Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát vốn từ hương khê - hà tĩnh...

Tài liệu Khảo sát vốn từ hương khê - hà tĩnh

.PDF
22
294
91

Mô tả:

ĐỀ TÀI: KHẢO SÁt VỐN TỪHƯƠNG KHÊ – HÀ TĨNH Họ và tên: Nguyễn Thị Vinh K38.601.172 Mail: [email protected] Sđt: 0972174254 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia thống nhất của 54 dân tộc anh em sống trên mọi miền đất nước của t Tổ quốc Việt Nam. Về mặt biểu hiện, trên các vùng miền, giữa các từng lớp dân cư trong xã hội, trong các loại phong cách chức năng…tiếng Việt rất đa dạng.Phương ngữ là một trong những biểu hiện của tính đa dạng đó. Trong quá trình hình thành, phát triển đi đến sự thống nhất của ngôn ngữ dân tộc, cũng như các ngôn ngữ khác, tiếng Việt có sự biến đổi, tạo ra những sự khác biệt giữa các vùng miền. Cho nên nghiên cứu phương ngữ luôn có ý nghĩa về nhiều mặt, không chỉ đối với phương ngữ học mà còn có ý nghĩa đối với Việt ngữ học. Trong các vùng và tiểu vùng phương ngữ thì Hà Tĩnh là vùng phương ngữ có đặc trưng khác biệt nổi rõ so với các vùng phương ngữ khác. Phương ngữ khu vực miền núi huyện Hương Khê là một minh chứng cho điều đó.Tuy nhiên việc nghiên cứumột cách có hệ thống vốn từ địa phương ở đây vẫn còn ít đề tài nghiên cứu, cho nên chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát vốn từ ngữ địa phươnghuyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”. Chọn đề tài này chúng tôi mong muốn sẽ mang đến một số đóng góp nhỏ cho công tác nghiên cứu phương ngữ nói chung và phương ngữ Nghệ Tĩnh nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề 1 Đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương ngữ Nghệ Tĩnh, có thể điểm qua một số tác giả sau: - Hoàng Thị Châu (1989) nghiên cứu phương ngữ Nghệ Tĩnh trong phương ngữ Trung (như cách chia vùng của tác giả) cùng với công trình Tiếng Việt trên các miền đất nước của mình. Bà đặc biệt chú ý đến ngữ âm: Tác giả dựa vào những phương pháp của ngôn ngữ học và phương ngữ học để miêu tả, phân tích, giới thiệu bạn đọc những biến thể địa phương của tiếng Việt, lí giải các nguyên nhân xã hội và các quy luật biến đổi ngữ âm đã tạo ra sự đa dạng đó [8; 5 - 6]. Tác giả cho rằng đây là sự khác biệt đáng tin cậy và thể hiện lịch sử phát triển của tiếng Việt. Phần từ vựng ngữ nghĩa tác giả nhận xét: “Khi nghiên cứu sự khác nhau về từ vựng giữa các phương ngữ, ta phải phân biệt hai lĩnh vực khác hẳn nhau. Thứ nhất sự khác nhau này là do bản thân sự phát triển lịch sử ngữ âm của tiếng Việt mà có. Ngoài ra còn có những từ khác nhau hoàn toàn vì xuất phát những nguồn gốc khác nhau”… - Hoàng Trọng Canh nghiên cứu phương ngữ Nghệ Tĩnh qua bài Phương ngữ Nghệ Tĩnh với đặc trưng của dân ca Xứ Nghệvà công trình Từ địa phương Nghệ Tĩnh: Về một khía cạnh ngôn ngữ - văn hóa tác giả nhận định “Tiếng địa phương Nghệ Tĩnh có vị trí quan trọng trong nghiên cứu những vấn đề đồng đại và lịch đại tiếng Việt. Vì thế từ trước đến nay, phương ngữ Nghệ Tĩnh đã được các nhà ngôn ngữ học nước ngoài và trong nước quan tâm.Tuy nhiên, các công trình trước về đối tượng này chủ yếu chỉ bàn về phương diện ngữ âm của nó. Từ vựng địa phương Nghệ Tĩnh, đặc biệt là phương diện ngữ nghĩa chưa được khảo sát đầy đủ và chưa có một chuyên luận bàn riêng.Chọn từ vựng địa phương Nghệ Tĩnh làm đề tài với trọng tâm hướng vào ngữ nghĩa, khảo sát chúng trên nhiều hướng mở theo quan điểm của ngôn ngữ học hiện đại, chuyên luận này là kết quả khảo sát của chúng tôi được công bố chủ yếu trong luận án Tiến sĩ (2001) cùng những tư liệu, nội dung bổ sung trong thời gian gần đây. Sách nhằm góp phần cùng các tác giả đi trước xác định một bức tranh toàn cảnh về vốn từ địa phương Nghệ Tĩnh, miêu tả các đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa và sự hành chức của từ địa phương trong các sáng tác thơ dân gian, cũng như những nét sắc thái văn hoá của người Nghệ qua thói quen ứng xử, tri nhận, phân cắt thực tại trong định danh.” 2 - Trong những năm gần đây một hướng tiếp cận mới xuất hiện là lập từ điển từ địa phương, Từ điển tiếng địa phương Nghệ tĩnh – Nguyễn Nhã Bản, Từ điển tiếng Nghệ - Trần Hữu Thung, Từ điển tiếng Nghệ - Tĩnh – Nguyễn Ngọc Lập… Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên phạm vi rộng, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về tiếng địa phương ở khu vực miền núi huyện Hương Khê, trong niên luận này chúng tôi muốn khẳng định lại những thành tựu của các công trình đi trước. Đồng thời đi sâu nghiên cứu, “Khảo sát vốn từ ngữ Hương Khê - Hà Tĩnh”. 3. Đối tượng, mục đích nghiên cứu Niên luận khảo sát nghiên cứu vốn từ ngữ địa phương Hương Khê- Hà Tĩnh.Về mặt ngôn ngữ, niên luận có thể cung cấp ít nhiều tư liệu về phương ngữ cho những ai nghiên cứu những vấn đề có liên quan. Qua việc so sánh và đối chiếu với ngôn ngữ toàn dân hoặc với những ngôn ngữ khác chúng tôi cố gắng tìm ra những nét khác biệt và đặc trưng của phương ngữ Hà Tĩnh nói chung và phương ngữ huyện Hương Khê nói riêng. Ở một mức độ nhất định từ địa phương được nhìn ở phươg diện lời nói nên phần nào thấy rõ hơn những nét đặc biệt, những thói quen ngôn ngữ của người Hương Khê – Hà Tĩnh. 4. Phạm vi nghiên cứu Ở đề tài này chúng tôi xin phép điểm quamột số đặc điểm về mặt ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa và ngữ pháp qua cách khảo sát vốn từ ngữ địa phương vùng núi huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. 5. Phươngpháp nghiên cứu Thực hiện đề tài “Khảo sát vốn từ ngữ Hương Khê - Hà Tĩnh” chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích,phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp tổng hợp, phương pháp khái quát hóa… 6. Giá trị đề tài Về mặt ngôn ngữ, niên luận có thể cung cấp ít nhiều tư liệu về phương ngữ cho những ai nghiên cứu những vấn đề có liên quan. Qua việc so sánh và đối chiếu với ngôn ngữ toàn dân hoặc với những ngôn ngữ khác chúng tôi cố gắng tìm ra những nét khác biệt và đặc trưng của phương ngữ Hà Tĩnh nói chung và phương 3 ngữ huyện Hương Khê nói riêng. Ở một mức độ nhất định từ địa phương được nhìn ở phương diện lời nói nên phần nào thấy rõ hơn những nét đặc biệt, những thói quen ngôn ngữ của người Hương Khê – Hà Tĩnh. 7. Bố cục Ngoài phần phụ lục và tài liệu tham khảo, phần chính gồm 22 trang.Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung niên luận được triển khai ttrong hai chương. Chương 1: Những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài. Chương này điểm qua một số khái niệm về phương ngữ, từ địa phương, vấn đề phân vùng phương ngữ và việc xác định vùng phương ngữ Hương Khê.Phần thứ hai nêu sơ lược về dân cư và xã hội, tình hình kinh tế - chính trị ở Hương Khê. Chương 2: Khảo sát vốn từ ngữ Hương Khê – Hà Tĩnh. Ở chương này, tiểu luận điểm qua đôi nét về đặc điểm về ngữ âm, vần, thanh điệu, từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp…và cuối cùng là phần kết luận. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐÊN ĐỀ TÀI 1. Khái niệm phương ngữ, từ địa phương, vấn đề phân vùng phương ngữ và xác định vùng phương ngữ Hương Khê 1.1. Phương ngữ Theo Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toản; “Phương ngữ là hình thức ngôn ngữ có hệ thống từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm riêng biệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay một xã hội hẹp hơn là ngôn ngữ. Là hệ thống kí hiệu và quy tắc kết hợp có nguồn gốcchung với hệ thống khác được coi là ngôn ngữ (cho toàn dân tộc) các phương ngữ (có người gọi là tiếng địa phương, phương ngôn) khác nhau trước hết là cách phát âm, sau đó là vốn từ vựng” [118 - 232]. Hay ngắn gọn như định nghĩa của Hoàng Thị Châu: “Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác” [2.b.;29].Ở đây chúng tôi theo quan niệm của Hoàng Thị Châu. 1.2. Từ địa phương 4 Trong Từ vựng học tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp viết: “Từ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở một hoặc vài địa phương, từ địa phương là một dạng biến thể của vốn từ vựng của ngôn ngữ dân tộc” [26;292]. Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học cũng giải thích : “Từ của một phương ngữ thuộc một ngôn ngữ dân tộc nào đó và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ của địa phương đó” [118;339]. Từ địa phương phát sinh do khoảng cách địa lí, điều kiện tự nhiên, sự kiện lịch sử, phong tục, tập quán xưa của một cộng đồng người. 2. Vấn đề phân vùng phương ngữ Vấn đề phân vùng của phương ngữ tiếng Việt có rất nhiều quan điểm khác nhau và cũng hết sức phức tạp. 2.1. Các quan niệm về việc phân vùng phương ngữ tiếng Việt Có rất nhiều quan niệm: -M. Gordina và các đồng sự - 1970, Hoàng Phê… chia làm hai vùng (Bắc, Nam); -Hoàng Thị Châu, Võ Xuân Trang và nhiều người khác cho là ba vùng: Bắc, Trung (từ Thanh Hóa đến bắc đèo Hải vân), Nam (từ nam đèo Hải Vân vào Cà Mau) -Nguyễn Kim Thản lại chia làm bốn vùng: phương ngữ Bắc (Bắc Bộ và một phần Thanh Hóa), phương ngữ Trung Bắc (phía nam Thanh Hóa đến Bình Trị Thiên), phương ngữ Trung Nam (từ Quảng nam đến Phú Khánh), phương ngữ Nam (từ Thuận Hải trở vào) -Nguyễn Bạt Tụy chia thành năm vùng: phương ngữ miền Bắc (Bắc Bộ và Thanh Hóa), phương ngữ Trung trên (từ Nghệ An đến Quảng Trị), phương ngữ Trung giữa (từ Thừa Thiên đến Quảng Ngãi), phương ngữ Trung dưới (từ Bình Định đến Bình Tuy), phương ngữ Nam (từ Bình Tuy trở vào). 2.2. Các tiểu vùng phương ngữ Chúng tôi cũng tán thành cách chia ba vùng phương ngữ của Hoàng Thị Châu và những người kế tiếp. 5 - Phương ngữ Trung có thể chia thành ba phương ngữ nhỏ: Thanh Hóa; Nghệ An – Hà Tĩnh; Bình Trị Thiên. Cơ sở sự phân chia này là sự khác nhau về thanh điệugiữa ba khu vực. - Phương ngữ Thanh Hóa + Lẫn lộn thanh hỏi với thanh ngã (phát âm không phân biệt) + Các thanh còn lại giống với phương ngữ Bắc. - Phương ngữ vùng Nghệ An – Hà Tĩnh + Không phân biệt thanh ngã với thanh nặng + Cả năm thanh tạo thành một hệ thống âm điệu khác với phương ngữ Bắc do có độ trầm lớn hơn. 2.3. Xác định vùng phương ngữ Hương Khê Hương Khê nằm trong vùng phương ngữ Nghệ Tĩnh. Theo TS. Nguyễn Hoài Nguyên: “Việc xác định các vùng phương ngữ Việt đã có lịch sử một thế kỉ nếu tính từ những khảo sát của L.Cadiere(1902). Tuy cuộc tranh luận về vấn đề phân vùng phương ngữ chưa có tiếng nói thống nhất nhưng vẫn phải chấp nhận một cách phân định các vùng phương ngữ để xác định phương ngữ Nghệ Tĩnh thuộc vùng phương ngữ nào. Chúng tôi ủng hộ giải pháp của Hoàng Thị Châu phân chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ gồm phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam; theo đó, phương ngữ Nghệ Tĩnh là một phương ngữ tiểu vùng cùng với phương ngữ Thanh Hóa và phương ngữ Bình Trị Thiên thuộc vùng phương ngữ Trung. So với ngôn ngữ toàn dân vẫn có những sự khác biệt làm nên tiếng nói của từng vùng cụ thể mà mỗi người nói tiếng Việt đều có thể cảm nhận được. Nói đến phương ngữ Nghệ Tĩnh, người các địa phương khác dễ nhận ra bộ mặt ngữ âm qua cách định danh giọng Nghệ Tĩnh gắn với nét đặc trưng trầm, nặng, trọ trẹ được thể hiện trong ba bộ phận cấu thành âm tiết Nghệ Tĩnh là âm đầu, phần vần và thanh điệu.Hệ thống thanh điệu Nghệ Tĩnh là yếu tố có vai trò hết sức quan trọng làm nên đặc trưng giọng Nghệ Tĩnh. Đặc trưng nổi bật là phương ngữ Nghệ Tĩnh chỉ có 5 thanh, không phân biệt thanh ngã với thanh nặng. Cũng là hệ thống 5 thanh nhưng ở phương ngữ Thanh Hóa và phương ngữ Bình Trị Thiên, thanh ngã nhập với thanh hỏi như phương ngữ Nam.Qua phân tích ngữ 6 âm và xác lập hệ thanh Nghệ Tĩnh có thể thấy rằng hệ thanh điệu Nghệ Tĩnh mang màu sắc tiêu biểu cho vùng phương ngữ Trung. Các thanh điệu được thể hiện trong vùng âm vực hẹp nên không có dấu hiệu khu biệt rõ ràng. Đường nét các thanh quá nghèo nàn và có xu hướng hỗn nhập các thanh như ngã với nặng, hỏi với nặng, sắc với hỏi…thể hiện một tình trạng rối loạn trong hệ thống thanh điệu. Phải chăng, lối cấu âm của người Nghệ Tĩnh không tận dụng các khoang cộng hưởng vùng miệng như người miền Bắc(toàn thân lưỡi nghiêng về phía trước) làm hẹp phần thoát của khoang hầu(do toàn thân lưỡi dồn về phía sau) nên đã hạn chế sự thể hiện các đặc trưng điệu tính có ở các nét ngữ âm của hệ thống thanh điệu?” -/ Toàn bộ trích dẫn ý của TS Nguyễn Hoài Nguyên nói về đặc điểm chung của tiếng Nghệ-Tĩnh chứ chẳng có liên quan gì đến việc xác định vùng phương ngữ Hương Khê cả. -/ Em trích dẫn ý của người ta mà không chú thích rõ ràng về tên tác phẩm, năm xuất bản, nhà xuất bản, số trang của đoạn được trích dẫn (Nếu đã đưa vào thư mục của Tài liệu tham khảo thì chú thích theo số thứ tự của thư mục TLTK) Trên đây là những nét đặc trưng của sắc thái ngữ âm tạo nên sự khác biệt giữa phương ngữ Nghệ Tĩnh với ngôn ngữ toàn dân và các phương ngữ khác. Phương ngữ Hương Khê có những đặc trưng tiêu biểu cho phương ngữ Nghệ Tĩnh nói riêng và phương ngữ Trung nói chung. Đoạn này cũng chẳng liên quan gì đến vấn đề xác định vùng phương ngữ Hương Khê. Về tiểu mục này, em phải viết lại. 3. Giới thiệu sơ lược về Hương Khê 3.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên. Huyện Hương Khê nằm phía Tây - Nam Hà Tĩnh. L , là một thung lũng rộng, bốn bề núi bao bọc với hai dãy núi lớn: Phía Đông là dãy núi Trà Sơn, một nhánh của Trường Sơn Đông choài ra biển, địa giới tự nhiên với ba huyện Can Lộc - Thạch Hà - Cẩm Xuyên; phía Tây là dãy Giăng màn, một đoạn Trường Sơn hùng vĩ, biên giới với nước bạn Lào; phía Bắc giáp huyện Vũ Quang, Đức Thọ; phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình. Địa hình hiểm trở, nhiều núi cao, suối sâu. 7 Diện tích tự nhiên của Hương Khê khoảng 127.680 ha.Rừng chiếm khoảng 93.400 ha. Trước đây rừng có nhiều gỗ quý như lim, táu, gõ, dối… Nghề khai thác lâm sản có khá sớm, làm cho rừng cạn kiệt. Những năm gần đây bảo vệ rừng đã được chú ý, nghề trồng rừng đang phát triển và đem lại thu nhập lớn cho nhân dân. Hương Khê có nhiều khe suối, lắm thác gềnh. Sông Ngàn Sâu có độ dài 125 km chảy theo hướng Nam - Bắc, ngoài ra còn có các nhánh sông nhỏ mà tiếng địa phương gọi là "rào" như rào Tre, rào Tiêm, rào Nổ, rào Rồng…Dọc theo những triền sông là những cánh đồng nhỏ được phù sa bồi đắp, diện tích vừa phải nhưng khá tươi tốt, tạo nên những vùng lúa phì nhiêu ở Hiệp Phố, Chu Lễ, Tri bản, Tân Hương… Ven bờ các dòng sông là làng mạc, ruộng nương dân cư đông đúc.Thác Vũ Môn trên dãy Giăng Màn ở độ cao 1.700 m so với mực nước biển. Hương Khê L là một huyện miền núi biên giới, đường sá đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt.Ngày trước từ thành phố Hà Tĩnh muốn lên Hương Khê phải qua truông, qua suối. Câu ca dao xưa thấm nỗi nhọc nhằn: "Trèo lên động Bụt Trụt xuống Khe Giao" Hàng nghìn năm trước cách mạng Tháng Tám, vùng đất Hương Khê gần như tách biệt một phương, nên giáo dục khó phát triển.Nền giáo dục thời phong kiến chẳng để lại gì nhiều. Địa hình chia cắt, có những làng, những xã cách trung tâm huyện lỵ khoảng 30 cây số, đường vào độc đạo, trước đây đi bộ mất cả ngày đường mới đến như Hương Liên, Hương Lâm hay Phương Mỹ... Có những vùng dân cư ở hoàn toàn tách biệt như Rào Tre (Hương Liên), bản Giàng (Hương vĩnh), Phú Lâm (Phú Gia) hay Tân Sơn (Hòa Hải), Trại Lách, Tùng Sơn (Phương Mỹ), Truông Bát (Hà Linh)… Xã Hương Giang đến năm 2002 vẫn chưa có đường ô tô, toàn xã có đến 53 chiếc cầu vượt qua khe suối. Địa hình phức tạp, dân cư phân bố không đồng đều là trở ngại lớn cho hoạt động Giáo dục. Việc phân bố trường lớp gặp nhiều khó khăn, có trường vẫn chia làm hai điểm trường, các điểm cách xa nhau gần 10 km như tiểu học Phương Mỹ; có những vùng học sinh đi học xa trên 10 km. Việc xây dựng những trung tâm giáo dục lớn để thực hiện hiện đại hóa là một thách thức. Do điều kiện vị trí và địa hình, G giá0o dục Hương Khê còn gặp một khó khăn khác đó là đội ngũ. Một phần lịch sử Giáo dục Hương Khê gắn liền với giáo viên ngoại huyện, ngoại tỉnh. Có năm số giáo viên mới các huyện lên đến hàng mấy trăm người. Đến rồi đi, khép kín đội 8 ngũ vẫn là sức ép hàng năm trong công tác tổ chức, nhất là những vùng xa xôi hẻo lánh. 3.2. Sơ lược quá trình phát triển kinh tế – Xã hội . Hương Khê xa xưa thuộc bộ Việt Thường, thời nhà Ngô bị gọi là Nam Lăng, thời thuộc Minh gọi là Thổ Hoàng, thời Tây Sơn gọi là Ngọc Ma…Trước khi tách thành huyện riêng Hương Khê chỉ là những đơn vị hành chính nhỏ: châu, phủ, trấn…Mãi đến năm 1867, dưới thời Tự Đức, Hương Khê mới tách ra thành lập huyện. Hiện nay, Hương Khê là một đơn vị hành chính cấp huyện gồm 21 xã, 1 thị trấn; dân số hơn 107.115 người, chủ yếu là người Kinh, mật độ 82 người/km2. Ngoài ra còn có một bộ phận người dân tộc thiểu số với ba bộ tộc chính: Người Chứt (còn gọi là người Mã Liềng) cư trú ở bản Rào Tre (thuộc xã Hương Liên) bản Giàng 1 và Giàng 2 (Hương Vĩnh), người Mường (cư trú ở bản Lòi Sim - Hương Trạch), người Lào ở bản Phú Lâm ( Phú Gia). Hương Khê có một nền văn hóa khá đa dạng, thể hiện rõ nhất qua ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tín ngưỡng… Nhờ đó con người Hương Khê có những phẩm chất quý giá: thông minh, cần cù, trọng nghĩa, tính cách mạnh mẽ, thích ứng nhanh với cuộc sống. Chính những phẩm chất đó giúp cho người Hương Khê thành công trong nhiều lĩnh vực. Diễn đạt không lô gi1ch. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp; nghề trồng lúa nước có từ xưa. Ngoài ra còn nhiều loại nông sản khác như lạc, ngô, đậu, khoai, sắn… Hương Khê có nhiều giống cây quý nổi tiếng trong nước như bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây, cây dó trầm…Đất rộng, chủ yếu đất rừng, đất canh tác ít, cộng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, thủy lợi khó khăn nên nhìn chung đời sống kinh tế còn thấp. Những năm gần đây, kinh tế đã có những bước phát triển khá mạnh. Nhờ có lợi thế về giao thông, nhất là có đường Hồ Chí Minh và đường sắt Bắc - Nam đi qua, những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, giao thương khá phát triển. Biết tận dụng lợi thế từ sự phát triển của hệ thống giao thông, một số sản phẩm được nâng giá trị như gỗ, cây trái, tinh dầu… Đặc biệt là nghề trồng rừng, trong đó có việc trồng và khai thác cây dó trầm. Về thủ công nghiệp có một số cơ sở nhỏ chủ yếu là khai thác chế biến gỗ và lâm sản. Công nghiệp đáng kể có mỏ than Động Đỏ, gạch tuy-nen Phúc Trạch, ngoài ra còn có một số xí nghiệp chưng cất tinh dầu, nung gạch, khai thác vật liệu xây dựng nhưng quy mô nhỏ. Nền kinh tế từng bước quy hoạch hợp lý và phát triển theo hướng hiện đại. 9 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VỐN TỪ NGỮHƯƠNG KHÊ – HÀ TĨNH Cần diễn đạt đầy đủ thành phần của 1. Đôi nét về ngữ câu. âm 1.1. Hệ thống thanh điệu: Gồm 5 thanh điệu: ngang, huyền, sắc nặng và hỏi, không có thanh ngã, khác với hệ thống thanh điệu phương ngữ Bắc cả về số lượng lẫn chất lượng.Đặc biệt ở Hương Khê có lúc chỉ dùng 4 thanh. - Không phân biệt thanh ngã với thanh nặng Ví dụ: ngã ba đường (ngạ ba đàng), đi lễ (đi lệ), đã hai năm rồi (đạ hai năm rồi), giận dữ (giận dự), Hà Tĩnh (Hà Tịnh)… - Lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh sắc, chủ yếu nghiêng về thanh sắc nhiều hơn, đặc biệt khi hai thanh hỏi gần nhau thì người Hương Khê rất khó phát âm. Ví dụ như: bỉ vỏ thì người Hương Khê phát âm thành “bí vó”… Ví dụ: Danh lam thắng cảnh (danh lam thắng cánh), bí ẩn (bíấn), bẩn thỉu (bấn thíu)… Nhận xét: người Hương Khê có giọng trầm, sâu và nặng hơn so với các phương ngữ khác. 1.2.Hệ thống phụ âm đầu Cần diễn đạt đầy đủ thành phần của câu. - Số lượng: có 23 phụ âm - Trong số 23 phụ âm, hơn phương ngữ Bắc 3 phụ âm uốn lưỡi /ş, z, tr/ (chữ quốc ngữ ghi bằng s, r, tr). Cũng giống như phương ngữ Nghệ Tĩnh, ngoài phụ âm bật hơi trong tiếng toàn dân (được chữ viết ghi là th) Hương Khê còn có hai phụ âm bật hơi [ph, kh] (giống như chữ viết đã ghi lại) thay cho 2 phụ âm xát /f, χ/ trong phương ngữ Bắc. Từ thực tế phát âm, chúng tôi nhận thấy phương ngữ Hương Khê đã phản ánh một cách khá trọn vẹn các đặc trưng có ở phần đầu âm tiết của phương ngữ Trung.Xu hướng cấu âm của người Hương Khê tiêu biểu cho lối cấu âm của phương ngữ Trung, đó là cách cấu âm nghiêng về chọn một bộ vị thích hợp cho phát âm phần đầu âm tiết, tức là các phụ âm.Thói quen cấu âm của người Hương 10 Khê là tận dụng tối đa phần gốc lưỡi. Các âm có chỗ cản tính từ răng đến gốc lưỡi có xu hướng nhích về phía sau làm cho phần cuối của khoang hầu, kèm theo đó là phần cuối của khoang miệng bị thu hẹp lại một cách đáng kể. Lối cấu âm này chỉ có ở vùng phương ngữ Trung, khác hẳn lối cấu âm của vùng phương ngữ Bắc, ở đó gốc lưỡi hầu như ít hoạt động. Lối cấu âm của người Nghệ Tĩnh làm cho âm tiết trầm đục hơn so với việc tận dụng tối đa khoang trước của miệng của người miền Bắc. Có lẽ do thói quen cấu âm lấy khoang sau của miệng làm trung tâm nên người Nghệ Tĩnh mới bảo lưu trọn vẹn ba âm quặt lưỡi cũng như việc thể hiện rõ ràng các âm tắc bật hơi so với các phương ngữ trong vùng. Đoạn này em dựa vào ý của ai thì phải chú thích rõ. Cần phải tập tính trung thực khoa học. Không được “ăn cắp “ văn của người khác! 1.3. Âm đệm Trong cấu trúc âm tiết cũng như phương ngữ Trung, phương ngữ Hương Khê cũng có âm đệm /w/ ở vị trí sau phụ âm đầu, ngay trước âm chính - nguyên âm. 1.4. Hệ thống âm cuối Trong hệ thống âm cuối đôi phụ âm /-ŋ, -k/ có thể kết hợp được với nguyên âm trước, giữa và sau. 1.5. Vần trong phương ngữ Hương Khê Như các nhà nghiên cứu đi trước đã nhận xét, phương ngữ Nghệ Tĩnh giữ được nhiều nét tương đối cổ của tiếng Việt mà các phương ngữ khác không có.Phương ngữ Hương Khê bảo tồn được toàn bộ những đặc trưng này. Vần [-e: ng – e: k] có những từ như: eng (anh), ceng (canh), béng (bánh), để dèng (để dành), lèng (lành), néc (nách), xéc (xách), chống nẹng (chống nạnh), méng (miếng), teng (tanh), xeng (xanh), éc (ách trâu), méc (mách), nói séc (nói thách)… Vần [-ê: ng – ê: k]: bêng (bênh), lêng láng (lênh láng), mêng mông (mênh mông), thêng thang (thênh thang), con ếc (con ếch), lếc thếc (lếch thếch)… 11 Vần [-o: ng – o: k]: đoong gạo (đong gạo), bóoc vỏ (bóc vỏ), con oong (con ong), troong nhà (trong nhà), đi họoc (đi học), móoc túi (móc túi), mệt nhọoc (mệt nhọc), cây mới mọoc (cây mới mọc), thóoc (thóc)… Em phải in nghiêng những từ cần thiết để cho rõ ràng. Vần [-ô: ng – ô: k]: ôông bà (ông bà), ôống tay áo (ống tay áo), đốông rác (đống rác), cơm sốông (cơm sống), lồông chim (lồng chim), trôông (trông), khôông (không), ra đồông (ra đồng), côông việc (công việc), bồông bế (bồng bế), đôông ngài (đông người), thịt môông (thịt mông), xôông hơi (xông hơi), con ốôc (con ốc), ăn bốôc (ăn bốc), mốôc meo (mốc meo)… Có xu hướng chuyển vần, bố thành (bọ), thối thành (thúi), tối thành (túi), rết thành (tít), từ vần [ưt] chuyển thành vần [it]: sứt thành (sít), nứt thành (nít), bứt thành (bít)…, cắn thành (cắm), rau dền thành (rau dêng)…chân thành (chin), nhất thành (nhít)… Cách phát âm cổ này tiêu biểu cho các phương ngữ Trung, đặc biệt ở Hương Khê, từ người già đến trẻ nhỏ đều phát âm theo cách này, đó là một đóng góp không nhỏ cho việc lưu giữ và bảo tồn ngôn ngữ văn hóa cổ xưa của người Việt. 2. Đôi nét về đặc điểm về từ vựng 2.1. Những từ địa phương dân tộc học Chéo hay là chẻo ? Bưởi Phúc Trạch (là giống bưởi đặc sản của huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh. Phúc Trạch là tên làng nơi được cho là tạo ra thứ bưởi này ngon nhất), cam Khe Mây, sân trà (loại quả có hình tròn, khi chín có màu vàng, có vị chua ngọt), khu đĩ (một bộ phận sát dưới ngay mái nhà), nhút (một loại dưa chua làm từ quả mít còn xanh và lá đậu), chéo (một loại nước chấm có lạc rang giã nhỏ, đường, nước mắm...), cá mát (là một loài cá nước ngọt sống tại vùng sông Ngàn sâu, chỉ bằng hai ba ngón tay người lớn, con to nhất chỉ nặng từ 0,5 - 0,8 kg, mình cá có từ ba đến sáu chấm đen, còn vảy cá thì màu hồng. Cá mát là đặc sản, vừa bổ, thịt lại thơm ngon, mỡ béo, ít xương)… Cá chỉ bằng hai, ba ngón tay mà có thể nặng đến 0,8 kg, tức 800 gram/ 8 lạng à? 2.2. Những từ vừa có sự hơi tương ứng tự về âm, vừa có sự và tương đồng về nghĩa, 12 Các từ địa phương kiểu này được tạo ra là do kết quả biến đổi ngữ âmcủa từ tiếng Việt nên giữa từ địa phương và từ toàn dân có quan hệ tương ứng ngữ âm; vềnghĩa,giữa chúng căn bản có sự đồng nhất, sự khác biệt chỉ là ở sắc thái nghĩa mới, nghĩa bóng lâmthời, hay sắc thái văn chương, do khả năng kết hợp và ngữ cảnh dùng của từ toàn dân rộng hơn. Như những từ: mệ - mẹ, nác – nước, lả lửa… 2.3. Những từ có sự tương ứng về âm nhưng có biến đổi ít nhiều về nghĩa Đây là kiểu từ mà trong đó từ địa phương và từ toàn dân có quan hệ tương ứng ngữ âm, còn về nghĩa, bên cạnh nghĩađồng nhất, giữa từ địa phương và toàn dân có những nét khác biệt. Ví dụ: từ “ló” ngoài nghĩa như lúa (chỉ cây) còn có nghĩa chỉ thóc (hạt). Cụ thể trong câu sau: “Con mang thóc ra phơi cho mẹ” thì người Hương Khê lại có cách nói khác (Con đưa ló ra phơi cho mẹ), như vậy ở đây từ “ló” không được hiểu theo nghĩa thứ nhất là “lúa” (chỉ cây) mà được hiểu theo nghĩa thứ hai: ló ở đây có nghĩa là thóc; hay là từ “lanh”trong ngôn ngữ Hương Khê, ngoài nghĩa như “nhanh” còn có thêm nghĩa “siêng năng, chăm chỉ”;từ “gấy” trong từ địa phương, ngoài nghĩa như gái (người thuộc nữ tính) còn có nghĩa “vợ”; hay từ “dì” trong ngôn ngữ toàn dân là chỉ chị, em gái của mẹcòn trong từ địa phương từ “dì” còn có nghĩa là chỉ vợ hai của cha. Tương tự như vậy từ “dượng” trong từ toàn dân có nghĩa chỉ (chồng của cô và dì) thì ở Hương Khê còn dùng để chỉ chồng thứ hai của mẹ… Bên cạnh mặt đồng nhất, giữa từ địaphương và từ toàn dân có sự khác biệt nghĩa như trên, có thể do thói quen sử dụng và liên tưởngchuyển nghĩa với từng từ có thể khác nhau, dẫn tới sự chuyển nghĩa khác nhau, nên giữa các từcó sự khác nhau về nghĩa. 2.4. Những từ đồng âm nhưng khác nghĩa Đây là lớp từ đồng âm giữa từ địa phươngvới từ toàn dân nhưng có sự khác nhau về nghĩa. Phần lớn các từ địaphương đồng âm với từ toàn dân là do giống nhau ngẫu nhiên về âm. Ví dụ: “răng” trong phươngngữ là đại từ nghi vấn có nghĩa như “sao”, còn răng trong ngôn ngữ toàn dân là danh từ có nghĩachỉ “phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn”; “mô” có nghĩa là (đâu, nào) đồng âm với “mô” trong ngôn ngữ toàn dân (nấm đất nhô cao) trong ngôn ngữ toàn dân; chi (gì) đồng âmvới chi (bỏ tiền ra dùng vào việc gì đó) trong 13 Có lẽ, với mỗi từ ngữ địa phương, em phải lấy một ví dụ để làm sáng tỏ. ngôn ngữ toàn dân; bức (vội) đồng âm với bức (vật hình vuông hoặc chữ nhật mỏng dẹp; tấm, mảnh: bức tranh,bức thư…) trong ngôn ngữ toàn dân… 2.5. Những từ khác âm nhưng tương đồng về nghĩa Kiểu từ này là từ trong phương ngữ Nghệ Tĩnh và từ trong ngôn ngữ toàn dân tuy không có quan hệ tương ứng về ngữ âm nhưng lại có sự tương đồng về nghĩa.Số lượng kiểu từ này rất phong phú, được sử dụng khá rộng rãi ở Hương Khê. Bố hay là bổ? Thứ nhất là do phương ngữ Nghệ Tĩnh còn lưu giữ và bảo tồn các yếu tố cổ, từ cũ của tiếng Việt. Từ đồng nghĩa như: cảy – sưng, thốt – nói, chộ - thấy, cươi – sân, dam – cua, trốôc – đầu, bố - ngã, trấy – quả,nốôc – thuyền,mần – làm, mun – tro, bơng - bưng… Em nói ngược. Từ ghép đẳng lập-hợp nghĩa được hình thành trên cơ sở kết hợp các từ trong phương ngữ. Thứ hai là do phương ngữ sử dụng một trong hai yếu tố trong từ ghép hợp nghĩa tiếng Việt. Đây là loại từ bao gồm những từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân mà cả hai đều có mặt trong từ ghép hợp nghĩa. Ví dụ như: sụp - đổ, đọi bát, đau - ốm, chơi – nhới, mệt - nhọc, dọa - nạt, nhơ – nhớp, nhìn – ngó, sinh – đẻ… Ví dụ cụ thể: Lấy cho mẹ hai cấy đọi (lấy cho mẹ hai cái bát), sáng mai cho con đi nhới nha mẹ (sáng mai cho con đi chơi nha mẹ); đàng nhớp hẹ (đường bẩn quá)… Phải dùng dấu chấm phẩy ngăn cách để làm rõ các cặp từ. Có một số từ khác âm nhưng đồng nghĩa như: ốm, rom, nhom đồng nghĩa với từ gầy, từ nỏ đồng nghĩa với từ không, chẳng, chả, ; sơ – xưa, ; cẳng – chân, ngái – xa, đánh nhau – đập chắc, đám giận – đám tang, nhác – lười… 2.6. Những từ khác nhau về một bộ phận ngữ âm Đáng lẽ phần này để lên trên trước tiên. Số lượng kiểu loại từ này cũng tương đối nhiều.Đây là kiểu từ mà trong đó phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân cùng biểu thị một ý nghĩa nhưng khác nhau về một bộ phận ngữ âm. Ví dụ như: ló – lúa, nác – nước, trấy bù – quả bầu, con tru – 14 con trâu, con du – con dâu, màu nu – màu nâu, màu xeng – màu xanh, cấy địa – cái dĩa, bạnh tật – bệnh tật, nhít – nhất, chọc mào - chim chào mào,chin – chân, con ga – con gà, thù đủ - đu đủ, cân gấy – con gái, lái – lưới, mọi – muỗi, ròi – ruồi, mự mợ, tràng gạo – sàng gạo, hun – hôn, cợi xe – cưỡi xe, méng – miếng, mẹng – miệng, mạn – mượn, náng – nướng, nót – nuốt, mói – muối, rọong – ruộng, lả lửa, su – sâu, mềêng - mình… 3. Đôi nét về đặc điểm về ngữ pháp 3.1. Danh từ chỉ thân thân tộc Ngôn ngữ toàn dân Cố Nội – ngoại Cha Mẹ Bác (anh của cha và vợ của bác) Chú (em trai của cha) Thím (vợ của chú) Cô (chị, em gái của cha) Dì (chị em gái của mẹ) Dượng (chồng của cô, dì) Cậu (anh, em trai của mẹ) Mợ (vợ của cậu) Dâu (người phụ nữ đã lấy chồng, trong quan hệ với bố mẹ chồng và gia đình chồng) Anh Chị Hương Khê (ôông/bà) cố ( ôông/ bà) nội – ngoại Cha, bọ Mẹ Bác (anh của cha và vợ của bác) Chú (em trai của cha) Mự (vợ của chú) O (chị, em gái của cha) Dì (chị em gái của mẹ) Dượng (chồng của cô, dì) Cậu (anh, em trai của mẹ) Mợ (vợ của cậu) ( Con, chị, em) Du Eng Chị Ngoài ra mự (mợ), dì còn được gọi trong quan hệ là thiếp (vợ hai của cha), tương tự dượng cũng được gọi trong mối quan hệ là chồng hai của mẹ. Cần diễn đạt cho chính xác> 3.2. Từ ngữ chỉ xưng hô Xưng hô là một lớp từ khá đặc biệt trong tiếng Việt, nhiều lớp từ loại của hệ thống ngôn ngữ được sử dụng để xưng hô trong giao tiếp ngoài xã hội và trong gia 15 đình; ngoài chức năng thiết lập quan hệ tiếp xúc, lớp từ xưng hô còn có chức năng biểu lộ thái độ tình cảm giữa những người cùng đối thoại, ẩn chứa trong lời của các yếu tố xưng hô là những nhân tố văn hoá ứng xử giữa người với người đã được hình thành lâu đời trong cộng đồng dân tộc theo những phong tục, những ràng buộc với nhiều quan hệ, tuổi tác, vị thế, tôn ti thứ bậc trong họ ngoài làng, thân sơ… Ở Hương Khê cách dùng từ và phương thức thể hiện sự xưng hô ngoài xã hội, về cơ bản cũng mang đặc điểm chung của tiếng Việt. Đặc điểm đó thể hiện rõ ở việc phương ngữ Hương Khê cũng dùng các từ thân tộc trong giao tiếp, nhưng bên cạnh đó cũng có những nét khác biệtvới ngôn ngữ toàn dân và các phương ngữ khác. 3.2.1. Từ ngữ chỉ vai nói và vai nghe Ngôn ngữ toàn dân Tôi Chúng tôi Mày Chúng mày Mình Ông Hương Khê Tau, tui Bọn choa, bọn tau, bọn tui Mi Bọn bây Mềêng Ung 3.2.2. Từ ngữ chỉ vai được nói tới Ngôn ngữ toàn dân Nó Chúng nó Ông ấy Bà ấy Cô ấy Chị ấy Anh ấy Hương Khê Hấn Bọn hấn, bọn ni Ôông nớ Mụ nớ O nớ Ả nớ Eng nớ Số lượng từ xưng gọi ngoài xã hội ở Hương Khê có số lượng phong phú (so với các phương ngữ khác). Ngoài cách dùng các danh từ thân tộc lâm thời làm từ 16 ngữ xưng hô (trừ từ du) thì phương ngữ Hương Khê còn dùng hàng loạt từ không được dùng trong ngôn ngữ toàn dân, như các cặp từ: bọn bây – bọn choa, ung – mềêng (bạn – mình)… Ở Hương Khê có một hệ thống từ xưng gọi vừa phong phú, vừa độc đáo. Có thể liệt kê ra đây các từ ngữ được dùng trong xưng gọi ngoài xã hội :ni, đằng ni, bọn ni, bọn choa, bọn tau, bọn tui, nhà tui, nhà choa, nhà mềêng, quân choa, quân tau,... (dùng để chỉ ngôi thứ nhất, số ít và số nhiều). Các từ ngữ: mi, ôông, ung, eng, ả, mụ, cố, cố chắt, ôông chắt, bà chắt, ả chắt,(dùng chỉ ngôi hai, số ít). Các từ ngữ: bay, bây, bọn bây, tụi bây, bọn mi, quân bay...(dùng chỉ ngôi hai số nhiều). Các từ ngữ: hấn, ôông nớ, bà nớ, mụ nớ, mệ nớ, o nớ, ả nớ, eeng nớ, cố nớ,...(dùng để chỉ ngôi thứ ba, số ít). Các từ ngữ: họ, bọn nó, bọn hấn, quân hấn bọn nớ, bọn nứ, quân nớ,...(dùng đề chỉ ngôi ba, số nhiều). Cách xưng gọi ngoài xã hội của người Hương Khê rất giàu sắc thái biểu cảm. Tuỳ theo hoàn cảnh, đối tượng và nội dung giao tiếp cụ thể, người ta có thể lựa chọn từ ngữ xưng hô khác nhau làm sao đạt được mục đích giao tiếp. Chính vì thế, từ xưng hô có số lượng phong phú là một điều kiện và cũng là nguyên nhân làm cho giao tiếp ngoài xã hội ở Hương Khê nói riêng và Nghệ Tĩnh nói chung được phân biệt về biểu cảm khá tinh tế. Có cách gọi mộc mạc bình dân, thô ráp, có cách xưng gọi ngang tàng, có cách gọị thân mật, trìu mến, lại có cách gọi trân trọng nghi thức mang tính văn hoá cao.Điều đặc biệt là người Hương Khê dùng hàng loạt yếu tố khác nhau để phân chia đối tượng gọi tên theo những thuộc tính khác nhau đã lựa chọn nhằm khu biệt khi định danh. Ngoài các tên gọi quen thuộc như O dùng để gọi em gái, chị gái của cha, ngoài ra còn dùng để gọi người con gái còn trẻ, ả thường xưng gọi đối với những người phụ nữ đã có gia đình con cái,... Các từ ngữ xưng hô của người Hương Khê thật đa dạng và phong phú.Từ cách xưng gọi trong gia đình cũng như ngoài xã hội đều mang đậm sắc thái biểu cảm.Đó là nét văn hóa riêng của người dân xứ này. Em cần làm rõ hơn về sự phân biệt: thân/ sơ; kính trọng/ trung hòa/ thân mật- kính trọng/ thân mật – suồng sả/ khinh miệt trong vốn từ ngữ xưng-hô. 3.3. Đại từ nghi vấn, chỉ định Những từ nghi vấn và chỉ định ở Hương Khê cũng làm thành một hệ thống đầy đủ như sau: Ngôn ngữ toàn dân Hương Khê 17 3.4. Nghiên cứu lại cách trình bày sao cho rõ ràng hơn. Câu sai ngữ pháp. Này Thế này Ấy Thế ấy Kia Kìa Đâu, nào Sao, thế nào Gì Từ ngữ chỉ mức độ Ni A ri Nớ Rứa Tê Tề Mô, mồ Răng, năng Chi Trong ngôn ngữ của người dân Hương Khê cách dùng từ chỉ mức độ cũng hết sức phong phú và đa dạng, tạo nên sự khác biệt với các vùng khác. Điều đó được thể hiện như sau: Đen: đen lánh, đen nhem, đen nhẻm, đen nhèm, đen nghít, đen nháng, đen nhoem, đen nhoèm, đen cháy, đen nám, đen thui, đen hui, đen sạm...; xanh: xeng lè, xeng lẹt…đỏ: đỏ lòe, đỏ loẹt…; trắng ợt, trắng bạch…; vàng: vàng khè…Các từ chỉ mức độ đặc: đặc đen, đặc quánh, đặc queo, đặc quẹo, đặc sệt... Đặc đen là dày đặc đến mức có ấn tượng sự vật thành một bảng màu tối không có chỗ hở.Đặc quánh nghĩa gần như đặc sệt nhưng nhấn mạnh hơn về độ đông đặc, có cảm giác như đặc đến mức tạo thành khối dính chặt với nhau, dẻo quánh (cảm giác không còn chất lỏng).Đặc queo và đặc quẹo chỉ phân biệt với nhau sắc thái về sự biến dạng của hỗn hợp trong chất lỏng. Đặc quẹo tạo nên ấn tượng về sự đông đặc kết dính có độ dai, dẻo, còn đặc queo lại có cảm giác đặc đến mức vật phải co lại không nguyên hình khối. Đầy: đầy lum, đầy lúm, đầy lụm, đầy tràn, đầy oắp, đầy oặp. Cứng: cứng đơ, cứng đờ…; mềm: mềm nhẹt, mềm ợt, mềm rụn…; nhẹ: nhẹ bèng, nhẹ hều, nhẹ xẻng, nhẹ khôông…; nặng : nặng trịch; giòn: giòn khụm; lớn: to đùng, to soạng; nhỏ: nhỏ tí, nhỏ xíu; khô: khô bòong, khô khóoc, khô rang, khô ròm…; mừng: mờngrụ; thưa: sưa rếc… Để nhấn mạnh và cụ thề hoá nghĩa của "thấp" người Hương Khê dùng “thấp choẳn” gợi ra hình dáng sự vật không phát triển vừa rất thấp, vừa nhỏ đến mức riêng biệt. Dùng “thấp trệt” gợi ra sự vật nằm thấp hẳn xuống bậc cuối cùng, có ấn tượng như sự vật nằm sát mặt đất, ngoài ra còn có kiểu nói “lùn tịt” (có nghĩa là rất thấp).Các từ chỉ mức độ no: no tròn, no căng,no cằng. Ngôn ngữ toàn dân dùng "già", thì người Hương Khê dùng từ "tra" và có các tổ hợp chỉ mức độ: tra khụ, tra khọm, tra ngặng, tra nhằng… 18 Qua những ví dụ trên, cho ta thấy một đặc điểm của phương ngữ Hương Khê: giàu sắc thái về mức độ các thuộc tính của sự vật. Qua thao tác so sánh đối chiếu trực tiếp hay ngầm ý trong tư duy của người Hương Khê đã hình thành nên một hệ thống các từ ngữ chỉ mức độ hết sức phong phú và đa dạng. Đó là lối nói so sánh, giàu hình ảnh và cụ thể, góp phần làm cho khả năng diễn đạt của phương ngữ thêm tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm, giàu sắc thái đánh giá, giàu hình ảnh trực quan. 3.5. Tiểu từ tình thái Tình thái là từ chuyên biểu thị ý nghĩa tình thái trong phát ngôn.Đây là lớp từ có sức biểu thị đa dạng về cảm xúc, nhận thức, góp phần hiện thực hóa mục đích giao tiếp. Ngôn ngữ toàn dân Vâng / dạ Nhỉ Nhé / nhỉ Hử Này/ nào Ô/ơ Ơi À / ạ Ối! Ôi chao Ái Cơ Kìa Đấy chứ Thế Mà lại Chứ lại Hương Khê Dạ Hè Hè, hẹ Hư Ni Ua / ơ Ơi / ời À Ui Ui chao A Luôn Tề Đó tề Rứa Mà lậy Chứ lậy Tiểu từ tình thái xuất hiện trong giao tiếp của người Hương Khê với số lượng khá lớn ngoài những từ đã nêu trên đây và trừ những từ trùng với ngôn ngữ toàn dân như: a, à, ạ, ấy, ư, cho, chắc, chăng, chứ, đã, đây, đấy, đi, hẳn, hả, hử, vâng/dạ, nhé, nhỉ, này, nào, ô, ơ, ơi. Còn có những từ vừa khác về ngữ âm vừa 19 khác về sắc thái ngữ nghĩa so với lớp tiểu từ tình thái của ngôn ngữ toàn dân là: nà, nạ, ná, na, nha, tê, tệ…và một số từ biến thể ngữ âm của tiểu từ tình thái toàn dân là á (à), chư (chứ), chơ (chứ), đạ (đã), há (hả), nầy (này), nì (này), nậy (này), nị (này), ni (này), nò, nè (kìa), i (đi)… Trong ngôn ngữ Hương Khê tiểu từ tình thái được sử dụng khá nhiều.Tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp mà người nói sử dụng những từ ngữ phù hợp để bộc lộ thái độ của mình đối với người nghe theo những sắc thái riêng, thể hiện đặc trưng vùng miền khá rõ. KẾT LUẬN Từ xưa đến nay, phương ngữ tiếng Việt đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, có nhiều hướng tiếp cận, nhiều hướng giải quyết khác nhau.Trong đó, phương ngữ Nghệ Tĩnh cũng được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú trọng. Là người con của vùng đất Hương Khê, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát vốn từ ngữ Hương Khê – Hà Tĩnh” tận dụng vốn hiểu biết thực tế của mình, trực tiếp sử dụng, quan sát và chứng kiến những biểu hiện sinh động của đối tượng nghiên cứu, đồng thời tham khảo những ý kiến của các tác giả đi trước, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS TS Nguyễn Thị Hai giúp chúng tôi hoàn thành bài tiểu luận này. Phương ngữ Nghệ Tĩnh nói chung và tiếng địa phương Hương Khê nói riêng không phải là dạng tồn tại độc lập, mà là một biểu hiện hết sức sinh động, góp phần tạo nên sự đa dạng trong ngôn ngữ toàn dân. NgườiHương Khê có giọng trầm, sâu và nặng hơn so với các phương ngữ khác.Điều đó thể hiện qua hệ thống phụ âm đầu, thanh điệu, âm đệm, âm cuối và vần. - Hệ thống âm đầu gồm có 23 phụ âm. Trong số 23 phụ âm, hơn phương ngữ Bắc 3 phụ âm uốn lưỡi /ş, z, tr/ (chữ quốc ngữ ghi bằng s, r, tr). Cũng giống như phương ngữ Nghệ Tĩnh, Hương Khê có hai phụ âm bật hơi [ph, kh] thay cho 2 phụ âm xát /f, χ/ trong phương ngữ Bắc. - Thanh điệu: gồm 5 thanh điệu: ngang, huyền, sắc nặng và hỏi, không có thanh ngã, khác với hệ thống thanh điệu phương ngữ Bắc cả về số lượng lẫn chất lượng.Đặc biệt ở Hương Khê có lúc chỉ dùng 4 thanh. + Không phân biệt thanh ngã với thanh nặng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan