Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp tình hình phát triển cây chè ở tỉnh yên bái...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tình hình phát triển cây chè ở tỉnh yên bái

.PDF
65
1365
92

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu...................................................... 3 2.1. Mục tiêu.......................................................................................................... 3 2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................................ 3 2.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 4 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5 4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu ................................... 5 4.2. Phương pháp xử lý số liệu thống kê ............................................................... 6 4.3. Phương pháp thực địa..................................................................................... 6 5. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 7 6. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 7 NỘI DUNG .......................................................................................................... 9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ ............................................................................................... 9 1.1. Tổng quan về cây chè ..................................................................................... 9 1.1.1. Về mặt lịch sử: ............................................................................................ 9 1.1.2. Về mặt tự nhiên: .......................................................................................... 9 1.1.3. Về mặt kinh tế: .......................................................................................... 10 1.2. Một số nét đặc trưng của ngành sản xuất chè trên thế giới và Việt Nam .... 10 1.2.1. Kinh nghiệm sản xuất chè của một số nước trên thế giới ......................... 10 1.2.2. Vị trí, vai trò của ngành sản xuất chè Việt Nam ....................................... 12 1.2.2.1. Sản xuất chè với phát triển nông nghiệp ................................................ 12 1.2.2.2. Sản xuất chè với phát triển ngành công nghiệp chế biến ....................... 13 1.2.2.3. Sản xuất chè với ngành xuất khẩu.......................................................... 13 1.2.2.4. Sản xuất chè với việc giải quyết các vấn đề xã hội................................ 13 CHƢƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ Ở YÊN BÁI ...................................................................................................................... 15 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây chè ở tỉnh Yên Bái ............... 15 2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ ............................................................... 15 2.1.2. Các nguồn lực tự nhiên ............................................................................. 16 2.1.2.1. Địa hình .................................................................................................. 16 2.1.2.2. Khí hậu ................................................................................................... 16 2.1.2.3. Thuỷ văn ................................................................................................. 18 2.1.2.4. Đất đai .................................................................................................... 18 2.1.2.5. Sinh vật ................................................................................................... 19 2.1.3. Các nguồn lực kinh tế - xã hội .................................................................. 19 2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động ..................................................................... 19 2.1.3.2. Sự phát triển kinh tế ............................................................................... 21 2.1.3.3. Thủy lợi .................................................................................................. 27 2.1.3.4. Hệ thống điện ......................................................................................... 27 2.1.3.6. Nguồn vốn đầu tư ................................................................................... 28 2.1.4. Đánh giá chung.......................................................................................... 28 2.1.4.1. Những thuận lợi cơ bản .......................................................................... 28 2.1.4.2. Những khó khăn ..................................................................................... 29 2.2. Tình hình sản xuất chè trong tỉnh Yên Bái .................................................. 29 2.2.1. Vị trí cây chè trong nền kinh tế của tỉnh Yên Bái ..................................... 29 2.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng chè Yên Bái ............................................ 32 2.2.3. Địa bàn phân bố cây chè ........................................................................... 36 2.2.4. Hiện trạng giống chè Yên Bái ................................................................... 37 2.2.4.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu giống chè ................................................ 37 2.2.4.2. Chất lượng các giống chè Yên Bái......................................................... 37 2.2.4.3. Chất lượng các vườn chè ........................................................................ 38 2.2.4.4. Về đầu tư chăm sóc thâm canh .............................................................. 38 2.3. Tình hình chế biến và tiêu thụ chè của tỉnh Yên Bái ................................... 39 2.3.1. Tình hình chế biến chè .............................................................................. 39 2.3.2. Thị trường tiêu thụ chè Yên Bái................................................................ 40 2.4. Đánh giá chung tình hình phát triển cây chè ở tỉnh Yên Bái ....................... 42 2.4.1. Những mặt đạt được .................................................................................. 42 2.4.2. Những mặt còn hạn chế............................................................................. 42 2.4.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè ở tỉnh Yên Bái ....... 43 CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở TỈNH YÊN BÁI HIỆN NAY ............................................................................ 44 3.1. Quan điểm, định hướng phát triển sản xuất chè ở Yên Bái ......................... 44 3.1.1. Bối cảnh..................................................................................................... 44 3.1.2. Quan điểm, định hướng phát triển ngành chè tỉnh Yên Bái ..................... 44 3.1.2.1. Quan điểm .............................................................................................. 44 3.1.2.2. Định hướng............................................................................................. 45 3.1.2.3. Mục tiêu phát triển ngành chè ................................................................ 45 3.2. Những giải pháp chủ yếu phát triển ngành chè ở tỉnh Yên Bái ................... 45 3.2.1. Giải pháp về mở rộng và nâng cao chất lượng chè nguyên liệu ............... 45 3.2.2. Giải pháp cho khâu chế biến chè............................................................... 48 3.2.3. Giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ chè ............................................... 49 3.2.4. Giải pháp về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phát triển ngành chè tỉnh Yên Bái ....................................................................................... 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 55 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài“Tình hình phát triển cây chè tỉnh Yên Bái”, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo bộ môn Địa Lí trong khoa Sử - Địa. Đặc biệt là cô giáo ThS. Đặng Thị Nhuần đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Bắc, các phòng ban chức năng cùng Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy cô giáo trong Khoa Sử - Địa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú trong sở Tài nguyên môi trường, sở nông nghiệp tỉnh Yên Bái, cùng tập thể cán bộ nhân viên phòng thống kê tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp cho em những số liệu để em có thể hoàn thành đề tài này. Do thời gian có hạn và kiến thức về lý luận cũng như thực tiễn còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, ngày 15 tháng 5 Năm 2014 Sinh viên thực hiện Trần Thị Bảo Thoa DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung CN – XD Công nghiệp – Xây dựng NĐ - CP Nghị định – Chính phủ GDP Tổng sản phẩm nội địa UBND Ủy ban nhân dân CT Chương trình KH Kế hoạch DN Doanh nghiệp VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm VITAS Hiệp hội chè Việt Nam VINATEA Tổng công ty chè Việt Nam PTNT Phát triển nông thôn TBKT Thiết bị kĩ thuật EGCG Là este của epigallocatechin và axit gallic, là hoạt chất chống ôxy hóa có nhiều trong trà xanh DANH MỤC BẢNG BIỂU - HÌNH VẼ Tên bảng biểu – hình vẽ Trang Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu trung bình năm của khí hậu tại trạm quan 19 trắc Yên Bái thời kì 2005 – 2012 Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005 – 2012 25 Bảng 2.3: Tình hình biến động về diện tích gieo trồng chè giai đoạn2005-2012 31 Bảng 2.4: Tình hình biến động về diện tích chè cho sản phẩm (Diện tích chè kinh doanh) giai đoạn 2005-2012 31 Bảng 2.5: Tình hình biến động năng suất chè trong giai đoạn 2005-2012 Bảng 2.6: Tình hình biến động sản lượng chè giai đoạn 2005-2012 Bảng 2.7: Các vùng trồng chè ở Yên Bái 33 34 35 Bảng 2.8: Cơ cấu giống chè 37 Bảng 2.9: Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè qua các năm 40 2005-2012 Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái. 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết từ khi ra đời cho đến nay, nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung và đảm bảo cho sự sinh tồn của loài người nói riêng. Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người; cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Ngoài ra, nông nghiệp không chỉ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và dịch vụ mà nông sản còn là mặt hàng quan trọng để xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoai tệ lớn cho đất nước. Bên cạnh đó đó, nông nghiệp còn góp phần quan trọng phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng nền kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Xuất phát từ vai trò trên, Ăng-ghen đã khẳng định: “Nông nghiệp là ngành có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ thế giới cổ đại và hiện nay nông nghiệp lại càng có ý nghĩa như thế”. Việt Nam là quốc gia có xuất phát điểm thấp, đi lên từ nông nghiệp nên ngành nông nghiệp luôn giữ vai trò chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong nền kinh tế. Từ trước đây cho tới hiện nay, trong ngành nông nghiệp, trồng trọt luôn chiếm tỉ trọng lớn. Trong những năm qua, để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển Đảng và Nhà nước ta đã đề ra rất nhiều chủ trương, chính sách trong đó đặc biệt chú trọng phát triển các loại cây nông nghiệp trên địa bàn cả nước. Ở Yên Bái, trong những năm gần đây, thực hiện đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước, tỉnh đã đặc biệt chú ý tới việc phát triển cây chè nhằm thay đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao thu nhập của người dân địa phương. Yên Bái là một tỉnh thuộc khu vực Trung du miền núi Bắc bộ, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí chưa cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, song nông nghiệp còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi điều kiện tự nhiên. Cùng với đó, lực 1 lượng lao động trình độ còn nhiều hạn chế nên hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Để thúc đẩy kinh tế phát triển, trong chủ trương đổi mới, các nhà lãnh đạo đã chú trọng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp trên cơ sở phát triển các cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao dự trên những ưu thế riêng về tự nhiên. Trong đó phải kể đến là các dự án phát triển cây chè của tỉnh. Trong thời gian qua, việc phát triển cây chè ở tỉnh Yên Bái đã mang lại những hiệu quả nhất định đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đem đến bước thay đổi rất lớn trong đời sống của người dân trồng chè. Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch, đặc biệt cơ cấu ngành trồng trọt có sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, dù được mệnh danh là thủ phủ của chè với diện tích 11.158 ha (năm 2012) và có trên ba vạn gốc chè cổ thụ Suối Giàng, là vùng chè lớn thứ 2 của cả nước song năng suất chè của tỉnh cũng chỉ đạt trên 8.33 tấn/ha, giá trị sản xuất chè đạt được chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của một vùng chè như Yên Bái. Bởi vậy, để cây chè phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có tỉnh phải huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho cây chè. Trong đó việc nghiên cứu, tìm hiểu tiềm năng, thực trạng phát triển cây chè trên tỉnh Yên Bái là rất cần thiết, đồng thời dựa trên cơ sở đó đề ra những phương hướng giải pháp phát triển cây chè ở địa bàn tỉnh Yên Bái phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế là việc làm hết sức ý nghĩa. Việc trồng thay thế chè già cỗi và trồng mới bằng các giống chè nhập nội còn phân tán, nhỏ lẻ; công tác xúc tiến thương mại chưa được doanh nghiệp chú trọng. Trong việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu còn rất hạn chế; sản phẩm chè xuất khẩu trực tiếp chỉ đạt dưới 10%; thu nhập bình quân của người làm chè chỉ đạt chưa đầy 1 triệu đồng/người/tháng. Những tồn tại nhiều năm qua của ngành chè Yên Bái đã và đang khiến cho cây chè mất đi vị thế của mình. Nhiều thương hiệu chè nổi tiếng vốn là niềm tự hào của người Yên Bái không còn. Hàng loạt vấn đề tồn tại của ngành chè đang cần một sự "giải phẫu" triệt để để ngành chè từng bước đi lên, khẳng định vị thế của mình. 2 Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và niềm mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Yên Bái đang còn gặp khá nhiều khó khăn, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài "Tình hình phát triển cây chè ở tỉnh Yên Bái " làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về tình hình phát triển và phân bố cây chè trên thế giới cũng như trong nước đề tài tập trung nghiên cứu về tiềm năng, hiện trạng phát triển, phân bố cây chè trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Qua quá trình nghiên cứu, đề tài nhằm tìm ra những khó khăn hạn chế trong việc phát triển cây chè, từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển hợp lí của các cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ phải giải quyết sau: - Tổng quan về cơ sở lí luận và thực tiễn về cây chè. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố cây chè trên địa bàn tỉnh Yên Bái, tìm ra những thuận lợi và khó khăn của nguồn lực đó. - Phân tích tình hình phát triển và phân bố cây chè trên địa bàn tỉnh Yên Bái. - Đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển và phân bố cây chè trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 2.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nguồn lực chủ yếu, hiện trạng phát triển và phân bố cây chè trên địa bàn tỉnh. - Về phạm vi không gian : Cây chè trên địa bàn tỉnh Yên Bái, bao gồm các đơn vị hành chính: Thành phố Yên Bái và các huyện Văn Chấn, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Yên. - Về phạm vi thời gian : Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2005 – 2012. 3 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các loại chè, đặc điểm sinh thái, tác dụng của chè, cụ thể như: Năm 1979, DiemuKhatze thuộc viện thông tấn hàn lâm Khoa học Liên Xô nghiên cứu về sự tiến hóa của cây chè. Qua việc nghiên cứu về sự tiến hóa của cây chè ông đã đưa ra được sơ đồ tiến hóa hóa sinh của cây chè thế giới như sau: Camelia -> Thea wetnamia (chè Việt Nam) -> Thea fuinamia (chè Vân Nam lá to) -> Thea sinensis (chè Trung Quốc lá nhỏ) -> Thea assamica (chè Assam Ấn Độ). Với chiết xuất cathein từ các mẫu chè cổ của Việt Nam (mà cụ thể là ở Suối Giàng) viện sĩ Djemukhatze đã đề xuất tên khoa học mới cho cây chè là Thea wetnamia (chè gốc Việt Nam) thay cho tên khoa học Thea sinensis (chè gốc Trung Hoa). Bên cạnh đó bằng những thực nghiệm đã khoa học dựa trên “thuyết tiến hóa” của nhà bác học Darwi, Djemukhatze đã có các kết quả thực nghiệm về sự hình thành và tích lũy catechin (tinh chất chè xanh) trong cây chè hoang dã ở Suối Giàng huyện Văn Chấn – tỉnh Yên Bái, đối chiếu với các vùng chè khác trên thế giới để cho ra một kết quả bất ngờ, khẳng định được gốc tích Việt Nam là “khởi thủy” của cây chè thế giới. Các nhà khoa học Nhật Bản thuộc Đại học Okayma đã công bố công trình nghiên cứu về cây chè, theo đó người cao tuổi thường xuyên uống nước chè xanh có thể giảm thiểu được tới 75% nguy cơ bệnh tim mạch. Kết quả công trình nghiên cứ này có thể coi như lời xác nhận tính trung thực công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Huy Lạp được công bố một năm trước đó trên tạp chí “European Journal of Cardiovascular Prevention and Rehabilitation” – (Tạp chí Châu Âu về phòng chống và phuc hồi chức năng tim mạch). Các nhà khoa học thuộc Đại học Y Athen đã phát hiện ra rằng: chè xanh cải thiện đáng kể chức năng làm sạch tế bào màng trong niêm mạc mao mạch (sự trục trặc chức năng này bị coi là một nhân tố chính dẫn đến xơ vữa thành mạch). 4 Năm 2006, các nhà nghiên cứu Nhật Bản (thuộc Đại học Tohoku) đã giới thiệu chứng cứ khoa học khẳng định, chè có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Trên tạp chí “Journal of the American Medical Association” - (Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ), nhóm nghiên cứu đã công bố kết quả 11 năm quan sát 40 ngàn công nhân Nhật Bản thuộc lứa tuổi 40 - 79 tuổi. Theo đó, so với đối tượng mỗi ngày uống ít hơn một ly chè xanh, nguy cơ tử vong (chủ yếu là do các bệnh tim mạch) của những người mỗi ngày uống 5 ly chè (hoặc nhiều hơn) giảm thiểu 16%. Ở Việt Nam việc nghiên cứu về cây chè cũng đã được đề cập đến như: Điều tra đặc điểm sinh học của cây chè Shan núi cao tự nhiên tỉnh Lào Cai; nghiên cứu xạ khuẩn thuộc chi Steptomyces sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh trên cây chè; giải pháp phát triển cây chè Shan tuyết ở Mộc Châu. Ở tỉnh Yên Bái cũng đã có một số công trình nghiên cứu về cây chè như: Dự án “Bình tuyển, chọn lọc và bảo tồn vườn giống chè Shan tuyết đầu dòng tại xã Suối Giàng phục vụ chương trình phát triển chè Shan tuyết cho các huyện phía Tây của tỉnh Yên Báí” do Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc chủ trì thực hiện trong giai đoạn 2008 - 2010. Dự án đã xây dựng được cơ sở dữ liệu khoa học chi tiết về các cây chè Shan tuyết cổ thụ tại Suối Giàng (Văn Chấn - Yên Bái) bao gồm các thông số về sinh trưởng, phát triển, vị trí đánh dấu các cây đầu dòng, là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật canh tác, chọn tạo giống, lưu giữ nguồn gen bản địa. Đây cũng chính là một trong những công trình nghiên cứu quan trọng cho việc phát triển cây chè địa bàn của tỉnh Yên Bái. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu Đây là phương pháp rất quan trọng khi tiến hành tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Các tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ các cơ quan nghiên cứu, sách báo và tạp chí... Sau khi thu thập các tài liệu sẽ được tiến hành lựa chọn, xử lí theo mục đích, nội dung nghiên cứu của đề tài. Việc tổng 5 hợp sẽ giúp tác giả có một tài liệu tương đối đầy đủ và khái quát về những vấn đề nghiên cứu. 4.2. Phương pháp xử lý số liệu thống kê Phương pháp này cũng rất quan trọng, từ những số liệu thống kê của các cơ quan ban ngành, nó được xử lý theo mục đích của đề tài. Qua đó, chúng ta có thể so sánh, đánh giá, đối chiếu, thấy được sự thay đổi của đối tượng nghiên cứu. Các số liệu thống kê, tác giả lấy từ Niên giám thống kê tỉnh và các báo cáo của các sở, ban ngành nên khá đầy đủ và chính xác. Từ các nguồn số liệu đó, tác giả đã phân tích, đánh giá để rút ra những kết luận cần thiết cho việc nghiên cứu. 4.3. Phương pháp thực địa Địa lí là một bộ môn khoa học tổng hợp, luôn gắn với thực tế tự nhiên và xã hội. Khi nghiên cứu về địa phương muốn tìm hiểu sâu sắc về các vấn đề hiện trạng thì việc khảo sát thực địa sẽ giúp cho chúng ta có được cái nhìn toàn diện và sâu sắc về vấn đề kinh tế xã hội của địa phương đó. Từ đó đáng giá đúng thực trạng hiện có, những tiềm năng đã được khai thác và chưa được khai thác hiệu quả, những vấn đề tồn đọng bất cập. Hơn thế nữa khi nghiên cứu về địa phương các tài liệu chính thống ít. Vì vậy việc khảo sát thực địa có ý nghĩa rất lớn đối với đề tài, nhằm làm sáng tỏ nhiệm vụ và mục tiêu mà đề tài đã đặt ra. Khi nghiên cứu khóa luận về tình hình phát triển cây chè ở tỉnh Yên Bái cũng không thể tách rời với việc nghiên cứu thực tế. Công tác điều tra, ghi chép, mô tả, chụp ảnh để có những tư liệu về các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, thủy văn các vấn đề đầu tư phát triển và thị trường sản phẩm cây chè trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái. Các điều kiện kinh tế môi trường hiện nay của huyện sẽ giúp chúng ta có những hiểu biết sâu sắc những nhận định đúng đắn hơn về điều kiện phát triển cây chè lên các mặt kinh tế - xã hội - môi trường. Bản thân tác giả là người Yên Bái nên việc thực địa tại địa phương mà tác giả nghiên cứu sẽ được tiến hành dễ dàng và thuận lợi hơn, thực địa kết hợp với những lần về nhà. Tác giả đã trực tiếp quan sát, mô tả, chụp ảnh tư liệu về các 6 hoạt động sản xuất chè ở tỉnh Yên Bái, từ đó giúp tác giả có hiểu biết hơn trong thực tế, tạo khả năng vận dụng nhanh chóng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. 5. Đóng góp của đề tài - Đề tài sẽ là tư liệu hữu ích để tìm hiểu về khả năng và các điều kiện phát triển của cây chè trên địa bàn tỉnh Yên Bái. - Ngoài ra đề tài sẽ giúp cho người đọc hiểu một cách sâu sắc nguyên nhân và định hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là việc chú trọng phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh Yên Bái. - Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài nó còn giúp cho bản thân tôi hiểu được tính thực tiễn về nguồn lợi kinh tế do cây chè mang lại từ đó thấy được định hướng phát triển mạnh cây chè của lãnh đạo tỉnh Yên Bái là hoàn toàn có cơ sở khoa học. - Cuối cùng đề tài là tư liệu hữu ích cho những ai quan tâm đến việc đầu tư, xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh Yên Bái 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển cây chè Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển cây chè ở tỉnh Yên Bái Chương 3: Định hướng và các giải pháp để phát triển cây chè ở tỉnh Yên Bái. 7 Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái Tọa độ Vĩ độ: 21.5 Kinh độ: 104.666667 Diện tích 6.886,3 km² Dân số (2012) Tổng cộng 76.588 người Mật độ 111 người/km² Dân tộc Việt, Tày, Dao, H'Mông và một số dân tộc khác 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ 1.1. Tổng quan về cây chè 1.1.1. Về mặt lịch sử: Cây chè là cây có nguồn gốc từ Trung Quốc truyền bá ra khắp thế giới. Cây chè có lịch sử từ rất lâu đời: từ khi phát hiện, sử dụng, truyền bá và phát triển đến nay đã có gần 4000 năm. Do đặc tính sinh trưởng của bản thân cây chè, sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc nên cây chè đã du nhập vào Việt Nam từ khoảng 3000 năm trước. Nhân dân vùng biên giới của Việt Nam đã học được cách trồng và chế biến của người Trung Quốc để phát triển các vườn chè trồng phân tán rải rác và hái lá để uống. Ngay từ trước thế kỷ thứ XVII, ở Việt Nam đã hình thành hai vùng sản xuất chè: chè vườn miền trung du và chè rừng miền núi. Kỹ thuật trồng chè thời kỳ này chủ yếu là quảng canh, có nơi coi đó là một cây rừng chế biến đơn giản, mang tính tự cung, tự cấp trong gia đình hoặc trong cộng đồng lãnh thổ phạm vi nhỏ. 1.1.2. Về mặt tự nhiên: Cây chè là cây trồng nhiệt đới rất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, hệ số dao động nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm lớn (8 - 12 oC) ở Việt Nam tạo cho cây chè tổng hợp được nhiều chất thơm tự nhiên và đặc trưng. Ngoài ra độ cao và địa hình cũng có ảnh hưởng đến chất lượng chè. Kinh nghiệm sản xuất chè lâu đời của thế giới cho thấy các loại danh trà chủ yếu là được trồng trên vùng núi cao. Chè Việt Nam có chất lượng cao là chè Shan Tuyết được trồng trên núi Tây Côn Lĩnh, chè Suối Giàng ở Văn Chấn- Yên Bái, chè Tà Sùa ở Sơn La. Các vùng này có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, ánh sáng tán xạ cao, biên độ ngày đêm cao...rất thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây chè. 9 1.1.3. Về mặt kinh tế: Chè là cây công nghiệp dài ngày, có lợi thế so sánh ở nước ta đặc biệt là ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. Đảng và Nhà nước ta coi cây chè là cây xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và là cây làm giàu, góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế nông thôn ở miền Bắc. Hàng năm ngành chè đã đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho đất nước, năm 2005 tổng giá trị xuất khẩu đạt 97 triệu USD, tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt 200 triệu USD. Trồng chè còn thu hút được một lượng lao động đáng kể, góp phần giải quyết việc làm và là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao ở Trung du Miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, góp phần thúc đẩy trung du, miền núi có điều kiện hoà hợp với miền xuôi về kinh tế, văn hoá, xã hội. 1.2. Một số nét đặc trƣng của ngành sản xuất chè trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Kinh nghiệm sản xuất chè của một số nước trên thế giới Trên thế giới chỉ có khoảng hơn 30 nước là có điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng chè trong khi đó hầu hết các quốc gia trên thế giới đều dùng chè với mức độ khác nhau. Các nước trồng chè đã tận dụng ưu thế đó để phát triển sản xuất, có những nước xem chè là cây trồng chính của đất nước như Kênya, Ấn Độ... Sau đây là kinh nghiệm sản xuất chè của một số nước trên thế giới. * Trung Quốc: Là nước phát hiện và sử dụng chè sớm nhất trên thế giới. Chè trở thành thứ nước uống giải khát phổ thông trong mọi tầng lớp nhân dân và được coi là 1 trong 7 thành phẩm quan trọng của đời sống nhân dân Trung Hoa. Trung Quốc là nước có điều kiện tự nhiên rất phù hợp với sản xuất chè, tận dụng lợi thế này, Trung Quốc xây dựng các vùng chè nguyên liệu, đa dạng hoá các giống chè có năng suất và chất lượng cao. Xây dựng các nghiên cứu chè cả nước, xây dựng các trường đại học và cơ sở nghiên cứu ở các tỉnh. Xuất bản các tạp chí, sách tham khảo và phổ biến tài liệu khoa học kỹ thuật trồng và chế biến chè. Đặc biệt Trung Quốc rất chú trọng phát triển văn hoá trà: xây dựng các nhà bảo tàng văn hoá, biên soạn các tác phẩm về trà, tổ chức các lễ hội văn hoá trà, 10 trà sử, trà pháp... Điều này đã thu hút nhiều du khách và nâng cao được vị thế của chè Trung Quốc trên thị trường thế giới. * Ấn Độ: Đây cũng là nước có truyền thống lâu đời về phát triển chè, có hai vùng sản xuất chè nguyên liệu lớn là vùng Assam và vùng chè Kêrala. Các vùng chè này rất quan tâm đến việc phát triển khoa học kỹ thuật tập trung tại các trạm nghiên cứu chè Tocklai, UPASI, xuất bản các tạp chí nghiên cứu về chè. Ngoài ra, Ấn Độ còn thành lập các trung tâm đấu giá chè lớn trên toàn quốc như: Calcuta, Guwahati, Siliguri,... * Nga: Nga là một nước sản xuất chè lớn và cũng là một trong những nước tiêu thụ chè lớn nhất thế giới hiện nay. Ngành chè ở Nga rất chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật đặc biệt ở khâu trồng chè. Người ta trồng chè theo từng hàng, khoảng cách giữa các hàng là 1,5-1,75cm, khoảng cách giữa các cây là 0,35cm, lượng hạt giống dùng cho 1 ha là 150 kg. Khi phân chia lô chè người ta đặc biệt chú ý tới độ thẳng của từng hàng chè và san phẳng mặt đất giữa các hàng chè để khi cơ giới hoá thì quá trình như đốn chè, thu hoạch búp và các quá trình canh tác khác không bị sai lệch khi làm việc * Nhật Bản: Nhật Bản vốn là nước sản xuất và xuất khẩu chè xanh lâu đời trên thế giới. Nhật Bản là nước trồng chè có nền kinh tế phát triển, do đó giá nhân công cao thêm vào đó là khả năng công nghệ cao nên họ chủ yếu tiến hành cơ giới hoá trên đồi chè. Nhà nước coi trọng đầu tư vào nông nghiệp ở khâu giống tốt và các biện pháp quản lý chăm bón vườn chè bằng hoá chất. Nhà nước ban hành chế độ khen thưởng và đăng ký giống chè nên đã thông qua được trên 60 giống chè mới. Vườn chè có năng suất 18 tấn búp/ha phải tuân theo quy trình bón nghiêm ngặt: N 540 kg, P2O5 180 kg, K2O 270 kg, bón nhiều lần. Sử dụng cơ khí nhỏ trong công tác chăm sóc. Hầu hết các nước sản xuất chè chính trên thế giới như Ấn Độ đều là những nước đang phát triển. Việc phát triển ngoài mục đích đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn mà nó còn giúp thực hiện các mục đích xã hội khác. Những nước này mở rộng sản xuất dựa vào lực lượng lao động nông thôn dồi dào, giá nhân công rẻ. Tuy vậy do coi trọng phát triển chè họ cũng đầu tư 11 vào công nghệ chế biến cho năng suất cao, chất lượng tốt, từ đó nâng cao giá thành và uy tín sản phẩm xuất khẩu trên thị trường thế giới. 1.2.2. Vị trí, vai trò của ngành sản xuất chè Việt Nam Việt Nam là nước có tiềm năng về đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển cây chè; là nước sản xuất chè cho các nước XHCN. Trong những năm qua, ngành chè đã góp phần sử dụng hiệu quả đất đai ở vùng trung du, miền núi, đặc biệt là Trung du Miền núi Bắc Bộ, đã tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, chuyển nền kinh tế tự cấp tự túc của đồng bào dân tộc miền núi bằng một nền kinh tế sản xuất hàng hoá, góp phần phân công lao động giữa miền ngược và miền xuôi. Chè cũng đem lại nguồn lợi tương đối lớn cho Ngân sách Nhà nước. 1.2.2.1. Sản xuất chè với phát triển nông nghiệp Chè là cây trồng rất lâu đời ở Việt Nam, đến nay xác định được 33 tỉnh có khả năng thích hợp nhất để trồng chè, tập trung chủ yếu ở Trung du Miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. Bên cạnh ưu thế về khí hậu, đất đai của tự nhiên nhiệt đới Việt Nam có lợi cho sinh trưởng cây chè (mùa hái chè dài, thời gian kiến thiết ngắn) và các nguồn gen phong phú (chè rừng miền núi), cây chè còn có nghĩa to lớn đối với người dân: Những năm gần đây, việc triển khai giao đất và khoán chè cho người lao động theo Nghị định của Chính phủ cùng với những giải pháp của ngành chè Việt Nam được giải quyết tốt việc làm cho người lao động. Cùng với cơ chế và phương thức mua chè thuận lợi cho người lao động đã tạo động lực khuyến khích người lao động phấn khởi chủ động đầu tư thâm canh chè để đạt năng suất, chất lượng cao. Ở trung du miền núi người dân có tập quán trồng lúa nương với thu nhập thấp hơn rất nhiều so với trồng chè . Điều này dẫn tới quan điểm chuyển sang trồng chè thay vì lúa nương trong nhân dân miền núi. - Trồng chè đúng kỹ thuật sẽ tạo ra một thảm thực vật có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. - Cây chè là cây không kén đất như cà phê, ca cao, hồ tiêu, năng suất lại tương đối ổn định, ít biến động hàng năm không lớn ngay cả những năm thiên 12 tai, hạn hán. Nhìn chung đây là loại đất trồng đứng về mặt kinh doanh tương đối ổn định. - Cây chè có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ môi sinh. Hiện nay bình quân độ che phủ trong cả nước chỉ còn 29,1%, trong đó nếu không kể hai vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long chỉ đạt 4,7% và 6,1% còn ở vùng núi như vùng Tây Bắc chỉ còn 20,7%, Đông Bắc 19,4%... Bởi vậy, ở những nơi này nếu được trồng chè chắc chắn sẽ nâng cao hệ số che phủ tốt hơn. -Trồng chè thu hút một lượng lao động đáng kể (mỗi ha trồng chè bình quân cần 2,2 lao động) ngoài ra chưa kể lao động cho chế biến và tiêu thụ. 1.2.2.2. Sản xuất chè với phát triển ngành công nghiệp chế biến Phát triển cây chè Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nước ta. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, sản xuất chè công nghiệp bắt đầu bằng việc xây dựng nhà máy chè đầu tiên vào năm 1923. Chế biến chè thời kỳ này bộ phận cối vò chè, máy sấy và máy phát điện. Những năm 60, ở miền Bắc đã xây dựng hàng loạt nhà máy chè đen OTD lớn (12 - 43 tấn/ ngày) với thiết bị công nghệ chè đen và chè xanh của Trung Quốc và Liên Xô. Những năm 90 lại có chè túi nhúng của Ý, thiết bị chế biến chè CTC của Ấn Độ, chè xanh dẹt bán tự động của Nhật Bản. Hiện nay ngành công nghiệp chế biến của ta đã phát triển theo hướng không ngừng đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè, đặc biệt là chế biến chè đặc sản và nghiên cứu các sản phẩm mới theo dự báo của thị trường tiêu thụ chè tương lai. 1.2.2.3. Sản xuất chè với ngành xuất khẩu Cây chè Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường của hơn 40 nước trên thế giới, gồm có Liên Xô cũ và Đông Âu, Trung Cận Đông, Bắc Phi, Tây Âu và Nhật Bản, do đó đã đem lại một nguồn kim ngạch nhập khẩu đáng kể cho đất nước. Năm 2012 chúng ta xuất khẩu được 88.000 tấn đem lại cho đất nước 97 triệu USD. 1.2.2.4. Sản xuất chè với việc giải quyết các vấn đề xã hội Chè chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi gắn sự phát triển của nó với việc phát triển kinh tế xã hội các vùng sâu, vùng xa của đồng bào dân tộc khai hoang 13 ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. ở đây cây chè gần gũi với từng gia đình, góp phần định cư, ổn định cuộc sống và xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ít người. Hơn nữa cây chè đã tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động góp phần ổn định đời sống cho hơn 10 vạn hộ gia đình. Việc quy hoạch các vùng sản xuất chè tập trung bao gồm sản xuất nông - công nghiệp - dịch vụ, hình thành các cụm dân cư đã góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Cây chè là cây công nghiệp lâu năm, có chu kỳ kinh tế dài nhưng nhanh cho sản phẩm thu hoạch, là cây trồng xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế ở vùng núi và trung du Việt Nam, góp phần thúc đẩy trung du miền núi có điều kiện tiến kịp với các vùng khác trong cả nước. Cây chè là cây trồng có thể áp dụng rộng rãi vào các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế trang trại. Trồng chè sẽ mở rộng diện tích canh tác ở vùng cao cho người dân ở đây. Ngoài ra, về mặt y học, từ xa đến nay nước chè là thứ nước uống giải khát phổ biến của nhân dân ta có tác dụng chống lại được lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não, làm cho tinh thần minh mẫn, sảng khoái, hưng phấn trong thời gian lao động căng thăng về trí óc và chân tay. Ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ sức khoẻ. Chất catesin của chè xanh có chức năng phòng ngừa bệnh ung thư bằng cách củng cố hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh cao huyết áp, chống lão hoá. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất