Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp giải pháp bình ổn lãi suất tín dụng trong ngân hàng thương ...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp bình ổn lãi suất tín dụng trong ngân hàng thương mại

.PDF
104
263
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP BÌNH ỔN LÃI SUẤT TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI SINH VIÊN THỰC HIỆN : HOÀNG LAN THƯƠNG MÃ SINH VIÊN : A11054 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2011 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP BÌNH ỔN LÃI SUẤT TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Giáo viên hướng dẫn: TS. Phan Văn Tính Sinh viên thực hiện: Hoàng Lan Thương Mã sinh viên: A11054 Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI – 2011 Thang Long University Library LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Phan Văn Tính, người đã định hướng đề tài và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Em cũng xin được cảm ơn cô Lê Hà Thu, giáo viên theo dõi luận văn, người đã luôn theo dõi và đôn đốc em hoàn thành luận văn đúng tiến độ. Em xin được cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại học Thăng Long đã truyền cho em những kiến thức cơ bản để em hoàn thành tốt bài luận văn này. Do khả năng và kiến thức chuyên môn của em còn hạn chế nên nội dung của bài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự quan tâm và góp ý của các thầy cô đề bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Hoàng Lan Thương MỤC LỤC CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...................................................................................... 2 1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................. 2 1.1.1. Hoạt động của NHTM........................................................................................... 2 1.1.2. Sản phẩm của NHTM ........................................................................................... 2 1.1.2.1.Sản phẩm trong hoạt động huy động tiền gửi ...................................................... 2 1.1.2.2. Sản phẩm tín dụng. ............................................................................................. 5 1.2. LÃI SUẤT CHO VAY TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................... 7 1.2.1.Bản chất kinh tế của lãi suất tín dụng NHTM ...................................................... 7 1.2.2. Các loại lãi suất ..................................................................................................... 9 1.2.3. Vai trò của lãi suất ................................................................................................ 9 1.2.3.1. Đối với NHTM .................................................................................................... 9 1.2.3.2. Đối với nền kinh tế ............................................................................................ 10 1.3. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH LÃI SUẤT TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................................ 12 1.3.1. Cơ chế hình thành lãi suất .................................................................................. 12 1.3.2. Nguyên tắc và phương pháp xác định lãi suất .................................................. 13 1.3.2.1. Nguyên tắc tính lãi ............................................................................................ 13 1.3.2.2. Phương pháp tính lãi ........................................................................................ 14 1.4. CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT ............ 15 1.4.1. Nhân tố đầu vào ................................................................................................. 15 1.4.1.1. Nhân tố chủ quan.............................................................................................. 15 1.4.1.2. Nhân tố khách quan.......................................................................................... 16 1.4.2. Nhân tố tác động đến đầu ra (lãi cho vay) ......................................................... 20 1.4.2.1. Nhân tố chủ quan.............................................................................................. 20 1.4.2.2. Nhân tố khách quan.......................................................................................... 21 1.5. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BÌNH ỔN LÃI SUẤT ..................................................... 23 Thang Long University Library 1.5.1. Đối với nền kinh tế .............................................................................................. 23 1.5.2. Đối với ngân hàng ............................................................................................... 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LÃI SUẤT............................................................. 26 2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................ 26 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................................... 26 2.1.2. Thực trạng về hoạt động ..................................................................................... 27 2.1.2.1. Thực trạng về huy động vốn ............................................................................. 27 2.1.2.2. Thực trạng về cho vay ....................................................................................... 30 2.1.2.3. Thực trạng về khả năng chi trả........................................................................ 32 2.2. THỰC TRẠNG VỀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................................................................... 35 2.2.1. Cơ chế, chính sách lãi suất trong NHTM .......................................................... 35 2.2.1.1. Lãi suất ở thời kỳ thực thi cơ chế quản lý nền kinh tế theo phương thức quản lý kế hoạch hóa tập trung (trước năm 1988) ..................................................................... 35 2.2.1.2. Lãi suất thời kì nền kinh tế bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà Nước (từ năm 1988 đến 2006) .............................................................................................................................. 35 2.2.2. Biến động lãi suất tín dụng trong NHTM trong thời gian gần đây................... 39 2.2.2.1. Sự điều hành Chính sách tiền tệ ....................................................................... 39 2.2.2.2. Diễn biến lãi suất của bốn NHTM .................................................................... 40 2.2.3. Đánh giá thực trạng lãi suất ............................................................................... 48 2.2.3.1. Những tồn tại .................................................................................................... 48 2.2.3.2. Nguyên nhân ..................................................................................................... 53 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BÌNH ỔN LÃI SUẤT CHO VAY .................................... 64 3.1. MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM .... 64 3.1.1. Chiến lược ........................................................................................................... 64 3.1.2. Mục tiêu trong thời gian trước mắt .................................................................... 65 3.1.2.1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng............................................ 65 3.1.2.2. Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước ...................................................................................................... 66 3.1.2.3. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng ........................................................................................ 67 3.1.2.4. Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo................................... 69 3.1.2.5. Tăng cường đảm bảo anh sinh xã hội .............................................................. 70 3.1.2.6. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền ...................................................... 70 3.1.2.7. Tổ chức thực hiện ............................................................................................. 71 3.2. GIẢI PHÁP ............................................................................................................ 71 3.2.1.Nhóm giải pháp chủ quan .................................................................................... 72 3.2.1.1.Nâng cao năng lực quản trị tài sản Nợ - tài sản Có........................................... 72 3.2.1.2.Xây dựng chiến lược phát triển phù hợp ........................................................... 73 3.2.1.3.Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý .................................................................. 81 3.2.1.4.Phương pháp luận xác định lãi suất .................................................................. 82 3.2.2.Nhóm giải pháp khách quan ................................................................................ 82 3.2.2.1.Kiến nghị đối với NHNN: Xác định mô hình quản lý lãi suất phù hợp............ 82 3.2.2.2.Kiến nghị Chính phủ: Ổn định kinh tế vĩ mô .................................................... 84 Thang Long University Library DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt NHNN Tên đầy đủ Ngân hàng Nhà nước NHTW NHTM Ngân hàng Trung ương Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của Vietcombank, Agribank, Eximbank, Saigonbank qua các năm 2007, 2008, 2009 .............................................................................................. 28 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng Vietcombank, Agribank, Eximbank, Saigonbank qua các năm 2007, 2008, 2009. .................................................................... 30 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng Vietcombank, Agribank, Eximbank, Saigonbank qua các năm 2007, 2008, 2009. .................................................................... 31 Bảng 2.4: Thực trạng về khả năng chi trả của Vietcombank, Agribank, Eximbank, Saigonbank qua các năm 2007, 2008, 2009..................................................................... 33 Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Vietcombank, Agribank, Eximbank, Saigonbank qua các năm 2007, 2008, 2009 ..................................................................... 34 Bảng 2.6: Bảng lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn qua các thời kỳ ....................................................................................................................................... 39 Bảng 2.7: Bảng lãi suất huy động tại các thời điểm năm 2008 của Vietcombank(VCB), Agribank(Agri), Eximbank(EXB), Saigonbank(SGB)..................................................... 40 Bảng 2.8: Bảng lãi suất cho vay tại các thời điểm năm 2008 của Vietcombank(VCB), Agribank(Agri), Eximbank (EXB), Saigonbank(SGB).................................................... 40 Bảng 2.9: Bảng lãi suất huy động tại các thời điểm năm 2009 của Vietcombank(VCB), Agribank(Agri), Eximbank(EXB), Saigonbank(SGB)..................................................... 43 Bảng 2.10: Bảng lãi suất cho vay tại các thời điểm năm 2009 của Vietcombank(VCB), Agribank(Agri), Eximbank(EXB), Saigonbank(SGB)..................................................... 43 Bảng 2.11: Bảng lãi suất huy động tại các thời điểm năm 2010 của Vietcombank(VCB), Agribank(Agri), Eximbank(EXB), Saigonbank(SGB)..................................................... 45 Thang Long University Library Bảng 2.12: Bảng lãi suất cho vay tại các thời điểm năm 2010 của Vietcombank(VCB), Agribank(Agri), Eximbank(EXB), Saigonbank(SGB)..................................................... 45 Bảng 2.13: Bảng lãi suất huy động tại các thời điểm năm 2011 của Vietcombank(VCB), Agribank(Agri), Eximbank(EXB), Saigonbank(SGB)..................................................... 47 Bảng 2.14: Bảng lãi suất cho vay tại các thời điểm năm 2011 của Vietcombank(VCB), Agribank(Agri), Eximbank(EXB), Saigonbank(SGB)..................................................... 47 Bảng 2.15: Bảng phân tích cổ tức/Vốn chủ sở hữu (VCSH) và ROE của Vietcombank, Eximbank, Saigonbank: .................................................................................................. 56 Bảng 2.16: Bảng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (CP DPRRTD) của Vietcombank, Agribank, Eximbank, Saigonbank qua các năm 2008,2009 ............................................. 57 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1: Diễn biến lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng và lãi suất thực ngắn hạn giai đoạn 2007 – 3/2010. ................................................................................................................ 50 Đồ thị 2.2: Diễn biến lãi suất cho vay ngắn hạn và lãi suất thực vay ngắn hạn giai đoạn 2007 – 3/2010. ................................................................................................................ 50 Thang Long University Library LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trải qua gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, hệ thống Ngân hàng không chỉ góp phần xứng đáng vào công cuộc công nghiệp - hóa hiện đại hóa đất nước nói chung mà còn góp phần vào quá trình đổi mới và phát triển của các thành phần kinh tế nói riêng. Trong nền kinh tế Việt Nam khi ngân hàng là nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho các chủ thể trong nền kinh tế, cộng thêm thói quen gửi tiền tại ngân hàng để hưởng lãi suất của người dân thì lãi suất là có vai trò hết sức quan trọng đối với NHTM và mọi cá thể tham gia nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sự biến động của lãi suất với biên độ rộng đã khiến không chỉ Chỉnh phủ, các NHTM mà ngay cả những khách hàng vay vốn đau đầu, người dân hoang mang, thiếu sự tin tưởng vào thị trường tiền tệ. Sự biến động này đã chỉ ra một thực tế tại Việt Nam: Chính sách tiền tệ quá linh hoạt dẫn đến nền kinh tế không hấp thu kịp, chưa có sự thống nhất giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, hệ thống NHTM quá nhiều so với quy mô thị trường. Thêm vào đó, vấn đề mạng lưới của các NHTM quá rộng gây tốn kém chi phí, vấn đề về quản trị, tình hình thanh khoản, các chính sách lãi suất, thậm chí vấn đề đạo đức trong kinh doanh và trách nhiệm đối với xã hội của các NHTM đang là cả một vấn đề đối với nền kinh tế. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu chính cho các NHTM ở Việt Nam, còn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chủ yếu vay vốn từ ngân hàng. Để bù đắp cho các khoản chi của mình cũng như khoản lãi suất huy động đầu vào, các NHTM trong thời gian gần đây đẩy mức lãi suất tín dụng lên quá cao khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay cũng như kinh doanh có lãi để chi trả cho chi phí lãi vay. Chính vì vậy, mục tiêu “bình ổn lãi suất nói chung và lãi suất cho vay nói riêng” đang là một mục tiêu được Chính phủ hướng tới nhất hiện nay. Trước tình hình đó, với mục tiêu nghiên cứu tình hình biến động lãi suất và những nguyên nhân gây ra tình trạng đó em đã chọn đề tài “Giải pháp bình ổn lãi suất tín dụng trong NHTM”. Trong bài luận của mình em xin được đưa ra một số giải pháp cùng những kiến nghị với NHNN và Chính phủ về bình ổn lãi suất tín dụng. Với kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn này không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự quan tâm và góp ý của các thầy cô đề bài luận văn của em được hoàn thiện hơn cũng như nâng cao hiểu biết về lý luận cũng như thực tiễn. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Thứ nhất, đưa ra những vấn đề cơ bản của lãi suất tín dụng trong NHTM trên cơ sở phân tích khái quát về NHTM; lãi suất, cơ chế hình thành lãi suất tín dụng trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc xác định lãi suất cho vay trong NHTM và các nhân tố cơ bản tác động đến biến động lãi suất từ đó kết luận về sự cần thiết phải bình ổn lãi suất. - Thứ hai, thông qua các kết quả huy động vốn, cho vay, khả năng chi trả, và thực trạng về lãi suất tín dụng trong những năm gần đây để đưa ra tồn tại và nguyên nhân của biến động lãi suất trong thời gian gần đây. - Thứ ba, sau khi đưa ra được tồn tại và nguyên nhân, đưa ra được những giải pháp nhằm bình ổn lãi suất tín dụng trong NHTM. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Lãi suất tín dụng trong NHTM - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về biến động lãi suất trong bốn NHTM Vietcombank, Agribank, Eximbank, Saigonbank qua các năm 2008, 2009, 2010 và hai tháng đầu năm 2011. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiếp cận vấn đề thông qua bốn NHTM tự chọn. Phân tích, đánh giá các số liệu về tình hình huy động vốn, hoạt động tín dụng, khả năng chi trả và những biến động lãi suất của bốn NHTM Vietcombank, Agribank, Eximbank, Saigonbank qua các năm 2008, 2009, 2010 và hai tháng đầu năm 2011. Nghiên cứu thông qua phiếu điều tra thực tế và khảo sát thực tế một số NHTM. 5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Nội dung chính của đề tài gồm có ba chương: - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về lãi suất tín dụng trong NHTM Thang Long University Library - Chương 2: Thực trạng về lãi suất - Chương 3: Giải pháp bình ổn lãi suất cho vay PHIẾU ĐIỀU TRA Mục đích điều tra: Phục vụ luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Hoàng Lan Thương ---oo0oo--Đơn vị/ Cá nhân:………………………………………………………………………… Nội dung điều tra: Theo ông/bà: 1. Lãi suất cho vay SXKD của NHTM hiện nay: Rất cao: Cao: Thấp: Bình thường: 2. Lãi suất cho vay tiêu dùng của NHTM hiện nay: Rất cao: Cao: Thấp: Bình thường: 3. Lãi suất huy động của NHTM hiện nay: Rất cao: Cao: Thấp: Bình thường: 4. Lãi suất biến động trong thời gian qua: Nhiều: Không nhiều: Không quan tâm: Không quan tâm: Không quan tâm: 5. Việc thay đổi lãi suất thường xuyên như hiện nay có hợp lý không? Có: Không: 6. Việc NHNN khống chế lãi suất huy động 14% có đúng hay không? Có: Không: 7. NHTM huy động với lãi suất 14%, trong khi đó cho vay 17 - 18%; từ đó chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay 3 – 4%, ông/bà nghĩ thế nào? Rất cao: Cao: Thấp: Bình thường: Không quan tâm: 8. Ý kiến cá nhân: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... Thang Long University Library KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Số phiếu phát ra: 100 phiếu Trong đó: - Cán bộ công nhân viên (CBCNV): 30 phiếu - Doanh nghiệp: 15 phiếu - Cán bộ hưu trí: 30 phiếu - Sinh viên: 25 phiếu Kết quả theo nội dung điều tra: 1. Lãi suất cho vay SXKD của NHTM hiện nay: Rất cao: 19% Thấp: 0% Cao: 58% Bình thường:12% 2. Lãi suất cho vay tiêu dùng của NHTM hiện nay: Rất cao: 31% Thấp: 0% 3. 4. 5. 6. 7. Không quan tâm: 11% Không quan tâm: 15% Cao: 50% Bình thường: 4% Lãi suất huy động của NHTM hiện nay: Rất cao: 3% Thấp: 0% Không quan tâm: 0% Cao: 52% Bình thường: 45% Lãi suất biến động trong thời gian qua: Nhiều: 64% Không nhiều: 36% Việc thay đổi lãi suất thường xuyên như hiện nay có hợp lý không? Có: 50% Không: 50% Việc NHNN khống chế lãi suất huy động 14% có đúng hay không? Có: 94% Không: 6% NHTM huy động với lãi suất 14%, trong khi đó cho vay 17 - 18%; từ đó chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay 3 – 4%, ông/bà nghĩ thế nào? Rất cao: 2% Thấp: 2% Không quan tâm: Cao: 46% Bình thường: 50% 0% Trong đó, có một vài ý kiến nhận được như sau: - Cán bộ tín dụng (CBTD) Đỗ Hải Long: Cần thu hẹp khoảng cách giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Trong nền kinh tế lạm phát như hiện nay, cần tăng lãi suất huy động để kích thích người dân gửi tiền vào ngân hàng, hạn chế mua sắm. Từ đó làm giảm lượng tiền trong lưu thông. Thêm vào đó, gói kích cầu hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ sau khi đã giảm từ 4% xuống 2%, giờ nên tăng lên thành 3% để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. - CBTD Nguyễn Ngọc Khánh: Trên thực tế một số NHTM thường có chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay 6% - 7%, chính vì vậy chênh lệch 3 – 4% vẫn là một con số bình thường. - CBTD Nguyễn Ngọc Lan: Thực tế có NHTM cho vay ra với lãi suất 28%/năm nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp xếp hồ sơ xin vay. - Cô Ngô Thị Quyên – Giảng viên đại học Thăng Long: NHNN nên tăng cường kiểm soát lãi suất cho vay và huy động của các NHTM, đặc biệt là phần “chìm” của lãi suất “huy động”. - Cô Phạm Thị Bảo Oanh – Giảng viên đại học Thăng Long: Mọi vấn đề đều có hai mặt của nó. Như việc NHNN khống chế lãi suất huy động 14%, nếu đứng trên quan điểm của NHNN là muốn kiềm chế lạm phát thì là đúng, còn đứng trên quan điểm của các NHTM thì là không đúng. Bởi khi kiềm chế lãi suất huy động sẽ làm giảm tính cạnh tranh của các NHTM. - Công ty xây dựng Long Huy: Là khách hàng quen thuộc của Agribank, công ty được vay vốn với mức 19,8%/năm. - Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Phương: Lãi suất cho vay SXKD của NHTM bây giờ là quá cao. Trong khi lạm phát gia tăng, công ty phải chịu thêm nhiều chi phí khi giá nguyên vật liệu liên tục tăng cao, cộng thêm chi phí lãi cao. Không những thế, việc tiếp cận vốn vay ngân hàng cũng khó khăn. Thang Long University Library - Nguyễn Thi Bích Ngọc – sinh viên ĐH Thăng Long: Nên hạ lãi suất cho vay SXKD để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, hạn chế lạm phát. Còn lãi suất cho vay tiêu dùng nên phân chia theo từng mục đích. Vd: tiêu dùng cho việc học nên thấp hơn tiêu dùng bình thường. - Trương Việt Bách – sinh viên ĐH Thăng Long: NHTW nên giảm lãi suất chiết khấu để thuận lợi cho NHTM tăng lượng vốn cung ứng từ đó giảm lãi suất huy động. - Các bác cán bộ hưu trí: Rất thích mức lãi suất huy động cao như hiện nay, cao hơn nữa thì càng thích. Tuy nhiên, một số bác thì cho rằng với mức lãi suất 14% như hiện nay là vừa. Qua cuộc điều tra có thể nhận thấy người dân đều rất quan tâm tới vấn đề lãi suất, đặc biệt là lãi suất huy động. Hầu hết đều cho rằng lãi suất cả huy động và cho vay hiện nay đang ở mức cao và đồng tình với cách điều hành của NHNN. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Hoạt động của NHTM NHTM là TCTD hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, có chức năng trung gian tài chính. Khi thực hiện chức năng trung gian tài chính NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn - có nghĩa là NHTM vừa có vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay với mục tiêu là hưởng lợi từ chênh lệch giữa “đi vay” và “cho vay”. “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận” (luật các TCTD Việt nam năm 2010). - Theo luật các TCTD Việt nam, hoạt động NHTM bao gồm các lĩnh vực: Nhận tiền gửi Cấp tín dụng - Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản Các nghiệp vụ kinh doanh khác. 1.1.2. Sản phẩm của NHTM 1.1.2.1.Sản phẩm trong hoạt động huy động tiền gửi Tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn NHTM, có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng ngân hàng và thực hiện mục tiêu lợi nhuận thông qua cấp tín dụng. “ Nhận tiền gửi là hoạt động của NHTM nhằm huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận” (Luật các TCTD VN, năm 2010). Như vậy, để huy động được tiền gửi, ngân hàng thương mại phải “sản xuất” ra nhiều loại “sản phẩm” khác nhau. - Tiền gửi không kỳ hạn: Thang Long University Library Trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng, NHTM thực hiện mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng. Số dư tiền gửi của doanh nghiệp hoặc cá nhân trên tài khoản tiền gửi nhằm mục đích giao dịch, thanh toán, chi trả cho các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ và các khoản chi phí phát sinh trong kinh doanh - là nguồn vốn ngân hàng có thể sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Người gửi có thể rút ra bất cứ khi nào và ngân hàng phải có trách nhiệm đáp ứng kịp thời, đầy đủ. Đây là nguồn vốn huy động có chi phí thấp của NHTM. Nhiều ngân hàng không phải chi phí đối với số dư nói trên. - Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng. Tiết kiệm thực chất là khoản tiền nhàn rỗi của các cá nhân được gửi vào các ngân hàng nhằm hưởng lãi suất. Bao gồm: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại hình mà chủ tài khoản có thế rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trước cho ngân hàng. Thông thường, đây là loại vốn có mức chi phí thấp nhất trong các loại tiền gửi tiết kiệm. Nghiên cứu cho thấy rằng, nguồn vốn huy động tiết kiệm không kỳ hạn trong hệ thống NHTM Việt nam chiếm khoảng 10% trên tổng số huy động của hệ thống. + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại hình mà khách hàng và ngân hàng sẽ thỏa thuận trước về thời hạn gửi tiền. Trên nguyên tắc thì khách hàng khi gửi tiền vào sẽ không được rút trước hạn. Tuy nhiên, để tăng tính cạnh tranh, các ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút trước hạn với mức lãi suất không kỳ hạn hoặc mức lãi suất tương ứng theo kỳ hạn nhất định do ngân hàng quy định. Để tăng cường huy động vốn bằng loại hình này, các ngân hàng thường đặt ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau như: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng,... Trên thực tế đây chính là nguồn cung vốn lớn nhất cho ngân hàng. Và người dân thường rất quan tâm đến lãi suất huy động của ngân hàng. Lãi suất chi trả cho loại tiền gửi này thường tương đối cao nhưng đổi lại đây lại là nguồn vốn ổn định nhất trong các loại tiền gửi. Chính vì vậy mục tiêu của các ngân hàng đều là tăng cường khả năng huy động nguồn vốn này. Lợi dụng cách nghĩ của người dân: càng lớn càng khó đổ vỡ, nên người dân thường tin tưởng gửi tiền vào các ngân hàng lớn. Thông thường, khi huy động nguồn vốn dưới hình thức tiết kiệm có kỳ hạn, ngân hàng phải chịu một mức chi phí trả lãi cao . Ngày nay, trên lãnh thổ Việt nam do nhiều nguyên nhân khác nhau, giữa các ngân hàng xảy ra tình trạng cạnh tranh mạnh mẽ trong việc huy động vốn. Nhiều ngân hàng đã đưa ra thị trường các sản phẩm đa dạng như: tiết kiệm an sinh, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm niềm tin… Bên cạnh chi phí trả lãi, nhằm tăng cường tính cạnh tranh, NHTM Việt Nam thường đưa ra “các chiêu” câu khách như thưởng, quà tặng, …Về bản chất, chi phí cho “các chiêu” đó là một phần cấu thành giá cả sản phẩm. - Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: Là khoản tiền mà các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội gửi ở ngân hàng sẽ được chi trả trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là nguồn vốn ổn định, vì vậy các NHTM luôn tìm cách đa dạng hóa huy động loại tiền gửi này bằng việc áp dụng nhiều kỳ hạn lãi suất linh hoạt cùng với nhiều chính sách khách hàng để thu hút tối đa nguồn vốn này. Chi phí trả lãi cho nguồn vốn này, thông thường là cao. - Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá: Ngân hàng huy động vốn bằng việc phát hành các giấy tờ có giá như: kỳ phiếu, trái phiều, chứng chỉ tiền gửi. Trong đó, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi là loại phiếu nợ ngắn hạn, trái phiếu là phiếu nợ trung và dài hạn. Khả năng vay mượn tùy thuộc vào uy tín của ngân hàng, lãi suất và trình độ phát triển của thị trường tài chính. Đây cũng là nguồn vốn chiểm tỷ trọng lớn trong NHTM. Việc phát hành giấy tờ có giá giúp cho ngân hàng không chỉ huy động được một lượng vốn lớn trong thời gian ngắn mà nguồn vốn này còn mang tính ổn định cao, giúp ngân hàng chủ động trong việc sử dụng vốn. Các loại giấy tờ có giá của ngân hàng thường có tính thanh khoản cao chính vì vậy việc mua bán, trao đổi chúng trên thị trường diễn ra khá dễ dàng. Thêm vào đó là sự phát triển của thị trường chứng khoán là môi trường tốt cho loại hình huy động vốn này phát triển. Chính vì vậy mà hiện nay, các ngân hàng có xu hướng gia tăng việc huy động vốn thông qua hình thức này. - Huy động vốn từ các TCTD khác và NHNN: Vốn huy động từ tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào nguồn vốn này cũng đáp ứng đước các nhu cầu cho vay của ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng phải huy động vốn từ các nguồn khác để đáp ứng nhu cầu về vốn của mình.Trong đó, nguồn vốn vay từ NHNN và tiền vay , tiền gửi của các TCTD khác có ý nghĩa quan trọng đối với NHTM nhằm đảm bảo cân đối vốn khi thiếu hụt. Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất