Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương pháp tí...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương pháp tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu

.PDF
79
126
76

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN DẦU KHÍ TOÀN CẦU Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hải Tùng Mã sinh viên : A16244 Chuyên nghành : Tài Chính –Ngân Hàng HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tại trường Đại học Thăng Long cũng như trong suốt thời gian thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu chi nhánh Thăng Long, em đã học hỏi được nhiều kiến thức cơ bản và những kinh nghiệm bổ ích cho bản thân mình, đó chính là nền tảng vững chắc để em bước vào công việc thực tế một cách tốt đẹp. Để hoàn thành bài luận văn này, trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn đến Ban Giám Hiệu nhà trường và cùng toàn thể các Thầy Cô trường Đại học Thăng Long, đặc biệt là các Thầy Cô trong khoa Kinh tế  Quản lý đã dậy dỗ cho em trong suốt quá trình học tập. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long cùng các anh chị phòng Thanh toán Quốc tế, những người đã giúp đỡ em trong việc thu thập, tìm tài liệu cũng như những lời khuyên quý giá để luận văn có được những số liệu cập nhật, đầy đủ. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Thúy – người đã đồng hành giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho em trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp này. Lời cuối cùng, em xin kính chúc tập thể Thầy Cô giáo nhà trường dồi dào sức khỏe để tiếp tục giảng dạy nhằm xây dựng trường mình thành trường Đại học chất lượng hàng đầu trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Thang Long University Library LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Nguyễn Hải Tùng MỤC LỤC CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ .................1 1.1. Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ..........................1 1.1.1. Khái niệm ...........................................................................................................1 1.1.2. Phân loại thư tín dụng ......................................................................................2 1.1.3. Các bên có liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ .........................7 1.1.4. Quy trình nghiệp vụ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ..................8 1.1.5. Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ .....................................9 1.2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ...........................................................................................................11 1.2.1. Khái niệm .........................................................................................................11 1.2.2. Các loại rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ .................................................................................................11 1.2.3. Biểu hiện của rủi ro thanh toán thư tín dụng ................................................17 1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ.......................................................................................................................18 1.2.5. Ý nghĩa của việc hạn chế rủi ro tín dụng chứng từ ......................................19 1.2.6. Các nguyên nhân gây ra rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ............................................................................................ 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 22 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN DẦU KHÍ TOÀN CẦU CHI NHÁNH THĂNG LONG..................................................................23 2.1. Tổng quan về Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu .......23 2.1.1. Những nét chính về Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu ..........................................................................................................................23 2.1.2. Các thành tựu đạt được...................................................................................25 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban ...........................................25 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long .........................................................30 2.2.1. Hoạt động huy động vốn .................................................................................30 2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn ...................................................................................32 Thang Long University Library 2.2.3. Các hoạt động khác tại Ngân hàng GP.Bank chi nhánh Thăng Long ........34 2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................................34 2.3. Thực trạng rủi ro theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long ...........35 2.3.1. Quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng GP. Bank ................................................................................................ 35 2.3.2. Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long ..................................................................42 2.3.3. Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long..........................................................................................44 2.4. Đánh giá về rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long ...................................................................................52 2.4.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng GP.Bank chi nhánh Thăng Long .................52 2.4.2. Những tồn tại dẫn đến rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng GP.Bank chi nhánh Thăng Long ..........................................................54 2.5. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long ...................................................................................55 2.5.1. Nguyên nhân khách quan ...............................................................................55 2.5.2. Nguyên nhân chủ quan ...................................................................................57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 58 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN DẦU KHÍ TOÀN CẦU TẠI CHI NHÁNH THĂNG LONG .................................................59 3.1. Định hướng và triển vọng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long ...........59 3.2. Định hướng chung ..........................................................................................59 3.3. Định hướng phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long .........................................................................................60 3.4. Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long ...................................................................................61 3.4.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ tại ngân hàng có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp .....................................................................................................61 3.4.2. Phòng ngừa rủi ro hối đoái.............................................................................63 3.4.3. Phòng ngừa rủi ro đạo đức .............................................................................63 3.4.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong thanh toán quốc tế ..................................64 3.4.5. Phòng ngừa rủi ro về kinh tế, chính trị, pháp lý ...........................................65 3.4.6. Thành lập quỹ dư phòng rủi ro cho hoạt động thanh toán quốc tế ..............65 3.5. Một số kiến nghị ............................................................................................. 66 3.5.1. Kiến nghị đối với chính phủ ...........................................................................66 3.5.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ........................................................66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 67 KẾT LUẬN .............................................................................................................68 Thang Long University Library DANH MỤC VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ BCT Bộ chứng từ ISP98 International Standby Practice 98 Quy tắc thực hành thư tín dụng dự phòng Quốc tế 98 L/C Thư tín dụng NH Ngân hàng NK Nhập khẩu XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu SWIFT Society for Worldwide Interbank and Financial Telcommunication Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế TTV Thanh toán viên UCP The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ MỘT SỐ MẪU ĐIỆN SWIFT TRONG NGHIỆP VỤ THƯ TÍN DỤNG L/C Nội dung nghiệp vụ Ngân hàng đã trao đổi khóa SWIFT Ngân hàng chưa trao đổi khóa SWIFT 1. Mở L/C MT 700/701 0 2. Tu chỉnh L/C, hủy L/C MT 707 0 3. Thông báo từ chối chứng từ có sai biệt MT 734 MT 999 4. Các nội dung khác liên quan tới L/C MT 799 MT 999 5. Thông báo sai biệt MT 750 MT 999 (Nguồn: Giáo trình thanh toán quốc tế của ThS. Thân Tôn Trọng Tín) DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1. So sánh giữa thư tín dụng thương mại và thư tín dụng dự phòng ..................7 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của GP.Bank chi nhánh Thăng Long .................................26 Bảng 2.1. Hoạt động huy động vốn giai đoạn 2011 – 2013 ..........................................30 Bảng 2.2. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu theo loại tiền .........................................................30 Bảng 2.3. Tình hình cho vay giai đoạn 2011 – 2013.....................................................32 Bảng 2.4. Tỷ trọng cho vay theo các chỉ tiêu ................................................................ 32 Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thăng Long ..........................34 Bảng 2.6. Bảng phí dịch vụ của Ngân hàng GP.Bank đối với L/C xuất khẩu ..............37 Bảng 2.7. Bảng phí dịch vụ của Ngân hàng GP.Bank đối với L/C nhập khẩu .............41 Bảng 2.8. Hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2011- 2013 ....................................42 Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế giai đoạn 2011 – 2013......43 Biểu đồ 2.2. Diễn biến tỷ giá USD/VNĐ năm 2012 .....................................................48 Bảng 2.9. Bảng chỉ tiêu về mức ký quỹ ........................................................................51 Bảng 2.10. Tình hình nợ quá hạn L/C tại Ngân hàng GP.Bank chi nhánh Thăng Long ......................................................................................................................52 Thang Long University Library LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang gia sức phát triển nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập cả bề rộng lẫn bề sâu, trong bối cảnh đó thanh toán quốc tế nổi lên như một chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước và nước ngoài, có tác dụng bôi trơn hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ, đầu tư nước ngoài. Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt hơn trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, và là con đường tất yếu trong chiến lước phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế trên, chính điều này đã làm cho vài trò của thanh toán quốc tế được nâng cao, do đó đòi hỏi phải làm việc nhiều hơn tính chuyên nghiệp cao hơn trong việc hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Cho đến nay, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước khi quan hệ mua bán với nhau thường sử dụng các hình thức thanh toán như: Ghi sổ (Open Account), Chuyển tiền (Remittance), Nhờ thu (Collection of payment), Tín dụng chứng từ (Doccumentary Credit)…Trong đó, nổi bật nhất là phương thức tín dụng chứng từ, vì phương thức này đảm bảo an toàn cho các bên tham gia. Chính những ưu điểm nổi bật này ma phương thức tín dụng chứng từ được ưa chuộng hơn. Ước tính có khoảng 80% các hợp đồng ngoại thương thỏa thuận phương thức thanh toán bằng tín dụng thư không hủy ngang. Bản thân phương thức thanh toán tín dụng đã tỏ ra ưu việt, song nó không phải là phương thức thanh toán tránh được rủi ro cho các bên tham gia một cách tuyệt đối. Thực tế cho thấy, các bên tham gia của Việt Nam bước vào thị trường thế giới đa phần là mới lạ, kinh nghiệm còn non trẻ. Trong điều kiện đú, các ngân hàng và các doanh nghiệp đã gặp nhiều khó khăn khi phát sinh những rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, có trường hợp bị thiệt hại lên đến cả triệu đụla. Do vậy, việc hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán quốc tế, cụ thể là nghiên cứu và phòng chống rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ là một trong những mối quan tâm thường xuyên của mỗi ngân hàng. Chỉ trong vài năm đi vào hoạt động, Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long đã triển khai và thực hiện tốt các nghiệp vụ thanh toán quốc tế nói chung và nghiệp vụ tín dụng chứng từ nói riêng, song việc hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ này còn gặp không ít khó khăn. Vì thế, trong thời gian thực tập tại ngân hàng, dựa trên kiến thức đã học và qua nghiên cứu tài liệu, em đã lựa chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là đưa ra một cái nhìn về rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu chi nhánh Thăng Long và đề xuất một số giải pháp để nhằm hạn chế và phòng ngừa những rủi ro đó xảy ra. 3. Phạm vi nghiên cứu Tìm hiểu các rủi ro trong phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ và đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro khi sử dụng phương thức này tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long từ giai đoạn 1/1/2011 đến 31/12/2013 4. Phương pháp nghiên cứu Đảm bảo tính khoa học và khách quan, các phương pháp được sử dụng song hành và đan xen lẫn nhau:  Phương pháp thống kê: thu thập số liệu, làm cơ sở phân tích và xử lý số liệu.  Phương pháp quan sát để hiểu rõ hơn các bước thực hiện khi khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh Thăng Long 5. Kết cấu của đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Chương 2: Thực trạng rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long. Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long. Do thời gian tìm hiểu và kiến thức còn hạn chế, cũng như kinh nghiệm thực tế chưa tích lũy được nhiều, chắc chắn luận văn của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận được ý kiến đánh giá và những lời nhận xét, góp ý chân thành của Quý Thầy Cô, và các anh chị tại Chi nhánh Thăng Long để giúp em có thêm cơ hội học hỏi nhằm vận dụng vào thực tế tốt hơn. Thang Long University Library CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.1. 1.1.1. Khái niệm Thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of Credit –L/C) là phương thức thanh toán dựa trên cam kết thanh toán có điều kiện của ngân hàng. Tuy nhiên, để tránh mọi sự hiểu lầm và thông nhất trong cách hiểu cũng như cách giải thích thì phòng thương mại quốc tế (The International Chamber of Commerce, viết tắt là ICC) đã ban hành “Quy tắc thống nhất và thực hành về thanh toán tín dụng chứng từ” (Uniform Customs and Practise for Documentary Credits, viết tắt là UCP) ấn bản số UCP 600, theo đó thanh toán tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng- ngân hàng mở thư tín dụng hành động theo yêu cầu và chỉ thị của khách hàng (người xin mở):  Thanh toán tiền theo lệnh của một người thứ ba (người hưởng lợi) hoặc phải chấp nhận và trả tiền cho các hối phiếu do người hưởng lợi ký phát.  Ủy quyền cho một ngân hàng khác tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận trả tiền các hối phiếu đó.  Ủy quyền cho một ngân hàng khác đến chiết khấu khi các chứng từ quy định được xuất trình phù hợp với các điều khoản, điều lệ của thư tín dụng. Từ khái niệm trên cho thấy, phương thức tín dụng chứng từ có thể được áp dụng trong nội thương và ngoại thương: Trong ngoại thương, theo yêu cầu của nhà NK, ngân hàng phát hành một thư tín dụng cho nhà XK. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng là sự cam kết của ngân hàng phát hành L/C sẽ trả tiền cho nhà XK, khi nhà XK tuân thủ theo những điều kiện quy định trong L/C và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng để được thanh toán. Thuật ngữ “Tín dụng –Credit” ở đây được dùng theo định nghĩa rộng, nghĩa là “Tín nhiệm” chứ không để chỉ “Một khoản cho vay” theo nghĩa thông thường. Điều này được thể hiện rõ trong trường hợp khi người NK ký quỹ 100% giá trị L/C thì thực chất ngân hàng không cấp bất cứ một khoản tín dụng nào, mà chỉ cho người NK vay sự tín nhiệm của mình. Ngay cả trong trường hợp người NK không hề ký quỹ, thì một khoản tín dụng thực sự chỉ xảy ra khi ngân hàng phát hành L/C tiến hành trả tiền cho nhà XK và ghi nợ nhà NK. Như vậy, thuật ngữ “Tín dụng” trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chỉ thể hiện khoản “Tín dụng trừu tượng” bằng lời hứa trả tiền 1 của ngân hàng thay cho lời hứa trả tiền của nhà NK, vì ngân hàng có tín nhiệm hơn nhà NK. Qua phân tích cho thấy trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ, chi hộ mà còn: Là người đại diện cho nhà NK thanh toán tiền hàng cho nhà NK, đảm bảo cho nhà NK nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hóa mà họ cung ứng. Là người đảm bảo cho nhà NK nhận được số lượng và chất lượng hàng hóa phù hợp với bộ chứng từ và số tiền mình bỏ ra. Rõ ràng là, nhà NK có cơ sở để tin chắc rằng, ngân hàng sẽ không trả tiền trước khi nhà XK giao hàng, bởi vì điều này đòi hỏi nhà XK phải xuất trình bộ chứng từ gửi hàng. Trong khi đó, nhà XK tin chắc rằng sẽ nhận được tiền hàng nếu trao cho ngân hàng phát hành L/C bộ chứng từ đầy đủ và phù hợp theo quy định trong L/C. Đây chính là yếu tố khiến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi trong TTQT. 1.1.2. Phân loại thư tín dụng  L/C có thể huỷ ngang (Revocable letter of credit): là loại L/C có thể bị sửa đổi hoặc huỷ bỏ mà không cần thông báo cho người hưởng lợi. Nó chứa đựng những rủi ro đối với người bán vì việc sửa đổi hoặc huỷ L/C có thể xảy ra khi hàng hoá đang trên đường vận chuyển hoặc trước khi việc thanh toán được thực hiện. L/c huỷ ngang tạo cho người mua tối đa sự chủ động vì nó có thể được sửa đổi hoặc huỷ ngang mà không cần thông báo cho người bán. Vì vậy L/C huỷ ngang chỉ có thể sử dụng trong các trường hợp:  Việc giao hàng thực hiện giữa công ty mẹ và công ty con  Giữa người mua và người bán có quan hệ rất tốt.  L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable letter of credit): Là loại L/C sau khi đã được ngân hàng mở thì không thể sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu không có sự thoả thuận của các bên tham gia. L/C không huỷ ngang đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia, nên nó được sử dụng rộng rãi.  Thư tín dụng xác nhận (confirming L/C): là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, được một ngân hàng khác xác nhận, điều đó có nghĩa là ngoài cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành L/C còn có thêm sự cam kết của ngân hàng xác nhận. Ngân hàng xác nhận có thể là ngân hàng thông báo hoặc là một ngân hàng thứ 3 tuỳ theo thoả thuận giữa người mua, người bán và ngân hàng phát hành L/C. Trong thực tế việc yêu cầu xác nhận L/C không xuất phát từ mong muốn của người mở L/C mà xuất phát từ yêu cầu của người hưởng lợi khi họ nghi ngờ khả năng thanh toán và uy tín của 2 Thang Long University Library ngân hàng phát hành L/C hoặc họ lo lắng về tình hình an ninh chính trị của nước người nhập khẩu. Khi ngân hàng xác nhận đã thanh toán cho người hưởng theo đúng quy định của L/C nó có quyền truy đòi số tiền thanh toán từ ngân hàng phát hành. Để đảm bảo an toàn, ngân hàng xác nhận có thể yêu cầu ngân hàng phát hành ký quỹ theo một tỷ lệ nhất định. Ngược lại, để đảm bảo quyền lợi của mình, ngân hàng phát hành sẽ thoả thuận với khách hàng để chọn ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu làm ngân hàng xác nhận, tránh những rủi ro về vốn ký quỹ tại ngân hàng xác nhận. L/C này, người hưởng lợi được đảm bảo chắc chắn của ngân hàng xác nhận, cộng thêm vào sự cam kết của ngân hàng phát hành L/C, người hưởng lợi sẽ được ngân hàng các nhận thanh toán miễn truy đòi nếu xuất trình chứng từ phù hợp, ngay cả trong trường hợp ngân hàng phát hành không thanh toán được, người thụ hưởng cũng tránh được cả những rủi ro về ngoại hối hay rủi ro quốc gia khác của ngân hàng phát hành L/C.  L/C trả ngay (Sight Payment Credits): là loại L/C không thể huỷ ngang và phải thanh toán ngay khi hối phiếu được xuất trình. Rủi ro trong loại L/C này là thường phải thanh toán trước khi nhận hàng, vì hối phiếu và chứng từ thường đến trước hàng hoá cập cảng.  L/C trả chậm (L/C available by deffered Payment): là loại L/C trong đó ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho người hưởng lợi số tiền của L/C một số ngày sau khi bộ chứng từ hoàn hảo được xuất trình hoặc sau ngày giao hàng. Loại L/C này có 2 dạng:  L/C có kỳ hạn: là loại L/C không huỷ ngang trong đó ngân hàng phát hành sẽ chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn do người hưởng lợi ký phát khi họ xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo. Những hối phiếu này nhà xuất khẩu có thể giữ cho đến thời hạn thanh toán và lúc ấy trình nộp ngân hàng để nhận tiền hoặc bán, chuyển nhượng trên thị trường, các ngân hàng có thể mua hối phiếu chấp nhận thanh toán cho chính mình.  L/C trả dần: là loại L/C không thể huỷ ngang, trong đó quy định cho người hưởng sẽ được thanh toán dần toàn bộ số tiền của L/C theo những thời hạn đã quy định rõ trong L/C đó. Khác với loại L/C có kỳ hạn, loại L/C này không đòi hỏi hối phiếu do người bán ký phát. Do vậy, người bán không có quyền lợi pháp lý đối với hối phiếu và quyền truy đòi đối với hối phiếu đó. Quy trình này chỉ khác với quy trình nghiệp vụ L/C không huỷ ngang ở chỗ việc thanh toán được thực hiện theo từng kỳ hạn nhất định. 3  L/C chấp nhận (L/C available by acceptance): là loại L/C trong đó ngân hàng phát hành L/C thực hiện chấp nhận hối phiếu hoặc chỉ định bên thứ 3 chấp nhận hối phiếu, với điều kiện người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ theo quy định của L/C. Ngân hàng phát hành L/C trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải thanh toán hối phiếu đã chấp nhận, khi các điều kiện của L/C đã được đáp ứng đầy đủ.  L/C trực tiếp (Straight L/C): là loại L/C trong đó nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng phát hành L/C chỉ giới hạn duy nhất đối với người thụ hưởng của L/C. Dạng L/C này thường yêu cầu người thụ hưởng xuất trình chứng từ trực tiếp cho ngân hàng phát hành L/C hết hạn hiệu lực tại thời điểm giao dịch của ngân hàng)  L/C cho phép chiết khấu (L/C available by Negotiation): là loại L/C trong đó ngân hàng phát hành L/C uỷ quyền cho một ngân hàng nhất định (trường hợp hạn chế - Restricted Negotiation) hoặc cho phép bất kỳ ngân hàng nào (trường hợp không hạn chế - Freely Negotiation) mua lại bộ chứng từ hoàn hảo do người thụ hưởng xuất trình. L/C chiết khấu có thể được xác nhận hoặc không được xác nhận. Thông thường ngân hàng được uỷ quyền sẽ chỉ mua chứng từ với điều kiện bảo lưu, nghĩa là ngân hàng chiết khấu giành quyền truy đòi lại từ người hưởng lợi một số tiền đã chiết khấu giành quyền truy đòi từ người hưởng lợi số tiền đã chiết khấu nếu không thu được từ ngân hàng phát hành L/C.  L/C có điều khoản đỏ (Red clause L/C): là loại L/C trong đó có một điều khoản ghi rõ điều khoản đặc biệt ngân hàng phát hành sẽ chuyển tiền hoặc uỷ quyền cho một ngân hàng thông báo (ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu) để thực hiện ứng trước cho người hưởng lợi một số tiền nhất định trước khi giao hàng, thông thường số tiền ứng trước tính theo tỷ lệ % so với giá trị L/C và phải xuất trình chứng từ tại ngân hàng mà họ đã nhận tiền ứng trước và phải bồi hoàn lại số tiền này nếu không xuất trình đủ chứng từ hợp lệ trong thời hạn quy định. Số tiền ứng trước được thực hiện theo yêu cầu của người mở L/C. Rủi ro trong thanh toán L/C điều khoản đỏ là tiền ứng trước có thể bị sử dụng sai mục đích, chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình có thể không phù hợp hoặc người chứng khoán không hoàn thành được việc sản xuất hàng hoá mà cũng không hoàn lại được tiền ứng trước. Để tăng thêm độ an toàn cho các khoản tiền ứng trước các bên có thể thoả thuận về việc phát hành một L/C điều khoản đỏ có bảo đảm, còn gọi là tín dụng điều khoản xanh. Nghĩa là bên cạnh các chứng từ như bình thường, người hưởng lợi còn phải xuất trình thêm thư bảo lãnh của một ngân hàng hoặc giấy phép chứng minh việc hàng tập kết chuẩn bị giao cho mua. Điều khoản ứng trước này phải được người yêu cầu mở L/C quy định cụ thể và chịu trách nhiệm đối với ngân hàng phát hành L/C về điều khoản cụ thể. 4 Thang Long University Library  L/C tuần hoàn (Revolving L/C): là loại L/C mà người hưởng lợi sau khi sử dụng hết kim nghạch hoặc hết thời hạn hiệu lực, thì nó tự động có hiệu lực trở lại một số lần tuần hoàn nhất định cho đến khi tổng trị giá của hợp dồng được thực hiện xong. Nếu sự dụng L/C tuần hoàn cần được nghi rõ rang, ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn và giá trị mỗi lần đó. Đồng thời cũng phải quy định rõ, số dư của hạn nghạch L/C dùng chưa hết lần trước, được hay không được cộng dồn vào hạn nghack L/C sử dụng lần kế tiếp này. Có 5 loại tuần hoàn sau đây:  Tuần hoàn tích lũy: loại L/C tuần hoàn trong đó điều khoản, nếu trong thời gian quy định, nhà xuất khẩu không giao hàng thì trong thời hạn hiệu lực kế tiếp, phần giá trị gián đoạn trước đó sẽ được cộng thêm vào giá trị của L/C ở vòng tuần hoàn lần sau  Tuần hoàn không tích lũy: loại L/C không cho phép chuyển trị giá L/C trước vào L/C sau, tức là việc cộng dồn phần giá trị L/C chưa được sử dụng hết ở vòng tuần hoàn trước vào giá trị L/C ở vòng tiếp theo là không được phép thực hiện.  Tuần hoàn tự động: Nếu L/C trước hết thời hạn thì L/C sau tự động có giá trị mà không cần sự thông báo của ngân hàng mở L/C  Tuần hoàn không tự động: Nếu L/C sau muốn có giá trị thì phải có sự thông báo của ngân hàng mở L/C cho nhà xuất khẩu  Tuần hoàn bán tự động: Nếu sau ngày kể từ ngày mở L/C trước hết thời hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết giá trị của L/C trong một khoảng thời gian nhất định mà không có ý kiến thông báo nào của ngân hàng mở L/C thì L/C tự động có giá trị hiệu lực. Do đó rủi ro trong thanh toán L/C tuần hoàn là trong khoảng thời gian dài như vậy thì tình hình tài chính của người nhập khẩu có thể xấu đi hoặc có những biến động trên thị trường tài chính của người nhập khẩu, biến động trên thị trường tiêu thụ của người nhập khẩu, hàng hoá bị ứ đọng nhưng vẫn phải nhập tiếp hàng, không huỷ được L/C. Rủi ro của nhà nhập khẩu sẽ đem đến rủi ro cho ngân hàng phát hành vì vậy loại L/C này chỉ được sử dụng trong việc mua bán những hàng hoá với số lượng đều đặn và nhiều lần trong năm. Để hạn chế rủi ro, ngân hàng phát hành nên chủ động chỉ định L/C tuần hoàn hạn chế hoặc không tự động hơn là tuần hoàn tự động.  L/C có thể chuyển nhượng(transferable L/C): là một L/C mà người hưởng đầu tiên có thể yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần 5 giá trị L/C gốc cho một hoặc nhiều người hưởng lợi thứ 2. Mục đích của loại L/C này nhằm giúp cho nhà xuất khẩu (thực chất là đối tác trung gian) tiến hành dịch vụ xuất khẩu mà không cần đến vốn của mình. Trong L/C chuyển nhượng, người hưởng lợi thứ nhất không tự động cung cấp được hàng hoá và người mua cuối cùng, L/C chỉ được chuyển nhượng một lần. Các bên tham gia chuyển nhượng gồm:  Nhà nhập khẩu.  Ngân hàng phát hành.  Nhà xuất khẩu (người hưởng lợi thứ nhất)  Ngân hàng thông báo/ chuyển nhượng/ ngân hàng chấp nhận hoặc chiết khấu.  Người cung cấp/ người hưởng lợi thứ 2. L/C chuyển nhượng thường được sử dụng khi người hưởng lợi thứ nhất là đại lý cho nhà nhập khẩu, khi đó họ không cần phải giữ bí mật về người cung cấp hàng hoá, còn trong trường hợp người hưởng lợi chỉ là người trung gian cung cấp hàng hoá cho nhà nhập khẩu thì họ rất muốn giữ bí mật về người cung cấp. Trong nghiệp vụ L/C chuyển nhượng thì người hưởng lợi thứ 2 chịu nhiều rủi ro hơn cả. Họ chỉ nhận được tiền khi người hưởng lợi thứ nhất được người mua thanh toán. Vì vậy họ gánh chịu rủi ro không những về người mua và ngân hàng phát hành mà còn phải gánh chịu cả rủi ro về người hưởng lợi thứ nhất và ngân hàng chuyển nhượng.  L/C giáp lưng (Back to back L/C): khi người hưởng nhận được một L/C (L/C gốc) không phải chuyển nhượng song không thể tự mình cung cấp hàng hoá, khi đó họ có thể thoả thuận với ngân hàng của mình phát hành một L/C thứ 2 (L/C giáp lưng) với nội dung tương tự cho người cung cấp hàng hoá. Điều khác biệt cơ bản nhất ở đây giữa L/C gốc và L/C chuyển nhượng là L/C gốc và L/C giáp lưng hoàn toàn độc lập với nhau, ngân hàng phát hành L/C giáp lưng hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ hợp lệ của L/C giáp lưng. Hay nói cách khác nghĩa vụ và trách nhiệm của hai ngân hàng phát hành L/C gốc và L/C giáp lưng hoàn toàn độc lập với nhau. Vì vậy người cung cấp hàng hoá (người hưởng lợi L/C giáp lưng) có thể yên tâm về mặt thanh toán. Về nguyên tắc L/C gốc sẽ là vật thế chấp hoặc sự đảm bảo cho việc thanh toán L/C giáp lưng, song việc thanh toán cho nhà cung cấp sẽ được thực hiện trước khi ngân hàng phát hành L/C giáp lưng nhận được L/C gốc. Đây chính là rủi ro đối với ngân hàng phát hành L/C giáp lưng. Để đảm bảo an toàn cho mình, ngân hàng phát hành L/C giáp lưng phải kiểm tra chặt chẽ chứng từ của L/C giáp lưng, phối hợp với khách hàng của mình để hoàn thiện các chứng từ thanh toán L/C gốc hoặc phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ ký quỹ và thế chấp đối với người hưởng lợi thử nhất. 6 Thang Long University Library L/C dự phòng (standby L/C): Loại L/C được mở nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà NK trong trường hợp nhà XK nhận được L/C nhưng không có khả năng giao hàng. Ngân hàng mở cam kết với nhà NK sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp nhà XK không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và bồi thường các khoản thiệt hại cho nhà NK như đã ứng trước tiền hàng, tốn phí mở L/C, tiền đặt cọc,… Ngoài ra L/C dự phòng cũng có thể được nhà XK áp dụng để đảm bảo khả năng trả nợ của nhà NK. Nó còn được sử dụng trong đấu thầu quốc tế và đầu tư quốc tế. Thực chất không phải là phương thức thanh toán mà là phương tiện bảo lãnh. Standby L/C là một văn bản do ngân hàng phát hành theo chỉ thị của người yêu cầu mở thư tín dụng cam kết thanh toán cho người thụ hưởng, trong thời hạn hiệu lực của tín dụng thư. Điểm khác biệt giữa tín dụng thương mại và thư tín dụng dự phòng - Trong thư tín dụng thương mại yêu cầu bộ chứng từ xuất trình để thanh toán phải chứng minh việc người hưởng lợi đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng. - Trong thư tín dụng dự phòng, việc xuất trình chứng từ nhằm mục đích chứng minh việc người yêu cầu mở thư tín dụng không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng, khi đó ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng phải thực hiện thanh toán ngay số tiền mở L/C cho người thụ hưởng. Bảng 1.1. So sánh giữa thư tín dụng thương mại và thư tín dụng dự phòng Thư tín dụng thương mại Thư tín dụng dự phòng Là phương thức thanh toán Là công cụ bảo lãnh Nghĩa vụ thanh toán luôn được các bên Nghĩa cụ thanh toán các bên không mong muốn thực hiện mong muốn thực hiện Chứng từ thanh toán phức tạp Chứng từ thanh toán đơn giản Áp dụng UCP 600 Áp dụng UCP 600 hoặc ISP98 (Nguồn: http://vi.wikipedia.org/) 1.1.3. Các bên có liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ  Người xin mở thư tín dụng (the applicant for the credit): là người mua, người nhập khẩu hàng hoá, người mở thư tín dụng.  Ngân hàng mở thư tín dụng (issuing bank) là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu còn gọi là ngân hàng phát hành.  Người hưởng lợi (beneficiary) là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định. 7  Ngân hàng thông báo (advising bank) là ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu cầu thông báo cho nhà xuất khẩu về việc mở thư tín dụng. Ngoài ra còn có thể cho một số ngân hàng khác tham gia vào phương thức thanh toán này như:  Ngân hàng xác nhận (confirming bank) là ngân hàng nhận trách nhiệm thanh toán cuối cùng nếu ngân hàng phát hành không thể thanh toán chứng từ phù hợp với điều khoản của L/C. Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo L/C hay là một ngân hàng khác do bên xuất khẩu yêu cầu.  Ngân hàng được chỉ định (nominated bank) là ngân hàng được ngân hàng phát hành chỉ định để thực hiện việc thương lượng, chiết khấu hay thanh toán L/C. Lúc đó ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng chiết khấu (negotiating bank) hoặc ngân hàng thanh toán (paying bank).  Ngân hàng hoàn trả (reimbursing bank) là một ngân hàng được ngân hàng mở L/C hoặc ngân hàng xác nhận chỉ định thay mình trả tiền.  Ngân hàng chiết khấu (negotiating bank) là ngân hàng được ngân hàng được ngân hàng mở L/C cho phép đứng ra mua hối phiếu hay thương lượng chứng từ do người bán ký phát cho ngân hàng.Tuỳ theo quy định của L/C mà ngân hàng chiết khấu thường là ngân hàng thông báo hoặc là ngân hàng thứ ba nào đó do ngân hàng mở L/C quy định.  Người được chuyển nhượng là người nhận các quyền và nghĩa vụ do người hưởng lợi chuyển. 1.1.4. Quy trình nghiệp vụ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (8) NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG (7) Phát hành L/C Thông báo (2) (10) (9) (3) (1) (5) (6) HĐTM NHẬP KHẨU XUẤT KHẨU (4) (Nguồn: Giáo trình Thanh Toán Quốc Tế của Th.S Thân Tôn Trọng Tín) 8 Thang Long University Library (1) Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại (HĐTM) ngoại thương đã ký với nhà xuất khẩu với điều khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ viết Đơn yêu cầu mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng, tại ngân hàng phục vụ mình. (2) Căn cứ vào Hợp đồng ngoại thương và Đơn yêu cầu mở L/C và sau khi nhà nhập khẩu đã ký quỹ và thanh toán phí, ngân hàng phát hành L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng thông qua ngân hàng đại lý của mình (ngân hàng thông báo) ở nước người xuất khẩu để kiểm tra đối chiếu có phù hợp với yêu cầu trong Đơn yêu cầu mở hay không. (3) Ngân hàng thông báo sẽ thông báo chuyển nguyên văn nội dung của L/C đến người xuất khẩu. (4) Người xuất khẩu kiểm tra nội dung của L/C, đối chiếu với hợp đồng nếu chập nhận thì tiến hành giao hàng đến nước người nhập khẩu thông qua người chuyên chở. Nếu không chấp nhận L/C thì đề nghị nhà nhập khẩu và ngân hàng phát hành của họ tu chỉnh lại cho phù hợp lại với nội dung hợp đồng rồi tiến hành giao hàng. (5) Người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của L/C để xuất trình vào ngân hàng thông báo để chuyển sang ngân hàng phát hành yêu cầu thanh toán. Người xuất khẩu cũng có thể đề nghị thương lượng chiết khấu bộ chứng từ tại ngân hàng thông báo của mình hoặc tại một ngân hàng khác tùy theo L/C yêu cầu. (6) Ngân hàng thông báo giúp nhà xuất khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu sai sót sẽ trả lại yêu cầu người xuất khẩu chỉnh sửa, bổ sung, còn phù hợp sẽ chuyển đến ngân hàng phát hành yêu cầu thanh toán, đồng thời có thể chiết khấu bộ chứng từ theo yêu cầu của nhà xuất khẩu (7) Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp sẽ thông báo đến người nhập khẩu yêu cầu trả tiền để nhận bộ chứng từ. (8) Nhà nhập khẩu trả tiền để nhận chứng từ đi làm thủ tục nhận hàng. (9) Ngân hàng phát hành chuyển tiền cho người xuất khẩu (người hưởng lợi) thông qua ngân hàng thông báo. (10) Ngân hàng thông báo thanh toán cho người thụ hưởng. 1.1.5. Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ Ngày nay, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng ngày càng nhiều do những thuận lợi mà nó mạng lại cho cả người XK và người NK. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nó cũng không tránh khỏi những sai 9 sót gây ra hậu quả nghiêm trọng. Sau đây là một số ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ. a. Ưu điểm  Đối với nhà xuất khẩu Đảm bảo việc thanh toán vì có ngân hàng mở L/C đứng ra cam kết thanh toán không phụ thuộc vào những ảnh hưởng khác. Được ngân hàng khống chế bộ chứng từ không sợ mất quyền sở hữu hàng hóa hay tốn chi phí vận chuyển hàng nếu làm đúng yêu cầu của thư tín dụng. Nhà XK có thể nhận được sự hộ trợ của ngân hàng cả về tài chính lẫn thông tin. Nếu nhà NK không có thiện chí, họ có thể tìm ra lỗi nhỏ trên chứng từ để từ chói thanh toán mặc dù nhà XK đã giao hàng đúng số lượng, phẩm chất và thời hạn quy định  Đối với nhà nhập khẩu Khi lập L/C thì người mua được ngân hàng kiểm tra giúp bộ chứng từ, đảm bảo được hàng hóa mình ký hợp đồng đúng số lượng và chất lượng, thời hạn giao hàng…và họ chỉ trả tiền dựa vào chứng từ.  Đối với ngân hàng Mở rộng nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng tăng thu nhập thông qua phí dịch vụ của khách hàng , nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng. Thông qua nghiệp vụ của ngân hàng sẽ góp phần giúp đỡ khách hàng xuất nhập khẩu của mình đồng thời thúc đẩy quá trình thanh toán quốc tế được phát triển. Tóm lại phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo được quyền lợi của người XK, NK trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và nâng cao vai trò của ngân hàng trong hoạt đông thanh toán quốc tế. b. Nhược điểm  Đối với nhà xuất khẩu Nhà XK phải lựa chọn loại thư tín dụng nào bảo đảm quyền lợi cho mình nhất, đồng thời kiểm tra kỹ các điều khoản ghi trong thu bởi vì nó sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của mình sau này. Tùy thuộc vào khả năng của mình có đáp ứng được yêu cầu của hợp đồng hay không để đảm bảo lập bộ chứng từ thích hợp  Đối với nhà nhập khẩu Người mua phải thận trọng khi làm đơn mở L/C, phải đưa ra những điều kiện để cho người XK có thể thực hiện được vừa phải đảm bảo quyền lợi của mình. Ngoài ra 10 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất