Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khóa luận lễ hội đền đồng bằng xã an lễ, huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình...

Tài liệu Khóa luận lễ hội đền đồng bằng xã an lễ, huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình

.PDF
107
181
91

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự cổ gắng của bản thân, tôi còn nhận đƣợc sự hƣớng dẫn giúp đỡ của nhiều ngƣời. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Tăng Chánh Tín đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Xin trân trọng cảm ơn các cán bộ phƣờng văn hóa xã An Lễ, Ban quản lý di tích đền Đồng Bằng đã giúp đỡ nhiệt tình, cung cấp tƣ liệu cho tôi trong quá trình điền dã, tìm hiểu lễ hội đền Đồng Bằng. Cảm ơn quý thầy cô trong khóa Lịch Sử - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này. Đồng cảm ơn các bạn đã trao đổi, đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình thực hiện khóa luận, mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng song không thể không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong đƣuọc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018 Sinh Viên: Nguyễn Quang Thƣởng Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 7 3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 8 4. Đối tƣợng và phạm vi đề tài .............................................................................. 8 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................... 9 5.1. Nguồn tài liệu ................................................................................................. 9 5.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 9 5.2.1. Phương pháp luận ....................................................................................... 9 5.2.2. Phương pháp lịch sử logic .......................................................................... 9 5.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu..................................................................... 9 5.2.4. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp................................................. 9 5.2.5. Phương pháp quan sát trực tiếp.................................................................. 9 6. Đóng góp của khóa luận .................................................................................. 10 7. Bố cục của đề tài ............................................................................................. 10 NỘI DUNG ......................................................................................................... 11 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 11 1.1. Tổng quan về lễ hội ...................................................................................... 11 1.1.1. Khái niệm lễ hội ........................................................................................ 11 1.1.2. Đặc điểm của lễ hội................................................................................... 12 1.1.2.1. Tính “Thiêng” ........................................................................................ 12 1.1.2.2. Tính cộng đồng ....................................................................................... 12 1.1.2.3. Tính địa phương ..................................................................................... 12 1.1.2.4. Tính cung đình........................................................................................ 12 1.1.2.5. Tính đương đại ....................................................................................... 13 1.1.2.6. Tính diễn xướng...................................................................................... 13 1.1.2.7. Nghệ thuật tạo hình, trang trí ................................................................ 13 1.2. Lễ hội ở Việt Nam ........................................................................................ 14 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................... 14 1.2.2. Một số đặc trưng, giá trị cơ bản ............................................................... 16 1.2.3. Những lễ hội tiêu biểu ............................................................................... 21 1.2.4. Thực trạng lễ hội và công tác quản lý lễ hội ............................................ 26 1.3. Khái quát về xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình ......................... 28 1.3.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .................................................................. 28 1.3.2. Đôi nét về lịch sử hình thành, phát triển................................................... 29 1.3.3. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................. 31 1.3.4. Đặc điểm văn hóa, dân cư......................................................................... 33 CHƢƠNG 2. LỄ HỘI ĐỀN ĐỒNG BẰNG – MỘT LỄ HỘI ĐỘC ĐÁO CỦA TỈNH THÁI BÌNH .................................................................................. 35 2.1. Di tích lịch sử đền Đồng Bằng ..................................................................... 35 2.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................. 35 2.1.2. Lịch sử hình thành ..................................................................................... 36 2.2.3. Đối tượng thờ phụng ................................................................................. 37 2.2.4. Giá trị của di tích ...................................................................................... 43 2.2.4.1. Giá trị lịch sử ......................................................................................... 43 2.2. Lễ hội đền Đồng Bằng................................................................................. 54 2.2.1. Thời gian, không gian của lễ hội ............................................................... 55 2.2.2. Công tác chuẩn bị lễ hội ............................................................................ 57 2.2.3. Phần lễ - Các nghi lễ chính trong lễ đền Đồng Bằng ................................ 58 2.2.4. Phần hội - Các trò chơi dân gian trong lễ hội........................................... 67 2.2.5. Nghệ thuật diễn xướng dân gian .............................................................. 72 2.2.6. Vai trò, giá trị của lễ hội đền Đồng Bằng ................................................. 77 2.2.6.1. Về văn hóa .............................................................................................. 77 2.2.6.2. Về tâm linh .............................................................................................. 78 2.2.6.3. Về kinh tế, du lịch ................................................................................... 80 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI ĐỀN ĐỒNG BẰNG NHẰM MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH .............................................................................................. 82 3.1. Ý nghĩa và mục tiêu của công tác bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội đối với du lịch. ...................................................................................................................... 82 3.2. Công tác quản lý các hoạt động tại lễ hội ..................................................... 84 3.2.1. Bên trong đền............................................................................................. 84 3.2.2. Bên ngoài đền ............................................................................................ 86 3.3. Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại lễ hội ............................................... 87 3.3.1. Kinh doanh ẩm thực .................................................................................. 87 3.3.2. Kinh doanh hàng lưu niệm, đặc sản .......................................................... 88 3.3.3. Các loại hình kinh doanh khác .................................................................. 89 3.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du khách ....................... 90 3.5. Công tác bảo vệ môi trƣờng của lễ hội ........................................................ 90 3.6. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội đền Đồng Bằng nhằm mục đích phát triển du lịch. ....................................................................... 91 3.6.1. Giải pháp về nghiên cứu và tôn vinh ........................................................ 91 3.6.2. Giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lễ hội................................ 92 3.6.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý ........................................ 93 3.6.4. Giải pháp đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ du khách ................................................................................................................... 94 3.6.5. Giải pháp bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh lễ hội .................... 95 3.6.6. Giải pháp quảng bá, truyền thông ............................................................ 97 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 101 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đời sống của con ngƣời Việt Nam ngày đƣợc nâng cao, kéo theo đó là sự gia tăng về nhu cầu tham gia sinh hoạt, hƣởng thụ văn hóa tinh thần. Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần độc đáo, phong phú, đa dạng đáp ứng đƣợc những nhu cầu cần thiết của con ngƣời. Sau những ngày tháng lao động vất vả mệt nhọc, đến với những dịp lễ hội là lúc con ngƣời tìm lại chính mình, đƣợc tịnh tâm, đƣợc hòa đồng, cộng cảm với tất cả trong một không gian, không khí linh thiêng nhƣ vậy. Tham dự vào lễ hội, con ngƣời sẽ cảm thấy thanh thản hơn, nhẹ nhàng hơn. Đến với lễ hội cũng là dịp để con ngƣời đƣợc giao hòa, gần gũi với thần linh hơn, kính trọng, cảm tạ và cầu xin những điều may mắn sẽ đến với bản thân, gia đình và bạn bè. Chính bởi lẽ đó mà lễ hội nói chung, lễ hội truyền thống nói riêng ngày nay càng thu hút đƣợc sự quan tâm đông đảo của mọi ngƣời. Và lễ hội đền Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình là một trong những lễ hội truyền thống đã để lại những ấn tƣợng sâu đậm đến đông đảo mọi ngƣời. Mảnh đất Quỳnh Phụ- Thái Bình là nơi có nhiều lễ hội diễn ra nhƣ hội làng An Thái, hội A Sào, lễ hội đền Trần ở An Vũ… Trong đó lễ hội đền Đồng Bằng là lễ hội nổi tiếng, khai hội chính thức từ ngày 20 đến ngày 26 tháng Tám âm lịch hàng năm với quy mô lớn, sinh động và linh thiêng đã thu hút hàng vạn ngƣời trong tỉnh và khách thập phƣơng về dự. Lễ hội đền Đồng Bằng đáp ứng đƣợc nhu cầu đi tìm hạnh phúc của con ngƣời thông qua niềm tin tôn giáo. Đây còn là dịp để củng cố và phát triển mối quan hệ cá nhân - gia đình - công đồng - quốc gia trên cơ sở một hệ giá trị dân tộc. Đặc biệt, lễ hội đền Đồng Bằng còn làm cho diện mạo của đời sống văn hóa của địa phƣơng thêm sinh động, đa dạng và là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh những mặt tích cực thì lễn hội đền Đồng Bằng còn tồn tại những hạn chế nhƣ sự thiếu đa dạng về nội dung, chƣa thỏa mãn đƣợc nhu cầu thẩm mỹ, vấn đề vệ sinh môi trƣờng, vấn đề lợi dụng lễ hội để kiếm lời bất chính, và các tệ nạn xã hội nhƣ cờ bạc, lừa đảo, móc túi, ăn xin… Từ thực tế trên, việc quan tâm tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng lễ hội, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động lễ hội, bảo tồn, phát huy và khai thác hết giá trị của lễ hội đền Đồng Bằng nhằm mục đích phát triển du lịch là vấn đề đặc biệt quan trọng. Đồng thời, với ý thức trách nhiệm của một ngƣời con của quê hƣơng Quỳnh Phụ, Thái Bình trƣớc một di sản quý báu của cha công; tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Lễ hội đền Đồng Bằng xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong kho tàng các giá trị văn hóa Việt Nam, lễ hội truyền thống là một di sản tinh thần vô giá mà ông cha ta đã để lại. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa của cộng đồng thể hiện đầy đủ bản sắc, giá trị văn hóa của một vùng quê nói riêng và dân tộc nói chung. Theo thống kê 2009, hiện cả nƣớc Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nƣớc ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%). Trong những năm qua đã có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về lễ hội Việt Nam. Trƣớc hết phải kể đến nhƣ Lê Hồng Lý, Lê Trung Vũ (2005), “ Lễ hội Việt Nam”, Nhà xuất bản Văn hóa- Thông tin và Hoàng Lƣơng (2002), “Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, tác giả đã cung cấp một cách có hệ thống lý thuyết và đặc điểm chủ yếu của lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc. Công trình phải kể đến nữa là Nhiều tác giả (2002), “ Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam”, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, với cái nhìn tổng quan về lễ hội cổ truyền gắn với vùng văn hóa, đã có đƣợc ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhất định, đóng góp có hiệu quả vào việc sƣu tầm, nghiên cứu lễ hội cố truyền văn hóa dân gian và dân tộc… Lễ hội đền Đồng Bằng ở xã An lễ huyện Quỳnh Phụ là một lễ hội tâm linh lớn, có truyền thuyết liên quan đến công lao giữ nƣớc của Vua cha Bát Hải Đồng Đình (Long cung hoàng tử Giao Long). Lễ hội là một món ăn tinh thần không thể thiếu của ngƣời dân Xã An Lễ và khách du lịch thập phƣơng. Vì vậy lễ hội đã thu hút khá nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu lịch sử về đây tìm hiều và đã có nhiều công trình, bài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này. Lễ hội đền Đông Bằng đã xuất hiện trong một số các bài viết đăng trên các báo, tạp chí của Thái Bình nhƣ bài viết (02/12/2014), “Đền Đồng Bằng – nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và phát huy” Cổng thông tin điện tử Thái Bình. Đã giới thiệu cũng nhƣ cung cấp thông tin về lịch sử hình thành và khái quát các hoạt động diễn rat rang lễ hộ và giá trị văn hóa, kiến trúc của đền Đồng Bằng đến bạn đọc. Tuy nhiên tác phẩm này mới chỉ đề cập một cách chung chung về lễ hội chƣa đi sâu vào nghiên cứu lễ hội và vấn đề khai thác bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa của lễ hội. Do đó, tuy không phải là một để tài mới, song khóa luận này, tôi đi sâu tìm hiểu cụ thể nguồn gốc hình thành, qúa trình phát triển, các bƣớc tiến hành trong lễ hội… và đặc biệt là vấn đề khai thác và bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa của lễ hội để sử dụng vào việc phát triển du lịch tại lễ hội. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Khóa luận tìm hiểu về di tích lịch sử và lễ hội đền Đồng Bằng. - Khảo sát và đánh giá về công tác quản lý và thực trạng phát triển du lịch tại đền Đông Bằng - Đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả phát triển du lịch tại đền Đồng Bằng. 4. Đối tƣợng và phạm vi đề tài - Đối tượng: - Di tích lịch sử và lễ hội đền Đồng Bằng; công tác tổ chức, quản lý lễ hội và phát triển du lịch tại đền Đồng Bằng. - Phạm vi nghiên cứu: Lễ hội đền Đồng Bằng xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu đƣợc lấy từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Các tài liệu cũng đƣợc lấy từ các tạp chí và các sách vở nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để cho nội dung phong phú và sát với thực tế, tôi đã kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp quan sát thực tiễn: quan sát thực tế công tác tín dụng, các nghiệp vụ quy trình tín dụng tại chi nhánh để có cái nhìn thực tiễn và tổng quan Phƣơng pháp thu thập thông tin: thu nhập thông tin cần thiết về tín dụng tại chi nhánh, đồng thời thu thập thêm thông tin trên báo, internet… Phƣơng pháp phân tích, so sánh số liệu theo chỉ tiêu tuyệt đối và tƣơng đối và so sánh. 5.2.1. Phương pháp luận Đây là đề tài liên quan đến đời sống văn hóa tình thân, tâm linh của con ngƣời và việc phát triển du lịch. Do vậy tôi dựa trên quan điểm của Đảng về văn hóa và việc vận dụng văn hóa dân tộc để phát triển du lịch. 5.2.2. Phương pháp lịch sử logic Thông qua phƣơng pháp này đề phân tích có cái nhìn đúng đắn hơn các vấn đề có liên quan đến lịch sử của một vùng đất, những tài liệu, câu chuyện có liên quan đến lịch sử dân tộc. 5.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu Sử dụng phƣơng pháp này vào việc thu thập các tài liệu có liên quan đến lễ hội. các tài liệu có liên quan tới đề tài đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau 5.2.4. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp Tiến hành so sánh đối chiếu các tài liệu, số liệu… sau đó phân tích và tổng hợp các tài liệu dựa trên mục đích nghiên cứu làm cơ sở cho việc hoàn thành khóa luận. 5.2.5. Phương pháp quan sát trực tiếp Vận dụng phƣơng pháp này để quan sát công trình kiến trúc của di tích. Đồng thời tôi sử dụng phƣơng pháp này vào việc quan sát công việc chuẩn bị lễ hội của chính quyền và ngƣời dân, diễn trình của lễ hội, các trò chơi, cuộc thi diễn ra ở lễ hội… 6. Đóng góp của khóa luận Góp phần tìm hiểu một lễ hội truyền thống ở quê hƣơng – Lễ hội Đền Đồng Bằng. Kết quả nghiên cứu về lễ hội giúp hiểu rõ hơn về lễ hội, giá trị truyền thống, văn hóa của một vùng đất mình đang sống, tinh thần cố kết cộng đồng đƣợc thể hiện qua nhiều sinh hoạt văn hóa trong lễ hội. Trên cơ sở đó giúp nhìn nhận một các khách quan nhất thực trạng khai thác và bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử - văn hóa của lễ hội. Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch tại lễ hôi Đền Đồng Bằng. 7. Bố cục của đề tài CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CHƢƠNG 2. LỄ HỘI ĐỀN ĐỒNG BẰNG – MỘT LỄ HỘI ĐỘC ĐÁO CỦA TỈNH THÁI BÌNH CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI ĐỀN ĐỒNG BẰNG NHẰM MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH KẾT LUẬN DANH MỤC THAM KHẢO NỘI DUNG CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về lễ hội 1.1.1. Khái niệm lễ hội Gs. Hoàng Phê (2016) trong “Từ điển tiếng Việt”, Nxb Hồng Đức có định nghĩa về “Lễ hội” nhƣ sau: “Lễ” là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con ngƣời đối với thần linh, phản ánh những ƣớc mơ chính đáng của con ngƣời trƣớc cuộc sống mà bản thân họ chƣa có khả năng thực hiện. “Hội” là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ƣớc chung vào bốn chữ "nhân khang, vật thịnh". Trong cuốn “Hội hè Việt Nam” (2017), Nxb Thế giới, tác giả Nguyễn Văn Huyên cho rằng “Hội” và “Lễ” là một sinh hoạt văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Hội và lễ có sức hấp dẫn, lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội cũng tham gia để trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thập kỷ. Trong cuốn “Lễ hội cổ truyền” (1993) của Phan Đăng Nhật, Nxb Khoa học xã hội cho rằng “ Lễ hội là một pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vố số những phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện xã hội, lịch sử quan trọng của dân tộc”. Lễ hội còn là nơi bảo tồn, tích tụ văn hóa (theo nghĩa rộng) của nhiều thời kỳ lịch sử trong quá khứ dồn nén lại cho tƣơng lai”. Nhƣ vậy ta thấy “Lễ hội” là một thể thống nhất không thể tách rời. “Lễ” là phần đạo đức tín ngƣỡng, phần tâm linh sâu xa trong mỗi con ngƣời. “Hội” là các trò diễn mang tính nghi thức, gồm các trò chơi dân gian phản ánh cuộc sống thƣờng nhật của ngƣời dân và một phần đời sống cá nhân nhằm kỷ niệm một sự kiện quan trọng với cả cộng đồng. 1.1.2. Đặc điểm của lễ hội 1.1.2.1. Tính “Thiêng” Muốn hình thành một lễ hội, bao giờ cũng phải tìm ra đƣợc một lý do mang tính "thiêng" nào đó. Đó là ngƣời anh hùng đánh giặc bị tử thƣơng, ngã xuống mảnh đất ấy, lập tức đƣợc mối đùn lên thành mộ. Đó là nơi một ngƣời anh hùng bỗng dƣng hiển thánh, bay về trời. Cũng có khi lễ hội chỉ hình thành nhằm ngày sinh, ngày mất của một ngƣời có công với làng với nƣớc, ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác (có ngƣời chữa bệnh, có ngƣời dạy nghề, có ngƣời đào mƣơng, có ngƣời trị thủy, có ngƣời đánh giặc... ). Song, những ngƣời đó bao giờ cũng đƣợc "thiêng hóa" và đã trở thành "Thần thánh" trong tâm trí của ngƣời dân. 1.1.2.2. Tính cộng đồng Lễ hội chỉ đƣợc sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự nguyện của một cộng đồng. Cộng đồng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn. Bởi thế mới có lễ hội của một họ, một làng, một huyện, một vùng hoặc cả nƣớc. 1.1.2.3. Tính địa phương Lễ hội đƣợc sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định. Bởi thế lễ hội ở vùng nào mang sắc thái của vùng đó. Tính địa phƣơng của lễ hội chính là điều chứng tỏ lễ hội gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đáp ứng những nhu cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân, không chỉ ở nội dung lễ hội mà còn ở phong cách của lễ hội nữa. Phong cách đó thể hiện ở lời văn tế, ở trang phục, kiểu lọng, kiểu kiệu, kiểu cờ, ở lễ vật dâng cúng... 1.1.2.4. Tính cung đình Đa phần các nhân vật đƣợc suy tôn thành Thần linh trong các lễ hội của ngƣời Việt, là các ngƣời đã giữ các chức vị trong triều đình ngày xƣa. Bởi thế những nghi thức diễn ra trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hƣơng, đến rƣớc kiệu... đều mô phỏng sinh hoạt cung đình. Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách bài trí, trang phục, động tác đi lại... Điều này làm cho lễ hội trở nên trang trọng hơn, lộng lẫy hơn. Mặt khác lễ nghi cung đình cũng làm cho ngƣời tham gia cảm thấy đƣợc nâng lên một vị trí khác với ngày thƣờng, đáp ứng tâm lý, những khao khát nguyện vọng của ngƣời dân. 1.1.2.5. Tính đương đại Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của lịch sử, cũng dần dần tiếp thu những yếu tố đƣơng đại. Những trò chơi mới, những cách bài trí mới, những phƣơng tiện kỹ thuật mới nhƣ rađio, cassete, video, tăng âm, micro... đã tham gia vào lễ hội, giúp cho việc tổ chức lễ hội đƣợc thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu mới. Tuy vậy, những sự tiếp thu này đều phải dần dần qua sự sàng lọc tự nguyện của nhân dân, đƣợc cộng đồng chấp nhận, không thể là một sự lắp ghép tùy tiện, vô lý... 1.1.2.6. Tính diễn xướng Có thể nói rằng, toàn bộ lễ hội là một sân khấu đặc biệt. Tại sân khấu này, có ba nhân vật chính. Một nhân vật là ông Thầy cúng (Thầy Đồng đền ở Đền, Ông chủ tế ở đình...) ngƣời có khả năng thông qua các Thần linh, sự nhập vai của các Thần linh (các hiện tƣợng lên đồng). Nhân vật thứ hai là quần chúng nhân dân, những tín đồ của tôn giáo hay tín ngƣỡng, những ngƣời đã có sẵn những cảm xúc tôn giáo, tín ngƣỡng nhạy bén, sẵn sàng tham gia, nhập cuộc vào cuộc trình diễn này. Nhân vật thứ ba tuy không xuất hiện trên sân khấu, nhƣng lại có vai trò rất quan trọng trong lễ hội, chính nhân vật này tạo ra cảm hứng xuyên suốt cuộc lễ hội, là động lực của lễ hội. Đó là các Thần linh, đối tƣợng thờ cúng của các lễ hội. 1.1.2.7. Nghệ thuật tạo hình, trang trí Nghệ thuật tạo hình và trang trí tồn tại trong Lễ hội nhƣ một yếu tố tất yếu. Cờ hội với năm sắc ngũ hành - năm màu tƣơng ứng với năm yếu tố cơ bản của vũ trụ theo quan niệm triết học cổ sơ, đặt cạnh nhau rất tƣơng phản, gây sự chú ý. Các loại kiệu sơn son thếp vàng lộng lẫy, chạm trổ tinh vi. Tƣợng gỗ với cách tạo hình dân gian và truyền thống. Trong ngày hội làng, các đội tế với cách ăn mặc đặc biệt, đã gây ấn tƣợng đối với ngƣời dự hội. Thực ra, trang phục của đội tế, từ chủ tế đến các thành viên của đội, là sự mô phỏng sắc phục của quan lại khi lâm triều. Đó cũng là yếu tố tâm lý hấp dẫn đối với những ngƣời trong đội tế. Dƣờng nhƣ trong trang phục đó, họ cảm thấy một vinh dự đặc biệt dành cho họ và họ đƣợc đứng ở một vị trí khác hẳn ngày thƣờng. Ở các đền phủ, nghệ thuật trang trí đặc biệt đƣợc coi trọng. Màu sắc và các đồ trang sức của ngƣời lên đồng chính là yếu tố quan trọng để phân biệt các giá đồng. Nếu Cô Bé Thƣợng Ngàn chỉ dùng trang phục sắc xanh (miền núi) với các loại trang sức nhƣ vòng bạc, hoa tai thƣờng đƣợc đồng bào các dân tộc thiểu số ƣa dùng thì Ông Hoàng Mƣời, một vị quan văn hào hoa, phong nhã, lại ăn mặc kiểu quan văn... Cách bài trí điện thờ cũng đặc biệt. Khác với chùa chiền thƣờng trang trí giản dị, gợi cảnh thú nhàn, xa lánh thế tục, các đền phủ ƣa trang hoàng lộng lẫy, rực rỡ gần với cảnh lộng lẫy của các cung điện thế tục. Trong điện thờ, các vị Thánh đƣợc thờ ở một vị trí riêng, vừa phù hợp với thứ bậc của họ trong hệ thống Thần linh của Đạo Mẫu, vừa phù hợp với tính cách của các vị theo quan niệm truyền thống. 1.2. Lễ hội ở Việt Nam 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Lễ hội truyền thống là hiện tƣợng lịch sử, hiện tƣợng văn hóa có mặt ở Việt Nam từ lâu đời và có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội. Những năm gần đây, trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế của nƣớc ta, văn hóa truyền thống nói chung, trong đó có lễ hội truyền thống đã đƣợc phục hồi và phát huy, làm phong phú hơn đời sống văn hóa của Việt Nam. Lễ hội là một trong những “hoạt động văn hoá cao”, “hoạt động văn hoá nổi trội” trong đời sống con ngƣời. Hoạt động lễ hội là hoạt động của cộng đồng hƣớng tới “xử lý” các mối quan hệ của chính cộng đồng đó. Hoạt động này diễn ra với những hình thức và cấp độ khác nhau, nhằm thoả mãn và phục vụ lợi ích đa dạng trƣớc mắt và lâu dài của các tầng lớp ngƣời; thoả mãn những nhu cầu của các cá nhân và tập thể trong môi trƣờng mà họ sinh sống. Môi trƣờng của lễ hội truyền thống Việt Nam về cơ bản chính là nông thôn, làng xã Việt Nam. Lễ hội là môi trƣờng thuận lợi mà ở đó các yếu tố văn hoá truyền thống đƣợc bảo tồn và phát triển. Những yếu tố văn hoá truyền thống đó không ngừng đƣợc bổ sung, hoàn thiện, vận hành cùng tiến trình phát triển lịch sử của mỗi địa phƣơng trong lịch sử chung của đất nƣớc. Nó chính là hệ quả của cả quá trình lịch sử của không chỉ một cộng đồng ngƣời. Đây chính là tinh hoa đƣợc đúc rút, kiểm chứng và hoàn thiện trong dọc dài lịch sử của bất cứ một cộng đồng cƣ dân nào. Lễ hội có sức lôi cuốn, hấp dẫn và trở thành nhu cầu, khát vọng của ngƣời dân cần đƣợc đáp ứng và thoả nguyện qua mọi thời đại. Bản chất của lễ hội là sự tổng hợp và khái quát cao đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân trong xã hội ở từng giai đoạn của lịch sử. Lễ hội ở Việt Nam có quá trình hình thành và phát triển lâu đời, qua nhiều thời kỳ lịch sử. Những bằng chứng lịch sử đã chứng minh, lễ hội của ngƣời Việt đã có từ thời đại văn minh Văn Lang – Âu Lạc, gắn liền với đời sống của cƣ dân làm nông nghiệp với nhu cầu trị thủy và đoàn kết chống ngoại xâm. Qua các triều đại phong kiến, lễ hội tiếp tục đƣợc nuôi dƣỡng và trau dồi gắn với quá trình phát triển của văn hóa dân tộc. Đặc biệt, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, lễ hội Việt Nam nhiều lúc bị gián đoạn, mai một. Tuy nhiên, sau năm 1986, khi đất nƣớc đổi mới, các lễ hội có điều kiện để phục sinh và phát triển mạnh mẽ. Hiện tại ở nƣớc ta có nhiều loại lễ hội, bên cạnh lễ hội cổ truyền còn có Lễ hội mới, (lễ hội hiện đại, gắn với các sự kiện lịch sử hiện đại, cách mạng), lễ hội sự kiện (gắn với du lịch quảng bá du lịch, Lễ hội nhân kỷ niệm những năm chẵn thành lập thành phố, tỉnh, huyện)…, trong đó lễ hội cổ truyền thống có số lƣợng nhiều nhất (khoảng trên 7000 lễ hội trong tổng số gần 9000 lễ hội), phạm vi phân bố rộng (cả nông thôn, đô thị, vùng núi các dân tộc), có lịch sử lâu đời nhất. Ngƣời ta có thể phân loại lễ hội cổ truyền theo thời gian các mùa trong năm, trong đó quan trọng nhất là mùa xuân, mùa thu (xuân thu nhị kỳ), phân chia theo phạm vi lớn nhỏ: Lễ hội làng, lễ hội vùng, lễ hội quốc gia. Phân loại theo tính chất của lễ hội: Lễ hội nghề nghiệp (nông, ngƣ, nghề buôn…), lễ hội tôn vinh anh hùng dân tộc, ngƣời có công với quê hƣơng, đất nƣớc, lễ hội gắn với các tôn giáo tín ngƣỡng cụ thể nhƣ lễ hội của Phật, Kitô, Tín ngƣỡng dân gian… Lễ hội cổ truyền là những mốc đánh dấu chu trình đời sống sản xuất và đời sống xã hội của mỗi cộng đồng ngƣời, mà một khi cái mốc mang tính lễ nghi đó chƣa đƣợc thực hiện thì các quá trình sản xuất và quá trình xã hội đó sẽ bị đình trệ, sự sinh tồn và các quan hệ xã hội sẽ bị phá vỡ. Do vậy, một nghi lễ, lễ hội bao giờ cũng mang tính chuyển tiếp của một chu trình sản xuất vật chất hay xã hội nhất định. Trong số hơn 7000 lễ hội cổ truyền của nƣớc ta, xét về nguồn cội đều là lễ hội nông nghiệp, quy mô ban đầu là hội làng. Tuy nhiên, trong tiến trình lịch sử, các lễ hội nông nghiệp này dần biến đổi, làm phong phú hơn bằng những nội dung lịch sử (nhất là lịch sử chống ngoại xâm), nội dung xã hội (nhất là các quan hệ cộng đồng), nội dung văn hóa tạo nên diện mạo vô cùng phong phú và đa dạng nhƣ ngày nay. 1.2.2. Một số đặc trưng, giá trị cơ bản - Một số đặc trưng So với các loại lễ hội khác, lễ hội cổ truyền mang 3 đặc trƣng cơ bản sau: Lễ hội cổ truyền gắn với đời sống tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng, nó mang tính thiêng, do vậy nó thuộc thế giới thần linh, thiêng liêng, đối lập với đời sống trần gian, trần tục. Có nhiều sinh hoạt, trình diễn trong lễ hội nhìn bề ngoài là trần tục, nhƣ các trò vui chơi giải trí, thi tài, các diễn xƣớng mang tính phồn thực, nên nó mang tính “tục”, nhƣng lại là cái trần tục mang tính phong tục, nên nó vẫn thuộc về cái thiêng, nhƣ tôn sùng sinh thực khí mà hội Trò Trám (Phú Thọ) là điển hình. Tính tâm linh và linh thiêng của lễ hội nó quy định “ngôn ngữ” của lễ hội là ngôn ngữ biểu tƣợng, tính thăng hoa, vƣợt lên thế giới hiện thực, trần tục của đời sống thƣờng ngày. Ví dụ, diễn xƣớng ba trận đánh giặc Ân trong Hội Gióng, diễn xƣớng cờ lau tập trận trong lễ hội Hoa Lƣ, diễn xƣớng rƣớc Chúa gái (Mỵ Nƣơng) trong Hội Tản Viên… Chính các diễn xƣớng mang tính biểu tƣợng này tạo nên không khí linh thiêng, hứng khởi và thăng hoa của lễ hội. Lễ hội cổ truyền là một sinh hoạt văn hóa mang tính hệ thống tính phức hợp, một hiện tƣợng văn hóa dân gian tổng thể, bao gồm gần nhƣ tất cả các phƣơng diện khác nhau của đời sống xã hội của con ngƣời: sinh hoạt tín ngƣỡng, nghi lễ, phong tục, giao tiếp và gắn kết xã hội, các sinh hoạt diễn xƣớng dân gian (hát, múa, trò chơi, sân khấu…), các cuộc thi tài, vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua bán… Không có một sinh hoạt văn hóa truyền thống nào của nƣớc ta lại có thể sánh đƣợc với lễ hội cổ truyền, trong đó chứa đựng đặc tính vừa đa dạng vừa nguyên hợp này. Chủ thể của lễ hội cổ truyền là cộng đồng, đó là cộng đồng làng, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng tôn giáo tín ngƣỡng, cộng đồng thị dân và lớn hơn cả là cộng đồng quốc gia dân tộc. Nói cách khác không có lễ hội nào lại không thuộc về một dạng cộng đồng, của một cộng đồng nhất định. Cộng đồng chính là chủ thể sáng tạo, hoạt động và hƣởng thụ các giá trị văn hóa của lễ hội. Ba đặc trƣng trên nó quy định tính chất, sắc thái văn hóa, cách thức tổ chức, thái độ và hành vi, tình cảm của những ngƣời tham gia lễ hội, phân biệt với các loại hình lễ hội khác nhƣ lễ hội sự kiện, các loại Festival... - Một số giá trị Giá trị cố kết và biểu dƣơng sức mạnh cộng đồng Lễ hội nào cũng là của và thuộc về một cộng đồng ngƣời nhất định, đó có thể là cộng đồng làng xã (hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề), cộng đồng tôn giáo (hội chùa, hội đền, hội nhà thờ), cộng đồng dân tộc (hội Đền Hùng - quôc tế) đến cộng đồng nhỏ hẹp hơn, nhƣ gia tộc, dòng họ... chính lễ hội là dịp biểu dƣơng sức mạnh của cộng đồng và là chất kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng. Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở của những nền tảng gắn kết, nhƣ gắn kết do cùng cƣ trú trên một lãnh thổ (cộng cƣ), gắn kết về sở hữu tài nguyên và lợi ích kinh tế (công hữu), gắn kết bởi số mệnh chịu sự chi phối của một lực lƣợng siêu nhiên nào đó (cộng mệnh), gắn kết bởi nhu cầu sự đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và hƣởng thụ văn hoá (cộng cảm)… Lễ hội là môi trƣờng góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng mệnh và cộng cảm của sức mạnh cộng đồng. Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đại, con ngƣời càng ngày càng khẳng định “cái cá nhân”, “cá tính” của mình thì không vì thế cái “cộng đồng” bị phá vỡ, mà nó chỉ biến đổi các sắc thái và phạm vi, con ngƣời vẫn phải nƣơng tựa vào cộng đồng, có nhu cầu cố kết cộng đồng. Trong điều kiện nhƣ vậy, lễ hội vẫn giữ nguyên giá trị biểu tƣợng của sức mạnh cộng đồng và tạo nên sự cố kêt cộng đồng ấy. Giá trị hướng về cội nguồn Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hƣớng về nguồn. Đó là nguồn cội tự nhiên mà con ngƣời vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là một bộ phận hữu cơ; nguồn cội cộng đồng nhƣ dân tộc, đất nƣớc, xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn hoá... Hơn thế nữa, hƣớng về nguồn đã trở thành tâm thức của con ngƣời Việt Nam - “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Chính vì thế, lễ hội bao giờ cũng gắn với hành hƣơng - du lịch. Ngày nay, trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, tin học hoá, toàn cầu hóa, con ngƣời bừng tỉnh về tình trạng tách rời giữa bản thân mình với tự nhiên, môi trƣờng; với lịch sử xa xƣa, với truyền thống văn hoá độc đáo đang bị mai một. Chính trong môi trƣờng tự nhiên và xã hội nhƣ vậy, hơn bao giờ hết con ngƣời càng có nhu cầu hƣớng về, tìm lại cái nguồn cội tự nhiên của mình, hoà mình vào với môi trƣờng thiên nhiên; trở về, tìm lại và khẳng định cái nguồn gốc cộng đồng và bản sắc văn hoá của mình trong cái chung của văn hoá nhân loại. Chính nền văn hoá truyền thống, trong đó có lễ hội cổ truyền là một biểu tƣợng, có thể đáp ứng nhu cầu bức xúc ấy. Đó cũng chính là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội có thể đáp ứng nhu cầu của con ngƣời ở mọi thời đại. Giá trị cân bằng đời sống tâm linh Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tƣ tƣởng còn hiện hữu đời sống tâm linh. Đó là đời sống của con ngƣời hƣớng về cái cao cả thiêng liêng chân thiện mỹ - cái mà con ngƣời ngƣỡng mộ, ƣớc vọng, tôn thờ, trong đó có niềm tin tôn giáo tín ngƣỡng. Nhƣ vậy, tôn giáo tín ngƣỡng thuộc về đời sống tâm linh, tuy nhiên không phải tất cả đời sống tâm linh là tôn giáo tín ngƣỡng. Chính tôn giáo tín ngƣỡng, các nghi lễ, lễ hội góp phần làm thoả mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con ngƣời, đó là “cuộc đời thứ hai”, đó là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống trần tục, hiện hữu. Xã hội hiện đại với nhịp sống công nghiệp, các hoạt động của con ngƣời dƣờng nhƣ đƣợc “chương trình hoá” theo nhịp hoạt động của máy móc, căng thẳng và đơn điệu, ồn ào, chật chội nhƣng vẫn cảm thấy cô đơn. Một đời sống nhƣ vậy tuy có đầy đủ về vật chất nhƣng vẫn khô cứng về đời sống tinh thần và tâm linh, một đời sống chỉ có dồn nén, “trật tự” mà thiếu sự cởi mở, xô bồ, “tháo khoán”... Tất cả những cái đó hạn chế khả năng hoà đồng của con ngƣời, làm thui chột những khả năng sáng tạo văn hoá mang tính đại chúng. Một đời sống nhƣ vậy không có “thời điểm mạnh”, “cuộc sống thứ hai”, không có sự “bùng cháy” và “thăng hoa”. Trở về với văn hoá dân tộc, lễ hội cổ truyền con ngƣời hiện đại dƣờng nhƣ đƣợc tắm mình trong dòng nƣớc mát đầu nguồn của văn hoá dân tộc, tận hƣởng những giây phút thiêng liêng, ngƣỡng vọng những biểu tƣợng siêu việt cao cả - chân thiện mỹ, đƣợc sống những giờ phút giao cảm hồ hởi đầy tinh thần cộng đồng, con ngƣời có thể phô bày tất cả những gì là tinh tuý đẹp đẽ nhất của bản thân qua các cuộc thi tài, qua các hình thức trình diễn nghệ thuật, cách thức ăn mặc lộng lẫy, đẹp đẽ khác hẳn ngày thƣờng... Tất cả đó là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống hiện thực, vƣợt lên trên đời sống hiện thực. Nói cách khác, lễ hội đã thuộc về phạm trù cái thiêng liêng của đời sống tâm linh, đối lập và cân bằng với cái trần tục của đời sống hiện thực. Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngƣỡng - văn hoá cộng đồng của nhân dân ở nông thôn cũng nhƣ ở đô thị. Trong các lễ hội đó, nhân dân tự đứng ra tổ chức, chi phí, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt văn hoá cộng đồng và hƣởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh, do vậy, lễ hội bao giờ cũng thấm đƣợm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc. Đặc biệt trong “thời điểm mạnh” của lễ hội, khi mà tất cả mọi ngƣời chan hoà trong không khí thiêng liêng, hứng khởi thì các cách biệt xã hội giữa cá nhân ngày thƣờng dƣờng nhƣ đƣợc xoá nhoà, con ngƣời cùng sáng tạo và hƣởng thụ những giá trị văn hoá của mình. Điều này có phần nào đối lập với đời sống thƣờng nhật của những xã hội phát triển, khi mà phân công lao động xã hội đã đƣợc chuyên môn hoá, nhu cầu sáng tạo và hƣởng thụ văn hoá của con ngƣời đã phần nào tách biệt. Đấy là chƣa kể trong xã hội nhất định, một lớp ngƣời có đặc quyền có tham vọng “cƣớp đoạt” các sáng tạo văn hoá cộng đồng để phục vụ cho lợi ích riêng của mình. Đến nhƣ nhu cầu giao tiếp với thần linh của con ngƣời cũng tập trung vào một lớp ngƣời có “khả năng đặc biệt”. Nhƣ vậy, con ngƣời, đứng từ góc độ quảng đại quần chúng, không còn thực sự là chủ thể của quá trình sáng tạo và hƣởng thụ các giá trị văn hoá một cách bình đẳng nữa. Xu hƣớng đó phần nào xói mòn tinh thần nhân bản của văn hoá, làm tha hoá chính bản thân con ngƣời. Do vậy, con ngƣời trong xã hội hiện đại, cùng với xu hƣớng dân chủ hoá về kinh tế, xã hội thì cũng diễn ra quá trình dân chủ hoá về văn hoá. Chính nền văn hoá truyền thống, trong đó có lễ hội cổ truyền là môi trƣờng tiềm ẩn những nhân tố dân chủ trong sáng tạo và hƣởng thụ các giá trị văn hoá ấy. Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa Lễ hội không chỉ là tấm gƣơng phản chiếu nền văn hoá dân tộc, mà còn là môi trƣờng bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hoá dân tộc ấy. Cuộc sống của con ngƣời Việt Nam không phải lúc nào cũng là ngày hội, mà trong chu kỳ một năm, với bao ngày tháng nhọc nhằn, vất vả, lo âu, để rồi “xuân thu nhị kỳ”, “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, cuộc sống nơi thôn quê vốn tĩnh lặng ấy vang dậy tiếng trống chiêng, ngƣời ngƣời tụ hội nơi đình chùa mở hội. Nơi đó, con ngƣời hoá thân thành văn hoá, văn hoá làm biến đổi con ngƣời, một “bảo tàng sống” về văn hoá dân tộc đƣợc hồi sinh, sáng tạo và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ai đó từng nói làng xã Việt Nam là cái nôi hình thành, bảo tồn, sản sinh văn hoá truyền thống của dân tộc nhất là trong hoàn cảnh bị xâm lƣợc và đồng hoá. Trong cái làng xã nghèo nàn ấy, ngôi đình mái chùa, cái đền và cùng với nó là lễ hội với “xuân thu nhị kỳ” chính là tâm điểm của cái nôi văn hoá đó. Không có làng xã Việt Nam thì cũng không có văn hoá Việt Nam. 1.2.3. Những lễ hội tiêu biểu Lễ hội truyền thống là dịp để con ngƣời giao lƣu, truyền lại những đạo đức, luân lý về khát vọng cao đẹp; đồng thời nhắc lại nhiều câu chuyện về các đối tƣợng đƣợc suy tôn nhƣ những vị anh hùng chống giặc ngoại xâm, những ngƣời có công chống thiên tai, diệt thú dữ, cứu nhân độ thế… hay những ngƣời có công truyền nghề. Lễ hội truyền thống giúp gột rửa những điều lo toan thƣờng nhật, giúp con ngƣời tìm đƣợc sự thanh thản nơi chốn tâm linh. Và đó cũng là lý do các lễ hội truyền thống ở Việt Nam thƣờng thu hút rất đông ngƣời dân địa phƣơng và du khách gần xa tham gia. Một số lễ hội tiêu biểu ở các vùng miền - Những lễ hội tiêu biểu vùng Tây Bắc + Lễ hội Lồng Tồng: Là lễ hội truyền thống đặc trƣng của cộng đồng ngƣời Tày, đƣợc tổ chức thƣờng niên vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch theo từng địa phƣơng. Lễ hội là dịp để bà con khắp nơi cầu phúc lộc, mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên, no ấm hạnh phúc. Nhiều trò chơi dân gian cổ truyền nhƣ ném còn, bịt mắt bắt dê, hát lƣợn… đƣợc tổ chức trong lễ hội này. + Lễ hội hoa ban: Hay còn đƣợc gọi là hội Xên bản, Xên mƣờng – một lễ hội của đồng bào dân tộc Thái. Lễ hội đƣợc tổ chức vào mùa hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc, tức là vào dịp tháng Hai âm lịch. Lễ hội hoa ban đƣợc mệnh danh là ngày hội của tình yêu đôi lứa, ngày hội của hạnh phúc gia đình, hội cầu mùa màng tƣơi tốt, cuộc sống no ấm nơi bản mƣờng, và cũng là dịp để bà con và du khách tham gia các trò chơi, thi tài, hát giao duyên trong những đêm trăng sáng. - Những lễ hội tiêu biểu vùng châu thổ Bắc Bộ + Lễ hội Đền Hùng (Giỗ tổ Hùng Vương) – Phú Thọ: Hẳn chúng ta đều đã quá quen thuộc với câu ca dao: “Dù ai đi ngƣợc về
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan