Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng t...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại nhnn & ptnt chi nhánh yên sơn - tuyên quang

.PDF
73
34615
90

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH YÊN SƠN – TUYÊN QUANG SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐẶNG MAI PHƯƠNG MÃ SINH VIÊN : A11074 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH YÊN SƠN – TUYÊN QUANG Giáo viên hướng dẫn : TS. Châu Đình Phương Sinh viên thực hiện : Đặng Mai Phương Mã sinh viên : A11074 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI - 2011 Thang Long University Library LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Thăng Long, đặc biệt là các thầy cô khoa Quản lý, ngành Tài chính – Ngân hàng đã dìu dắt em đi suốt quãng đời sinh viên. Thầy cô đã cho em nhiều kiến thức về nghiệp vụ cũng như kiến thức về xã hội. Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Châu Đình Phương đã định hướng, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh chị cán bộ công tác tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Sơn – Tuyên Quang đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập, viết khóa luận cũng như đã tạo điều kiện cho em trong việc tìm số liệu cho đề tài khóa luận của em. Em hy vọng những lý luận và thực tiễn về cho vay tiêu dùng trong đề tài này sẽ giúp ích cho việc nâng cao hiệu quả CVTD tại Chi nhánh Yên Sơn – Tuyên Quang nói riêng và cho NHNo&PTNT cùng các NHTM nói chung. Người cảm ơn Sinh viên Đặng Mai Phương MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN CHO VAY TIÊU DÙNG 1 1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng 1 1.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng 2 1.3. Những lợi ích của cho vay tiêu dùng 3 1.3.1. Đối với ngân hàng 3 1.3.2. Đối với người tiêu dùng 3 1.3.3. Đối với nền kinh tế 3 1.4. Tầm quan trọng của cho vay tiêu dùng tại Việt Nam 4 1.5. Phân loại cho vay tiêu dùng 4 1.5.1. Căn cứ vào mục đích vay 4 1.5.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả 5 1.5.3. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ 7 1.6. Hiệu quả CVTD của NHTM 8 1.6.1. Khái niệm 8 1.6.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả CVTD 8 1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại NHTM 10 1.7.1. Nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng 10 1.7.2. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng 12 1.7.3. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng 12 1.8. Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM 14 1.8.1. Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng 14 1.8.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng 15 1.9. Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng của các NHTM tại một số nước trên thế giới và bài học đối với các NHTM Việt Nam 20 1.9.1. Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng của các NHTM tại một số nước 20 1.9.2. Bài học đối với các NHTM Việt Nam 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 23 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH YÊN SƠN - TUYÊN QUANG 24 2.1. 24 Tổng quan về NHNo&PTNT chi nhánh Yên Sơn- Tuyên Quang Thang Long University Library 2.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam 24 2.1.2. Khái quát sự hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Yên Sơn - Tuyên Quang 25 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 26 2.1.4. Chức năng các phòng ban 26 2.1.5. Khái quát hoạt động kinh doanh 28 2.2. Một số vấn đề về cho vay tiêu dùng tại Việt Nam 35 2.3. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam 36 2.4. Thực trạng hiệu quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Sơn- Tuyên Quang 40 2.4.1. Khái quát tình hình cho vay tiêu dùng 40 2.4.2. Quy trình cho vay tiêu dùng của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Sơn Tuyên Quang 40 2.4.3. Hiệu quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT Yên Sơn – Tuyên Quang giai đoạn 2008 - 2010 42 2.5. Đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Sơn- Tuyên Quang 48 2.5.1. Kết quả đạt được 48 2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân 50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 51 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH YÊN SƠN – TUYÊN QUANG 52 3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Sơn - Tuyên Quang 52 3.1.1. 52 Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam 3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Sơn- Tuyên Quang nói riêng 53 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Sơn - Tuyên Quang 54 3.2.1. Tăng cường công tác marketing ngân hàng 54 3.2.2. Cải tạo cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 55 3.2.3. Cải tiến quy chế cho vay tiêu dùng 55 3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 56 3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ 57 3.2.6. Các giải pháp hỗ trợ khác 58 3.3. 3.3.1. Kiến nghị Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 59 59 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 59 3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 60 KẾT LUẬN 61 Thang Long University Library DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ CVTD Cho vay tiêu dùng DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh KBNN Kho bạc Nhà nước NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Trang Công thức 1.1. Công thức tính số tiền thanh toán cho ngân hàng mỗi kỳ hạn…….. 5 Công thức 1.2. Công thức quy đổi ra lãi suất hiệu dụng…………………………… 6 Bảng 1.1. Các bước trong quá trình phân tích tín dụng tiêu dùng………………… 16 Bảng 1.2. Hệ thống điểm số và chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản………… 17 Bảng 1.3. Bảng xếp hạng cá nhân………………………………………………….. 18 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh……………………………………. 26 Bảng 2.1. Bảng phân tích tình hình huy động vốn…………………………………. 28 Biểu đồ 2.1. Biểu đồ cơ cấu các loại nguồn vốn theo thời gian năm 2009………. 29 Biểu đồ 2.2. Biểu đồ cơ cấu các loại nguồn vốn theo thành phần kinh tế năm 2010 30 Bảng 2.2. Bảng phân tích tình hình sử dụng vốn…………………………………... 31 Biểu đồ 2.3. Biểu đồ cơ cấu sử dụng vốn theo thời gian năm 2010………………. 32 Biểu đồ 2.4. Biểu đồ cơ cấu sử dụng vốn theo thành phần kinh tế năm 2010…… 33 Bảng 2.3. Bảng kết quả kinh doanh giai đoạn 2008 – 2010 NHNo&PTNT chi nhánh Yên Sơn – Tuyên Quang……………………………………………………. 34 Biểu đồ 2.5. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2008 – 2010 NHNo&PTNT chi nhánh Yên Sơn – Tuyên Quang…………………………………………………………… 34 Sơ đồ 2.2. Quy trình CVTD của chi nhánh NHNo&PTNT Yên Sơn – Tuyên Quang……………………………………………………………………………… 40 Bảng 2.4. Tỷ trọng CVTD trên tổng dư nợ cho vay……………………………….. 42 Biểu đố 2.6. Biểu đồ tỷ trọng dư nợ CVTD trên tổng dư nợ cho vay…………… 42 Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ CVTD phân theo mục đích sử dụng vốn………………… 43 Biểu đồ 2.7. Cơ cấu dư nợ CVTD phân theo mục đích sử dụng vốn…………….. 44 Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ CVTD phân theo thời gian………………………………. 45 Thang Long University Library Biểu đồ 2.8. Cơ cấu dư nợ CVTD phân theo thời gian…………………………….. 46 Bảng 2.7. Thu lãi CVTD trên tổng thu lãi tín dụng………………………………... 47 Biểu đồ 2.9. Tỷ trọng thu lãi CVTD / Tổng thu lãi từ hoạt động cho vay…………. 47 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cấp thiết của đề tài: Ngân hàng là một trung gian tài chính, là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc hoàn thiện và mở rộng các hoạt động là hướng đi và phương châm cho các ngân hàng tồn tại và phát triển. Mở rộng cho vay tiêu dùng là một hướng đi như vậy. Tuy nhiên, các ngân hàng thường chỉ quan tâm tới cho vay các nhà sản xuất kinh doanh mà chưa thực sự quan tâm tới giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất là tiêu dùng. Nếu chỉ cho vay sản xuất nhiều mà hàng hóa không tiêu thụ được do người dân không có nhu cầu về hàng hóa đó hoặc có nhu cầu nhưng lại không có khả năng thanh toán thì tất yếu sẽ dẫn tới cung vượt quá cầu, hàng hóa bị tồn kho và ứ đọng vốn. Đây là một hướng đi không mới ở các nước phát triển nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Nhưng thực tế ngày nay cho thấy khi xã hội nước ta ngày càng phát triển, không chỉ có các công ty, doanh nghiệp là cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, mà các cá nhân cũng là những người cần vốn hơn bao giờ hết. Cuộc sống càng ngày càng hiện đại, mức sống của người dân cũng được nâng cao, cuộc sống giờ đây không chỉ bó hẹp trong “ăn no, mặc ấm” mà đã dần chuyển sang “ăn ngon, mặc đẹp” và cũng còn biết bao nhiêu nhu cầu khác cần phải được đáp ứng. Giờ đây, tâm lý của người dân coi việc đi vay là muốn sử dụng hàng hóa trước khi có khả năng thanh toán. Đáp ứng lòng mong mỏi của người dân, hoạt động cho vay tiêu dùng đã được các ngân hàng phát triển, một mặt vừa tạo thêm thu nhập cho chính ngân hàng, mặt khác giúp đỡ cho các cá nhân có được nguồn vốn để cải thiện cuộc sống của mình. Xuất phát từ thực tiễn đó, cùng với những kiến thức thực tiễn thu được trong quá trình thực tập tại NHNo&PTNT chi nhánh Yên Sơn – Tuyên Quang, em nhận thấy hoạt động cho vay tiêu dùng ở chi nhánh vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ cho vay tiêu dùng là rất có ý nghĩa đối với sự phát triển của chi nhánh. Do đó, em đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh Yên Sơn – Tuyên Quang”. Thang Long University Library 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Yên Sơn – Tuyên Quang, khóa luận tập trung nghiên cứu phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng của Agribank nói chung và chi nhánh Yên Sơn- Tuyên Quang nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay tiêu dùng hiện nay của chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Yên Sơn – Tuyên Quang. Phạm vi nghiên cứu: Agribank chi nhánh Yên Sơn – Tuyên Quang 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê, phương pháp suy luận, phân pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp phán đoán và phương pháp tổng hợp. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung khóa luận được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về lý luận cho vay tiêu dùng. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh Yên Sơn – Tuyên Quang Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh Yên Sơn – Tuyên Quang. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN CHO VAY TIÊU DÙNG 1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng Có thể nói, cho vay tiêu dùng là một hoạt động tất yếu được hình thành trong nền kinh tế thị trường nhằm thỏa mãn các vấn đề: người tiêu dùng có nhu cầu tiêu dùng vượt quá khả năng thanh toán hiện tại, người bán mong muốn tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn, người có tiền nhàn rỗi thì mong có thêm thu nhập khi cho vay. Đó là ba lý do chính hình thành nên nghiệp vụ CVTD. Trước đây, với hoạt động ngân hàng truyền thống ở nước ta, khách hàng chỉ có thể vay vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ. Khi vay vốn, khách hàng phải có dự án khả thi thể hiện rõ đối tượng đầu tư vốn vào sản xuất, kinh doanh cái gì, sản phẩm và khả năng tiêu thụ ra sao, vòng quay vốn và thời hạn thu hồi vốn như thế nào… kèm theo tài sản đảm bảo tiền vay hoặc tín chấp thì mới có thể vay được vốn của NHTM. Hiện nay, trong xu hướng hội nhập quốc tế, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, công ty tài chính…đang cạnh tranh mạnh mẽ với nhau trong việc phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng, thu hút khách hàng cá nhân, cho khách hàng vay tiền với mục đích tiêu dùng chứ không phải đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ…Đây là sản phẩm tín dụng xuất hiện từ lâu trên thế giới và hiện nay đang phát triển rất mạnh, nhất là ở các quốc gia có tiềm lực về kinh tế và cạnh tranh ngân hàng sôi động, nhưng mới phát triển một số năm gần đây tại Việt Nam. Trên thực tế có rất nhiều khái niệm khác nhau về CVTD do đặc trưng của từng nền kinh tế. Nhìn chung ta có thể đưa ra một khái niệm khái quát: Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, phương tiện đi lại, đồ dùng gia đình…. Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch… cũng có thể được tài trợ bởi CVTD. 1 Thang Long University Library 1.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng - Quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ nhưng số lượng các khoản vay rất lớn - dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao, vì vậy, lãi suất CVTD thường cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp, dẫn đến tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động CVTD là đáng kể. Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Trên thực tế, chúng ta không thể lường trước được hết hậu quả do những rủi ro khách quan gây ra như suy thoái kinh tế, mất mùa, thiên tai…, nhất là khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, khi đó, người tiêu dùng sẽ không thấy tin tưởng vào tương - lai cùng với những lo lắng về nguy cơ thất nghiệp, họ sẽ hạn chế việc vay mượn từ ngân hàng. Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít bị tác động bởi lãi suất. Thông thường người đi vay quan tâm tới số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất mà họ phải chịu. Điều này cũng xuất phát từ mục đích vay để tiêu dùng chứ không phải kinh doanh. Mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến số có quan hệ rất mật thiết tới nhu cầu - vay tiêu dùng của khách hàng, những người có thu nhập khá và tương đối ổn định đều sẽ tìm tới CVTD bởi họ có khả năng trả được nợ. Nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của những người này, do nguồn trả nợ của khách hàng được trích từ lương hay thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác mà không phải là từ kết quả sử dụng những khoản vay đó. Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao. Thông - - tin về nhân thân, lai lịch và tình hình tài chính của khách hàng thường không đầy đủ và khó thu thập, ngân hàng phải bỏ nhiều chi phí cho công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng, quyết định sự hoàn trả của khoản vay. Ngoài những rủi ro chủ quan như tình trạng sức khỏe, khả năng trả nợ của cá nhân và hộ gia đình…thì yếu tố đạo đức của cá nhân người tiêu dùng cũng là nhân tố tác động trực tiếp vào việc trả nợ cho ngân hàng, tuy nhiên, đây lại là một yếu tố khó có thể xác định chính xác nên cũng sẽ tạo nên rủi ro cho ngân hàng. 2 1.3. Những lợi ích của cho vay tiêu dùng 1.3.1. Đối với ngân hàng Ngoài hai nhược điểm chính là rủi ro và chi phí cao, CVTD có những lợi ích quan trọng đối với ngân hàng như: - CVTD là một công cụ marketing rất hiệu quả, nó giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, thu hút được đối tượng khách hàng mới, từ đó mà mở rộng quan hệ với khách hàng, làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho ngân hàng. - Tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ vậy có thể nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng. 1.3.2. Đối với người tiêu dùng - Được hưởng các dịch vụ, tiện ích trước khi có đủ khả năng về tài chính để mua sắm các loại hàng hóa thiết yếu có giá trị cao như nhà cửa, xe hơi… hay trong trường hợp chi tiêu cấp bách như nhu cầu về giáo dục, y tế. - Đối với thế hệ trẻ và người có thu nhập thấp, CVTD giúp họ có được một nguồn tài chính để xây dựng và ổn định cuộc sống ngay từ khi còn trẻ, bằng việc mua trả góp những tài sản có giá trị lớn và cần thiết, tạo cho họ động lực to lớn để làm việc, tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái. Tuy nhiên, nếu lạm dụng chi tiêu vào những việc không chính đáng thì CVTD rất tai hại, bởi khi đó nó sẽ làm cho người đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép, làm giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêu trong tương lai. 1.3.3. Đối với nền kinh tế Sự sung túc của một nền kinh tế được thể hiện rõ qua mức cầu về hàng hóa tiêu dùng của dân cư. Mức cầu đó chính là số lượng và mức độ của các nhu cầu có khả năng thanh toán. CVTD góp phần khơi thông luồng chuyển dịch hàng hóa. Quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa nếu như không có tiêu dùng thì tất yếu sẽ bị tắc nghẽn, hàng hóa không tiêu thụ được dẫn đến doanh nghiệp bị ứ đọng vốn và đương nhiên quá trình sản xuất không thể tiếp tục. Vai trò của ngân hàng lúc này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, bởi có hoạt động CVTD đã kéo nhu cầu tương lai về hiện tại, tức là 3 Thang Long University Library tạo ra khả năng thanh toán cho người tiêu dùng trước khi họ tích lũy đủ số tiền cần thiết. Khách hàng có tiền sẽ tìm đến doanh nghiệp mua hàng và doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa, sau đó mới có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Khi đã tiêu thụ được hàng hóa, doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất và tìm đến ngân hàng tiếp tục vay vốn. Tóm lại, ngân hàng cho vay tiêu dùng sẽ mang lại lợi ích cho cả ba bên: người tiêu dùng, ngân hàng và doanh nghiệp hay chính là có lợi cho cả nền kinh tế. Nếu CVTD được dùng để tài trợ cho chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Song, nếu các khoản cho vay tiêu dùng không được dùng đúng mục đích thì chẳng những không kích được cầu mà nhiều khi còn làm giảm khả năng tiết kiệm trong nước. 1.4. Tầm quan trọng của cho vay tiêu dùng tại Việt Nam CVTD với ưu điểm là dễ vay, thủ tục nhanh chóng đã đáp ứng trực tiếp nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của cá nhân và gia đình. Cùng với tình hình nền kinh tế nước ta hiện nay, việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động CVTD tại Việt Nam trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết. Đồng thời đây cũng là chiến lược, mục tiêu và là thị trường đầy tiềm năng của các NHTM Việt Nam. Việt Nam ra nhập WTO đã mở ra cánh cửa hội nhập lớn cho nền kinh tế của đất nước, đời sống nhân dân được nâng cao, cuộc sống ngày càng có chất lượng, hiện đại. Ngoài những nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở, đi lại… còn có những nhu cầu cao hơn như vui chơi, giải trí, du lịch, du học…. Đặc biệt, dịch vụ ngân hàng ngày nay đã trở thành công cụ hữu dụng cho cuộc sống người dân không những trong thanh toán, cất giữ tiền tiết kiệm (hạn chế không sử dụng tiền mặt, tiết kiệm chi phí), mà còn trong việc hỗ trợ vốn cho người dân trong kinh doanh, chi tiêu, học hành… 1.5. Phân loại cho vay tiêu dùng 1.5.1. Căn cứ vào mục đích vay - CVTD cư trú (Residential Mortgage Loan) CVTD cư trú là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình. 4 - CVTD phi cư trú (Nonresidential Loan) CVTD phi cư trú là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm phương tiện đi lại: xe cộ, tàu thuyền; đồ dùng gia đình; chi phí học hành; giải trí và du lịch. 1.5.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả - CVTD trả góp (Installment Consumer Loan) CVTD trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường được áp dụng với các khoản vay có giá trị lớn, hoặc thu nhập từng định kỳ của khách hàng vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay. Công thức 1.1. Công thức tính số tiền thanh toán cho ngân hàng mỗi kỳ hạn. T = (V + L) / n Trong đó: T: Số tiền phải thanh toán cho ngân hàng mỗi kỳ hạn V: Vốn gốc L: Chi phí tài trợ bao gồm lãi vay phải thanh toán và các chi phí khác có liên quan n: Số kỳ hạn Theo phương pháp gộp, lãi được tính trên cơ sở vốn gốc ban đầu cho toàn bộ thời hạn vay. Trong khi đó, vào mỗi định kỳ, người đi vay phải thanh toán một phần vốn gốc cho nên vốn gốc ban đầu được giảm dần trong thời hạn vay. Với cách tính như vậy, lãi suất được dùng để tính lãi không phải lãi suất thực sự được áp dụng đối với người đi vay. Để bảo vệ quyền lợi của người vay, khi tính toán theo phương pháp này, pháp luật các nước thường yêu cầu ngân hàng phải quy đổi từ lãi suất tính toán sang lãi suất hiệu dụng và niêm yết để người vay dễ dàng cân nhắc chi phí vay mượn mà mình sẽ phải trả cho ngân hàng, từ đó đưa ra quyết định phù hợp. 5 Thang Long University Library Công thức 1.2. Công thức quy đổi ra lãi suất hiệu dụng. i = 2mL / V(n + 1) Trong đó: i: Lãi suất hiệu dụng m: Số kỳ hạn thanh toán trong một năm V: Vốn gốc n: Số kỳ hạn L: Chi phí tài trợ bao gồm lãi vay phải thanh toán và các chi phí khác có liên quan Tâm lý của người đi vay trả góp thường là rất thích được tài trợ với thời hạn dài để giảm gánh nặng về số tiền thanh toán mỗi kỳ hạn. Thế nhưng theo như công thức trên thì khi số kỳ hạn (n) càng lớn thì lãi suất hiệu dụng (i) càng có giá trị cao hơn, có nghĩa là người đi vay phải trả cho ngân hàng lãi suất cao hơn nếu họ muốn được tài trợ với thời hạn dài hơn. - CVTD phi trả góp (Noninstallment Consumer Loan) Theo phương thức này, tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn. Thường thì các khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ và thời hạn không dài. - CVTD tuần hoàn (Revolving Consumer Credit) Là các khoản CVTD trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời hạn tín dụng được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng. 6 1.5.3. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ - CVTD gián tiếp (Indirect Consumer Loan) CVTD gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng. Trong trường hợp này Công ty bán lẻ và Ngân hàng ký kết hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng, ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu. Sau đó Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hóa. Thông thường người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản, Công ty bán lẻ sẽ giao tài sản cho người tiêu dùng và bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng. Ngân hàng dựa trên bộ chứng từ đó sẽ thanh toán tiền cho công ty bán lẻ. Cuối cùng người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng. CVTD gián tiếp có một số ưu điểm như: + Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số CVTD. + Giảm được chi phí trong cho vay. + Mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động ngân hàng khác. + Giúp ngân hàng cho vay vốn đúng mục đích. Bên cạnh những ưu điểm nói trên, CVTD gián tiếp có một số nhược điểm sau: + Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu, do đó thông tin về khách hàng đôi khi không chính xác, không tìm hiểu kỹ được khách hàng có thể dẫn tới rủi ro cho ngân hàng. + Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu hàng hóa. + Kỹ thuật nghiệp vụ CVTD gián tiếp có tính phức tạp cao. - CVTD trực tiếp (Direct Consumer Loan) CVTD trực tiếp là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người vay. 7 Thang Long University Library So với CVTD gián tiếp, CVTD trực tiếp có những ưu điểm sau: + CVTD trực tiếp của ngân hàng thường có chất lượng cao hơn bởi nó được quyết định bởi đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng - những người giàu kinh nghiệm và được đào tạo chuyên môn tốt hơn những nhân viên của công ty bán lẻ. Nhân viên tín dụng ngân hàng có xu hướng chú trọng đến việc tạo ra các khoản vay có chất lượng tốt, trong khi đó nhân viên của công ty bán lẻ thường chú trọng đến việc bán cho được nhiều hàng, do đó dẫn đến các quyết định tín dụng vội vàng và có thể có nhiều khoản tín dụng được cấp ra không chính đáng. + CVTD trực tiếp linh hoạt hơn so với CVTD gián tiếp, bởi lẽ ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên hiểu rõ khách hàng hơn. + Khi khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng, có nhiều khả năng họ sẽ sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng như mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ chuyển tiền… Như vậy, quyền lợi của ngân hàng và khách hàng đều được thỏa mãn trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp của cả hai bên. 1.6. Hiệu quả CVTD của NHTM 1.6.1. Khái niệm Hiệu quả là kết cục xảy ra đạt được như yêu cầu của công việc. Hiệu quả cho vay nói chung được hiểu là khả năng đáp ứng một cách phù hợp nhất nhu cầu về vốn của khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân hàng. Hiệu quả CVTD là khả năng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn nhằm mục đích tiêu dùng của khách hàng một cách tốt nhất, tạo lợi ích to lớn cho ngân hàng, khách hàng và cả nền kinh tế trên cơ sở đảm bảo an toàn. 1.6.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả CVTD Dư nợ CVTD - Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn vay của khách hàng, hay phản ánh hiệu quả cho vay của ngân hàng về mặt số lượng. - Dư nợ là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nhu cầu tiêu dùng tại một thời điểm. 8 - Tổng dư nợ CVTD của một ngân hàng cho biết trạng thái thanh khoản, khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn vay tiêu dùng của ngân hàng đó. - Dư nợ CVTD đối với từng khách hàng cụ thể cho biết mối quan hệ của ngân hàng và khách hàng trên. Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ CVTD Tỷ lệ nợ xấu cho biết tỉ trọng các khoản cho vay đã bị quá hạn trả nợ gốc và lãi trong tổng dư nợ CVTD, qua đó phản ánh chất lượng các khoản cho vay của ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng, tỉ lệ này càng cao phản ánh hiệu quả của hoạt động CVTD và độ an toàn đối với ngân hàng càng thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mang tính thời điểm, nên chưa phản ánh chính xác độ an toàn của các khoản vay. Cấu trúc danh mục CVTD Sự đa dạng của danh mục cho vay: Sự đa dạng ở đây là đa dạng về loại hình cho vay, kì hạn cho vay. Tùy thuộc vào qui mô, đặc điểm, tiềm năng thị trường mà mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một danh mục cho vay với độ đa dạng khác nhau. Nhìn chung một danh mục cho vay càng đa dạng sẽ càng giảm thiểu được các rủi ro phi hệ thống cho ngân hàng. Kì hạn cho vay phụ thuộc nhiều vào kì hạn của nguồn, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Nói chung kì hạn của khoản vay càng phù hợp với kì hạn của nguồn thì càng tốt. Sự thích hợp của kì hạn cho vay với mức thu nhập hoặc chu kì kinh doanh của khách hàng là một yêu cầu quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng. Tỷ lệ thu lãi từ CVTD/ Tổng thu lãi từ hoạt động cho vay : Chỉ tiêu này cho biết tỉ trọng thu nhập từ hoạt động CVTD trong tổng nguồn thu từ cho vay của ngân hàng. Ngoài các chỉ tiêu định lượng như đã nêu ở trên, người ta còn dựa vào những yếu tố định tính để đánh giá hiệu quả của CVTD. Các yếu tố định tính thể hiện ở việc hoạt động CVTD ngoài việc mang lại lợi ích cho bản thân ngân hàng, nó còn có đóng góp như thế nào đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân tại địa phương nói riêng và ngành sản xuất hàng tiêu dùng cũng như kinh tế đất nước nói chung. 9 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất