Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp Dạy học môn GDQP - AN cho học sinh lớp 12 THPT bằng phương ...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Dạy học môn GDQP - AN cho học sinh lớp 12 THPT bằng phương pháp trực quan

.PDF
47
2361
141

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2 TRẰN TUẤN ANH Đề tài: DẠY HỌC MÔN GDQP - AN CHO HỌC SINH LỚP 12 THPT BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRựC QUAN KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng Hà Nội -2011 1 • LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trung tá.ThS. Phan Xuân Dũng người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Em xin được chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội 2, các thầy giáo, cô giáo, các em học sinh lớp 12 Trường THPT Xuân Hòa, Trường THPT Bến Tre, Trường THPT Bình Xuyên, Trường THPT Trần Phú và các bạn sinh viên lớp K33 - TDTT GDQP đã động viên tạo điều kiện giúp đỡ để khóa luận của em được hoàn thành. Em cũng rất mong được sự góp ý tận tình của các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp đế đề tài được hoàn chỉnh hon. Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Sinh viên Trần Tuấn Anh 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những vấn đề tôi trình bày trong khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của Trung tá. ThS. Phan Xuân Dũng. Đe tài chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Neu sai tôi xin chịu hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2011 Sinh viên Trần Tuấn Anh 3 CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIÉT TẮT GD&ĐT G D Q P - AN GV HS THPT TCCN PPDH Giáo dục và đào tạo Giáo dục quốc phòng - an ninh Giáo viên Học sinh Trung học phổ thông Trung cấp chuyên nghiệp Phương pháp dạy học 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ĐỒ Trang Bảng 1: Chương trình GDQP - AN lớp 12 trường THPT ................................22 Bảng 2: Khảo sát kết quả học tập GDQP - AN lớp 12 của 4 trường trong năm q u a .............................................................................................................................24 Bảng 3: Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học GDQP - AN.........................27 Bảng 4: Danh mục thiết bị dạy h ọ c.................................................................... 27 Bảng 5: Khảo sát kết quả học tập chung môn GDQP - AN của 4 trường thuộc tỉnh Vĩnh P h ú c...................................................................................................... 34 Báng 6: Ket quả học tập GDQP - AN theo phương pháp dạy học truyền thống Trường THPT Xuân H ò a ....................................................................................... 42 Bảng 7: Đo nghiệm kết quả học tập GDQP - AN theo phương pháp dạy học trục quan Trường THPT Xuân H òa.................................................................... 43 Báng 8: So sánh kết quả học lực giữa 2 phương pháp dạy học...................... 44 5 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẰƯ................................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 7 2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................9 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................9 4. Thời gian nghiên c ứ u ........................................................................................9 5. Nhiệm vụ nghiên cứ u........................................................................................9 6. Phương pháp nghiên cún................................................................................ 10 7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễ n ......................................................... 11 NỘI D U N G ........................................................................................................... 12 Chương 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN.......................................... 12 1.1. Cơ sở lý luận về công tác giáo dục quốc phòng - an ninh...................... 12 1.2. Vị trí môn học GDQP - AN trong trường phổ th ô n g .............................. 13 1.3. Cơ sở lý luận dạy học...................................................................................15 1.4. Cơ sở để đưa ra hình thức dạy học trục quan cho học sinh lớp 12 THPT 18 1.5. Cơ sở tâm lý lứa tuổi................................................................................... 20 Chương 2: KÉT QUẢ ĐIÈU TRA, KHẢO SÁT TH ựC T IỄ N ................ 22 2.1. Nội dung dạy học môn GDQP - AN lớp 12trường THPT......................22 2.2. Thực tiễn về dạy học tại một số Trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.......................................................................................................................26 2.3. Kết quả khảo sát............................................................................................31 6 Chương 3: THựC NGHIỆM DẠY HỌC MÔN GDQP - AN CHO HỌC SINH LỚP 12 THPT BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRựC QUAN.................... 33 3.1. Khảo sát thực trạng dạy học môn GDQP- AN lớp12 THPT tại 4 Trường THPT của tỉnh Vĩnh Phúc bằng các phương pháp truyền th ố n g .... ................................................................................................................................. 33 3.2. Thực nghiệm một số biện pháp giảng dạy GDQP - AN cho lớp 12 THPT bằng phương pháp trục quan....................................................................36 3.3. Ket quả học tập và hứng thú của HS sau khi sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng d ạ y ................................................................................43 KÉT LUẬN VÀ KIÉN NG HỊ...............................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 47 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục quốc phòng - an ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong chiến lược xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khóa trong chương trình giáo dục của cấp trung học phố thông. Môn học giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP - AN) góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh (HS) về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết đế tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Chỉ thị số 12 - CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP - AN trong tình hình mới và Nghị định số 116/2007/NĐ - CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về GDQP AN đã quy định về nội dung, thời gian, phương pháp GDQP - AN cho HS, sinh viên Việt Nam trong các trường trung học phổ thông (THPT), trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề và đại học, học viện và các trường thuộc các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho cán bộ đảng viên, công chức các cấp, các ngành và các đối tượng khác Thực hiện Chỉ thị số 12 nêu trên ngày 24 tháng 12 năm 2007 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số: 79/2007/QĐ - BGDĐT về việc Ban hành chương trình GDQP - AN cấp trung học phố thông gồm có 3 khối (lớp 10, lớp 11 và lớp 12). Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) luôn chủ trương đối mới chất lượng giáo viên mà đột phá là đối mới phương pháp dạy học. Người giáo viên luôn phải rèn luyện tích cực các kỹ năng sư phạm trong giảng dạy, ngoài ra còn phải không ngừng tiếp cận khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại phục vụ vào dạy học. Phương pháp dạy học tiên tiến nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS, để HS nắm vững kiến thức và sự sáng tạo trong học tập, rèn luyện của mình. Đe có được chất lượng tốt trong học tập, người giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học (PPDH), trong đó hướng cho học sinh vận dụng tối đa các giác quan vào quá trình tiếp thu bài học là một trong những vấn đề đã và đang được nghiên cứu thực hiện trong dạy học môn GDQP - AN. Lênin đã nói: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Trực quan sinh động trong dạy học là hoạt động học tập dùng các giác quan tri giác đối tượng một cách trục tiếp, qua đó người học dễ dàng nắm bắt được một cách thực tế. Các hình ảnh trực quan sẽ luôn được lưu giữ lại trong trí nhớ của người học, dẫn đến việc ghi nhớ một cách ý nghĩa hơn so với việc nghiên cứu qua các tài liệu và những lời giải thích của giáo viên. Các hình ảnh, biểu tượng trục quan là chỗ dựa tư duy là mô hình hóa kiến thức, để người học tự hình thành kiến thức và kỹ năng một cách vững chắc. Nội dung môn học GDQP - AN lớp 12 trường Trung học phố thông có rất nhiều bài học mang tính trực quan cao, nên việc sử dụng các PPDH trực quan vào giảng dạy là rất cần thiết. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Dạy học môn GDQP - A N cho học sinh lớp Ĩ2 Trung học phố thông bằng phương pháp trực quan ” nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giờ học thêm hấp dẫn, sinh động, đồng thời giúp cho các em HS dễ dàng tiếp thu nội dung của bài học và vận dụng vào thực tiễn một cách linh hoạt, sáng tạo. 9 2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cún cơ sở lý luận về PPDH trục quan - Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa GDQP - AN lóp 12 trường THPT. - Nghiên cứu và tổ chức dạy học môn GDQP - AN khối lớp 12 Trường THPT Xuân Hòa, Trường THPT Bến Tre, Trường THPT Bình Xuyên, Trường THPT Trần Phú bằng phương pháp trục quan. - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thu thập, đánh giá kết quả đạt được và có kết luận khoa học về mức độ khả thi của PPDH trực quan trong dạy học GDQP - AN. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đặc điếm học tập của học sinh khối THPT. Các PPDH trục quan và các nội dung học tập trong chương trình GDQP - AN khối lớp 12 - Phạm vi nghiên cú*u: + Khối 12 Trường THPT Xuân Hòa thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc + Khối 12 Trường THPT Bến Tre thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc + Khối 12 Trường THPT Bình Xuyên huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc + Khối 12 Trường THPT Trần Phú thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc 4. Thòi gian nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2010 đến tháng 05/2011 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lỷ luận về PPDH trực quan - Nghiên cứu các hình thức dạy học trực quan - Nghiên cứu lý luận về giáo dục học và các nguyên tắc dạy học 10 - Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa GDQP - AN lớp 12, qua đó có biện pháp giảng dạy các nội dung theo từng hình thức trực quan một phần và trực quan hoàn toàn. - Đánh giá thực trạng học tập môn GDQP - AN của học sinh khối lớp 12 Trường THPT Xuân Hòa, Trường THPT Bến Tre, Trường THPT Bình Xuyên, Trường THPT Trần Phú. - Vận dụng phương pháp trục quan vào giảng dạy tại khối lóp 12 Trường THPT Xuân Hòa và thu thập kết quả, đánh giá ưu điếm đạt được so với các PPDH khác và những hạn chế còn tồn tại (nếu có) 6. Các phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước về GDQP - AN; nghiên cứu tài liệu, giáo trình lý luận dạy học, PPDH. - Nghiên cún vấn đề của đổi mới PPDH. - Nghiên cứu vị trí, vai trò của phương tiện trục quan, vật chất bảo đảm trong quá trình dạy học. 6.2. Phương pháp điều tra Đe tài sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp và gián tiếp. - Điều tra trực tiếp Đe đánh giá chất lượng học tập của học sinh (HS), chúng tôi trực tiếp giảng dạy một số lớp các lớp 12 Trường THPT Xuân Hòa và đến một số trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành điều tra bằng những câu hỏi trắc nghiệm. - Điều tra gián tiếp + Điều tra qua lãnh đạo nhà trường. + Điều tra qua GV và HS. + Qua phản ánh của phụ huynh. 11 6.3. Phương pháp quan sát Quan sát theo dõi thu thập các dữ liệu, các diễn biến tâm lỷ khác nhau của GV và HS khi tham gia dạy và học môn GDQP tại các lớp 12 Trường THPT Xuân Hòa. Qua đó tìm hiểu vai trò của GV và HS trong các hoạt động dạy học trực quan cũng như cơ sở vật chất đã ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng của dạy học. 6.4. Phương pháp tọa đàm, phỏng vấn Tiến hành trò chuyện, trao đối về môn học GDQP - AN qua đó rút ra khuynh hướng, các khía cạnh cơ bản của đối tượng nghiên cứu. 6.5. Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo giảng dạy lâu năm môn GDQP - AN đế hoàn thiện đề tài nghiên cún. 6.6. Phương pháp thống kê Tổng hợp, thu thập và xử lý các số liệu liên quan. 7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Vận dụng phương pháp trục quan vào dạy học môn GDQP - AN cho học sinh lớp 12 trường THPT, là cơ sở cho việc đưa các phương pháp dạy học mới, dạy học theo hướng hiện đại vào giảng dạy môn GDQP - AN tại các trường THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. - Ý nghĩa thực tiễn: Ket quả thực tiễn là cơ sở cho giáo viên vận dụng phương pháp trực quan vào từng bài giảng và giúp cho học sinh học tập môn GDQP - AN đạt được chất lượng cao. 12 NỘI DUNG Chương 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ TH ựC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận về công tác giáo dục quốc phòng - an ninh Đe phát huy truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của ông cha ta và làm tròn sứ mệnh mà Đảng và nhân dân giao phó, thế hệ trẻ, HS, sinh viên phải nhận thức đầy đủ, có tư duy đúng về công tác quốc phòng - an ninh. Quốc phòng là toàn bộ mọi hoạt động của quốc gia, lấy hoạt động quân sự làm nòng cốt bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thố và an ninh quốc gia cả an ninh sinh tồn và an ninh phát triển. Vì vậy, bất cứ quốc gia nào cũng đều phải coi trọng vấn đề quốc phòng nhằm phòng thủ, bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia dân tộc. Quốc phòng ngày nay không chỉ có sức mạnh quân sự mà còn bao gồm cả sức mạnh phi quân sự trên các lĩnh vực chính trị, tinh thần, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, ngoại giao... Quốc phòng ngày nay không chỉ có chống giặc ngoại xâm mà quốc phòng còn phải chống thù trong, giặc ngoài, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân ta. Công tác GDQP - AN ở các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, không thể thiếu được đối với bất cứ một quốc gia nào muốn giữ nước bền vững lâu dài. Sự nghiệp giáo dục quốc phòng, an ninh ngày nay là trách nhiệm của toàn dân, của cả nước, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lỷ của Nhà nước chứ không phải chỉ là trách nhiệm riêng của Bộ quốc phòng. Thực hiện Chỉ thị số 12 - CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng - an ninh trong tình hình mới (gọi tắt là Chỉ thị số 12 - CT/TW của Bộ Chính trị) và Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về 13 GDQP - AN (gọi tắt là Nghị định số 116/2007/NĐ - CP của Chính phủ), trong những năm qua, nhất là năm 2009, công tác GDQP - AN đã được lãnh đạo các Bộ, ban, ngành đoàn thể Trung ương, hội đồng GDQP - AN các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả, thiết thực. Nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lóp nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tố quốc được nâng cao, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội được củng cố. Công tác GDQP - AN cho học sinh, sinh viên dần đi vào nền nếp, góp phần quan trọng củng cố nền quốc phòng toàn dân và giữ vững ốn định chính trị xã hội. Trong tình hình hiện nay, đất nước ta đã giành được độc lập, có chế độ kinh tế, chính trị, quốc phòng... theo nguyện vọng của toàn thế nhân dân và Nhà nước. Tuy nhiên, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách tiến hành diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, kích động các phần tử khủng bố ... chống phá chính quyền nước ta. Trước những diễn biến hết sức phức tạp đó, Đảng và Nhà nước luôn chủ trương đưa nội dung giảng dạy giáo dục quốc phòng - an ninh thành một môn học chính thức trong chương trình giảng dạy phổ thông nhằm chuẩn bị cho HS những kiến thức cơ bản về quốc phòng - an ninh. Cùng với các môn học văn hóa khác trong trường phổ thông giúp cho các em có được hành trang tốt khi ra trường, định hướng lập nghiệp... đồng thời thực hiện bổn phận của một người công dân đối với đất nước. 1.2. Vị trí môn học GDQP - AN trong trưòng THPT GDQP - AN cho HS là môn học chính khóa theo luật định, là nhiệm vụ chiến lược của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. GDQP - AN là một nội dung quan trọng trong mục tiêu đào tạo toàn diện con người mới, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. GDQP - AN không phải là công việc chuấn bị nhân lực cho chiến tranh mà 14 chủ yếu là trang bị tư duy kiến thức cơ bản nhất về quốc phòng cho học sinh, giúp học sinh có nhận thức và hiểu biết trong công việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế an ninh và đối ngoại. GDQP - AN cho học sinh là nhiệm vụ không thế thiếu trong quá trình đào tạo, xây dựng con người mới của Đảng. Thông qua nhận thức về nội dung môn học và thực tế thông qua quá trình học tập GDQP - AN đã giúp cho học sinh nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với Tố quốc, hiếu về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta hàng ngàn năm qua, giúp cho học sinh xây dựng lối sống lành mạnh, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn. Thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong thời bình bản thân họ chưa trải qua chiến tranh, ít biết về chiến tranh, về kẻ thù, chưa nhận thức sâu sắc về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với Tố quốc và dân tộc. Tăng cường GDQP - AN toàn dân nói chung và GDQP - AN cho thế hệ trẻ nói riêng là nội dung đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa và củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Điều này liên quan trực tiếp đến sự an nguy, sống còn của quốc gia, dân tộc. Hiện nay, công tác GDQP - AN đã và đang thực hiện trong chương trình chính khóa tại các trường THPT có nhiều chuyển biến tiến bộ, ngày càng đi vào nề nếp, chất lượng từng bước được nâng cao. số lượng học sinh học môn GDQP - AN ngày càng đầy đủ hơn. Chương trình, nội dung môn học và giáo trình, giáo khoa, tài liệu cũng như các điều kiện đảm bảo phục vụ môn học ngày càng tốt hơn. Mặt khác, trong thực tiễn GDQP - AN đang đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết. Trong đó có mâu thuẫn khá gay gắt giữa “thời gian” và “khối lượng” công việc vì nội dung chương trình hiện nay còn dài mà việc bố trí thời gian cho giảng dạy và ôn luyện còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu nội dung bài giảng dẫn đến hiệu quả của môn học chưa đạt 15 được mục tiêu đề ra, còn mang nặng tính hình thức hoặc theo dạng thanh toán chương trình. GDQP - AN trong các trường THPT trong thời gian qua đã có những cố gắng nhất định, khắng định vị trí của môn học này, nhưng nhìn chung GDQP - AN có lúc còn chưa chặt chẽ, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu. Tóm lại, trong thực tiễn GDQP và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho tất cả các đối tượng đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó mâu thuẫn khá gay gắt giữa thời gian và khối lượng kiến thức. Ket cấu trong thực hiện nội dung GDQP - AN cũng cần nghiên cứu và điều chỉnh sao cho phù hợp. Môn học GDQP - AN cho đối tượng học sinh THPT đã được đưa vào giảng dạy khá sớm (từ năm 1961). Cùng với các đối tượng khác, chương trình cũng thường xuyên được bổ sung hoàn thiện qua các thời kỳ và hiện nay 2224 trường THPT với trên 2.800.000 HS đang thực hiện chương trình của bộ GD & ĐT. Quyết định số 79/2007/QĐ - BGDĐT ngày 24/12/2007 của bộ GD & ĐT quy định học sinh THPT học GDQP-AN là 105 tiết, trong đó lớp 10: 35 tiết; lớp 11: 35 tiết; lớp 12: 35 tiết. Đặc biệt với đối tượng học sinh THPT, cần tập trung vào nội dung giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc, một số hiểu biết về kỹ năng quân sự cần thiết, các văn bản pháp luật liên quan đến các em ở độ tuổi học sinh để từ đó xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là cơ sở cả về mặt lỷ luận và thực tiễn đặt ra trong xây dựng nội dung chương trình cho đối tượng là học sinh THPT. 1.3. Cơ sỏ’ lý luận dạy học Trực quan là PPDH trong đó GV sử dụng phương tiện dạy học tác động trực tiếp đến cơ quan cảm giác của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập. 16 Phương pháp trực quan được sử dụng rộng rãi trong môn học GDQP AN, nhưng tùy theo nội dung bài giảng, đặc điểm của môn học, tình hình cụ thể của đối tượng học tập và kinh nghiệm của GV mà sử dụng các phương tiện dạy học cho phù hợp. Truyền thụ và lĩnh hội tri thức bằng phương tiện trục quan bắt nguồn tò lý luận nhận thức. Điếm xuất phát của quá trình nhận thức thông thường và nhận thức khoa học đều tù' thực tiễn, thực tiễn là tiêu chuấn kiếm tra chân lý, vì thế quá trình nhận thức được biếu diễn như sau: Thực tiễn - nhận thức thực tiễn. Quá trình này diễn ra liên tục và không ngừng, con người nhận thức biện chứng trải qua 2 giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Đối với tri thức khoa học GDQP - AN thì việc sử dụng PPDH trục quan càng cần thiết hơn bao giờ hết. Phương tiện trục quan càng gần, càng gắn bó với nội dung học bao nhiêu sẽ càng tăng thêm tác dụng tích cực của phương tiện đó, phương tiện trực quan giúp đắc lực cho học sinh năng lực nhận thức khoa học. Sử dụng tốt phương tiện trục quan cho GDQP - AN là hình thành và củng cố nhận thức cho học sinh, giúp học sinh phát triển tư duy logic, tư duy khoa học. Một số hình thức trực quan trong giảng dạy GDQP - AN: 1.3.1. Trình bày trực quan: Đây là phương pháp trực quan hóa kiến thức, vận dụng các phương tiện trực quan ở các dạng khác nhau để minh họa, cụ thể cho nội dung bài học: Các vật thể, hình ảnh, các phương tiện nghe, nhìn... Ngoài ra nên coi trọng việc sử dụng bảng, các số liệu dẫn chứng và ngôn ngữ giàu tình cảm ... Nó làm cho cái chưa biết, trừu tượng trở nên gần gũi, có thể “tri giác” trực tiếp qua lời giảng, cử chỉ, điệu bộ của giáo viên, tranh ảnh động... 17 Trình bày trực quan là hình thức dạy học gây ấn tượng sâu sắc và tạo ra sự tiếp thu trí thức nhẹ nhàng, xây dựng được tình cảm tốt đẹp cho người học. Các phương tiện trực quan rất đa dạng và phong phú. Khi lựa chọn để phục vụ giảng dạy, GV phải lựa chọn sao chọ phù hợp với từng nội dung và ý đồ giảng dạy. Việc sử dụng phương tiện trục quan thành thạo, đúng lúc, đúng chỗ của bài giảng là một nghệ thuật trong quá trình dạy học. Sử dụng lạm dụng hoặc sử dụng không tốt sẽ hạn chế việc tiếp thu kiến thức bài giảng của học sinh. 1.3.2. Làm mẫu Là PPDH trực quan đặc biệt, dùng các động tác đế tạo hình ảnh trục quan, và biểu tượng cụ thế đối với người học Phương pháp này sử dụng chủ yếu trong các môn chiến thuật, kỹ thuật, đội ngũ... Trong các buổi học người dạy có thể tự làm mẫu, ngoài ra có thế dùng phim, ảnh, băng, đĩa, máy tính điện tử ... làm mẫu nhưng phải tùy thuộc vào nội dung giảng dạy. Điều cơ bản là những người làm mẫu phải thuần thục động tác, với độ chính xác cao, tạo ra độ tin cậy cho người học. 1.3.3. Phương pháp quan sát Quan sát với tư cách là một PPDH, là các cách thức dùng các giác quan để tri giác các sự vật, hiện tượng, các tài liệu trong học tập những điều kiện tự nhiên của chúng. Đây là sự tri giác có mục đích, có kế hoạch nhằm đạt mục tiêu dạy học. Do vậy phải tiến hành quan sát một cách có hệ thống, tài liệu quan sát phải ghi chép một cách khách quan và đảm bảo tính tiêu biểu. Tùy điều kiện có thể tổ chức cho người học thực hành quan sát ở các cơ sở nghiên cún khoa học quân sự, các đơn vị quân đội, các nhà máy quốc phòng... 18 Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề tổ chức tham quan nhằm nâng cao kiến thức về GDQP - AN củng cố tri thức, phát triển năng lực tư duy, khả năng vận dụng tri thức, giáo dục đạo đức, tình cảm, tư tưởng, thẩm mỹ cho học sinh là rất cần thiết. Tố chức cho học sinh đi tham quan cần có sự chuấn bị chu đáo, có kế hoạch cụ thế, chi tiết. GV cần hướng dẫn cho học sinh những nội dung cần nhớ và phải ghi chép. Sau khi tham quan phải tố chức cho người học thảo luận, đánh giá kết quả thu nhận được, thông tin, tài liệu, tri thức sau khi tham quan đạt được. 1.4. Cơ sở để đưa ra hình thức dạy học trực quan cho học sinh lóp 12 THPT Chương trình GDQP - AN lớp 12 trường THPT bao gồm nhiều nội dung liên quan đến việc trang bị cho các em các kiến thức chung về nền Quốc phòng toàn dân, đồng thời trang bị cho các em những kiến thức cơ bản để hướng nghiệp (đăng ký dự thi vào các trường trong khối Quân sự). Đối tượng ở độ tuổi 17 - 18, chuẩn bị trở thành những người công dân của Tổ quốc, chương trình trang bị cho các em những tri thức cần thiết nhất trong từng bài học. Giúp các em nắm được tình hình chung về Quốc phòng an ninh của nước nhà, đồng thời biết rõ quyền lợi và nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của mình đối với Tổ quốc. Một số nội dung giúp các em hiểu và nắm được tổ chức Quân đội Nhân dân Việt Nam, cách thức gia nhập Quân đội, và thi vào các trường trong khối Quân sự. Các nội dung thực hành giúp các em có thể ứng dụng trong thực tế chiến đấu khi đất nước có chiến tranh, hay được điều động làm nhiệm vụ (như Luật nghĩa vụ Quân sự quy định). Đất nước Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử và truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước. Rất nhiều các thước phim, hình ảnh ghi lại những những giây phút lịch sử của những trận đánh lớn, những câu chuyện 19 lịch sử đã được dựng thành những bộ phim đi cùng năm tháng. Từ những tổ chức yêu nước nhỏ lẻ, ngày nay đã trở thành một tổ chức Quân đội Nhân dân Việt Nam hùng mạnh, và quy mô. Qua đó, học sinh dễ dàng tiếp thu, nắm bắt về tổ chức, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về Quốc phòng an ninh, về âm mưu của các thế lực thù địch và các kỹ năng thực hành trong chiến đấu. Từ những trực quan sinh động ấy, học sinh sẽ không bị gò bó theo phương pháp giảng dạy một chiều tù’ phía GV. GV sẽ trở thành người trung gian truyền tải thông tin, tri thức của thế hệ trước tới các em và những thông tin, tri thức ấy lại được phản ánh, minh chứng lại qua những mô hình trục quan, thước phim, hình ảnh mà người GV cung cấp cho học sinh. Tương tác sẽ làm tăng động lực của cả dạy lẫn học, nó khắc phục tính chất thụ động của cả dạy lẫn học và tính chất đơn điệu, xuôi chiều xưa nay của quan hệ dạy học. Các em HS khối 12 trường THPT đang ở độ tuổi có sự ổn định về tâm lý, hệ thần kinh, phát triển cao về thể chất và năng lực tư duy trừu tượng, sáng tạo, tiếp thu kiến thức. Đây cũng là lứa tuổi thích tìm tòi những điều mới lạ, các em dễ bị lôi cuốn bởi trục quan sinh động. Khi đã bị cuốn hút bởi điều gì đó, các em sẽ tìm mọi cách để chinh phục nó, tìm ra nguyên nhân của vấn đề bằng những câu hỏi “Tại sao?” dành cho GV, bạn bè hay chính bản thân các em. Hiện nay ở các nhà trường THPT do trình độ của GV và sự thiếu thốn cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học GDQP - AN nên phương pháp trực quan trong giảng dạy GDQP - AN ở các trường chưa phát huy tốt được những ưu điếm của nó. Nhưng khi sử dụng tốt phương tiện trục quan cho GDQP - AN sẽ hình thành và củng cố con đường nhận thức cho HS, giúp HS phát triển tư duy, lôgic, tư duy khoa học bằng các phương tiện như: Sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê, hoặc màn hình vô tuyến truyền hình, phim, đèn chiếu, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan