Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây quao nước (Dolichandrone Spathaceae)

.PDF
49
573
125

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC ca Đ ỗ LỆ Q U Y ÊN NGHIÊN CỨU THÀNH PHÀN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY QUAO NƯỚC (.DOLICHANDRONE SPATHACEAE) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Người hưóng dẫn khoa học TS. TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO HÀ NỘI, 05/2015 LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành tại phòng Tổng họp Hữu cơ Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn TS. Trần Thị Phương Thảo cùng với sự trợ giúp của thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Tuấn - Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã trực tiếp quan tâm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cún. Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ phòng Tổng họp Hữu cơ - Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm để hoàn thành khóa luận. Tôi xin cảm ơn Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia NAFOSTED đã tài trợ kinh phí cho đề tài khóa luận tốt nghiệp của tôi. Trong quá trình hoàn thành khóa luận tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của cô giáo Trưởng khoa TS. Đào Thị Việt Anh cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Hóa học trường Đại học sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này! Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Đỗ Lệ Quyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của TS. Trần Thị Phương Thảo và Th.s Nguyễn Văn Tuấn. Các kết quả thu được trong khóa luận tốt nghiệp không trùng với kết quả nghiên cứu của bất kì tác giả nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Đỗ Lệ Quyên MỤC LỤC Trang LỜI CĂM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VỄ DANH MỤC S ơ ĐỒ VÀ BẢNG DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẤT M Ở ĐẦU 1 Chương 1:TỐNG QUAN 3 1.1. Giới thiệu về họ Ọuao (Bignoniaceae) 3 1 .2 .Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài trong chi Dolichandrone 1.3. Tình hình nghiên cứu cây Ọuao nước 4 7 1.3.1. Đặc điểm thực vật 8 1.3.2. ứ n g dụng trong dân gian 9 1.3.3. Thành phần hóa học 10 1.3.4. Hoạt tính sinh học 11 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 12 2.1. Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị nghiên cún 12 2.1.1. Nguyên liệu 12 2.1.2. Hóa chất, thiết bị nghiên cứu 12 2.2 Phương pháp nghiên cún 13 2.2.1. Phương pháp chiết mẫu thực vật 13 2.2.2. Phương pháp tách và tinh chế chất 13 2.2.3. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các chất 13 2.2.4. Phương pháp xác định hoạt tính kháng vi sinh vật kiếm 14 định hoạt tính chống oxy hóa và hoạt tính gây độc tế bào 2.2.4.1. Phương pháp xác định hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định 14 2.2.4.1.1. Các chủng vi sinh vật kiểm định 14 2.2.4.1.2. Môi trường nuôi cấy 15 2.2.4.1.3. Cách tiến hành 15 2.2.42. Phương pháp xác định hoạt tính chống oxy hóa 16 2.2.4.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế sự phát triển của tế bào ung thư thực nghiệm 17 2.2.4.3.1. Thiết bị nghiên cún 17 2.2.4.3.2. Các dòng tế bào 17 2.2.4.3.3. Phương pháp 17 2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm 18 2.3.1. Chiết mẫu với các dung môi có độ phân cực khác nhau 18 2.3.2. Phân lập các chất sạch từ cặn chiết n-hexan 19 Chương 3: KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ THẢO LUẬN 23 3.1. Xác định cấu trúc chất QNL 1.7 23 3.2. Xác định cấu trúc chất QNL 1.10.19 28 3.3. Ket quả thử nghiệm hoạt tính sinh học của cặn chiết /1 -hexan 33 3.3.1. Kết quả xác định hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định 33 3.3.2. Ket quả xác định hoạt tính chống oxy hóa 35 3.3.3. Ket quả đánh giá hoạt tính ức chế sự phát triển của tế bào ung thư thực nghiệm 35 KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 DANH MỤC HÌNH VẼ H ìn h vẽ T ên h ìn h T ran g Câu trúc của các chât phân lập được từ hạt và lá cây Hình 1.1 D. ỷalcata 5 Câu trúc của các chât phân lập được từ cành của cây Hình 1.2 D. serrulata 6 Câu trúc của các chât phân lập được từ gô của cây Hình 1.3 D. ỷalcata 7 Hình 1.4 Cây Quao nước 8 Hình 1.5 Hoa, quả và hạt Ọuao nước 9 Hình 1.6 Các chât được phân lập tù’ dịch chiêt ete dâu hỏa và etyl axetat của vỏ cây Quao nước 10 Hình 3.1 Phổ 'H-NM R của QNL 1.7 24 Hình 3.2 Phổ giãn 'H-NM R của QNL 1.7 25 Hình 3.3 Phổ giãn 'H-NM R của QNL1.7 25 Hình 3.4 Phổ l3C-NMR của QNL1.7 26 Hình 3.5 Phổ giãn l3C-NMR của ỌNL 1.7 26 Hình 3.6 Phổ DEPT của QNL 1.7 27 Hình 3.7 Phổ giãn DEPT của ỌNL 1.7 27 Hình 3.8 Phổ IR của QNL 1.10.19 29 Hình 3.9 Phổ MS của QNL 1.10.19 29 Hình 3.10 Phổ 'H N M R c ủ a Q N L 1.10.19 30 Hình 3.11 Phổ giãn 1H NMR của QNL 1.10.19 30 Hình 3.12 Phổ l3C NMR của ỌNL 1.10.19 31 Hình 3.13 Phổ giãn 13C NMR của ỌNL 1.10.19 31 Hình 3.14 Phổ D EPTcủa QNL 1.10.19 32 Hình 3.15 Phổ giãn DEPT của ỌNL 1.10.19 32 DANH MỤC S ơ ĐÒ VÀ BẢNG Sơ đô và bảng Tên sơ đồ và bảng Trang Phân lập các phân đoạn từ cặn chiêt /2-hexan của 21 Sơ đồ 2.1 cành và lá cây Ọuao nước Hoạt tính ức chê enzyme sucrase và maltase trên 11 Bảng 1.1 chuột của các bộ phận hoa, lá và vỏ cây Quao nước. Kêt quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiêm định Bảng 3.1 của dịch chiết n-hexan từ cành, lá và vỏ thân của 34 cây Ọuao nước Kêt quả thử hoạt tính chông oxy hóa của dịch chiêt 35 Bảng 3.2 rc-hexan từ cành, lá và vỏ thân của cây Quao nước Kêt quả đánh giá hoạt tính ức chê sự phát triên của Bảng 3.3 tế bào ung thư thực nghiệm của dịch chiết n-hexan từ cành và lá cây Quao nước 35 D A N H M Ụ C C H Ử V IÉ T T Ắ T V À C Á C K Í H IỆ U Chữ viêt tăt Viêt đây đủ 13C-NMR Phô cộng hưởng từ hạt nhân Cacbon 13 DEPT Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer - Phô DEPT ‘H-NMR Phô cộng hưởng từ hạt nhân proton IR Infrared spectroscopy - Phô hông ngoại ESI-MS Electrospray Ionization Mass Spectrometry - Phô khôi lượng phun mù điện tử HMBC Heteronuclear Multiple Bond Correlation - Tương tác dị hạt nhân qua nhiều liên kết HSQC Heteronuclear Single Quantum Coherence - Tương tác dị hạt nhân qua một liên kết COSY Correlated Spectroscopy - Phô tương quan SKLM Săc ký lớp mỏng SKC Săc ký cột s Singlet br s Singlet tù D Doublet T Triplet Dd Doublet của doublet M Multiplet J (Hz) Hăng sô tương tác tính băng Hz 8 (ppm) Độ chuyên dịch hóa học tính băng ppm e c 50 Nông độ có hiệu lực 50% ICso Nông độ cân đê ức chê 50% MIC Nông độ ức chê tôi thiêu мвс Nông độ diệt khuân tôi thiêu EtOAc Etyl axetat DCM Điclometan MeOH Metanol DMSO Đimetyl sunfoxit D. spathaceae Dolichandron spathaceae D. falcata Dolichandron falcata D. serrulata Dolỉchandron serrulata M Ở ĐẦU Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tạo điều kiện cho các sinh vật phát triến và tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật và nhiều hệ sinh thái khác nhau. Tổng số loài thực vật đã ghi nhận ở Việt Nam là 10.500 loài, ước đoán hệ thực vật Việt Nam có khoảng 12.000 loài. Trong số này, nguồn tài nguyên làm thuốc chiếm khoảng 30%. Ket quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005 của Viện Dược liệu (2006) cho biết ở Việt Nam có 3.948 loài thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc. Ngoài sự phong phú về thành phần chủng loại, nguồn dược liệu Việt Nam còn có giá trị to lớn vì được sử dụng rộng rãi để chữa nhiều các chứng bệnh khác nhau. Hiện nay người ta có xu hướng quay trở về với các loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên, đi sâu nghiên CÚ01 xác minh y học cổ truyền, tìm kiếm các họp chất tự nhiên có thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cao để làm thuốc từ dược liệu. Họ Ọuao hay họ Núc Nác (Bignoniaceae) là một họ lớn thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có nhiều loài như Đào tiên, Đạt phước, Cây dồi, Đang tiêu... được sử dụng trong y học dân gian để trị ho, sốt, làm lành vết thương, đau đầu, lợi tiếu, hạ nhiệt. Ớ Việt Nam, cây Ọuao nước (.Dolỉchandrone spathacea) là một loài cây rất đặc trung trong họ Quao thường gặp ở một số tỉnh ven biển, vùng rừng ngập mặn Nam Bộ. Loài cây này có khá nhiều công dụng, được sử dụng trong y học cổ truyền để khử trùng vết thương, làm thuốc điều kinh, bổ huyết, nhuận gan, trị hen suyễn, tiêu độc [3]. Mặc dù có nhiều công dụng thiết thực nhưng cho đến nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam chỉ có một công trình nghiên cún về thành phần hóa học của cây Quao nước. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cửu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây Quao nước (Dolichandrone spathacea)” nhằm đóng góp vào việc tìm hiểu hóa thực vật của loài cây này và cung cấp mẫu chất cho các thử nghiệm sinh học về sau. Khóa luận tập trung nghiên cún thành phần hóa học của cặn chiết rc-hexan của cành và lá cây Quao nước bao gồm những nội dung chính sau: 1. Thu mẫu cành, lá và vỏ thân cây Quao nước (Dolichandrone spathacea), xử lý mẫu và tạo các dịch chiết. 2. Phân lập một số chất tù' cặn chiết H-hexan của cành và lá cây Quao nước. 3. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập được. 4. Thử hoạt tính sinh học của cặn chiết /7-hexan tù’cành và lá cây Ọuao nước. 2 C hương 1 TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về họ Quao Họ Quao (Bignoniaceae) là một trong những họ thực vật thuộc ngành Mộc lan (Magnoliophyta), với khoảng hơn 107 chi và 900 loài [4], phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ớ Việt Nam, họ Ọuao có khoảng 8 chi với 22 loài và taxon dưới loài [7] phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam, từ vùng ven biển đến núi cao. Trong đó, nhiều loài có giá trị làm thuốc, làm cảnh, cho gỗ, làm rau....Riêng vùng Nam bộ Việt Nam có 7 chi với 8 loài và 1 taxon dưới loài. Nhiều loài họ Ọuao có tác dụng trị bệnh, đã được nghiên cún từ rất sớm. Núc nác (Oroxỵỉon indicum) được biết từ lâu với các tính năng: gỗ sắc uống trị dị úng; vỏ rễ bổ, trị kiết, chống viêm, trị tê thấp; lá trị ăn không ngon, đau dạ dày, ho lâu ngày. Hoa, quả, và hột non thường được xào ăn như rau. Rễ trị đau ngực và đau đầu; vỏ bổ lợi tiểu, trị đau dạ dày, đau gan, suyễn, sốt rét; hoa, rễ, lá hạ nhiệt. Lapachol thu được từ cây Núc nác có khả năng chống tế bào ung thư Walker 256 [3]. Vỏ cây Hồng kỳ (Spathodea campanulata) dùng đắp hay sắc uống trị viêm loét dạ dày, tiểu đường, sưng đường tiểu, sốt rét do Plasmodium bergheỉ [3]. Kén tim (Tabebuia rosea): trái và vỏ có tác dụng lợi tiếu [3]. Đào tiên (Crescentia cujete): Nạc của quả trị ho, sốt, lợi tiểu, v ỏ sắc rửa vết thương, lá đắp trị nhức đầu. Trái chứa nhiều iridoid [3]. Đạt phước (Millingtonia hortensis): Lá trị lao, viêm mũi, suyễn. Lá có chứa Hispidulin làm nở cuống phổi ở chuột [3]. Cây dồi (Kỉgelỉa africana): Nạc của quả lợi sữa, trị ung nhọt, đau bao tử, trị tê thấp. Trái chứa lapachol chống ung thư da và ung thư thận. Quả có chứa 3 6 - metoxymelein, kigelin, stigmasterol và một số steroit mà cơ cấu giống hormon nữ. Gỗ chứa kigelol, vanilin, kigelinon (gây độc tế bào). Đang tiêu (Campsỉs radỉcans): Rễ làm lành vết thương [3]. Huỳnh liên (Tecoma stans): Rễ lợi tiểu, bổ; hoa trị đau bụng ở mexico, trị đái đường (do tecostanin, tecomanin, tác động vào quá trình tiết insulin); trị nọc bò cạp, rắn [3]. Quao núi (Stereospermum colaỉs): Rễ trị đau ngực và đầu; vỏ bố, lợi tiếu, trị đau người, đau dạ dày, đau gan, hen suyễn, sốt rét; hoa, rễ và lá hạ nhiệt. 1.2. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học ciía một số loài trong chỉ Dolichandrone Trên thế giới có khoảng 10 loài thuộc chi Dolichandrone. Ở Việt Nam có ba loài là Ọuao cột (Dolỉchandrone columnaris), Ọuao răng (Dolỉchandrone serrulata), Ọuao nước (Dolỉchandrone spathacea). Cả ba loài Ọuao này thường được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai. Riêng loài Quao nước còn được phân bố rải rác ở một số tỉnh từ miền Bắc tới miền Trung như Quảng Ninh, Đà Nang, Huế, Quảng Nam [6 ]. Doỉichandrone falcata có nhiều đặc tính chữa bệnh và đã được dân gian dùng làm thuốc [8 , 9]. Ở Philippin, lá cây dùng làm thuốc đắp vết thương và vỏ cây được dùng trị sự đầy hơi của phụ nữ sau khi sinh [10]. Ngoài ra lá còn có tác dụng trị tiểu đường [11]. Năm 1955, từ vỏ của D .falcata, Kincl đã tìm thấy chrysin (1) và sapogenin (2) [12]. Đen năm 1956, từ hạt của cây này, Kincl và Gedeo tiếp tục tìm thấy saponin (3) và một số sapogenin [13]. Năm 1972, Subramanian và cộng sự xác định được một flavonoid là chrysin (1) cùng với hai dẫn xuất glycosid của chrysin từ lá cây D .falcata (Hình 1.1) [14]. 4 *. H Hình 1.1: Cấu trúc của các chất phân lập được tù' hạt và lá cây D. Ịaỉcata 5 он он он он 12 он 15 Hình 1.2: c ấ u trúc của các chất phân lập được từ cành của cây D. serrulata 6 Năm 2006, Sinaphet và cộng sự phân lập được tù’ cành của cây D. serrulata một phenol triglycosit mới là dolichandrosit (9) cùng với 6 phenol triglycosit đã biết là 2"-0-apiosylverbascosit (10), luteosit B (11), markhamiosit A (12), verbascosit (5), decaffeoyl-verbascosit (13), isoverbascosit (14) và một họp chất iridoit glucosidt là ixosit (15) (Hình 1.2) [15]. Năm 2009, tù’ cao etyl axetat của gỗ cây D. Ịalcata, Apama và cộng sự phân lập được một phenylpropanoid glycosid mới là dolichandrosit A (4) cùng với 7 hợp chất là verbascosit (5), aloesaponarin II ( 6 ), a-lapachon (7), lapachol( 8 ), (3-sitosterol, 8 -hydroxydehydroiso-a-lapachon và 3,8- dihydroxydehydroiso-a-lapachon(Hình 1.3) [16]. / 0 OH H(\ 0 OH %/^\OH OH HO Hình 1.3: Cấu trúc của các chất phân lập được từ gỗ của cây D. /alcata 1.3. Tình hình nghiên cứu cây Quao nước Cây Quao nước có tên khoa học là Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum., thuộc họ Quao hay còn gọi là họ Núc nác (Bignoniaceae). 7 1.3.1. Đặc điếm thực vật Cây đại mộc, cao 15-20m, thân không thẳng, với nhiều cành nhánh. Lá kép lông chim một lần, lẻ, lá phụ không lông, mỏng, phiến không đối xứng, thường có 7-9 lá chét. Lá chét hình trứng mác, dài 7-16 cm, rộng 3-7 cm, nhẵn cả hai mặt, màu đen khi khô [ 1 ]. Hình 1.4. Cây Quao nước (.Dolichandrone spathaceà) Cụm hoa chùm rất ngắn ở đầu cành, mang 2 -8 hoa. Hoa màu trắng, mùi thơm nhẹ; sớm dụng; tràng màu trắng, dài 10-18 cm, có 5 thùy cong , khía tai bèo; nhị 4, thụt vào trong ống tràn. Mùa hoa là tháng 4-6. Hoa nở vào lúc bình minh và rụng trước khi mặt trời mọc. c ầ n có loài bướm co vòi dài ăn đêm mới thụ phấn được. Thường trong một chùm hoa chỉ có một cụm hoa nở vào một thời điểm nhất định [ 1 ]. 8 Hình 1.5. Hình hoa, quả và hạt Quao nước Trái là manh nang, thòng dài, tròn, nhọn. Quả khô tụ’ nở, gân hình trụ, dài 40-60 cm, mang nhiều hạt dẹt, rộng 1,5-2,3 cm [1]. Cây tái sinh bằng hạt. Cây có ở Ấn Độ, Campuchia, Malaisia, Indonesia, quần đảo Nuven Calêđôni. Ở nước ta, cây có ở Quảng N am -Đ à Nang (Hòa Vang, Nam О), Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An (Cần Đước, Rạch Cát), Đồng Tháp, An Giang [2]. Cây mọc trên bùn, dựa rạch có triều và rừng sác, sau rừng sú vẹt và dọc dừa, thường có dạng cây bụi và có khi cũng gặp ở những nơi gần bãi biển. Ở vùng sau sú vẹt thường là cây gỗ, có khi chỉ mang lá trong một thời gian ngắn (vào mùa khô); cũng có lúc cây có cả lá và hoa quanh năm [2 ]. 1.3.2. Úng dụng trong dân gian Hạt có tác dụng khử trùng. Dân gian thường dùng lá Quao nước phối họp với ích mẫu, ngải círu, cỏ gấu, muồng hoe để làm thuốc điều kinh, bổ huyết. Lá còn dùng cho phụ nữa sau khi sinh uống vào cho khỏe người, ăn ngon cơm. Vỏ và lá dùng làm thuốc nhuận gan. Lá dùng trị hen suyễn, v ỏ , rễ dùng làm thuốc tiêu độc. Người ta dùng rễ và lá quao nước phối hợp với rễ hoặc cây Ồ rô chế thành biệt dược О rô - Ọuao làm thuốc giải độc nhuận gan. Dân gian thường dùng vỏ cây, rễ và lá sao qua sắc nước uống, hoặc dùng các bộ phận của cây nấu thành cao lỏng để dùng. Hoa, trái non ăn được; gỗ, vỏ trị dị ứng; hạt + gừng: trấn luyến súc [3]. Ở Ãn Độ, hạt còn được dùng phối hợp với gừng trị đau co thắt. Ngoài ra cây còn cho gỗ, tham gia cố định các bãi cát bùn sau thảm cây sú vẹt ở ven biển, cửa sông. 1.3.3. Thành phầỉt hóa học Năm 2007, Thạc sĩ Lê Minh Trí - Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh đã công bố kết quả phân lập được 6 chất từ vỏ cây Quao nước [5]. Từ cao ete dầu hỏa đã phân lập được 3 họp chất là stigmasta-4-en-3-on (16), axit (E) 9-oxooctadec-10-enoic (17) và metyl-3,4-dimetoxycinnamat (18). Từ cao etyl axetat của vỏ cây Ọuao nước đã thu được 3 hợp chất là stigmasta-l,4-dien-3-on (19), axit ferulic (20) và axit p-hydroxycinnamic (21). ^ v l /...н I нг / H T H I 19 Hình 1.6: Các chất phân lập từ dịch chiết ete dầu hỏa và etyl axetat của vỏ cây Ọuao nước 10 1.3.4. H oạt tính sinh học Năm 2007, một nhóm nhà khoa học Thái Lan khi sàng lọc hoạt tính ức chế enzym sucrase và maltase trên chuột của một số cây thuốc dân tộc ở Thái Lan đã công bố kết quả về hoạt tính hạ đường huyết của cây Ọuao nước (Dolichandrone spathacea). Hoạt tính hạ đường huyết từ các bộ phận của cây Quao nước được chỉ ra ở bảng 1 . 1 . Bảng 1.1. Hoạt tính ức chế enzyme sucrase và maltase trên chuột của các bộ phận hoa, lá và vỏ cây Ọuao nước Bộ phận Enzym sucrase Enzym maltase (% ức chế) (% ức chế) Hoa 7 5 Lá 0 26 Vỏ 3 10 Ket quả cho thấy dịch chiết từ lá có hoạt tính ức chế enzyme maltase mạnh hơn các bộ phận hoa và vỏ. Hoạt tính ức chế enzyme sucrase của cả 3 bộ phận hoa, lá và vỏ đều không đáng kể [17]. Năm 2012, một nhóm nhà khoa học Thái Lan khác cũng đã công bố kết quả sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào, hoạt tính chống oxy hóa, hoạt tính ức chế lipase và hoạt tính kháng khuẩn của một số cây thuốc dân tộc ở Thái Lan trong đó có cây Quao nước. Ket quả cho thấy dịch chiết etanol của lá cây Ọuao nước cho hoạt tính chống oxy hóa tốt với giá trị EC 50 = 5,17 |ig/ml (chất chuẩn ascorbic axit có giá trị EC 50 = 10 Ị!g/ml. Các hoạt tính khác được thử nghiệm đều cho kết quả âm tính [18]. Ket quả sàng lọc về hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của một số loài cây ngập mặn ở Sudan cũng cho thấy cây Quao nước không có hoạt tính đối với các chủng vi khuẩn và nấm được thử [19].Cho đến nay theo tra cún tài liệu, ở Việt Nam hiện chưa có công trình khoa học nào công bố về hoạt tính sinh học của cây Ọuao nước (Dolichandronre spathacea).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất