Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát việc sử dụng kháng sinh ngoài lao tại bệnh viện Lao và bệnh phổi Bắc Ni...

Tài liệu Khảo sát việc sử dụng kháng sinh ngoài lao tại bệnh viện Lao và bệnh phổi Bắc Ninh năm 2010

.PDF
65
247
97

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI THI THỊ TUYẾT THANH KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH NGOÀI LAO TẠI BỆNH VIỆN LAO & BỆNH PHỔI BẮC NINH NĂM 2010 LUẬN VĂN DSCK CẤP I HÀ NỘI, NĂM 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI THI THỊ TUYẾT THANH KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH NGOÀI LAO TẠI BỆNH VIỆN LAO & BỆNH PHỔI BẮC NINH NĂM 2010 LUẬN VĂN DSCK CẤP I CHUYÊN NGHÀNH DƯỢC LÝ DƯỢC LÂM SÀNG Mà SỐ: CK62730505 Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Liên Hương Nơi thực hiện đề tài: Trường đại học Dược Hà nội Thời gian thực hiện: 30/6/2011 – 30/9/2011 HÀ NỘI, NĂM 2013 Lêi c¶m ¬n T«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c tíi TS Liªn H-¬ng – Trưởng Bé m«n D-îc l©m sµng, Tr-êng §¹i häc D-îc Hµ Néi – ng-êi thÇy ®· trùc tiÕp h-íng dÉn, gióp ®ì t«i trong suèt thêi gian nghiªn cøu vµ hoµn thµnh LuËn v¨n tèt nghiÖp. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n Ban gi¸m ®èc vµ c¸c B¸c sÜ, D-îc sÜ ®ang c«ng t¸c t¹i BÖnh viÖn Lao & BÖnh phæi B¾c Ninh ®· t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi ®Ó t«i kh¶o s¸t, nghiªn cøu vµ thùc hiÖn LuËn v¨n tèt nghiÖp nµy. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c thÇy gi¸o, c« gi¸o cña Tr-êng §¹i häc D-îc Hµ Néi ®· trùc tiÕp gi¶ng d¹y vµ truyÒn ®¹t nh÷ng kiÕn thøc quý b¸u, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi ®Ó chóng t«i hoµn thµnh nhiÖm vô khãa häc. Trong thêi gian nghiªn cøu vµ hoµn thµnh LuËn v¨n tèt nghiÖp, t«i ®· nhËn ®-îc sù ®éng viªn, khÝch lÖ cña gia ®×nh; sù gióp ®ì nhiÖt t×nh cña b¹n bÌ vµ ®ång nghiÖp. Nh©n dÞp nµy, t«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c v× sù gióp ®ì quý b¸u ®ã. B¾c Ninh, ngµy 26 th¸ng 03 n¨m 2013 Häc viªn Thi ThÞ TuyÕt Thanh MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………… 1 PHẦN 1. TỔNG QUAN…………………………………………………. 2 1.1 Giới thiệu về Bệnh viện Lao và bệnh phổi Bắc Ninh....................... 2 1.2 Sơ lược về kháng sinh………………………………………………. 4 1.2.1 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh……………………………………. 4 1.2.2 Đại cương về các nhóm kháng sinh sử dụng tại Bệnh viện………... 6 1.2.2.1 Các nhóm kháng sinh……………………………………………. 6 1.2.2.2 Một số tương tác…………………………………………………. 28 PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 29 2.1 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………….. 29 2.2 Phương pháp khảo sát……………………………………………... 29 2.2.1 Phương pháp chọn mẫu……………………………………………. 29 2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin……………………………………. 29 2.3 Các chỉ tiêu khảo sát………………………………………………. 29 2.3.1 Đặc điểm chung của mẫu khảo sát………………………………… 29 2.3.2 Tình hình sử dụng kháng sinh trong bệnh viện……………………. 30 2.4 Xử lý số liệu………………………………………………………… 30 PHẦN 3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT……………………………………….. 31 3.1 Đặc điểm chung của mẫu khảo sát………………………………... 31 3.1.1 Tuổi – giới tính…………………………………………………….. 31 3.1.2 Tình trạng tuyến nhập viện và BHYT……………………………... 32 3.1.3 Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân…………………………………... 33 3.2 Tình hình sử dụng kháng sinh trong mẫu nghiên cứu…………… 35 3.2.1 Lý do chỉ định dùng kháng sinh…………………………………… 35 3.2.2 Tỷ lệ bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh trước lúc nhập viện……… 35 3.2.3 Các kháng sinh đã sử dụng tại bệnh viện………………………….. 36 3.2.4 Các phác đồ trong quá trình điều trị……………………………….. 37 3.2.5 Các phác đồ thay đổi trong quá trình điều trị……………………… 40 3.2.6 Liều dùng của một số kháng sinh đã sử dụng trong điều trị……….. 42 3.2.7 Độ dài đợt điều trị bằng kháng sinh………………………………... 43 3.2.8 Tác dụng không mong muốn………………………………………. 43 3.2.9 Hiệu quả điều trị…………………………………………………… 43 PHẦN 4. BÀN LUẬN…………………………………………………… 45 4.1 Về tình hình ở Bệnh viện Lao & Bệnh phổi Bắc Ninh năm 2010... 45 4.2 Về tình hình sử dụng kháng sinh trong bệnh viện……………… 45 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT………………………………… 48 DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Số bảng Tên bảng Trang 1.1 Mô hình bệnh tật Bệnh viện Lao & Bệnh phổi Bắc Ninh 3 năm 2010 3.1 Đặc điểm về tuổi và giới tính của bệnh nhân 31 3.2 Tình trạng tuyến nhập viện và BHYT của bệnh nhân 33 3.3 Phân loại đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân 34 3.4 Các lý do chỉ định dùng kháng sinh 35 3.5 Các kháng sinh đã sử dụng tại bệnh viện 36 3.6 Phác đồ đơn và phối hợp được chỉ định ban đầu 37 3.7 Tỷ lệ các kháng sinh được chỉ định trong phác đồ đơn 38 3.8 Tỷ lệ các phác đồ phối hợp kháng sinh 39 3.9 Các phác đồ thay đổi trong quá trình điều trị 41 3.10 Liều dùng của các kháng sinh đã sử dụng trong điều trị 42 3.11 Thời gian sử dụng kháng sinh tại bệnh viện 43 3.12 Kết quả điều trị của bệnh nhân lúc ra viện 44 DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN VĂN Số hình Tên hình Trang 1.1 Mô hình bệnh tật Bệnh viện Lao & Bệnh phổi Bắc Ninh 4 3.1 Đặc điểm về tuổi và giới tính của bệnh nhân 32 3.2 Phân loại đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân 34 3.3 Các lý do chỉ định dùng kháng sinh 35 3.4 Tỷ lệ phác đồ đơn và phác đồ phối hợp 37 3.5 Tỷ lệ kháng sinh được chỉ định trong phác đồ đơn 38 3.6 Tỷ lệ phác đồ phối hợp được chỉ đinh trong điều trị 40 3.7 Kết quả điều trị của bệnh nhân lúc ra viện 44 QUI ƯỚC VIẾT TẮT DAPCLQG : Dự án phòng chống lao quốc gia CSBVSKND : Chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân BHYT : Bảo hiểm y tế BN : Bệnh nhân U : Dạng uống T : Dạng tiêm ĐẶT VẤN ĐỀ Các bệnh nhiễm khuẩn là một trong mười nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất ở Việt Nam, kinh phí chi cho kháng sinh chiếm trên 50% tổng tiền thuốc sử dụng tại tất cả các bệnh viện [16]. Do vậy kháng sinh là nhóm thuốc cần được quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý an toàn của Ngành Y tế. Sử dụng không hợp lý kháng sinh sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như: Không đảm bảo hiệu quả điều trị (điều trị kéo dài hoặc thất bại). Gia tăng tính kháng thuốc (xuất hiện nhanh các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh). Lãng phí về kinh tế, không đảm bảo an toàn cho bệnh nhân… Vi khuẩn kháng kháng sinh đang là vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu [18]. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh, từ đó tìm ra các điểm bất hợp lý làm cơ sở để có các giải pháp can thiệp là một vấn đề lớn, được thực hiện ở tất cả các quốc gia là nội dung không mới, các đề tài trong nước liên quan đến vấn đề quản lý sử dụng kháng sinh đã có nhiều và đã phần nào phản ánh được thực trạng sử dụng kháng sinh bất hợp lý [12,19]. Chúng tôi đã tổ chức khảo sát việc sử dụng kháng sinh ngoài lao tại bệnh viện Lao & bệnh phổi Bắc Ninh là một đơn vị sử dụng nhiều kháng sinh trên bệnh nhân, đưa ra một số thông tin cơ bản trong việc sử dụng kháng sinh tại bệnh viện. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Khảo sát việc sử dụng kháng sinh ngoài lao tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Bắc Ninh năm 2010” với mục tiêu: - Khảo sát đặc điểm bệnh nhân phải sử dụng kháng sinh tại bệnh viên Lao và bệnh phổi Bắc Ninh. - Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong mẫu nghiên cứu Từ đó đưa ra một số đề xuất về việc quản lý và sử dụng kháng sinh tại bệnh viện. PHẦN I: TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu về Bệnh viện Lao và bệnh phổi Bắc Ninh Bệnh viện Lao và bệnh phổi Bắc Ninh tiền thân là Trạm phòng chống lao Bắc Ninh, được tách ra từ trạm phòng chống lao Hà Bắc năm 1997, đến năm 2001 được đổi tên thành Bệnh viện Lao và bệnh phổi Bắc Ninh. Là một đơn vị y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bắc Ninh Bệnh viện có nhiệm vụ khám, chữa bệnh , chỉ đạo tuyến và thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia về phòng chống bệnh lao. Bệnh viện có 4 khoa 2 phòng với hơn 60 cán bộ. Cơ sở vật chất là các hạng mục tiếp nhận của Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũ, hiện tại Bệnh viện đang trong giai đoạn xây mới với qui mô 150 giường bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân [1]. Bệnh viện hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu từ dịch vụ khám chữa bệnh ít do đặc thù chuyên ngành lao với đa số bệnh nhân là người nghèo. Trang thiết bị thiếu nhất là các thiết bị hồi sức cấp cứu và cận lâm sàng như nuôi cấy làm kháng sinh đồ… Mô hình bệnh tật phức tạp cũng là đặc điểm chính của chuyên ngành Lao - Bệnh phổi. Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2010 mô hình bệnh tật của bệnh viện như sau: Bảng 1.1: Mô hình bệnh tật của Bệnh viện Lao & Bệnh phổi Bắc Ninh năm 2010 TT  Tên bệnh  Số lượng Tỷ lệ % (n=581)  1  Viêm phế quản  57  9,81  2  Viêm phổi  14  2,40  3  Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 25  4,30  4  Hen phế quản  17  2,93  5  Ho ra máu  57  9,81  6  Suy hô hấp  32  5,50  7  Tràn khí màng phổi  8  1,38  8  Sơ gan  3  0,52  9  Ung thư phổi & màng phổi  9  1,55  10  Lao phổi  170  29,26  11  Tràn dịch + lao màng phổi  89  15,31  12  Lao kê phổi  17  2,93  13  Lao xương khớp +cột sống  6  1,03  14  Lao màng não  5  0,86  15  Lao/Đái tháo đường  15  2,58  16  Lao/HIV  18  3,10  17  Lao hạch  13  2,24  18  Khác  26  4,46  Viêm phế quản 35 Viêm phổi Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 30 Hen phế quản 25 Ho ra máu Suy hô hấp 20 Tràn khí màng phổi Sơ gan Ung thư phổi & màng phổi Lao phổi 15 Tràn dịch + lao màng phổi Lao kê phổi 10 Lao xương khớp +cột sống Lao màng não Lao/Đái tháo đường Lao/HIV 5 Lao hạch 0 Khác Hình 1.1: Mô hình bệnh tật của Bệnh viện Lao & Bệnh phổi Bắc Ninh Năm 2010 Hiện tại Bệnh viện có 4 khoa, mỗi khoa với 36 giường bệnh, với tổng chi phí tiền thuốc vật tư tiêu hao 1 năm trên 1 tỷ đồng [1]. Riêng thuốc điều trị lao được cấp phát miễn phí. Với hơn 10 năm xây dựng và phát triển, còn rất nhiều khó khăn về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất nhưng với sự đầu tư có hiệu quả của bộ y tế, UBND tỉnh, Sở Y tế và DAPCLQG cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ viên chức trong Bệnh viện, phát huy những mặt tích cực, khắc phục, sửa chữa những thiếu sót tồn tại nhắm thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, đóng góp một phần trong công tác CSBVSKND. 1.2 Sơ lược về kháng sinh 1.2.1 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh  Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn Trước khi sử dụng kháng sinh thầy thuốc cần phải có căn cứ tối thiểu để xác định có nhiễm khuẩn hay không thông qua thăm khám lâm sàng, một số xét nghiệm cận lâm sàng thường quy, xét nghiệm vi khuẩn học [3,9,10]  Lựa chọn kháng sinh hợp lý Lựa chọn kháng sinh phụ thuộc vào 3 yếu tố: + Vi khuẩn gây bệnh: vi khuẩn gây bệnh phải nằm trong phổ tác dụng của kháng sinh và còn nhạy cảm với kháng sinh lựa chọn. + Vị trí nhiễm khuẩn: kháng sinh phải được thấm vào vị trí nhiễm khuẩn với nồng độ đủ lớn để tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn. + Đặc điểm bệnh nhân: muốn dùng kháng sinh nào cần xem bệnh nhân đó có dung nạp được thuốc không. Cần lưu ý đến đối tượng đặc biệt như người cao tuổi, suy thận.  Sử dụng kháng sinh đúng liều, đúng cách và đủ thời gian + Để chọn liều phù hợp cần phải dựa vào mức độ nhiễm khuẩn, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân. Cần lưu ý với các bệnh nhân suy thận để điều chỉnh liều cho phù hợp. + Thời gian sử dụng kháng sinh: thông thường là sau khi hết vi khuẩn 2-3 ngày ở bệnh nhân không suy giảm miễn dịch và 5-7 ngày ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Thực tế ít có điều kiện xét nghiệm vi khuẩn nên coi là hết vi khuẩn khi hết các dấu hiệu nhiễm khuẩn như sốt, tình trạng cơ thể cải thiện. Với những nhiễm khuẩn nhẹ đợt điều trị thường kéo dài 7-10 ngày, chỉ có nhiễm khuẩn nặng hay nhiễm khuẩn ở các tổ chức khó xâm nhập thì đợt điều trị kéo dài hơn.  Phối hợp kháng sinh hợp lý Mục đích của việc phối hợp kháng sinh [3]: tăng tác dụng trên các chủng đề kháng mãnh, giảm khả năng kháng thuốc hoặc tránh tạo những chủng vi khuẩn đề kháng, nới rộng phổ tác dụng của kháng sinh. Tuy nhiên, để phối hợp thuốc đúng đắn cần phải hiểu rõ hiệu quả của sự tương tác thuốc giữa các kháng sinh. Các kháng sinh có cơ chế tác động khác nhau có thể tăng cường hay hạn chế tác động của nhau, có khi lại làm tăng độc tính. Khi dùng phối hợp 2 kháng sinh, có 3 khả năng xảy ra về mặt lý luận [14]: cộng hợp đơn thuần, cộng lực và đối kháng. Những kết quả thực nghiệm đã xác nhận định luật Jawetz như sau [17]: + Sự kết hợp hai kháng sinh kìm khuẩn thường chỉ là cộng hợp. + Sự kết hợp một kháng sinh diệt khuẩn với một kháng sinh hãm khuẩn có thể đi đến kết quả đối kháng. + Sự kết hợp hai kháng sinh diệt khuẩn có thể cộng lực.  Dự phòng kháng sinh hợp lý Dự phòng kháng sinh là dùng kháng sinh để phòng ngừa nhiễm khuẩn hoặc ngăn ngừa nhiễm khuẩn tái phát. Trong điều trị nội khoa chỉ nên sử dụng kháng sinh dự phòng khi có các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn và dấu hiệu nhiễm khuẩn. 1.2.2 Đại cương về các nhóm kháng sinh sử dụng tại bệnh viện 1.2.2.1 Các nhóm kháng sinh  Nhóm các Betalactam. Gồm các Penicilin, các Cephalosporin, các Carbapenem, các monabactam. Amoxicilin, Ampicilin có tác dụng với cả vi khuẩn Gram(+) và Gram(-). Tác dụng trên vi khuẩn Gram (+) như Staphylococcus, Streptococcus, Pneumococcus…và bị mất hoạt tính bởi betalactamase. Có tác dụng trên vi khuẩn ưa khí Gram (-): E.coli, Enterococci…Ticarcilin, Pipercilin có phổ giống Amoxicilin và Ampicilin nhưng rộng hơn. Chúng có tác dụng trên cả P.aeruginosa đã kháng aminopenicilin, Enterobacter, Klebsiella (Piperacilin) [4,9]. Cephalosporin III, IV có tác dụng tốt trên vi khuẩn Gram (-), bền vững với betalactamase, tác dụng với cả P.aeruginosa (tốt nhất là ceftazidim, cefoperazon). Carbapenem là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng nhất hiện nay, có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), vi khuẩn kị khí và ưa khí, các vi khuẩn tiết ra betalactamase kể cả chủng kháng methicilin [4]. Về cấu trúc đều có vòng betalatam. Về cơ chế đều gắn với transpeptidase (hay PBP: Penicilin Binding Protein), enzym xúc tác cho sự nối peptidoglycan để tạo vách vi khuẩn. Vách vi khuẩn là bộ phận rất quan trọng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Thành phần đảm bảo cho tính bền vững cơ học của vách là mãng lưới peptidoglycan, gồm các chuỗi glycan nối chéo với nhau bằng chuỗi peptid. Khoảng 30 enzym của vi khuẩn tham gia thổng hợp peptidoglycan, trong đó có transpeptidase (hay PBP). Các betalactam và kháng sinh loại glycopeptid (như vancomycin) tạo phức bền vững với transpeptidase, ức chế tạo vách vi khuẩn, làm ly giải hoặc biến dạng vi khuẩn. Vách vi khuẩn Gram (+) có mãng lưới peptidoglycan dày từ 50-100 phân tử, lại có ngay bề mặt tế bào nên dễ bị tấn công. Còn ở vi khuẩn Gram (-) vách chỉ dày 1-2 phân tử nhưng lại được che phủ ở lớp ngoài cùng một vỏ bọc lipopolysaccharid như một hàng rào không thấm kháng sinh, muốn có tác dụng, kháng sinh phải khuếch tán được qua ống dẫn (pores) của màng ngoài như amoxicilin, một số cephalosporin. Do vách tế bào của động vật đa bào có cấu trúc khác vách vi khuẩn nên không chịu tác động của betalactam (thuốc hầu như không độc). Tuy nhiên, vòng betalactam rất dễ gây dị ứng.  Các cephalosporin Tuỳ theo tác dụng kháng khuẩn, chia thành 4 "thế hệ" cephalosporin. Được chiết xuất từ nấm cephalosporin hoặc bán tổng hợp, đều là dẫn xuất của acid amino - 7-cephalosporanic, có mang vòng. + Cephalosporin thế hệ 1 Có phổ kháng khuẩn gần với meticilin và penicilin A. Tác dụng tốt trên cầu khuẩn và trực khuẩn Gram (+), kháng được penicilinase của tụ cầu. Có phổ kháng khuẩn gần với meticilin và penicilin A. Tác dụng tốt trên cầu khuẩn và trực khuẩn Gram (+), kháng được penicilinase của tụ cầu. Bị cephalosporinase (β lactamase) phá huỷ. Chỉ định chính: sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, nhiễm khuẩn kháng penicilin [20]. Các chế phẩm dùng theo đường tiêm (bắp hoặc tĩnh mạch) có: cefalotin, cefazolin liều 2- 8g/ ngày. Theo đường uống có cefalexin (Keforal), cefaclor (Alfatil), liều 2g/ngày. Để khắc phục 2 nhược điểm: ít tác dụng trên vi khuẩn Gram (-) và vẫn còn bị cephalosporinase phá, các thế hệ cephalosporin tiếp theo đã và đang được nghiên cứu sản xuất. + Cephalosporin thế hệ 2 Hoạt tính kháng khuẩn trên Gram (-) đã tăng, nhưng còn kém thế hệ 3. Kháng được cephalosporinase. Sự dung nạp thuốc cũng tốt hơn. Chế phẩm tiêm: cefamandol (Kefandol), cefuroxim (Curoxim) liều 3 - 6 g/ngày. Chế phẩm uống: cefuroxim acetyl (Zinnat) 250 mg x 2 lần/ ngày. + Cephalosporin thế hệ 3 Lactamase thì mạnh hơn nhiều. Tác dụng trên cầu khuẩn Gram (+) kém thế hệ 1, nhưng tác dụng trên các khuẩn Gram ( -), nhất là trực khuẩn đường ruột, kể cả chủng tiết lactamase. Cho tới nay, các thuốc nhóm này hầu hết đều là dạng tiêm: Cefotaxim (Claforan), ceftizoxim (Cefizox), ceftriaxon (Rocephin), liều từ 1 đến 6g/ngày, chia 3 -4 lần tiêm. + Cephalosporin thế hệ 4 Phổ kháng khuẩn rộng và vững bền với β lactamase hơn thế hệ 3, đặc biệt dùng chỉ định trong nhiễm trực khuẩn Gram (-) hiếu khí đã kháng với thế hệ 3. Một số chế phẩm sử dụng trong bệnh viện:  Cepemid 500mg (Cefadroxil 500mg) Cefadroxil là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1, có tác dụng diệt khuẩn, ngăn cản sự phát triển và phân chia của vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn [20]. Cefadroxil là dẫn chất para - hydroxy của cefalexin và là kháng sinh dùng theo đường uống có phổ kháng khuẩn tương tự cefalexin. Thử nghiệm in vitro, cefadroxil có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều loại vi khuẩn Gram (+) và Gram (-). Các vi khuẩn Gram (+) nhạy cảm bao gồm các chủng Staphylococcus có tiết và không tiết penicilinase, các chủng Streptococcus tan huyết beta, Streptococcus pneumoniae và Streptococcus pyogenes. Các vi khuẩn Gram (-) nhạy cảm bao gồm Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis và Moraxella catarrhalis. Haemophilus influenzae thường giảm nhạy cảm. Theo các số liệu ASTS 1997, những chủng còn nhạy cảm tốt với các kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1 là Staphylococcus aureus, Staph. epidermidis, các chủng Streptococcus tan huyết nhóm A, Streptococcus pneumoniae, và H. influenzae [20]. Một số chủng đang tăng mức kháng với các kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1 với tỷ lệ như sau: Tỷ lệ kháng của E. coli với cefalexin là khoảng 50%, tỷ lệ kháng của Proteus với cefalexin là khoảng 25% và với cephalotin là 66%, tỷ lệ kháng của Klebsiella pneumoniae với cephalotin là 66% các mẫu phân lập[20]. Phần lớn các chủng Enterococcus faecalis (trước đây là Streptococcus faecalis) và Enterococcus faecium đều kháng cefadroxil. Về mặt lâm sàng, đây là những gợi ý quan trọng cho việc lựa chọn thuốc để điều trị các nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. Cefadroxil cũng không có tác dụng trên phần lớn các chủng Enterobacter spp., Morganella morganii (trước đây là Proteus morganii) và Proteus vulgaris. Cefadroxil không có hoạt tính đáng tin cậy trên các loài Pseudomonas và Acinetobacter calcoaceticus (trước đây là các loài Mima và Herellea). Các chủng Staphylococcus kháng methicilin hoặc Streptococcus pneumoniae kháng penicilin đều kháng các kháng sinh nhóm cephalosporin. Dược động học Cefadroxil bền vững trong acid và được hấp thụ rất tốt ở đường tiêu hóa. Với liều uống 500 mg hoặc 1 g, nồng độ đỉnh trong huyết tương tương ứng với khoảng 16 và 30 microgam/ml, đạt được sau 1 giờ 30 phút đến 2 giờ. Mặc dầu có nồng độ đỉnh tương tự với nồng độ đỉnh của cefalexin, nồng độ của cefadroxil trong huyết tương được duy trì lâu hơn. Thức ăn không làm thay đổi sự hấp thụ thuốc. Khoảng 20% cefadroxil gắn kết với protein huyết tương. Nửa đời của thuốc trong huyết tương là khoảng 1 giờ 30 phút ở người chức năng thận bình thường , thời gian này kéo dài trong khoảng từ 14 đến 20 giờ ở người suy thận. Cefadroxil phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể. Thể tích phân bố trung bình là 18 lít/1,73 m2, hoặc 0,31 lít/kg. Cefadroxil đi qua nhau thai và bài tiết trong sữa mẹ. Thuốc không bị chuyển hóa. Hơn 90% liều sử dụng thải trừ trong nước tiểu ở dạng không đổi trong vòng 24 giờ qua lọc cầu thận và bài tiết ở ống thận. Do đó, với liều uống 500 mg, nồng độ đỉnh của cefadroxil trong nước tiểu lớn hơn 1 mg/ml. Sau khi dùng liều 1 g, nồng độ kháng sinh trong nước tiểu giữ được 20 - 22 giờ trên mức nồng độ ức chế tối thiểu cho những vi khuẩn gây bệnh đường niệu nhạy cảm. Cefadroxil được đào thải nhiều qua thẩm tách thận nhân tạo. Chỉ định Cefadroxil được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn thể nhẹ và trung bình do các vi khuẩn nhạy cảm. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm thận - bể thận cấp và mãn tính, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nhiễm khuẩn phụ khoa. Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản phổi và viêm phổi thùy, viêm phế quản cấp và mãn tính, áp xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm màng phổi, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa. Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Viêm hạch bạch huyết, áp xe, viêm tế bào, loét do nằm lâu, viêm vú, bệnh nhọt, viêm quầng. Các nhiễm khuẩn khác: Viêm xương tủy, viêm khớp nhiễm khuẩn. Với những trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram (+), penicilin vẫn là thuốc ưu tiên được chọn, các kháng sinh cephalosporin thế hệ 1 chỉ là thuốc được chọn thứ hai để sử dụng. Chống chỉ định Cefadroxil chống chỉ định với người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin. Liều lượng và cách dùng Cefadroxil được dùng theo đường uống. Có thể giảm bớt tác dụng phụ đường tiêu hóa nếu uống thuốc cùng với thức ăn. Người lớn và trẻ em (> 40 kg): 500 mg - 1 g, 2 lần mỗi ngày tùy theo mức độ nhiễm khuẩn. Hoặc là 1 g một lần/ngày trong các nhiễm khuẩn da và mô mềm và nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng. Trẻ em (< 40 kg): Dưới 1 tuổi: 25 - 50 mg/kg thể trọng/24 giờ, chia làm 2 - 3 lần. Thí dụ: Dùng 125 mg mỗi ngày, chia làm 2 lần cho trẻ 6 tháng tuổi cân nặng 5 kg, hoặc dùng 500 mg mỗi ngày chia làm hai lần, cho trẻ 1 năm tuổi cân nặng 10 kg. Từ 1 - 6 tuổi: 250 mg, 2 lần mỗi ngày. Trên 6 tuổi: 500 mg, 2 lần mỗi ngày. Người cao tuổi: Cefadroxil đào thải qua đường thận, cần kiểm tra chức năng thận và điều chỉnh liều dùng như ở người bệnh suy thận. Người bệnh suy thận: Ðối với người bệnh suy thận, có thể điều trị với liều khởi đầu 500 mg đến 1000 mg cefadroxil. Những liều tiếp theo có thể điều chỉnh theo bảng sau. Chú ý: Thời gian điều trị phải duy trì tối thiểu từ 5 - 10 ngày.  Fortacef 1g (Cefotaxim 1g) Dược lý và cơ chế tác dụng Cefotaxim là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng. Các kháng sinh trong nhóm đều có phổ kháng khuẩn tương tự nhau, tuy nhiên mỗi thuốc lại khác nhau về tác dụng riêng lên một số vi khuẩn nhất định. So với các cephalosporin thuộc thế hệ 1 và 2, thì cefotaxim có tác dụng lên vi khuẩn Gram (-) mãnh hơn, bền hơn đối với tác dụng thủy phân của phần lớn các beta lactamase, nhưng tác dụng lên các vi khuẩn Gram (+) lại yếu hơn các cephalosporin thuộc thế hệ 1 [20]. Cefotaxim dạng muối natri được dùng tiêm bắp. Thuốc hấp thu rất nhanh sau khi tiêm. Nửa đời của cefotaxim trong huyết tương khoảng 1 giờ và của chất chuyển hóa hoạt tính desacetylcefotaxim khoảng 1,5 giờ. Khoảng 40% thuốc được gắn vào protein huyết tương. Nửa đời của thuốc, nhất là của desacetylcefotaxim kéo dài hơn ở trẻ sơ sinh và ở người bệnh bị suy thận nặng. Bởi vậy cần phải giảm liều lượng thuốc ở những đối tượng này. Không cần điều chỉnh liều ở người bệnh bị bệnh gan. Cefotaxim và desacetylcefotaxim phân bố rộng khắp ở các mô và dịch. Nồng độ thuốc trong dịch não tủy đạt mức có tác dụng điều trị, nhất là khi viêm màng não. Cefotaxim đi qua nhau thai và có trong sữa mẹ. Ở gan, cefotaxim chuyển hóa một phần thành desacetylcefotaxim và các chất chuyển hóa không hoạt tính khác. Thuốc đào thải chủ yếu qua thận (trong vòng 24 giờ, khoảng 40 - 60% dạng không biến đổi được thấy trong nước tiểu). Probenecid làm chậm quá trình đào thải, nên nồng độ của cefotaxim và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng