Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp hệ thống hình ảnh so sánh trong những lời ca dao có cùng mô...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp hệ thống hình ảnh so sánh trong những lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc thân em như...

.PDF
65
156
146

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC su ' PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGŨ'VĂN TRÀN THỊ MAI HỆ THỐNG HÌNH ẢNH so SÁNH TRONG NHỮNG LỜI CA DAO CÓ CÙNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC “THÂN EM NHƯ ...” KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • C h u y ên n g à n h : V ă n h ọc d ân gian HÀ NỘI, 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGŨ'VĂN TRẦN THỊ M AI HỆ THỐNG HÌNH ẢNH so SÁNH TRONG NHỮNG LỜI CA DAO CÓ CÙNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC “THÂN EM NHƯ...” KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • C h u y ên n g à n h : V ă n h ọc d â n gian N gười hưÓTig dẫn khoa học TS. N guyễn Thị N gọc Lan HÀ NỘI, 2015 LỜ I CẢM ƠN Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan người trục tiếp hướng dẫn đã luôn tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những thầy cô trong khoa Ngữ văn và các thầy cô tố Văn học Việt Nam trong suốt bốn năm qua đã trang bị những kiến thức giúp em hoàn thành tốt công việc. Cuối cùng, người viết xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, các bạn sinh viên đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cũng như tạo mọi điều kiện đế người viết hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 10 thảng 4 năm 2015 Tác giả khóa luận Trần Thị Mai LỜ I CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của tôi trong khóa luận này. Hà Nội, ngày 10 thảng 4 năm 2015 Tác giả khóa luận Trần Thị Mai MỤC LỤC MỞ Đ Ầ U ........................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đ ề .......................................................................................................3 3. Mục đích nghiên cứu............................................................................................5 4. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................6 5. Phương pháp nghiên c ứ u ....................................................................................6 6. Đóng góp của khóa lu ậ n ..................................................................................... 7 7. Cấu trúc khóa lu ậ n ............................................................................................... 7 NỘI D Ư N G ................................................................................................................... 8 Chương 1. GIỚI THUYẾT CHƯNG VỀ NGHỆ THUẬT s o SÁNH.................8 TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NGƯỜI VIỆT....................................................... 8 1.1. Khái niệm “nghệ thuật so sánh”......................................................................8 1.2. Các mô hình so sán h ........................................................................................ 9 1.2.1. So sánh bằng (205/1467 lần, chiếm 14,0% )..........................................9 1.2.2. So sánh không ngang bằng (73/1467 lần, chiếm 5 % )......................... 17 1.3. Cấu trúc so sánh..............................................................................................20 1.3.1. So sánh trực tiếp (so sánh nổi)...............................................................20 1.3.2. So sánh gián tiếp (so sánh chìm )...........................................................23 1.4. Vai trò, ý nghĩa của so sánh..........................................................................24 Chương 2. S ự HIỆN DIỆN VÀ Ý NGHĨA BIỂU ĐẠT CỦA HÌNH ẢNH s o SÁNH TRONG NHỮNG LỜI CA DAO CÓ CÙNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC “THÂN EM N H Ư ...” ...............................................................................................26 2.1. Sự hiện diện của hình ảnh so sánh...............................................................26 2.1.1. Khảo sát tư liệu........................................................................................ 26 2.1.2. Kết quả khảo sát....................................................................................... 29 2.2. Ý nghĩa biểu đạt của các hình ảnh so sán h ................................................32 2.2.1. Hình ảnh “thân em” đẹp đẽ, sang trọng............................................. 32 2.2.2. Hình ảnh “thân em như” thấp hèn, kém giá trị................................. 37 2.2.3. Hình ảnh “thân em” phụ thuộc, trôi nổi............................................. 39 2.2.4. Hình ảnh “thân em” đau đớn, buồn tủ i.............................................. 46 2.2.5. Hình ảnh “thân em”ngang tàng, thách thức........................................ 52 KẾT LU Ậ N ................................................................................................................ 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO M Ở ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học là loại hình nghệ thuật đặc biệt so với các loại hình nghệ thuật khác. Một tác phấm văn chương có giá trị phải xây dựng được hình tượng nghệ thuật đặc sắc và vì thế người nghệ sĩ phải tìm đến các biện pháp tu từ nghệ thuật như một lẽ tất yếu. Đồng thời, đời sống tình cảm vốn trừu tượng của con người được phản ánh một cách rõ nét hơn. Trong đó, nghệ thuật so sánh được sử dụng với tần số cao và mang nhiều giá trị nghệ thuật. Ca dao là một bộ phận của loại hình nghệ thuật đặc biệt ấy. Vì vậy, nghệ thuật so sánh cũng được sử dụng rất nhiều trong ca dao. Ca dao là mạch nguồn nuôi dưỡng văn học ngàn đời của mỗi dân tộc. Muôn mặt của đời sống với những nốt trầm bổng trong cuộc sống tinh thần của người Việt đều được ca dao phản ánh. Ca dao được ví là “thơ của vạn nhà” nó phản ánh toàn bộ cuộc sống của nhân dân trong đó nghiêng nhiều về đời sống tình cảm. Bên cạnh những lời ca dao yêu thương tình nghĩa với những lời ca ngọt ngào, mặn nồng của “vũ trụ tình” còn có những nốt lặng thể hiện nỗi xót xa của con người sống dưới xã hội phong kiến hà khắc, sắc thái tình cảm ấy được thể hiện cụ thể qua ca dao than thân người Việt nói riêng và ca dao than thân Việt Nam nói chung. Đã là đời sống tinh thần thì luôn tồn tại những điều khó diễn đạt với những khái niệm trừu tượng và để cụ thể nó người nghệ sĩ dân gian đã sử dụng những hình ảnh so sánh. Vì thế, hệ thống hình ảnh so sánh trong những nhóm lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc “Thân em như...” là một đề tài còn nhiều “đất” để khám phá, cần được khai thác tìm hiểu chuyên sâu hơn. Đó là một trong những lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài này để tiến hành nghiên cứu. Đồng thời, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Xuất phát từ thực tiễn ấy, người viết muốn đi sâu vào khám phá, khai thác ý nghĩa, vẻ đẹp những hình ảnh so sánh trong ca dao than thân người Việt. Người viết muốn từ phạm vi ca dao than thân để dần đi đến cái nhìn tổng quát hơn về ca dao. 1 Trong hệ thống thể loại văn học dân gian, ca dao có tỉ lệ tương đối lớn được đưa vào giảng dạy trong chương trình giáo dục phố thông, trong đó ca dao than thân, có 4 bài (Ngữ Văn lớp 7) và 2 bài (Ngữ Văn 10). Những bài ca này được biết đến với mô hình cấu trũc quen thuộc “Thân em như”. Nghiên cứu đề tài này sẽ phần nào hỗ trợ tích cực cho công việc giảng dạy sau này ở trường phổ thông và bồi đắp những kiến thức mới về ca dao cho bản thân người viết. Đồng thời, việc tìm hiểu hình ảnh so sánh trong những câu ca dao có cùng mô hình “Thân em như...” trong ca dao người Việt là cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với nền văn học dân tộc. Ta có thể tìm hiểu thêm về những giá trị văn học, tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ dân gian với những sáng tạo độc đáo. Từ đó có ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị văn học. Bản thân là sinh viên năm cuối chuyên ngành văn, phải tiếp cận tác phẩm văn chương trong đó có ca dao và ý thức được tầm quan trọng của việc tiếp nhận tác phẩm từ góc độ nghệ thuật (trong đó có nghệ thuật so sánh). Vì vậy, người viết lựa chọn đề tài này nhằm mục đích tăng khả năng tiếp nhận tác phẩm và trau dồi kiến thức chuyên môn cho công tác giảng dạy thực tế sau này. Đồng thời, đây cũng là cơ hội đế người viết bước đầu làm quen tư duy nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng kiến thức văn học dân gian. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn Hệ thống hình ảnh so sánh trong những lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc: “Thân em như ...” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Một lí do nữa, chính là xuất phát từ sự yêu thích của bản thân với những lời ca dao của người Việt nói riêng và ca dao dân tộc nói chung. Những lời ca dao đã ăn sâu vào tâm thức qua lời ru của mẹ, câu ca của bà và những bài ca dao gắn với tuổi học trò qua trang vở nhỏ. Với đề tài này, người nghiên cứu đi khám phá ca dao người Việt trên phương diện nghệ thuật và nội dung qua những hình ảnh so sánh độc đáo. Từ đó, hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu giá trị biểu đạt của những hình ảnh so sánh trong ca dao. 2 2. Lịch sử vấn đề Nghệ thuật so sánh được sử dụng với tỉ lệ khá cao trong ca dao vì thế hình ảnh so sánh cũng có tần số xuất hiện khá nhiều so với những hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa...Tác giả dân gian với tâm hồn tinh tế và tài năng điêu luyện đã tạo ra những hình ảnh so sánh độc đáo giàu giá trị gợi hình và biểu cảm. Năm 1972, trong cuốn Văn học dân gian của Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên viết “những liên từ như là, như thê hay giống như...hay được sử dụng đê thê hiện moi quan hệ về hình ảnh giữa chủ thế sự vật với những sự vật, hiện tượng tự nhiên được sử dụng làm đổi tượng so sánh”. Đó là lời nhận xét mang tính tổng quát cho ca dao dân tộc (ca dao người Việt và ca dao dân tộc thiểu số). Năm 1978, cuốn Tục ngữ ca dao Việt Nam của Vũ Ngọc Phan viết về tác dụng của so sánh “tòm cho lời thêm ý nhị, tình tứ và thẳm thief\ Tác giả đã đi sâu vào chứng minh, phân tích những hiệu quả tu từ nghệ thuật của so sánh một cách sâu sắc trong việc truyền tải thế giới nội tâm của con người vốn phức tạp. Đồng thời vào năm 1978, Bùi Xuân Nguyên trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam (tập 1, phần 2) cũng nhắc tới so sánh như là một biện pháp nghệ thuật của ca dao nhưng chưa đi sâu phân tích biện pháp tu từ này trong ca dao. Hai tác giả đều đưa đến một nhận xét chung: “thê tỷ là cách so sánh, vỉ von, là phương thức diễn đạt thông thường của nhân dân qua hình tượng ca dao” [9, 22]. Qua đó khiến những lời ca dao trở lên giàu hình ảnh và giá trị biếu cảm hơn. Điều đó được thể hiện cụ thể trong mảng ca dao trữ tình người Việt. Năm 1995, với cuốn sách Phân tích tác phẩm văn học dân gian của GS. Đỗ Bình Trị có viết “chất liệu so sánh chang lấy đâu xa mà chủ yếu là cảnh vật thiên nhiên làng quê và những vật gần gũi trong lao động và sinh hoạt hàng ngày”, “hình ảnh so sánh thường giản dị mà giàu sức gợi cảm vì nó tạo âm vang trong lòng người, được người ta góp phần đây sức gợi cảm của nó đi xa, sâu hơn trong miền kí ức” [15, 50]. 3 Năm 1999, trong cuốn Những đặc điểm thi pháp của loại hình nghệ thuật dân gian của GS. Đỗ Bình Trị cũng chú ý nghiên cứu đến “hệ thống hình ảnh trong ca dao”, “đặc biệt là những hình ảnh so sánh” [16, 214]. Năm 2000, Triều Nguyên với cuốn Bình giảng ca dao đã đi sâu vào nghiên cứu ý nghĩa biểu đạt của những hình ảnh so sánh và mỗi mô hình như vậy đều mang sắc thái riêng. Tác giả tiến hành khảo sát, thống kê các bài ca dao có cùng mô hình cấu trúc: “Thân em như...” trong sách Văn học 10 và sách Văn học 10 phân ban. Song chùm ca dao trong chương trình 10 phố thông cũ, chỉ là một nét của diện mạo, một phần trong tâm lí của người phụ nữ . Vì vậy, những bài ca dao trong chương trình Văn học này chưa đủ làm căn cứ để đưa ra nhận xét khái quát về thân phận người phụ nữ (trong xã hội xưa). Cho nên, tác giả đã tiến hành khảo sát hình ảnh so sánh trên 85 câu ca dao (không tính số bài mở đầu bằng: “Em như...”, “Thiếp như...”) và chia hình ảnh so sánh thành 9 mô hình cơ bản để có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn. Đồng thời, năm 2000 trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống có bài nghiên cứu của TS. Nguyễn Văn Nở với tựa đề: “Hình ảnh “Thân em ...” trong ca dao trữ tình đồng bằng sông Cửu Long”. Với bài viết này, tác giả nhắc đến cấu trúc đầy đủ của phép so sánh, đi sâu vào phân tích ba hình ảnh so sánh đặc trưng trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long (cá rô mề, bèo, trái bần) và đưa ra nhận xét về sự phong phú của hình ảnh so sánh ba miền trong biểu hiện thân phận người phụ nữ. Qua đó, ta có thêm tư liệu để tiến hành đi sâu tìm hiếu hệ thống hình ảnh trong những nhóm lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc “Thân em như ...” Năm 2005, Lữ Huy Nguyên, Trần Thị An với Ca dao trữ tình chọn lọc đã đề cập đến so sánh trực tiếp và so sánh gián tiếp. Các tác giả cho rằng so sánh trực tiếp (tỉ dụ) bằng các từ “như”, “như thể”,... để so sánh vật này với vật kia; so sánh gián tiếp là ẩn dụ. Năm 2007, đề tài khoa học cấp cơ sở của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan có tên: Nghệ thuật so sánh vói việc khắc họa nhân vật trữ tình trong ca dao. 4 Tác giả đã đi tìm hiểu những mô hình phổ biến trong ca dao của người Việt và những bài ca dao các dân tộc thiểu số. Hơn nữa, tác giả không chỉ dừng ở việc tìm hiểu các mô hình ấy mà còn đi sâu vào phân tích hiệu quả của so sánh trong việc xây dựng nhân vật trữ tình. Điều đó cho thấy, tác giả đã nghiên cứu trên cả hai bình diện nghệ thuật và nội dung. Trên cơ sở ấy, chúng tôi có những tiền đề định hướng nghiên cún đúng đắn hơn. Năm 2009, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan có bài viết trên tạp chí khoa học, trường ĐHSP Hà Nội: Nghệ thuật so sánh trong ca dao dân ca một số dân tộc vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên. Trong bài viết này, người viết đi vào phân tích giá trị của nghệ thuật so sánh với việc khắc họa nhân vật trên hai phương diện là ngoại hình và nội tâm. Đây cũng là một trong những tài liệu quan trọng trong việc tìm hiểu đề tài của chúng tôi. Nhìn lại toàn thể bộ lịch sử nghiên cứu về vấn đề này, có thể thấy nghệ thuật so sánh được quan tâm nghiên cứu trong nhiều công trình song chưa có công trình nào tập trung vào khai thác hệ thống hình ảnh trong những lời ca dao mở đầu bằng mô hình “Thân em như ...”. Vì vậy, đề tài này còn là một “mảnh đất” cần được khai thác nghiên cứu chuyên sâu hơn. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm khám phá cái hay, cái đẹp những hình ảnh so sánh trong những lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc “Thân em như ...”. Qua đó khám phá phần nào đời sống tâm tư, tình cảm của kiếp người trót sinh ra làm phận gái. 3. Mục đích nghiên cứu - Chứng minh sự phong phú của hình ảnh so sánh trong ca dao than thân người Việt với việc thể hiện nội dung tư tưởng tình cảm. Đồng thời, thấy được tài năng nghệ thuật và sự liên tưởng phong phú của người nghệ sĩ dân gian. Bên cạnh đó thấy được cấu tạo của các phép so sánh trong ca dao, đi sâu nghiên cứu hệ thống hình ảnh so sánh trong ca dao nhằm tiếp cận tác phấm dân gian từ góc độ nghệ thuật. 5 - Tìm hiểu dấu ấn văn hóa người Việt được thể hiện và lưu giữ ở các phép so sánh trong ca dao trữ tình Việt Nam. Đồng thời, ca dao chính là nơi biểu hiện rõ tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ dân gian thẩm mĩ văn hóa và tư duy của dân tộc nên thông qua việc nghiên cứu này sẽ góp phần hiểu thêm những điều ấy. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Tư liệu - Đe phục vụ cho việc nghiên cứu, chúng tôi tập trung tiến hành khảo sát một số tư liệu sau: - Kho tàng ca dao người Việt (Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, NXB Văn hóa thông tin, 1995) - Tuyên tập Vãn học dân gian Việt Nam, quyến IV phần ca dao (Tập thế tác giả Viện văn học, NXBGD, 2001) và tập hợp những bài ca dao tương tự. - Tục ngữ ca dao Việt Nam (Vũ Ngọc Phan - NXB Văn học, 2004) 4.2. Nội dung Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, 2 trang tài liệu tham khảo và 2 trang phụ lục, luận văn gồm hai chương (44 trang chính văn) chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu hệ thống so sánh trong những lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc “Thân em như...” của người Việt: - Khảo sát, thống kê hệ thống hình ảnh so sánh trong ca dao than thân người Việt. - Khám phá ý nghĩa biểu đạt của những hình ảnh so sánh ấy và khả năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả dân gian. 5. Phương pháp nghiên cứu Những phương pháp chủ yếu: - Phương pháp tiếp cận hệ thống, thống kê những câu ca dao có cùng mô hình cấu trúc “Thân em như ...” có sử dụng hình ảnh so sánh. - Phương pháp so sánh, đối chiếu để phát hiện ra nét riêng độc đáo của các hình ảnh so sánh. Vận dụng kiến thức liên ngành: ngôn ngữ - văn học - văn hóa và phân tích văn bản đế đi sâu vào tìm hiếu giá trị nghệ thuật của biện pháp so sánh. 6 - Các phương pháp cơ bản: quy nạp, diễn dịch,...để xử lí các hình ảnh so sánh, ngữ liệu. 6. Đóng góp của khóa luận 6.1. về mặt lí luận - Đóng góp thêm nguồn tư liệu và những kiến thức về hình ảnh so sánh trong ca dao than thân người Việt. Hình ảnh so sánh trong ca dao người Việt là đề tài hay cần được quan tâm nghiên cứu sâu hơn. Tư duy văn hóa của người Việt, nếp cảm nếp nghĩ in bóng vào văn học được thể hiện qua những hình ảnh so sánh. - về mặt lí luận, phép so sánh trong ca dao mở đầu có cùng mô hình “Thân em như...” được nghiên cứu một cách tương đối đầy đủ. - về mặt thực tiễn, có giá trị thiết thực cho những ai nghiên cứu, học tập và giảng dạy ca dao trữ tình. 6.2. về mặt thực tiễn Việc tìm hiểu và nghiên cứu: Hệ thống hình ảnh so sánh trong những nhóm lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc “Thân em như ...” góp phần nâng cao kiến thức về văn học dân gian và có thể áp dụng vào việc giảng dạy ca dao trong nhà trường phổ thông. 7. Cấu trúc khóa luận Chương 1. Giới thuyết chung về nghệ thuật so sánh trong ca dao trữ tình người Việt Chương 2. Sự hiện diện và ý nghĩa biếu đạt của hình ảnh so sánh trong những nhóm lời ca dao có mô hình cấu trúc “Thân em như...” 7 NỘI DUNG Chương 1. GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT so SÁNH TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NGƯỜI VIỆT 1.1. Khái niệm “nghệ thuật so sánh” Người nghệ sĩ dân gian khi sáng tạo các hình ảnh nghệ thuật trong ca dao thường sử dụng nhiều biện pháp tu từ trong đó so sánh là một trong những biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất. Bàn về nghệ thuật so sánh nói chung và nghệ thuật so sánh trong ca dao trữ tình người Việt có nhiều ý kiến khác nhau. Dưới đây là một vài định nghĩa về biện pháp tu từ so sánh: Tác giả Đinh Trọng Lạc: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có nét tương đồng nào đó để gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe”. Nguyễn Thái Hòa: “So sánh là biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét riêng giống nhau nào đó nhằm diễn đạt bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về hiện tượng” Hồng Dân: “Neu liên tưởng đến nét giống nhau giữa hai đối tượng được nêu ra một cách công khai, ta có phép so sánh” Nguyễn Thế Linh: “So sánh là đưa ra một vật ra xem xét sự giống nhau, khác nhau, sự hơn kém về một phương diện với vật khác được xem là chuẩn, có thế không phải là một mà là nhiều sự vật, nhiều thuộc tính được so sánh” Đào Thản: “So sánh là lối đối chiếu hai sự vật hoặc hai hiện tượng có một hay nhiều dấu hiệu giống nhau về hình thức bên ngoài và tính chất bên trong. Lối đối chiếu như vậy được dùng với mục đích giải thích, miêu tả, đánh giá và biểu lộ tình cảm về đối tượng được nói đến” Trong mảng ca dao trữ tình của người Việt đây là biện pháp nghệ thuật được sử dụng với tần xuất cao và là phương tiện đắc lực để người nghệ sĩ dân 8 gian thể hiện thế giới tình cảm đa sắc thái của con người. Dưới đây là một số mô hình và cấu trúc so sánh được sử dụng nhiều trong mảng ca dao trữ tình của người Việt. 1.2. Các mô hình so sánh So sánh là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng. Nó được định nghĩa: “so sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác, miễn là hai sự vật có nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức người đọc, người nghe”. Với một phép so sánh đúng đắn bao giờ cũng có hai điều kiện bắt buộc. Đó là: đối tượng so sánh là khác loại, giữa hai đối tượng phải có nét tương đồng làm cơ sở so sánh. Đã là so sánh thì bao giờ cũng có hai vế A và в là hai đối tượng khác phạm trù và giữa chúng luôn có công cụ so sánh. Mô hình cấu tạo chung: AxB (x: là từ so sánh). Có nhiều mô hình so sánh khác nhau: so sánh tuyệt đối, so sánh đặc biệt,... Từ cơ sở lý thuyết đó, chúng tôi bước đầu nhận diện các mô hình so sánh trong ca dao trữ tình người Việt. Do không đủ điều kiện tìm hiểu và dung lượng khóa luận tôi chỉ khảo sát một số mô hình so sánh tiêu biểu. Dưới đây là hai mô hình so sánh cơ bản xuất hiện nhiều trong ca dao trữ tình. 1.2.1. So sánh bằng (205/1467 lần, chiếm 14,0%) So sánh bằng là cách thức so sánh phố biến nhất được sử dụng trong ca dao than thân. Với so sánh cân bằng, hai đối tượng được đem ra so sánh có đặc điểm tương đồng, chúng được nối với nhau bằng các quan hệ từ như: như, như thể, giống như, tựa như... Song trong những ngữ cảnh khác nhau mô hình ấy có sự thay đổi linh hoạt. Đây là mô hình so sánh được sử dụng với tần xuất cao nhất trong ca dao trữ tình nói chung và ca dao trữ tình người Việt nói riêng. ỉ.2.1. ỉ. Mô hình: Ả như в Mô hình này sử dụng các quan hệ từ so sánh: như, giống như, tựa như, như là, như thể... Những từ ấy được sử dụng để thể hiện mối tương quan về mặt hình ảnh giữa chủ thể với những sự vật, hiện tượng tự nhiên được dùng để so sánh. 9 Ví dụ: “Thân em như cánh buồm trước gió Nay đây mai đó thật khó làm sao” [ 1, 686] Câu ca dao trên, hai vế A (thân em) và vế в (cánh buồm trước gió) được nối kết bằng quan hệ từ (như) và nét đặc điểm tương đồng giữa A và в được làm rõ qua cơ sở so sánh (nay đây mai đó). Câu ca dao với mô hình so sánh đó thể hiện nỗi xót xa, đau đớn của người con gái khi nghĩ về thân phận mình. Đó là nỗi hoang mang, lo lắng của cô gái về số phận vô định, mù mịt, đầy bất trắc của mình. Mặc dù vậy, giữa hai vế có đôi khi vẫn liên kết với nhau bằng những quan hệ từ nhưng giấu đi cơ sở so sánh: “Thân em như trái bầu trên cây Đang tay mẹ ngắt những ngày còn non” Với câu ca dao trên, ta nhận thấy giữa hai vế A (thân em) và vế в (trái bần trên cây) được nối kết bằng quan hệ từ (như) nhưng cơ sở so sánh được giấu đi, song không phải vì thế mà ý nghĩa của câu ca dao trở nên khó hiểu. Ngược lại, người đọc có thể “đọc ra” ý nghĩa khái quát của câu ca dao một cách dễ dàng. Đó là nỗi niềm của cô gái về thân phận phụ thuộc vào người khác, không làm chủ được số phận của mình. Với những bài ca dao về tình cảm gia đình, ta cũng thấy nhiều hình ảnh so sánh được sử dụng với mô hình cấu trúc này: “Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy” [1, 180] Hay: “Công cha như ngọc, nghĩa mẹ như vàng Đạo làm con chưa trả, huống chi chàng người dưng” [1, 279] Mô hình so sánh này xuất hiện với tần số dày đặc trong ca dao trữ tình người Việt, đặc biệt là mảng ca dao trữ tình gắn với tình cảm lứa đôi vốn đa sắc thái: “Đêm qua mới thực là đêm Ruột xót như muối, dạ mềm như dưa 10 Mong chàng như cá mong mưa Nhớ chàng như bữa cơm chưa đói lòng” [1, 385] Nỗi nhớ người yêu được cụ thể hóa bằng những hình ảnh so sánh cụ thể khiến người đọc dễ dàng cảm nhận, thấu hiểu những nỗi niềm của người con gái trong tình yêu. Tác giả dân gian đã sử dụng mô hình so sánh này một cách triệt để trong việc thể hiện sợi tơ lòng muôn điệu của con người. Đó có khi là những nốt nhạc vui tươi khi hạnh phúc lứa đôi hòa hợp: “Chàng mười lăm, thiếp mười lăm Chàng như con bướm bạch, thiếp như trăng rằm” vế A là “chàng, thiếp” và B là “bướm bạch, trăng rằm” được nối kết với nhau bằng quan hệ từ so sánh. Qua đó, sự xứng đôi được thể hiện sinh động với những hình ảnh tự nhiên được sử dụng làm chất liệu so sánh. Đó đều là những sự vật, hiện tượng đẹp đẽ của tạo hóa. Song cũng có khi những hình ảnh so sánh lại được người nghệ sĩ dân gian sử dụng đế truyền tải những nỗi đắng cay trong cuộc đời con người: “Đừng đi trang trại mà hư Ở nhà với dượng cũng như đi lấy chồng Đêm khuya dượng thắp đèn lồng Dượng vây mùng lại, dượng bồng cháu lên” [1, 395] Tương tự: “Đi đâu gánh gánh gồng gồng Gánh gạo cho chồng nước mắt như mưa” [1, 365] Những hình ảnh so sánh mộc mạc cùng với mô hình so sánh này đã cụ thế hóa những cảm xúc trừu tượng thành hình ảnh sống động giàu sức gợi hình và gợi cảm. Hay hai đối tượng trong quan hệ tương đồng: “Tình anh như nước dâng cao Tình em như dải lụa đào tẩm hương” Câu ca dao thế hiện tình yêu của “anh và em” đều da diết nhưng cách thế hiện của mỗi người lại mang nét riêng khác biệt. Tình cảm của “anh” được so 11 sánh với “nước dâng cao” đầy chủ động, bồng bột, mạnh mẽ còn “tình em” dịu dàng kín đáo nhưng cũng thắm thiết, nồng nàn chẳng kém “lụa đào tẩm hương”. Song cũng có thể là hai đối tượng trong quan hệ đối nghịch: “Anh như chỉ gấm thêu cờ Em như rau má mọc bờ giếng khơi” [1, 196] ỉ.2.1.2. Mô hình: A như B I, B2, B3 ... So với các mô hình so sánh khác đây là một trong những môhình xuất hiện khá nhiều trong ca dao trữ tình người Việt chỉ sau mô hình A như B. Ở dạng so sánh này, một vế A có thế so sánh với hai hay nhiều vế B nhằm mục đích nhấn mạnh một đặc điểm hay một trạng thái cảm xúc nào đó: “Bây giờ em đã có chồng Như chim vào lồng Như cá cắn câu Cá cắn câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng biết thuở nào ra” Nỗi nhớ trong tình yêu là nỗi nhớ da diết, thường trực tuôn trào như những đợt sóng không ngừng cho nên đế diễn tả trạng thái ấy tác giả dân gian sử dụng những hình ảnh so sánh nối tiếp. Những con sóng lòng vốntrừu tượng nay được cụ thế hóa bằng những chuỗi hình ảnh so sánh cụ thế: “Nhớ chàng như bút nhớ nghiên Như mực chờ giấy, như thuyền nhớ sông Nhớ chàng như vợ nhớ chồng Như chim nhó' tổ, như rồng nhớ mây” Tình cảm con người vốn là thứ trừu tượng khó diễn tả thành lời nhưng qua cách so sánh ví von, tác giả dân gian đã cụ thể hóa nỗi nhớ mong ấy. v ế A là nỗi nhớ chàng còn vế B là nỗi nhớ của bút - nghiên, mực - giấy, thuyền - sông, vợ chồng, chim - tổ, rồng - mây. Đó là những hiện tượng trong tự nhiên, đời sống luôn gắn kết chặt chẽ với nhau như hình với bóng qua đó thế hiệnnỗi nhớ da diết 12 của người con gái trong tình yêu. Nỗi nhớ ấy cồn cào và luôn hiện hữu từng giờ, từng phút. Tâm trạng ấy, ta cũng thấy nhiều trong kho tàng ca dao: “Nhớ ai bồi hối bồi hồi Như đứng đống rạ như ngồi đống rơm” Phải chăng đó là nỗi nhớ của đôi ta khi tình yêu vừa chớm nở: “Đôi ta như chỉ mới xe Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu” [ 1, 408] Ở đây, ta lại bắt gặp mô hình so sánh với một chuỗi những hình ảnh so sánh được liệt kê nối tiếp qua đại từ quan hệ “như”. Có khi đó không còn là tình cảm từ một phía mà xuất phát từ hai phía: “Đôi ta thương mãi nhớ lâu Như sông nhớ nước, như dâu nhớ tằm” [1, 374] Nỗi nhớ của người con gái không chỉ thường trac hiện hữu từng khắc từng giờ mà còn là nỗi nhó' trải dài theo không gian và thời gian “thương mãi nhớ lâu”. Tình cảm của lứa đôi không chỉ nồng nàn mà còn sâu sắc để rồi vượt qua cả cái hữu hạn của đời người. Tình cảm lứa đôi của “đôi ta” (vế A) được so sánh với những hiện tượng tự nhiên (vế B). Đó là “sông, nước” những sự vật vô thủy vô chung trường tồn cùng thời gian bất chấp sự xoay vần nghiệt ngã của con tạo và “dâu, tằm” luôn gắn kết gắn mật thiết không tách rời. Với nghệ thuật so sánh sử dụng những chuỗi so sánh liên tiếp như thế đã góp phần nhấn mạnh tình cảm của đôi lứa. Đồng thời, khiến bạn đọc cảm nhận rõ nét hơn sự sâu đậm bền chặt của tình cảm của “đôi ta”. 1.2.1.3. Mô hình: A ( khuyết x) в Mô hình này, ta thấy chỉ xuất hiện hai vế A và в mà không xuất hiện quan hệ từ so sánh. Mô hình so sánh này dễ bị nhầm lẫn với ẩn dụ song sự khác biệt để nhận ra đây là mô hình so sánh chính là chủ thể chưa ẩn đi hoàn toàn: “Đất bờ sông bên lở bên bồi Người cõi trần có dở có hay 13 Dầu ai đem bụng chẳng ngay Anh nguyền một dạ như ngày tơ gieo” [1, 380] Câu ca dao xuất hiện hai mô hình so sánh. Đó là mô hình so sánh: A A như в nhưng ở đây ta chỉ đi phân tích mô hình so sánh thứ nhất A (khuyết x) B. vế A là “đất bờ sông” còn в chính là “người cõi trần” với (khuyết x) В và sự vắng mặt của quan hệ từ so sánh. Tuy nhiên, người đọc vẫn có thể hiểu ý tứ mà tác giả dân gian muốn truyền đạt. Câu ca dao so sánh con người cũng như đất bờ sông kia luôn tồn tại hai mặt đối nghịch “lở, bồi”, “dở, hay”. Đó là quy luật của tự nhiên và cũng là quy luật của tạo hóa vốn vô thường luôn tồn tại những điều bất ngờ. Trong tình cảm, người bình dân vốn ưa những gì mộc mạc, bình dị nên khi đi vào thơ ca nếp cảm nếp nghĩ ấy cũng in dấu sâu sắc. Nhưng không vì sự mộc mạc thẳng thắn trong tư duy mà hình ảnh thơ ca mất đi sự tế nhị, kín đáo: “Cây đứng giữa đồng gió thổi lồng còn ngã Mình thương mình khoan đã mình ơi” [1, 250] Bên cạnh, lối tư duy rõ ràng không ưa lối nói vòng vo thì người bình dân vẫn giữ cho mình sự tế nhị cần thiết, nhất là trong chuyện tình cảm vốn nhạy cảm. Câu ca dao sử dụng mô hình so sánh khuyết quan hệ từ, chỉ tồn tại hai vế А và B. Câu ca dao xuất hiện ba từ “mình”, từ mình thứ nhất và thứ ba chính là đối tượng trữ tình (đối tượng được gửi gắm những nỗi niềm), còn từ “mình” xuất hiện giữa câu chính là chủ thể trữ tình (đối tượng gửi gắm tâm tình), vế A nêu lên một hiện tượng tự nhiên hiến nhiên đế thế hiện lẽ tất nhiên trong tình cảm của nhân vật trữ tình trong vế B. Đó là nỗi lòng với những tâm tư thầm kín được gửi gắm một cách đầy khéo léo tới “mình”. Nhân vật trữ tình muốn nhắn gửi tới “mình” (đối tượng trữ tình) về sự nồng nàn, mãnh liệt có phần thái quá trong tình cảm có thể khiến tình yêu tan vỡ. Mô hình so sánh khuyết này cũng được sử dụng rất nhiều trong ca dao để thể hiện những nỗi niềm với sức gợi tả cao: “Bướm xa hoa bướm khô hoa tỏ Liễu xa đào liễu ngấn đào ngây Đôi ta tình nặng nghĩa dày” [1, 235] 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan