Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG KHIẾM THỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...

Tài liệu KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG KHIẾM THỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

.PDF
98
231
57

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Mạnh Hùng KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG KHIẾM THỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Mạnh Hùng KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG KHIẾM THỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Mã số : Tâm lý học 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH PHƯƠNG DUY Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 LỜI CẢM ƠN Cuốn luận văn đã bước vào những khâu hoàn tất cuối cùng, chỉ còn chờ giờ phút bước lên bục bảo vệ. Thạc sĩ Tâm lý học! Những tiếng có lẽ thật giản đơn với những người bình thường khác nhưng với tôi lại rất đỗi thiêng liêng và xiết bao ý nghĩa bởi tôi, một người khiếm thị đã hoàn toàn mất đi ánh sáng mặt trời nhưng đã sắp chạm tới ánh sáng của ước mơ bấy lâu ấp ủ. Xin cho con được gọi thầy tiếng Cha, thưa thầy Nguyễn Phước Trung. Không có Cha biết đến khi nào con có được ngày hôm nay? Cha đã nâng đỡ con trong những phút yếu lòng trước khó khăn, cha cho con nhiều quá! Là một vị tổng thư ký của liên đoàn cờ Việt Nam, không hề có một mối thân thích nào với con nhưng Cha đã luôn ở bên con như một người cha thực thụ. Thành quả này con xin được kính tặng Cha. Xin cho con được chân thành tri ân đến tất cả các thầy cô phòng Khoa học Công nghệ – sau đại học và toàn thể các thầy cô khoa Tâm lý, trường Đại học Sư Phạm TP.HCM, Đặc biệt là thầy Nguyễn Đức Quyết-Phó Trưởng phòng sau đại học. Thầy đã hết lòng tạo điều kiện để con, một người khiếm thị đầu tiên được bước chân vào giảng đường Cao học của trường Đại học Sư phạm TP.HCM và hơn thế là con được học tập, thi cử bình đẳng như tất cả các bạn không khiếm thị khác. Em xin được gửi tới thầy Đỗ Nam Thanh lời cảm ơn sâu sắc nhất. Thầy đã đồng hành cùng em trong suốt chặng đường hai năm, tận tình hỗ trợ em trong từng buổi học, từng kỳ thi. Không có thầy em khó lòng đạt được thành quả như ngày hôm nay. Con xin được chân thành tri ân thầy, giáo viên hướng dẫn, TS Đinh Phương Duy. Dù bộn bề công việc nhưng thầy luôn dành thời gian cho con, giúp con từ việc định hướng đến việc tìm ra những phương pháp hợp lý nhất . Thầy đã cặm cụi sửa cho con từng câu chữ, từng dòng ý để cuốn luận văn của con trở nên hoàn thiện. Hơn thế, chính thầy cùng cô, TS Nguyễn Thị Bích Hồng là những người tạo cho con niềm tin và động lực bước tiếp trên con đường học vấn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân tình đến tất cả các anh chị, các bạn của lớp Cao học Tâm lý học khóa 22, những người đã rất quan tâm và luôn hỗ trợ tôi trong suốt 1 hai năm dài học tập. Một lần nữa, tôi xin gửi lời tri ân đến tất cả mọi người đã đồng hành và nâng đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Luận văn không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 9/2013 Nguyễn Mạnh Hùng 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5 1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................................. 5 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 7 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 7 4. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................... 7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 7 6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 8 7. Thể thức nghiên cứu ....................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 9 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................... 9 1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................................9 1.1.2. Ở Việt Nam ...........................................................................................................10 1.2. Một số khái niệm........................................................................................................ 14 1.2.1. Khiếm thị ..............................................................................................................14 1.2.2. Những khó khăn nảy sinh khi bị khiếm thị...........................................................22 1.2.3. Hôn nhân-gia đình đối với người khiếm thị .........................................................24 1.2.4. Khó khăn tâm lý ....................................................................................................29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG KHIẾM THỊ Ở TP. HỒ CHÍ MINH ....................................................... 32 2.1. Hiện trạng người khuyết tật ở TP. Hồ Chí Minh .................................................. 32 2.2. Những biểu hiện khó khăn tâm lí của các cặp vợ chồng khiếm thị ...................... 34 2.2.1. Sự mặc cảm của các cặp vợ chồng khiếm thị. ......................................................34 2.2.2. Sự thiếu tự tin của các cặp vợ chồng khiếm thị ....................................................38 2.2.3. Sự hoang mang lo lắng của các cặp vợ chồng khiếm thị khi mang thai và sinh con .........................................................................................................................................42 2.2.4. Khó khăn trong việc thỏa mãn nhu cầu của các cặp vợ chồng khiếm thị.............47 2.3. Những nguyên nhân dẫn đến các khó khăn tâm lý đối với các cặp vợ chồng khiếm thị ............................................................................................................................ 50 2.3.1. Thái độ của cộng đồng đối với việc kết hôn của các cặp vợ chồng khiếm thị .....50 2.3.2. Thái độ thương hại, ưu tiên thái quá hoặc xa lánh, kỳ thị của cộng đồng đối với các cặp vợ chồng khiếm thị ............................................................................................54 3 2.3.3. Khó khăn kinh tế của các cặp vợ chồng khiếm thị ...............................................57 2.4. Các trường hợp điển hình ......................................................................................... 62 2.4.1. Trường hợp 1: VỢ CHỒNG KHIẾM THỊ ĐÔI ...................................................62 2.4.2. Trường hợp 2: VỢ CHỒNG KHIẾM THỊ ĐÔI ...................................................68 2.4.3. Trường hợp 3: VỢ CHỒNG KHIẾM THỊ ĐƠN..................................................74 2.5. Một số biện pháp giảm thiểu khó khăn tâm lý đối với các cặp vợ chồng khiếm thị ........................................................................................................................................ 78 2.5.1. Biện pháp chủ quan từ các cặp vợ chồng khiếm thị .............................................79 2.5.2. Những biện pháp từ những người khác ................................................................79 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 86 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 88 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Gia đình là tổ ấm yêu thương, là chiếc nôi êm đềm, là nơi mà mỗi người chúng ta được sinh ra và lớn lên. Một gia đình hạnh phúc sẽ như một mảnh đất màu mỡ để những hạt giống yêu thương, những ước mơ, hoài bão của mỗi thành viên nảy mầm, đâm hoa, kết trái. Trong cuộc sống hiện đại với biết bao cam go, sóng gió như hôm nay thì gia đình lại càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, đó chính là bến bờ an toàn và bình yên nhất cho ta quay về sau những mệt mỏi hay va vấp. Bởi chỉ tại nơi ấy, trong vòng tay của những người luôn yêu thương, chào đón, ta mới được sống là chính mình. Thật vậy, chỉ có ngay trong gia đình của mình con người mới được bộc lộ nhân cách một cách chân thật nhất hay nói cách khác là con người có thể thoải mái thể hiện mình, sống thật với bản thân mình mà không phải e ngại bất kỳ điều gì. Đối với xã hội gia đình còn giữ những vai trò hết sức quan trọng. Khi sinh thời Bác Hồ có nói: “Gia đình được xem như tế bào, đơn vị nhỏ nhất để cấu thành nên xã hội”. Với chức năng duy trì nòi giống hay tái sản xuất con người thì rõ ràng gia đình là một nhân tố không thể thiếu trong sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Một gia đình hạnh phúc, mọi thành viên trong gia đình đều biết yêu thương quan tâm lẫn nhau sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho những nhân cách đẹp, những tài năng lớn được hình thành. Để có được một gia đình thực thụ thì chính người chồng, người vợ phải là những người tự tay đặt những viên gạch yêu thương đầu tiên cho ngôi nhà hạnh phúc của mình. Điều tiên quyết là họ phải đến với nhau từ tình yêu, sẵn sàng hi sinh cho nhau và hòa hợp với nhau về mọi mặt của đời sống. Chính những đòi hỏi khắt khe như vậy mà có rất nhiều cặp vợ chồng đã phải ly hôn với nhiều lí do khác nhau. Theo Cuộc điều tra từ Bộ Văn hoá-Thể thao & Du lịch, phối hợp với Tổng cục Thống kê, được sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy: nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ. Tỉ lệ này đang gia tăng một cách nhanh chóng. Đối với những người khuyết tật nói chung, những người khiếm thị nói riêng thì việc xây dựng một gia đình riêng với họ càng có những đòi hỏi khắt khe và khó khăn hơn bất kỳ ai. 5 Họ phải vượt qua được biết bao rào cản từ sự khiếm khuyết của bản thân, phải đối mặt với những định kiến quá nặng nề của xã hội về người khuyết tật cũng như luôn phải đấu tranh không ngừng cho sự tồn tại và phát triển của gia đình mình. Cac-Mac đã từng nói: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Thật vậy, những người khiếm thị đã phải đấu tranh không ngừng để giành lấy hạnh phúc lứa đôi cho riêng mình. Người khiếm thị cũng là một con người như bất kỳ con người nào khác, họ cũng có nhu cầu yêu thương và được yêu thương, cũng có nhu cầu lập gia đình và có nhu cầu hạnh phúc. Tuy nhiên để được người thân và cộng đồng thừa nhận thì họ phải không ngừng đấu tranh, phải vượt qua mọi rào cản mới có thể xây dựng được hạnh phúc lứa đôi, xây dựng một gia đình cho riêng mình. Thực tế hiện nay đã có không ít các cặp vợ chồng khiếm thị quyết liệt đấu tranh chống lại các định kiến của xã hội, những quan niệm không đúng của cộng đồng về người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng chỉ với một khát khao cháy bỏng là hãy thừa nhận họ như những cặp vợ chồng không khiếm thị khác. Thế nhưng các gia đình khiếm thị này còn phải gặp nhiều lắm những khó khăn, thử thách trong đời sống hôn nhân, đặc biệt là những trở ngại về tâm lý. Hơn hai năm làm công tác tham vấn tâm lý cho người khiếm thị tại Trung tâm bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng tôi đã gặp nhiều trường hợp các cặp vợ chồng khiếm thị vì vấp phải những trở ngại tâm lý nên đời sống gia đình trở nên bất ổn. Bản thân tôi cũng là người khiếm thị đã lập gia đình cùng một người phụ nữ khiếm thị, tôi đã có những trải nghiệm sâu sắc về các vấn đề khó khăn tâm lý của đời sống vợ chồng. Bao năm trăn trở với những điều được chứng kiến và tự trải nghiệm, tôi ấp ủ biết bao mong muốn, nghĩ suy. Giờ đây tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Khó khăn tâm lý của các cặp vợ chồng khiếm thị ở Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp chương trình Cao học Tâm lý học ở Trường Đại học Sư phạm TP.HCM của mình. Với mong muốn sẽ giúp các cặp vợ chồng khiếm thị nhận thức rõ những khó khăn tâm lý của mình, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp để hạn chế những khó khăn tâm lý đó, đồng thời cũng để góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khiếm thị. 6 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu, mô tả và phân tích những khó khăn tâm lý của các cặp vợ chồng khiếm thị trong đời sống gia đình. Từ đó, đề ra các giải pháp hạn chế, khắc phục những khó khăn tâm lý đó. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: 40 cặp vợ chồng khiếm thị đang sinh sống ở TP.HCM. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Những khó khăn về tâm lý của các cặp vợ chồng khiếm thị trong đời sống gia đình và những nguyên nhân dẫn đến các khó khăn tâm lý đó. 4. Giả thuyết nghiên cứu 4.1. Các cặp vợ chồng khiếm thị gặp nhiều khó khăn về tâm lý như: mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin, hoang mang, lo lắng...Dẫn đến bất ổn trong đời sống vợ chồng. 4.2. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn tâm lý cho các cặp vợ chồng khiếm thị là: Sự phản đối việc kết hôn của người khiếm thị, thái độ kỳ thị và cái nhìn chưa đúng đắn của cộng đồng về đời sống người khiếm thị, vấn đề khó khăn kinh tế gia đình... 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài (làm rõ các khái niệm: khiếm thị, vợ chồng khiếm thị, khó khăn tâm lý...Sự nhận thức và nhu cầu kết hôn của người khiếm thị) 5.2. Mô tả và phân tích những khó khăn tâm lý của các cặp vợ chồng khiếm thị: - Sự mặc cảm, thiếu tự tin vì khiếm khuyết của bản thân. - Sự hoang mang lo lắng khi mang thai và sinh con. - Khó khăn trong việc thoả mãn nhu cầu của bản thân. 5.3. Làm rõ các nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý cho các cặp vợ chồng khiếm thị: - Sự phản đối của người thân và cộng đồng đối với việc kết hôn của người 7 khiếm thị. - Thái độ của cộng đồng, xã hội đối với các cặp vợ chồng khiếm thị. - Vấn đề khó khăn kinh tế gia đình của các cặp vợ chồng khiếm thị. 5.4. Trình bày chi tiết, cụ thể về khó khăn tâm lý và giải pháp khắc phục những khó khăn tâm lý đó của 3 cặp vợ chồng khiếm thị điển hình. 5.5. Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng khiếm thị, qua đó từng bước hạn chế, khắc phục những khó khăn tâm lý trong đời sống gia đình cho người khiếm thị. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Đối tượng: chỉ mô tả và phân tích những khó khăn về tâm lý của các cặp vợ chồng khiếm thị như: mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin, hoang mang, lo lắng...và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn tâm lý đó. 6.2. Khách thể: 40 cặp vợ chồng khiếm thị đang sinh sống ở TP.HCM. 7. Thể thức nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Tổng hợp tài liệu về tâm lý người khuyết tật nói chung và về tâm lý người khiếm thị nói riêng, tài liệu về tâm lý học gia đình. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra qua phiếu: xây dựng phiếu điều tra tìm hiểu những khó khăn tâm lý và nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý đó của các cặp vợ chồng khiếm thị. Phỏng vấn một số người khiếm thị chuẩn bị lập gia đình về nhận thức và nhu cầu của việc kết hôn. Phỏng vấn sâu, nghiên cứu trường hợp: phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu những khó khăn tâm lý và giải pháp của 3 cặp vợ chồng khiếm thị. Lấy ý kiến chuyên gia Tìm hiểu những giải pháp mà các chuyên gia tâm lý về hôn nhân gia đình đã đề xuất để hạn chế những khó khăn tâm lý cho các cặp vợ chồng khiếm thị. Phương pháp thống kê toán học 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Các nghiên cứu về người khiếm thị ở nước ngoài chủ yếu là về lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục hoà nhập. Trước đây, hình thức giáo dục cho người khiếm thị thường tồn tại dưới dạng chủ yếu như: giáo dục tại trường chuyên biệt, tại một số cơ sở của nhiều tôn giáo như nhà thờ, nhà chùa…Ngoài ra người khiếm thị còn được giáo dục ở các cơ sở từ thiện của nhà nước hay của một tổ chức cá nhân nào đó. Kể từ đó, chủ trương giáo dục hòa nhập cho người khiếm thị trên thế giới được khởi đầu từ Tuyên bố về quyền con người năm 1948. Thêm vào đó là năm 1990, Hội nghị giáo dục được tổ chức tại Jomtien Thái Lan và Hội nghị thượng đỉnh về trẻ em ở New York năm 1990 đã thống nhất chương trình mục tiêu “Giáo dục cho mọi người” đến năm 2000. Năm 1994 đã diễn ra Hội nghị thế giới về giáo dục cho trẻ có nhu cầu đặc biệt được tổ chức ở Tây Ban Nha, đã thông qua tuyên bố về quyền của trẻ em khuyết tật. Từ tuyên bố này đã mở đầu cho việc giáo dục hòa nhập sau này. Kể từ sau năm 1994, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về giáo dục hòa nhập: Nhóm các nhà giáo dục học khiếm thị tại các nước Liên Xô cũ: A.I.Meseriakov và I.A.Xokôlianxki giáo dục về trẻ khiếm thị. Nhóm các nhà nghiên cứu về giáo dục hòa nhập trẻ khiếm thị ở Hà Lan: Melis, Myrna Eisenjing nghiên cứu về hình thức tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thị. Một số nhà nghiên cứu về giáo dục khiếm thị ở Châu Á như: Prayat Phunong Ong (Thái Lan), Manni (Ấn Độ), Usami (Nhật Bản) nghiên cứu về cách thức thực hiện giáo dục trẻ khiếm thị. Nhóm các nhà nghiên cứu Australia: Pat Kelley và Gillian Gale, nghiên cứu về giáo dục trẻ khiếm thị nói chung trong đó có đề cập một phần nhỏ tới giáo dục hoà nhập. William G.Brohier (1999) đã đề nghị rằng: “Cần theo dõi và đánh giá thường xuyên sự tiến triển của các chương trình giáo dục hòa nhập nhằm đạt dược mục tiêu đã đề ra”. 9 Sudesh Mukhopadhyagy (1999) cũng đã kết luận rằng: “Việc nhận dạng và phát hiện trẻ khiếm thị cần được phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong nước và các tổ chức phi chính phủ. Việc làm này cần được đưa vào kế hoạch của mỗi năm học và được xem như một phần của kế hoạch giáo dục chung của nhà trường”. Peter Mittler đã nhận định: “Thay đổi môi trường giáo dục nhà trường và hệ thống giáo dục là rất quan trọng đối với giáo dục hòa nhập. Việc thay đổi này bao gồm việc sửa đổi chương trình và phương pháp dạy học, thúc đẩy mối quan hệ giữa thầy và trò, tạo cơ hội để mọi trẻ được học tập và thúc đẩy sự tham gia của phụ huynh. Prubuddha Bharata (2005) cho rằng: Để giáo dục hòa nhập đạt hiệu quả cần chú ý vào 3 lĩnh vực sau: các chương trình Giáo dục phổ thông và các chương trình Giáo dục đặc biệt, chuẩn bị và cung cấp các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ giảng dạy, phát triển các kĩ năng bổ sung như đọc, viết chữ nổi, định hướng di chuyển, kĩ năng sinh hoạt hàng ngày…Sandra Lewis và Carol B.Allman: sau khi giáo dục chuyên biệt ổn định cần hướng tới giáo dục hòa nhập với chương trình, sự hỗ trợ, cách đánh giá đúng sẽ tạo được sự độc lập cho học sinh khiếm thị. Còn những công trình nghiên cứu về lĩnh vực hôn nhân, gia đình của người khiếm thị ở nước ngoài hầu như chúng tôi không tìm thấy. Chỉ có những bài viết mang tính chất chia sẻ kinh nghiệm về cuộc sống gia đình trên các website của người khiếm thị mà thôi. Có thể kể đến như: “Câu chuyện người mù và kinh nghiệm với gia đình, bạn bè, cộng đồng” của Chasity, một cô gái khiếm thị thành công trong cuộc sống gia đình và giao thiệp tốt cùng bạn bè và mọi người. Hay “Tình yêu khiếm thị vấn đề nhỏ trong cuộc sống” được viết bởi Joanne Fernandes, một cô giáo khiếm thị ở Louisiana. Đây là bài thuyết trình của cô trong hội thảo về cha mẹ vào mùa xuân năm 1983. Cô đã chia sẻ về sự chấp nhận tật khiếm thị của mình để tự tin hơn trong cuộc sống và dễ dàng đạt được thành công. 1.1.2. Ở Việt Nam Hiện nay, giới học thuật nghiên cứu đang dần hướng đến những đối tượng đặc biệt trong xã hội như người khuyết tật nói chung, người khiếm thị nói riêng, những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Đây có thể là một chuyển biến mang đậm chất nhân văn theo đúng bản chất con người Việt Nam. Phần lớn các đề tài 10 nghiên cứu trước đây đều tập trung hướng đến các mảng giáo dục và hoà nhập cho người khuyết tật, đặc biệt là người khiếm thị, có thể kể đến một số đề tài như sau: Nghiên cứu về “Các điều kiện tổ chức giáo dục hòa nhập cho học sinhkhiếm thị bậc tiểu học” và nghiên cứu về “ Các điều kiện tổ chức giáo dục hòa nhập cho học sinh khiếm thị bậc THCS” của tác giả Phan Thị Xuân, cố hiệu trưởng trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu được triển khai thực nghiệm và tiến hành tại TPHCM. Đề tài đã nêu được các điều kiện cần thiết khi tổ chức giáo dục hòa nhập ở bậc tiểu học và THCS tại TP.Hồ Chí Minh nhưng chưa đề cập đến vai trò quản lý học sinh khiếm thị của hiệu trưởng các trường hòa nhập. Đề tài cũng chưa chỉ ra được những khó khăn cụ thể của học sinh khiếm thị và giáo viên dạy hòa nhập. Nghiên cứu về “Tìm hiểu những khó khăn của giáo viên và trẻ khiếm thị trong quá trình dạy và học hội nhập ở lớp năm - bậc tiểu học tại TPHCM” của tác giả Nguyễn Thị Kim Chi năm 2002. Đề tài chưa nêu lên được những khó khăn cụ thể về việc dạy và học hòa nhập ở khối lớp năm. Đề tài chỉ cho thấy được những khó khăn chung chung do khiếm khuyết thị giác của học sinh khiếm thị mang lại và sự khó khăn của giáo viên hòa nhập khi giảng dạy cho học sinh khiếm thị và cũng đã chỉ ra được những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan dẫn đến những khó khăn nói trên. Nghiên cứu về “Một số biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khiếm thị của hiệu trưởng các trường tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Hà Thanh Vân năm 2006. Đề tài đã chỉ ra được một số phương pháp hữu hiệu để quản lý giáo dục học sinh khiếm thị cho hiệu trưởng các trường tiểu học có học sinh khiếm thị theo học hòa nhập. Song đề tài chỉ dừng lại ở góc độ quản lý giáo dục chưa đề cập đến những hạn chế và thuận lợi của mô hình học hòa nhập ở cấp tiểu học. Nhìn chung chưa có những đề tài nghiên cứu sâu về lĩnh vực hôn nhân, gia đình, một lĩnh vực mà người khiếm thị cũng đang gặp phải rất nhiều những khó khăn trở ngại. Tuy nhiên, gần đây cũng đã có một số ít công trình nghiên cứu về vấn đề tình dục, hôn nhân, gia đình của người khuyết tật nói chung. Mặc dù có sự khác biệt cơ bản do người khiếm thị là dạng khiếm khuyết đặc thù nhưng cũng có thể xem đây là những nghiên cứu tiền đề cho đề tài “Khó khăn tâm lý của các cặp vợ chồng khiếm thị ở TP.HCM” của người nghiên cứu. 11 Trước tiên, ta có thể kể ra một số những nghiên cứu về người khuyết tật và hôn nhân của người khuyết tật của hai tác giả Phạm Thị Tú Anh, Huỳnh Thị Nương. Theo hai tác giả này, chúng ta có thể nhận thấy một điều: có nhiều đề tài nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau liên quan đến người khuyết tật như: việc làm, hướng nghiệp, dạy nghề, dịch vụ công cộng…Trong đó, việc làm cho người khuyết tật là vấn đề thường được nghiên cứu nhiều nhất (Phạm Thị Tú Anh, Huỳnh Thị Nương, ISDS). Hầu hết, các đề tài đều phát hiện và phân tích được nhận thức của xã hội về người khuyết tật (Phạm Thị Tú Anh, 2004). Đó chính là cái nhìn định kiến ở cả gia đình và xã hội, cho rằng người khuyết tật không có khả năng lao động, làm việc (Huỳnh Thị Nương, 2007). Điều này đã tạo ra một rào cản lớn ảnh hưởng đến khả năng hoà nhập và thích ứng với môi trường lao động của người khuyết tật. Có rất ít công trình nghiên cứu sâu về hôn nhân gia đình của người khuyết tật (ISDS, CCIHP, Nguyễn Thị Từ An...) và thường tập trung ở các khía cạnh khó khăn trong việc tiến tới hôn nhân (Lê Bạch Dương, Nguyễn Hồng Hà), những vấn đề giới trong gia đình người khuyết tật (Nguyễn Thị Từ An). Theo hai tác giả này, có hai nguyên nhân chính khiến người khuyết tật gặp khó khăn trong kết hôn, đó là do sức khỏe yếu và vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử (Lê Bạch Dương, 2008). Quan niệm của xã hội về khuyết tật còn tiêu cực, coi người khuyết tật là những người “không bình thường”. Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật diễn ra dưới nhiều hình thức ở nhiều bối cảnh khác nhau (gia đình, cộng đồng, trường học, bệnh viện, nơi làm việc và các tổ chức ở địa phương). Nhận thức của xã hội về quyền của người khuyết tật và chính sách của Nhà nước về người khuyết tật thấp đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Hơn thế nữa, sự kỳ thị và phân biệt đối xử là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng thiệt thòi của người khuyết tật và việc người khuyết tật không được hoà nhập vào các hoạt động văn hoá, chính trị, kinh tế xã hội của cộng đồng. Kỳ thị và phân biệt đối xử cũng gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao và trình độ học vấn thấp cho người khuyết tật. Đồng thời, đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều người khuyết tật không thể kết hôn và sinh con trong khi đây là những vấn đề rất quan trọng về mặt văn hoá. 12 Sự kỳ thị và phân biệt đối xử của gia đình và cộng đồng là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra khó khăn cho người khuyết tật trong hôn nhân. Thực tế là nhiều người, kể cả chính những người khuyết tật cho rằng: kết hôn với người khuyết tật là không thể hoặc cho đó là điều không may mắn. Chính cách nghĩ này đã khiến nhiều người khuyết tật không có ý định kết hôn, đặc biệt là nữ. (Lê Bạch Dương, 2008). Bên cạnh đó, việc duy trì hôn nhân của người khuyết tật hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là chăm sóc con cái và đảm bảo điều kiện sống gia đình. (Lê Bạch Dương, Nguyễn Thị Từ An). Những khó khăn trên của người khuyết tật cho thấy việc kết hôn, sinh con và duy trì hôn nhân của họ hiện nay đang gặp phải rất nhiều trở ngại, cần sự hỗ trợ rất nhiều từ gia đình, cộng đồng và xã hội. Về mặt phương pháp, các tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng (Phạm Thị Tú Anh, Huỳnh Thị Nương, Lê Bạch Dương) do chủ đề nghiên cứu không mang tính chất nhạy cảm. Đối với chủ đề hôn nhân, các tác giả sử dụng phương pháp định tính để nghiên cứu (Nguyễn Thị Từ An, Nguyễn Hồng Hà) do tính chất nhạy cảm của vấn đề nghiên cứu. Thêm vào đó, hôn nhân của người khuyết tật là một chủ đề khá mới mẻ nên cách tiếp cận định tính nên được áp dụng nhằm khai phá vấn đề được tốt hơn. Một công trình khác của tác giả Nguyễn Thị Từ An trong Luận văn Thạc sĩ với đề tài “Những vấn đề tình dục của người khuyết tật ở Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay” cũng cho thấy quyền tình dục là một trong những quyền cơ bản của nhân quyền. Thế nhưng, quá trình đấu tranh cho quyền tình dục là một con đường đầy chông gai. Bởi lẽ, những vấn đề về tình dục và sức khỏe tình dục luôn là những chủ đề nhạy cảm, khó nói. Ngay cả khi xã hội đã có những thay đổi tích cực về vấn đề này, thì nhu cầu của các nhóm yếu thế vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng. Nhu cầu về tình dục, về tình yêu, về hạnh phúc của người khuyết tật là hoàn toàn có thực, tuy nhiên hôn nhân đối với họ lại là một vấn đề chưa được bàn tới. Có những rào cản xuất phát từ nguyên nhân khiếm khuyết về mặt cơ thể, tuy nhiên, những nguyên nhân xuất phát từ định kiến xã hội mới là vấn đề đối với họ. Cốt lõi sâu xa của việc ngăn cản hôn nhân người khuyết tật vì họ cho rằng người khuyết tật không có quyền tình dục. 13 Thông qua đề tài này, tác giả trình bày về kết quả nghiên cứu thực nghiệm về “những vấn đề tình dục của người khuyết tật ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”. Những vấn đề này được trình bày một cách tuần tự theo mô hình kiến thức - thái độ hành vi. Tức là, đi từ việc mô tả, phân tích, đánh giá kiến thức về tình dục của người khuyết tật, sau đó là thái độ về tình dục của họ. Cuối cùng là mô tả, phân tích những hành vi tình dục của họ dựa trên cơ sở của lý thuyết sinh thái xã hội. Thông qua đó, tác giả cũng trình bày những vấn đề trong đời sống tình dục của các gia đình người khuyết tật. Trong khi trình bày và phân tích, nổi bật lên những điểm khác nhau giữa ba dạng tật (khuyết tật vận động, khiếm thính, khiếm thị) theo từng nội dung nghiên cứu. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khác nhau đó chính là những hạn chế về mặt chức năng do dạng tật gây ra và sự hạn chế về mặt học vấn thấp. Và cuối cùng là những tổng kết một cách ngắn gọn về kiến thức - thái độ - hành vi tình dục của người khuyết tật. Qua đó, nêu lên một số giải pháp và kiến nghị nhằm giúp cải thiện phần nào kiến thức về tình dục của người khuyết tật cũng như góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề tình dục của nhóm người khuyết tật nói chung. 1.2. Một số khái niệm 1.2.1. Khiếm thị Người khiếm thị là người có bệnh lý, tật khúc xạ hay khiếm khuyết của mắt gây giảm thị lực, có thị lực dưới 3/10 sau khi đã được điều trị bệnh lý mắt và chỉnh kính. Một người cũng bị coi là khiếm thị nếu có thị lực trên 3/10 nhưng có thị trường nhỏ hơn 100. Theo cách đánh giá của viện chiến lược và chương trình giáo dục: người khiếm thị là người bị khuyết tật về thị giác như mù hoặc lòa. Cơ quan thị giác của họ bị phá hủy một bộ phận nào đó hoặc bị phá hủy hoàn toàn dẫn đến giảm hoặc mất khả năng cảm nhận ánh sáng, màu sắc và sự vật hiện tượng. Bản chất của khiếm thị là mắt không còn đủ khả năng nhận biết thế giới hữu hình ở xung quanh con người từ gần cho tới xa, hoặc nhìn không thấy rõ ràng. 1.2.1.1. Phân loại khiếm thị Phân loại theo thị lực: khiếm thị được chia làm hai nhóm sau: 14 - Nhóm mù: là những người mất hoàn toàn cảm giác với ánh sáng hoặc còn nhận được ánh sáng màu sắc hay hình dạng sự vật nhưng nhận biết còn rất lờ mờ ở khoảng cách rất gần dù đã được đeo kính hỗ trợ. - Nhóm lòa: những người có khả năng nhìn thấy nhưng rất kém. Người khiếm thị ở dạng này không bị phá hủy hoàn toàn cơ quan thị giác. Nhóm này được chia làm 2 mức độ: + Ở mức độ nhìn quá kém: thị lực còn lại từ 6/60 đến 3/60. Những người ở dạng này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong học tập khi sử dụng mắt và cần được giúp đỡ thường xuyên trong sinh hoạt và học tập. Đối với nhóm này ngoài việc dạy chữ in (chữ bình thường phóng to) có thể dạy đồng thời bằng chữ nổi Braille. + Ở mức độ nhìn kém: thị lực còn lại từ 6/18 đến 6/60 khi đã có các phương tiện trợ giúp tối đa hoặc thị lực và thị trường giảm không nhiều nhưng do các nguyên nhân khác nhau như: rung giật nhãn cầu, lác…làm trẻ gặp khó khăn khi dùng mắt hoạt động. Những trẻ này đều có thể tự phục vụ, ít cần sự giúp đỡ thường xuyên của mọi người, còn chủ động trong mọi hoạt động hàng ngày. Trẻ có thể học như những trẻ em không khiếm thị với cùng ngôn ngữ viết. Tuy nhiên phải đảm bảo tốt các điều kiện tối thiểu vệ sinh đôi mắt như chống quá tải, chiếu sáng tốt, vật quan sát, tài liệu đọc có kích thước phù hợp, bảo đảm màu sắc đường nét rõ ràng, nổi bật bằng nghệ thuật tương phản. Tóm lại: những người nhìn kém vẫn còn khả năng sử dụng thị giác làm phương tiện chủ yếu để tri giác. Vì vậy, phương pháp giảng dạy cho những người này về cơ bản giống như những người không khiếm thị nhưng cần tránh quá tải trong việc sử dụng thị giác và cần phải có chế độ thích hợp để sửa chữa, điều trị bảo vệ thị giác cho các em. Phân loại theo thời gian mắc bệnh: - Mù bẩm sinh: đây là trường hợp của những trẻ vừa ra đời đã bị khiếm thị. Nguyên nhân có thể do bệnh lý di truyền hoặc do rối loạn trong quá trình phát triển phôi thai. - Mù thứ phát: tức là mù sau khi ra đời mà nguyên nhân có thể do bệnh lý hoặc do bị chấn thương. 15 Việc xác định thời gian bị mù rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục. Nếu càng mù muộn bao nhiêu thì càng có nhiều thuận lợi bấy nhiêu trong quá trình nhận thức sau này. Trong những trường hợp ấy, vấn đề giáo dục phục hồi chức năng và trí tuệ cũng thuận lợi, dễ dàng hơn. Có thể nói những trẻ em mù muộn, như trên 10 tuổi mới bị mù, có nhiều khả năng tiếp thu kiến thức hơn trẻ mù bẩm sinh hoặc mù trước tuổi học đường. Tuy nhiên, những ấn tượng thị giác đã ghi nhận nếu không được kích thích, củng cố thường xuyên và kịp thời sẽ bị phai mờ dần theo thời gian và sẽ bị tiêu tan. Hầu hết trẻ mù ở trước tuổi học, sau này không còn nhớ được màu sắc hoặc nhớ lẫn lộn. Để duy trì được mối liên hệ thần kinh tạm thời, tức là lưu giữ ấn tượng thị giác lúc tuổi thơ, trẻ cần được chăm sóc, giáo dục thường xuyên bằng phương pháp phù hợp. Phân loại theo định nghĩa của WHO Định nghĩa thị lực sau khi đã được chỉnh trị ở mắt của WHO tốt hơn Tiêu chuẩn trong công việc: - 10/10 đến 3/10: Bình thường - 3/10 đến 1/10: Khiếm thị nhìn kém - 1/10 đếm ngón tay (ĐNT) 3m: Khiếm thị nặng nhìn kém - ĐNT 3m đến cảm nhận ánh sáng: Mù nhìn kém - Không cảm nhận ánh sáng: Mù hoàn toàn (Theo BS. Xuân Hồng, Bệnh viện Mắt TP.HCM) Ngoài việc phân loại tật thị giác theo thị lực, thị trường, thời gian mắc bệnh, khả năng nhận biết màu sắc…trong thực tế, có một số trẻ bị thêm các tật khác như chậm phát triển trí tuệ, điếc, nghe kém, tật ngôn ngữ…Ở một số trẻ khác có tật thị giác chưa ổn định và có thể tiến triển theo chiều hướng tăng hay giảm thị lực. 1.2.1.2. Phân biệt mù và lòa Trong một số văn bản pháp qui, người có khiếm khuyết về thị giác được gọi là tàn tật thị giác “Tàn tật thị giác: bao gồm những người bị mù hoặc không thể nhìn thấy gì trong vòng 3 mét, hoặc không thể đếm ngón tay trong khoảng cách dưới 3 mét hoặc những ai không thể nhìn thấy những ngón tay trong khoảng cách dưới 1 mét” (Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội, 2004, tr.14). Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, các khái niệm mù, lòa và khiếm thị thường 16 được sử dụng phổ biến hơn cả. Do đó, cần phân biệt rõ các khái niệm trên để tránh sự nhầm lẫn khi sử dụng thuật ngữ. Theo người nghiên cứu: Mù là từ dùng để chỉ sự khiếm khuyết về mặt thị giác hoàn toàn. Người mù là người không thể nhìn thấy bất cứ gì bằng mắt. Lòa là từ dùng để chỉ sự khiếm khuyết một phần về mặt thị giác. Người lòa là người vẫn còn chức năng của thị giác tuy nhiên chức năng của thị giác đã bị tổn thương và không còn nhận được những hình ảnh bên ngoài một cách bình thường. Khiếm thị là khái niệm dùng để chỉ sự khiếm khuyết chung về mặt chức năng thị giác. Người bị khiếm thị có thể là bị mù hoặc lòa. 1.2.1.3. Các nguyên nhân gây khiếm thị Nguyên nhân bẩm sinh bao gồm: - Di truyền. - Bố hoặc mẹ bị nhiễm chất độc hóa học. - Mẹ bị tai nạn gây chấn thương cho thai nhi. - Mẹ bị ốm khi mang thai, đặc biệt là bệnh cúm trong ba tháng đầu của thai kì. - Chấn thương thai nhi trong khi sinh. Tóm lại: nguyên nhân bẩm sinh là nguyên nhân gây ra khuyết tật cho trẻ xảy ra trước khi trẻ chào đời. Nguyên nhân sau khi sinh bao gồm: - Hậu quả của các dạng chấn thương, tai nạn. - Nhiễm độc. - Cách chăm sóc, nuôi dưỡng phản khoa học, thiếu Vitamin A. - Chữa bệnh do những người yếu kém hoặc không có chuyên môn tiến hành. - Hậu quả của bệnh lý ở mắt như: đau mắt hột 1.2.1.4. Một số biểu hiện của tật khiếm thị Thoái hóa hoàng điểm Thường được quy cho là bệnh mù do tuổi già – đây là nguyên nhân thường gặp nhất của việc mất khả năng đọc sách báo. Vùng thị lực trung tâm được sử dụng để nhìn chi tiết trong khi việc tập trung vào thị trường ngoại vi thì kém rõ ràng hơn. Kính đeo mắt không thể bù trừ cho thoái hoá hoàng điểm, mặc dù kính lúp có thể giúp một số người trong giai đoạn sớm của thoái hóa, và sách báo chữ to sẽ kéo dài khả năng đọc. Như trình bày trong hình dưới đây, những người bị thoái hoá hoàng 17 điểm có thể nhìn thấy những vật trên sàn nhà, nhưng không thể thấy những vật ngay trước mắt họ. Do đó, việc đảm bảo môi trường không có nguy hiểm cho họ như được nêu. Hình ảnh minh hoạ tật khiếm thị thoái hoá hoàng điểm Đục thủy tinh thể Là một nguyên nhân thường gặp khác của khiếm thị ở tuổi già, và là kết quả của việc thủy tinh thể của một hoặc cả hai mắt trở nên đục hay mờ đi. Người bị đục thủy tinh thể nặng có thể thấy ánh sáng và nhận ra được các tương phản mạnh về màu sắc, nhưng không thể đọc sách báo. Khi tình trạng tăng đến mức độ nặng, điều trị laser và đặt thủy tinh thể nhân tạo có thể giúp ích cho đa số bệnh nhân, là những người sau đó thường là có thể đọc sách báo chữ to. Minh họa sau đây cho thấy cách thức mà thủy tinh thể ảnh hưởng đến khả năng nhìn thấy rõ ràng. Hình ảnh minh hoạ do đục tinh thể Ống thị giác Là một thuật ngữ tổng quát mô tả một số tình trạng bệnh lý võng mạc trong đó thị lực ngoại vi bị mất đi. Chính vùng thị trường ngoại vi cho phép người ta thấy 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan