Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp quan hệ việt - mỹ 1945 - 1954...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quan hệ việt - mỹ 1945 - 1954

.PDF
54
1051
84

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NÔNG THỊ UYÊN QUAN HỆ VIỆT - MỸ 1945 - 1954 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NÔNG THỊ UYÊN QUAN HỆ VIỆT - MỸ 1945 - 1954 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Phạm Văn Lực Sơn La, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành khóa luận này em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của T.S Phạm Văn Lực; em cũng xin cảm ơn sự tạo điều kiện của các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa và thư viện Trường Đại học Tây Bắc. Tôi cũng xin cảm ơn sự động viên của tập thể lớp K.51 Đại học Sư phạm Lịch sử để tôi hoàn thành khóa luận này. Đây là công trình đầu tay của tôi, chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng các bạn. Tác giả Nông Thị Uyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1 . Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2 . Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ............................................................................ 1 3 . Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của đề tài ................ 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 2 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 2 3.3. Đóng góp của đề tài .................................................................................... 3 3.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 3 4. Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 3 5. Kết cấu của đề tài ........................................................................................... 3 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT – MỸ TRƢỚC NĂM 1945 ....... 4 1.1. Bối cảnh thế giới và Việt Nam trước năm 1945 ........................................... 4 1.2: Quan hệ Việt – Mỹ trước năm 1945 ............................................................ 7 Chƣơng 2: QUAN HỆ VIỆT - MỸ TỪ 1946 - 1950...................................... 14 2.1. Tình hình Việt - Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai ................................. 14 2.1.1. Nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai ............................................... 14 2.1.2: Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 ...................... 16 2.2: Quan hệ Việt – Mỹ từ 1946 - 1950............................................................ 18 Chƣơng 3: QUAN HỆ VIỆT - MỸ TRONG NHỮNG NĂM 1950-1954 ..... 29 3.1. Bối cảnh lịch sử ......................................................................................... 29 3.1.1: Tình hình nước Mỹ đầu thập niên 50 của thế kỷ XX ............................... 29 3.1.2. Tình hình Việt Nam từ 1950 đến 1954. ................................................... 31 3.2: Quan hệ Việt – Mỹ từ 1950 đến 1954 ........................................................ 32 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 47 MỞ ĐẦU 1 . Lý do chọn đề tài Quan hệ Việt - Mỹ trong những năm 1945 - 1954, có những diễn biến hết sức phức tạp. Trong thời kỳ chống phát xít Nhật, Việt Minh và Mỹ đã từng cùng là Đồng Minh trong trận chiến chống phát xít Nhật (1941-1945); thời điểm này quan hệ Việt - Mỹ có những ấn tượng hết sức tốt đẹp. Tuy nhiên, mối quan hệ tốt đẹp đó dần dần bị mất đi một cách đáng tiếc từ chỗ cùng là Đồng Minh chống phát xít Nhật dần dần Việt - Mỹ đã trở thành đối đầu và là kẻ thù không đội trời chung của nhau. Để lý giải thực trạng này nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã công bố, hé mở nhiều tài liệu, quan điểm nghiên cứu trên những góc độ, khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề này một cách cụ thể, chi tiết, nhiều vấn đề khoa học vẫn chưa được làm rõ, mối quan hệ Việt - Mỹ trong giai đoạn này còn rất ít người biết đến và hiểu rõ về người bạn chống phát xít Nhật của Việt Minh. Việc tìm hiểu những quan hệ của Việt Nam với các nước, đặc biệt mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong lịch sử không chỉ góp phần nghiên cứu lịch sử dân tộc, lịch sử ngoại giao mà quan trọng là phát triển đường lối ngoại giao trong hiện tại và tương lai. Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, yêu thích lịch sử. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: "QUAN HỆ VIỆT - MỸ 1945 - 1954" có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2 . Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Tìm hiểu về mối quan hệ Việt-Mỹ giai đoạn 1945-1954 là một đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu. Thực tế đã có nhiều cuốn sách đề cập đến nội dung này. - Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc bộ chính trị với cuốn “Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1954” NXB Chính trị quốc gia, phần nào làm sáng tỏ âm mưu của Mỹ trong việc không ủng hộ Pháp đến việc giúp đỡ Pháp tái chiếm Đông Dương. 1 - Công trình “Quan hệ Việt-Mỹ trong Cách mạng tháng Tám”, Trần Hữu Đính và Lê Trung Dũng (Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997), đã giúp ta hiểu thêm về những bước dính líu đầu tiên của Mỹ vào Việt Nam và Đông Dương; sau đó là một quá trình “lao theo vết xe đổ” của Pháp và cũng là quá trình “chui ngày càng sâu vào đường hầm không lối thoát” để rồi nhiều đời Tổng thống Mỹ, với mọi chiến lược được đem ra “thi thố”, cuối cùng đành phải chuốc lấy sự thất bại. - Phan Ngọc Liên với cuốn “Chiến thắng Điện Biên Phủ” NXB Đại học sư phạm, góp phần phản ánh sự câu kết của Pháp-Mỹ ở Điện Biên Phủ và tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với “chiến lược toàn cầu” của Mỹ. - Nguyễn Viết Bính, Phùng Thị Hoan với cuốn “Chiến thắng Điện Biên Phủ, mốc vàng lịch sử chân lý thời đại”, NXB Quân đội nhân dân, góp phần trình bày âm mưu và hành động của Mỹ trong việc xúc tiến thành lập “chính phủ” (bù nhìn) ở Việt Nam. Đây là những công trình nghiên cứu một cách khái quát về các khía cạnh của đề tài.Ngoài ra còn phải kể đến các công trình nghiên cứu của nước ngoài như: “Why VietNam”,cuốn: OSS và Hồ Chí Minh Đồng Minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên mới chỉ nhắc đến mối quan hệ Việt - Mỹ thời kỳ từ năm 1954 đến nay, những công trình trước 1954 đề cập một cách sơ lược, vắn tắt nhiều vấn đề khoa học vẫn chưa được làm rõ. Mặc dù vậy, tất cả các công trình nghiên cứu trên đều là nguồn tham khảo quý báu để tôi lựa chọn và hoàn thành đề tài này. 3 . Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ Việt - Mỹ (1945-1954) với tất cả những biểu hiện của nó. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài thiết thực làm rõ mối quan hệ Việt - Mỹ trong thời kỳ này, đặc biệt chỉ rõ nguyên nhân vì sao Việt - Mỹ đã từng là Đồng Minh trong cuộc chiến chống phát xít Nhật dần dần lại trở nên đối đầu, là kẻ thù không đội trời chung của nhau. 2 3.3. Đóng góp của đề tài Giúp cho những ai quan tâm nghiên cứu đề tài này có cái nhìn tổng thể, đánh giá khách quan và xác đáng hơn về đế quốc Mỹ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu sau này, đặc biệt là trong giai đoạn 1945-1954. Từ bài học của quá khứ lịch sử đề tài góp phần tạo dựng lại mối quan hệ Việt - Mỹ tốt đẹp trong giai đoạn hiện nay. Góp phần giáo dục thế hệ trẻ và nhân dân hai nước biết quý trọng, gìn giữ và phát triển mối quan hệ này và cung cấp thêm một số tư liệu mới để phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy. 3.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Tập chung làm rõ những vấn đề trong mối quan hệ giữa hai nước Việt Mỹ trong giai đoạn từ 1945 - 1954. 4. Cơ sở tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện chủ yếu dựa vào nguồn tài liệu ở trung ương và địa phương, tài liệu tiếng Việt và tiếng nước ngoài làm nền tảng. Trên cơ sở phương pháp luận sử học Macxit và tư tưởng Hồ Chí Minh, đề tài chủ yếu được thực hiện bằng hai phương pháp: phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic ngoài ra còn kết hợp với một số phương pháp khác: thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thẩm định tư liệu… 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài gồm có ba chương: Chương 1. Khái quát quan hệ Việt- Mỹ trước năm 1945 Chương 2. Quan hệ Việt – Mỹ từ 1946 – 1950 Chương 3. Quan hệ Việt – Mỹ trong những năm 1950 – 1954 3 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT - MỸ TRƢỚC NĂM 1945 1.1. Bối cảnh thế giới và Việt Nam trƣớc năm 1945 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) bùng nổ chủ yếu do mâu thuẫn giữa các nước Đế quốc, tuy nhiên tình hình thời kì này đã có nhiều thay đổi so với chiến tranh thế giới thứ nhất(1914 – 1918): Liên Xô ngày càng lớn mạnh, phong trào cách mạng thế giới, phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc cũng phát triển trong đó có cách mạng Việt Nam. Điều này đã chi phối lớn đến quan hệ Việt – Mỹ cụ thể như sau: * Tình hình nước Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) Sau thời kỳ ổn định tạm thời (1921 – 1929) thì các nước tư bản lại rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933).Cuộc khủng hoảng này bắt đầu từ nước Mỹ rồi nhanh chóng lan sang các nước tư bản khác. Hậu quả của cuộc khủng hoảng để lại rất nặng nề đối với tất cả các nước tư bản và Mỹ cũng không ngoại lệ. Cho đến khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở châu Âu thì Mỹ vẫn chưa hoàn toàn khắc phục được hậu quả của cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên cũng giống như trong chiến tranh thế giới thứ nhất, với việc bùng nổ của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai thì tốc độ khôi phục nền kinh tế của Mỹ đã gia tăng mạnh mẽ: chỉ tính từ khi chiến tranh bắt đầu bùng nổ ở châu Âu (9/1939) đến khi Mỹ tham chiến (12/1941) thì sản lượng công nghiệp Mỹ đã tăng gấp đôi và xuất khẩu đã từ 3.177 triệu đôla (1939) lên 5.147 triệu đôla (1941). Suốt cuộc chiến tranh, trong khi các nước tham chiến đều bị tàn phá nặng nề thì những cơ sở công nghiệp của Mỹ đã tăng vọt lên 50% (từ 1939 đến 1945). Nhiều sư đoàn tư bản độc quyền Mỹ đã thu được những món lợi lớn từ chiến tranh. Trong thời gian đầu của cuộc chiến tranh (1.9.1939 – 7.12.1941) Mỹ thực hiện chính sách trung lập, Mỹ chưa tham chiến mà đứng ngoài cung cấp vũ khí và phương tiện chiến tranh cho cả hai bên tham chiến để thu lợi về phía mình. Tình hình diễn tiến theo chiều hướng ngày càng không có lợi cho quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản. Ở châu Á – Thái Bình Dương, Nhật tiến quân vào Đông 4 Dương (9/1940) và ký hiệp ước phòng thủ chung với Pháp (29/7/1941). Điều này làm cho mâu thuẫn Mỹ - Nhật trở lên hết sức căng thẳng. Tiếp đó ngày 7/12/1941 Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng – căn cứ hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, cuộc chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra. Ở châu Âu, Đức và Italia tuyên chiến với Mỹ (12/1941). Tình hình đó buộc Mỹ phải tham chiến về phía Đồng Minh chống phát xít, không thể đứng ngoài cuộc chiến tranh để thu lợi nhuận như trước được nữa. Sau khi chiến tranh châu Á – Thái Bình Dương bùng nổ, cuộc chiến tranh chống phát xít đã lan rộng từ châu Âu sang châu Á. Vấn đề cấp thiết lúc bấy giờ là đoàn kết các lực lượng chống phát xít. Từ yêu cầu thực tiễn đó, mặt trận Đồng Minh chống phát xít trên phạm vi toàn thế giới đã hình thành mà Mỹ là một trong ba cường quốc chi phối mặt trận này. Nhân dân Việt Nam cũng là lực lượng tích cực tham gia vào mặt trận Đồng Minh chống phát xít ngay từ lúc mới hình thành. Từ đó các nước Anh, Mỹ và Liên Xô đã có những cố gắng phối hợp để đối phó với phe Trục (Đức, Italia, Nhật), nó đặt một số cơ sở cho việc giải quyết mối quan hệ quốc tế thời gian trong và sau chiến tranh. Tháng 7 năm 1941, Liên Xô và Anh ký Hiệp định hành động chung chống Đức. Mỹ bắt đầu viện trợ cho Liên Xô, liên kết với nhau cùng hợp tác nhằm mục đích chung là tiêu diệt phát xít, kết thúc chiến tranh thế giới. Tuy nhiên, do sự khác biệt về bản chất chế độ chính trị và sự đối đầu về kinh tế, chính trị, tư tưởng và quân sự nên cùng với sự hợp tác thì những bất đồng biểu hiện ra bên ngoài hoặc ngấm ngầm bên trong giữa Liên Xô với Đồng Minh Anh, Mỹ cũng nảy sinh. Tình hình này làm cho sự phân hóa và thù địch trong quan hệ quốc tế trở nên ngày càng sâu sắc hơn. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho tình hình quốc tế phức tạp, tác động đến tất cả các nước từ Âu sang Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tình hình châu Âu và châu Á như trên cho ta hiểu rõ hơn những cơ sở dẫn đến việc hình thành chính sách của Mỹ đối với các nước Đồng Minh, các nước trong phe Trục, đặc biệt là chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái 5 Bình Dương trong đó có Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung từ khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, với sự chiếm đóng của quân Nhật ở khu vực châu Á. Trong quan hệ quốc tế mới sau chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, đặc biệt từ khi quân Nhật vào Đông Dương, chính phủ Hoa Kỳ không thể tiếp tục giữ mối quan hệ với chính quyền thuộc địa như trước, mà phải liên lạc với các lực lượng chống phát xít. * Tình hình Việt Nam trước năm 1945. Tháng 9 năm 1940 quân Nhật kéo vào Đông Dương và gần một năm sau, tháng 7 năm 1941 hiệp định Pháp – Nhật được kí kết, Pháp phải chấp nhận để Nhật chiếm đóng miền nam Việt Nam. Sự thỏa hiệp giữa Pháp và Nhật ở Đông Dương làm cho nhân dân ta phải sống trong cảnh “một cổ hai tròng”. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp – Nhật và tay sai của chúng càng trở nên gay gắt. Trước tình thế đó, Đảng Cộng Sản Đông Dương đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trên cơ sở phân tích khách quan , khoa học sự chuyển biến của tình hình thế giới đồng thời kế thừa và phát triển những ưu điểm, khắc phục nhược điểm, vận dụng những bài học kinh nghiệm quý báu từ các cao trào cách mạng 1930 – 1931, 1936 – 1939. Đặc biệt, do sáng kiến và sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc sau khi về nước đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam, một tổ chức Mặt trận mới được thành lập ( 19/5/1941) lấy tên là Việt Nam Độc lập Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Minh. Mục đích của việc thành lập mặt trận này là nhằm đoàn kết, tập hợp các lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Mặt trận Việt Minh cũng tăng cường hoạt động quốc tế để tìm kiếm bạn Đồng Minh bên ngoài cùng phối hợp chống phát xít và tăng cường sức mạnh giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Như vậy, nhiệm vụ chống phát xít và đấu tranh giải phóng dân tộc được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau trong tình hình mới. Đây là một sáng tạo của Đảng trong chỉ đạo thực hiện đường lối chiến lược cách mạng chung. Trong những năm 1943 – 1944, thắng lợi của phe Đồng Minh chống phát xít nhất là trên mặt trận Xô – Đức đã cổ vũ mạnh mẽ cách mạng giải phóng dân tộc ở Đông Dương. Nhưng đến lúc này, Việt Minh vẫn chưa thiết lập được quan 6 hệ chính thức với một nước nào trong phe Đồng Minh chống phát xít. Vậy nên, việc liên hệ với Đồng Minh, tranh thủ sự giúp đỡ của họ để mở rộng hoạt động, ảnh hưởng của Việt Minh là yêu cầu cấp thiết được đặt ra trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít cũng như phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Trong các lực lượng chống phát xít ở châu Á, Mỹ đóng một vai trò thực tế nhất định. Vì vậy, Đảng Cộng sản Đông Dương và Nguyễn Ái Quốc đã tìm cách liên hệ với lực lượng Mỹ ở đây. 1.2: Quan hệ Việt - Mỹ trƣớc năm 1945 Ngay từ rất sớm, quan hệ Việt – Mỹ đã bước đầu được hình thành đặc biệt trong mối quan hệ giao thương, buôn bán với Việt Nam mặc dù hai nước cách xa nhau về khoảng cách địa lý. Điều đó được minh chứng bằng việc ngay từ năm 1803 đã có thương thuyền Mỹ đến Việt Nam. Người Mỹ đầu tiên đặt chân tới Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) là John White vào năm 1819. Sau những cố gắng của những thương thuyền Mỹ nhằm tìm kiếm hàng hóa và thị trường buôn bán ở Việt Nam, John White đã đi đến kết luận: “Việt Nam là một xứ sở không sản xuất được gì cả…,chế độ quân chủ chuyên chế làm cho nền kinh tế khó phát triển, hết đường làm ăn tại Việt Nam” [4, tr.23]. Tất cả cũng là sự viếng thăm của các thương gia với mục đích duy nhất là tìm thị trường buôn bán và trao đổi hàng hóa với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, sự có mặt của các thương gia Mỹ tại Nam Kỳ, trong một chừng mực nào đó đã góp phần mở ra con đường dẫn tới việc những phái đoàn Mỹ đến vùng đất này với ý muốn thiết lập quan hệ giao thương chính thức giữa Mỹ và Việt Nam ở thời gian sau [4; tr.24]. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939) ở châu Âu và nhanh chóng lan rộng ra phạm vi toàn thế giới. Ở Châu Á Thái Bình Dương phát xít Nhật tăng cường công cuộc xâm lược Trung Quốc và tiến xuống xâm lược Đông Dương. Ngày 22/06/1941 phát xít Đức tiến công Liên Xô; ngày 7/12/1941, Nhật tiến công quân Mỹ tại Trân châu cảng (Chiến dịch Hawaii), từ đó Mỹ đặc biệt quan tâm đến mặt trận châu Á - Thái bình Dương và Đông Dương. 7 Trước sự chuyển biến của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng ta quyết định sự thay đổi chiến lược từ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (1939), qua Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 (1940), đến Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Tám (5.1941) được hoàn thiện. Trong hoàn cảnh đó, từ tháng 10/1938, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô tìm đường về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam; đến sáng ngày 28/01/1941 (tức mồng 2 tết Tân Tỵ), Nguyễn Ái Quốc rời đất Trung Quốc về Pắc Bó, Cao Bằng. Sau một thời gian nắm tình hình và chuẩn bị những công việc của Hội Nghị Ban Chấp hành Trung ương, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị tiến hành từ ngày 10 đến 19/05/1941, với sự tham dự của các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên, đại biểu Xứ uỷ Bắc Kì và Trung Kì và một số đại biểu hoạt động nước ngoài [5, tr.361]. Hội nghị xác định nhiệm vụ đánh Pháp, đuổi Nhật không phải là nhiệm vụ riêng của giai cấp công nông mà là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân Đông Dương. Trong lúc này quyền lợi của bộ phận giai cấp phải đặt dưới quyền lợi của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được. Hội nghị tiếp tục thực hiện chủ trương tạm gác khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất”, giương cao khẩu hiệu “Độc lập dân tộc”. Hội nghị chủ trương “quyền dân tộc tự quyết, giải quyết vần đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương; để thức tỉnh tinh thần dân tộc của các nước trên bán đảo Đông Dương; thành lập ở mỗi nước một Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Ở Việt Nam, theo sáng kiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Việt Nam độc lập Đồng Minh (gọi tắt là Việt Minh) được thành lập. Các tổ chức quần chúng của Mặt trận đều lấy tên thống nhất là “Hội cứu quốc”, như “Hội Công nhân cứu quốc”, v.v… Hội nghị đã chính thức bầu ra Ban chấp hành Trung ương mới với một Ban Thường vụ gồm có các đồng chí: Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng 8 Quốc Việt, do đồng chí Trường Chinh làm Tổng bí thư. Hội nghị lần 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh đường lối đấu tranh mới của Đảng được nêu ra ở Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (11/1939). Đó là đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đoàn kết rộng rãi mọi lực lượng yêu nước trong Mặt Trận Việt Minh, xây dựng lực lượng quần chúng ở cả nông thôn và thành thị; tiến tới xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang; tích cực chuẩn bị lực lượng mọi mặt đón thời cơ khởi nghĩa giành độc lập. Ngày 19/05/1941, Việt Nam Độc lập Đồng Minh ra đời, tháng 10/1941, Việt Minh công bố tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ. Tuyên ngôn nêu rõ: “Từ khi lập quốc, xét lịch sử nước ta, chưa bao giờ dân tộc ta nhục nhằn, đau khổ như lúc này”. Chương trình cứu nước của Việt Minh gồm 44 điểm, bao gồm các chính sách về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm thực hiện hai điều cốt yếu mà quốc dân đồng bào đang mong ước là: “1. Làm cho dân Việt Nam được hoàn toàn độc lập. 2. Làm cho dân tộc Việt Nam được sung sướng, tự do” [6, tr.480]. Chương trình cứu nước của Việt Minh sau khi được đúc kết thành 10 chính sách lớn đem thực hiện ở Khu giải phóng Việt Bắc và được Đại hội Quốc dân ở Tân Trào thông qua ngày 16-17/8/1945, trở thành chính sách cơ bản sau này của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (05/1941) và Thư kêu gọi toàn dân đánh đuổi Pháp-Nhật của Nguyễn Ái Quốc (06/06/1940), Đảng ta chính thức chuẩn bị xây dựng lực lượng cách mạng (chính trị và vũ trang) để tiến lên khởi nghĩa vũ tranh giành chính quyền về sau này: + Lực lượng chính trị được hình thành. Ngày 19/5/1941 Mặt trận Việt Minh được thành lập. Cao Bằng là địa phương được Đảng ta và Hồ Chí Minh lựa chọn để thí điểm xây dựng Mặt trận Việt Minh.Do đáp ứng đúng nguyện vọng của quần chúng nhân dân nên chỉ trong thời gian ngắn mặt trận Việt Minh đã phát triển nhanh chóng. Đến cuối năm 1941, khắp 9 châu của tỉnh Cao Bằng đều đã xây dựng được các tổ chức của Mặt trận Việt Minh. Nhiều xã, tổng ở Cao Bằng tất cả mọi 9 người đều tham gia Việt Minh (gọi là “xã hoàn toàn”, “tổng hoàn toàn”). Đến cuối năm 1942, Cao Bằng có 3/9 châu là Hoà An, Hà Quảng, Nguyên Bình, trở thành “châu hoàn toàn”.Ở những nơi này, bộ máy chính quyền địch chỉ tồn tại về mặt hình thức, còn thực tế quyền hành do Việt Minh nắm giữ. Phong trào Việt Minh phát triển từ Cao Bằng đến các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Chủ trương của Mặt trận Việt Minh cũng đến được một số bộ phận đảng viên còn lại ở Nam Kì. Vì vậy, ở một số nơi thuộc ngoại thành Sài Gòn, vùng Bà Điểm, Hoóc Môn (Gia Định), Đức Hoà (Chợ Lớn), Lái Thiêu (Thủ Dầu Một) đã xuất hiện cơ sở của Việt Minh. Một số nơi ở Nam Kì do chưa nhận được chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh, cán bộ Đảng và quần chúng yêu nước đã lập ra tổ chức quần chúng với các hình thức, như “Nhóm công nhân nòng cốt”, “Hội đá banh”, “Hội đổi công”, “Hội tương tế”… khi có chủ trương thì các Hôi này được chuyển đổi thành các tổ chức cứu quốc. Những tổ chức này đã góp phần vào việc bảo vệ cán bộ, đảng viên, giữ vững tinh thần cho quần chúng trong hoàn cảnh bị khủng bố trắng. + Xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng. Tiền thân từ đội du kích trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, được Đảng ta tổ chức lại thành đội Cứu quốc quân, đây là lực lượng nòng cốt để xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai. Sau hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng, “Trung đội đội du kích Bắc Sơn 1” đổi tên thành “Trung đội cứu quốc quân I”. Ngày 15/09/1941, Trung đội Cứu quốc quân II được thành lập tại rừng Khuôn Máy (xã Tràng Xá, châu Vũ Nhai). Trung đội cứu quốc quân II lúc đầu có 47 chiến sĩ, chia thành 5 tiểu đội. Sau khi thành lập, Ban chỉ huy Cứu quốc quân II đã có chủ trương đẩy mạnh hoạt động theo hình thức chiến tranh du kích, phân công các đơn vị đến các địa phương đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống địch khủng bố, bảo vệ nhân dân. Mục tiêu chiến đấu của Cứu quốc quân lúc này là trừng trị những tên mật thám đầu sỏ có nhiều nợ máu với nhân dân; phá các cuộc hành 10 quân càng quét của địch. Địa bàn hoạt động của Cứu quốc quân ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn. Ở Nam Kì, sau cuộc khởi nghĩa 23/11/1940, những Đảng viên còn lại đã lãnh đạo các đội quân tiếp tục hoạt động chiến tranh du kích thực hiện diệt ác, trừ gian, tuyên truyền cách mạng. Trên tinh thần đó, ở Bắc Trung Kì, Tỉnh uỷ Thanh Hoá đề ra chủ trương thành lập căn cứ địa cách mạng, làm cơ sở phát triển lực lượng, thúc đẩy phong trào phản đế. Tỉnh ủy chọn vùng Ngọc Trạo để xây dựng chiền khu ở vùng Đông Bắc của tỉnh. Tháng 7/1941, Ban lãnh đạo chiến khu được thành lập, Đội du kích Ngọc Trạo cũng ra đời với 21 đội viên. Cuối tháng 9/1941, Đội tăng lên 80 đội viên, ảnh hưởng và phạm vi chiến khu ngày càng lan rộng. Thực dân Pháp đã điều lực lượng đến đàn áp. Do chênh lệch về quân số, lại thiếu kinh nghiệm và vũ khí, Đội du kích bị tổn thất lớn. Ban lãnh đạo chiến khu ra lệnh cho Đội du kích ra khỏi Ngọc Trạo phân tán về các địa phương. Cuối tháng 10 /1941, chiến khu Ngọc Trạo chấm dứt hoạt động. Trong thời gian này, Đảng ta cũng đề ra chủ trương đối ngoại đúng đắn, tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài, góp phần vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, ủng hộ Liên bang Xô viết, giao thiệp với chính phủ kháng chiến Trung quốc, thực hiện khẩu hiệu “Hoa – Việt kháng Nhật trên đất Đông Dương” trên nguyên tắc “bình đẳng, tương trợ” và liên hiệp có điều kiện với Anh – Mỹ để chống phát xít Nhật giành độc lập. Với tinh thần trên, ngày 13/8/1942, Nguyễn Ái Quốc (với tên ghi trên giấy tờ tùy thân là Hồ Chí Minh) lên đường sang Trung Quốc để liên hệ với các lực lượng cách mạng người Việt Nam và Đồng Minh, nhằm tranh thủ sự viện trợ từ bên ngoài. Ngày 27/8/1942, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam 13 tháng, sau đó tướng Quốc dân Đảng là Trương Phát Khuê quyết định trả tự do cho Người. Việc làm của Trương Phát Khuê nhằm lợi dụng Nguyễn Ái Quốc và một số yếu nhân theo chủ nghĩa dân tộc ở miền Nam Trung Quốc chống phát xít Nhật. 11 Sau khi ra tù, Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp chủ động tìm cách liên hệ với quân Đồng Minh để chống phát xít Nhật. Cuối 1944, một máy bay do thám Mỹ bị quân Nhật bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, Trung úy phi công William Saw nhảy dù xuống Cao Bằng và được Việt Minh cứu thoát khỏi vòng vây của Nhật-Pháp. Ngày 2/11/1944, Hồ Chí Minh đã tiếp Trung úy Saw một cách thân mật và Người tìm cách đưa viên phi công về Trung Quốc cho Tập đoàn không quân số 14 Mỹ. Đầu tháng 3/1945, nhân danh lực lượng Việt Nam giải cứu cho Trung úy Saw, Hồ Chí Minh tiếp xúc với AGAS. Phía Mỹ cảm ơn và tặng người thuốc men, tiền bạc. Người không nhận tiền. Ngày 17/3/1945, Hồ Chí Minh gặp Charles Fenn - Trung úy OSS (cơ quan tình báo chiến lược Mỹ). Charles Fenn đã thỏa thuận trên nguyên tắc giúp đỡ Việt Minh. Ngày 29/3/1945, Hồ Chí Minh gặp Trung tướng Chennault tại Côn Minh (Trung Quốc). Trung tướng cảm ơn Việt Minh và sẵn sàng giúp đỡ những gì có thể theo yêu cầu. Còn Hồ Chí Minh Người khẳng định quan điểm của Việt Minh là ủng hộ và đứng về phía Đồng Minh chống phát xít Nhật. Cuộc gặp diễn ra trong không khí tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, những quan điểm lớn đầu tiên giữa Việt Nam và Mỹ được thống nhất [7, tr.243]. Sau khi Bác về nước, Người vẫn giữ mối liên lạc với các cơ quan quân sự Mỹ. Tháng 6/1945, phía Mỹ, thông qua Thiếu tá A.Patty yêu cầu phía Việt Minh chuẩn bị một sân bay cho máy bay cỡ nhỏ có thể lên, xuống được, và Mỹ sẽ cho một đội sĩ quan, do một sĩ quan cao cấp sẽ nhảy dù xuống Tuyên Quang. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Bác giao nhiệm vụ chuẩn bị địa điểm làm sân bay. Sân bay được đặt tại hai xã Lũng Cò và xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. “Ngày 17/7/1945 đội “Con Nai” gồm 5 người do Thiếu tá Mỹ E.Tômat phụ trách nhảy dù xuống Tân Trào”, làm nhiệm vụ hoạt động huấn luyện cho khoảng 2000 bộ đội ta. Cho đến khi cách mạng tháng Tám thành công, người “bạn” ngoại quốc đầu tiên có mặt bên cạnh Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cũng chính là Hoa Kỳ…Thế nhưng, vì nhiều lí do khác nhau OSS không những đã bỏ lỡ cơ hội thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam mà còn đưa đến một kết cục bi thảm: Việt Nam và Mỹ từ chỗ cùng là 12 Đồng Minh trong cuộc chiến chống phát xít Nhật ở châu Á dần dần đã trở thành kẻ thù “không đội trời chung” trong cuộc chiến ở Đông Dương và Việt Nam về sau này. Như vậy, trong giai đoạn 1939 – 1945 quan hệ giữa Mỹ và lực lượng cách mạng Việt Nam là quan hệ giữa một nước đế quốc tư bản với một dân tộc bị thống trị đang đấu tranh để tự giải phóng. Tuy nhiên cả hai bên đều có “mẫu số chung” là nguyện vọng độc lập, hòa bình của nhân dân hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ. Họ đều có kẻ thù chung là phát xít Đức – Italia – Nhật, mà ở châu Á là phát xít Nhật. Nguyện vọng đó của nhân dân hai nước Việt – Mỹ hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của các dân tộc yêu chuộng tự do và tiến bộ trên thế giới. Đây là cơ sở để hiểu rõ rằng, tại sao trong chiến tranh thế giới thứ hai đã hình thành sự hợp tác trong quan hệ Mỹ - Việt Nam. Đứng trên bình diện của công pháp quốc tế, quan hệ giữa Việt Minh với Mỹ từ năm 1941 đến 1945 là quan hệ rất đáng chú ý giữa một chủ thể đặc biệt với chủ thể chủ yếu trong quan hệ quốc tế hiện đại, bất chấp việc Hoa Kỳ có chính thức công nhận Việt Minh về mặt ngoại giao hay không. Mối quan hệ trong thời gian không dài đó đã không tìm được một “hằng số” nên nó đã dần chuyển sang quan hệ không bình thường ở giai đoạn sau. Sự hợp tác Việt Nam - Mỹ trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) không phải là sự nhân nhượng, thỏa hiệp cũng không phải là việc làm lu mờ bản chất, mục tiêu, lý tưởng cách mạng của chúng ta. Đây không phải là “một thủ đoạn”, theo nghĩa xấu, mà là một sách lược mềm dẻo, khôn khéo của Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh trong điều kiện quốc tế phức tạp để đạt được mục tiêu chiến lược của mình. Có thể nói, quan hệ Việt - Mỹ được hình thành từ cuộc chiến chống phát xít Nhật. Trên tinh thần hiểu biết, cần nhau trong cuộc chiến nên Hồ Chí Minh và Việt Minh luôn mong muốn có sự ủng hộ giúp đỡ về mọi mặt của Mỹ, Đồng Minh; ngược lại Mỹ cùng Đồng Minh lại hết sức mong muốn có một chỗ đứng ở Đông Dương – vị trí chiến lược quan trọng ở châu Á –Thái bình dương trong cuộc chiến tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. 13 Chƣơng 2 QUAN HỆ VIỆT - MỸ TỪ 1946 - 1950 2.1. Tình hình Việt - Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai 2.1.1. Nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi của quân Đồng Minh và nhân dân thế giới đấu tranh chống phát xít Đức – Italia – Nhật. Một cục diện thế giới thế giới mới được hình thành trên cơ sở sự thay đổi về tương quan lực lượng giữa các nước tư bản thắng trận. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới đã có sự thay đổi căn bản, tác động, chi phối đến quan hệ quốc tế cũng như đối với dòng chảy lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia ở cả châu Âu, châu Á và khu vực Mỹ Latinh. Có thể nhận thấy những nhân tố quan trọng góp phần quyết định, chi phối đến tiến trình lịch sử thế giới sau 1945 là: - Chủ nghĩa xã hội từ một nước đang trong quá trình hình thành trở thành một hệ thống thế giới và dần dần có vai trò là một nhân tố góp phần quyết định sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. - Cùng với trào lưu dân chủ, hòa bình dâng cao ở các nước tư bản chủ nghĩa, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Ở một số nước như Pháp, Italia…thì Đảng cộng sản đã đóng vai trò tích cực trong đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bọn phản động trong nước nên đã giành được vị trí quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. Các Đảng này ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới. Sự hình thành một hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, đối lập với các nước đế quốc và lực lượng phản động quốc tế cùng việc xác lập “trật tự hai cực” – “trật tự Yalta” đưa tới cuộc đối đầu gay gắt giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ. Cùng với đó là tình trạng đối đầu Đông – Tây ngày càng sâu sắc nó đã chi phối đến các mối quan hệ quốc tế và khu vực trong nhiều thập niên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai trở đi. Do đó sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu chuyển sang sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, tiếp đó là sự thành công của cách mạng Trung Quốc (1949) làm cho cán cân lực 14 lượng nghiêng về chủ nghĩa xã hội, lực lượng cách mạng tiến bộ. Trong khi đó, từ 1945 trở đi hệ thống các nước đế quốc chủ nghĩa có sự “chấn động” mạnh theo chiều hướng khủng hoảng, suy yếu sau hàng loạt các biến cố từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) kết thúc cho đến khi chấm dứt cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Tuy vậy, sự xuất hiện và phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại, cùng với những bước tiến nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật từ nửa sau thế kỷ XX cũng đưa chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới. Đồng thời, nhiều mặt yếu của chủ nghĩa tư bản cũng bộc lộ rõ rệt hơn, trong đó mâu thuẫn giữa Mỹ và các nước tư bản thắng trận và bại trận. Với nguồn lợi nhuận khổng lồ thu được sau chiến tranh, trong khi các nước tư bản thì ngày càng suy yếu, thì đế quốc Mỹ lại “ngoi lên” cầm đầu thế giới tư bản. Nhờ tấm lá chắn Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che trở nên lãnh thổ của Mỹ không những không bị tàn phá mà còn giàu hơn, mạnh hơn bằng nhiều chủ trương, thủ đoạn tinh vi trong việc buôn bán vũ khí, nguyên liệu… Với những lợi thế to lớn đó, Mỹ tiếp tục thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới, đây là tham vọng đã có từ lâu của đế quốc Mỹ. Chúng muốn dựa tiềm lực kinh tế, khoa học, kỹ thuật, quân sự mạnh lại giữ độc quyền về vũ khí hạt nhân để thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Với bản chất đế quốc chủ nghĩa, Mỹ tin chắc sẽ giữ được vai trò làm bá chủ thế giới. Điều này còn được thể hiện hiện ở lời tuyên bố của giới lãnh đạo Wasinhton: “Hiện nay chúng ta và chỉ có chúng ta nắm được bom nguyên tử, chúng ta có thể đặt chính sách của chúng ta trên thế giới” và “Dù muốn hay không, chúng ta phải công nhận thắng lợi mà chúng ta đạt được đã đặt lên nhân dân Mỹ gánh nặng là tiếp tục trách nhiệm lãnh đạo thế giới” [24, tr.245]. Để thực hiện âm mưu chiến lược toàn cầu của mình các nhà cầm quyền Mỹ đã phát động cuộc “Chiến tranh lạnh”. Chiến tranh lạnh do Barut, tác giả của kế hoạch nguyên tử lực của Mỹ ở Liên Hợp Quốc đưa ra xuất hiện lần đầu tiên trên báo Mỹ ngày 26/7/1947. Để thực hiện tham vọng bá chủ thế giới, nhiều nhân vật trong giới cầm quyền Mỹ đã tuyên bố rằng “Có hai cách để chinh 15 phục một nước. Cách thứ nhất là dùng sức mạnh của vũ khí để nắm quyền kiểm soát nhân dân nước đó; cách thứ hai là nắm quyền kiểm soát kinh tế nước đó bằng phương tiện tài chính” [10, tr.86]. Vì vậy, không những Mỹ tiến hành chiến tranh ở các nước thuộc địa và phụ thuộc mà còn tìm cách lôi kéo Đồng Minh vào những tổ chức kinh tế, chính trị, quân sự để qua đó khống chế các nước này. Ngày 5 tháng 6 năm 1947 ngoại trưởng Mỹ - Macsan đưa ra “phương án phục hưng Châu Âu”. Kế hoạch Macsan bắt đầu được thực hiện từ 9/4/1948 đến 3/12/1951 thì kết thúc, Mỹ đã bỏ ra 12,5 tỉ Đôla. Kết quả là nền kinh tế của các nước nhận viện trợ lệ thuộc vào Mỹ. Từ đó Mỹ khống chế luôn cả về chính trị và quân sự các nước này. Không dừng lại ở đó, trong những năm 1947 – 1949 Mỹ thực hiện chính sách “ngăn chặn” nhằm ngăn chặn làn sóng cộng sản rồi đi đến tiêu diệt nó, đồng thời đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới đặc biệt là phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc . Thực tế chứng tỏ, chiến lược quân sự ngăn chặn toàn cầu của Mỹ đã không phát huy được nhiều tác dụng. Không ngăn chặn được sự phát triển của lực lượng cách mạng thế giới mà còn tạo thêm động lực để phong trào phát triển. Nó phản ánh mâu thuẫn giữa quyền lợi chiến lược của Mỹ và nguyện vọng độc lập giải phóng các dân tộc vẫn tiếp diễn và ngày càng sâu sắc nhất là ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Điều này đã khiến cho các thế lực chính trị, cực đoan quân phiệt hiếu chiến Mỹ đẩy mạnh hơn chính sách chống cộng bằng cách tăng cường chiến Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Qua đó Mỹ cũng thay đổi lại cách nhìn nhận với châu Âu đặc biệt là cách nhìn nhận với Pháp. Học thuyết Truman đã nhận định Pháp có vị trí then chốt, quan trọng trong việc hình thành liên minh các nước đế quốc chống Liên Xô và lực lượng cách mạng thế giới. Quan điểm này đã chi phối thái độ và chính sách của Mỹ trong quan hệ với Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung 2.1.2: Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 Cách mạng tháng Tám thành công đã gây bất ngờ lớn đối với thế lực thù địch đang có âm mưu chống phá nước ta. Vì thế, cuộc đấu tranh tiếp theo để bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân Việt Nam gặp nhiều khó khăn lớn. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất