Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp biện pháp dạy học câu tiếng việt cho học sinh lớp 2, 3 ở ti...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biện pháp dạy học câu tiếng việt cho học sinh lớp 2, 3 ở tiểu học

.PDF
94
3127
61

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 • • • • KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC *======= LẴ THỊ NGỌC BÍCH BIỆN PHÁP DẠY CÂU TIẾNG VIỆT • • HỌC • • CHO HỌC SINH LỚP 2,3 Ở TIÊU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành:Phương pháp dạy học Tiếng Việt HÀ NỘI, 2015 TRƯỜNG ĐẠI s ư PHẠM HÀ NỘI • HỌC • • • 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC *======= LẴ THỊ NGỌC BÍCH BIỆN PHÁP DẠY CÂU TIẾNG VIỆT • • HỌC • • CHO HỌC SINH LỚP 2,3 Ở TIÊU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành:Phương pháp dạy học Tiếng Việt Người hướng dẫn khoa học ThS. Vũ Thị Tuyết HÀ NỘI, 2015 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện trong suốt thời gian em học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo -Ths. Vũ Thị Tuyết, người đã hướng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ em hoàn thảnh khóa luận này. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, các em học sinh trường Tiểu học Xuân Hòa (Phúc Yên - Vĩnh Phúc), trường Tiểu học Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội), trường Tiểu học Trực Phú (Trực Ninh - Nam Định) đã giúp em trong quá trình dự giờ, điều tra, nghiên cứu và thực nghiệm. Lần đầu tiên bước vào nghiên cứu khoa học, hơn nữa do thòi gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên em khó tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Lã Thị Ngọc Bích LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của mình. Những số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Lã Thị Ngọc Bích BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẤT SGK: Sách giáo khoa NXB: Nhà xuất bản CN: Chủ ngữ VN: Vị ngữ TN: Trạng ngữ %: Phần trăm HS: Học sinh GV: Giáo viên PP: Phương pháp tr: Trang SL: Số lượng TS:Tổng số CH: Câu hỏi CHĐN: Câu hỏi đo ngh [X, Y]: X là số thứ tự tài liệu và Y là số trang trong tài liệu tham khảo MUC LUC • • MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tà i......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đ ề ............................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4 6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................5 7. Giả thuyết khoa học.................................................................................... 5 8. Cấu trúc khóa luận....................................................................................... 5 NỘI DUNG......................................................................................................... 6 CHƯƠNG I. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌCCẦU TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC.............................................................6 1.1. Cơ sở lý luận của việc dạy học câu tiếng Việt ở Tiểu học......................6 1.1.1. Một số vẩn đề về câu.........................................................................6 1.1.1.1. Định nghĩa về câu...................................................................... 6 1.1.1.2. Quan niệm về câu đúng..............................................................7 1.1.1.3. Phân loại câu............................................................................. 7 1.1.1.4. Các kiểu câu phân loại theo cấu trúc trong chương trình Tiểu học................................................................................................... 8 1.1.2. Một sổ vẩn đề về thành phần câu tiếng Việt.....................................9 1.1.2.1. Định nghĩa về thành phần câu................................................... 9 1.1.2.2. Hệ thống thảnh phần câu..........................................................10 1.1.2.3. Các thành phần câu được dạy trong chương trình Tiểu học... 15 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc dạy học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2, 3 ở Tiểu học................................................................................................... 17 1.2.1. Thực trạng dạy câu tiếng Việt ở Tiểu học...................................... 17 1.2.2. Thực trạng của việc học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2, 3 ở trường Tiểu học..........................................................................................18 1.2.2.1. Hệ thống bài học về câu tiếng Việt trong chương trình lớp 2, 3 ở Tiểu học............................................................................... 18 1.2.2.2. Thực trạng của việc dạy học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2, 3 ở trường Tiểu học.....................................................................19 ỉ.2.3. Các lỗi về câu của học sinh lớp 2, 3 ở trường Tiểu học................ 23 1.2.3.1. Lỗi sử dụng câu không đúng m ẫu........................................... 23 1.2.3.2. Các lỗi về dấu câu.....................................................................25 1.3. Tiểu kết chương 1 .................................................................................. 27 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CẦU TIẾNG VIỆT........... 29 CHO HỌC SINH LỚP 2, 3 Ở TIỂU HỌC....................................................... 29 2.1. Nâng cao hiệu quả dạy học về câu tiếng Việt cho giáo viên Tiểu học..................................................................................................................29 2.1.1. Bồi dưỡng kiến thức về câu và nâng cao ỷ thức trách nhiệm cho giáo viên Tiểu học.............................................................................. 29 2.1.2. Một sổ phương pháp giúp giáo viên dạy hiệu quả các bài về câu cho học sinh lớp 2, 3 .............................................................................. 31 2.1.2.1. Phương pháp dạy kiến thức, quy tắc ở lớp 2,3........................ 31 2.1.2.2. Phương pháp dạy các bài thực hành về câu ở lớp 2,3.............32 2.2. Nâng cao hiệu quả học câu tiếng Việt cho học sinh Tiểu học...............35 2.2.1. Cung cấp cho học sinh một sổ căn cứ để cácemnắm được ìãển thức và làm bài tập về câu dễ dàng hơn...........................................35 2.2.2. Một số bài tập điển hình về câu giúp rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh......................................................................................38 2.3. Những giải pháp cụ thể giúp học sinh sửa lỗi sai về câu...................... 42 2.3.1. Sửa lỗi sử dụng câu không đúng mẫu.............................................42 2.3.1.1. Cách chữa lỗi nhầm câu kiểu Ai là gì? với câu kiểu Ai làm gì?..........................................................................................................42 2.3.1.2. Cách chữa lỗi nhầm mẫu câu kiểu Ai làm gì? với câu kiểu Aithế nào?............................................................................................. 44 2.3.2. Rèn kì năng sử dụng dấu câu..........................................................45 2.3.2.1. Thông qua các bài tập để rèn kĩ năng sử dụng dấu câu...........45 2.3.2.2. Thông qua việc ghi nhớ các cách sử dụng của từng loại dấu câu...................................................................................................48 2.4. Tiểu kết chương 2 .................................................................................. 49 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM KHOA HỌC.................................................. 50 3.1. Mục đích thực nghiệm........................................................................... 50 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm.......................................................................... 50 3.3. Đối tượng thực nghiệm.......................................................................... 50 3.4. Tổ chức thực nghiệm..............................................................................50 3.5. Nội dung thực nghiệm............................................................................51 3.6.Đánh giá thực nghiệm............................................................................. 55 3.7. Tiểu kết chương 3 .......................................................................... 56 KẾT LUẬN...................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 59 PHỤ LỤC MỞ ĐÀU 1. Lý do chọn đề tài Bậc Tiểu học là bậc nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy các môn học ở bậc Tiểu học ngoài việc cung cấp tri thức thì cần chú trọng hình thành cho học sinh các kĩ năng học tập. Cùng với các môn học Toán, Tự nhiên và Xã hội, môn Tiếng Anh.. môn Tiếng Việt chú trọng hình thành rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phục vụ cho hoạt động học tập và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Trong tiếng Việt, câu là đơn vị cơ bản của lời nói, ngôn từ và văn bản. v ề phương diện cấu trúc, nó là phạm vi lớn nhất của những mối quan hệ ngữ pháp chính danh. Tất cả các quan hệ ngữ pháp có thể có được đều chỉ có trong phạm vi câu. Có thể nói rằng, việc dạy học câu là nội dung quan trọng trong ngữ pháp tiếng Việt nói riêng và ngữ pháp học nói chung. Dạy học câu giúp học sinh học tốt hơn các kiến thức như: âm vị, hình vị, từ, cụm từ và các đơn vị lớn hơn câu là đoạn văn và văn bản. Vì vậy, việc dạy học câu được hình thành ngay từ những lớp đàu cấp của chương trình Tiểu học (bắt đàu từ lớp 2 trong phân môn Luyện từ và câu). Phân môn này có mục đích giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ, nắm vững nghĩa của từ, phân loại vốn từ, tích cực hóa vốn từ, đồng thời cùng cấp các mô hình cấu trúc câu: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?; cung cấp kiến thức về 4 loại câu chia theo mục đích phát ngôn: câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm. Như vậy, dạy học câu tiếng Việt giúp và định hướng cho học sinh nói đúng, viết đúng tiếng Việt. Thực tế hiện nay còn phổ biến hiện tượng học sinh Tiểu học còn đặt câu sai ngữ pháp, còn nhiều lúng túng ừong phân tích cấu tạo ngữ pháp của cây hay diễn đạt câu mà nội dung chưa trọn vẹn... Chủ yếu là do học sinh chưa nắm vững kiến thức về câu. vấn đề về câu là nội dung rất phong phú với 1 nhiều quan điểm khác nhau của nhiều nhà nghiên cứu song lượng kiến thức dành cho học sinh Tiểu học chỉ ở một mức độ nhất định, phù hợp với lứa tuổi; đảm bảo cho các em có cơ sở lý thuyết để thực hành luyện tập, đặt câu, dùng câu đúng quy tắc tiếng Việt và xây dựng tiềm năng cho trẻ học lên bậc học cao hơn. Hiểu rõ vai trò rất quan trọng của câu ừong rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt- ngôn ngữ giao tiếp của dân tộc- đồng thời qua tìm hiểu thực tế dạy học của giáo viên và học sinh Tiểu học cũng như qua điều tra khả năng nắm bắt kiến thức của học sinh, chúng tôi thấy các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? được sử dụng thường xuyên, nó có thể xuất hiện trong bất cứ văn bản nào, trong bất cứ cuộc giao tiếp đối thoại nào đặc biệt trong các bài văn tả cảnh và việc nắm chắc cấu trúc, mục đích sử dụng các kiểu câu là rất cần thiết. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp dạy học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2 ,3 ở Tiểu học”. Bên cạnh những ứng dụng thiết thực cho bản thân với vai trò là một giáo viên Tiểu học tương lai, đề tài này sẽ góp phần cụ thể hóa lý thuyết chung về việc dạy và học, nâng cao chất lượng dạy học câu nói riêng cũng như dạy học tiếng Việt nói chung. 2. Lỉch sử vấn đề Vấn đề về câu được các nhà ngôn ngữ học quan tâm từ rất sớm, từ thời cổ đại, các công trình nghiên cứu về ngữ pháp bàn về câu tương đối nhiều. Liên quan đến những vấn đề được đề cập trong khóa luận và phù hợp với phạm vi, mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin điểm qua lịch sử vấn đề dạy học câu ở Tiểu học. 2.1. Các công trình nghiên cứu chính về các kiểu câu - Diệp Quang Ban (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. - Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. - Diệp Quang Ban (2006), Ngữ pháp Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 2 - Cao Xuân Hạo (2007), Câu Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. - Nguyễn Thị Lương (2005), Câu tiếng Việt, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. - Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội. - Nguyễn Thị Thìn (2002), Câu tiếng Việt và nội dung dạy học câu ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 2.2. Các công trình nghiên cứu chỉnh có liên quan đến việc dạy học câu ở Tiểu hoc - Lê Phương Nga, Lê A, Lê Hữu Tỉnh, Đỗ Xuân Thảo, Đặng Kim Nga (2004), Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 2, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. - Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (2004), Giảo trình phương pháp dạy học tiếng Việt. - Lê Phương Nga (2002), Dạy học ngữ pháp ở Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội. - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, 3, 4, 5, NXB Giáo dục, Hà Nội. - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2,3,4,5, NXB Giáo dục, Hà Nội. - Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2006), Hỏi - Đáp về dạy học Tiếng Việt 2,3,4,5, NXB Giáo dục, Hà Nội. - Nguyễn Thị Mai Anh (2009), Các kiểu câu và việc dạy - học câu tiếng Việt ở Tiểu học, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội. - Ngô Thị Kim Hương (2007), vẩn đề thành phần câu và việc dạy - học thành phần câu trong trường Tiểu học, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội. 3 Trong các tài liệu trên có hai loại tài liệu: Hỏi đáp về dạy - học Tiếng Việt các khối và SGV các khối là đã bàn về vấn đề câu nhưng đó là các gợi ý chung cho tất cả các vùng miền. Thực tế có ít tài liệu nghiên cứu về việc dạy câu trên một địa bàn xác định và đưa ra những định hướng cụ thể cho việc dạy loại kiến thức này. Thêm vào đó, các luận văn mặc dù có bàn đến vấn đề về câu sai song lại chưa đưa ra phương pháp cụ thể làm các dạng bài tập về câu, dấu câu.Vì thế, đề tài của chúng tôi vẫn có hướng đi riêng, thiết thực và phục vụ giảng dạy trên phạm vi xác định cho học sinh Tiểu học. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, mục đích của chúng tôi nhằm tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả để giúp giáo viên và học sinh lớp 2, 3 nắm vững kiến thức về câu, qua đó góp phàn nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Đểđạt được mục đích trên, khóa luận cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Trình bày khái quát những vấn đề lí luận liên quan đến câu. - Khảo sát và điều tra thực tế dạy học câu của GV và HS ở một số trường Tiểu học. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học các kiểu câu tiếng Việt có trong chương trình lớp2, 3 ở Tiểu học. - Áp dụng quy trình, một số phương pháp, cách thức dạy học về câu tiếng Việt vào việc giảng dạy thử nghiệm ở một số trường Tiểu học để xem xét tính khả thi của các biện pháp. 5. Đổi tưạng và phạm vỉ nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu cơ bản là biện pháp dạy học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2, 3. 4 5.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu việc dạy học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2, 3 của 3 trường Tiểu học: - Trường Tiểu học cổ Loa- Đông Anh- Hà Nội - Trường Tiểu học Xuân Hòa- Phúc Yên- Vĩnh Phúc - Trường Tiểu học Trực Phú- Trực Ninh- Nam Định 6. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết đề tài một cách có cơ sở, chúng tôi đã vận dụng phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp phân tích - Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê - Phương pháp thực nghiệm 7. Giả thuyết khoa học Nếu đề tài được xử lý, giải quyết thì sẽ làm rõ hơn lý luận về dạy học câu, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học. 8. Cấu trúc khóa luân Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Nội dung của khóa luận được tổ chức làm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học câu tiếng Việt ở Tiểu học Chương 2. Một số biện pháp dạy học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2, 3 ở Tiểu học Chương 3. Thực nghiệm khoa học 5 NÔI DUNG CHƯƠNG I C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC CÂU TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 1.1.Cơ sở lý luân của viêc day hoc câu tiếng Vỉêt ở Tiểu hoc V • • ■V • о « • 1.1.1. Một số vẩn đề về câu 1.1.1.1. Định nghĩa về câu Trong lịch sử ngôn ngữ học, so với các đơn vị ngôn ngữ như: âm vị, hình vị, từ, cụm từ, văn bản thì câu là đơn vị được nghiên cứu sớm nhất- nó được nghiên cứu từ thời cổ đại. Thế kỷ III trước công nguyên, Alechxanđria định nghĩa: “Сам là sự tổng hợp của các từ, biểu thị một tư tưởng tương đối trọn vẹn” [9, 9]. Theo Nguyễn Thị Lương: “Câu là một đơn vị ngôn ngữ không có sẵn, dùng để biểu thị sự tình, được tạo nên từ các đơn vị nhỏ hơn theo những quy tẳc ngữ pháp nhất định, có dấu hiệu hình thức riêng, được sử dụng trong giao tiếp nhằm thực hiện một hành động nói”[9, 9]. Nguyễn Thị Thìn quan niệm: “Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng thông báo nhỏ nhất, được dùng vào việc giao tiếp hàng ngfl/’[15, 9]. Định nghĩa về câu của Diệp Quang Ban rất cụ thể, ngắn gọn nhưng mang tính khái quát cao: “Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cẩu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ỷ nghĩa tương đổi fron vẹn hay thái đối, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn /ĩgíF’[5, 107]. 6 1.1.1.2. Quan niệm về câu đúng Có rất nhiều quan niệm khác nhau về câu đúng. Nguyễn Khánh Nồng cho rằng:Một câu đúng phải thể hiện cả hai mặt: cẩu trúc ngữ pháp và cẩu trúc ngữ nghĩa [19, 145]. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng cho rằng một câu đúng thỏa mãn các câu sau: - Câu phải viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt. - Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy của người Việt. - Câu phải có thông tin mới. - Câu phải được đánh dấu câu phù hợp. 1.1.1.3. Phân loại câu a. Câu chia theo cấu tạo ngữ pháp Cơ sở: Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp người ta căn cứ vào hai cơ sở sau: - Xác định kết cấu c - V: + Kết cấu c - V nòng cốt: là kết cấu chủ ngữ - vị ngữ giữ vai trò thông báo chính, cơ bản trong câu; nó hoạt động độc lập trong câu. + Kết cấu c - V không phải nòng cốt: là kết cấu chủ ngữ - vị ngữ giữ vai trò thông báo phụ (bổ sung), nó không hoạt động độc lập ừong câu. - Các quan hệ ngữ pháp: Quan hệ ngữ pháp bao gồm: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ, quan hệ chủ - vị. Trên cơ sở đó, có rất nhiều quan điểm phân loại câu. Ở Tiểu học, câu theo cấu trúc đươc chia thành 2 loại: câu đơn, câu ghép. b. Câu chia theo mục đích nói Phân loại câu theo mục đích nói là cách nhìn có tính chất truyền thống về câu trong hoạt động của nó. Căn cứ vào mục đích nói, người ta chia thành 4 kiểu câu: 7 - Câu trần thuật - Câu nghi vấn - Câu cầu khiến - Câu cảm thán 1.1.1.4. Các kiểu câu phân loại theo cẩu trúc trong chương trình Tiểu học a. Câu đơn Theo chương trình, SGK hiện hành, học sinh không có bài học riêng về câu, song ngay từ các lớp 2,3, học sinh đã đượclàm quen và hình dung được cấu tạo câu đơn. Đến lớp 4, học sinh được củng cố và rèn luyện về câu đơn gắn với 3 mẫu câu kể và các thành phần câu, cấu trúc câu. Học sinh không tiếp thu khái niệm khoa học một cách phức tạp mà nắm được khái niệm câu đơn chủ yếu qua quá trình luyện tập thực hành, rèn luyện các kĩ năng. Các em hiểu về câu đơn, hiểu câu đơn do hai thành phần chính là CN và VN tạo nên. Lên lớp 5, học sinh được củng cố lại kiến thức câu đơn ở lớp dưới trong bài học về “Câu ghép” với nội dung rất ngắn gọn: Câu đơn là câu cỏ đủ chủ ngữ, vị ngữ. b. Câu ghép Khái niệm: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có nhiều ý kiến khác nhau về câu, câu đơn, câu ghép, việc phân biệt câu đơn và câu ghép. Để phù hợp với trĩnh độ nhận thức của học sinh Tiểu học, SGK định nghĩa: “Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại. Mỗi vế của câu ghép thường có cẩu tạo giống câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ỷ có quan hệ chặt chẽ với ỷ của những vế câu khác. ” - Sau bài hình thảnh khái niệm câu ghép, SGK Tiếng Việt 5 tập trung dạy học sinh: “Cách nối các vế câu ghép”, bao gồm nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, nối các vế câu ghép bằng cặp quan hệ từ. 8 Cụ thể: • Nối các vế câu ghép: Có hai cách nối các vế câu ghép: Nối bằng những từ có tác dụng nối Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. • Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ: Các vế trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ. Những quan hệ từ thường dùng là: và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc,... Những cặp quan hệ từ thường dùng là: vì...nên...;do...nên...; nhờ.. .mà.. nếu...thì.. giá.. .thì.. chẳng những.. .mà.. không chỉ.. .mà... Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ để thể hiện: + Thể hiện quan hệ nguyên nhân, kết quả + Thể hiện quan hệ điều kiện- kết quả + Thể hiện mối quan hệ tương phản + Thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép • Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng: Để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ ta còn có thể nối các vế câu ghép bằng một ừong số các cặp từ hô ứng sau: Vừa...đã...; chưa...đã...; mới...đã...; vừa...vừa...; càng...càng...; đâu.. .đấy; nào.. .ấy; sao.. .vậy; bao nhiêu.. .bấy nhiêu;... 1.1.2. Một số vấn đề về thành phần câu tiếng Việt 1.1.2.1. Định nghĩa về thành phần câu Có rất nhiều định nghĩa về thành phần câu. Theo chúng tôi, quan niệm về thành phần câu của Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp có tính khái quát cao. Nhóm tác giả này khẳng định: “Thành phần câu là những từ tham gia nòng cốt câu (bắt buộc có mặt để đảm bảo tính trọn vẹn của câu) hoặc phụ thuộc vào nòng cốt câu”[Yl, 57]. 9 Trên cơ sở những tiêu chí khác nhau như: quan hệ ý nghĩa, chức năng cú pháp hay đặc trưng hình thức của từ ừong câu..., việc phân định thành phần câu của mỗi nhà nghiên cứu cũng khác nhau. Dựa vào những nét tương đồng giữa các quan điểm nghiên cứu, có thể chia hệ thống thành phàn câu tiếng Việt như sau: - Thành phần chính của câu: chủ ngữ, vị ngữ. - Thành phần phụ của câu: trạng ngữ, đề ngữ. - Thành phàn phụ của từ trong câu: định ngữ, bổ ngữ. - Thành phần biệt lập ừong câu: tình thái ngữ, hô ngữ, liên ngữ, phụ chú ngữ. 1.1.2.2. Hệ thống thành phần câu Sau đây, chúng tôi xin trình bày quan điểm về hệ thống thành phần câu liên quan đến đề tài của tác giả Diệp Quang Ban - tác giả có nhiều đóng góp về vấn đề câu và thành phàn câu tiếng Việt. Hệ thống thành phần câu gồm: - Thành phần chính của câu: Thành phần chính của câu là những thành tố tham gia nòng cốt câu. Đây là thảnh phần bắt buộc, không thể thiếu trong những câu đơn bình thường (câu đơn 2 thành phần). Thành phàn chính của câu gồm chủ ngữ và vị ngữ. - Thành phần phụ của câu: Thành phần phụ của câu là thành phần không tham gia nòng cốt câu (nằm ngoài nòng cốt câu) nhưng có quan hệ về nghĩa với nòng cốt câu. Trạng ngữ là thành phàn phụ phổ biến nhất. a. Chủ ngữ a.l. Khái niệm CN là một trong hai thành phần chính của câu, có quan hệ qua lại với VN, thể hiện đối tượng được thông báo trong câu. CN chỉ ra đối tượng mà câu 10 nói đề cập đến và hàm chứa hoặc có thể chấp nhận các đặc trưng (quan hệ, tính chất, ừạng thái, hành động...) sẽ được nói đến ừong VN. a.2. Vị trỉ CN thường đứng trước VN song trong một số trường hợp CN có thể đặt sau VN. Thông thường, CN đứng ở đầu câu theo trật tự с - V. Tuy nhiên, ừật tự đó sẽ bị đảo ngược khi người nói muốn nhấn mạnh nội dung thông báo, muốn người nói nghe chú ý đến VN hay khi thể hiện một giá ừị biểu cảm nào đó. a.3. Đặc trưng CN là một trong hai thành phần chính của câu, cùng với VN tạo thành nòng cốt câu. Nó nói lên chủ thể như người,sự vật, sự việc...có đặc trưng miêu tả hay nhận xét ở VN. Trong mối quan hệ với VN: CN nêu lên chủ thể thông báo (cái được thông báo), VN nêu lên nội dung thông báo (cái thông báo). a.4. Cẩu tạo CN có thể được cấu tạo là một từ, một cụm từ, một kết cấu chủ- vị hay một số kiểu cấu trúc khác. - CN được cấu tạo là một từ: Từ làm CN có thể thuộc những từ loại khác nhau, thường là danh từ, đại từ. Ngoài ra, từ cấu tạo nên CN có thể thuộc động từ, tính từ hay số từ. Ví dụ: Trời / đang nắng (CN là danh từ) Chạy bộ/ tốt cho hệ tuần hoàn. (CN là động từ) Tôil đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. (CN là đạitừ) - CN được cấu tạo từ một cụm tò: có thể là cụm từ đẳng lập, cụm từ chính phụ hay cụm từ cố định, một cụm chủ-vị. Ví dụ\Cây bầu, cây bí/ nói chuyện bằng quả. (CN là cụm từ đẳng lập) Những con mèo ẩy / đều rất tinh nghịch. (CN là một cụm từ chính phụ) Chị Lan đến / khiến tôi rất vui. (CN là một cụm từ chủ - vị) 11 b. Vị ngữ bl. Khái niệm VN là một trong hai thành phàn chính của câu, thể hiện nội dung thông báo của câu. VN nêu lên những đặc trưng về hoạt động, trạng thái, tính chất, đặc trưng, quan hệ hay nhận xét... của đối tượng được nêu lên ở CN. b2. Vị trí VN thường đứng sau CN, nhưng VN cũng có thể đứng trước CN nhằm nhấn mạnh nội dung thông báo hoặc đem lại giá trị tu từ, biểu cảm. Ví dụ: Bông hoa này / rất đep. (CN đứng trước VN) CN VN Rất đep / hình ảnh lúc nắng chiều! (CN đứng sau VN) CN VN b3. Đặc trưng VN là một trong hai thành phàn chính của câu. VN cùng với CN tạo nên nòng cốt câu. VN biểu thị tính vị thể, miêu tả đặc trưng của sự vật được nói đến ở CN. Nó thông báo rõ hành động, trạng thái, tính chất... của CN, thường trả lời cho câu hỏi: Làm gì?, Thế nào?, Là gì?. VN có quan hệ chặt chẽ với CN; thường kết hợp với CN tạo thành cấu trúc ngữ pháp cơ bản biểu thị nội dung mệnh đề. b4. Cẩu tạo + về mặt từ loại: động từ, tính từ thường làm VN; ngoài ra danh từ, đại từ, số từ cũng có thể làm VN trong câu. Ví dụ: Bạn An đang múa. (VN là động từ) Lan rất chăm chỉ. (VN là tính từ) + về mặt cấu trúc: VN có thể được tạo nên bởi một từ (động từ, tính từ, danh từ, đại từ, số từ), một cụm từ (cụm từ đẳng lập, cụm từ chính phụ, cụm từ cố định), một kết cấu chủ- yị hay một số kiểu cấu trúc khác. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất