Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp Khảo sát trường nghĩa gió trong thơ Tố Hữu...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Khảo sát trường nghĩa gió trong thơ Tố Hữu

.PDF
71
389
150

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOẲ NGŨ VĂN ***** TRẦN THỊ NGUYỆT KHẢO SÁT TRƯỜNG NGHĨA GIÓ TRONG THƠ TỐ HỮU KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • C huyên ngành: N gôn N g ữ học Ngưòi hướng dẫn khoa học TS. GVC PHẠM THỊ HÒA HÀ N Ộ I-2010 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, tiếp cận văn chương từ góc độ ngôn ngữ là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trong đó, từ và sự vận động của từ trong trường nghĩa đang là điếm trọng được chú ý từ nhiều chiều. Trường nghĩa giỏ đã trở thành đối tượng xem xét của một số tác giả. Tuy nhiên, họ mới chỉ quan tâm đến đối tượng này trong phạm vi kho từ vựng chứ chưa đi sâu vào khảo sát nó ở tác phấm văn chương cụ thể. Luận văn của chúng tôi sẽ khảo sát trường nghĩa giỏ trong những sáng tác tiêu biểu của kho tàng văn học dân tộc với mong muốn đóng góp phần nào vào sự phát triển của khuynh hướng đọc hiểu tác phẩm từ góc độ ngôn ngữ. Tố Hữu là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông được độc giả biết đến và tôn vinh như là lá cờ đầu của dòng văn học cách mạng. Rất nhiều sáng tác của ông đã ăn sâu vào tâm trí độc giả, đặc biệt là những người từng đi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Những đặc sắc trong thơ ca Tố Hữu làm tốn không ít giấy mực của các thế hệ bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu tác phẩm của đại thi hào này, chúng tôi nhận thấy việc đặt phạm vi khảo sát tường nghĩa giỏ ở đây không chỉ tôn vinh nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện của thi nhân mà còn góp phần khẳng định sự độc đáo của tiếng Việt trong ngôn ngữ văn chương. 2. Lịch sử vấn đề Khi tìm hiểu đề tài, chúng tôi thấy nhiều trường từ vựng - ngữ nghĩa thuộc các phạm trù chỉ người, chỉ sự vật, động vật, thực vật... đã được nghiên cứu. Nhiều công trình cũng đã xem xét sự hoạt động của trường nghĩa trong môi trường xã hội, lịch sử, văn hóa... Một số tác giả còn đối sánh trường nghĩa trong tiếng Việt với các trường nghĩa tương ứng trong những ngôn ngữ khác. Nhưng, họ chủ yếu nghiên cứu trong phạm vi ngôn ngữ, trong mối quan hệ với sử học, văn hóa học, xã hội học, phong tục học... chứ chưa đi vào tác phẩm văn học cụ thế. Việc khảo sát hoạt động của trường nghĩa trong tác phấm văn chương là vấn đề còn mới mẻ. Nghiên cứu về vấn đề này đã có một số ít công trình như: Các tính từ chỉ màu sắc trong thơ Tố Hữu, các từ chỉ không gian trong ca dao, trường nghĩa của từ yêu trong thơ Xuân Diệu và thơ Nguyễn Bính 1932 - 1945... 3. Mục đích nghiên cửu Vận dụng một số lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học đế bước đầu đánh giá hiệu quả sử dụng và tìm hiếu hoạt động của trường nghĩa giỏ trong môi trường tác phẩm văn chương, cụ thể là trong thơ ca Tố Hữu suốt chặng đường 1937 - 1992. Với việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ với văn chương như thế, chúng tôi mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào xây dựng con đường tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ ngôn ngữ, đồng thời xem xét sự vận dụng, chuyến hóa của ngôn ngữ ở “miền đất hứa” của nó. 4. Nhiệm vụ nghiên cửu ứ ng với mục đích nêu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau: - Khảo sát các vấn đề lý thuyết liên quan. - Khảo sát trường nghĩa gió và các biến thể của nó trong thơ Tố Hữu. - Bước đầu phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng và nhận xét sự vận động của trường nghĩa gió trong thơ Tố Hữu. 5. Đối tưọng và phạm vi nghiên cứu Từ ngữ thuộc trường nghĩa gió trong thơ Tố Hữu chặng đường 1937 1992. Tố Hữu là cây bút viết nhiều, viết không mệt mỏi về hiện thực cách mạng cũng như hiện thực cuộc sống. Con đường thơ của ông kéo dài từ những năm 30 của thế kỷ 19 đến những năm đầu thế kỷ 20. Do hạn chế về mặt thời gian và dung lượng đề tài, chúng tôi chỉ xin đặt phạm vi nghiên cứu vào những tập thơ gắn liền với tên tuổi tác giả, những tập được đông đảo bạn đọc biết đến và có nhiều thi phẩm được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, đó là các tập: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn. 6. Phương pháp nghiên cứu Đe giải quyết những nhiệm vụ đề ra, luận văn được tiến hành với sự kết họp của các phương pháp là: - Tổng họp, khái quát các vấn đề lý thuyết liên quan. - Khảo sát, thống kê, phân loại trường nghĩa gió trong hệ thống từ vựng tiếng Việt và trong thơ Tố Hữu. - Phân tích, tổng họp các kết quả đã thống kê để khái quát lên ý nghĩa cũng như hiệu quả sử dụng và sự vận động của trường nghĩa gió trong phạm vi nghiên cún. 7. Đóng góp của luận văn - Hệ thống các vấn đề lý thuyết về trường nghĩa, ngữ cảnh, biến thể, tín hiệu thấm mĩ. - Khai thác những đặc sắc trong thơ ca Tố Hữu ở khía cạnh sử dụng trường từ vựng đồng thời chỉ ra sự độc đáo của trường nghĩa khi đi vào tác phẩm văn chương. Ket quả đạt được của luận văn có thể giúp ích cho các công trình tiếp theo nếu có cùng đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 8. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 4 phần: Mục lục; Chính văn; Tài liệu tham khảo và Phụ Phần chính văn, ngoài mở đầu và kết luận là nội dung với55 trang chia thành hai chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết (22 trang);Chương 2:Trường nghĩa giỏ trong thơ Tố Hữu (30 trang). NỘI DUNG C H Ư Ơ N G 1: C ơ SỞ L Ý T H U Y Ế T 1.1. Lý thuyết về trirờng nghĩa Trường nghĩa còn được gọi là trường ngữ nghĩa là cách gọi tắt của trường từ vựng - ngữ nghĩa, một lĩnh vực nghiên cứu từ vựng học mới được giới thiệu vào Việt Nam mấy chục năm gần đây. Từ khi ra đời đến nay, lý thuyết này đã được vận dụng vào nghiên cứu nhiều kiểu trường nghĩa. Kiếu trường nghĩa được nghiên cứu nhiều nhất là “nhóm từ vựng - ngữ nghĩa”. Đó là kiểu trường nghĩa được xác lập dựa trên từ khái quát biểu thị các khái niệm chung nhất, trừu tượng nhất và trung hoà. Ví dụ: trường nghĩa thời gian, trường nghĩa không gian, trường nghĩa động vật, trường nghĩa thực vật... Tiếp đến là kiếu trường được xác lập theo một khái niệm chung nhất cho tất cả các từ của nhóm: nhóm các từ ngữ chỉ sự di chuyển trong không gian, nhóm các từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc, hay nhóm các từ ngữ chỉ sự tác động qua lại... Những kết cấu ngữ nghĩa của các từ đa nghĩa cũng được coi là trường nghĩa và được nghiên cứu dựa trên lý thuyết về trường nghĩa bởi lẽ giữa các nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa bao giờ cũng có một yếu tố chung, tạo nên trung tâm ngữ nghĩa để thu hút các từ có quan hệ với nó. Ví dụ: trường nghĩa của từ chân, trường nghĩa của từ tay, trường nghĩa của từ tai, từ mắt, từ m ũi... Lý thuyết trường nghĩa còn được vận dụng vào nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. Trong nhũng năm gần đây, lĩnh vực này đã có nhiều công trình điều tra các hệ thống từ vựng trong vốn từ của các ngôn ngữ khác nhau, liên quan tới các khu vực như: họ hàng, màu sắc, trọng lượng, cấp bậc trong quân đội... 1.1.1. Khái niệm trưÒTig nghĩa Hệ thống là tính chất hàn lâm về ngữ nghĩa của từ vựng đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định. Tuy nhiên do quá lớn và phức tạp nên những liên hệ ngữ nghĩa trong từ vựng không thể hiện ra một cách trực tiếp giữa các từ được lựa chọn ngẫu nhiên. Chẳng hạn với hai từ “mặt trời”và “đôi dép”người ta khó có thể tìm thấy mối liên hệ gì về ngữ nghĩa. Do thế giới phản ánh vào ngôn ngữ mang tính tổng thể, liên tục nên để hiếu được nó, chúng ta buộc phải “chia cắt” tống thể thành những bộ phận nhỏ hơn. Chia hệ thống từ vựng thành những bộ phận nhỏ hon dựa trên ngữ nghĩa của nó, ta sẽ thu được những tiếu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ trong tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng. Quan niệm về trường nghĩa mà chúng tôi trình bày trong luận văn này chủ yếu dựa trên định nghĩa: “Mỗi tiếu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là những tập họp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa” [6, 172]; và định nghĩa: “Trường nghĩa là một tổ chức các từ và các biến thể sử dụng từ có quan hệ với nhau làm thành một hệ thống. Hệ thống này cho thấy mối liên kết của chúng dựa theo một cái gì đó” [dẫn theo 1, 9]. Theo các định nghĩa này, có thê hiêu, trường nghĩa là một tập hợp, một tô chức, một nhóm... các từ có moi quan hệ nào đó với nhau về ngữ nghĩa. Chủng làm thành một tiêu hệ thong trong hệ thong từ vựng của một ngôn ngữ. Việc xác lập trường nghĩa do đó phải dựa trên những tiêu chí ngôn ngữ nhất định. 1.1.2. Các loại trưòng nghĩa Việc phân loại trường nghĩa nên dựa vào sự hiểu biết về hai loại quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ là: quan hệ ngữ đoạn (quan hệ ngang) và quan hệ hệ hình (quan hệ dọc). Theo đó, trường nghĩa được chia thanh hai loại: trường nghĩa ngang, trường nghĩa dọc và một trường có quan hệ chi phối cả hai trường trên, đó là trường liên tưởng. Phân định và xác lập một trường nghĩa về cơ bản dựa trên bảy tiêu chí sau: T hử n h ấ t: do các trường nghĩa là các sự kiện thuộc phạm trù ngôn ngữ nên việc phân lập chúng trước tiên phải dựa vào các tiêu chí ngôn ngữ - những ỷ nghĩa ngôn ngừ. Ý nghĩa ngôn ngữ chính là ý nghĩa của từ, cơ sở đế xác lập từ thành trường. T hử h ai: phải tìm được các trường họp điến hình - từ điến hình. Nó sẽ tạo ra một lực nghĩa “thu hút, hấp dẫn” các từ khác vào cùng trường. Theo tiêu chí này, các trường nghĩa có ranh giới tương đối có thể độc lập hoặc giao nhau hay thậm chí là bao hàm lẫn nhau. T hử b a : dựa vào các lớp ỷ nghĩa biếu vật và biêu niệm, có thể phân biệt trường biểu vật và trường biểu niệm. T hử tư : với trường biểu vật tiêu chí xác lập chỉ là sự đồng nhất ở một nét nghĩa biếu vật. T hử năm : với trường nghĩa biếu niệm, tiêu chí xác lập chỉ là sự đồng nhất ở một nét nghĩa biêu niệm. T hử sáu: với trường tuyến tính tiêu chí xác lập là dựa hẳn vào ngữ nghĩa từ trung tâm. Từ này phải đáp ứng được yêu cầu về quan hệ ngữ nghĩa - ngữ pháp của các từ trong trường [4, 250-260]. T hử bảy: với trường liên tưởng, cơ sở để tạo lập trường là các nghĩa ngữ dụng của từ trung tâm. Đó là những nghĩa mới được tạo ra trong quá trình từ hành chức, chưa đi vào hệ thống. Từ trung tâm khi cùng xuất hiện với loạt các từ nào đấy trong nhiều ngữ cảnh trùng lặp sẽ có hiện tượng đẳng cấu ngữ nghĩa. Khi đó chúng sẽ tạo thành một trường nghĩa liên tưởng mà ở đó, các từ có quan hệ với nhau nhờ mối liên tưởng ngữ nghĩa nào đó. Theo các tiêu chí trên hệ thống từ vựng ngữ nghĩa của một ngôn ngữ có thể được phân lập ra các loại trường nghĩa: 1.1.2.1. Trường nghĩa biểu vật (trường biểu vật) Trường biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biếu vật. Từ điển hình của trường thường là các danh từ có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật. Với trường nghĩa về giỏ thì từ trung tâm khái quát sẽ là từ gió. Từ từ này mà tập họp được các từ có cùng hạt nhân ý nghĩa với gió như: không khỉ, lốc, dông, tố, dông tố, bão... Các trường biểu vật khác nhau về số lượng, cách thức tổ chức các đơn vị, miền phân bố. Vì từ có tính nhiều nghĩa biếu vật nên một từ có thể nằm trong nhiều trường khác nhau, từ đó dẫn đến hiện tượng “thấm thấu”, “giao thoa” giữa các trường. Hai trường biểu vật “giao thoa” với nhau khi một hoặc một số từ của trường này nằm trong trường kia. số lượng các từ chung của hai trường càng ít thì tính độc lập của chúng càng cao. Tính độc lập của hai trường “cạy” và “người” sẽ cao hơn tính độc lập của hai trường “cây” và “/ỉơa”. Trong một trường biếu vật, quan hệ của các từ ngữ đối với trường là không giống nhau. Những từ có nghĩa biểu vật gần với từ trung tâm sẽ gắn chặt với trường tạo thành “lõi” của trường. Ngoài “lõi” là các lớp từ gắn bó với trường theo chiều hướng lỏng lẻo dần. 1.1.2.2. Trường nghĩa biểu niệm (trường biểu niệm) Trường biếu niệm là một tập họp từ có chung một cấu trúc biếu niệm. Cũng như các trường biểu vật, các trường biểu niệm lớn có thể được phân thành các trường nhỏ hơn với những miền, những mật độ khác nhau. Các trường biểu niệm cũng “giao thoa”, “thẩm thấu” vào nhau, cũng có lõi trung tâm là các từ điến hình và các lớp ngoại vi là những từ kém điển hình. Có thể lấy ví dụ một số trường biếu niệm sự vật: 1- (đồ dùng sinh hoạt), (dụng cụ nấu ăn): bếp, xoong, chảo, thìa, đũa...;2- (đồ dùng sinh hoạt), (dùng đê đặt đê): bàn, tủ, kệ, ghê, giá...;3- (đo dùng sinh hoạt), (dùng đẻ đựng, chứa): hòm, thúng, thau, thùng, chậu... 1.1.2.3. Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang) Như đã nói ở trên, tiêu chí đế phân loại trường tuyến tính là dựa hắn vào ngữ nghĩa từ trung tâm. Đe lập các trường tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả các từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính chấp nhận được trong ngôn ngữ. Chẳng hạn, trường tuyến tính của từ gió là: gió thoi, gió lùa, gió lướt.. nối gió, lặng gió. . quạt gió, bơm gió... Vậy, các từ trong một trường tuyến tính là những từ thường xuất hiện với từ trung tâm trong các loại ngôn bản. Bằng việc phân tích ý nghĩa của chúng, ta có thế phát hiện được những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và tính chất của các quan hệ đó. Cùng với các trường nghĩa dọc, trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những đặc điểm hoạt động của từ. 1.1.2.4. Trường nghĩa liên tưởng (trường liên tưởng) Sự phân lập ra các trường biếu vật và biếu niệm như trên là cần thiết đế tìm hiểu những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ pháp, phát hiện những đặc điểm nội tại và đặc điểm hoạt động của từ. Nhưng đó mới chỉ là sự phân tích “cấu trúc bề mặt” của ngôn ngữ, trong ngôn ngữ còn có “cấu trúc bề sâu”. Đó là lý do đề xác lập trường liên tưởng. Nhà ngôn ngữ học Pháp Ch.Bally là tác giả đầu tiên của khái niệm trường liên tưởng. Theo ông, mỗi từ có thể là trung tâm của một trường liên tưởng [ dẫn theo 6]. Ví dụ với từ gió có thể gợi ra liên tưởng: 1. lạnh, mát, rét... 2. mưa, nắng, bão... 3. sự nhẹ nhàng, lả lướt... Như thế, các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm. Ý nghĩa liên hội là ý nghĩa được hình thành do liên tưởng, do sử dụng. Vì vậy, nó có tính lâm thời, chưa đi vào hệ thống cấu trúc của từng đơn vị ngôn ngữ. Các từ trong một trường liên tưởng trước hết là những từ cùng nằm trong trường biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là có quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm. Song trong trường liên tưởng còn nhiều từ khác được liên tưởng tới do xuất hiện đồng thời với từ trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ đề tương đối đồng nhất. Điều này khiến cho các trường liên tưởng có tính dân tộc, tính thời đại và tính cá nhân. Trường liên tưởng về từ thuyền trong ca dao, trong văn học trung đại và văn học hiện đại; trường liên tưởng về từ xuân trong thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tố Hữu là những minh chứng cho điều đó. Tính không ốn định của trường liên tưởng chính là hệ quả tất yếu của những tính chất trên. Xuất phát từ tính không ổn định nên trường liên tưởng ít có tác dụng phát hiện những quan hệ cấu trúc về ngữ nghĩa của các từ và từ vựng nhưng nó có hiệu lực lớn trong giải thích việc dùng từ, nhất là các từ trong tác phấm văn học. Có nhiều trường họp phải dùng đến trường liên tưởng thì một chuỗi kết hợp bất thường, mơ hồ về nghĩa... trong ngôn phẩm mới được làm sáng tỏ. 1.1.3. Ngữ nghĩa của trường nghĩa Ngữ nghĩa của trường nghĩa, trước hết là ngữ nghĩa chung, khái quát của các từ trong trường. Đó là sự thống nhất, hòa hợp giữa ngôn ngữ, hiện thực khách quan và tư duy phản ánh quá trình đồng hóa thực tiễn vào trong ngữ nghĩa của trường nghĩa. Ớ phần trên, chúng tôi đã phân loại trường nghĩa dựa vào các nghĩa khái quát, các quan hệ dọc, ngang... của trường. Việc xác lập đó chủ yếu dựa vào nghĩa của từ trung tâm, điến hình trong trường. Qua khảo sát các trường nghĩa, chúng tôi thấy rằng nghĩa của các từ trung tâm đều chi phối nghĩa của các từ thành viên. Điều này đúng với nguyên tắc về cách tổ chức nội bộ trường rằng từ trung tâm phải thể hiện những đặc tính phổ quát của trường, là tâm điểm để tập hợp các từ vào một trường. Xem xét về ngữ nghĩa của từ trung tâm, ta thấy nó là một hệ thống được tạo nên bởi các nghĩa khác nhau có quan hệ chăt chẽ. Nói chính xác hon đó là tập họp các nghĩa vị thuộc những cấu trúc nhất định quy định vị trí của từ trong trường, làm cơ sở cho hoạt động tạo nghĩa, hoạt động thông báo của từ trong lời Trong hệ thống ngữ vị đó lại có một nghĩa hạt nhân chi phối nghĩa của từ trung tâm và chi phối cả các từ cùng trường với nó. Dựa vào nghĩa hạt nhân ta sẽ biết từ được xét thuộc về trường nghĩa nào, biết chiều chuyển nghĩa của nó và hướng chuyển nghĩa của cả trường chứa nó. Các từ trong một trường vì thế mà đẳng cấu về nghĩa hạt nhân - đặc hữu. Vậy, ngữ nghĩa của trường nghĩa thực chất là cấu trúc nghĩa vị và đặc điếm ngữ pháp đặc hữu của trường, tất cả đều do từ trung tâm, điến hình do trường đại diện [dẫn theo 1]. Do đó, từ đây trở đi, chúng tôi quan niệm, ngữ nghĩa của trường nghĩa chính là ngữ nghĩa của từ trung tâm, điển hình trong trường. Ngữ nghĩa của từ trung tâm giỏ được coi là ngữ nghĩa của trường nghĩa giỏ. Bên cạnh nghĩa chung, ngữ nghĩa của trường nghĩa còn được xét ở quan hệ ngữ nghĩa trong một trường, tức là sự phân hóa nó thành những tiểu trường và những nhóm nhỏ hơn theo kiểu quan hệ bậc 1, bậc 2, bậc 3... khi phân tích cấu trúc. Sự phân chia ấy sẽ tạo ra những tiểu trường đồng cấp và biệt loại với những tiếu trường khác. Việc xem xét cấu trúc ngữ nghĩa trong nội bộ trường như vậy sẽ định vị được các từ trong trường và xác định tương đối đầy đủ ý nghĩa từng từ trong trường. 1.1.4. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong trưòng nghĩa 1.1.4.1. Quan hệ bao gồm - nằm trong Quan hệ bao gồm - nằm trong là quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ có nghĩa rộng hẹp khác nhau cùng thuộc một trường biếu vật hoặc có nét nghĩa đầu tiên chỉ cùng một loại. Từ có nghĩa chỉ loại lớn bao gồm nghĩa của các từ chỉ những loại nhỏ trong loại lớn đó. Các từ có quan hệ cấp loại, về nguyên tắc chia thành từng cấp, có những từ trên cấp, những từ dưới cấp và những từ đồng cấp. Từ có nghĩa rộng, khái quát bao gồm là từ trên cấp so với từ nằm trong nó. Những từ nằm trong một từ trên cấp nào đó là từ dưới cấp của từ trên cấp bao gồm nó. Các từ trong một cấp với nhau là những từ đồng cấp. Những từ này bình đẳng với nhau, tách biệt nhau, giữa chúng không có quan hệ bao gồm và nằm trong. Từ gió là từ trên cấp của các từ đồng cấp là: gió nam, gió bắc, gió tầy, gió đông. Quan hệ cấp loại mang tính tương đối. Sự phân loại trong tiếng Việt cũng như trong các ngôn ngữ khác đều mang đặc trưng văn hóa riêng. 1.1.4.2. Quan hệ toàn bộ - bộ phận Quan hệ toàn bộ - bộ phận là quan hệ giữa chỉnh thể thống nhất với các bộ phận cấu thành nên nó. Trong một trường nghĩa, kiểu quan hệ này cũng có trật tự phân bậc, từ bậc 1, bâc 2, bậc 3... Trong toàn bộ có bộ phận bất khả li và bộ phận khả li. Bộ phận bất khả li là bộ phận cấu thành toàn bộ một cách tự nhiên, thiếu chúng thì toàn bộ không còn hoàn chỉnh. Bộ phận khả li là bộ phận thường có mặt trong toàn bộ nhưng thiếu chúng toàn bộ vẫn đảm bảo được tính hoàn chỉnh. Trong trường nghĩa, ngữ nghĩa của từ trung tâm chính là cơ sở để xác định bộ phận bất khả li và khả li. 1.1.4.3. Quan hệ đồng nghĩa Quan hệ đồng nghĩa là quan hệ giữa các đơn vị từ vựng trong một trường nghĩa khi chúng có những nét nghĩa đồng nhất. Quan hệ này chỉ xuất hiện khi các nét nghĩa đầu trong trường nghĩa biểu niệm đồng nhất với nhau. Những nét nghĩa kế tiếp phải được sắp xếp theo cùng một trật tự. Các nét nghĩa đồng nhất càng nhiều thì mức độ đồng nghĩa càng cao. Cấu trúc biếu niệm của các từ đồng nghĩa không chứa những nét nghĩa trái ngược nhau. Căn cứ vào mức độ đồng nghĩa, các dãy đồng nghĩa được chia thành hai loại: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn. Đồng nghĩa hoàn toàn là đồng nghĩa giữa các từ ngữ không khác nhau về nghĩa biểu vật hay biểu niệm mặc dù chúng có thế khác nhau về phương ngữ. Đó là trường họp của các từ mẹ, u, bầm, bủ, má, mé. .. Đồng nghĩa không hoàn toàn là đồng nghĩa giữa các từ khác nhau về sắc thái ý nghĩa, sắc thái biếu vật, sắc thái biếu niệm, sắc thái biểu thái, hay phong cách chức năng. Trường họp này ứng với các biến thể từ vựng của giỏ: không khí, lốc, dông, tố, dông to, bão. Trong ngôn ngữ văn chương, hệ thống từ đồng nghĩa lá kho tàng quý giá để đáp ứng những đòi hỏi về dùng từ: linh hoạt, chính xác, gợi hình, biểu cảm và hàm súc. 1.1.4.4. Quan hệ trái nghĩa Trái nghĩa là hiện tượng ngữ nghĩa trái ngược với hiện tượng đồng nghĩa. Tức là quan hệ giữa các đơn vị từ vựng trong một trường có những nét nghĩa đối lập nhau. Đẻ xác định hiện tượng trái nghĩa, ta phải đặt các đơn vị từ trên một nét nghĩa đồng nhất nào đó. Dài và ngắn được xác định trái nghĩa với nhau trên cơ sở nét nghĩa chung chỉ kích thước. Tóm lại, từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt là một hệ thống chứa nhũng phần tử có quan hệ nhất định với nhau. Quan hệ trường nghĩa là quan hệ chung nhất, trong quan hệ ấy lại nảy sinh những mối quan hệ khác. Những quan hệ ngữ nghĩa trong trường nghĩa nói trên là cơ sở giúp chúng tôi phân lập các từ thuộc trường nghĩa giỏ vào các tiếu trường với tầng bậc lớn nhỏ khác nhau. 1.2. Một số Yấn đề về ngữ cảnh Trường nghĩa vừa là một thực thể ngôn ngữ, vừa là một thực thể xã hội. Trong ngữ nghĩa của trường nghĩa, ngoài những thông tin ngôn ngữ nó còn biểu thị những thông tin lịch sử, văn hóa... Những thông tin này bố sung nét nghĩa “làm đầy” là những liên tưởng, những hạn chế... ngữ nghĩa khác nhau của trường nghĩa. Bởi thế, việc miêu tả thông tin cấu trúc không đối lập mà trái lại, là cơ sở đế tiến hành miêu tả thông tin ngoài cấu trúc của trường. Như vậy là có một bộ phận ngữ nghĩa của trường nghĩa nằm ngoài hệ thống cấu trúc nhưng vẫn liên hệ mật thiết với hệ thống cấu trúc, giúp lý giải ngữ nghĩa các yếu tố trong cấu trúc và ngược lại. Cái giúp lý giải ấy chính là ngữ cảnh. Ngữ cảnh là vấn đề được giới nghiên cứu ngôn ngữ đặc biệt quan tâm. Ở Việt Nam, ngay từ năm 1975, Hoàng Phê đã thấy được vấn đề khi ông viết: “Nghiên cứu ngữ nghĩa của từ... việc cần thiết, quan trọng là phải đặt nghĩa của từ vào trong việc sử dụng, gắn liền với những quan hệ ngữ nghĩa sinh động, đa dạng, cụ thể. Đó là việc tìm hiểu nghĩa của từ trong tố họp từ, trong câu, trong văn bản và cả liên văn bản” [22]. Sau này, không một công trình nghiên cứu về ngữ nghĩa, ngữ dụng nào lại không đề cập đến ngữ cảnh. Nghiên cứu về ngữ cảnh có rất nhiều tác giả với nhiều ý kiến khác nhau. Trong luận văn này, chúng tôi tiếp thu, kế thừa kết quả nghiên cứu cho rằng: Chủng tôi quan niệm ngừ cảnh là toàn bộ cải thế giới môi trường chi phối đến hoạt động bên ngoài lân bên trong của hệ thống tín hiệu ngôn ngữ. Ngữ cảnh là cải không hạn định, liên tục mở ra về không gian và thời gian. Tùy thuộc vào biên độ lớn nhỏ của môi trường được xét mà nó có thế là rất rộng, bao gồm các đối ngôn và các họp phần hiện thực ngoài diên ngôn như quan niệm của Đô Hữu Châu. Nỏ có thê là rất hẹp theo cách hiếu của Nguyên Thiện Giáp, Vũ Đức Nghiêu là những từ bao quanh hay đi kèm theo một từ tạo cho nó tính xác định ve nghĩa [ 1, 17]. Chúng tôi đang xem xét loại diễn ngôn thơ. Ngữ cảnh của nó ở trạng thái động và có tính liên văn bản. Như đã nói ở trên, ngữ cảnh là yếu tố chi phối, hạn định ý nghĩa tất cả các nhân tố trong ngôn bản mà phạm vi của ngữ cảnh quá rộng, ta không thế nào nắm hết được nên không bao giờ có thế hiểu hết mọi cung bậc ý nghĩa của hình tượng thơ. Ngay cả các nhà thơ, người sáng tạo ra văn bản cũng khó lường hết được ý nghĩa tác phẩm của mình trong mọi ngữ cảnh. Bởi vậy mới nói, văn chương khó có ý nghĩa tận cùng, cạn kiệt. Nghiên cứu ngữ nghĩa trong ngữ cảnh, cần thiết phải nghiên cứu những nét đặc thù văn hóa, xã hội; nghiên cứu khả năng thực hiện chức năng xã hội của ngôn ngữ. Đó chính là một nhiệm vụ quan trọng của chuyên ngành ngôn ngữ xã hội học. Việc vận dụng lí luận này vào nghiên cứu trường nghĩa là việc nghiên cứu mối quan hệ, tác động từ môi trường xã hội vào trường nghĩa và ngược lại. Đó là việc nghiên cứu các diễn ngôn chứa các đơn vị của trường nghĩa dưới nhãn quan tổng hợp từ nhiều góc độ, nhiều cấp độ khác nhau để thấy những liên hệ tương tác đa chiều giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài trường nghĩa. Trường từ vựng - ngữ nghĩa giỏ trong thơ Tố Hữu dưới nhãn quan đó, được coi là một tập họp các từ văn hóa thể hiện nhũng đặc trung văn hóa Việt trong cấu trúc ngữ nghĩa của chúng. Những đặc trưng ấy trong tiến trình vận động thường xuyên bị tác động, bị biến đổi dưới áp lực của các nhân tố văn hóa, xã hội. Trong đó có những đặc trưng dần được định hình, được “khuôn” vào các biếu tượng văn hóa buộc người sử dụng chúng phải am hiểu. Cần nói thêm, các công trình nghiên cứu về ngữ cảnh từ trước tới nay mới chỉ đề cập đến ngữ cảnh của từ, của diễn ngôn chứ chưa đề cập đến ngữ cảnh của trường nghĩa. Song khi hành chức, từ nào cũng thuộc về một trường ngữ nghĩa nhất định, được xét theo một phương diện nhất định. Cho nên lý thuyết về ngữ cảnh của từ, của diễn ngôn theo chúng tôi cũng có thể tạm được xem như là lý thuyết về ngữ cảnh của trường nghĩa. Việc tìm hiểu ngữ cảnh của trường nghĩa giỏ chủ yếu được tiến hành theo định hướng ấy. Đặt từ vào các trường liên tưởng tức là vào các ngữ cảnh, xét từ với tư cách là một thực thể lịch sử - giao tiếp nghệ thuật, tư cách tín hiệu thấm mĩ có thế minh định được lịch sử phát triến tâm lý xã hội luôn gắn liền với hoạt động tạo nghĩa, luận nghĩa các tín hiệu thẩm mĩ. Đó là gợi dẫn cần thiết phải tìm hiểu lí luận về tín hiệu thẩm mĩ. 1.3. Vấn đề về biến thể từ vựng, biến thể kết hợp, biến thể quan hệ Một tín hiệu hằng thể khi tham gia vào hoạt động hành chức sẽ có vô số các dạng thức tồn tại hiện hữu, cụ thể. Đó chính là các biến thể của chính tín hiệu hằng thể ấy. Cái mà ta có được về tín hiệu ấy chỉ là một trong số những biến thể đó của nó. Bởi vậy nghiên cứu một tín hiệu chính là nghiên cứu các biến thế trong hiện trạng hành chức của nó, chúng được gọi chung là những biến thế sử dụng. Trường họp bàn với chân bàn, mặt bàn, ngăn bàn... là có quan hệ hằng thế - biến thế. Dạng hằng thế là tín hiệu bàn, dạng biến thế là các biếu thức tên gọi cụ thể chân bàn, mặt bàn, ngăn bàn... (được hình thành theo lối liên tưởng toàn thể - bộ phận) giúp cụ thể hóa những phương diện nào đó của bàn . Căn cứ vào đặc điểm ngữ nghĩa, cấu tạo của các biến thể ấy, tác giả đã phân lập chúng thành ba loại biến thể đế việc miêu tả các bình diện của tín hiệu được rõ ràng, thuận lợi hơn. 1.3.1. Biến thể từ vựng (BTTV) BTTV là những biến thể - tên gọi khác nhau của cùng một sự vật, trạng thái, tính chất... nảy sinh trong quá trình sử dụng một tín hiệu ngôn ngữ. Khi đi vào sử dụng, một tên gọi này có thể được dùng để thay thế cho tên gọi kia tùy theo điều kiện khách quan hay dụng ý chủ quan của người sử dụng. Tiếng Việt có nhiều từ có hình thức ngữ âm khác nhau đế chỉ người đàn bà sinh ra mình: mẹ, u, bầm, bủ, mả, mé... Trong đó, mẹ là từ phố biến nhất, được dùng trong phạm vi toàn dân, các từ còn lại có phạm vi sử dụng hẹp hơn. Những từ này chính là nhũng BTTV của một từ đóng vai trò hằng thể - nguyên mẫu - mẹ. Các từ chân, mặt, ngăn... cũng có thể dùng thay thế cho từ bàn dựa trên quan hệ chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ lấy bộ phận gọi tên cho toàn thể. Khái niệm về BTTV này sẽ được chung tôi vận dụng khảo sát các tên gọi khác nhau của giỏ như không khỉ, dông, tố, lốc. .. 1.3.2. Biến thể kết họp (BTKH) BTKH còn được gọi là biến thế miêu tả, là những biến thể nảy sinh trong khi sử dụng một tín hiệu ngôn ngữ. Một từ (một tín hiệu) nào đó khi đi vào sử dụng sẽ được kết họp thêm một số yếu tố phụ trợ, cụ thể là với các từ khác để được làm rõ nghĩa, được cụ thể hóa về nghĩa. Những từ này được gọi là các BTKH của tín hiệu, của từ đang xét. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy có hai loại từ, cụm từ đi kèm phụ trợ về nghĩa phố biến nhất là: động từ/ cụm động từ và tính từ/ cụm tính từ. Với từ gió, trong ca dao, ta đã thấy: “Gió đưa cành trúc la đà”, gió được làm rõ nghĩa bằng cụm động từ đưa cành trúc ỉa đà BTKH của nó. Trong thơ Xuân Diệu, ta cũng từng gặp: “Con gió xinh thì thào trong lả biếc” (Vội vàng), gió đã được cụ thế, được làm rõ nghĩa bằng BTKH là tính từ xinh và cụm tính từ thì thào trong lả biếc. .. Kiến thức về hai loại biến thể trên chính là cơ sở để tìm hiểu các vận động, tính chất, trạng thái... cụ thể của giỏ ở trạng thái tĩnh (trong hệ thống) cũng như trạng thái động (trong hoạt động hành chức). 1.3.3. Biến thể quan hệ (BTQH) Đây cũng là biến thể nảy sinh trong quá trình sử dụng một tín hiệu. Đó là những dạng thức kết hợp của tín hiệu này với tín hiệu khác tạo thành các mô tip quan hệ cặp đôi, cặp ba tín hiệu có thế đồng hiện trong một câu, một đoạn, một văn bản hay nhiều văn bản. Trong quan hệ của sự đồng hiện giữa tín hiệu trung tâm được xét với các tín hiệu khác thì các tín hiệu khác ấy giữ vai trò bổ sung, “làm đầy” ỷ nghĩa cho tín hiệu trung tâm, tạo nên sự đẳng cấu với nó trong một khung ngữ nghĩa chung phản ánh sự tương họp, hòa kết lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Trong thực tế, ta thường hay thấy các mô típ quan hệ như: giỏ - trăng, gió - mưa, gió - bụi ... Khi có sự đồng hiện của các cặp sự vật, hiện tượng này, người ta thường liên tưởng tới những loại ý nghĩa nào đó. Gió trăng thường gợi sự lả lướt, không đứng đắn trong quan hệ yêu đương nam nữ; gió mưa, gió và mưa, thường chỉ hiện tượng thời tiết; gió bụi thường dùng để ví nỗi gian nan vất vả trên đường đời. Hiếu biết về các loại biến thế quan hệ như trên sẽ giúp ích cho việc tìm hiếu mối quan hệ tương hỗ về ngữ nghĩa giữa các tên gọi khác nhau chỉ các sự vật, hiện tượng liên quan đến gió, nhũng biểu hiện cụ thế của nó và nhất là nắm được những chiều hướng liên tưởng ngữ nghĩa thường xuất hiện ở người sử dụng. 1.4. Một số Yấn đề về tín hiệu thẩm mĩ 1.4.1. Khái quát về tín hiệu thẩm mĩ (THTM) THTM là vấn đề đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước bàn đến. Ở luận văn này, chúng tôi xin tiếp thu những thành tựu nghiên cún của E.Cassirer, S.Langer, M.Bakhtin, M.B.Khrapchenco, Đỗ Hữu Châu, Trần Ngọc Thêm, Trần Đình Sử, Phan Ngọc, Lại Nguyên Ân, Phương Lựu... Trước hết, THTM là một loại tín hiệu nên nó mang đầy đủ những đặc trưng của tín hiệu nói chung. Theo Sausure, tín hiệu có hai mặt (tín hiệu nhị diện) là: cái biếu đạt và cái được biếu đạt, “hai mặt này gắn bó khăng khít với nhau và đã có cái này là có cái kia”. Theo Ch.W.Moris, tín hiệu có ba mặt (tín hiệu tam diện) là: kết học - quan hệ giữa các tín hiệu, nghĩa học - quan hệ giữa tín hiệu với cái được biểu đạt và dụng học - quan hệ giữa tín hiệu với người sử
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất