Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp Dạy học các yếu tố hình học cho học sinh lớp 4...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Dạy học các yếu tố hình học cho học sinh lớp 4

.PDF
60
165
131

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁÒ DỤC TIEU HỌC ;Ị;;f:;Ịc;ỉcìỊcĩỊ;ìỊc;Ịc PHÙNG THU HUYÈN DẠY • HỌC # CAC YËU TO HINH HỌC • CHO HỌC SINH LỚP 4 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • C huyên ngành: P h ư ơ n g pháp dạy học T oán ở Tiếu học Ngưòi hướng dẫn khoa học P G S .T S . N G U Y Ề N N Ă N G T Â M HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô trong tổ bộ môn Phương pháp dạy học Toán đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường, tạo điều kiện cho tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Năng Tâm đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này. Mặc dù tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng do thời gian và sự hiếu biết còn hạn chế nên khoá luận của tôi không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đề đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2015 Phùng Thu Huyền LỜI CAM ĐOAN Đe tài: “Dạy học các yếu tố Hình học cho học sinh lóp 4” được tôi nghiên cún và hoàn thành trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả khác cộng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất kì một công trình nghiên cún nào khác đã công bố. Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2015 Phùng Thu Huyền MỤC LỤC MỞ ĐÀU.................................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cún......................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cú n .....................................................................................2 4. Đối tượng nghiên c ứ u ................................................................................... 2 5. Phạm vi nghiên cún........................................................................................3 6. Giả thuyết khoa h ọ c .......................................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3 8. Cấu trúc khoá luận.........................................................................................3 NỘI DƯNG.............................................................................................................4 CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHŨNG NỘI DƯNG HÌNH HỌC TRONG TOÁN 4 ................................................................................................... 4 1.1. Cơ sở lí luận................................................................................................ 4 1.1.1. Một số đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học................................... 5 1.1.2. Tri giác của học sinh tiêu h ọ c .............................................................5 1.1.3. Trí nhớ của học sinh tiểu học..............................................................5 1.1.4. Sự chú ý của học sinh tiểu học........................................................... 6 1.1.5. Tư duy của học sinh tiếu họ c..............................................................6 1.1.6. Trình độ tư duy hình học của học sinh lóp 4 .................................... 7 1.2. Cấu tạo chương trình tuyến kiến thức những yếu tố hình học trong môn Toán ở Tiểu h ọ c ................................................................................................. 8 1.2.1. Đặc điểm môn Toán ở Tiểu học......................................................... 8 1.2.2. Nội dung chương trình những yếu tố hình học ở Tiểu học.............. 9 1.3. Phân tích nội dung các yếu tố hình học trong Toán 4............................ 10 1.3.1. Phân tích nội dung các yếu tố hình học trong Toán 4............E rror! Bookmark not defined. 1.3.2. Những thuận lợi và khó khăn khi triên khai nội dung dạy học các yếu tố hình học trong toán 4 ........................................................................ 18 CHƯƠNG 2. HỆ THÓNG MỘT SỐ BÀI TẬP HÌNH HỌC 4 ........................ 21 2.1. Hệ thống một số bài tập trong sách giáo khoa........................................21 2.1.1. Biểu tượng hình học.......................................................................... 21 2.1.2. Đại lượng hình học............................................................................ 26 2.1.3. Thực hành vẽ hình............................................................................. 29 2.2. Hệ thống một số bài tập hình học 4 nâng cao.........................................35 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ MỘT SÓ BÀI GĨẢNG..............................................38 3.1. Những phương pháp sử dụng trong thiết kế các bài giảng hình học trong Toán 4 ..................................................................................................... 38 3.1.1. Hình thành các biểu tượng hình họ c................................................38 3.1.2. Xác định tính chất của hình.............................................................. 39 3.2. Thiết kế một số bài giảng......................................................................... 39 3.2.1. Biểu tượng hình học.......................................................................... 39 3.2.2. Đại lượng hình học............................................................................44 3.2.3. Thực hành vẽ hình............................................................................. 48 KẾT LUẬN...........................................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 55 D A N H M Ụ C C H Ữ V IẾ T T Ắ T STT V IÉ T T Ắ T V IÉ T Đ Ầ Y ĐỦ 1. GV Giáo viên 2. HS Học sinh 3. PPDH Phương pháp dạy học 4. DH Dạy học 5. HSTH Học sinh tiêu học 6. SGV Sách giáo viên 7. SGK Sách giáo khoa M Ờ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục Tiếu học luôn giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục ở mỗi quốc gia, đặt cơ sở vững chắc cho toàn bộ hệ thống giáo dục. Đặc biệt “Tiểu học là cấp học nền tảng đặt, cơ sở ban đầu cho việc hình thành phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân”. Vì vậy, ở Tiếu học các em luôn được tạo điều kiện để phát triển toàn diện. Môn Toán được dạy xuyên suốt từ lóp 1 đến lớp 5, nó có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống các môn học của trường Tiểu học. Những tri thức toán học, những kĩ năng toán học cùng các phương pháp toán học đã trở thành công cụ để học tốt những môn học khác. Kĩ năng tính toán, vẽ hình, ước lượng và sử dụng công cụ toán học có nhiều ứng dụng trong khoa học và trong thực tiễn; đồng thời phát triển tư duy và nhân cách của học sinh. Trong môn Toán nói chung và Hình học nói riêng chứa đựng mối quan hệ giữa số và các đối tượng hình học. Trong việc dạy và học Hình học sẽ rèn luyện các thao tác cơ bản về trí tuệ. Đặc biệt là các thao tác phân tích, lập mô hình, sử dụng mô hình như một công cụ tư duy, rèn luyện phẩm chất và thói quen trong lao động, làm việc có mục đích, kế hoạch, cẩn thận, chính xác, sáng tạo, trung thực,.... Trong nội dung Hình học, các hình học luôn gắn liền với đại lượng, độ dài, diện tích, thể tích. Do vậy, lĩnh hội các tri thức hình học cũng là lĩnh hội nhũng đại lượng liên quan đến nó. Ngược lại, để thế hiện hiểu biết của mình về một hình hình học nào đó thì phải thông qua các đại lượng gắn liền với hình đó. Như vậy, vị trí của nội dung Hình học có phần đóng góp rất quan 1 trọng trong quá trình phát triển tư duy và nhân cách của học sinh, giúp học sinh có những hiếu biết cần thiết trong cuộc sống. Lớp 4 là lóp học mở đầu cho giai đoạn thứ hai ở Tiếu học, đặc điếm tâm sinh lí và đặc điểm nhận thức của học sinh có sự thay đổi so với giai đoạn đầu. Nội dung những yếu tố hình học trong Toán 4 đã có sự kế thừa và phát triển từ nội dung những yếu tố hình học lóp 1, lóp 2, lóp 3 đồng thời cũng phù họp với một số đặc điểm của học sinh. Trên cơ sở đó tích luỹ một số kiến thức về hình và một số kĩ năng hình học đế học sinh có thể áp dụng trong thực tiễn cuộc sống và tạo ra cơ sở đế tiếp tục học tập về hình học ở các lớp sau. Đe nâng cao vốn hiếu biết của mình về chủ đề Hình học, góp phần đảm bảo chất lượng dạy học của bản thân sau khi ra trường, tôi đã lựa chọn đề tài: “Dạy học các yếu tố Hình học cho học sinh lóp 4”. 2. Mục đích nghiên cứu Góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học những yếu tố hìnhhọc trong môn Toán ở Tiểu học nói chung và những yếu tố hình học trongToán 4 nói riêng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu nội dung các yếu tố hình học trong Toán 4 - Tuyến chọn hệ thống các bài tập và thiết kế bài giảng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các yếu tố hình học trong Toán 4. 4. Đối tưựng nghiên cứu Kiến thức về một số yếu tố hình học ở Tiếu học. Kiến thức về một số yếu tố hình học trong Toán 4. Dạy học các yếu tố hình học trong Toán 4. 2 5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu dựa trên cơ sở nội dung chương trình tuyến kiến thức một số yếu tố hình học trong Toán 4 và vân dụng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường Tiểu học. 6. Giả thuyết khoa học Neu nghiên cứu sâu nội dung chương trình SGK môn Toán lớp 4 về những yếu tố Hình học cho học sinh Tiểu học, người giáo viên sẽ có những phương hướng, biện pháp dạy học tốt hơn giúp học sinh tiếp nhận tri thức nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Khi đó chất lượng dạy học Hình học được nâng cao và chất lượng giáo dục tiểu học cũng được nâng cao. 7. Phương pháp nghiên cún - Phương pháp nghiên cún tài liệu Nghiên cứu một số tài liệu lí luận dạy học và giáo trình phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học. Nghiên cứu sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy môn Toán và một số sách tham khảo. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. 8. Cấu trúc khoá luận Mở đầu Nội dung Ket luận chung Tài liệu tham khảo 3 N Ộ I DƯ N G CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỬNG NỘI DUNG DẠY HỌC HÌNH HỌC TRONG TOÁN 4 Chương này trình bày các đặc điêm nhận thức của học sinh tiếu học về tư duy hình học và nội dung dạy học có liên quan đến các yếu tố hình học cho học sinh lớp 4. 1.1. Cơ sở lí luận Sự phát triển tâm lí của con người từ lúc sinh ra tới lúc qua đời đều trải qua nhiều giai đoạn, đều tuân theo nguyên lí chung của mọi sự phát triển trong thế giới, ở mỗi độ tuồi khác nhau, sự phát triển tâm lí sẽ đạt tới một mức độ nhất định và diễn ra theo các quy luật đặc thù. Hoạt động nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con người, nó quan hệ chặt chẽ với hai mặt còn lại (tình cảm và hành động) nhung không ngang bằng nhau về nguyên tắc. Nhận thức là một quá trình. Ớ con người, quá trình này thường gắn với mục đích nhất định nên nhận thức của con người là một hoạt động. Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan. Hoạt động này bao gồm nhiều quá trình khác nhau (tri giác, cảm giác, tư duy, tưởng tượng,...) và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan (hình ảnh, tưởng tượng, biếu tượng, khái niệm ,.. Hoạt động nhận thức được chia thành hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính gồm cảm giác và tri giác Nhận thức lí tính gồm tư duy trùn tượng Hai giai đoạn nhận thức trên có quan hệ chặt chẽ với nhau. Lenin đã tống kết mối quan hệ này thành quy luật của hoạt động nhận thức nói chung như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu 4 tượng đến thực tiễn - đó là con đường của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức khách quan” (V.I.Lenin, Bút kí triết học, NXBCT_1963). Nhận thức có liên quan chặt chẽ đến sự học. về bản chất, sự học là một quá trình nhận thức. Học tập là loại nhận thức đặc biệt của con người. 1.1.1. Một số đặc điếm tâm lí của học sinh tiếu học Giáo dục Tiểu học và học sinh tiểu học bao giò' cũng là vấn đề cần thiết được mọi người quan tâm. Trẻ em hôm nay là những công dân tương lai của đất nước. Đe đạt được kết quả cao trong việc giáo dục Tiếu học thì chúng ta cần hiểu được học sinh, hiểu được sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. 1.1.2. Tri giác của học sinh tiêu học Cảm giác và tri giác là hai khâu đầu tiên của nhận thức cảm tính nhưng cảm giác chỉ đem lại nhũng mặt cảm nhận tương đối rời rạc, chỉ có trí giác mới đạt tới nhận thức toàn bộ của sự vật trực tiếp. Đối với học sinh tiểu học, nhất là học sinh đầu cấp, do chưa biết phân tích và tống họp nên các em còn tri giác tống thể, khó phân biệt được các đối tượng gần giống nhau. Tri giác của các em còn gắn liền với hành động trên vật thật, tri giác về không gian còn hạn chế, chưa nhận biết được các hình khi thay đổi vị trí của chúng trong không gian. Cả tri giác không gian lẫn tri giác thời gian đều chịu nhiều tác động trực giác trực tiếp. 1.1.3. Trí nhớ của học sinh tiếu học Trí nhớ là quá trình học sinh ghi lại các thông tin đã tiếp nhận và khi cần có thế tái hiện lại được. Học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan hình tượng phát triển mạnh hơn trí nhớ trừu tượng nên các em thường có khuynh hướng trí nhớ máy móc, lặp đi lặp lại nhiều lần tài liệu, thường học thuộc lòng câu chữ mà chưa diễn đạt được theo ý hiêu của mình. Học sinh ghi nhó’ cảm tính hon là trí nhó' logic trừu tượng. 5 1.1.4. Sự chú ý của học sinh tiêu học Đây là điều quan trọng để các em tiến hành hoạt động học tập. Ở học sinh tiêu học có hai loại chú ý: Chú ý không chủ định là loại chú ý có không có dự định trước. Chú ý có chủ định là loại chú ý có dự định trước và sự tham gia của ý chí khi cần. Sự chú ý không chủ định chiếm ưu thế ở các học sinh đầu cấp. Các em còn hay chú ý tới cái mới lạ, hấp dẫn, trực quan, những cái đập vào mắt hơn là những cái cần quan sát. Vì vậy khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học, giáo viên cần chú ý sao cho phù hợp. Khả năng chú ý có chủ định của học sinh tăng dần từ lóp 1 đến lớp 5. Ö lóp 1 chú ý của các em chưa đạt độ bền vững nên những hoạt động đơn điệu kéo dài làm cho học sinh dễ chán nản. Càng về cuối cấp độ bền vững của chú ý càng hoàn thiện hơn. 1.1.5. Tư duy của học sinh tiêu học Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Vậy tư duy là mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác, tri giác. Neu cảm giác, trì giác mới chỉ phản ánh được mối quan hệ thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng thì tư duy phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất, những quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Do đó tư duy có tính khái quát. Tư duy của học sinh tiểu học được thực hiện thông qua các thao tác: phân tích, tông họp, trừu tượng hoá, khái quát hoá. 6 Phân tích là dùng trí óc phân tích đối tượng nhận thức thành các bộ phận của sự vật, hiện tượng trong hiện thực với các dấu hiệu và thuộc tính của chúng theo một hướng nhất định. Tông hợp là một dạng nhận thức, phản ánh của tư duy biêu hiện trong việc xác lập tính thống nhất của các phẩm chất và thuộc tính của các yếu tố trong một sự vật nguyên vẹn đó, trong việc liên kết và kết họp chúng. Như vậy đã thu được một sự vật, hiện tượng nguyên vẹn mới. Trừu tượng hoá là thao tác trí óc mà chủ thế bỏ qua những dấu hiệu không bản chất của sự vật, hiện tượng, tách ra những dấu hiệu bản chất, cơ bản nhất để trở thành đối tượng của tư duy. Hai thao tác trừu tượng hoá và khái quát hoá cũng luôn có mối liên hệ mật thiết, bô sung, chi phối lẫn nhau. Trong Hình học sự trừu tượng hoá và khái quát hoá có thê diễn ra ở việc tăng số chiều của không gian, từ không gian một chiều, hai chiều,... đến n chiều. 1.1.6. Trình độ tư duy hình học của học sinh lóp 4 Qua những công trình nghiên cứu về tư duy hình học, người ta đã nêu lên năm trình độ phát triển của học sinh. Ớ lớp 4, học sinh đã đạt được trình độ thứ ba. Trình độ này đã có thê thực hiên được việc sắp xếp một cách logic các tính chất của các hình và bản thân các hình. Một số tính chất sẽ được sử dụng đế định nghĩa hình, còn những tính chất khác sẽ được xây dựng bằng suy diễn logic. Ớ đây các hình đã xuất hiện trong mối quan hệ logic xác định và đã hình thành qua định nghĩa. Tuy nhiên, học sinh ở trình độ này chưa đủ điều kiện để hiểu được toàn bộ hệ thống suy diễn, các em chỉ mới có thể hiện được ý nghĩa suy diễn trong những vấn đề “ nhỏ”, hoặc có tính “ địa phương”, tức là trong khuôn khố của một chủ đề không lớn lắm. Chang hạn, học sinh có thê nắm được định nghĩa của hình bình hành, hiếu được sự suy diễn từ định nghĩa 7 đó đến các tính chất của hình bình hành, nắm được mối quan hệ logic giữa hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông. Kết luận: Từ đặc điếm nhận thức của học sinh, ở lóp 4 việc dạy học môn Toán vẫn tập trung vào kiến thức và kĩ năng cơ bản nhưng ở mức sâu hơn, trừu tượng hơn, khái quát hơn so với giai đoạn lớp 1, lớp 2, lớp 3. Có thể gọi giai đoạn lớp 4 lóp 5 là giai đoạn học tập chuyên sâu và lóp 4 là mở đầu cho giai đoạn này. Do đó, cũng còn một bộ phận học sinh vẫn còn trong giai đoạn chuyển tiếp giữa hai giai đoạn này. 1.2. Cấu tạo chương trình tuyến kiến thức các yếu tố hình học trong môn Toán ở Tiểu học 1.2.1. Đặc điêm môn Toán ở Tiêu học Môn Toán ở Tiếu học không chia thành các phân môn như môn Tiếng Việt. Chương trình bao gồm các tuyến kiến thức: số học, đại lượng và đo đại lượng, một số yếu tố hình học, giải toán có lời văn. Các tuyến kiến thức này không chia ra thành từng chương, phần riêng biệt mà được sắp xếp nhằm tạo ra sự gắn bó, hỗ trợ nhau được thể hiện từng bài, từng tiết học. Nội dung hình học ở Tiểu học được cấu trúc theo kiểu đồng tâm, được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu chủ yếu dạy học sinh nhận dạng các hình thông qua đo đạc tính toán, nhận biết hình thông qua đặc điểm về cạnh góc của hình Nội dung hình học lóp 4, lớp 5 kế thừa và phát triển nội dung hình học ở giai đoạn ở lóp 1, lớp 2, lóp 3 nhưng ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn. Ví dụ nội dung tĩnh hình vuông, hình chữ nhật ở lóp 3 quy tắc được phát biểu bằng lời, lên lớp 4 quy tắc này được phát dưới dạng kí hiệu Toán học bằng chữ. 8 Nội dung hình học tăng cường rèn luyện các kĩ năng thực hành: nhận dạng, vẽ, gấp, đo đạc...phát triển nhằm rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy, trí tưởng tượng cho học sinh. 1.2.2. Nội dung chương trình những yếu tố hình học ở Tiểu học a. Lớp 1 Nhận dạng bước đầu về hình vuông, hình tam giác, hình tròn. Giới thiệu về điểm, đoạn thẳng, điểm ở trong và điểm ở ngoài một hình. Thực hành vẽ đoạn thắng, gấp hình, cắt hình. b. Lóp 2 Giới thiệu về đường thẳng, ba điểm thẳng hàng;đường gấp khúc, hình tứ giác, hình chữ nhật. Tính độ dài đường gấp khúc. Giới thiệu khái niệm chu vi diện tích của một hình đơn giản. Tính chu vi, diện tích tam giác, tứ giác. Thực hành vẽ hình, gấp hình. c. Lóp 3 Giới thiệu góc vuông góc không vuông; tâm, bán kính và đường kính của hình tròn. Tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật, hình vuông. Giới thiệu diện tích của một hình. Tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông. Vẽ góc bằng thước thắng, êke. Vẽ đường tròn bằng compa. d. Lớp 4 Góc nhọn, góc bẹt, góc tù. Giới thiệu hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thắng vuông góc với nhau, hai đường thắng song song với nhau. Giới thiệu về hình thoi, hình bình hành. Tính diện tích hình thoi, hình bình hành. 9 Thực hành vẽ hình bằng thước thắng, ếke. Cắt ghép hình, e. Lớp 5 Giới thiệu hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu. Tính diện tích hình tam giác và hình thang, tính chu vi và diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. 1.3. Phân tích nội dung các yếu tố hình học trong Toán 4 1.3.1. Phân tích nội dung các yếu tố hình học trong Toán 4 1. Biêu tượng hình học Nội dung các yếu tố hình học gồm 5 bài thuộc các chương: Chương 2: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Hai đường thắng vuông góc Hai đường thắng song song Chương 3: Hình bình hành Chương 4: Hình thoi a. Góc Học sinh đã được làm quen với góc, chủ yếu là góc vuông và góc không vuông ở lớp 3. Lóp 4, nội dung chưong trình về góc giới thiệu thêm về góc cụ thể hon, góc không vuông là các góc: góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Chương trình ở lóp 4 đã bố sung, hệ thống hoá về góc và các biểu tượng về góc được giới thiệu sâu hon, đã nêu lên một số dấu hiệu nhận biết về góc: góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hon góc vuông, góc bẹt có độ lớn bằng hai lần góc vuông. Để giới thiệu về góc trong Toán 4 theo các hoạt động sau: + Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ về góc (trên bảng hoặc bảng phụ) rồi giới thiệu về góc, đỉnh, cạnh của góc đó. 10 + Cho học sinh nêu ví dụ về hình ảnh của các góc trong thực tế, ví dụ: góc nhọn tạo bởi hai kim đồng hồ, góc nhọn tạo bởi lá cờ đuôi nheo, góc tù tạo bởi hai kim đồng hồ... + Giáo viên sử dụng êke để học sinh nhận ra độ lớn của góc so với góc vuông. + Cho học sinh thực hành vẽ góc và đọc tên góc đó. Đe nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt có thể hướng dẫn học sinh theo hai cách sau: Bằng quan sát tổng thể, có tính trực giác, học sinh có thể nhận biết được hình dạng của góc nhọn, góc tù hay góc bẹt. Dùng êke để nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt. b. Hình tứ giác Ö lóp 2 và lóp 3, học sinh đã được học về hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác và thông qua hình ảnh trực quan bước đầu thấy được mối quan hệ giữa các hình. Đen lóp 4, nội dung chương trình học về hình tứ giác gồm: hình bình hành, hình thoi và một số đặc điểm về cạnh của nó. Cụ thể: Hình bình hành có hai cạnh đối diện song song và bằng nhau. Hình thoi có bốn cạnh bằng nhau. Hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điếm mỗi đường. Hình thoi có hai đường chéo vuông góc và cắt nhau tại trung điếm mỗi đường. Nội dung chương trình các yếu tố hình học trong Toán 4 đã bô sung và hệ thống hoá về hình tứ giác bao gồm: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành và hình thoi. 11 Kiến thức về biếu tượng hình học trong Toán 4 đã được sắp xếp trong chương 2, chương 3, chương 4, kết hợp với các tuyến kiến thức khác và nội dung của các bài hình học trong chương trình đã bố sung và hỗ trợ cho nhau. Dạy học hình bình hành, hình thoi + Trong Toán 4, mục tiêu dạy học hình bình hành và hình thoi mức độ chỉ là “Giới thiệu hình bình hành”, “Giới thiệu hình thoi”. Học sinh bước đầu làm quen với biểu tượng hình bình hành, hình thoi thông qua các hình ảnh thực tế, học sinh nhận biết hình chủ yếu ở dạng tổng thể, trực giác. + Củng cố biểu tượng các hình bình hành, hình thoi. Học sinh nhận biết được hình bình hành (hình thoi) trong tập họp các hình có nhiều dạng khác nhau. Học sinh vẽ thêm các đoạn thẳng, cắt gấp hình, xếp hình,... đế tạo ra hình bình hành hoặc hình thoi. Học sinh thực hành vẽ hình bình hành, hình thoi; thực hành cắt, gấp hình, ghép hình để được hình bình hành, hình thoi. c. Quan hệ giữa hai đường thắng Nội dung về quan hệ giữa hai đường thắng gồm hai bài thuộc chương 2 1. Hai đường thẳng vuông góc 2. Hai đường thắng song song Ở các lớp 1, lớp 2 và lớp 3, học sinh đã học điểm, đoạn thẳng, bước đầu làm quen với hai đường thắng cắt nhau và điểm giao nhau của hai đường thắng đó rồi nhận ra điêm giao nhau của hai cạnh trong một hình đã học. Ớ lóp 4, chương trình đưa vào nội dung về hai đường thẳng không cắt nhau: hai đường thẳng song song và hai đường thẳng vuông góc. Như vậy, Toán 4 đã hệ thống các quan hệ thường gặp đối với hai đường thắng, gồm: + Hai đường thẳng cắt nhau + Hai đường thẳng song song 12 + Hai đường thẳng vuông góc Nội dung quan hệ giữa hai đường thẳng được sắp xếp sau nội dung về góc và trước khi học nội dung về hình bình hành và hình thoi. Các nội dung được sắp xếp như vậy đã tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau, học sinh có sự liên hệ giữa các bài và có kiến thức cần thiết để học tập nội dung mới. Việc học nội dung quan hệ giữa hai đường thắng liên quan trực tiếp đến kiến thức về cạnh của hình bình hành (quan hệ song song), hai đường chéo của hình thoi (quan hệ vuông góc). Hồ trợ nội dung thực hành vẽ hình chữ nhật, hình vuông. Trong Toán 4, sách giáo khoa không đưa ra định nghĩa, khái niệm cũng như chưa đưa ra dấu hiệu về hai đường thẳng vuông góc, haiđường thẳng song song mà chỉ dừng lại ở mức độ hình thành biểu tượng về hai quanhệ này thông qua cạnh của hình chữ nhật. Cụ thể : • Nội dung dạy học hai đường thẳng vuông góc • Trong Toán 4, hai đường thắng vuông góc được giới thiệu từ hình ảnh một cặp cạnh vuông góc với nhau của hình chữ nhật, có thê được giới thiệu như sau: Vẽ hình chữ nhật ABCD, nhấn mạnh hai cạnh BC và DC là hai cạnh của góc vuông đỉnh c Kéo dài cạnh BC và cạnh DC về hai phía rồi tô màu hai cạnh đã kéo dài đó. Cặp đường thắng BC và DC cho ta hình ảnh hai đường thắng vuông góc với nhau. Dùng êke đế vẽ hai đường thắng vuông góc nào đó (tách ra khỏi hình chữ nhật) rồi nhận biết hai đường thẳng vuông góc tạo thành 4 góc vuông. Nhận biết hai đường thẳng vuông góc với nhau trong thực tế, ví dụ: cạnh của góc bảng, hai đường mép cắt của bìa quyên sách, hai kim đồng hồ chỉ 3 giờ 13 đúng đều là hai đường thắng vuông góc với nhau. Trong Toán 4, đế nhận biết hai đường thắng vuông góc thường được thực hiện bằng các cách sau: + Quan sát dạng tổng thể, bằng trực giác nhận ra hai đường thẳng vuông góc. + Dựa vào hình chữ nhật hoặc hình vuông. + Dùng êke đế nhận biết hai đường thẳng vuông góc. • Nội dung dạy học hai đường thắng song song Hai đường thắng song song trong Toán 4 được giới thiệu từ hình ảnh hai cạnh đối diện của hình chữ nhật được kéo dài về hai phía. Cụ thể: Vẽ hình chữ nhật ABCD, lưu ý hai góc vuông A và D. Kéo dài về hai phía cạnh AB và DC (tô màu hai đường thắng đã kéo dài). Ta có hai đường thẳng AB và DC song song với nhau. Tách rời hai đường thẳng song song khỏi hình chữ nhật cho học sinh quan sát trực quan. Nhận biết hai đường thẳng song song trên thực tế, ví dụ: hai cạnh đối diện của bảng hình chữ nhật, hai đường ray tàu hoả... Để nhận biết hai đường thẳng song song có thể tuỳ theo mức độ thực hiện theo các cách sau đây: + Quan sát trực quan, nhận dạng tổng thể để nhận biết hai đường thẳng song song. + Hai cạnh đối diện của hình chữ nhật hoặc hình vuông kéo dài thì là hai đường thẳng song song. + Có thể dựa vào nhận xét: trong hình chữ nhật ABCD, cặp cạnh đối diện AB và CD là một cặp cạnh song song với nhau. Hai cạnh đó cùng vuông góc với cạnh AD, từ đó cho ta hình ảnh hai đường thẳng AB và DC cùng vuông góc với đường thắng AD và song song với nhau. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan