Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty cổ phần thương mại huy anh trên thị trường hà nội

.PDF
46
80
98

Mô tả:

TÓM LƯỢC Qua nghiên cứu kết hợp các vấn đề thực tiễn phát hiện trong quá trình học tập, tôi đã chọn đề tài: “ Phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội”. Về lý thuyết, đề tài tập hợp các lý thuyết cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm, hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn cho vấn đề phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp. Qua nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội, đề tài đã phát hiện những vấn đề về: Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm của công ty, ý nghĩa và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp…Qua đó đề tài đã đưa ra được những thành tựu và hạn chế của công ty trong hoạt động phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội. Trên cơ sở đó đề tài đã đưa ra những quan điểm, định hướng, đề xuất giải pháp và kiến nghị với nhà nước cho hoạt động phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội của công ty cổ phần thương mại Huy Anh. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các thầy cô trường Đại học Thương Mại. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã tận tình dạy bảo em trong suốt quá trình em học tập tại trường Đại học Thương Mại. Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong bộ môn Kinh tế thương mại, đặc biệt là Tiến sĩ Thân Danh Phúc đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn các bác, các cô, các chú, các anh chị trong Công ty cổ phần thương mại Huy Anh, đặc biệt là các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh đã tạo điều kiên thuận lợi, giúp em có được những thông tin cần thiết cho khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện khóa luận của mình nhưng do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên khóa luận tốt nghiệp không thể tránh được những thiếu sót, rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2012 Sinh viên Đỗ Văn Kính DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VỄ Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của công ty cổ phần thương mại Huy Anh Sơ đồ 2: Phân vùng kinh doanh tại thị trường Hà Nội Bảng số 1: Kết quả tổng doanh thu giữa kế hoạch và thực hiện qua 3 năm 2009 2011 Bảng số 2: Kết quả doanh thu bán hàng theo mặt hàng Bảng số 3: Kết quả sản lượng bán hàng theo khu vực thị trường Bảng số 4: Kết quả hoạt động kinh doanh và tài chính trong 3 năm 2009 – 2011 Biểu đồ 1: Biểu thị doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty từ năm 2009 – 2011 Biểu đồ 2: Cơ cấu tỷ trọng doanh thu của các nhóm hàng kinh doanh trong thời gian 2009 - 2011 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT WTO( World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới TNHH: Trách nhiệm hữu hạn STĐ: Số tuyệt đối CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa GTGT: Giá trị gia tăng BTC: Bộ tài chính LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là khi nước ta tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007. Nền kinh tế đất nước nói chung và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh công nghiệp gỗ nói riêng đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức của việc hội nhập tạo ra. Nước ta đang tích cực thực hiện chủ trương đẩy mạnh trồng rừng và chế biến gỗ rừng trồng, hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên. Theo đó nguyên liệu cho nghành công nghiệp chế biến gỗ chủ yếu là gỗ rừng trồng. Do vậy phải phát triển mạnh công nghiệp sản xuất các loại ván nhân tạo cho phù hợp với nguyên liệu và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về gỗ của nền kinh tế và đời sống nhân dân. Khi nguồn gỗ khai thác tự nhiên ngày càng cạn kiệt, việc sản xuất ván gỗ nhân tạo đang trở nên phổ biến. Do những đặc tính cơ lý ưu việt, kiểu dáng màu sắc phong phú, đồ mộc làm từ ván nhân tạo thích hợp với nội thất hiện đại. Sản phẩm ván gỗ nhân tạo sản xuất và sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay gồm 3 loại chính: Ván sợi, ván ghép thanh, ván dăm. Vài năm trở lại đây, thị trường sàn gỗ công nghiệp ngày càng phát triển mạnh nhanh chóng. Nếu trước đây, các loại ván gỗ tự nhiên được nhiều người ưu chuộng thì nhiều thương hiệu ván sàn gỗ công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều với giá cả khá mềm làm cho thị trường ngày càng trở nên sôi động. Trước đây, nhu cầu lát sàn gỗ công nghiệp chỉ xuất hiện ở những căn biệt thự hoặc nhà cửa được xây dựng cao cấp thì hiện tại thị trường đang ngày càng mở rộng đối tượng. Đời sống vật chất ngày càng tăng cao, nhu cầu làm đẹp căn nhà cũng được nhiều người chú ý, nhiều người bắt đầu xoay qua sử dụng gỗ lát sàn để tăng thêm vẻ sang trọng và khẳng định giá trị cho căn nhà. Trên thị trường Hà Nội, sàn gỗ công nghiệp được tập trung bán nhiều ở các phố bán vật liệu xây dựng như Cát Linh, Trường Chinh…Theo thống kê của các công ty xây dựng, trên thị trường hiện nay đã có khoảng 15 nhãn hiệu sàn gỗ công nghiệp khác nhau chủ yếu là hàng nhập khẩu từ châu Âu, châu Á. Công ty cổ phần thương mại Huy Anh là một trong những nhà phân phối sàn gỗ công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Với mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, công ty rất cần giải pháp phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần thương mại Huy Anh, em nhận thấy việc phát triển thương mại sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, công ty chưa khai thác hết thị trường tiềm năng của tập khách hàng trên thị trường Hà Nội. Tình trạng khủng hoảng kinh tế dẫn đến lạm phát tăng cao, thị trường biến đổi liên tục gây ra tác động xấu đến sức mua của người tiêu dùng. Thị trường các sản phẩm sàn gỗ công nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, việc lưu thông hàng hóa, cũng như đảm bảo nguồn hàng cung ứng ra thị trường, yếu tố chất lượng, giá cả, thời gian cung ứng bị ảnh hưởng nhiều vấn đề như lạm phát, khủng hoảng tài chính… Các mặt hàng sàn gỗ công nghiệp được nhập khẩu từ nước ngoài về chịu tác động ảnh hưởng từ chính sánh kinh tế của nhà nước như chính sách thuế, chính sách về xuất nhập khẩu. Ngoài ra trên thị trường Hà Nội đang có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn với các sản phẩm cùng loại, trong đó có nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước ngày càng lớn mạnh và các công ty từ nước ngoài xâm nhập vào, điều này làm cho tính cạnh tranh trên thị trường Hà Nội trở nên mạnh mẽ hơn gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trước những vấn đề đó yêu cầu đặt ra là làm sao để công ty vừa có thể phát triển sâu rộng thị trường lại vừa đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Một phương hướng đúng đắn và phù hợp để giải quyết vấn đề đặt ra là nâng cao hiệu quả phát triển thương mại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm của công ty trên thị trường Hà Nội. Từ những vấn đề đặt ra trên đây, xuất phát từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và một số vấn đề còn tồn tại trong hoạt động phát triển thương mại của công ty. Thiết nghĩ công ty cần thiết lập một hệ thống các chức năng, các nghiệp vụ kinh doanh hoàn thiện nhất. Chính vì vậy mà em lựa chọn tên đề tài: “ Phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội ”. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 1, “ Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng nội thất của công ty cổ phần đầu tư và thương mại Tân Phong” Luận văn tốt nghiệp của tác giả Phan Thị Hương (2010) sinh viên đại học Thương Mại. Đề tài nghiên cứu các vấn đề về phát triển thương mại và cụ thể tập trung đưa ra các giải pháp thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với mặt hàng nội thất tại công ty cổ phần và thương mại Tân Phong. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thương mại mặt hàng nội thất của công ty. 2, “ Hoàn thiện công tác quản trị tiêu thụ sàn gỗ tại công ty TNHH Phú Mỹ Hưng” Chuyên đề tốt nghiệp của tác giả Bùi Thanh Hoa (2010) sinh viên đại học Kinh Tế Quốc Dân Đề tài nay tác giả đã phân tích được thực trạng hoạt động tiêu thụ sàn gỗ của công ty TNHH Phú Mỹ Hưng thông qua hệ thống chỉ tiêu đánh giá và đưa ra được giải pháp phát triển sàn gỗ của công ty. Tuy nhiên đề tài chưa đưa ra được cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. 3, “ Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại công ty TNHH thương mại và sản xuất nội thất Ngọc Diệp” Luận văn tốt nghiệp của tác giả Ngô Thanh Thủy (2011) sinh viên đại học Thương Mại Đề tài tập trung nghiên cứu thị trường nội thất, thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty với từng nhóm hàng nội thất cụ thể, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa. Từ đó đưa ra các phương pháp đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. 4, “ Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thiết bị phòng cháy chữa cháy trên thị trường nội địa của công ty TNHH thiết bị phòng cháy và chữa cháy Hà Nội” Luận văn tốt nghiệp của tác giả Đoàn Thanh Hoa (2011) sinh viên trường đại học Thương Mại. Đề tài này tác giả trình bày được cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu và các hệ thống chỉ tiêu đánh giá thực trạng của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và từ đó đã đề xuất giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thiết bị phòng cháy chữa cháy của công ty trên thị trường nội địa. 5, “ Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng nội thất( lấy công ty cổ phần đầu tư và thương mại Tân Phong)” Luận văn tốt nghiệp của tác giả Phan Thị Hương (2011) sinh viên trường đại học Thương Mại. Đề tài này tác giả đưa ra được hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến việc phát triển thương mại sản phẩm. Đánh giá được thực trạng phát triển thương mại mặt hàng nội thất của công ty trong thời gian qua. Đề tài nêu ra giải pháp phát triển thương mại mặt hàng nội thất trong thời gian tới. Các đề tài trên đều có ưu điểm, hạn chế nhất định tùy thuộc vào thời gian, không gian và phạm vi nghiên cứu.Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu và cụ thể đến vấn đề : “ Phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Huy Anh ”. Khắc phục được những hạn chế và kế thừa những điểm mạnh trong các đề tại nghiên cứu trên. Đề tài đưa ra sẽ có cách tiếp cận mới, đó là trên những cơ sở lý luận cơ bản để tập trung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh từ các số liệu sẵn có cùng với sự hỗ trợ của các công cụ phân tích để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp. 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Về lý luận: Căn cứ vào tên đề tài đã lựa chọn, khóa luận sẽ hệ thống lại những lý thuyết liên quan đến: - Phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp liên quan đến những khái niệm gì? - Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm? - Những nhân tố nào ảnh hưởng tới quá trình phát triển thương mại, sản phẩm sàn gỗ công nghiệp? Từ đó, lấy chúng làm cơ sở để đi sâu nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội Về thực tiễn: Đề tài phải giải quyết những vấn đề đặt ra bao gồm: - Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội của công ty những năm lại đây như thế nào? - Cụ thể trong đó thực trạng quy mô sản phẩm như thế nào? Chất lượng ra sao? Hiệu quả đã đạt được đến đâu? - Đâu là thành công, tồn tại trong phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội? Những nguyên nhân nào đưa đến thành tựu và hạn chế ấy? - Từ đó đề xuất những giải pháp để phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp Từ việc xác lập đề tài về mặt lý thuyết và thực tiễn tôi tiến hành thực hiện đề tài nêu trên. 4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Các mục tiêu nghiên cứu Thông qua nghiên cứu đề tài giúp tôi trao dồi kiến thức, nâng cao khả năng phân tích, đánh giá. Vận dụng những vấn đề lý thuyết vào hoạt động nghiên cứu. Đề tài đặt ra các mục tiêu sau đây: - Tập hợp, hệ thống lại lý thuyết để làm rõ những vấn đề liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp. Cụ thể là mô tả sản phẩm, làm rõ về bản chất của sự phát triển thương mại sản phẩm, các vấn đề lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại như xây dựng hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm này. - Đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty. Phát hiện ra những mặt tốt và chưa tốt, các hoạt động công ty đã triển khai, đã có kết quả, hiệu quả kinh doanh. - Chỉ ra thành công, tồn tại và những nguyên nhân của tồn tại đó. - Đề xuất ra các giải pháp thực tế cho phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty trên thị trường Hà Nội. Đồng thời, có những kiến nghị với cơ quan Nhà Nước để phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội của công ty. 4.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng tập trung nghiên cứu là hoạt động tiêu thụ, các chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội. 4.3 Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu việc phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội. Vấn đề mà khóa luận nghiên cứu là những vấn đề lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp, thực trạng phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội trên khía cạnh tập trung vào một số chỉ tiêu tăng trưởng sản lượng, doanh thu tiêu thụ. - Giới hạn về không gian: Tập trung vào thị trường Hà Nội. Đơn vị nghiên cứu: Công ty cổ phần thương mại Huy Anh. - Giới hạn về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu nghiên cứu về thực trạng hoạt động thương mại của công ty trong vòng 3 năm từ 2009 – 2011. Các giải pháp đưa ra nhằm phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp được áp dụng từ năm 2012 – 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Hệ phương pháp nghiên cứu mô tả hệ thống các cách thức, mục đích, nội dung tiến hành phân tích, thu thập thông tin có liên quan để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, cụ thể là làm rõ thực trạng pháp triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội, tìm ra những tồn tại, nguyên nhân của thực trạng nghiên cứu. Để có thể làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu cần phải sử dụng kết hợp rất nhiều kỹ năng, phương pháp như: Thu thập, xử lý thông tin, kỹ năng tổng hợp…nhưng đề tài tập trung vào ba phương pháp sau: - Phương pháp thống kê Phương pháp này được hiểu là phương pháp phân tích các số liệu thống kê từ nhiều nguồn để rút ra những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát cao làm nổi bật những nội dung chính của đề tài. Cách thức tiến hành: Sau khi thu thập số liệu bằng các phương pháp thu thập trên thì đề tài sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các số liệu đó ở dạng thô, thành những nhóm số liệu phục vụ cho quá trình phân tích được dễ dàng. Mục đích sử dụng phương pháp thống kê nhằm sắp xếp tập hợp và tóm tắt lại các dữ liệu trong một hệ thống biểu thích hợp về các vấn đề có liên quan đến việc nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty trên thị trường Hà Nội, thống kê lại sự vận động, phát triển trong một số năm trước đó. Và trên cơ sở dữ liệu thông tin đó có thể tìm ra được những xu thế, biến đổi của sự phát triển sàn gỗ công nghiệp trong quá khứ để làm cơ sở nghiên cứu các hướng phát triển trong tương lai. - Phương pháp phân tích so sánh và tổng hợp Sau khi thu thập đầy đủ thông tin liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu, cần phải sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu, so sánh và tổng hợp. Dựa vào các thông tin trong và ngoài công ty ta tiến hành phân tích thông tin về tình hình khách hàng, thị trường, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh. Sử dụng kỹ năng tổng hợp số liệu thành một hệ thống logic rồi thực hiện so sánh, thống kê so sánh tuyệt đối, tương đối số liệu các năm để tiến hành phân tích sự tăng trưởng qua các năm, nguyên nhân của sự tăng trưởng đó. Lập nên các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị biểu diễn mối quan hệ và sự tăng trưởng của quá trình tiêu thị sản phẩm sàn gỗ công nghiệp qua các năm. Từ các bảng biểu lập được rút ra những đánh giá tổng quát về tình hình nghiên cứu trên mọi mặt, tìm ra những vấn đề chủ chốt và những giải pháp kịp thời . - Phương pháp chỉ số Sử dụng các chỉ số để đánh giá sự tăng giảm về tỷ trọng, thị phần, tốc độ tăng trưởng của phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty trên thị trường Hà Nội. Mục đích đánh giá sự nỗ lực trong gia tăng quy mô, nâng cao hiệu quả phát triển thương mại của công ty trên thị trường Hà Nội. 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và các phụ lục thì khóa luận được kết cấu thành với lời mở đầu và 3 chương. Lời mở đầu Chương I: Cơ sở lý luận cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp. Chương II: Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội. Chương III: Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm cơ bản và đặc điểm thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp 1.1.1 Khái quát về sàn gỗ công nghiệp Khái niệm: Sàn gỗ công nghiệp là loại vật liệu hiện đại được sản xuất từ gỗ tự nhiên kết hợp công nghệ cao để tạo ra vât liệu gỗ HDF( gỗ công nghiệp) có thể thay thế được sàn gỗ tự nhiên cũng như chống lại các ảnh hưởng của môi trường lên các vật liệu gỗ truyền thống như mối mọt, cong vênh, chống ẩm, chống xước… Sàn gỗ công nghiệp thông thường có 4 lớp - Thứ nhất là lớp vật liệu đặc biệt (Overlay): Trong suốt, có tác dụng ổn định lớp bề mặt, tạo lên lớp bề mặt vững chắc, chống nước, chống xước, chống va đập, chống phai màu, chống sự xâm nhập của các vi khuẩn và mối mọt, chống lại các tác dụng của hoá chất và dễ dàng lau chùi và bảo dưỡng. - Thứ hai là lớp phim tạo vân gỗ tự nhiên ( Decoration Paper): Màu sắc và vân gỗ được lựa chọn từ nhiều loại màu sắc và vân gỗ tự nhiên trong thực tế mang đến cho khách hàng rất nhiều sự lựa chọn về các kiểu vân gỗ khác nhau và màu sắc khác nhau, từ những màu sáng rất tươi trẻ cho đến những màu tối rất sang trọng. Lớp vân gỗ này được lớp thứ nhất bảo vệ nên luôn giữ được màu sắc và vân gỗ không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng. - Thứ ba là lớp lõi bằng gỗ HDF (High Density Flywood): Được tạo thành bởi 8085% chất liệu là gỗ tự nhiên, là nguyên liệu gỗ tự nhiên nhiệt đới được nghiền nhỏ và các loại keo đặc biệt chịu được áp lực cao, còn lại là các phụ gia làm tăng độ cứng và kết dính cho gỗ. Hầu hết các loại sàn gỗ công nghiệp đều sử dụng lại lõi HDF đạt tiêu chuẩn E1, đây là tiêu chuẩn đảm bảo lõi gỗ có đủ độ cứng, bền, và có nguồn gốc tự nhiên, không có hại cho sức khoẻ. Lõi gỗ có thể là màu xanh hoặc màu trắng tuỳ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào, màu của lõi gỗ không ảnh hưởng gì tới chất lượng của lõi gỗ. - Thứ tư là lớp kháng nước, chống thấm chịu áp lực ( Backing): Là lớp tinh dầu thực vật và hóa chất tổng hợp thẩm thấu vào bên trong các phân tử gỗ hạn chế thâm nhập nước vào bên trong lớp cốt HDF mà không ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường. Lớp này được tráng phía dưới của tấm ván sàn bằng vật liệu tổng hợp đặc biệt có tác dụng ổn định bề mặt dưới, chống mối mọt, cong vênh, chống nước. Các thông số chính của sàn gỗ công nghiệp: - Cường độ chịu mài mòn (Abrasion Resistance): Ký hiệu từ AC1 đến AC5, là thông số quan trọng quyết định sản phẩm đó lát ở đâu, thông số AC càng cao thì khả năng chịu mài mòn càng tốt. - Độ dày sản phẩm (Thickness): Thường từ 8mm đến 12mm là chỉ số liên quan đến tính ổn định của sàn khi được lát liên tục trên một diện tích lớn và sản phẩm càng dày thì tính ổn định càng cao. Độ dày 8; 8,3mm hợp với mọi mục đích sử dụng trong gia đình và 12 mm phù hợp với nơi công cộng. - Khả năng chịu va đập (Shock Resistance): Với ký hiệu từ IC1 đến IC2 là thông số đảm bảo sàn của bạn sẽ không bị biến dạng khi có vật nặng bị rơi xuống sàn. - Mặc dù vật liệu có thể lát thẳng lên bất cứ một mặt phẳng nào mà không dùng hệ thống xương dầm như gỗ tự nhiên, người tiêu dùng cũng nên kiểm tra lại mặt sàn của mình đã tương đối phẳng chưa, chỉ cần đừng chênh lệch quá 4 mm cho mỗi khoảng cách 2 m bất kỳ. Nếu là mặt sàn vừa láng xi măng thì ít phải chờ ít nhất 2 tuần cho khô hẳn trước khi lắp đặt. - Ngoài các tính năng ưu việt trên, sàn gỗ công nghiệp thế hệ mới có dòng sản phẩm vân sần. Hệ vân này được tạo sần với công nghệ cao đưa sản phẩm sàn gỗ trở nên tự nhiên hơn, gần gũi hơn với người sử dụng. - Một điểm đáng quan tâm của người tiêu dùng đến các sản phẩm sàn gỗ công nghiệp là chất lượng và độ vững chắc của các khóa nối, thông thường trên thị trường phổ biến các loại khóa nối đơn hoặc 2 click. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện công nghệ khóa nối V hay khóa nối 3 chiều, hiện đang được sử dụng cho hệ sàn gỗ thế hệ mới trên các thị trường châu Âu và Mỹ. - Sàn gỗ công nghiệp thực sự là thành tựu công nghệ vật liệu vượt trội mang đến cho người tiêu dùng sự ẩm áp, thân thiện với tự nhiên của gỗ tự nhiên đồng thời mang độ bền, vững chắc của sàn gạch, đá. Trong trang trí nội thất hiện đại hay cổ điển, sàn gỗ công nghiệp với những màu sắc tuyệt hảo luôn luôn phù hợp với mọi phong cách và là phông nền hữu hảo góp phần làm tăng độ sang trọng của không gian cũng như những đồ nội thất đặt trên nó. - Chống cháy: Khó bắt lửa và có khả năng chống cáy cao ngay cả khi bạn làm rơi điếu thuốc đang cháy xuống sàn. Ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp Sử dụng gỗ lát sàn đang dần là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình bởi những tính năng mà gỗ ván lát sàn mang lại như có khả năng điều hòa không khí, mát về mùa hè, ấm về mùa đông…Hơn nữa, sàn gỗ bằng gỗ tăng thêm vẻ sang trọng và khẳng định giá trị cho ngôi nhà đẹp của mỗi gia đình. Ưu điểm nổi trội của sàn gỗ công nghiệp là làm cho căn nhà đẹp hơn bởi các loại gỗ có màu sắc và các loại vân phong phú, đa dạng. Bề mặt gỗ trơn, bóng và mịn giúp căn nhà mang phong cách sang trọng, hiện đại, sạch sẽ, mát mẻ, rất thích hợp nằm ngủ trên sàn, không cần dùng giường. Sàn gỗ không những có độ bền, vững chắc như sàn gạch, sàn đá mà nhiều loại gỗ ván lát sàn có các tính năng đặc biệt như bề mặt không bị đọng nước khi thời tiết nồm, chống trày xước, thấm nước…Nhiều loại ván sàn công nghiệp được cải tiến và chịu được độ ẩm lên đến 80% có thể lau chùi bằng giẻ ẩm thường xuyên. 1.1.2 Khái niệm về thương mại và phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp - Bản chất của thương mại Thương mại là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận. Thương mại, tiếng Anh là “ Commerce”, ngoài ra còn có thuật ngữ khác là Trade, tiếng Pháp là “ Commerce”, tiếng Latinh “ Commercium”,…về cơ bản các từ này đều được hiểu là buôn bán hàng hóa với mục đích sinh lợi. - Bản chất của phát triển thương mại sản phẩm Phát triển kinh tế là một quá trình lớn lên (hay biến đổi) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm sự tăng lên về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự thay đổi về cơ cấu kinh tế - xã hội. Như vậy, khái niệm phát triển kinh tế bao hàm các vấn đề cơ bản sau: + Mức độ gia tăng của sản lượng quốc gia và sự tăng trưởng của sản xuất trong một thời kỳ. + Mức độ biến đổi cơ cấu kinh tế của quốc gia thể hiện ở tỷ trọng của công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân. + Sự tiến bộ xã hội thể hiện ở đời sống dân cư, xóa bỏ nghèo đói, tăng công ăn việc làm và công bằng xã hội. Hiện nay chưa có quan niệm chính thống về phát triển thương mại, do đó dựa trên quan điểm trên về phát triển kinh tế có thể hiểu phát triển thương mại là nỗ lực gia tăng hay mở rộng về quy mô và tốc độ thương mại, thay đổi chất lượng thương mại mại theo hướng tối ưu và hiệu quả. Thực chất, phát triển thương mại là giải quyết vấn đề mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng thương mại. - Với quan niệm trên, nội hàm của phát triển thương mại bao gồm: + Sự gia tăng về quy mô: Sự gia tăng quy mô nếu xét theo theo góc độ vi mô được hiểu là sự gia tăng về doanh thu, sản lượng tiêu thụ, số lượng nhà cung ứng. Nếu xét theo góc độ vĩ mô thì nó lại được hiểu là gia tăng về giá trị thương mại, gia tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên thị trường...Qua đố để biết được với những lợi thế sẵn có của doanh nghiệp thì sự gia tăng như vậy thì đã hợp lý chưa và có những điều chỉnh thích hơp. Tuỳ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của nghành mà quy mô thương mại cũng có thể tăng hay giảm. + Sự gia tăng về tốc độ: Thể hiện thông qua việc sản lượng,doanh thu của năm sau so với năm trước như thế nào. Nếu tốc độ tăng trưởng dương tức là doanh thu năm sau cao hơn năm trước và ngược lại, tốc độ tăng trưởng âm nghĩa là doanh thu đang giảm đi. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chỉ là một trong số nhiều chỉ tiêu dùng để đánh giá tình hình hoạt động của một công ty. Để đánh giá chính xác tình hình của công ty thì nên dùng thêm nhiều chỉ tiêu khác như tình hình hoạt động chung của nghành, biến đổi của nền kinh tế, chính sách vĩ mô… + Phát triển thương mại về mặt chất lượng: Thể hiện thông qua cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường tiêu thụ của sản phẩm… Phải đánh giá được chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng gì tới số lượng tiêu thụ sản phẩm cũng như doanh thu của công ty như thế nào, xác định vị trí của sản phẩm của công ty trong lòng khách hàng và so với đối thủ cạnh tranh. Phát triển thương mại về mặt chất lượng còn được thể hiện thông qua cách thức sử dụng các nguồn lực thương mại để phát triển thương mại sản phẩm. Số lượng và chất lượng nguồn lực được sử dụng trong thương mại có ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của ngành, của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. + Sự phát triển đạt được tính tối ưu và hiệu quả: Hiệu quả phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Một phương án kinh doanh sẽ được coi là tối ưu khi nó đạt được hiệu quả cao nhất, tức là chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó là nhỏ nhất. Suy cho cùng, phát triển được coi là tối ưu và hiệu quả khi nó kết hợp hài hoà giữa các mục tiêu phát triển kinh tế - công bằng xã hội - bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững, nghĩa là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không gây trở ngại cho việc đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai. - Phát triển thương mại có thể đi theo các hướng khác nhau: Phát triển thương mại theo chiều rộng có thể hiểu là gia tăng quy mô của các hoạt động đó, là dung lượng thị trường, số lượng khách hàng, thị phần chiếm lĩnh trên thị trường, số lượng hàng hoá. Phát triển thương mại về chiều rộng là những nỗ lực nhằm tăn doang số bán, tăng số lượng sản phẩm, mở rộng đối tượng khách hàng, chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn. Phát triển thương mại theo chiều sâu có thể hiểu là chất lượng của phát triển thương mại. Chiều sâu của phát triển thương mại thể hiện qua 2 tiêu chí đánh giá đó là tốc độ phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu của sản phẩm, từ những sản phẩm thô sang những sản phẩm tinh, từ những sản phẩm chứa nhiều lao động sang những sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ cao, tốn nhiều chất xám, những sản phẩm đắt tiền, có giá trị lớn. Phát triển thương mại về chiều sâu là khiến cho tốc độ phát triển nhanh, ổn định hơn, cơ cấu sản phẩm chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn, hiệu quả hơn và hướng tới phát triển bền vững.. - Giải quyết vấn đề phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp chúng ta có thể đứng trên góc độ sau: + Phát triển thị trường: Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng chi phối việc phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp. Phát triển thị trường sàn gỗ công nghiệp là mở rộng đối tượng tiêu dùng sản phẩm, tìm kiếm thêm thị trường mới từ đó gia tăng lượng hàng hóa bán ra, thỏa mãn nhu cầu thị trường. Khi xem xét kỹ thị trường giúp các nhà quản trị ra quyết định gia tăng qui mô, thay đổi chất lượng sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu và những biến đổi của thị trường đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà thu nhập của con người ngày càng tăng, nhu cầu về sản phẩm sàn gỗ ngày càng tăng trong ngôi nhà hiện đại. + Phát triển sản phẩm: Sản phẩm là nhân tố có ảnh hưởng quyết định, chi phối việc phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp. Phát triển sản phẩm là đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã. Đối với sàn gỗ công nghiệp yếu tố quan trọng nhất đó là màu sắc , vân gỗ, độ dày, khả năng chịu nước, độ trày xước của sản phẩm quyết định đến mức tiêu thụ. Từ đó đưa vào thị trường những sản phẩm đúng sở thích và yêu cầu của khách hàng. + Phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng: Là một dịch vụ khá quan trọng không kém gì đối với hoạt động bán hàng. Dịch vụ sau bán hàng là mục tiêu hoạt động lâu dài và hiệu quả, do đó dịch vụ chăm sóc khách hàng là một nhiệm vụ tiên quyết đối với việc kinh doanh sàn gỗ công nghiệp. Dịch vụ này nhằm tạo ra thương hiệu, uy tín đối với khách hàng, có ý nghĩa nhất định trong việc tiêu thụ sản phẩm. + Phát triển nguồn hàng: Nguồn cung sản phẩm sàn gỗ công nghiệp là yếu tố quan trọng để phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nguồn cung sản phẩm sàn gỗ từ trong nước cũng như nước ngoài, với nhiều kiểu dáng, mẫu mã mang phong cách châu Âu, châu Á. Qua đó, công ty cũng cần xác định rõ nguồn cung với chất lượng, mẫu mã để phát triển và giữ vững thương hiệu cho công ty. + Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại: Thông qua hệ thống luật pháp, các chính sách vĩ mô của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động thương mại được dễ dàng hơn. Sự ổn định về chính trị và kinh tế vĩ mô; mức độ đầy đủ, đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật; sự ổn định, nhất quán và minh bạch của các chính sách; mức độ cải thiện các thủ tục hành chính; hiệu quả của các bộ máy tổ chức và hiệu suất làm việc của đội ngũ công chức; độ mở, tính năng động và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong nước. Các nhân tố về cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở vật chất kĩ thuật thương mại: đó là hệ thống vận chuyển, kho tàng, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc… Hệ thống này đảm bảo việc lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo cung cấp nguồn hàng một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí lưu thông. Các nhân tố về kĩ thuật, công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biệt quan trọng trong khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống chế biến với công nghệ dây chuyền hiện đại sẽ góp phần tăng chất lượng và giá trị của sản phẩm. 1.1.3 Đặc điểm chung của thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp Nhu cầu về sử dụng sàn gỗ tại Việt Nam cho các công trình kiến trúc ngày càng nhiều và đòi hỏi thẩm mỹ cao, mà thực tế nguồn gỗ ở Việt Nam ngày càng cạn kiệt dần, trong khi hầu hết các nước trên thế giới đã đều sử dụng sàn gỗ công nghiệp trong đời sống rất nhiều. Hơn thế hầu như sàn gỗ để dùng trong xây dựng hầu như là gỗ quý, sử dụng trong thị trường Việt Nam hay bị ẩm mốc, co ngót mối mọt, chủng loại không phong phú. Trong khi đó gỗ công nghiệp đã qua xử lý rất thuận lợi cho môi trường Việt Nam, mẫu mã gỗ phong phú được thiết kế dựa trên các vân gỗ thật của tất cả các loại gỗ trên thế giới trước nhu cầu sử dụng gỗ ván lán sàn ngày càng lớn trong các căn hộ hiện đại và các khu văn phòng lớn thì sàn gỗ công nghiệp được lựa chọn là một phương án hữu hiệu và tiết kiệm chi phí. Sàn gỗ công nghiệp là một loại vật liệu mới với nhiều tính năng ưu việt hơn các loại vật liệu thông dụng dùng để lát sàn như thảm, gỗ tự nhiên, đá, gạch men, gạch bông. Với những tính năng ưu việt như bền, mẫu mã đa dạng, chống xước, chống bạc mầu, không bám bẩn, chống mối mọt và giá cả hợp lý, sàn gỗ công nghiệp đã trở thành loại vật liệu rất phổ biến dùng để lát sàn tại các nước phát triển như Mỹ và Châu Âu. Tiếp đến là các nước Châu Á và các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia. Ưu điểm lớn nhất của sàn gỗ công nghiệp là giá khá rẻ, một m2 sàn gỗ công nghiệp bao gồm cả công vận chuyển, lắp đặt và phụ kiện khoảng 200 – 500 ngàn đồng. Gỗ công nghiệp được xử lý tốt về chống mối mọt, cong vênh, đảm bảo độ bóng và sự đồng đều về sản phẩm nên thuận lợi khi thi công với số lượng lớn. Ngoài ra gỗ công nghiệp còn có lợi thế độ bóng cao, nhiều màu sắc và vân đẹp để chọn lựa, sàn rất dễ sử dụng. 1.2 Nội dung và các nguyên tắc phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của doanh nghiệp 1.2.1 Nội dung các chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của doanh nghiệp - Chỉ tiêu về quy mô + Sản lượng(doanh số) sản phẩm trên thị trường(Q): “Sản lượng là tổng lượng hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp bán được trên thị trường”. Sản lượng tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường tăng lên nghĩa là sản phẩm ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường, sản phẩm đang đi nhanh vào quá trình lưu thông và tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường. + Chỉ tiêu mức khối lượng sản phẩm bán ra tuyệt đối tăng, giảm liên hoàn:  q  qi  qi 1 qi-1: Khối lượng sản phẩm TBGD bán ra trong thời kỳ nghiên cứu. qi-1: Khối lượng sản phẩm bán ra của kỳ đứng trước liền kề với kỳ nghiên cứu. + Doanh thu: Doanh thu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng. Doanh thu : M=P  Q Trong đó: M: doanh thu P : giá một đơn vị sản phẩm Q: sản lượng tiêu thụ + Chỉ tiêu mức doanh thu tuyệt đối tăng, giảm liên hoàn: m  M i  M i 1 Mi: Doanh thu tiêu tiêu thụ sản phẩm thời kỳ nghiên cứu. Mi-1: Doanh thu tiêu thụ của kỳ đứng trước liền kề với kỳ nghiên cứu. Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ chênh lệch về khối lượng sản phẩm bán ra và doanh thu tiêu thụ tuyệt đối giữa các năm, để thấy được sự tăng lên hay giảm đi của quy mô thương mại sàn gỗ công nghiệp. Độ chênh lệch càng lớn thì quy mô càng tăng lên và ngược lại. - Chỉ tiêu về chất lượng + Tỷ trọng khối lượng bán ra: %qn  qn q *100 qn: Khối lượng bán ra của sản phẩm n ∑q: tổng khối lượng sản phẩm bán ra trong kỳ nghiên cứu. + Tỷ trọng doanh thu của từng sản phẩm: %M n  Mn *100 M Mn: Doanh thu tiêu thụ của sản phẩm n M: Tổng doanh thu tiêu thụ trong kỳ nghiên cứu Các chỉ tiêu trên phản ánh sự tăng lên hay giảm đi về tỷ trọng của khối lượng sản phẩm tiêu thụ, của doanh thu từng nhóm hàng trong tổng khối lượng sản phẩm và tổng doanh thu. Tỷ trọng của nhóm sản phẩm nào càng lớn thì chứng tỏ quy mô của sản phẩm đó trong tổng sản phẩm càng lớn và ngược lại. So sánh quy mô, tỷ trọng trong nhóm để thấy được sự chuyển dịch này là phù hợp hay chưa. + Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng về mặt khối lượng sản phẩm bán ra: gq  qi  qi 1 100 qi 1 gq: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng sản phẩm bán ra + Chỉ tiêu tốc độ tăng, giảm định gốc: gm  M i  M i 1 100 M i 1 gm: tốc độ tăng trưởng của doanh thu tiêu thụ Các chỉ tiêu mức độ tăng trưởng của khối lượng sản phẩm và doanh thu giữa hai thời kỳ nghiên cứu. Các chỉ tiêu này càng cao thì càng chứng tở sự gia tăng về quy mô của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại Qua đây chúng ta có thể tính tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm để thấy được sự tăng trưởng đó có ổn định, liên tục không. Đồng thời cũng thấy được sự dịch chuyển của cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường. - Chỉ tiêu hiệu quả Về phía các doanh nghiệp, để xem xét hiệu quả thương mại ta nghiên cứu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, lao động… + Chỉ tiêu lợi nhuận: LN = M - CP LN: Lợi nhuận M: Doanh thu CP: Chi phí + Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận: HQen  LN 100 M HQen: Tỷ suất lợi nhuận LN: Tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ (lợi nhuận trước thuế) M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng thuần. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp càng cao. Chỉ tiêu này được sử dụng để phân tích hiệu quả thương mại của các công ty. Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả, là nguồn kích thích vật chất của bất cứ hoạt động thương mại nào. Tuy nhiên, lợi nhuận không phải là tất cả, hiệu quả thương mại không chỉ có ý nghĩa là mức lợi nhuận nhiều hay ít, mặc dù trong thực tế các doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển trên cơ sở của lợi nhuận, mà còn là hiệu quả sử dụng các nguồn lực thương mại như lao động, vốn… + Hiệu quả sử dụng lao động: W M NV W: Năng suất lao động của một nhân viên kinh doanh thương mại NV : Số nhân viên kinh doanh thương mại bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của một lao động, nó được biểu hiện băng doanh thu bình quân của một lao động đạt được trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao. 1.2.2 Các nguyên tắc phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của doanh nghiệp - Dựa vào các quyết định chính sách, pháp luật của nhà nước Công nghiệp chế biến gỗ và thương mại lâm sản là một nghành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, các hoạt động của nghành vừa chịu sự điều chỉnh của luật pháp và chính sách vĩ mô, đồng thời các chính sách chuyên nghành. Những luật pháp chính sách có liên quan đến nghành chế biến và thương mại gỗ có nhiều văn bản các loại về tầm vĩ mô, vi mô. Nguyên tắc phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp luôn dựa trên cơ sở pháp luật của nhà nước. Đảm bảo hoạt động kinh doanh theo đúng chính sách ban hành, không buôn bán, gian lận thương mại. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước cũng như các chế độ chính sách lương, lao động với công nhân viên trong doanh nghiệp. Với xuất nhập khẩu, chính phủ ban hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998, Quyết định 65/1998/QĐ-TTg ngày 24/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 122/1999/TT-BNN PTNT ngày 27/3/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm quản lý việc xuất khẩu đồ gỗ sản xuất từ rừng tự nhiên trong nước, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như xuất khẩu sản phẩm gỗ từ rừng trồng, gỗ nhập khẩu. Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã xây dựng các mức thuế suất cụ thể, có phân biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu được làm từ gỗ rừng tự nhiên chịu thuế suất cao hơn sản phẩm làm từ gỗ rừng trồng. Gỗ rừng tự nhiên có mức thuế suất bình quân là 5-10%, sản phẩm từ gỗ rừng trồng thuế suất 0%. Ngoài ra, các chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển, chính sách thưởng xuất khẩu cũng là động lực thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam. - Dựa trên các nguyên tắc của thị trường Cung cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trên thị trường. Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hóa, hàng hóa nào có cầu thì mới được cung ứng sản xuất, hàng hóa tiêu thụ được nhiều(cầu lớn) thì sẽ được cung ứng nhiều và ngược lại. Đối với cung thì cũng tác động kích thích cầu, những hàng hóa được sản xuất phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng sẽ được yêu thích, bán chạy hơn, sẽ làm cho cầu của chúng tăng lên. Cung lớn hơn cầu sẽ làm cho giá giảm và ngược lại. Cung cầu cân bằng sẽ làm giá cả sản phẩm ổn định. Như vậy nếu nắm bắt được quan hệ cung-cầu về sản phẩm sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan