Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp một số biện pháp nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho t...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp một số biện pháp nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non tiền phong b

.PDF
76
204
89

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON ====== NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG VẬN ĐỘNG THEO NHẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI TRƢỜNG MẦM NON TIỀN PHONG B KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục mầm non HÀ NỘI, 2019 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON ====== NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG VẬN ĐỘNG THEO NHẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI TRƢỜNG MẦM NON TIỀN PHONG B KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục mầm non Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Mai HÀ NỘI, 2019 LỜI CẢM ƠN Đề tài “Một số biện pháp nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trƣờng Mầm non Tiền Phong B” là nội dung tôi chọn nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, ban giám hiệu trƣờng Mầm non Tiền Phong B, các thầy cô giảng viên khoa Giáo dục Mầm non Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Mai - Giảng viên âm nhạc Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hồng Nhung LỜI CAM ĐOAN Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi nhận đƣợc sự quan tâm của các thầy cô khoa Giáo dục Mầm non, đặc biệt là sự hƣớng dẫn tận tình của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Quỳnh Mai. Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tôi đã tham khảo một số tài liệu đƣợc ghi trong phần tài liệu tham khảo. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài nghiên cứu này chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hồng Nhung DANH MỤC VIẾT TẮT VĐTN: Vận động theo nhạc GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo NDTT: Nội dung trọng tâm NDKH: Nội dung kết hợp NXB: Nhà xuất bản GDMN: Giáo dục mầm non MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4 6. Những đóng góp của đề tài .................................................................................. 4 7. Bố cục khóa luận ................................................................................................. 4 NỘI DUNG ................................................................................................................. 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG ................................................... 5 1.1. Một số khái niệm .............................................................................................. 5 1.1.1. Khái niệm tổ chức hoạt động dạy học cho trẻ ........................................... 5 1.1.2. Khái niệm chung về âm nhạc ..................................................................... 6 1.1.3. Khái niệm vận động theo nhạc .................................................................. 6 1.2. Vai trò của vận động theo nhạc đối với trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi ................. 9 1.2.1. Vận động theo nhạc góp phần phát triển thẩm mỹ cho trẻ........................ 9 1.2.2. Vận động theo nhạc góp phần phát triển đạo đức cho trẻ ...................... 10 1.2.3. Vận động theo nhạc góp phần phát triển thể chất cho trẻ ...................... 11 1.2.4. Vận động theo nhạc là phương tiện góp phần phát triển trí tuệ ở trẻ ..... 12 1.2.5. Đặc điểm vận động của trẻ 5 - 6 tuổi ...................................................... 12 1.3. Thực trạng dạy học vận động theo nhạc tại trƣờng Mầm non Tiền Phong B..... 14 1.3.1. Một số nét cơ bản về nhà trường ............................................................. 14 1.3.2. Thực trạng dạy học vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Tiền Phong B ............................................................. 15 1.3.3. Khả năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Tiền Phong B ......................................................................... 18 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 20 Chƣơng 2. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DẠY HỌC VẬN ĐỘNG THEO NHẠC ........ 22 2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................................ 22 2.1.1. Căn cứ vào khả năng vận động theo nhạc và sự hứng thú của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi....................................................................................... 22 2.1.2. Đảm bảo tính mục tiêu giáo dục và tính sư phạm trong khi tổ chức....... 23 2.1.3. Đảm bảo tính mới và tính phát triển của hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi.................................................................. 23 2.2. Một số biện pháp ............................................................................................ 24 2.2.1. Hình thức vận động theo nhạc ................................................................. 24 2.2.2. Hệ thống kỹ năng cần xây dựng cho trẻ .................................................. 26 2.2.3. Lựa chọn ca khúc cho trẻ vận động theo nhạc ........................................ 28 2.2.4. Xây dựng một số động tác vận động cho trẻ ........................................... 35 2.2.5. Đa dạng hóa hình thức tổ chức và phương pháp dạy học âm nhạc ........ 41 2.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin và đồ dùng trực quan vào tổ chức hoạt động dạy học âm nhạc ............................................................................... 45 2.3. Thực nghiệm ................................................................................................... 47 2.3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 47 2.3.2. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................ 47 2.3.3. Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 47 2.3.4. Thời gian và địa bàn thực nghiệm ........................................................... 48 2.3.5. Tiến hành thực nghiệm ............................................................................ 48 2.3.6. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 48 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 50 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 54 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tầm quan trọng của việc dạy học vận động theo nhạc cho trẻ ......................... 16 Bảng 1.2: Khảo sát mức độ hứng thú của trẻ trong mỗi tiết học vận động theo nhạc ...... 17 Bảng 1.3: Mức độ cô giáo dạy vận động theo nhạc cho trẻ ở trƣờng Mầm non Tiền Phong B ................................................................................................................ 17 Bảng 2.1: Kết quả học tập môn âm nhạc của nhóm 40 trẻ lớp 5 tuổi A3 và nhóm 40 trẻ lớp 5 tuổi A4 ................................................................................................... 49 Bảng 2.2: Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm ở nhóm Đối chứng và nhóm Thực nghiệm ........................................................................................................ 49 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển xã hội của loài ngƣời và là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Bởi lẽ ngay từ khi trẻ mới lọt lòng, chƣa nhận thức đầy đủ về thế giới hiện thực khách quan bên ngoài thì trẻ đã có cơ hội đƣợc tiếp xúc và làm quen với một thế giới âm nhạc vô cùng phong phú, sinh động đƣợc hình tƣợng hóa, khái quát hóa qua những lời hát ru, đồng dao mà trẻ đƣợc nghe từ những ngƣời bà, ngƣời mẹ - những ngƣời thân quen nhất đối với trẻ. Trong suy nghĩ của trẻ, âm nhạc nhƣ trở thành thế giới thần tiên diệu kì, là cái nôi nuôi dƣỡng xúc cảm, là con đƣờng dẫn các em đến với những lời ca, giai điệu trầm bổng, sự phong phú của các âm hình tiết tấu, nốt nhạc; sự đáng yêu, ngộ nghĩnh của các hình tƣợng trong bài hát; sự khỏe khoắn, vui nhộn của các vận động minh họa. Hơn thế nữa, âm nhạc còn là phƣơng tiện phát triển năng lực thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể chất cho trẻ, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách cũng nhƣ củng cố kiến thức cho trẻ trong học tập cũng nhƣ vui chơi. Với vai trò nhƣ vậy, âm nhạc đã trở thành một nội dung rất cần thiết đƣợc đƣa vào trong khung chƣơng trình giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành. Chƣơng trình giáo dục mầm non rất phong phú, đa dạng với các hoạt động nhƣ: Ca hát, nghe nhạc, nghe hát, vận động theo nhạc và trò chơi âm nhạc. Và hoạt động dạy trẻ vận động theo nhạc đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ mầm non nói chung cũng nhƣ đối với trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi nói riêng. Vận động theo nhạc là hoạt động gần gũi với trẻ, tạo ra sự hứng thú, vui vẻ cho trẻ trong giờ học đồng thời giúp cho bài giảng thêm sinh động hơn. Hoạt động này còn giúp trẻ phát triển cảm giác về giai điệu, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh nhẹn, đúng các ấn tƣợng nghe đƣợc trong âm nhạc và biết phối hợp với các bạn trong nhóm, lớp khi vận động cùng nhau. Trong thực tiễn việc dạy học âm nhạc cho trẻ mẫu giáo nói chung, đặc biệt ở phần vận động theo nhạc cho trẻ ở trƣờng mẫu giáo nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Những ca khúc cô tổ chức cho trẻ vận động 1 đòi hỏi ngƣời giáo viên phải biết cách xây dựng, thực hiện đúng động tác và các động tác phải phù hợp với nội dung, ý nghĩa của ca khúc. Chính vì vậy mà một số giáo viên khi vận động mẫu cho trẻ quan sát vẫn còn hời hợt, động tác còn đơn điệu, máy móc, chƣa thể hiện đúng nội dung, sắc thái của bài hát đến trẻ. Vì thế mà nhiều trẻ không tập trung chú ý lắng nghe, trẻ làm việc riêng, nói chuyện trong giờ học,... Qua thời gian thực tập tại trƣờng và xuất phát từ thực tế tìm hiểu không khí học tập và sinh hoạt tại trƣờng Mầm non Tiền Phong B, tôi cảm nhận đƣợc phần nào công tác giáo dục của trƣờng, đặc biệt là với môn âm nhạc, những thuận lợi và khó khăn trong việc giảng dạy của giáo viên nơi đây. Trƣờng Mầm non Tiền Phong B là một trong những trƣờng đƣợc trang bị những thiết bị dạy học khá đầy đủ, chất lƣợng giảng dạy luôn đạt kết quả cao trong toàn tỉnh. Các hoạt động học tập luôn đƣợc trƣờng quan tâm đầu tƣ về cơ sở vật chất cũng nhƣ chất lƣợng giảng dạy để các giờ học đạt kết quả tốt nhất đặc biệt là hoạt động âm nhạc cho trẻ. Tuy nhiên, trƣờng vẫn còn gặp một số hạn chế trong việc tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ: Chƣa gây đƣợc hứng thú của trẻ khi tham gia vận động; các động tác, bài tập vận động còn đơn điệu, chƣa rèn luyện tốt cho trẻ các kĩ năng giúp vận động đƣợc nâng cao, chƣa phát huy tính sáng tạo của trẻ dẫn tới chất lƣợng hoạt động vận động theo nhạc còn chƣa cao. Xuất phát từ thực tiễn nêu ra ở trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Tiền Phong B” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Từ trƣớc tới nay, giáo dục âm nhạc cho trẻ trƣớc tuổi học đã có nhiều các giáo trình, tài liệu đề cập đến một cách kỹ lƣỡng. Các bộ giáo trình đã chỉ rõ những mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, phƣơng pháp,… Một số công trình nghiên cứu về giáo dục âm nhạc đã thành công nhƣ: - Đề tài nghiên cứu khoa học của Nguyễn Thị Trang: “Một số biện pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục âm nhạc trong đời sống hàng ngày đối với trẻ ở trƣờng mầm non”. 2 - Đề tài nghiên cứu khoa học của Nguyễn Thị Thu Hoài: “Lựa chọn bài tập luyện kỹ năng ca hát cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”. - Hoàng Thị Yến (2007): “Nghiên cứu một số biện pháp dạy trẻ lứa tuổi từ 3 đến 5 tuổi học nhạc tại trƣờng Mầm non thực hành Hoa Sen Hà Nội”. Trƣờng Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung Ƣơng. - Ngô Thị Nam (2008), Phƣơng pháp dạy học âm nhạc cho trẻ trƣớc tuổi đi học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. - Hoàng Long (2007), Âm nhạc và phƣơng pháp dạy dọc âm nhạc, Nxb Giáo dục, Hà Nội. - Phạm Thị Hòa (2005), Giáo dục âm nhạc tập II, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. - Phạm Thị Hòa (2009), Giáo trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Các nghiên cứu đã rất thành công với đề tài nghiên cứu của mình nhƣ: Khóa luận “Nghiên cứu một số biện pháp dạy trẻ lứa tuổi từ 3 đến 5 tuổi học nhạc tại trƣờng Mầm non thực hành Hoa Sen Hà Nội” Hoàng Thị Yến đã đƣa ra hệ thống các biện pháp để dạy kỹ năng học nhạc cho trẻ mầm non. Từ đó, trẻ sẽ dần tích lũy cho mình những kỹ năng để giúp cho việc học nhạc trở nên dễ dàng, và đạt đƣợc hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên chƣa có tài liệu, đề tài nào nghiên cứu về vấn đề “Một số biện pháp nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trƣờng Mầm non Tiền Phong B”. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu, mong rằng những đóng góp của đề tài sẽ giúp cho khả năng vận động theo nhạc của trẻ mầm non đƣợc cải thiện và nâng cao hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu tình hình thực tế, đề tài đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trƣờng Mầm non Tiền Phong B. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài triển khai một hệ thống nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu một số cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 3 - Tìm hiểu thực trạng của việc dạy học vận động theo nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trƣờng Mầm non Tiền Phong B. - Đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho trẻ 5 6 tuổi tại trƣờng Mầm non Tiền Phong B. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu một số biện pháp nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trƣờng Mầm non Tiền Phong B. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài nằm trong phạm vi những vấn đề liên quan đến biện pháp nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho nhóm trẻ 5 - 6 tuổi tại trƣờng Mầm non Tiền Phong B. - Thời gian nghiên cứu từ ngày 18/02/2019 đến ngày 07/04/2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu. - Phƣơng pháp quan sát. - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. - Phƣơng pháp điều tra, thực nghiệm. 6. Những đóng góp của đề tài Nếu khóa luận thành công sẽ góp phần tổng kết và đƣa ra những biện pháp giúp nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trƣờng Mầm non Tiền Phong B. 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận đƣợc triển khai thành hai chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực trạng. Chƣơng 2: Đề xuất biện pháp dạy học vận động theo nhạc. 4 NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm tổ chức hoạt động dạy học cho trẻ Dạy học là hoạt động đặc trƣng nhất của con ngƣời. Thông qua hoạt động dạy học mà con ngƣời tiếp thu những kinh nghiệm của lịch sử xã hội loài ngƣời, trên cơ sở đó dần hình thành và phát triển nhân cách, trở thành con ngƣời toàn diện. Đối với trẻ mầm non, mặc dù hoạt động chủ đạo của trẻ giai đoạn này là hoạt động vui chơi nhƣng hoạt động học tập vẫn cần và nên có để trẻ có thể tích lũy nền tảng kiến thức cơ bản đầu tiên chuẩn bị bƣớc vào học lớp 1. Theo PGS.TS. Nguyễn Thu Tuấn “Dạy học là quá trình hoạt động tƣơng tác của hai chủ thể giáo viên và học sinh” [11; Tr.28] Còn theo GS.TS. Phạm Viết Vƣợng “Dạy học là hoạt động dạy và học của thầy và trò trong nhà trƣờng với mục tiêu giúp học sinh nắm vững kiến thức khoa học hình thành hệ thống kĩ năng, kĩ xảo và thái độ tích cực với học tập” [13; Tr.110] Từ hai khái niệm nêu trên, có thể hiểu đơn giản, dạy học là một hoạt động nhằm mục đích để truyền đạt những kiến thức khoa học cho ngƣời học, cụ thể là những học sinh, sinh viên nhằm hình thành những kĩ năng, kĩ xảo. Hoạt động dạy học cho trẻ là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của trẻ. Trong đó dƣới sự hƣớng dẫn, tổ chức, điều khiển của giáo viên thì ngƣời học tự giác, tích cực tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học mà cô đƣa ra. Trong quá trình dạy, cô giáo đóng vai trò chủ đạo, hƣớng dẫn cho trẻ, còn trẻ có vai trò tự giác, chủ động, tích cực lắng nghe cô truyền đạt kiến thức. Nếu thiếu một trong hai hoạt động trên, quá trình dạy học sẽ không đƣợc diễn ra. Trên cơ sở khái niệm dạy học, ta có thể đƣa ra khái niệm dạy học âm nhạc. Dạy học âm nhạc cũng là một quá trình giáo viên truyền đạt những kiến thức, kĩ năng âm nhạc đến ngƣời học. Và ngƣời học sẽ chủ động, tự giác lĩnh hội những kiến thức âm nhạc đó dƣới sự hƣớng dẫn, điều khiển của giáo viên. Thêm vào đó, 5 dạy học âm nhạc còn là một trong những phƣơng tiện hiệu quả nhằm phát triển ở học sinh khả năng lĩnh hội và cảm thụ cái đẹp, từ đó hình thành ở các em nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu thƣởng thức âm nhạc. 1.1.2. Khái niệm chung về âm nhạc Theo TS. Ngô Thị Nam: “Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tƣợng có sức biểu cảm của âm thanh. Cùng với các phƣơng tiện diễn tả âm nhạc nhƣ: giai điệu, tiết tấu, cƣờng độ, nhịp độ, âm sắc, âm khu, âm vực, hòa âm... bản chất thời gian trong âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt sự vận động của các ý tƣởng và tình cảm trong tất cả những sắc thái tinh tế nhất.” [8; Tr.1] Ngoài ra, âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện một cách tinh tế nhất thế giới nội tâm của con ngƣời - những rung cảm hết sức tế nhị của niềm vui, nỗi đau khổ, day dứt, suy tƣ, nghi ngờ, ƣớc vọng, tin tƣởng, ... đối với các sự vật, hiện tƣợng và các mối quan hệ trong đời sống một cách đầy đủ và đa dạng. [8; Tr.2] GS.TSKH Phạm Lê Hòa lại chỉ ra rằng “Âm nhạc (Music) là loại hình nghệ thuật sử dụng phƣơng tiện âm thanh đƣợc sinh ra do chính đòi hỏi của cuộc sống khi cần biểu đạt những tình huống nhất định của thế giới tình cảm - trí tuệ xã hội loài ngƣời” [6; Tr.1] Nói tóm lại, âm nhạc là một phần vô cùng quan trọng và không thể tách rời của tất cả các nền văn hóa trên thế giới và trong mỗi nền văn hóa ấy nó lại đƣợc biến đổi cho phù hợp về phong cách, cấu trúc và mang trong mình những dấu ấn riêng, đặc trƣng riêng cho từng quốc gia, đất nƣớc ấy tạo nên sự đa dạng phong phú đến tuyệt vời cho mỗi nền văn hóa âm nhạc của quốc gia. 1.1.3. Khái niệm vận động theo nhạc * Vận động thô (Gross Motor Skills) Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, vận động thô chính là sự phối hợp và phát triển của các nhóm cơ lớn của cơ thể trẻ. Nhóm vận động này bao gồm những hoạt động cụ thể nhƣ: lăn, trƣờn, bò, xoay cơ thể, đi, chạy, nhảy, leo trèo,... giúp trẻ phát triển thể lực chiều cao, cân bằng sự phối hợp hai bán cầu não, phát triển trí lực. 6 Những hoạt động vận động thô giúp trẻ phối hợp và kiểm soát linh hoạt các cơ bắp của tay, chân và thân. Kỹ năng đi thăng bằng, ném, đá, nhảy và bắt là những kỹ năng chúng ta có đƣợc khi phát triển chúng. Đối với một đứa trẻ, sự cân bằng, sức mạnh của cơ bắp và khả năng điều khiển, phối hợp là ba kỹ năng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển. Khi trẻ nắm vững những kỹ năng vận động thô thì cơ thể trẻ sẽ giúp xây dựng một mạng lƣới thần kinh trên não bộ từ đó giúp trẻ phát triển tự nhiên hiệu quả các vận động tinh. Đặc biệt, trẻ sẽ phát triển kĩ năng vận động thô trƣớc kĩ năng vận động tinh. * Vận động tinh (Fine Motor Skills) Vận động tinh là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay nhƣ: cầm nắm đồ chơi, xoay, vặn, siết, lắp ghép khối và các động tác phức tạp hơn nhƣ thêu, đan, nặn tƣợng, vẽ tranh, cầm bút, viết chữ, cắt kéo, cầm muỗng… Kĩ năng vận động tinh phát triển chủ yếu dựa vào những hoạt động vui chơi, luyện tập của trẻ. Kĩ năng vận động tinh còn là cơ sở để phát triển khả năng nghệ thuật của đôi tay nhƣ múa, vẽ,... và luyện viết chữ đẹp. * Vận động theo nhạc Theo TS. Ngô Thị Nam: “Vận động theo nhạc là những động tác đơn lẻ, biểu hiện cảm xúc theo tính chất và nhịp điệu âm nhạc có mang những yếu tố múa.” [8;Tr.45] Vận động có thể có luật động nhất định do đã tích lũy kinh nghiệm, hoặc không có luật động, tự do, tùy hứng. Sôstacôvich đã nói rằng “Khi nghe nhạc ta đều cảm thấy muốn đƣợc chuyển động trong nhịp điệu của nó, ta bắt đầu làm các động tác tay, đập hai chân, lúc lắc đầu. Đó là điệu múa vô thức.” Vận động là mức độ đơn giản của múa, vừa sức với mọi lứa tuổi và thƣờng là một động tác biểu hiện tính chất nhịp điệu theo một nét nhạc, một tiết tấu nhất định của bài hát. Trong vận động theo nhạc, có thể có động tác vỗ tay, dậm chân. Nhƣng các động tác đó phải đƣợc tạo dáng ở một tƣ thế nào đó và đẹp, có tính múa. Những 7 động tác vỗ tay, dậm chân trong vận động theo nhạc thƣờng đƣợc tiến hành khi trẻ trẻ đã học thuộc tác phẩm để giúp trẻ thể hiện cảm xúc, thể hiện tính chất âm nhạc bằng hình thể, giúp trẻ cảm thụ sâu sắc hơn tính chất nhịp điệu của âm nhạc. Còn khi học âm nhạc - hát, đàn, kèn hay xƣớng âm,... đều phải tập gõ theo nhịp, phách, tiết tấu,… để nắm vững nhịp điệu âm nhạc của tác phẩm. Gõ nhịp nhƣ vậy chỉ yêu cầu chính xác, đúng với tác phẩm chứ không cần phải có dáng, có tƣ thế, không cần phải đẹp. Nhƣ vậy, giữa các động tác VĐTN và cách gõ nhịp, phách có cùng mục đích là cảm nhận tiết tấu âm nhạc nhƣng khác nhau về yêu cầu. Hình thức vận động theo nhạc ở lứa tuổi mầm non có thể chia thành 2 nhóm dựa trên cơ sở tri giác âm nhạc và tái tạo các phƣơng tiện truyền cảm trong động tác: + Nhóm 1: Là những động tác đơn giản biểu hiện cảm xúc theo tính chất, nhịp điệu âm nhạc nhƣ vỗ tay, nhún nhảy,… Trẻ nghe và phân biệt độ cao, sắc thái, tốc độ, trọng âm và các âm hình tiết tấu. Các bài hát có cấu trúc cân đối, trẻ vừa hát vừa vỗ tay, gõ, hoạt động hình thể chân tay theo âm hình tiết tấu 1 (tiết tấu chậm). Hoặc các cháu tay chống hông, dậm chân 3 phách đầu, phách 4 dậm gót chân: 8 Có thể thay đổi vận động nhƣ sau: Hay Động tác gõ nhịp phách bằng vỗ tay, dậm chân có tác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu, nhịp, phách trong tác phẩm. Gõ nhịp, phách, âm hình tiết tấu yêu cầu phải chính xác, đúng với tác phẩm. + Nhóm 2: Hƣớng vào kĩ năng chuyển động trong quá trình tổ chức âm nhạc: đi vòng trong bài tập thể lực (đi, chạy, nhảy), dựng bài hát thành các hình tƣợng trò chơi và múa các động tác dễ trong chất liệu dân gian các dân tộc Việt Nam hoặc minh họa lời bài hát. 1.2. Vai trò của vận động theo nhạc đối với trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi 1.2.1. Vận động theo nhạc góp phần phát triển thẩm mỹ cho trẻ Trong hệ thống các môn học đƣợc đƣa vào khung chƣơng trình GDMN mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì âm nhạc đƣợc coi là phƣơng tiện hiệu quả nhất để rèn luyện và giáo dục thẩm mĩ tốt nhất cho trẻ. Nhƣ ta đã biết, nhiệm vụ của giáo dục thẩm mĩ là phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp, hình thành xúc cảm thẩm mĩ và phát triển khả năng sáng tạo, khả năng hoạt động nghệ thuật cho trẻ. Khi múa và vận động theo nhạc, trẻ sẽ dần hình thành khả năng cảm thụ, nhận biết cái đẹp, cái hay và phân biệt đƣợc cái hay, cái xấu, cái chƣa tốt để có cái nhìn đúng đắn nhất về thẩm mĩ. Ngoài ra, sự vận động theo tiết tấu âm nhạc cũng giúp trẻ cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của thế giới xung quanh trẻ nhƣ cảnh vật thiên nhiên, con ngƣời. Từ đó, trẻ biết cách bộc lộ và diễn đạt cảm xúc của mình; biết yêu thƣơng thiên nhiên, bản thân và quý trọng con ngƣời. Khi giáo viên tổ chức cho trẻ vận động theo nhạc các bài hát hát hành khúc có nhịp điệu rắn rỏi, khỏe khoắn, tiết tấu nhanh, mạnh. Điều này sẽ gợi mở và cho trẻ tƣởng tƣợng ra không khí vui tƣơi, phấn khởi, hào hứng,... mà tác giả gửi ngắm 9 trong lời bài hát nhƣ bài “Đội kèn tí hon” nhạc và lời Phan Huỳnh Điểu, bài hát “Chú bộ đội” sáng tác Hoàng Hà,... 1.2.2. Vận động theo nhạc góp phần phát triển đạo đức cho trẻ Khi đƣợc thể hiện các vận động trong các bài hát mà trẻ đƣợc học, xúc cảm của trẻ sẽ đƣợc phát triển, từ đó trẻ biết yêu thiên nhiên, cảnh vật, con ngƣời, yêu cha mẹ, ông bà, gia đình, bạn bè, mái trƣờng, thầy cô,... những tình cảm này chính là cốt lõi trong đạo đức của mỗi con ngƣời mà giáo dục muốn hƣớng tới. VD: Trong bài hát “Đi học về” sáng tác Hoàng Long - Hoàng Lân, khi cô tổ chức dạy vận động cho trẻ theo nhạc bài hát này, trẻ không chỉ học đƣợc tƣ thế chào hỏi ngƣời lớn (đó là khoanh tay trƣớc ngực, đầu hơi cúi, miệng cƣời tƣơi, giọng nói rõ ràng) mà trẻ còn đƣợc giáo dục về hành vi đạo đức đó là trẻ phải biết chào hỏi lễ phép với ngƣời lớn khi đi học về “Đi học về là đi học về, con vào nhà con chào cha mẹ”. Giai đoạn đến trƣờng lớp cũng là thời điểm trẻ đƣợc mở rộng môi trƣờng giao tiếp, đƣợc tiếp xúc với nhiều ngƣời hơn - đó là thầy cô giáo và bạn bè của trẻ. Cụ thể trong giờ hoạt động âm nhạc khi cô tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ tham gia, trẻ sẽ có cơ hội đƣợc vận động cùng với bạn bè của mình. Thông qua đó, tạo ra những cảm xúc chung trong nhóm trẻ ở cùng độ tuổi, khiến trẻ đồng cảm, quan tâm đến nhau, bồi đắp tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, hòa nhập, và hình thành ý thức cộng đồng. Nhƣ chúng ta đã biết, Việt Nam có một kho tàng âm nhạc dân gian phong phú, là kết tinh văn hóa của 54 dân tộc anh em và mỗi dân tộc lại có những bài đồng dao, ca dao, những điệu nhảy múa đặc trƣng, và mang đậm bản sắc dân tộc của từng vùng miền, phong phú về âm điệu, nhịp điệu, tiết tấu. Vì vậy, đây sẽ là phƣơng tiện quý báu để trẻ có cơ hội tiếp nhận và hiểu biết thêm về bản sắc âm nhạc dân tộc Việt Nam. Qua đó, bồi dƣỡng cho trẻ tình yêu thƣơng, sự trân trọng và lòng tự hào về dân tộc, quê hƣơng - nơi trẻ sinh sống. Không dừng lại ở đó, VĐTN còn kích thích sự tự tin, mạnh dạn, khắc phục sự nhút nhát, rụt dè ở trẻ trong các hoạt động cá nhân hay các hoạt động đòi hỏi tính tập thể bởi nó cần sự tập trung chú ý, phản ứng nhanh nhẹn, điều khiển vận động phù hợp với âm nhạc, chấp hành kỉ luật, tính tổ chức mà lớp học đề ra. Nhờ vậy, 10 góp phần giáo dục cho trẻ văn hóa giao tiếp, hành vi ứng xử và tính tập thể, tạo điều kiện hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho trẻ, trở thành con ngƣời có ích cho xã hội. 1.2.3. Vận động theo nhạc góp phần phát triển thể chất cho trẻ Khi nghe cô hát, trẻ vận động hay nhảy múa theo nhạc sẽ góp phần phát triển độ linh hoạt, tự tin, mạnh dạn hoặc trẻ vừa vận động vừa hát theo cô sẽ góp phần phát triển cơ quan phát thanh hô hấp làm cho trẻ có giọng hát hay, chính xác, rõ lời, tạo điều kiện rèn luyện cho sự phối hợp chặt chẽ giữa tai nghe và hát. Đồng thời cũng tạo cho trẻ phong thái tự nhiên, uyển chuyển khi thể hiện bài hát kèm theo vận động theo nhạc. Trong quá trình tham gia vận động theo nhạc, các động tác hình thể còn ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển cơ thể của trẻ mà trƣớc hết là phát triển về xƣơng và cơ. Nó đòi hỏi trẻ phải phối hợp hài hòa hoạt động các giác quan và vận động cơ thể để điều khiển đƣợc toàn bộ cơ thể một cách uyển chuyển, nhịp nhàng và chính xác, điều này góp phần điều chỉnh hệ thần kinh, hệ vận động. Khi trẻ hát và vận động theo âm nhạc, tính chất đa dạng của nhịp điệu và các động tác tƣơng ứng sẽ ảnh hƣởng tới sự thay đổi của nhịp tim, sự tuần hoàn máu, hô hấp và giãn nở cơ. Theo kết luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo Mỹ, vấn đề mấu chốt của việc vận động theo nhạc nằm ở mối tƣơng quan giữa hoạt động trí não có tác động tích cực đến sức khỏe của con ngƣời, nhờ đó cƣờng độ và chất lƣợng của hoạt động trí não đƣợc nâng cao. Mặt khác, trong lúc đƣợc vận động theo nhạc, trẻ vừa có cơ hội tƣ duy sáng tạo - ghi nhớ tác phẩm, vừa thể hiện sự hứng thú của mình với âm nhạc bằng việc phối hợp các động tác kết hợp tay chân, đi lại uyển chuyển, chạy nhảy nhẹ nhàng, những động tác nhún chân, lắc lƣ, đung đƣa ngƣời theo giai điệu của bài hát hay thực hiện các điệu múa, vận động đơn giản, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tóm lại, sự điều khiển vận động cơ thể theo âm nhạc có tác dụng toàn diện đến mọi mặt cho trẻ, đặc biệt là giúp trẻ kiểm soát, điều khiển và tự làm chủ đƣợc cơ thể và có đƣợc một dáng vóc đẹp và hài hòa, tự tin khi giao tiếp với những ngƣời xung quanh. 11 1.2.4. Vận động theo nhạc là phương tiện góp phần phát triển trí tuệ ở trẻ Trƣớc tiên, VĐTN đẩy mạnh khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ. Vận động đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý quan sát các chuyển động động tác vận động dƣới sự hƣớng dẫn của cô, vận dụng trí não để ghi nhớ các chuyển động này mới có thể bắt chƣớc và thực hiện theo cô. Và điều quan trọng đó là muốn vận động tốt thì trẻ buộc phải ghi nhớ và thuộc lời các bài hát, bản nhạc, cảm nhận đƣợc giai điệu, tiết tấu lúc nào cần vận động nhanh lúc nào cần vận động chậm để kịp thời điều khiển cơ thể phù hợp với giai điệu của bài hát đó. Nhờ vậy, não bộ của trẻ ngày càng đƣợc kích thích và phát triển. Đôi khi, cô sẽ bật một bài hát trẻ đã đƣợc học và yêu cầu trẻ tự biên đạo vận động đơn giản cho một bài hát bất kì nào đó, lúc này đòi hỏi trẻ phải tích cực tƣ duy, tƣởng tƣợng, và sáng tạo ra bài vận động theo cách nghĩ của riêng mình. Đặc biệt hơn, vận động theo nhạc cũng tạo ra những xúc cảm tích cực, giúp nhận thức của trẻ đƣợc sâu sắc hơn. Bằng những lập luận và dẫn chứng nêu trên tôi rút ra kết luận là vận động theo nhạc đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện các mặt của trẻ. Vì vậy, giáo viên mầm non phải đặc biệt tăng cƣờng và đa dạng thêm nhiều hệ thống các bài tập vận động khi tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ, thay đổi phƣơng pháp, hình thức dạy học cũng nhƣ áp dụng các biện pháp khác nhau để gây đƣợc hứng thú cho trẻ trong giờ dạy học vận động theo nhạc. 1.2.5. Đặc điểm vận động của trẻ 5 - 6 tuổi Vận động của trẻ giai đoạn này đã hoàn thiện hơn nhiều so với các giai đoạn trƣớc. Đặc biết, khả năng vận động của các cơ lớn ở trẻ đã phát triển. Khả năng vận động thô: Trẻ đã biết phối hợp vận động khi nhảy, tay góp phần vào việc thúc đẩy lực nhảy nhƣ thực hiện đƣợc nhảy lò cò 5m, nhảy từ trên cao xuống hay nhảy tách khép chân, đập và bắt bóng, khả năng giữ thăng bằng tốt. Khả năng vận động tinh: Các ngón tay của trẻ 5 - 6 tuổi không những có thể hoạt động tự do mà động tác còn nhanh nhẹn, khéo léo và hoàn chỉnh hơn nên trẻ có thể cầm bút để viết hay vẽ đồng thời còn thực hiện nhiều động tác mới và tinh tế 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan