Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ chữ hán Hồ Xuân Hương...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ chữ hán Hồ Xuân Hương

.PDF
63
937
50

Mô tả:

M Ở ĐẦU l.L ý do chọn đề tài 1.1 Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam. Nữ thi sĩ Blaga Đimitrôva trong “ Tuyến tập thơ Việt Nam” xuất bản ở Bungari (1973) có viết về Hồ Xuân Hương: “ Là một trong những hiện tượng độc đáo nhất không chỉ ở Việt Nam mà ở trong toàn bộ cái nguồn thơ mà tôi đã được biết của nền thơ thế giới qua tất cả các thời đại. Đó là nữ thi sĩ với cái tên Hương mùa xuân. Khi tôi truyền đạt cái độc đáo trong thơ Việt Nam thì bạn bè của tôi đã dừng lại trước cái tên này với một sự ngạc nhiên cao độ”. Có thể nói, sức quyến rũ của thơ Hồ Xuân Hương chính là cá tính sáng tạo kết hợp với tâm hồn tràn đầy yêu thương đối với con người đặc biệt là người phụ nữ. Điều này đã được khẳng định trong sự nghiệp thơ của bà. Có người nhận xét rằng thơ Hồ Xuân Hương rất tinh quái thậm chí là “ thi trung hữu quỷ”. Nhưng điều đó chỉ đúng với mảng thơ Nôm còn với thơ chữ Hán, Hồ Xuân Hương lại bộc lộ một hồn thơ đằm thắm, trữ tình, vừa lạ vừa quen. Sức hấp dẫn kì diệu của thơ Hồ Xuân Hương không chỉ dừng lại ở thơ Nôm mà còn ở thơ chữ Hán. Tìm hiếu về Hồ Xuân Hương nếu chỉ dừng lại ở thơ Nôm thì chưa đủ. Thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm hòa quyện thống nhất, bổ sung cho nhau đế tạo nên diện mạo thơ ca của nữ sĩ. 1.2 Hơn hai thế kỉ trôi qua, con người và sự nghiệp văn học của Hồ Xuân Hương trở thành vấn đề trung tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Bên cạnh những công trình nghiên cứu về thơ chữ Nôm, việc sưu tầm và nghiên cứu mảng thơ chữ Hán của bà cũng đã được quan tâm. Tuy nhiên sự quan tâm ấy phần nhiều là giới thiệu văn bản. Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương ít được đề cập. Đặc biệt là chưa có công trình 1 riêng biệt khám phá mảng thơ ca này của thi sĩ. Đó là điều khích lệ tác giả luận văn lựa chọn đề tài Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương. Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hon về con người, sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương đồng thời khẳng định được vị trí, vai trò, đóng góp của tác giả đối với nền văn học dân tộc. 1.3 Hồ Xuân Hương là tác gia văn học được đưa vào giảng dạy từ bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đến bậc Cao đẳng, Đại học. Lựa chọn và thực hiện đề tài này giúp cho người viết làm quen với các thao tác tư duy trong nghiên cứu khoa học. Mặt khác, đề tài còn gắn với ý nghĩa thực tiễn giảng dạy, hữu ích đối với một sinh viên sau này làm công việc đứng trên bục giảng. 2. Lịch sử vấn đề Một thời gian dài, do nhiều nguyên nhân, thơ Hồ Xuân Hương hầu như được xem là di sản tinh thần gây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu và thưởng thức. Khoảng thời gian gần đây, thơ của nữ sĩ được nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn và trở thành đối tượng nghiên cứu của khá nhiều chuyên luận, công trình văn học sử, tiểu luận... Cho đến nay về mặt văn bản, thơ ca Hồ Xuân Hương gồm hai bộ phận: Văn bản thơ chữ Nôm và văn bản thơ chữ Hán. Đã có khá nhiều tác giả, nhà nghiên cứu, nhà phê bình tiếp cận thơ Nôm Hỗ Xuân Hương dưới nhiều góc độ khác nhau: Xuân Diệu, Nguyễn Lộc, Đỗ Đức Hiếu, Lã Nhâm Thìn... Riêng về mảng thơ chữ Hán của nữ sĩ thường chỉ được giới thiệu phần văn bản. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân. Có thể vì độc giả nhận thấy thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương quen thuộc. Chúng tiêu biếu cho gương mặt thơ ca của nữ sĩ. Mặt khác, thơ chữ Hán có phần thua thiệt vì nó được công nhận là sản phẩm của Hồ Xuân Hương khá muộn. Chúng cũng không được phong phú về số lượng và chưa được độc giả biết đến nhiều như 2 sáng tác chữ Nôm.Qua sự hiếu biết hạn hẹp, chúng tôi nhận thấy có một số công trình sau đã đề cập đến sáng tác bằng chữ Hán của Hồ Xuân Hương trên một số phương diện khác nhau: Trên báo Văn học, số 242 và 243 ngày 15 và ngày 21/3/1963, nhà thư tịch học Trần văn Giáp đã giới thiệu với bạn đọc về sự hoài nghi của ông trong bài “ Đồ Sơn bảt vịnh - thơ chữ Hản của Hồ Xuân Hương'?” Đó là tám bài thơ vịnh cảnh Đồ Sơn. Ông đã tự hỏi: “không biết có phải của Hồ Xuân Hương không?” Trên tuần báo Văn nghệ số 41(7/2/1964), Trần Văn Giáp và Cao Huy Giu lại cho công bố bài “Phải chăng năm bài thơ sau đây cũng là thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương?' Đó là năm bài “Chu thứ Hoa Phong tức cảnh” chép trong sách “Phượng Sơn từ chí lược” có ghi rõ là “Hồ Xuân Hương thảo”. Trên tạp chí Văn học, 3/1963, Trần Thanh Mại đã đưa ra những tài liệu khá thuyết phục. Tiếu luận đã chứng minh tên tuối nữ sĩ Hồ Xuân Hương được nhiều người trong và ngoài nước biết tới dưới thời Nguyễn. Tháng 10 - 1964, trên tạp chí Văn học, Trần Thanh Mại đã cho công bố “Bài tựa tập thơ Lưu hương k r của Hồ Xuân Hương do Nham Giác Phu Tốn Phong Thị viết. Sau đó, Trần Thanh Mại lại tìm được bản Lưu hương kỉ do ông Nguyễn văn Tú, cử nhân Hán học, người xã Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định cung cấp. Ồng Trần Thanh Mại giới thiệu tập Lim hương kỉ này như sau: “Có phần chắc bản chép tập Lưu hương kí mà ông Nguyễn Văn Tú đã trao cho chúng tôi là phần còn lại của tập thơ mà Nham Giác Phu đã đọc và đã đề tựa, hay ít nhất nó cũng thiếu nhiều tờ. Bản này chỉ có 22 trang, giấy viết hàng tám, tổng cộng 30 đầu đề với 52 bài. Trong 52 bài này có 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ chữ Nôm. Trong đầu đề có ghi rõ: Luv hương kí - 3 Hoan trung Cố Nguyệt đường Xuân Hương nữ sử tập. Hoan Trung tức là tỉnh Nghệ An, Cố Nguyệt đường là tên nhà ở của Xuân Hương đồng thời là triết tự chữ Hồ, chỉ họ của tác giả” [7, tr 32] Cũng ở bài viết này, Trần Thanh Mại nhận xét: “Nhìn chung lại, thơ chữ Hán và thơ Nôm của Hồ Xuân Hương như được ghi chép trong Lưu hương kỉ không trực tiếp nêu ỉên được những vắn đề xã hội lớn lao và cấp thiết. Dù thế nào mặc lòng, chúng ta vẫn có thế tìm thay trong thơ nàynhững giọng chân thành tha thiết đế đẩu tranh cho một tình yêu bình đắng: Livu hương kí là tiếng kêu thất vọng đế có một tình yêu thành thực, thủy chung... ”[7, tr 34] Nham Giác Phu Tốn Phong Thị viết trong Bài tựa tập thơ Lưu hương kỉ: “ Tập kí Lưu hương tuy viết ra những gió mây trăng sương nhưng xuất phát từ đáy lòng rồi hình thành ra ngôn ngữ. Cũng đủng như câu xuất phát từ tình cảm, dừng ở lễ nghĩa ” Nguyễn Lộc nhận định: " Trong Lưu hương kí[...] chủng ta thay một người phụ nữ giàu nhiệt tình, yêu đời, bất chấp tất cả lễ giáo phong kiến, lúc nào cũng tha thiết muốn yêu, và không bao giờ có một tình yêu toại nguyên ” [6, tr 289] Ong cũng cho rằng: “ Nhìn chung, những bài thơ chữ Nôm và chữ Hán trong Lưu hương kí có nghệ thuật khá điêu luyện[...]. Có nhiều từ Hán Việt được sử dụng với phong cách trang nhã. Giọng thơ lại hiền lành chứ không góc cạnh, gân guốc ” [6, tr 287 - 290] Tóm lại, bên cạnh Hồ Xuân Hương - “Bà chúa thơ Nôm” còn có một nữ sĩ Hồ Xuân Hương sáng tác thơ chữ Hán. Qua những ý kiến của các nhà nghiên cứu, chúng tôi thấy thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương đặc biệt là tập Lưu hương kí là những vần thơ trữ tình đằm thắm. Đó cũng là một phần tính cách của Hồ Xuân Hương mà đến nay chúng ta mới được biết đến. 4 3. Mục đích nghiên cứu Khóa luận hướng tới mục đích tìm hiểu “ Giả trị nội dung và nghệ thuật trong thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương” nhằm khẳng định tài năng toàn diện của nhà thơ nữ tiêu biểu trong văn học trung đại Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi mong muốn hình thành cái nhìn tương đối hệ thống, khách quan và khoa học về giá trị mảng thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Triến khai đề tài này, tác giả khóa luận xác định những nhiệm vụ sau: Tìm hiếu về cuộc đời nhà thơ, những yếu tố thời đại có ảnh hưởng đến phong cách, hồn thơ của nữ sĩ. Luận văn có nhiệm vụ tìm hiểu về mảng thơ sáng tác bằng chữ Hán của Hồ Xuân Hương từ đó có những so sánh nhận định với thơ Nôm để tìm ra sự tương đồng và khác biệt của hai mảng. Đe tài giúp cho người viết có dịp hiếu sâu sắc hơn thơ Hồ Xuân Hương phục vụ tốt cho giảng dạy sau này. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cửu 5.1 Số lượng những bài thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương đến nay vẫn chưa có con số thật chính xác( trong quan niệm của giới nghiên cứu), vấn đề văn bản thơ Hồ Xuân Hương chưa có kết luận cuối cùng. Trước tình trạng đó, với sự tương đối, chúng tôi chọn thơ Hồ Xuân Hương trong cuốn Hồ Xuân Hương, thơ chữ Hán- chữ Nôm và giai thoại của tác giả Bùi Hạnh cấn biên soạn, Nxb Văn hóa- thông tin, Hà Nội, 1999. Ngoài ra khóa luận còn tham khảo một số tài liệu khác liên quan đến văn bản thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương. 5.2 Đe tài chỉ hướng tới khai thác “ơ /á trị nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương” 5 6. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp chủ yếu sau: + Phương pháp phân loại + Phương pháp hệ thong + Phương pháp so sảnh Ngoài ra, để hoàn thành tốt khóa luận, người viết còn kết hợp các thao tác như phân tích, bình giảng, chứng minh, miêu tả... 7. Đóng góp của khóa ỉuận Khóa luận tìm hiểu, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương. Từ đó, có cái nhìn toàn diện về con người và sự nghiệp thơ ca của nữ sĩ. Việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn giảng dạy ở trường phổ thông, giúp người giáo viên Ngữ văn có thêm kiến thức bổ sung khi nghiên cứu, giảng dạy tác phấm của Hồ Xuân Hương. 8. Bố cục khóa luận Khóa luận được bố cục như sau: Ngoài phần Mở đầu, Ket luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung được tố chức theo 2 chương: Chương 1. Khái quát về tác giả và tác phẩm Hồ Xuân Hương. Chương 2. Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương. 6 N Ộ• I D U N G Chưong 1 KHÁI QUÁT VÈ TÁC GIẢ TÁC PHẨM HÒ XUÂN HƯƠNG 1.1 Tác giả Hồ Xuân Hương 1.1.1 Thời đại Theo giới nghiên cứu, Hồ Xuân Hương sống vào khoảng thời gian cuối thế kỉ XVTTT - đầu XIX. Đó là thời đại bể dâu, nhiều biến động để lại dấu ấn trong lịch sử. Chế độ phong kiến suy tàn, sự xuống dốc của giai cấp thống trị khiến xã hội lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, quyết liệt. Trong bối cảnh đó, quyền sống của con người bị chà đạp đặc biệt là người phụ nữ. Họ phải chịu nhiều đâu khố, bất hạnh bởi vì sự đau khố của người phụ nữ bao giờ cũng có khía cạnh chua xót, tái tê riêng. Họ vừa “gánh” lấy sự bất hạnh của kiếp người vừa “cõng” thêm nỗi bất hạnh của “phận đàn bà”. Đó là ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, thuyết “tam tòng tứ đức” ... Vòng vây của lễ giáo, tư tưởng phong kiến ngày càng xiết chặt số phận của những người phụ nữ, không cho họ đến với tự do. Cũng trong thời đại Hồ Xuân Hương, cao trào khởi nghĩa nông dân nố ra liên tiếp khắp nơi, nhân dân vùng lên đòi quyền sống. Trào lưu dần chủ dâng lên mạnh mẽ, những ràng buộc “tam cương ngũ thường” trở nên lỏng lẻo hơn trước. Nhân dân nhận thấy sự phá sản của hệ tư tưởng chính thống. Đây chính là tiền đề, cơ sở nảy sinh và ra đời của trào lưu dân chủ nhân văn chủ nghĩa trong xã hội. 7 Thời kì này kinh tế hàng hóa có sự phát triến đáng kế, thương nghiệp có sự khởi sắc. Trong xã hội, xuất hiện tầng lớp thị dân đông đảo, góp phần thay đối lối sống cũ, tù đọng của môi trường văn hóa cố truyền. Tất cả thực trạng đó khiến con người bừng tỉnh, nảy sinh nhu cầu đòi quyền sống. Nó tác động mạnh mẽ đến văn học. Hồ Xuân Hương sống trong vòng xoáy của xã hội, thơ bà chính là sản phấm của xã hội. Nói như Bêlinxki: “ Văn thơ nào không có gốc rễ trong thực tế đương thời, văn thơ nào không rọi sáng vào thực tế khi lý giải nó thì chỉ là một sự vô công rồi nghề, chỉ là một lối đót thời gian một cách vô tội vạ nhưng hão huyền, chỉ là một trò chơi trẻ con, chỉ là công việc của những người trống rỗng” Trong thời đại này, tình hình văn học lại có những bước chuyển biến. Hòa trong xu thế của lịch sử, nghệ thuật phản ánh một phần đời sống tinh thần của xã hội. Hàng loạt những cây bút sáng giá xuất hiện trên thi đàn như: Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương. Họ đều có những sáng tạo tìm tòi riêng. Chiến tranh, đói khát, tham nhũng dường như trở thành “tư liệu” quý giá khiến tác phẩm của họ sâu sắc hơn. Hồ Xuân Hương là một gương mặt tiêu biểu trong số đó. 1.1.2 Cuộc đời và thân thế Cuộc đời và con người Hồ Xuân Hương chủ yếu lưu truyền bằng các giai thoại và sách ngoài sử. Chính vì vậy cho đến nay, giới nghiên cứu vẫn chưa có kết luận thống nhất, chính xác về cuộc đời nữ sĩ. Năm sinh năm mất của bà cũng chỉ là ước đoán theo phương pháp loại trừ hay so sánh với một số tác giả, một số sự việc đương thời. Theo giả thiết của Trần Thanh Mại, Hồ Xuân Hương sinh khoảng năm 1775 - 1780 trong gia đình của nhà nho Hồ Sĩ Danh (1706 - 1783), là người gốc Nghệ An. 8 Nguyễn Hữu Tiến trong cuốn Giai nhân dị mặc lại khẳng định Xuân Hương là con ông Hồ Phi Diễn ở làng Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An. Thân phụ của nữ sĩ là một nhà nho ra bắc dạy học, kết duyên cùng người đàn bà họ Hà( người Hải Dương hoặc Kinh Bắc). Tuy nhiên, thân phụ mất sớm, hai mẹ con đưa nhau ra Kẻ Chợ( Thăng Long) sinh sống. Nguyễn Hữu Tiến viết: “ Nhà trông xuống Hồ Tây” lại chú thêm: “Sau, Xuân Hương có thiên ra ở thôn Tiên Thị, tống Tiên Túc, huyện Thọ Xương, bây giờ là phố Nhà Thờ, gần đền Lý Quốc Sư”. Căn cứ vào các tài liệu và những sáng tác của Hồ Xuân Hương, có thể bà sống vào nửa cuối thế kỉ XVIII - đầu XIX. Đó là một giai đọan lịch sử có rất nhiều biến động. Hồ Xuân Hương lại sống giữa kinh thành Thăng Long, nơi phồn hoa đô hội, trung tâm văn hóa kinh tế, người sống ở đó bao giờ cũng thông minh, năng động. Qua các giai thoại, Hồ Xuân Hương là người phụ nữ thông minh cá tính, có rất nhiều bè bạn. Trong tập thơ Lưu hương kỉ còn để lại khá nhiều tên tuối như : Thạch Đình, Cư Đình, Thanh Liên, Mai Sơn Phủ, Nguyễn Du... Qua đó, hé lộ một phần cuộc đời tình duyên của nữ sĩ, có những mối tình khá sâu nặng nhưng đều không đi tới hôn nhân. Có lẽ vì thế trong cuộc đời văn chương của bà có một nỗi buồn ám ảnh về tình duyên. v ề chuyện hôn nhân, không có tài liệu chính xác nào ghi Hồ Xuân Hương làm vợ ai nhưng theo giai thoại, người chồng đầu tiên là ông tống Cóc. Ông này đã có vợ và rất nhiều con nhưng vẫn yêu quý bà vợ lẽ là Hồ Xuân Hương nên đã cho bà ở riêng trong một căn nhà tại hồ Thất Liễu. Một người nữa mà Hồ Xuân Hương lấy tên là Trần Phúc Hiển ở đàng trong ra ngoài Bắc làm quan. Một thời gian làm tri phủ Tam Đái - Sơn Tây. Đen năm 1822, phủ này sát nhập với một số vùng đất khác gọi là phủ Vĩnh Tường. Theo Đào Thái Tôn trong cuốn Thơ Hồ Xuân Hương từ cội nguồn vào thế tục, Hồ Xuân Hương lấy Trần Phúc Hiến khoảng năm 1814. Ông này có thời gian làm quan ở Móng Cái - Quảng Ninh. Hồ Xuân Hương đã đi theo chồng nên 9 bà có khá nhiều bài thơ viết về vùng đất đó. Năm 1819, Trần Phúc Hiển bị vua Gia Long kết án tử hình. Ngoài ra các sách có chép lại những giai thoại giữa Xuân Hương và Chiêu Ho nhưng vẫn không rõ hai người làm “bạn thân” xướng họa với nhau vào đoạn đời nào của Xuân Hương? Chiêu Hổ và Xuân Hương bình đẳng lạ lùng, Xuân Hương không cho mình là “phận đàn bà” đào tơ liễu yếu, chịu thua kém đàn ông như tư tưởng thông thường thời ấy. Xuân Hương đối chọi từng chữ với Chiêu Hổ, đua ganh nhau từng vần thơ với giọng đùa giễu thể hiện một người phụ nữ bản lĩnh, cá tính. Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không gặp may mắn trong tình yêu và hôn nhân. Sự không may này có nhiều lý do cả về chủ quan và khách quan. Có thế vì bà có cá tính mạnh mẽ, không an phận, không thích hợp lắm với xã hội phong kiến xưa. Cũng có thế, những người bạn của bà chưa thành đạt nên họ chưa tính đến chuyện hôn nhân. Khi họ đã thành đạt rồi thì dâu bế đổi dời, con người khó bề sum họp. số phận con người ly loạn muôn ngả! Hồ Xuân Hương là người phụ nữ hay đi đây đi đó, từng du ngoạn nhiều thắng cảnh ở Bắc, ở Trung và tiếp xúc với nhiều khách văn chương. Nữ sĩ đặt chân mình đến nơi danh thắng nào là có thơ hay. Bước chân của Xuân Hương in dấu thơ vào đất nước.Cuộc đời Xuân Hương gắn với tác phấm của nữ sĩ. Thơ Xuân Hương là đời, là cá tính, là số phận của bà. Tóm lại, Hồ Xuân Hương là con người của một thời đại bế dâu. ở đó có sự tàn phai thật nhiều của hào quang quân chủ, sự trỗi dậy của trào lưu tư tưởng dân chủ, sự bừng tỉnh của con người trước quyền sống cá nhân... Hồ Xuân Hương xuất thân trong một gia đình có học. Bản thân bà lại là người thông minh , có cá tính nhưng lận đận trong duyên phận. Mặc dù vậy, bà vẫn luôn yêu cuộc sống, thể hiện một bản lĩnh cứng cỏi, mạnh mẽ. 10 1.2 Sự nghiệp sáng tác Mặc dù là tác giả văn học viết nhưng sáng tác của Hồ Xuân Hương phần lớn được lưu truyền trong dân gian. Thơ Hồ Xuân Hương được in ấn bằng văn bản khá muộn. Theo Đào Thái Tôn và giới nghiên cứu, bản in sớm nhất bằng chữ quốc ngữ là năm 1893. số lượng những bài thơ củaHồ Xuân Hương cứ mỗi lần tái bản lại không trùng khớp nhau. Lần đầutiên được in trên dưới 60 bài. Đến thập kỉ 30 của thế kỉ XX lên tới hơn 100 bài. Thực trạng hiện thời cũng khá phức tạp. Tùy theo người biên soạn mà thơ ca Hồ Xuân Hương có số lượng không giống nhau. Trong sự nghiệp nghệ thuật, Hồ Xuân Hương sáng tác cả chữ Nôm và chữ Hán. 1.2.1 Thơ Nôm Hồ Xuân Hương Văn bản thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương là vấn đề mà giới nghiên cứu, phê bình văn học còn nhiều ý kiến tranh cãi và tiếp tục tìm hiếu. Theo Đào Thái Tôn, văn bản thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương được thu thập từ ba nguồn: - Các văn bản chép tay - Các văn bản khắc ván chữ Nôm - Các văn bản in chữ quốc ngữ Theo Nguyễn Lộc: “ Hồ Xuân Hương nổi tiếng với những sáng tác bằng chữ Nôm. v ề số thơ Nôm lâu nay nói là của bà, tống cộng chừng 50 bài; tống số đó chắc chắn còn lẫn một số bài của người khác” Nhà nghiên cứu văn học Trần Thanh Mại ước chừng số lượng thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương cũng khoảng 50 bài. Từ những nghiên cứu khảo sát của giới nghiên cứu, chúng tôi thấy số lượng những bài thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương vẫn chưa có kết luận thống nhất và chính xác cuối cùng. Song có thể con số khoảng gần 50 bài là số lượng được đa số giới yêu thích thơ ca nữ sĩ chấp nhận. 11 1.2.2 Thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương Vấn đề Hồ Xuân Hương còn là một nhà thơ chữ Hán được đặt ra một cách sôi nối bắt đầu từ năm 1963 - 1964. Hơn bốn chục năm qua, bằng sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu đến nay, chúng ta có thể tự tin hơn và kết luận rằng, Hồ Xuân Hương còn sáng tác thơ chữ Hán bên cạnh một “ Bà chúa thơ Nôm”. Năm 1963 - 1964, nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại công bố tập thơ Lưu hương kỉ. Qua mấy thập kỉ, công lao của Trần Thanh Mại được giới nghiên cứu khắng định: Lmi hương kỉ là tập thơ của Hồ Xuân Hương. Lưu hương kỉ tuy còn lẫn cả thơ của người khác xướng họa với Xuân Hương nhưng người đọc vẫn nhận rõ đây là một tập thơ tình hiếm hoi vào khoảng đầu thế kỉ XIX. Dù miêu tả ngoại cảnh hay xướng họa với bạn bè, những câu thơ trong Lưu hương kí vẫn là những câu thơ có việc, có người, có buồn vui, thương nhớ, có oán giận mong chờ. Tất cả được viết ra bởi một tấm lòng tha thiết, ước mong có được mối tình chung thủy, niềm khát khao mong ước chính đáng về một hạnh phúc bền lâu. Nhưng dường như tình cảm ấy không được bền chặt, không đến được sum họp lứa đôi. Đọng lại trong tâm trí người đọc là nỗi niềm khắc khoải, một giọng thơ trữ tình chân thực. Sự chân thực đó bất chấp khuôn sáo lề thói đương thời đã tạo nên hồn thơ đằm thắm, thế hiện khát khao trong tình cảm của nhân vật trữ tình. Tập thơ này bao gồm 32 bài thơ chữ Hán, 28 bài thơ chữ Nôm (về số lượng bài thơ trong Lưu hương kí giới nghiên cứu chưa thống nhất). Trong 32 bài thơ chữ Hán của Lưu hương kí, 20 bài còn ở dạng tồn nghi. Giáo sư Lê Trí Viễn cho rằng: “ 10 bài đầu là của Hồ Xuân Hương. Còn lại những bài thơ sau do gần với phong cách thơ của nữ sĩ nên có thế cho đó là những bài thơ của Hồ Xuân Hương” [17, tr 38]. 12 Ngoài Luv hương kỉ, chúng ta còn may mắn tìm được tập thơ Hương Đình Cố Nguyệt thi tập do Bùi Hạnh cấn biên soạn và giới thiệu in trong tuyên tập Hồ Xuân Hương - Thơ chữ Hán, chữ Nôm và giai thoại, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội, 1999. Tập thơ này bao gồm 23 bài thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương. Những bài thơ này chủ yếu là thơ vịnh cảnh đặc biệt là các danh lam thắng cảnh như Đồ Sơn, Hạ Long và thơ vãn cảnh chùa chiền. Như vậy, giống như văn bản thơ chữ Nôm, văn bản thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương cũng chưa có kết luận cuối cùng về số lượng. Khóa luận của chúng tôi tìm hiểu 23 bài thơ chữ Hán trong Hương Đình c ố Nguyệt thi tập và 10 bài thơ chữ Hán được khẳng định của Hồ Xuân Hương trong Lưu hương kí. Tất cả được in trong tập Hồ Xuân Hương - Thơ chữ Hán, chữ Nôm và giai thoại của Bùi Hạnh cẩn biên soạn, Nxb Văn hóa- thông tin, Hà Nội, 1999. 13 Chương 2 GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT THƠ CHỮ HÁN • • • • HÒ XUÂN HƯƠNG 2.1 Nội dung thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương Hồ Xuân Hương là một hiên tượng lạ trong suốt chiều dài lịch sử văn học Việt Nam. Những vần thơ của bà là một sự pha trộn đầy mê hoặc giữa tính dân tộc và sự nối loạn, giữa sự trào phúng lên đến cực điếm, cái nhìn mỉa mai, chế giễu đầy ngạo mạn mà cũng lắm đắng cay với cái ý, cái tình nồng nàn, đằm thắm. Thơ của Hồ Xuân Hương in đậm dấu ấn cá nhân của bà, một cá tính mạnh mẽ, đặc sắc, một chuyện đời đầy long đong. Trong văn học Việt Nam ít có tác giả nào mà đời gắn liền khăng khít với thơ như Hồ Xuân Hương: Mỗi đoạn đời lại có thơ, trước mỗi cảnh vật lại có thơ, đời với thơ là một hay nói cách khác, lần theo thơ ta có thể dựng lại cuộc đời, con người của nữ sĩ. Xuân Diệu đã nhận định về Hồ Xuân Hương “Văn tức là đời”[3, tr 265] Có thể nói, thi sĩ đi khá nhiều nơi và những nơi ấy để lại dấu ấn trong thơ. Thơ chữ Hán của bà viết khá nhiều về thiên nhiên cảnh vật, ở đó bộc lộ một hồn thơ chân thành, tràn đầy cảm xúc. Thiên nhiên cảnh vật và đời sống con người cuộc đời nữ sĩ đã làm nên những nội dung chính trong sáng tác nghệ thuật thơ ca Hồ Xuân Hương. 2.1.1 Thiên nhiên cảnh vật trong thơ Hồ Xuân Hương Neu như trong thơ Nôm, thiên nhiên cảnh vật thường mang tính tượng trưng thì trong thơ chữ Hán, thiên nhiên cảnh vật lại là chính nó. Thế giới tự nhiên thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương nổi bật là cảnh vật do con người kiến tạo và cảnh các danh lam thẳng cảnh thiên nhiên. 14 2.1.1.1 Cảnh vật do con người kiến tạo Viết về cảnh vật do con người kiến tạo, thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương chủ yếu miêu tả cảnh chùa chiền và đền miếu. về cảnh chùa chiền, Hồ Xuân Hương đã miêu tả cảnh đẹp hư không của chốn tu hành. Đó là vẻ đẹp của sự thanh tĩnh, đắc đạo với hàng loạt sáng tác như: Đe Trấn Quốc tự (Đe chùa Trấn Quốc), Phật động tầm u ( Thăm động Phật thâm u), Đăng Đông sơn tự kiển ký ( Lên chơi chùa núi Đông). Trong thơ Nôm, cảnh đẹp nơi chùa chiền không gây xúc động cho nhà thơ mà điều nữ sĩ quan tâm là chân dung độc đáo, kì dị của sư sãi: Chẳng phải Ngô chẳng phải ta Đầu thì trọc lốc áo không tà ( Sư hổ mang) Hay những cảnh tượng ngược đời của bọn sùng đạo: Người quen cõi Phật quen chân xọc Kẻ lạ bầu tiên ghé mắt dòm ( Động Hương Tích) Trong những bài thơ chữ Hán dường như Hồ Xuân Hương có cái nhìn trìu mến hơn. Bà tập trung miêu tả khung cảnh chùa với vẻ đẹp giản dị nhưng lung linh huyền ảo của chốn thiền không: Thủy nguyệt ba lung liên quải choát Hương yên bảo thoại lộ liên vân (Trăng nước sóng lồng sen nay nõn Khói hương tàn báu sương móc liền với mây giáng) (Đề Trấn Quốc tự - Đề chùa Trấn Quốc) Cảnh chùa có gió mát, trăng nước cùng với hương sen hòa quyện tạo nên vẻ đẹp hữu tình. Đen vãn cảnh chùa dường như con người có cảm giác thoát tục, cũng như lạc vào chốn Bồng Lai tiên cảnh: 15 Tẩy không trần lự hoa hàm thoại (Niềm tục rửa sạch lâng, hoa đằm màu vẻ) (Đe Tran Quốc tự - Đe chùa Trấn Quốc) ở chốn tịnh đường, có khi là vẻ đẹp cổ kính, nghiêm trang. Dù thời gian có để lại những dấu vết thì nơi cửa không vẫn luôn được coi là chốn linh thiêng, thâm u, huyền bí: Động khấu thiến thâm hoang thảo kính Tư ngân nồng đậm ấn đài ban (Cửa động nông sâu loi cỏ rậm Nét chữ nhạt mà ỉn làn rêu) {Phật động tầm u - Thăm động Phật thâm u) Chắc hẳn động Phật này đã bị bỏ hoang từ lâu. Giờ đây nơi này đã trở nên “sâu lối cỏ rậm”, “nét chữ nhạt mờ” nhưng với nữ sĩ, nơi đây vẫn là chốn siêu phàm. Nhà thơ cũng muốn nêu lên cái lẽ vô thường theo quan niệm Phật: Sắc tức thị không không thị sắc Thiền gia đương tác như thị quan (Sắc tức là không không là sắc Nhà thiền nên hiếu mọi sự vật như thế) Miêu tả cảnh đẹp của chốn tu hành, Hồ Xuân Hương cho chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về con người nữ sĩ. Đó là tiếng nói của tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cái đẹp tự nhiên, trân trọng giá trị linh thiếng của nơi cửa Phật. Bên cạnh những bài thơ vịnh cảnh, Hồ Xuân Hương cũng thế hiện cảm xúc của mình khi chứng kiến những chùa chiền đang tàn phai vì thời gian: Khánh hữu cơ duyên quy biệt viện Chung vô cự nghiệp trệ không giai Đồi lương bại ngõa sào ma tước Phá kệ tàn bi yểm lục đài 16 (Khánh đá có cơ duyên chyến đi viện khác Chuông không giá treo nằm xó dài suông Xà mọt ngói vỡ chim sẻ làm tố Bia mòn bệ vỡ rêu xanh phủ khắp) {Bộ Khảnh Minh tự cảm hứng - Dạo chùa Khánh Minh cảm hứng) Đi dạo ở chùa Khánh Minh, nữ sĩ nhận thấy sự xuống cấp của ngôi chùa này: chuông không giá, nằm xó dài suông, xà mọt ngói vỡ, bia mòn, phủ rêu xanh...Cảnh chùa trở nên hoang tàn đổ nát. Điều đó chứng tỏ rằng đã lâu rồi không có ai ghé tới. Nó bị lãng quên và Hồ Xuân Hương đã có ước nguyện được tu tạo: An đắc Như Lai thiên thủ Phật Hư không nhất dạ khởi lâu đài (Sao được như Phật ngàn tay Một đêm từ hư không dựng lên lâu đài) {Bộ Khảnh Minh tự cảm hứng - Dạo chùa Khánh Minh cảm hứng) Sự xuống cấp và tình trạng bị rơi vào quên lãng của ngôi chùa là điều rất đáng tiếc. Viết bài thơ này, Hồ Xuân Hương mong muốn mọi người hãy biết quý trọng và gìn giữ những di sản văn hóa của dân tộc. Nếu như chùa Khánh Minh bị lãng quên và trở nên hoang phế thì Chùa Cốc tuy vẫn có tăng ni sư sãi nhưng cũng chung tình trạng ấy: ốc bất ngõa từ giai bất thế Nham như tường bích thạch như điên (Mải chang ngói, tranh; thềm chang xây trát Vách núi như tường lát, thành đá như keo, dùi) {Cốc tự tham thiền - Thiền định ở chùa Cốc) 17 Miêu tả cảnh chùa với cái nhìn khách quan, Hồ Xuân Hương cũng phê phán những kẻ đội lốt tu hành mà không thành tâm khấn Phật, ở đây, ta lại gặp thoáng chốc “Bà chúa thơ Nôm” trong cảm hứng trào lộng giới tăng ni: Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo? Chày kình tiểu để suông không đấm Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo (Chùa Quán Sứ) Ngoài ra, trong các bài thơ viết về đền chùa, Hồ Xuân Hương còn thế hiện tâm trạng hoài cố, nhớ về thời đại huy hoàng của những vị tướng cầm quân đánh đuối giặc xâm lược: Đình tiền tượng mã ngân song tỏa Cung lý y quan ngọc nhất đôi Thảo mộc ám tùy đông tuyết lão Giang sơn hoàn vị tích nhân ai (Trước sân voi ngựa đôi vòng khóa bạc Trong cung, ảo mũ như ngọc chất đầy đông Cỏ cây âm thâm căn giả theo tuyêt mùa đông Núi sông vẫn còn buồn thương cho người xưa) (Quả Khỉnh Dao từ hoài co - Qua đền Khinh Dao nhớ chuyện xưa) Neu như trước đây, ngựa voi áo mũ vòng bạc sáng ngời thì nay chỉ còn cỏ cây cằn giá. Ngôi đền ấy lưu giữ những giá trị văn hóa thời đại, của dân tộc.Quá khứ hào hùng, chiến công đánh đuổi giặc ngoại xâm, nỗi buồn cho hiện tại khi đất nước đang rơi vào tình cảnh loạn lạc toát lên từ những vần thơ của Hồ Xuân Hương. Trong bài Tháp sơn hoài cố (Lên núi Tháp nhớ về xưa), nhà thơ cũng bộc lộ tâm trạng và cái nhìn mỉa mai về những cuộc chiến vô nghĩa trong lịch sử. Tháp cố giờ đây đã trở nên hoang phế, tiêu điều do những tranh chấp của 18 giới vua chúa. Tất cả những “vật báu ngàn cân” hay “phù đồ chín cấp” đều tan biến và “hóa thành tro bụi”. Nhịp sống đời thường của nhân sinh mới là bức tranh vĩnh hằng: Tiếu tư y kha miên thạch đắng Mục nhi sư độc há sơn ôi (Chủ nhỏ tựa rìu bên vách đả Trẻ chăn xua nghé xuống dưới đồi núi) Nhà thơ còn muốn giãi bày khát vọng chân thành. Một cuộc sống thái bình yên on cho tất cả mọi người là điều nhà thơ ước nguyện. Nỗi niềm đó được thổ lộ qua bài Đăng Đông sơn tự kiến kỷ (Lên chơi chùa núi Đông) Đe bà hương hỏa phương lân cận Trịnh chúa xa luân cựu tích truyền Phổ độ từ hàng siêu khổ hải Thuần âu than hạ túc ngư thuyền (Đèn bà Đe lửa hương thơm quanh xóm Đường xe chúa Trịnh vết cũ còn ỉn Bè từ giúp mọi người vượt bế khô Dưới bãi những cò vịt quen nghỉ đứng bên đò chài) Rõ ràng thi nhân mong muốn tất cả khổ đau ngang trái, ly biệt mà nhân dân lao động phải gánh chịu sẽ chôn vùi vào quá khứ. Giờ đây, cảnh thanh bình đã trở lại. Tả về cảnh chùa chiền hay đền miếu, Hồ Xuân Hương không chỉ có cái nhìn tinh tế về vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật chốn tu hành, nơi thờ phụng mà còn lồng vào đó cảm xúc hoài cố của một thi nhân. Bên cạnh đó, bà cũng xót xa cho những ngôi chùa đang dần rơi vào quên lãng và tàn phai theo thời gian. 19 2.1.1.2 Các danh lam thẳng cảnh Thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương còn có khá nhiều bài viết về các danh lam thắng cảnh của đất nước, ngoài những ngôi chùa và những ngôi đền cố kính. Là người ưa tự do, phóng khoáng, thích ngao du đây đó, nhiều danh lam thắng cảnh trở thành cảm hứng cho ngòi bút thi nhân. Trong Hương Đình c ố Nguyệt thi tập, chúng ta có thế dễ dàng bắt gặp khá nhiều những bài thơ vịnh về cảnh Đồ Sơn hay vịnh Hạ Long. Có thuyết cho rằng, sau khi Hồ Xuân Hương lấy Trần Phúc Hiến đã có một thời gian bà theo chồng ra Quảng Ninh. Có lẽ vì thế mà cảnh trí trời mây non nước đất Quảng Ninh tươi đẹp đã thành nguồn thi hứng cho nữ sĩ. Hãy xem nhà thơ tả cảnh Hạ Long: Phiếm phàm vô cấp độ Hoa Phong Tiễu bích đan nhai xuất thủy trung Thủy thế mỗi húy sơn diện chuyển Sơn hình tà khạo thủy môn thông Ngư long tạp xứ thu yên bạc âu lộ tề phi chiếu tịch hồng Ngọc động vân phòng tam bách lục Bất tri thùy thị Thủy tinh cung (Lá buồm thong thả vượt vịnh Hạ Long Vách dựng sườn non nối lên giữa mặt nước Hình thế nước lượn uôn theo mặt núi Cả rồng ở lẫn lộn khói thu mơ màng Cò sếu cùng bay ánh chiều đỏ Hang ngọc phòng mây ba trẫm sáu Chả biết ai ở chon cung Thủy Tinh) (Độ Hoa Phong - Vượt Hoa Phong) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất