Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát việc sử dụng tính từ trong chuyên mục “tòa án” của báo pháp luật thành ...

Tài liệu Khảo sát việc sử dụng tính từ trong chuyên mục “tòa án” của báo pháp luật thành phố hồ chí minh

.PDF
109
164
147

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHXH & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN BÙI TẤN NGUYỆN MSSV: 6075504 KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG TÍNH TỪ TRONG CHUYÊN MỤC “TÒA ÁN” CỦA BÁO PHÁP LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ văn – Khóa 33 Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN VĂN TƯ Cần Thơ 05 - 2011 Luận văn tốt nghiệp CBHD: Nguyễn Văn Tư ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT  Đề Tài Khảo sát việc sử dụng tính từ trong chuyên mục “tòa án” của báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài II. Lịch sử vấn đề III. Mục đích yêu cầu IV. Phạm vi nghiên cứu V. Phương pháp nghiên cứu B. PHẦN NỘI DUNG Chương I Khái quát về tính từ 1. Khái niệm về tính từ 1.1: Khái niệm về tính từ của một số tác giả 1.2: Khái niệm về tính từ được rút ra từ những quan niệm về tính từ 2. Đặc điểm cú pháp của tính từ 3. Phân loại tính từ 3.1: Tính từ chỉ tính chất chưa hàm nghĩa mức độ và tính từ chỉ tính chất đã hàm nghĩa mức độ 3.2: Tính từ trừu tượng và tính từ cụ thể 3.3: Tính từ phẩm chất và tính từ chỉ lượng, màu sắc, hình thể, cách thức Trang 1 Sinh viên thực hiện Bùi Tấn Nguyện Luận văn tốt nghiệp CBHD: Nguyễn Văn Tư Chương II Khảo sát việc sử dụng tính từ trong chuyên mục “tòa án” của báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh 1. Những vấn đề lý luận về thể loại tác phẩm của báo 1.1: Quan niệm, định nghĩa và đặc điểm a. Các quan niệm b. Định nghĩa c. Đặc điểm 1.2: Sự hình thành và nhận diện các thể loại a. Sự hình thành các thể loại b. Tiêu chí nhận diện các thể loại 1.3: Sự phân chia loại và thể loại tác phẩm của báo a. Sự phân loại b. Thể loại tác phẩm của báo 1.4: Xu hướng phát triển 1.5: Nhận xét 2. Khảo sát việc sử dụng tính từ trong chuyên mục “tòa án” của báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh 2.1: Thống kê tính từ trong chuyên mục “tòa án” của báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh 2.2: Phân loại 2.3: Miêu tả 2.4: Ý nghĩa của việc khảo sát tính từ trong chuyên mục “tòa án” của báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh C. PHẦN KẾT LUẬN Trang 2 Sinh viên thực hiện Bùi Tấn Nguyện Luận văn tốt nghiệp CBHD: Nguyễn Văn Tư LỜI CẢM ƠN  Qua thời gian nghiên cứu, khảo sát để thực hiện đề tài người viết đã gặp không ít khó khăn và vướng mắc. Nhưng nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Tư cùng các thầy cô trong bộ môn và các bạn sinh viên lớp Ngữ Văn K33 đã giúp người viết hoàn thành luận văn tương đối hoàn chỉnh và kịp tiến độ. Người viết xin chân thành ghi lại nơi đây lòng biết ơn của mình đối với quý thầy cô trong bộ môn Ngữ Văn, khoa Sư Phạm, trường Đại Học Cần Thơ và tập thể lớp Ngữ Văn K33, đồng thời gởi lời cảm ơn tới thư viện khoa, thư viện Trung Tâm Học Liệu, thư viện thành phố Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện để người viết hoàn thành đề tài này. Đặc biệt, người viết xin cảm tạ đến thầy Nguyễn Văn Tư, người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ để người viết hoàn thành luận văn này. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn người viết không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn. Xin chân thành cám ơn Sinh viên thực hiện Bùi Tấn Nguyện Trang 3 Sinh viên thực hiện Bùi Tấn Nguyện Luận văn tốt nghiệp CBHD: Nguyễn Văn Tư PHẦN MỞ ĐẦU  I. Lí do chọn đề tài Ngôn ngữ là một khái niệm rất rộng, nó là sản phẩm của nhân loại, là sản phẩm “vô giá” của con người. Khi con người xuất hiện đã có ngôn ngữ. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một ngôn ngữ riêng mang đậm dấu ấn của dân tộc mình. Dân tộc Việt Nam thì có ngôn ngữ tiếng Việt, ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta rất phong phú và đa dạng. Như Hồ Chủ Tịch đã từng nói “… tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng phong phú quý báu của mỗi dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quí trọng nó làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp…”. Khi đi vào tìm hiểu ngôn ngữ tiếng Việt, ta thấy mỗi bộ phận của nó điều có vai trò và tầm quan trọng khác nhau: Ngữ âm, Từ vựng, Ngữ pháp,… Đặc biệt là ở bộ phận ngữ pháp có một bộ phận nhỏ là từ loại. Trong lĩnh vực từ loại, mỗi tiểu loại có tầm quan trọng khác nhau như: danh từ có chức năng của danh từ, động từ có chức năng của động từ, tính từ có chức năng của tính từ,… trong những từ loại này thì tính từ là từ loại được nhiều nhà ngôn ngữ nghiên cứu. Đề tài luận văn Khảo sát việc sử dụng tính từ trong chuyên mục “tòa án” của báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh cũng liên quan đến từ loại này. Vì thế, việc tìm hiểu là một vấn đề rất khó và quan trọng đối với người viết. Hơn hết, qua bản luận văn này sẽ giúp người viết hiểu sâu sắc hơn về tính từ được sử dụng trong chuyên mục tòa án của báo Pháp luật Thành Phố Hồ Chí Minh, nhằm giúp người viết có được một kiến thức chuyên môn vững chắc về từ loại tính từ trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt. Đây cũng chính là lí do người viết chọn đề tài này. Trang 4 Sinh viên thực hiện Bùi Tấn Nguyện Luận văn tốt nghiệp CBHD: Nguyễn Văn Tư II. Lịch sử vấn đề Sau đây người viết xin khảo sát sơ lược một số quan niệm của các nhà nghiên cứu về từ loại tính từ. Đặc biệt là các nhà ngôn ngữ học quan tâm, từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu về tính từ thể hiện trong chuyên mục “tòa án” của báo Pháp luật Thành Phố Hồ Chí Minh. Trước hết, người viết xin đề cập đến tác giả Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung trong quyển “Ngữ pháp tiếng Việt - tập 1” NXB GD 1998. Các tác giả đã nêu lên một số đặc trưng cơ bản của từ loại tính từ: Lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay đặc trưng của quá trình) là tính từ. Ý nghĩa đặc trưng được biểu hiện trong tính từ thường có tính chất độc lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính chất mức độ so sánh và miêu tả theo thang độ. Trong quyển “Ngữ pháp tiếng Việt - tập 1” NXB GD 1997. Của tác giả Nguyễn Kim Thản cũng đề cập về từ loại tính từ như sau: “Tính từ là từ loại chỉ tính chất của sự vật”. Theo Bùi Tất Tươm chủ biên trong quyển: “Giáo trình tiếng Việt - NXB GD 1995” đã nêu lên được những nét tiêu biểu về từ loại tính từ, về vị trí cũng như về mặt ngữ pháp của tính từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt. Riêng Đinh Văn Đức trong quyển: “Ngữ pháp tiếng Việt - từ loại” NXBĐH và THCN Hà Nội 1986. Tác giả đã nêu ra những vấn đề quan trọng của từ loại tính từ trong hệ thống thực từ, xếp sau danh từ và động từ. Với Đỗ Thị Kim Liên trong quyển “Ngữ pháp tiếng Việt” NXB 1999. Tác giả đã đưa ra những đặc điểm của tính từ: “Tính từ là những từ chỉ tính chất, màu sắc” và tính từ có khả năng trực tiếp làm vị ngữ trong câu, giống như động từ. Ở quan điểm nhận xét về từ loại tính từ của tác giả, đó là tính từ có khả năng kết hợp phổ biến với phó từ chỉ mức độ còn động từ thì thường kết hợp phổ biến với phó từ chỉ thời gian. Tính từ thường làm định ngữ cho danh từ, động từ thì kết hợp ở mức độ hạn chế hơn. Trên cơ sở về quyển sách “Ngữ pháp tiếng Việt” của Đỗ Thị Kim Liên , người viết đã đi sâu vào đề tài nghiên cứu về đặc điểm cũng như về thể loại mà từ loại tính từ Trang 5 Sinh viên thực hiện Bùi Tấn Nguyện Luận văn tốt nghiệp CBHD: Nguyễn Văn Tư nói chung và tính từ thể hiện trong chuyên mục “tòa án” của báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Theo tác giả quyển sách, tính từ có thể chia làm một số tiểu nhóm cơ bản như: .Nhóm tính từ chỉ ý nghĩa phẩm chất: thường thì để đánh giá phẩm chất của sự vật như: tốt, đẹp, giàu, sang, hèn, nhát,… Nhóm từ này có thể kết hợp với danh từ ở phía sau: Thí dụ: giàu (tiền), đẹp (nết), tốt (gỗ),… .Nhóm tính từ chỉ trạng thái: nhanh, chậm, nóng nảy, hấp tấp, rộn ràng,… Nhóm từ này thường chỉ những trạng thái nhất định của sự vật khi hoạt động. Chúng có khả năng kết hợp sau động từ để chỉ trạng thái hoạt động hoặc kết hợp trước danh từ để chỉ thuộc tính của sự vật. Thí dụ: chậm chạp, nhanh nhẹn, mau lẹ,… .Nhóm từ chỉ kích thước, số lượng: thường chỉ kích thước, số lượng của sự vật, chúng có khả năng kết hợp trước từ và danh từ để chỉ kích thước, số lượng của sự vật như: nhiều, ít, nặng, nhẹ,… Thí dụ: nhiều tiền, cục đá rất nặng, tờ giấy nhẹ,… .Nhóm từ chỉ màu sắc của sự vật như: đỏ, xanh, trắng, nâu, vàng, hồng,… Thí dụ: quần xanh, áo trắng, hoa hồng có màu đỏ,… Theo khảo sát, các tác giả cho rằng tính từ có khả năng kết hợp với phụ từ nhưng không kết hợp được với “hãy, đừng, chớ” (đối lập với động từ). Tính từ cũng có thể kết hợp với thực từ đi kèm để bổ nghĩa cho tính từ. trong tính từ, có bộ phận tính từ không thể dùng kèm phụ từ, đó là những câu được coi là chức năng chính của tính từ nhưng tính từ cũng được dùng kèm với danh từ hoặc động từ bổ nghĩa cho danh từ hay động từ. Bên cạnh các công trình của những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học thì cũng có những nhà nghiên cứu về thể loại tác phẩm của báo chí. Trong đó có nhà nghiên cứu Đức Dũng với quyển “Các thể loại báo chí” NXB văn hóa thông tin 1996. Tác giả đã đề cập đến những nội dung về mặt hình thức sử dụng ngôn ngữ trong từng thể loại báo chí. Trang 6 Sinh viên thực hiện Bùi Tấn Nguyện Luận văn tốt nghiệp CBHD: Nguyễn Văn Tư Đặc biệt, người viết đã tham khảo quyển “Ngôn ngữ báo chí - Trường Đại Học Cần Thơ 2008” của Ngô Thị Bảo Châu. Ở công trình nghiên cứu này người viết đã vận dụng những kiến thức hiểu biết để khái quát lên những vấn đề lý luận về thể loại của tác phẩm báo chí. Nói chung, qua các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, ta thấy mỗi người đều có cách hiểu và cách phân tích riêng cho mình. Nhưng chưa có một đề tài nào đề cập đến mảng đề tài Khảo sát việc sử dụng tính từ trong chuyên mục “tòa án” của báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh thì chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu. Và đó là động lực để người viết sử dụng vốn kiến thức của mình vào luận văn này để góp phần tìm hiểu, phân tích cho từ loại tính từ trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt thêm phong phú. III. Mục đích yêu cầu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tập trung vào vấn đề sử dụng tính từ, để từ đó có cơ sở lý luận vững chắc làm nền tảng cho việc đi vào khảo sát tính từ cụ thể trong chuyên mục tòa án của báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó giúp cho người viết cũng như người đọc thấy được vai trò quan trọng của tính từ trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt. Yêu cầu của đề tài là trên cơ sở lý thuyết về tính từ, người viết xác định cụ thể tính từ được báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh sử dụng như thế nào trong chuyên mục tòa án, từ đó người viết thống kê thành bảng. Trên cơ sở đó phân tích đối chiếu làm rõ vai trò, chức năng của chúng. Rồi rút ra nhận xét. IV. Phạm vi nghiên cứu Tính từ thuộc hệ thống từ loại thực từ, giống như danh từ và động từ. Để nghiên cứu về tính từ đó là một vấn đề phức tạp và việc khảo sát tính từ trong chuyên mục tòa án của báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh là một đề tài mới mẻ. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, là một cơ quan ngôn luận lớn của nhà nước Việt Nam. Là tiếng nói không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục nhân cách con người, sống và làm theo pháp luật. Trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước. Trang 7 Sinh viên thực hiện Bùi Tấn Nguyện Luận văn tốt nghiệp CBHD: Nguyễn Văn Tư Báo có nhiều chuyên mục khác nhau với những đề tài khác nhau. Do đó người viết xin chọn chuyên mục “tòa án” để khảo sát tính từ thể hiện trong chuyên mục, với số báo 284 (19/10/2010) đến số báo 343 (17/12/2010). V. Phương pháp nghiên cứu Để có thể hiểu được cơ sở của vấn đề nghiên cứu, người viết phải nắm bắt sơ lược về từ loại tính từ, về những tài liệu có tính chất liên quan. Để từ đó người viết vận dụng rồi tiến hành phân tích với các phương pháp tổng hợp sau: phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống và phương pháp so sánh đối chiếu, nhằm giải quyết vấn đề mà luận văn đã đặt ra. .Phương pháp thống kê: với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, sau khi nhận đề tài người viết đã tiến hành tìm kiếm, sưu tầm tài liệu có liên quan đến đề tài. Đó là các công trình nghiên cứu về từ loại nói chung và từ công cụ nói riêng của các nhà ngôn ngữ học. Các số báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh được xuất bản hàng ngày. Trên cơ sở đó, người viết đã lựa chọn và thống kê lại những tài liệu cần thiết để sử dụng cho đề tài nghiên cứu của mình. .Phương pháp tổng hợp: dựa trên cơ sở nghiên cứu về tính từ thể hiện trong chuyên mục “tòa án” của báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh được xuất bản hàng ngày, người viết tiến hành tổng hợp để làm cơ sở lí luận cho đề tài. Từ đó thống kê thành bảng. .Phương pháp phân tích: để tìm hiểu sâu hơn và làm rõ đề tài người viết cần phân tích được việc sử dụng tính từ trong chuyên mục “tòa án” của báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó thấy được vai trò, vị trí cụ thể mà tính từ đảm nhiệm trong câu. .Phương pháp hệ thống: từ bảng thống kê, phân tích, tổng hợp, người viết đã hệ thống lại vấn đề để làm nổi bật lên những khía cạnh của đề tài. .Phương pháp so sánh đối chiếu: Trên cơ sở phân tích người viết đi đến so sánh, đối chiếu việc sử dụng tính từ trong chuyên mục “tòa án” của báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh. Để thấy được tần số xuất hiện của tính từ có trong chuyên mục “tòa án” của báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá hiệu quả của chúng và rút ra những nhận xét. Trang 8 Sinh viên thực hiện Bùi Tấn Nguyện Luận văn tốt nghiệp CBHD: Nguyễn Văn Tư PHẦN NỘI DUNG  Chương I Khái quát về tính từ 1. Khái niệm về tính từ 1.1: Khái niệm về tính từ của một số tác giả: Từ loại của tiếng Việt đã trở thành một vấn đề quan trọng trong ngôn ngữ nói chung và trong ngữ pháp nói riêng. Và việc hiểu như thế nào về tính từ thì có nhiều cách hiểu khác nhau. Dưới đây người viết xin được nêu lại một số quan niệm về tính từ của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam để so sánh, đối chiếu. Theo Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung trong “Ngữ pháp tiếng Việt - tập 1” NXB Giáo Dục 1998 đã nêu: “Lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay đặc trưng của quá trình) chính là tính từ. Ý nghĩa đặc trưng được biểu hiện trong tính từ thường có tính chất đối lập, phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính chất mức độ (so sánh và miêu tả theo thang độ).” Như vậy, ta thấy công trình nghiên cứu “ Ngữ pháp tiếng Việt” của hai nhà ngôn ngữ học Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung đã đề cặp đến quan niệm lớp từ nào chỉ ý nghĩa đặc trưng thì đó là tính từ. Còn quyển “Từ loại tiếng Việt hiện đại” NXB Giáo Dục 1998 do Lê Biên, biên soạn thì cho rằng “Tính từ là từ loại cơ bản như danh từ, động từ, là một loại cần thiết để miêu tả các đơn vị ngôn ngữ và làm phong phú khả năng diễn đạt”. Theo quan điểm định nghĩa này thì tính từ là tất cả những thực từ gọi tên tính chất, đặc trưng của sự vật, thực thể hoặc quá trình vận động và hoạt động. Bùi Tất Tươm trong quyển “Giáo trình tiếng Việt” NXB Giáo Dục 1995 lại nêu: “Tính từ là từ loại cơ bản, tính từ có vị trí quan trọng sau danh từ và động từ, vì vậy có Trang 9 Sinh viên thực hiện Bùi Tấn Nguyện Luận văn tốt nghiệp CBHD: Nguyễn Văn Tư thể xếp tính từ và động từ vào cùng một phạm trù từ loại lớn là vị từ. Tuy nhiên, tính từ vẫn có những đặc trưng riêng về ý nghĩa và ngữ pháp”. Theo định nghĩa này tính từ là loại từ cơ bản nằm ở lớp vị từ nhưng có ý nghĩa và ngữ pháp đặc trưng. Ngoài ra, công trình nghiên cứu của Nguyễn Kim Thản trong quyển “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt - tập 1” NXB Giáo Dục 1997 cũng nêu một cách hiểu khác về tính từ như sau: “Tính từ là từ loại chỉ tính chất của sự vật”. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đều đưa ra những nhận định và quan niệm riêng của mình theo từng khía cạnh riêng và khác nhau về từ loại tính từ. Đó là điểm đặc biệt để các nhà nghiên cứu góp phần tham gia vào giá trị và ý nghĩa của tính từ trong tiếng Việt. 1.2: Khái niệm về tính từ được rút ra từ những quan niệm của các tác giả: Qua sự khảo sát các quan niệm về tính từ của một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, có những định nghĩa hoàn toàn không giống nhau về từ loại tính từ. Đó là do cách tiếp cận và cách hiểu từ những góc độ và phương diện khác nhau về từ loại tính từ. Tóm lại, chúng ta có thể hiểu đơn giản về tính từ như sau: tính từ là từ dùng để chỉ tính chất, trạng thái đặc trung của người, sự vật, sự việc và màu sắc của sự vật được nêu ở chủ thể. Về tính chất: tốt, xấu, đẹp, giỏi… Thí dụ: Nam học thật giỏi. Về trạng thái: cứng, mềm, thơm, hôi… Thí dụ: Bông hoa thơm quá. 2. Đặc điểm cú pháp của tính từ Tính từ là từ loại thuộc hệ thống thực từ và có những nét giống danh từ và động từ về mặt ngữ pháp (thành phần chính và thành phần phụ), nhưng cũng có những nét riêng biệt so với danh từ và động từ. Để từ những nét riêng biệt đó tạo nên đặc điểm cú pháp của tính từ. Đối với danh từ tuy vẫn đầy đủ chức năng cú pháp của thực từ . Nhưng trong mối quan hệ với tính từ và động từ nét riêng biệt của danh từ là ít được dùng làm vị ngữ đặt trực tiếp sau chủ ngữ trong câu. Còn tính từ thì trực tiếp làm vị ngữ trong câu và được Trang 10 Sinh viên thực hiện Bùi Tấn Nguyện Luận văn tốt nghiệp CBHD: Nguyễn Văn Tư coi là chức năng chính của tính từ, đặc biệt tính từ cũng được dùng kèm với danh từ hoặc động từ để bổ nghĩa cho danh từ và động từ. Đối với động từ, chức năng phổ biến và quan trọng nhất là làm vị ngữ trong cấu tạo câu, có vị trí trực tiếp đứng sau chủ ngữ. Về mặt ngữ pháp của động từ ta thấy tính từ hoàn toàn có nhiều nét giống với động từ, nhưng: Tính từ có thể kết hợp với các phó từ: đang, sẽ, đã… Thí dụ: Đang xinh, sẽ đẹp, đã tốt Tính từ có thể kết hợp với các phó từ chỉ mức độ phổ biến hơn động từ như: vô cùng, cực kỳ, rất… Thí vụ: Vô cùng đẹp, cực kỳ xinh, rất to Nhờ những đặc điểm này phần nào giúp ta dễ phân biệt giữa tính từ và động từ. Tính từ có ý nghĩa đặc trưng cho nên chính cái ý nghĩa này đã quy định chức vụ nào trong chùm chức năng của tính từ sẽ nổi bật lên. Trong cú pháp tính từ đảm nhiệm hai chức năng chính đó là vị ngữ và định ngữ trong câu. Về chức vụ ngữ vị trong câu của tính từ: Đặc trưng của chủ thể trong câu được vị ngữ của tính từ thể hiện. Và trực tiếp làm vị ngữ trong câu. Đó là những nét gần gũi với động từ, riêng danh từ thì ít giữ chức năng vị ngữ trong câu hơn so với tính từ. Thí dụ: Lan rất xinh đẹp. Với vai trò đảm nhiệm chức năng vị ngữ, tính từ cũng có thể kết hợp với thực từ đi kèm để “bổ nghĩa cho tính từ” trong tiếng Việt. Thí dụ: Tôi đã nghĩ về Lan rất lâu. Chức năng vị ngữ của tính từ cũng có lúc trùng với chức năng định ngữ của tính từ, vì có chung một hình thức kết hợp khi nói. Thí dụ: Xe mới. Thì việc xác định tính từ trong phát ngôn là vị ngữ hay định ngữ phải nhờ vào các thao tác như: biến đổi, thêm, thay thế,… Thí dụ: Xe rất mới. (vị ngữ) Xe mới đã rửa xong. (định ngữ) Chức vụ định ngữ trong câu của tính từ: Trang 11 Sinh viên thực hiện Bùi Tấn Nguyện Luận văn tốt nghiệp CBHD: Nguyễn Văn Tư Tính từ làm định ngữ trong câu được giải thích bằng bản chất về mặt ngữ nghĩa của tính từ. Ở chức năng định ngữ, các từ loại danh từ, động từ, tính từ, số từ, được diễn đạt bằng thực từ. Như vậy, chức năng định ngữ trong câu của tính từ là một phần trong số các kiểu định ngữ của tiếng Việt. Thí dụ: Ngôi nhà cũ, hoa thật đẹp,… Ngoài chức năng chính vị ngữ và định ngữ của tính từ ra, chức năng chủ ngữ cũng góp phần làm nên thành phần phụ của câu, được thể hiện ở mức độ hạn chế. Thí dụ: Lo lắng, Tuấn không biết đề thi khó hay dễ. 3. Phân loại tính từ Căn cứ vào ý nghĩa khái quát về từ loại tính từ ta thấy việc phân loại tính từ ít phức tạp hơn so với động từ và danh từ. Theo nhận định của Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung trong “Ngữ pháp tiếng Việt - tập 1” NXB Giáo Dục 1998 nhận xét: “Tiêu chuẩn được vận dụng để phân loại tính từ chưa đủ sức bao quát, nên ranh giới giữa các lớp con trong tính từ khó xác định được rõ ràng dứt khoát” [1:101]. Có thể phân loại tính từ theo một số đặc điểm đối lập sau: 3.1: Tính từ chỉ tính chất chưa hàm nghĩa mức độ và tính từ chỉ tính chất đã hàm nghĩa mức độ: Tính từ chỉ tính chất chưa hàm nghĩa mức độ có số lượng lớn và tiêu biểu cho tính từ tiếng Việt. Có thể kết hợp với những từ chỉ mức độ để thực hiện hóa ý nghĩa mức độ của sự vật, hiện tượng lên khi cần thiết. Thí dụ: Dài, ngắn, rộng, hẹp, vuông tròn, nhiều, ít… Tính từ chỉ tính chất đã hàm nghĩa mức độ ta thấy tự thân tính chất sự vật đã có ý nghĩa tuyệt đối rồi, nên mọi so sánh, mọi sự xác định mức độ đều không cần thiết. Vì tính từ chỉ tính chất đã hàm nghĩa mức độ đã tuyệt đối nên chúng không kết hợp với những đơn vị chỉ từ mức độ. Thí dụ: Đúng đắn, đỏ lòm, vàng khè, đen xì,… Có những trường hợp đặc biệt, có khi một số tính từ chỉ tính chất đã hàm nghĩa mức độ tuyệt đối lại có thể được dùng như một tính từ miêu tả tính chất bình thường, Trang 12 Sinh viên thực hiện Bùi Tấn Nguyện Luận văn tốt nghiệp CBHD: Nguyễn Văn Tư nghĩa là vẫn có thể kết hợp được với các đơn vị chỉ mức độ như: cực kỳ, vô cùng, rất,… Thí dụ: Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi! 3.2: Tính từ trừu tượng và tính từ cụ thể: Tính từ trừu tượng là tính từ không thể xác định về lượng một cách cụ thể. Thí dụ: Tốt, xấu, vui, buồn, giàu, nghèo,… Tính từ cụ thể là tính từ có thể xác định về lượng của sự vật được nêu ở chủ thể. Thí dụ: Ngắn, dài, cao, thấp,… 3.3: Tính từ phẩm chất và tính từ chỉ lượng, màu sắc, hình thể, cách thức: - Lớp tính từ chỉ phẩm chất của sự vật được nêu ở chủ thể. Lớp từ này thường tồn tại thành từng cặp đối lập nhau về mặt ý nghĩa: tốt/ xấu, vui/ buồn, hiên/ dữ,… Thí dụ: Anh Tuấn rất hiền. Chị Thủy rất dữ. Ở lớp tính từ chỉ phẩm chất đặc điểm cú pháp được thể hiện đầy đủ. - Tính từ chỉ lượng cũng tồn tại thành từng cặp đối lập nhau về mặt ý nghĩa: lớn/ nhỏ, mỏng/ dày, đủ/ thiếu,… Thí dụ: Anh trai bạn sao trông to lớn quá, còn bạn sao nhỏ nhắn quá!. - Tính từ chỉ màu sắc được biểu thị tính chất về màu sắc của sự vật ở chủ thể, không phân biệt tính chất bên trong và bên ngoài của sự vật: xanh, trắng, đỏ, vàng,… Thí dụ: “Xanh um cổ thụ tròn xoe tán trắng xóa, tràng giang phẳng lặng tờ”. - Tính từ chỉ hình thể: lớn, nhỏ, vuông, tròn, béo,… Thí dụ: Trái táo lớn quá. - Tính từ chỉ cách thức: nghiêm khắc, cẩn thận, chu đáo, chăm chỉ,… Thí dụ: Tuấn chăm chỉ làm việc nhà tiếp mẹ. Qua quá trình phân loại ta thấy, tính từ có những tính chất riêng biệt và đặc trưng nhất. Góp phần vào việc hình thành và phát triển từ loại trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt. Trang 13 Sinh viên thực hiện Bùi Tấn Nguyện Luận văn tốt nghiệp CBHD: Nguyễn Văn Tư Chương II Khảo sát việc sử dụng tính từ trong chuyên mục “tòa án” của báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh 1. Những vấn đề lý luận về thể loại tác phẩm của báo 1.1: Quan niệm, định nghĩa và đặc điểm a. Các quan niệm: Việc phân biệt, xác định và phân chia thể loại báo chí là một vấn đề lớn, nhiều phức tạp nhất trong lý luận và thực tiễn. Vì việc phân biệt và nắm rõ các đặc điểm của thể loại báo chí là rất quan trọng. Bản thân thể loại là thực thể phong phú, luôn năng động và luôn ở trạng thái phát sinh và phát triển. Tri thức của người nghiên cứu về thể loại chưa đầy đủ và ổn định. Theo từ điển “Bách khoa toàn thư Liên Xô -1985” giải thích: “Thể loại là khái quát hóa những đặc tính của một nhóm lớn các tác phẩm có cùng thuộc tính về nội dung và hình thức, cách thức thể hiện tác phẩm của một thời đại, một giai đoạn, một dân tộc hay một nền nghệ thuật thế giới”. Trong quyển “Tác phẩm báo chí - tập 1” NXB Giáo Dục Hà Nội 1995 nhận xét: “Thể loại báo chí là một khái niệm để chỉ tính quy luật loại hình của tác phẩm báo chí. Thể hiện là sự thống nhất có tính quy luật, lặp lại các yếu tố trong một loạt tác phẩm báo chí”. Mặc dù rườm rà nhưng nhận xét về thể loại báo chí khá xác đáng và toàn diện. “Tác phẩm báo chí - tập 1” NXB Giáo Dục Hà Nội 1995 đã chỉ ra được đặc trưng thể loại, đồng thời xác định tiêu chí phân chia thể loại. Theo từ điển tiếng Việt thì: “Thể loại là hình thức sáng tác văn học, nghệ thuật phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, vận động ngôn ngữ,… văn học có nhiều thể loại: tự sự, trữ tình, kịch,…”. Đối với quyển “Các thể loại báo chí thông tấn” NXB ĐHQG Hà Nội 2008 giải thích thì: “Thể loại là hình thức biểu hiện cơ bản, thống nhất và tương đối ổn định của tác phẩm, được phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và Trang 14 Sinh viên thực hiện Bùi Tấn Nguyện Luận văn tốt nghiệp CBHD: Nguyễn Văn Tư công cụ khác để chuyển tải nội dung sự kiện, vấn đề, con người mang tính tư tưởng, thẩm mỹ và có ý đồ nhất định của người thể hiện”. Định nghĩa kinh điển về thể loại trong lĩnh vực nghệ thuật được quyển “Các thể loại báo chí thông tấn” NXB ĐHQG Hà Nội 2008 thể hiện một cách khá tinh tế, từ đó đưa ra những gợi mở quan trọng để nhận thức thể loại trong văn học và báo chí. Hệ thống các thể loại ở mỗi loại hình nghệ thuật được hình thành khác nhau do các đặc điểm và đặc tính khác nhau. Từ đó, một số nhà nghiên cứu đưa ra những quan niệm và cách hiểu riêng và xem thể loại như một kiểu tái hiện đời sống hiện thực, một cách tổ chức tác phẩm vừa mang tính quy luật loại hình, vừa vận động phát triển. Tuy các quan niệm về thể loại khác nhau, nhưng chúng có chung những nét cơ bản. Và bản chất cơ bản của thể loại báo chí là: .Quy định phương thức ngôn ngữ và thủ pháp sáng tạo. .Là sự ổn định và lặp lại các yếu tố trong một tác phẩm. .Là hình thức phản ánh hiện thực của tác phẩm báo chí. b. Định nghĩa: Thể loại tác phẩm báo chí là khái niệm chỉ quy luật loại hình tác phẩm, tương ứng với một đối tượng và nội dung nhất định có một loại hình, phương thức, chất liệu và kỹ thuật nhất định nhằm tạo cho tác phẩm có một hình thức tồn tại chỉnh thể. Theo định nghĩa về thể loại báo chí thì trọng tâm của vấn đề được thể hiện ở việc tiếp cận phản ánh và tái hiện cuộc sống con người qua loại hình Thông tấn, việc tổ chức và cấu tạo các sự kiện chi tiết diễn ra trong quá khứ thì thể hiện ở loại hình Ký. Về mặt sử dụng các biện pháp nghệ thuật, hình thức, thành phần lời văn thì được thể hiện ở loại hình Chính luận. .Về thể loại Thông tấn: đời sống của sự vật, hiện tượng, con người,… được phản ánh bằng cách tái hiện lại các sự kiện, hiện tượng. Thủ pháp thể hiện chủ yếu là những câu trần thuật. .Thể loại Ký: những sự kiện, hiện tượng trong quá trình nó diễn ra, được tái hiện lại một cách cụ thể với những gì trông thấy và cảm nhận, được trình bày theo cảm xúc và cảm hứng cá nhân. Thủ pháp chủ yếu là lời văn kết hợp với câu trần thuật, miêu tả và phân tích, cảm thán. Trang 15 Sinh viên thực hiện Bùi Tấn Nguyện Luận văn tốt nghiệp CBHD: Nguyễn Văn Tư .Thể loại Chính luận: đời sống của sự vật hiện tượng, con người,… được phản ánh để lý giải và đánh giá bằng nhận thức và suy nghĩ của người trình bày theo kiểu tư duy logic. Thủ pháp chủ yếu là những lời văn với câu phán đoán, khái quát và trừu tượng. Các thể loại báo chí có nhiều điểm không giống nhau, do sự khác biệt về chất liệu và phương tiện thể hiện. Hiểu và nắm bắt thể loại như thế nào là vấn đề rất quan trọng đối với hoạt động sáng tạo và tiếp nhận. c. Đặc điểm: Mỗi thể loại tác phẩm đều có những nét cơ bản để làm nên đặc điểm riêng cho thể loại chuyên nghành của mình. Thể loại báo chí cũng vậy cũng có những đặc điểm riêng để tạo nên chất liệu riêng đó. Thể loại mang tính lịch sử: đó là quá trình hình thành và phát triển của mỗi thể loại khác nhau và luôn có sự biến đổi cho phù hợp với sự chuyển động của đời sống xã hội và lịch sử. Thể loại mang tính thời đại: tùy theo thiết chế xã hội, nhu cầu văn hóa và thị hiếu thẩm mỹ của con người, có thể loại sẽ nổi bật vai trò của mình, có thể loại bị xem nhẹ và có thể loại bị mai một dần. Thể loại mang tính kế thừa: trong quá trình vận động và phát triển các thể loại luôn biến đổi theo đời sống. Thể loại cũ và mới tồn tại đan xen nhau, nhập nhằng, hòa trộn. Tên gọi một vài thể loại như hiện tượng lai tạp: giữa phóng sự và điều tra, giữa tường thuật và ghi nhanh, giữa thời luận và bình luận ngắn,… Thể loại mang tính quốc tế: thể loại báo chí ở các quốc gia khác nhau có sự tương đồng về tính chất và cấu trúc. Nghĩa là thể loại báo chí các nước trên thế giới có chung nguồn gốc, công thức và phương pháp thực hiện. Chính những đặc trưng riêng của thể loại tác phẩm báo chí đã làm nên những nét riêng biệt về đặc điểm của thể loại tác phẩm báo chí. Mỗi thể loại đều đóng vai trò khác nhau trong quá trình hình thành tác phẩm. Và đó là nét tiêu biểu để làm nên đặc điểm cơ bản về thể loại tác phẩm báo chí. 1.2: Sự hình thành và nhận diện các thể loại a. Sự hình thành các thể loại: Trang 16 Sinh viên thực hiện Bùi Tấn Nguyện Luận văn tốt nghiệp CBHD: Nguyễn Văn Tư Những nhân tố hình thành các thể loại: Trước khi báo xuất hiện, văn chương, nghệ thuật, triết học,… Đã có hàng ngàn năm phát triển. Báo chí cũng vậy, cũng không ngừng vươn xa hơn và luôn hoàn thiện bản thân mình để đa dạng hóa bằng những loại hình và thể loại khác nhau. Về hiện thực khách quan: bao gồm thế giới tự nhiên và đời sống xã hội, tồn tại độc lập với ý thức con người. Hiện thực luôn xuất hiện dưới dạng cụ thể, cảm tính, con người có thể nhận biết. Mỗi đối tượng khác nhau cần một hình thức phản ánh khác nhau. Và hơn hết, hiện thực khách quan là căn nguyên của quá trình nhận thức của con người. Nhu cầu xã hội: xã hội ngày càng phát triển và theo xu hướng hiện đại hóa hơn nên hiện thân chính là công chúng. Nhu cầu đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của công chúng vô cùng phong phú và đa dạng. Công chúng luôn mong nhận thức các sự kiện, hiện tượng từ nhiều cấp độ, gốc độ và quan hệ khác nhau. Đó là động lực chủ yếu dẫn đến sự hình thành và phát triển thể loại báo chí. Nhu cầu phát triển của báo chí: đây chính là căn nguyên để tự thân thể loại hình thành và phát triển theo nhu cầu của xã hội. Báo chí viết để phơi bày, phanh phui tất cả những gì không chính đáng được che dấu trong cuộc sống của con người. Nhờ báo chí, những người muốn bao che cho những hành động tiêu cực, tham nhũng cũng không dám bênh vực cho cái xấu. Ngoài ra, báo chí là tiếng nói đại diện cho quần chúng, cho tiếng nói của cộng đồng, các nhân tố hình thành nên thể loại báo chí là điều kiện đúng đắn để từ đó tạo ra tiếng nói tác động tích cực đến tư tưởng, quan niệm của cộng đồng. Sự phát triển của các thể loại: Sự vận động và phát triển của thể loại không hoàn toàn ngẫu nhiên mà luôn tuân theo quy luật nhất định. Đó là sự kế thừa và sáng tạo. Quá trình sáng tạo tác phẩm chính là lúc phóng viên chuyển hóa sự kiện bản thể thành sự kiện nhận thức theo những thể loại cụ thể, xác định. Quá trình sáng tạo chính là quá trình nhà báo tư duy về thể loại. Trang 17 Sinh viên thực hiện Bùi Tấn Nguyện Luận văn tốt nghiệp CBHD: Nguyễn Văn Tư Các nhà báo không thể tự thân mà sáng tạo ra được tác phẩm, mà phải học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ những tác phẩm trước. Đó là một cuộc chạy đua tiếp sức vô tận của những nhà báo, để đổi mới kiến thức và phát triển về thể loại. b. Tiêu chí nhận diện các thể loại: Muốn xác định tác phẩm báo chí thuộc thể loại nào thì đòi hỏi người nghiên cứu phải vận dụng tổng hợp các dấu hiệu và tiêu chí sau để nhận diện tác phẩm thuộc thể loại nào. .Mức độ và phạm vi của sự miêu tả, phản ánh: mỗi sự kiện, hiện tượng tồn tại trong không gian, thời gian và quan hệ xác định. Tùy theo giới hạn, mức độ của không gian, thời gian và quan hệ xác định này được miêu tả, phản ánh tới đâu người ta sẽ chọn thể loại phù hợp. .Đặc thù của đối tượng miêu tả, phản ánh: trước mỗi đối tượng, nhà báo có thể miêu tả, phản ánh bằng nhiều hình thức, thể loại khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có một thể loại tỏ ra thích hợp và hiệu quả. .Mục đích, nhiệm vụ thông tin của tác phẩm: tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của từng bài báo mà tòa soạn và phóng viên sẽ vận dụng những thể loại khác nhau. .Phương tiện và phương thức miêu tả, phản ánh: mỗi thể loại có hệ thống phương tiện (chủ yếu là ngôn ngữ), phương thức và thủ pháp phản ánh đời sống khác nhau. Thí dụ: Thông tấn: nội dung thì có tính hàm súc, cô động, với sắc thái trung tính. Phương thức miêu tả công thức, kết cấu theo mạch thời gian. Đặc điểm nổi bật của thể loại thông tấn này là đều thể hiện rõ năng lực thông tin sự kiện thời sự một cách chính xác nhất. Chính luận: nội dung đánh giá về vấn đề một sự kiện, một vấn đề chính trị được mọi người quan tâm bình luận. Ngôn ngữ mang sắc thái trung tính, không giàu màu sắc về hình ảnh ngôn ngữ. Thế mạnh chủ yếu của thể loại này thể hiện ở năng lực thông tin về lý lẽ. Lý lẽ phải gắn liền với những thông tin mang tính thời sự được mọi người quan tâm, bàn bạc. Trang 18 Sinh viên thực hiện Bùi Tấn Nguyện Luận văn tốt nghiệp CBHD: Nguyễn Văn Tư Ký: ngôn ngữ được sử dụng đa dạng, uyển chuyển, có sức truyền cảm với kết cấu linh hoạt, thủ pháp của văn chương như so sánh, ẩn dụ,… Nội dung chính vừa thông tin sự thật, vừa thông tin thái độ, lý lẽ, cách đánh giá trực diện của tác giả về sự thật được đề cập đến. .Mối quan hệ giữa chủ thể sáng tạo và đối tượng miêu tả, phản ánh: có thể căn cứ vào vị trí, góc nhìn, mức độ giữa chủ thể sáng tạo và đối tượng miêu tả, phản ánh để xác định được sự khác biệt giữa các thể loại báo chí. 1.3: Sự phân chia loại và thể loại tác phẩm của báo a. Sự phân loại: Mỗi thể loại báo chí có những chức năng, mục đích, nội dung, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp khác nhau dẫn đến những đặc trưng khác nhau. Báo chí mang tính thời sự, thông tin không chỉ mang tính xác thực mà còn phải được truyền đi một cách kịp thời, nhanh chóng. Tức là phải mang tính thời sự, thời sự là những sự kiện vừa mới xảy ra (trong ngày, trong buổi) là đề tài mang tính nóng bỏng đang được bàn luận xôn xao. Báo chí là một công cụ phản ánh đời sống xã hội. Do đó, sự phản ánh tức thời những sự kiện, sự việc xảy ra trong đời sống xã hội là việc làm quan trọng và cần thiết. Báo chí mang tính hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Nếu không, tờ báo sẽ bị lãng quên và mai một dần. Tính hấp dẫn cũng là một trong những yếu tố cơ bản để các tờ báo cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh. Tính chiến đấu cũng là mặt quan trọng của những tờ báo, là tiếng nói đại diện cho một cơ quan, tổ chức, hay một đoàn thể nào đó. Chiến đấu ở đây là đấu tranh giành quyền lợi bình đẳng, hợp pháp. Báo chí tạo ra dư luận về điều đúng sai trong xã hội. Tính trung thực là phải luôn được đảm bảo, cung cấp thông tin phải tuyệt đối đúng, khách quan và chính xác. Ở yêu cầu này điều đầu tiên đối với nhà báo là phải trung thực với sự kiện hiện thực khách quan và trung thực với chính bản thân mình. Nếu bịa đặt có tác hại khôn lường, bài báo sẽ thiếu tính thuyết phục và làm mất lòng tin của độc giả. Như vậy, nhà báo tuyệt đối là không được bịa đặt vấn đề, sự kiện để đưa vào bài viết của mình [4 :6]. Trang 19 Sinh viên thực hiện Bùi Tấn Nguyện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan