Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ khảo sát ý kiếm người tham gia và sử dụng mạng xã hội ở việt nam...

Tài liệu khảo sát ý kiếm người tham gia và sử dụng mạng xã hội ở việt nam

.DOCX
12
341
108

Mô tả:

Môn: Công chúng báo chí Sinh viên: Trần Thị Hoàn Lớp Báo mạng điện tử k35 BÁO CÁO Kết quả khảo sát ý kiến người tham gia và sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay Từ những khảo sát thực tế và tài liệu tham khảo tôi xin đưa ra một số kết luận về người tham gia và sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay. I. Thực trạng sử dụng mạng xã hội ở nước ta hiện nay Mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là trong thời đại bùng nổ công nhệ thông tin như hiện nay. Hiệu quả đã vượt ra ngoài giới hạn không gian và thời gian, có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại. Chỉ tính riêng các mạng Facebook, Twitter, linkedln trên thế giới đã có trên 2 tỉ người sử dụng. Còn ở Việt Nam, theo thống kê năm 2016 có gần 30 triệu người sử dụng. Đây là các trang thông tin mở, các hình ảnh, video, clip, bài viết, tin tức,… được hình thành và chia sẻ chính là nội dung của các mạng xã hội và do các thành viên tự sáng tạo ra. Hiện nay khi ngày càng nhiều người sử dụng mạng thì faceook càng trở thành kho lưu trữ nội dung khổng lồ. Đặc biệt hơn nữa là trang mạng xã hội này lại không có cơ quan nào giám sát, kiểm duyệt về nội dung trước khi xuất bản mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ nhận thức, quan điểm, của mỗi người tham gia vào mạng xã hội. Một số loại mạng xã hội được sử dụng ở Việt Nam như: Facebook,shype, instagram, Youtube, Twitter, Zalo, Zing me, Viber, flickr, Beetalk, Line, Linked In,… II. Đặc điểm của công chúng tham gia mạng xã hội 1. Về giới tính Tỉ lệ nam và nữ tham gia mạng xã hội là không đáng kể, trong đó nữ giới tham gia vào mạng xã hội nhiều hơn nam giới là 3,6%. Tỉ lệ nữ giới tham gia mạng xã hội là 51,8%, tỉ lệ nam giới là 48,2%. Tóm lại nhu cầu sử dụng mạng xã hội giữa nam và nữ là như nhau, không có sự phân biệt về nhóm giới tính công chúng tham gia mạng xã hội. qua đó có thể nhận thấy không có sự phân biệt về sự hưởng thụ văn hóa, tiếp cận với những phương tiện kĩ thuật hiện đại. 2. Về độ tuổi Tuổi tác có ảnh hưởng khá nhiều đến việc có hay không tham gia mạng xã hội, cũng như việc tiếp cận, xử lí thông tin trên mạng xã hội, theo hướng tích cực hay tiêu cực. Qua một số khảo sát một số công chúng ở các độ tuổi khác nhau về việc sử dụng mạng xã hội như dưới 30 tuổi; từ 30 đến 45 tuổi; trên 45 tuổi,… Số lượng công chúng sử dụng số lượng mạng xã hội và mức độ biết đến các mạng xã hội là khác nhau. Ở giới trẻ, biết đến nhiều loại mạng xã hội hơn là ở độ tuổi trung niên. Ở Việt Nam, Mạng facebook ít có sự chênh lệch về độ tham tham gia nhất. Có thể thấy công chúng tham gia mạng xã hội ở nước ta hiện nay phần lớn là giới trẻ, họ có cơ hội tiếp cận sớm hơn với phương tiện kĩ thuật hiện đại. Cũng như nhu cầu giao lưu, kết bạn, mở rộng mối quan hệ cao hơn hẳn so với các độ tuổi khác. 3. Về nghề nghiệp Nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn đến công chúng truyền thông nói chung và công chúng mạng xã hội nói riêng. Nó có tác động nhất định đến việc lựa chọn mạng xã hội để sử dụng, cũng như việc tiếp nhận, chia sẻ thông tin, ảnh hưởng tâm lí từ thông tin trên mạng xã hội,… Tuy nhiên, đối với mạng xã hội Facebook sự chênh lệch về nghệ nghiệp là không đáng kể. Tỉ lệ tham gia mạng xã hội giữa học sinh, sinh viên; công chức, cán bộ; nhận viên văn phòng; buôn bán nhỏ lẻ,.. không quá chênh lệch. Đối với học sinh, sinh viên thì việc lựa chọn các mạng xã hội sử dụng nhiều hơn các nghề nghiệp khác. Nói cách khác là sử dụng nhiều loại mạng xã hội. Các công chúng có nghề nghiệp là buôn bán nhỏ lẻ thường chỉ biết đến các mnagj xã hội như facebook, zalo. 4. Trình độ học vấn Đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của con người. Mối quan hệ giữa trình độ học vấn với văn hóa, lao động, cách thức ứng xử giữa con người với mạng xã hội là rất quan trọng. Đối với công chúng mạng xã hội thì trình độ học vấn có liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn mạng xã hội, lựa chọn thông tin để chia sẻ hay bình luận. 5. Điều kiện sống và tiếp cận thông tin Điều kiện sống của mỗi công chúng mạng xã hội với việc tham gia mạng xã hội là không đáng kể. Hầu hết ở Việt Nam hiện nay việc sử dụng mạng xã hội rất dễ dàng chỉ cần có thiết bị thông minh như smartphone có kết nối internet là có thể kết nối, tham gia mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi. Đa số công chúng mạng xã hội sử dụng smartphone để truy cập mạng xã hội. 6. Về thời gian sử dụng mạng xã hội Nhìn chung, công chúng mạng xã hội hiện nay dành rất nhiều thời gian để truy cập mạng xã hội ở bất kì nơi nào và thời điểm nào. Lứa tuổi học sinh, sinh viên dành rất nhiều thời than vào mạng xã hội, vì đây cũng là lứa tuổi có nhiều thời gian rảnh và có nhu cầu mở rộng mối quan hệ bạn bè cao hơn. Đặc biệt những công chúng truy cập mạng xã hội hằng ngày thì lại có số lần truy cập thường xuyên. Trong đó, học sinh, sinh viên chính là nhóm công chúng bỏ nhiều thời gian nhất để truy cập Facebook. Thời gian truy cập của đối tượng này từ 2 đến 3 tiếng. Còn ở nhóm công chúng trên 30 tuổi, thời gian truy cập mạng là ít hơn, trung bình dưới 1 tiếng 1 ngày. Sinh viên có nhiều thời gian lên mạng xã hội hơn là người đi làm. 7. Mục đích sử dụng mạng xã hội Công chúng tham gia mạng xã hội với rất nhiều mục đích như để giao lưu, kết bạn, mở rộng các mối quan hệ; tìm kiếm thông tin; bày tỏ, chia sẻ, ý kiến, quan điểm cá nhân; kinh doanh, buôn bán; hoặc vì có nhiều bạn bè cùng tham gia;… Trong đó, mục đích chủ yếu của công chúng là giao lưu, kết nối bạn bè. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người người tham gia mạng xã hội chỉ vì nhiều bạn bè đều tham gia. Ở mạng xã hội facebook mọi người còn dùng để chia sẻ những ý kiếm, quan điểm cá nhân. Mạng zalo ở Việt Nam do có tốc độ truy cập khá nhanh nên công chúng thường chọn nó là công cụ hữu hiệu để liên lạc với bạn bè, người thân. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận công chúng hiện nay khi tham gia mạng xã hội với mục đích buôn bán, thương mại phục vụ việc buôn bán ngoài đời thực. Kinh doanh trên mạng dần phổ biến hơn trong xã hội hiện đại. Việc kinh doanh trên mạng xã hội có thể tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian cho cả người bán hàng và người mua hàng. Khả năng liên kết, quảng bá sản phẩm lại rộng khắp. Lên mạng xã hội để chơi game, nghe nhạc chủ yếu thuộc công chúng ở nhóm tuổi từ 15 đến 25. 8. Về số lượng bạn bè Giới trẻ thường có số lượng bạn bè động đảo hơn các nhóm công chúng trên 30 tuổi. III. Mức độ hiểu biết, cách sử dụng mạng xã hội Về mức độ hiểu biết về cách sử dụng những tính năng của các mạng xã hội có sự khác biệt rất lớn về lứa tuổi và trình độ học vấn. Giới trẻ, nhóm công chúng ở độ tuổi học sinh, sinh viên thường có nhiều hiểu biết về các tính năng trên mạng xã hội, các phương thức bảo mật thông tin trên mạng xã hội cao hơn. Nó thể hiện qua mức độ sử dụng thành thạo một số kĩ năng như like, cmt, check in, add friend, block, viết sst, livetream, chat, call, videocall, chọn chế độ hiển thị cho bài đăng, hạn chế chế độ hiển thị,… nhưng đối với lứa tuổi trung niên thì lại ít có hiểu biết nhiều về cách sử dụng mạng xã hội, mà nhóm đối tượng này chỉ biết những tính năng cơ bản như đăng tải ảnh, call, callvideo, chat. Về trình độ học vấn, cán bộ công chức viên chức sẽ có hiểu biết nhiều hơn vê các chính sách trên mạng xã hội hơn là công nhân. Hầu hết những người sử dụng mạng xã hội đều rất ít biết đến những quy định về an ninh truyền thông khi tham gia trên mạng xã hội như: quy định về quyền trẻ em, chụp ảnh có chỉnh sửa, làm mờ ảnh,.. IV. Công chúng đánh giá về vai trò của mạng xã hội Việc đánh giá mức độ quan trọng về vai trò của việc sử dụng mạng xã hội. Hầu hết công chúng đều cho rằng mạng xã hội có ảnh hưởng nửa tích cực và nửa tiêu cực. Đối với nhóm công chúng là học sinh, sinh viên cho rằng mạng xã hội là rất quan trọng giụp họ tìm kiếm thông tin, liên lạc với bạn bè người thân, cũng như việc cập nhật những thông tin của bạn bè. Nhóm công chúng ở độ tuổi trung niên coi facebook như 1 nơi để đọc thông tin và kết nối với người thân, không quá đề cao mức độ quan trọng. Thông Tin của các đối tượng công chúng thực hiện phỏng vấn 1. Trần Thị Lan Số điện thoại: 01638 237 357 Sử dụng zalo 2. Nguyễn Thị Lan Số điện thoại: 0986146289 Link Facebook: https://www.facebook.com/nguyen.lan.900? lst=100005770321400%3A100000189692797%3A1510656370 3. Nguyễn Văn Tuyên Số điện thoại: 0989434958 Link facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100013320912182 4. Trần Hoài Đức Số điện thoại: 0983586761 Sử dụng zalo 5. Trần Thị Hoàn Số điện thoại: 01667613342 Link Facebook: https://www.facebook.com/hoanchuothhahahah Sinh Viên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan