Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát việc dạy tiếng trung khối không chuyên tại khoa ngoại ngữ trường đại họ...

Tài liệu Khảo sát việc dạy tiếng trung khối không chuyên tại khoa ngoại ngữ trường đại học mở tp. hồ chí minh

.PDF
116
52
62

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG KHẢO SÁT VIỆC DẠY TIẾNG TRUNG KHỐI KHÔNG CHUYÊN TẠI KHOA NGOẠI NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH Mã số: T.2014.05.172 Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Lý Uy Hân Tp. Hồ Chí Minh, 6/2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG KHẢO SÁT VIỆC DẠY TIẾNG TRUNG KHỐI KHÔNG CHUYÊN TẠI KHOA NGOẠI NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH Mã số: T.2014.05.172 Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Lý Uy Hân Tp. Hồ Chí Minh, 6/2015 Danh sách thành viên tham gia đề tài 1. ThS. Nguyễn Lý Uy Hân - Chủ nhiệm 2. ThS. Nguyễn Thị Xuân Mai - Thành viên 3. ThS. Lưu Văn Thắng - Thành viên 3 Lời cảm ơn Để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã chấp thuận và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu. Trưởng Khoa Ngoại ngữ TS. Nguyễn Thúy Nga đã cung cấp cho chúng tôi một số thông tin về đề tài nghiên cứu. Qúy Thầy, Cô cơ hữu và thỉnh giảng tại Khoa đã nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ các ý kiến đóng góp quý báu cho chúng tôi trong quá trình thu thập dữ liệu. Phòng Hợp tác và Quản lý Khoa học đã tích cực hỗ trợ chúng tôi hoàn thành thủ tục liên quan. Phòng Tài chính kế toán đã hướng dẫn chúng tôi hoàn tất các thủ tục quyết toán. Các bạn sinh viên đã dành thời gian tham gia trả lời phiếu điều tra. 4 DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Giáo trình và chuẩn đầu ra môn học của một số trường đại học ở Tp.HCM 11 Bảng 2.2: Phân bố nội dung giảng dạy của các lớp căn bản 1 – 5 13 Bảng 2.3: Liệt kê một số đặc điểm của các phương pháp giảng dạy 21 Bảng 3.1: Tóm tắt các giảng viên tham gia nghiên cứu 26 Bảng 3.2: Thời gian và địa điểm thực hiện phỏng vấn 27 Bảng 4.1: Sinh viên tự nhận xét các năng lực nghe – nói – đọc – viết 35 Bảng 4.2: Kết quả khảo sát đánh giá giáo trình của giảng viên 46 Bảng 4.3: Kết quả khảo sát đánh giá giáo trình của sinh viên 54 Bảng 4.4 Sinh viên hệ văn bằng 1 và 2 nhận xét chi tiết về giáo trình 55 Bảng 4.5: Liệt kê các phương pháp giảng dạy của giảng viên 56 Bảng 4.6: Liệt kê các bước triển khai bài giảngcủa giảng viên 59 Bảng 4.7: Kết quả sinh viên đánh giá việc giảng dạy của giảng viên 66 Bảng 4.8: Kết quả sinh viên đánh giá việc tự học của bản thân 68 Bảng 4.9: Tính điểm môn học theo học chế tín chỉ của trường đại học Mở 69 Bảng 4.10: Kết quả sinh viên đánh giá về trang thiết bị, thi cử, sĩ số... 73 5 Quy ước viết tắt CB: căn bản ĐH: đại học GV: giảng viên NPV: người phỏng vấn NTL: người trả lời PPGD: phương pháp giảng dạy SV: sinh viên SVHVB1: sinh viên hệ văn bằng 1 SVHVB2: sinh viên hệ văn bằng 2 Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 6 MỤC LỤC Trang Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1 1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu.................................................................................. 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 4 1.5 Bố cục ........................................................................................................................ 4 Chương 2: Cơ sở lý thuyết 6 2.1 Chuẩn đầu ra ............................................................................................................. 6 2.2 Giáo trình giảng dạy .................................................................................................. 9 2.3 Nội dung giảng dạy và thời lượng giảng dạy .......................................................... 11 2.4 Phương pháp giảng dạy ........................................................................................... 14 2.4.1 Phương pháp giảng dạy ngữ pháp - dịch .............................................................. 18 2.4.2 Phương pháp giảng dạy nghe nói ......................................................................... 18 2.4.3 Phương pháp giảng dạy nghe nhìn ....................................................................... 19 2.4.4 Phương pháp giảng dạy giao tiếp ......................................................................... 19 2.5 Đánh giá kết quả học tập ......................................................................................... 22 2.5.1 Đánh giá quá trình học tập.................................................................................... 22 2.5.2 Việc tự học của sinh viên ..................................................................................... 23 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 25 3.1 Khách thể nghiên cứu .............................................................................................. 25 3.1.1 Giảng viên............................................................................................................. 25 3.1.2 Sinh viên ............................................................................................................... 26 3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 26 3.3 Các loại cứ liệu và trình tự thực hiện nghiên cứu. .................................................. 27 3.3.1 Phiếu khảo sát ....................................................................................................... 27 3.3.1.1 Phiếu khảo sát giảng viên .................................................................................. 28 3.3.1.2 Phiếu khảo sát sinh viên .................................................................................... 28 3.3.2 Phỏng vấn ............................................................................................................. 29 7 3.3.3 Quan sát ................................................................................................................ 30 3.4 Phương pháp phân tích cứ liệu ................................................................................ 30 3.4.1 Phân tích phiếu khảo sát ....................................................................................... 30 3.4.1.1 Phân tích phiếu khảo sát giảng viên .................................................................. 31 3.4.1.2 Phân tích phiếu khảo sát sinh viên .................................................................... 31 3.4.2 Phỏng vấn và quan sát .......................................................................................... 31 Chương 4: Phân tích và diễn giải cứ liệu 32 4.1 Đặc điểm người học................................................................................................. 32 4.1.1 Sinh viên tự nhận xét ............................................................................................ 32 4.1.2 Giảng viên nhận xét .............................................................................................. 36 4.2 Đánh giá giáo trình .................................................................................................. 37 4.2.1 Giáo trình tiếng Trung không chuyên tại đại học Mở Tp.HCM .......................... 37 4.2.1.1 Giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Trung Quốc ............................................... 38 4.2.1.2 Giáo trình Hán ngữ ............................................................................................ 40 4.2.2 Đánh giá của giảng viên ....................................................................................... 41 4.2.3 Đánh giá của sinh viên ......................................................................................... 53 4.3 Tìm hiểu về phương pháp giảng dạy ....................................................................... 56 4.3.1 Các bước triển khai bài giảng ............................................................................... 56 4.3.2 Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy ...................................................................... 60 4.3.3 Quản lý thời gian trên lớp ..................................................................................... 61 4.3.4 Tổ chức và vận dụng các kỹ năng trong giảng dạy .............................................. 62 4.3.5 Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giảng dạy ........................ 64 4.3.6 Đánh giá của sinh viên ......................................................................................... 65 4.4 Đánh giá kết quả học tập ......................................................................................... 69 4.4.1 Đánh giá kết quả học tập tại trường đại học Mở Tp.HCM .................................. 69 4.4.2 Đánh giá kết quả học tập của giảng viên .............................................................. 70 4.4.3 Đánh giá của sinh viên ......................................................................................... 72 4.5 Tiểu kết .................................................................................................................... 73 Chương 5: Kết luận 74 5.1 Kết luận chính về 3 nội dung nghiên cứu ................................................................ 74 5.1.1 Giáo trình .............................................................................................................. 74 8 5.1.2 Phương pháp giảng dạy ........................................................................................ 75 5.1.3 Đánh giá kết quả học tập ...................................................................................... 75 5.2 Gợi ý cho nhà quản lý, giảng viên ........................................................................... 76 5.2.1 Gợi ý cho nhà quản lý........................................................................................... 76 5.2.2 Gợi ý cho giảng viên ............................................................................................ 76 5.3 Giới hạn đề tài nghiên cứu....................................................................................... 77 5.4 Đề xuất nghiên cứu tiếp theo ................................................................................... 78 Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 79 Phụ lục 82 Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát giảng viên ................................................................. 82 Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát Giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Trung Quốc. .... 84 Phụ lục 3: Bảng câu hỏi khảo sát Giáo trình Giáo trình Hán ngữ ................................ 86 Phụ lục 4: Bảng câu hỏi phỏng vấn giảng viên ............................................................. 88 Phụ lục 5: Bảng câu hỏi khảo sát sinh viên ................................................................... 89 Phụ lục 6.1 – 6.6: Dữ liệu khảo sát giảng viên T1 - T6 ................................................ 92 Phụ lục 7.1 – 7.5: Dữ liệu phỏng vấn giảng viên T1 - T5 ............................................. 99 9 THÔNG TIN NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Khảo sát việc dạy tiếng Trung khối không chuyên tại khoa Ngoại ngữ trường đại học Mở Tp.HCM - Mã số: T.2014.05.172 - Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Lý Uy Hân - Đơn vị của chủ nhiệm đề tài: Khoa Ngoại ngữ - Thời gian thực hiện: tháng 3.2014 – 6.2015 2. Mục tiêu: - Trình bày tổng thể môn học tiếng Trung không chuyên. - Nghiên cứu chung về giáo trình; phương pháp giảng dạy; đánh giá kết quả học tập so với các đặc điểm, quy định của môn học trong học chế tín chỉ. 3. Tính mới và sáng tạo: Là nghiên cứu đầu tiên về môn học này tại trường ĐH Mở Tp.HCM và các trường ĐH ở khu vực Tp.HCM. 4. Kết quả nghiên cứu: - Tổng thể về môn học tiếng Trung không chuyên tại trường ĐH Mở Tp.HCM. - Mức độ đáp ứng của giáo trình so với đề cương môn học; Việc triển khai các PPGD chú ý phát huy các kỹ năng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp cho SV; Mức độ đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ. 5. Sản phẩm: - 1 báo cáo kết quả tổng kết - 1 báo cáo tại The 3rd Tesol Conference “Language Teaching in Ho Chi Minh city: Reflections and Directions”. - 1 bài báo đăng tại Tạp chí khoa học trường ĐH Mở Tp.HCM 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng: Kết quả nghiên cứu đưa ra những đề xuất, gợi ý cần thiết về ba nội dung nghiên cứu cho nhà quản lý, giảng viên giảng dạy. 10 INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: - Name of research: Investigation in teaching Chinese as a second language at Faculty of Foreign Languages – Open University HCMC. - Number of research: T.2014.05.172 - Nguyen Ly Uy Han, M.A. - Faculty of : Faculty of Foreign Languages - Research time: from March 2014 to June 2015 2. Objectives: - Presenting in general the matter of teaching Chinese as the second languages. - Researching about the coursebook, teaching methodology, evaluation students’ learning performance in comparision with some characteristics, regulation of the subject in credit learning course. 3. Creativeness and innovativeness: The first research about this subject at Open University HCM as well as other universities at Ho Chi Minh city 4. Research results: - The general insight into this subject at Open University HCMC. - The level of suitabililty of the coursebook in comparision with the syllabus; teaching methodology emphasizes in the language skills, the ability of communication; the level of evaluation learning result in credit training. 5. Products: - 1 final report. - 1 report at the The 3rd Tesol Conference “Language Teaching in Ho Chi Minh city: Reflections and Directions”. - 1 journal posted in the Science Magazines of Open University HCMC. 6. Effects, tranfer alternatives of research results anh applicability: The findings of the research suggests some necessary proposal about three contents of the research, which are appliable for the manager, lecturer. 11 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu Tiếng Trung là ngoại ngữ có số lượng người học nhiều và có lịch sử gắn bó lâu năm nhất so với các ngoại ngữ khác ở Việt Nam. Sự thăng trầm trong lịch sử phát triển của nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: văn hóa truyền thống; mối quan hệ và tương thuộc về kinh tế, chính trị giữa hai nước... Nhìn chung, tiếng Trung là ngoại ngữ duy nhất ở Việt Nam, mà người học không chỉ sử dụng trong các hoạt động kinh tế - văn hóa với các nước sử dụng tiếng Trung, mà còn có thể sử dụng trong giao tiếp, kinh doanh với bộ phận đáng kể người Hoa đang sinh sống tại Việt Nam, có gắn kết khá sâu sắc về văn hóa và kinh tế. Từ năm 1990 khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tiếng Trung bắt đầu được đưa vào giảng dạy ở các trường cao đẳng và đại học trong cả nước trong cả hai chương trình: cử nhân và không chuyên 1. Hiện nay, ở khu vực Tp.HCM có 6 trường ĐH là trường ĐH Sư phạm Tp.HCM; trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM; trường ĐH Tôn Đức Thắng; trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học Tp.HCM, trường ĐH Nguyễn Tất Thành và trường ĐH Mở Tp.HCM có chương trình đào tạo cử nhân ngôn ngữ Trung Quốc. Ngoài ra, nó còn được xem là ngoại ngữ không chuyên trong chương trình đào tạo cử nhân ngoại ngữ (chủ yếu là SV ngành ngôn ngữ Anh chọn học) ở nhiều trường đại học và cao đẳng khác. Trong Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” và Thông tư về khung đề án năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ ngày 16 tháng 3 năm 2014, tuy không trực tiếp đề cập từng ngoại ngữ cụ thể, nhưng ở cách nhìn chung của xã hội và của ngành giáo dục thì trước tiên và chủ yếu đề cập đến tiếng Anh. Riêng việc đào tạo ngoại ngữ không chuyên, cụ thể là tiếng Trung của chương trình cử nhân hệ đại học ngành ngôn ngữ Anh tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn 1 Trong bài viết chúng tôi sử dụng từ “không chuyên” để chỉ “ngoại ngữ phụ”, “ngoại ngữ thứ hai”. 12 Tp.HCM hiện nay chưa có khung chuẩn quy định về chất lượng đầu ra cho môn học. Bản thân mỗi trường chỉ đề cập đến nó một cách chung chung, sơ lược trong chương trình đào tạo và (hoặc) đề cương môn học (chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề này ở chương II). Tại trường đại học Mở Tp.HCM, khoa Ngoại ngữ được thành lập vào năm 1990 đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh, đây cũng là tiền đề của việc dạy tiếng Trung như một ngoại ngữ không chuyên. SV ĐH ngành Ngôn ngữ Anh bắt buộc chọn học tiếng Trung hoặc tiếng Pháp là ngoại ngữ không chuyên. Chúng tôi tạm chia quá trình quản lý tiếng Trung không chuyên ở trường ĐH Mở Tp.HCM như sau: Xét về quản lý hành chính, từ năm 1990 - 2011 khoa Ngoại ngữ quản lý, từ năm 2011 đến hiện nay Ban Cơ Bản quản lý. Xét về phụ trách chuyên môn, giai đoạn từ năm 1990 - 2005 do các GV thỉnh giảng phụ trách; Và giai đoạn từ năm 2005 - thời điểm nhà trường chính thức có chuyên ngành đào tạo cử nhân ngôn ngữ Trung Quốc - đến hiện nay, do các GV cơ hữu khoa Ngoại ngữ (hoặc trong một giai đoạn ngắn do GV bán cơ hữu) phụ trách. Từ năm 2011 khoa Ngoại ngữ hỗ trợ về chuyên môn cho Ban Cơ Bản. Đối với việc nghiên cứu giảng dạy hay học tập ngoại ngữ, phần nhiều các đề tài đã nghiên cứu về ngôn ngữ Anh, đơn cử có Bảo Đạt (2008): Dimenssions of English coursebook in Southeast Asia, Nguyễn Thanh Tùng (2010): Tính tự chủ của người học trong đào tạo tín chỉ tại khoa Ngoại ngữ trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Hoài Minh (2011): Đánh giá tài liệu học tập và hiệu quả sử dụng tài liệu học tập các môn Đọc và Viết của chương trình đào tạo tiếng Anh chính quy tại trường ĐH Mở Tp.HCM… Đối với ngành ngôn ngữ Trung Quốc có một đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của Nguyễn Phước Lộc (2013): Đổi mới phương pháp giảng dạy và xây dựng chương trình môn nghe hiểu hệ cử nhân tiếng Trung Quốc. Riêng tiếng Trung không chuyên, tính đến thời điểm tháng 12 năm 2014, tại trường Đại học Mở Tp.HCM có duy nhất đề tài SV nghiên cứu khoa học cấp trường Khảo sát hoạt động học tiếng Trung không chuyên của SV khoa Ngoại ngữ do nhóm SV Lâm Thanh Phương chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc thực hiện được nghiệm thu vào tháng 4 năm 2014. Ở phạm vi rộng hơn, chúng tôi chưa tìm thấy công trình nghiên cứu chuyên biệt nào đã được nghiệm thu từ phía các GV của các trường đại học, cao đẳng khác ở khu vực phía Nam. Vì vậy, những vấn đề chung hay cụ thể về môn học, nhìn từ góc độ 13 người dạy và người học đều chưa được đào sâu nghiên cứu, khảo sát ở tất cả các phương diện. Đề tài nghiên cứu này được bắt nguồn từ những buổi thảo luận cá nhân giữa chủ nhiệm đề tài với một số GV tham gia giảng dạy tại khoa Ngoại ngữ, mong muốn tìm hiểu tổng quát về việc giảng dạy môn học này từ góc độ đánh giá của GV, qua đó hy vọng nó sẽ là kênh tổng hợp để nhà trường tham khảo công việc quản lý và GV nhận thấy rõ hơn việc giảng dạy của mình. Ngoài ra, chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần đề xuất, gợi ý một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy. Nội dung nghiên cứu còn rất mới, đó là lý do chính tạo cho nhóm nghiên cứu chúng tôi nhiều hứng thú, bắt tay vào nghiên cứu môn học đã có quá trình lịch sử giảng dạy tương đối lâu nhưng thiếu những dữ liệu nghiên cứu cụ thể, cần thiết. 1.2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu Xuất phát từ vấn đề được trình bày ở mục trên, bài nghiên cứu chủ yếu khảo sát tổng quan về giảng dạy tiếng Trung không chuyên, chú trọng tập trung tìm hiểu 3 nội dung sau:  Đánh giá tổng quát về giáo trình;  Tìm hiểu các phương pháp giảng dạy đã được triển khai;  Đánh giá kết quả học tập. Từ 3 nội dung nghiên cứu này, đề tài mong muốn có đánh giá bước đầu khách quan về việc giảng dạy đối với môn học tiếng Trung không chuyên tại khoa Ngoại ngữ trường ĐH Mở Tp.HCM từ sau khi chuyển đổi sang bộ giáo trình mới từ năm học 2012 - 2013 cho đến nay. Dựa vào kết quả nghiên cứu, chúng tôi (hy vọng) sẽ đề xuất, gợi ý các điều chỉnh, bổ sung liên quan việc giảng dạy môn học đặc thù này, giúp nó phát triển đúng với những kỳ vọng của người dạy và người học, và gợi ý điều chỉnh nội dung môn học nhằm đáp ứng quy định chuẩn đầu ra (phù hợp). 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để trả lời 3 câu hỏi chính của đề tài, nhóm chúng tôi tập trung vào các câu hỏi:  Phân tích giáo trình có đáp ứng được mong muốn của người dạy và cả người học, có đáp ứng được chuẩn đầu ra của môn học;  Các PPGD được triển khai có thể hiện được những ưu điểm của nó (bao gồm vấn đề hợp tác tự học của SV);  Việc thi cử tiến hành như hiện nay có đáp ứng được mục tiêu môn học. 14 Các công việc nghiên cứu cụ thể như sau: (1) Về phía GV: Phát phiếu khảo sát, quan sát giờ giảng trên lớp và tiến hành phỏng vấn để làm rõ thêm một số nội dung chi tiết ( xem mẫu phụ lục 1, 2, 3, 4). (2) Về phía SV: Phát phiếu khảo sát đánh giá chung về môn học (xem phụ lục 5). 1.4 Phạm vi nghiên cứu Các GV chỉ đánh giá, bàn luận về 3 nội dung đã đề cập của các khóa đào tạo từ 2012 – 2013 của SVHVB1 và SVHVB2. Khóa học có thay đổi giáo trình giảng dạy, từ bộ giáo trình Giáo trình Hán ngữ (汉语教程): tập 1 (quyển thượng và hạ) đến tập 2 (quyển thượng và một phần hạ) của nhà xuất bản Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh sang áp dụng kết hợp 2 bộ giáo trình Đàm thoại 301 câu tiếng Trung Quốc (汉语会话 301 句 ) của nhà xuất bản Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh với một phần của Giáo trình Hán ngữ tập 2 (quyển hạ) cũng của nhà xuất bản này. Mục đích của việc thay đổi giáo trình là nhằm chú trọng phát triển kỹ năng nghe - nói cho SV ở giai đoạn sơ cấp và đọc – viết ở giai đoạn hậu sơ cấp - tiền trung cấp. GV chỉ dạy qua tiếng Trung một học kỳ hay SV hệ đại học chính quy các khóa từ năm 2011-2012 về trước, SV hệ đào tạo liên thông cao đẳng lên đại học, và SV thuộc các khoa khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. 1.5 Bố cục Bài nghiên cứu được chia thành năm chương:  Chương 1 giới thiệu tổng quan vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, phạm vi nghiên cứu và bố cục.  Chương 2 trình bày cơ sở lý luận trên cơ sở tìm hiểu các nội dung liên quan việc giảng dạy: chuẩn đầu ra, giáo trình, nội dung giảng dạy và thời lượng giảng dạy, lý thuyết PPGD, đánh giá kết quả học tập, lý thuyết vấn đề tự học để hình thành nên các tiêu chí khảo sát, quan sát lớp học, phỏng vấn và xây dựng bảng câu hỏi nhằm phân tích, diễn giải các nội dung nghiên cứu.  Chương 3 mô tả phương pháp nghiên cứu của đề tài. Lý giải các loại cứ liệu, phương pháp thu thập những loại cứ liệu này cùng với phần miêu tả nơi tiến hành nghiên cứu và người tham gia nghiên cứu. 15  Chương 4 nhóm nghiên cứu trình bày và phân tích các dữ liệu thu thập được từ các phiếu khảo sát, phỏng vấn các GV, các giờ quan sát lớp học cũng như từ bảng khảo sát SV để trả lời các câu hỏi nghiên cứu.  Chương 5 tổng kết 3 câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở chương 1 và những đề xuất cần lưu ý từ góc độ quản lý, giảng dạy, đồng thời đưa ra những gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo. 16 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trong chương 1, nhóm đã giới thiệu tổng quan về lĩnh vực tiến hành nghiên cứu với mục tiêu trọng tâm là tìm hiểu  Giáo trình;  Các PPGD;  Đánh giá kết quả học tập. Ở chương 2 này, để làm rõ những mục tiêu trọng tâm trên, chúng tôi đề cập đến 6 nội dung xoay quanh việc giảng dạy bao gồm Nội dung giảng dạy và thời lượng giảng dạy, Giáo trình giảng dạy, Chuẩn đầu ra, Phương pháp giảng dạy, Vấn đề tự học, Đánh giá thi cử làm cơ sở lý thuyết cho 3 mục tiêu nghiên cứu trên. Do phần nhiều nền tảng của cơ sở lý luận dạy tiếng Trung như một ngoại ngữ tại Trung Quốc bắt nguồn từ các cơ sở lý luận giảng dạy ngoại ngữ tiếng Anh của các học giả phương Tây như L. Bloomfiel, H. Ollendorff, David Nunan, JamesT. Asher, C. Gattegno, J. S. Bruner, Theodore S. Rodgers, D. A. Wilins, L. G. Alexander, Richards, T. C & Rodgers, T. S, T., Ellis R., Johnson, R. K., River, W. M., M. West… nên trong bài nghiên cứu chúng tôi trình bày cơ sở lý luận của các học giả phương Tây kết hợp cách đánh giá, điều chỉnh của các học giả Trung Quốc như 吕必松 (Lü Bi-song), 刘珣 (Liu Xun), 周小兵 (Zhou Xiao-bing), 姜丽萍 (Jiang Li-ping), 赵金铭 (Zhao Jinming),李海燕 (Li Hai-yan), 刘德联 (Liu De-lian), 雷岚 (Lei-lan), 周雪林 (Zhou Xue-lin), … cho phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ này. Ngoài ra, chúng tôi sẽ đề cập đến một số vấn đề liên quan đến việc giảng dạy tiếng Trung không chuyên của một số trường ĐH ở Tp.HCM, nhằm có cái nhìn tổng thể hơn về vấn đề nghiên cứu. 2.1 Chuẩn đầu ra Theo công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22.04.2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo: Chuẩn đầu ra là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người 17 học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo.1 Đối với môn học cụ thể, chuẩn đầu ra được ghi trong mục tiêu của đề cương môn học, với môn ngoại ngữ thường gồm 2 nội dung cần đạt được: lý thuyết và thực hành. Sự thay đổi chuẩn đầu ra tác động trực tiếp đến hoạt động giảng dạy và học tập, tức các phương pháp giảng dạy và học tập được sử dụng để đáp ứng chuẩn đầu ra. Cụ thể theo Edward (2007), chuẩn đầu ra dự định (Intended learning outcomes) liên quan mật thiết, đồng bộ với các hoạt động dạy và học (Teaching and learning activities), đánh giá (Assessment). Vậy chuẩn đầu ra của môn học là một nội dung không tách rời của một chương trình đào tạo, tức để hoàn thành được chương trình đào tạo, về phía GV phải tổ chức các hoạt động dạy thích hợp với đề cương môn học, về phía SV phải hoàn tất được học phần môn học theo quy định. Tại trường ĐH Mở Tp.HCM, mục tiêu đào tạo tiếng Trung không chuyên được ghi tại chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo cử nhân ngôn ngữ Anh của ba chuyên ngành Biên phiên dịch, Tiếng Anh thương mại và Phương pháp giảng dạy: “SV ra trường sẽ đạt trình độ tương đương trung cấp (một trong năm ngoại ngữ: tiếng Pháp, tiếng Hoa…”.2 Nhìn chung các trường ĐH ở Tp.HCM quy định chuẩn đầu ra môn học ở trình độ tương đương chứng chỉ B (trường ĐH Sư phạm Tp.HCM, trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học Tp.HCM không ghi điều này). Cụ thể: Trường ĐH Sư Phạm TpHCM: “Có khả năng sử dụng một ngoại ngữ khác tiếng Anh trong giao tiếp cơ bản, có thể đọc và dịch được tài liệu chuyên ngành”3. Trường ĐH Tôn Đức Thắng: “chứng chỉ B tiếng Pháp/Trung” 4. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM: “Ngoại ngữ 2 trình độ B” 5. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: “chứng chỉ B quốc gia tiếng Trung” 6. Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học Tp.HCM: “tương đương HSK cấp độ 3” – chúng tôi có được thông tin bằng cách gọi điện liên lạc hỏi giảng viên của trường này. 1 http://www.moet.gov.vn/?page=1.19&view=2244 http://www.ou.edu.vn/pages/cong-khai-giao-duc.aspx 3 https://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=8155&Itemid=6322&lang=vi&si te=0 4 http://pdt.tdt.edu.vn/images/stories/Chuandaura/18_cdr_dh_tieng-anh_f.jpg 5 http://hcmussh.edu.vn/Default.aspx?ArticleId=6fe36318-4f0d-4e02-b0c7-461cae70ac2d 6 http://phongdaotao1.ntt.edu.vn/NewsDetail.aspx?NewsID=670 2 18 Đây được xem là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng mà SV phải đạt được sau khi kết thúc môn học. Như vậy, quy định chuẩn đầu ra này của trường ĐH Mở Tp.HCM, nhìn chung tương đương với quy định chuẩn đầu ra của các trường đại học đã đề cập, ngoại trừ trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học Tp.HCM không quy định trong đề cương. Hiện nay, nhìn chung ở mỗi trường, việc miễn giảm môn học này có những quy định khác nhau. Riêng tại trường ĐH Mở TpHCM, SV được miễn giảm tiếng Trung không chuyên khi nộp chứng chỉ ngoại ngữ tương đương. Cụ thể: Khóa 2012 về trước, SVHVB1 nộp chứng chỉ B tiếng Trung vào trước học kì 7 của học kỳ chính thức. SVHVB 2 nộp chứng chỉ A tiếng Trung vào trước học kì 5 thì được xét miễn học tiếng Trung không chuyên. Tuy nội dung giảng dạy, giáo trình học tập, thời lượng môn học giữa hai hệ đào tạo theo quy định là giống nhau nhưng việc miễn môn học có khác nhau. Khóa 2013 trở đi, SV thực hiện theo nội dung tại Quyết định số 774/QĐ-ĐHM ngày 30 tháng 07 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Tp. HCM Quy định miễn giảm môn học, ban hành kèm theo quyết định số 577 /QĐ-ĐHM ngày 14 tháng 8 năm 2013 của Hiệu trưởng trường ĐH Mở Tp.HCM bổ sung một số điều: “chứng chỉ năng lực tiếng Hoa – HSK, chứng chỉ quốc gia A, B (HSK 2, chứng chỉ quốc gia A: Miễn tiếng Hoa 1,2,3; HSK 3, chứng chỉ quốc gia B: Miễn tiếng Hoa 1,2,3,4,5” . 1 Quyết định trên quy định cụ thể về giảm và miễn môn học. SV được xét miễn giảm 3 cấp độ lớp từ CB1 đến CB3 nếu nộp chứng chỉ A quốc gia hoặc chứng chỉ HSK 2 cấp 2 và được xét miễn giảm cả môn học nếu nộp chứng chỉ B quốc gia hoặc chứng chỉ HSK cấp 3. Tại điểm 3, điều 7 chương II của công văn trên quy định: “SV nộp chứng chỉ hợp lệ vào đầu mỗi học kỳ, trước khi kết thúc thời gian đăng ký môn học của học kỳ kế tiếp”, như vậy miễn giảm môn học giữa hai hệ đào tạo chính quy bằng 1 và bằng 2 thống nhất, và không quy định đơn vị cấp chứng chỉ. Nếu xét theo khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ Châu Âu do Han Ban quy đổi và được Bộ Giáo 1 http://www.ou.edu.vn/xdvd/VanBanQuyDinh/774%20QDDHM %20ve%20viec %20dieu%20chinh%20mien%20 Giam%20mon%20hoc.pdf 2 HSK: 汉语水平考试 (Hanyu Shuiping Kaoshi) do Ủy ban Khảo thí năng lực Hán ngữ của Trung Quốc gọi tắt là Han Ban cấp có giá trị trên toàn thế giới, thời gian chứng chỉ được công nhận là 2 năm. 19 dục và Đào Việt Nam áp dụng, mức độ B1 (giao tiếp độc lập trong một số tình huống hạn chế) tương ứng với HSK cấp 3. Việc xét miễn giảm môn học không thấy đề cập đến chứng chỉ Năng lực Hoa ngữ (TOCFL) của Đài Loan. 2.2 Giáo trình giảng dạy Tài liệu học tập là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến tiến trình giảng dạy. Khái niệm tài liệu trong bài nghiên cứu theo nghĩa bao gồm giáo trình giảng dạy trực tiếp (教科书) và tất cả những công cụ hỗ trợ trực tiếp, gián tiếp phục vụ việc dạy và học như các loại sách (tham khảo, bổ trợ…), bài giảng đa phương tiện…, phù hợp với mục đích của chương trình đào tạo và mục đích đề cương môn học. Jack và Willy (2002) cho rằng thông thường GV (hoặc SV) sẽ phản ứng dựa vào mức độ những tài liệu học tập đáp ứng được sự tin tưởng và mong đợi của họ. Trong đó quan trọng hơn hết là giáo trình được sử dụng trực tiếp. Theo 吕必松 (1996: 46): “Giáo trình là căn cứ cơ bản và chủ yếu để giảng dạy trên lớp, muốn nâng cao chất lượng giảng dạy trên lớp thì cần có giáo trình lý tưởng (理想的教材), đó là giáo trình kích thích được hứng thú học tập và nhiệt tình học tập của người học, dễ dạy và dễ học” 1. Theo đó, để hoạt động giảng dạy có chuyển biến hay thay đổi cần chú trọng vào giáo trình được sử dụng, 姜丽萍 (2009: 15) “... PPGD trước hết do nội dung giảng dạy quyết định” (... 教学方法首先是由教学内容决定的). Và 刘珣 (2013: 312) nhấn mạnh thêm: “... giáo trình còn là căn cứ để tiến hành thi cử”. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng (2009) dẫn lại “Giáo trình kiểm soát nội dung, phương pháp và tiến trình học tập. Triết lý giáo dục trong giáo trình sẽ ảnh hưởng đến lớp học và quá trình học.” Celce & Murcia (2001) đưa ra những tiêu chí để đánh giá giáo trình, đáng chú ý là giáo trình phải đáp ứng được nhu cầu của người học với 3 thành phần: nội dung, ví dụ và bài tập giúp người học nắm được kiến thức trong giáo trình. Và một phần rất quan trọng khác đó là sự phù hợp của giáo trình đối với người dạy. Đồng quan điển với Celce và Murcia, tác giả McGrath, Ian (2002: 302-307) cũng cho rằng, giáo trình giảng dạy phải có nhiều chủ đề mang tính sâu và rộng, có nhiều minh họa cũng như ví dụ, có nhiều bài tập ứng dụng hỗ trợ cho GV và SV. 1 吕必松 : 《对外汉语教学概论》(讲义) wenku.baidu.com/view/8466c350ad02de80d4d84029. html 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng