận trang sách”. Đây chính là khoảng thời gian để nhà văn cũng như mọi người bình tĩnh nhìn nhận lại cả một chặng đường đầy gian khổ đã đi qua với những mất mát đau thương nhưng cũng rất anh hùng của cả dân tộc. Như vậy, triết luận đã trở thành một khuynh hướng sáng tác trong văn học, và từ sau 1975 đến nay càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt văn học giai đoạn này, nhà văn không đưa ra một công thức cụ thể nào cho độc giả mà tác giả trở thành nhà tư tưởng. Bởi người đọc lúc này có một trình độ văn hóa cao hơn trước, vì vậy mục đích mà họ tìm hiểu tác phẩm không chỉ còn để giải trí mà còn để lí giải được những băn khoăn, day dứt về những điều xảy ra trong cuộc sống đời thường. Điều đó, khiến cho các nhà văn buộc phải thay đổi, có cái nhìn mới về tư duy nghệ thuật, có góc nhìn sâu sắc hơn để đưa ra những suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời. Người nghệ sĩ gửi gắm những chân lí cuộc sống qua các tác phẩm chính là sự đúc kết kinh nghiệm, sự từng trải và một vốn sống sâu rộng của mình. Đồng thời, từ đó tác giả sẽ cho người đọc thấy dấu ấn riêng của mình trên thi đàn văn học. Kết quả là không ít những nhà văn làm được điều trên, ngoài sự đóng góp của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải giai đoạn trước, ta còn phải kể đến thời kì sau mà tiêu biểu là Ma Văn Kháng đã tạo nên bề dày của khuynh hướng triết luận trong văn học sau 1975. 12 1.2. Tác giả Ma Văn Kháng và tiểu thuyết Chuyện của Lý 1.2.1. Vài nét về tác giả Ma Văn Kháng và quá trình sáng tác 1.2.1.1. Vài nét về tác giả Ma Văn Kháng Ma Văn Kháng tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, tên thường dùng và bút danh là Ma Văn Kháng. Ông sinh năm 1936, tại thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội; nguyên quán là làng Kim Liên, nay là phố Kim Hoa, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Kim Liên vốn là một làng quê, ngoại ô Hà Nội, đó cũng chính là quê ngoại của nhà văn. Ngày nay, mọi thứ đều thay đổi, tên làng cũng không còn, đường lát gạch hôm nào đã trở thành đường bê tông, mồ mả ông bà, chú bác nhà văn đã dời lên nghĩa trang Thanh Tước. Mặc dù vậy, Kim Liên vẫn là nơi gốc tích ra đời của Ma Văn Kháng. Thân phụ của nhà văn vốn là ông chủ cửa hàng cắt tóc ở thị xã Sơn Tây thời bấy giờ. Thuở nhỏ, Ma Văn Kháng theo học trường làng. Đang học lớp thứ Nhì năm thứ nhất thì xảy ra Nhật đảo chính Pháp. Cũng từ đó, nạn đói năm 1945 đã để lại cho tuổi thơ của các nhà văn thời đó nói chung và Ma Văn Kháng nói riêng một ấn tượng khủng khiếp khó phai. Đó là hình ảnh những xác người chết nằm đầy ở lều chợ mà nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt từng viết, hay những cái xác người chết: “đen thui như những bộ xương khô nằm trần trụi, thảng hoặc được phủ một manh chiếu rách nằm chỏng chơ bên lề đường” [6, tr.152]. Đinh Trọng Đoàn sinh ra và lớn lên với tuổi thiếu niên đầy lam lũ, khó nhọc, chính điều đó giúp nhà văn có cái nhìn về cuộc đời với bao sự cảm thông day dứt về làng quê nghèo bởi vậy nó đã ám ảnh trong suốt cuộc đời cầm bút của ông. Trên những trang viết của mình về cuộc sống những cảnh người ven đô vất vả, nghèo đói, nhà văn cho người đọc thấy thấp thoáng đâu đó là tấm lòng hoài niệm, xót xa, đồng cảm với những số phận bấp bênh, chìm nổi của họ. Năm 1945 là mốc lịch sự hào hùng quan trọng mở đầu cho thời kì hòa bình của dân tộc Việt Nam, thế hệ thanh niên miền Bắc theo tiếng gọi của Đanko, Panven Corsaghin… xung phong đến những nơi khó khăn nhất của đất nước, tất cả vì một tình yêu dân tộc và khát vọng vào một ngày mai độc lập. Đinh Trọng Đoàn đã rời thủ đô yêu dấu, “gánh chữ” lên Lào Cai - miền biên cương của Tổ quốc. Bút danh Ma Văn Kháng không phải một cái tên được lấy một cách ngẫu nhiên để nghe giống với tiếng miền núi. Mà ẩn sau đó là cả một 13 câu chuyện thấm đượm tình người. Trong một lần Ma Văn Kháng bị sốt rét ác tính, ông Ma Văn Nho Phó Chủ Tịch huyện Bảo Thắng trên Tây Bắc, đã lặn lội tìm thầy thuốc chữa khỏi bệnh cho nhà văn và sau này hai người trở thành anh em kết nghĩa, chính vì vậy mà bút danh Ma Văn Kháng ra đời theo ân tình đó. Điều thú vị là ông Ma Văn Nho là người Kinh, quê ở Yên Bái, chứ cũng không phải là người dân tộc thiểu số. Ma Văn Kháng là người cần cù, chịu khó, bền bỉ, đi vào cuộc sống đời thường bằng một trái tim nhân hậu với những cuộc gặp gỡ hỏi thăm, ghi chép lặng lẽ, không cần đao to búa lớn ông khiêm nhường chuyển hóa toàn bộ những hiểu biết vốn sống của mình về cuộc sống nhân dân và hiện thực đất nước qua những trang văn. Nhà văn Võ Văn Trực từng viết về Ma Văn Kháng như sau “ăn mặc xềnh xoàng, đầu đội mũ lưỡi trai, vai mang chiếc túi dết căng phồng sáng vở” [14, tr.5]. Ma Văn Kháng ban đầu làm thầy giáo, nhà cán bộ sau đó mới đến với văn chương. Con đường trở thành nhà văn của ông bắt đầu từ quãng đời trẻ trung nhất khi ông trải qua những đợt tiễu phỉ, làm thuế nông nghiệp, dạy học rồi làm nhà báo. Có thể nói, ông đã trải qua lần lượt các cương vị công tác từ cán bộ cách mạng: thiếu sinh quân, đến giáo viên dạy văn, hiệu trưởng cấp hai rồi cấp ba phổ thông ở Lào Cai, phóng viên rồi phó tổng biên tập báo Lào Cai, thư kí cho bí thư tỉnh ủy Lào Cai, dù ở cương vị công tác nào ông cũng luôn gần gũi, dễ mến, thân thiện với mọi người và đặc biệt không ngừng tìm tòi học tập và rèn luyện bản thân. 1.2.1.2. Quá trình sáng tác của Ma Văn Kháng Ma Văn Kháng đã trải qua 50 năm lao động và sáng tạo nghệ thuật không ngưng nghỉ. Từ khi tác phẩm đầu tay Phố cụt (1961) ra đời cho đến nay, ông đã có một gia tài văn chương vô cùng đồ sộ gồm khoảng 200 truyện ngắn cùng hơn 10 cuốn tiểu thuyết. Nhà văn luôn cần mẫn, chuyên nghiệp “chăm chút như chú ong làm mật”, đến nay Ma Văn Kháng đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị như tiểu thuyết gồm: Đồng bạc trắng hoa xòe (1979), Vùng biên ải (1983), Ngược dòng nước lũ (1999), Một mình một ngựa (2009); truyện ngắn gồm: Trăng soi sân nhỏ (1994), Ngày đẹp trời (1986); hồi ký gồm: Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương (2011)… 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng