Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tuyến điểm du lịch hà nội- ninh bình- thanh hóa- nghệ an- hà nội...

Tài liệu Khảo sát tuyến điểm du lịch hà nội- ninh bình- thanh hóa- nghệ an- hà nội

.DOC
56
277
100

Mô tả:

Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 LỜI TỰA Du lịch là “ sứ giả của hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia và dân tộc”. Trên thế giới, du lịch hiện được xem là một trong những nghành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó mang lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu và khu vực hóa. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã đặt ra mục tiêu “từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ khu vực. Phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có nghành du lịch phát triển trong khu vực”. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 cũng xá định mục tiêu sau nam 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có nghành du lịch phát triển trong khu vực; phát triển nhanh dịch vụ du lịch chất lượng cao; đảm bảo quan hệ hài hòa giữa phát triển du lịch và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa. Bên cạnh đó việc đào tạo cán bộ công nhân viên của nghành du lịch đang được nước ta hết sức quan tâm, những học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp về ngành du lịch ngày càng được quan tâm, chú ý và dược dành khá nhiều chế độ đào tạo đặc biệt. Ngoài khối lượng kiến thức được truyền tải trên lớp qua sách vở, báo chí, kênh thông tin đại chúng thì những chuyến đi thực tế là không thể thiếu, chỉ khi đi thực tế chúng ta mới hiểu bản chất, được cụ thể hóa vấn đề được học. Kinh nghiệm thực tế qua những chuyến đi rất cần cho sinh viên du lịch để làm quen với công việc của mình sau này, giúp cho sinh viên củng cố được rất nhiều kiến thức hình thành nên ý tưởng định hình cho công việc sau này. Đáp ứng yêu cầu cấp bách trên, để đào tạo sinh viên theo chiều sâu, giúp sinh viên cọ sát với thực tế, vừa qua khoa du lich trường đại học dân 1 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 lập Đông Đô đã kết hợp với công ty du lịch Nam Việt tổ chức cho sinh viên khóa 15 khoa du lịch đi thực tế khảo sát tuyến điểm du lịch “Hà Nội- Ninh Bình- Thanh Hóa- Nghệ An- Hà Nội” từ ngày 31/3 – 4/4/2012. Qua chuyến đi thực tế, sinh viên đã học được rất nhiều kiến thức bổ ích, mở rộng tầm hiểu biết. Với trình độ và nhận thức còn có hạn, do vậy bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, rất mong thầy cô và các bạn giúp đỡ, góp ý kiến để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. 2 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 MỤC LỤC Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục đích và ý nghĩa 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Cấu trúc Chương 1 : Chương trình tour và cấu tạo giá 1.Chương trình tour 2.Cấu tạo giá Chương2 : Tiềm năng và thực trạng tuyến điểm 1. Hà Nam 1.1. Vị trí 1.2. Dân số và diện tích 1.3. Tài nguyên du lịch 2. Ninh Bình 2.1. Sơ lược về tỉnh Ninh Bình 2.2. Điểm tham quan 2.2.1. Nhà thờ đá Phát Diệm 2.2.2. Khu du lịch sinh thái Tràng An 2.2.3. Chùa Bái Đính 3. Thanh Hóa 3.1. Sơ lược về tỉnh Thanh Hóa 3.2. Điểm tham quan 3.2.1. Đền Bà Triệu 3.2.2. Bãi biển Sầm Sơn 3 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 3.2.3. Hòn Trống Mái 3.2.4. Đền Độc Cước 3.2.5. Núi Trường Lệ 3.2.6. Thành nhà Hồ 4. Nghệ An 4.1. Sơ lược về tỉnh Nghệ An 4.2. Điểm tham quan 4.2.1. Đền Cuông 4.2.2. Bãi biển Cửa Lò 4.2.3. Mộ bà Hoàng Thị Loan 4.2.4. Hoàng Trù : Quê ngoại Bác Hồ 4.2.5. Làng Sen : Quê nội của Bác Chương 3 : Đánh giá tuyến điểm và nhận xét tổ chức tour 1. Đánh giá tuyến điểm 2. Nhận xét tổ chức tour 2.1. Đánh giá chất lượng dịch vụ của chuyến đi 2.2. Ưu điểm và nhược điểm Kết luận Tài liệu tham khảo 4 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ năm 1990 đến nay, du lịch Việt Nam phát triển nhanh. Nghị quyết 45/CP ngày 22/6/1993 đã khẳng định “ Du lịch là 1 nghành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển nghành du lịch, do đó lượng khách du lịch nội địa và quốc tế cũng như doanh thu du lịch tăng lên một cách đáng kể. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật và đào tạo cán bộ công nhân viên du lịch, trong đó có cán bộ quản lí kinh doanh du lịch có trình độ Đại học là cấp bách. Nhận thức được tầm quan trọng đó, cũng như nhiều trường Đại học trên cả nước, trường Đại học Đông Đô đã tổ chức cho sinh viên đi khảo sát thực tế với tour du lịch Hà Nội – Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An, đây là một trong những tuyến điểm du lịch quan trọng ngày càng thu hút nhiều khách du lịch, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế như công tác quản lí, vấn đề môi trường….Vì vậy, việc nghiên cứu đè tài này là một vấn đề cấp bách nhằm đưa du lịch của vùng phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch mà vùng hiện có. 2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài. Một chuyến đi thực tế khảo sát tour, tuyến, điểm du lịch yêu cầu sinh viên phải từ thực tế mà thiết lập được cung đường, lịch trình, thời gian cho chuyến đi. Bên cạnh đó sinh viên cũng cần phải hiểu biết, nắm bắt được các tài nguyên du lịch, các nét đặc sắc và giá trị của những nơi đi qua khảo sát. Mục tiêu và ý nghĩa của chuyến đi đặt ra là sau khi kết thúc, sinh viên nắm được những kĩ năng nghề như xây dựng lịch trình, nắm bắt được tuyến 5 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 điểm, trau dồi, áp dụng được những lí thuyết đã học, rút ra bài học cho riêng mình, đánh giá được chất lượng của chuyến đi và đặc biệt với sinh viên nghành văn hóa du lịch là khả năng hướng dẫn trên lịch trình đã khảo sát. Tất cả những nội dung, yêu cầu này được thể hiện tóm tắt qua báo cáo khảo sát sau khi hoàn thành chuyến đi thực tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hà Nội – Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An là một trong những tuyến điểm du lịch mới vô cùng quan trọng của du lịch Việt Nam. Từ Hà Nội tới Nghệ An, với nhiều điểm, trung tâm dun lịch lớn, nổi tiếng với những di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan đã và đang được đưa vào khai thác cho hoạt động du lịch. Chuyến khảo sát có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này là cơ hội để sinh viên có dịp nghiên cứu, học tập, tìm hiểu một cách thực tế nhất, lượng kiến thức to lớn về dải đất đầy tiềm năng du lịch này. 4. Phương pháp nghiên cứu Bằng phương pháp nghiên cứu trực tiếp, cọ sát thực tế, nghe, quan sát kết hợp ghi chép lại tất cả những gì mắt thấy tai nghe bằng hình ảnh cũng như giấy, bút làm tư liệu. Học hỏi trực tiếp kinh nghiệm nghề nghiệp qua hướng dẫn viên giúp sinh viên dễ dàng hình dung về công việc của mình hơn. 5. Kết cấu báo cáo Báo cáo gồm : - Phần mở đầu - Chương 1 : Chương trình tour và giá tour - Chương 2 : Tiềm năng và thực trạng tuyến điểm - Chương 3 : Đánh giá tuyến điểm và nhận xét tổ chức tour 6 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 CHƯƠNG 1 CHƯƠNG TRÌNH TOUR VÀ CẤU TẠO GIÁ 1. Lịch trình tour: Hà Nội – Cửa Lò – Quê Bác – Sầm Sơn – Thành nhà Hồ Nhà thờ đá Phát Diệm – Tràng An – Bái Đính – Hà Nội (Thời gian: 5 ngày 4 đêm – Phương tiện: ô tô) Ngày thứ nhất: Hà Nội – Cửa Lò Sáng 6h30 Hướng dẫn viên cùng xe đón quý khách tại điểm quy định khởi hành đi Nghệ An. Quý khách ăn sáng tại Phủ Lý. Trên đường đi, quý khách ghé thăm đền Bà Triệu (Thanh Hóa). 13h30 Quý khách ăn trưa tại nhà hàng Đức Tài (Cầu Giát – Quỳnh Lưu). Chiều 14h30 Xe đưa quý khách đi Cửa Lò. Quý khách nhận phòng tại khách sạn Hoàng Lan. 18h30 Quý khách ăn tối tại khách sạn Ngọc Hải. Sau đó tự do dạo bãi biển, hoặc thuê xe đạp đôi, xe điện đi tham quan thị xã Cửa Lò. Ngày thứ hai: Cửa Lò – Quê Bác Sáng Quý khách tự do ăn sáng. 7h15 Xe đưa quý khách đi thăm Quê Bác (Quê Nội – Quê Ngoại – Mộ bà Hoàng Thị Loan). Chiều 12h30 Quý khách ăn trưa tại khách sạn Ngọc Hải. 14h00 Quý khách tham dự chương trình Team Building trên biển do công ty du lịch tổ chức. 7 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 18h30 Quý khách ăn tối tại khách sạn Ngọc Hải. Ngày thứ ba: Cửa Lò – Sầm Sơn Sáng Quý khách tự do ăn sáng. 7h30 Quý khách làm thủ tục trả phòng. 8h00 Xe đưa quý khách khởi hành về Sầm Sơn. Trên đường đi, quý khách ghé thăm đền Cuông, nơi thờ An Dương Vương. 11h30 Quý khách ăn trưa tại nhà hàng Ngọc Thuận. 12h30 Xe đưa quý khách đến Sầm Sơn. Quý khách nhận phòng tại khách sạn Đại Nam II Chiều 14h30 Xe đưa quý khách đi thăm hòn Trống Mái, đền Độc Cước. 18h30 Quý khách ăn tối tại khách sạn. 20h00 Quý khách tham dự chương tình Gala Dinner do công ty du lịch tổ chức. Ngày thứ tư: Sầm Sơn – Thành Nhà Hồ - Nhà thờ đá Phát Diệm – Ninh Bình Sáng Quý khách tự do ăn sáng. 7h30 Quý khách làm thủ tục trả phòng. 8h00 Xe đưa quý khách đi tham quan Thành nhà Hồ (Di sản Văn hóa Thế giới) Chiều 13h00 Quý khách ăn trưa tại nhà hàng Cơm phở Huế 14h00 Xe khởi hành đưa quý khách đi tham quan nhà thờ đá Phát Diệm. 17h30 Xe đưa quý khách về thành phố Ninh Bình. Quý khách nhận phòng và nghỉ ngơi tại khách sạn Thanh Lợi. 19h15 Quý khách ăn tối tại nhà hàng bia Na Da 999. 8 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 Ngày thứ năm: Ninh Bình – Tràng An – Chùa Bái Đính – Hà Nội Sáng 7h00 Quý khách làm thử tục trả phòng và tự do ăn sáng. 7h30 Xe khởi hành đưa quý khách đi tham quan khu du lịch sinh thái Tràng An. Chiều 11h30 Quý khách ăn trưa tại nhà hàng Mai Trang. 12h30 Xe đưa quý khách đi tham quan chùa Bái Đính. 15h45 Xe khởi hành về Hà Nội. 17h30 Xe đưa quý khách về tới 20A Tôn Thất Tùng. Hướng dẫn viên chia tay đoàn. Kết thúc chương trình tham quan thực tế. 2. Cấu tạo giá: GIÁ TOUR GIÁ TRỌN GÓI CHO 01 KHÁCH: 1.850.000 VND (Giá trên áp dụng cho đoàn từ 110 khách trở lên) Mức giá bao gồm: Đơn vị tính: VNĐ Chi phí cả S TT Chi Khoản mục – Chi Phí từng người phí đoàn (116 người) 9 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 5 Dịch vụ vận chuyển 850.000 40.0 98.600.00 0 00/9 bữa 62.6 40.0 001 3 Dịch vụ lưu trú 260.000 Dịc 30.160.00 0 h vụ ăn uốn g 2 Trong đó: + Khách sạn Hoàng Lan (Cửa Lò) 140.000/ 2 đêm + Khách sạn Đại Nam II (Sầm Sơn) 16.240.00 0 60.000/ 1 6.960.000 60.000/ 1 6.960.000 100.000 11.600.00 đêm + Khách sạn Thanh Lợi 2 (Ninh Bình) đêm Vé tham quan Tràng An 0 5 Hướng dẫn viên 90.000 10.440.00 0 7 Trong đó: + Hướng dẫn viên công ty + Hướng dẫn viên tại điểm Bảo hiểm du lịch Tổng chi phí 10 40.000 50.000 10.000 214.600.0 5.800.000 4.640.000 1.160.000 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 1.850.000 00 Không bao gồm: Chi phí cá nhân, đồ uống tại các bữa ăn, điện thoại, thuế VAT,.... CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TUYẾN ĐIỂM 1. Hà Nam 11 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 1.1. Vị trí Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Phía bắc tiếp giáp với Hà Nội, phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía nam giáp tỉnh Ninh Bình, đông nam giáp tỉnh Nam Định và phía tây giáp tỉnh Hòa Bình. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội. 1.2. Diện tích, dân số Diện tích: 823,1 km² Theo điều tra dân số 01/04/2009 Hà Nam có 785.057 người, giảm so với điều tra năm 1999 (811.126 người), chiếm 5,6% dân số đồng bằng sông Hồng, mật độ dân số 954 người/km². 91,5% dân số sống ở khu vực nông thôn và 8,5% sống ở khu vực đô thị. Dân cư đô thị chủ yếu ở thành phố Phủ Lý và các thị trấn: Hòa Mạc, Đồng Văn, Quế, Vĩnh Trụ, Bình Mỹ, Kiện Khê. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên năm 1999 là 1,5%. 1.3. Tài nguyên du lịch 12 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 Hà Nam tiếp giáp với các khu du lịch lân cận như Tam Cốc, Bích Động thuoovh Ninh Bình, chùa Hương của Hà Tây, Phủ Giầy, đền Bảo Lộc và khu nghỉ mát Thịnh Long của Nam Định với bán kính không lớn. Đó là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch của tỉnh. Nguồn tài nguyên du lịch cũng khá phong phú, đa dạng bao gồm : Tài nguyên du lịch tự nhiên : Đó là các hang động kast ở vùng núi đá vôi với những hình thù lạ mắt, lấp lánh nhiều màu sắc của nhũ đá tự nhiên như đưa du khách tới nơi tiên cảnh. Hầu như các dãy núi đều nằm bên song tạo ra khung cảnh nên thơ, sơn thủy hữu tình. Tiêu biểu như Ngũ Động Thi Sơn, hang Luồn, động Vồng, khu Bát Cảnh Tiên, hồ Tam Chúc… Tài nguyên du lịch nhân văn : Đó là các di tích lịch sử, văn hóa, các làng nghề truyền thống tiêu biểu như Đền Trần Thương, đình Văn Xá, đình Thọ Nhân ( Lý Nhân), chùa Long Đọi Sơn, đền Lảnh Giang, chùa Bà Đanh, đền Trúc, đền Bà Lê Chân (Kim Bảng), khu di tích Đinh Lê, khu văn hóa Diễu Đôi (Thanh Liêm)… Làng nghề của Hà Nam đang chú trọng khôi phục và phát triển các làng nghề nổi tiếng như : Làng thêu An Hòa, làng dệt lụa Nha Xá, làng sừng Đô Hai, Làng đan mây tre…. Tại đây du khách cũng sẽ được hướng dẫn để có dịp trực tiếp tham gia làm sản phẩm, ghi dấu 1 kỉ niệm cho chuyến đi của mình. 2. Ninh Bình 13 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 2.1. Sơ lược về tỉnh Ninh Bình Thành phố cách thủ đô Hà Nội 93km về phía nam. Thành phố Ninh Bình có 4.836,49 ha diện tích tự nhiên và 130.5117 người. Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Địa danh này là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh gắn với vùng đất là kinh đô của Việt Nam với nhiều di tích lịch sử. Mảnh đất này đã sản sinh và gắn bó với những tên tuổi anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa như : Trương Hán Siêu, Lương Văn Tụy, Giáp Văn Khương, Tản Đà….Nền tảng văn hóa thành phố ảnh hưởng của nền văn minh châu thổ song Hồng. Biểu tượng du lịch của thành phố Ninh Bình là hình ảnh “ núi Thúy, sông Vân”. Ninh Bình là một tỉnh giàu tiềm năng du lịch. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh kì thú, nhiều hang động nổi tiếng như Tam Cốc – Bích Động, động Địch Lộng, động Tiên, động Hoa Sơn….Vườn quốc gia Cúc Phương nổi tiếng với hệ động thực vật 14 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 phong phú. Vùng đất có nhiều di tích lịch sử như cố đô Hoa Lư, quần thể nhà thờ Phát Diệm, chùa Non Nước…Tất cả những di tích và danh lam thắng cảnh này đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Thành phố là nơi hội tụ và phát triển mạnh các đặc sản Ninh Binh như cơm cháy, các đặc sản từ thịt dê, rượu Kim Sơn, dứa Tam Điệp… 2.2. Điểm tham quan 2.2.1. Nhà thờ đá Phát Diệm Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (còn gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam. Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam. Đây là một công trình lớn, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Phát Diệm rộng lớn ở phía bắc Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ. Nhà thờ Phát Diệm được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam. Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng dần dần bởi linh mục Phêrô Trần Lục (còn 15 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 gọi là cụ Sáu) - linh mục ở giáo phận Phát Diệm từ năm 1865) và các giáo dân Công giáo trong hơn 30 năm. Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19. Từ hướng Nam đi vào nhà thờ Phát Diệm gồm các phần: Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá. Ao hồ: Một hồ nước hình chữ nhật, rộng khoảng 4 ha, được kè đá xung quanh nằm trực diện với con đường từ thị trấn Phát Diệm dẫn vào nhà thờ. Giữa hồ là một hòn đảo trên đó có bức tượng Chúa. Phương Đình: khởi dựng năm 1899, là một công trình kiến trúc cao 25m, rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh. Trên 4 đỉnh tháp có 4 pho tượng tượng bốn vị Thánh Sử, mà từ đường nét, tư thế đến đường mây nếp áo khiến ta dễ lầm với các pho tượng trong các đền chùa Việt Nam. Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo. Giữa Phương Ðình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những bức phù điêu được khắc chạm trên đá hình ảnh chúa Jêsu và các vị thánh với những đường nét thanh thoát. Tầng thứ hai của Phương Ðình treo một trống lớn. Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần 2000 kg, quả chuông lớn ở Phương Ðình được đúc vào năm 1890. Một tiếng chuông vang xa được ví như cả 3 tỉnh (Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa) nghe thấy. Mái của nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa. 16 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 Nhà thờ lớn: Nhà thờ chính được xây dựng từ năm 1891 với tên chính thức là Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, nay là nhà thờ Chính tòa của vị Giám mục Phát Diệm. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái và có năm lối vào dưới các vòm đá được chạm trổ. Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim (48 cột) nguyên khối, hai hàng cột giữa cao tới 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn. Gian thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn. Mặt trước và hai bên được chạm trổ các loài hoa đặc trưng của bốn mùa làm cho bàn thờ như được phủ một chiếc khăn màu thạch sáng. Hai phía bên nhà thờ có bốn nhà thờ nhỏ được kiến trúc theo một phong cách riêng. Nhà thờ đá: Khởi công xây dựng từ năm 1883. Tên nguyên thủy: Nhà nguyện Trái tim Vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ, còn được gọi là nhà thờ đá vì tất cả mọi thứ ở nhà thờ này đều được làm bằng đá, từ nền, tường, cột, chấn song cửa... Phía trong được chạm nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong một năm. Ðường nét khắc họa những con vật như sư tử, phượng sống động đến lạ thường. 17 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 Các hang đá nhân tạo: ở phía bắc khu nhà thờ Phát Diệm có 3 hang đá cách nhau khoảng 100m được tạo bằng những khối đá lớn nhỏ khác nhau giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên. Trong đó, hang Lộ Ðức là đẹp nhất. Trên các hang đá đều có các tượng lớn. Nhà nguyện Trái Tim Đức Mẹ và Hang đá Đức Mẹ: Núi Lộ Đức: Nguyên thủy tên là Vườn Giệtsimani (phiên âm từ Gethsemane), khởi dựng năm 1896, từ năm 1925 đổi tên thành núi Lộ Đức. Núi Sinh Nhật : nguyên thủy tên là Núi Táng Xác, khởi dựng năm 1875, cũng là công trình được xây dựng đầu tiên với qui mô rất đồ sộ nhằm mục đích thử độ lún của đất mới bồi. Từ năm 1954 được đổi tên thành Núi Sinh Nhật. Núi Sọ, trong đây có hang Bêlem Và các nhà nguyện: Nhà nguyện dâng kính Trái Tim Chúa, nhà nguyện kính thánh Phêrô, nhà nguyện kính thánh Giuse, và nhà nguyện kính thánh Rôcô (tên nguyên thủy: nhà nguyện kính thánh Gioan Tiền Hô). 2.2.2. Khu du lịch sinh thái Tràng An Tràng An (Khu du lịch sinh thái hang động Tràng An) là một khu du lịch tổng hợp thuộc tỉnh Ninh Bình. Nơi đây gồm các thung nước được tạo bởi hệ thống dãy núi đá vôi có cảnh quan ngoạn mục. Các thung nước này được nối thông nhau bằng những hang động xuyên thủy và những khe suối nhỏ. Trong danh thắng này còn có nhiều rừng cây và các di tích lịch sử liên hệ mật thiết với kinh thành xưa của cố đô Hoa Lư. Khu sinh thái Tràng An cũng là danh thắng của Việt Nam ứng cử di sản thiên nhiên thế giới với giá 18 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh thái và kiến tạo địa chất, là địa danh được Việt Nam đầu tư để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế. Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong xanh soi bóng những vách núi đá trùng điệp. Nơi đây có tới 31 thung nước được nối thông bởi 48 hang động đã được phát hiện. Tràng An có thể tạo thành hành trình xuyên thủy khép kín mà không phải quay ngược lại. Quần thể hang động này được ví như một trận đồ bát quái. Các dãy núi, thung nước và hang động tạo thành một thế trận liên hoàn. Mỗi thung là một bức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi và hồ nước. Mây trời, non xanh, nước biếc hòa quyện với nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện. Ðiều diệu kỳ ở đây là các thung được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắn khác nhau. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi kia. Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lên khu đất với rừng cây mọc thành đảo. Xa xa trên triền núi, dưới tán cây rừng lúp xúp là những đàn dê núi leo trèo trên các tảng đá chênh vênh. Hiện nay khách đến Tràng An đều tham gia Tour du lịch rất thú vị bằng thuyền nan kéo dài 3 giờ qua: Bến đò – Đền Trình – xuyên hang Địa Linh – xuyên hang Tối – xuyên hang Sáng – xuyên hang Đền Trần – Đền Trần – xuyên hang Đền Trần chiều ngược lại – xuyên hang Si – xuyên hang Sính – xuyên hang Tình – xuyên hang Ba Giọt – xuyên hang Nấu Rượu – Phủ Khống – xuyên hang Phủ Khống – xuyên hang Trần – xuyên hang Quy Hậu – Bến đò (qua 12 hang khác nhau và 3 đền). 19 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 Bến đò Khu du lịch Tràng An, Ninh Bình Toàn cảnh Đền Trình nơi thờ hai vị tướng nhà Đinh thuộc Khu du lịch Tràng An, Ninh BìnhCảnh sơn thủy trên đường đến Hang Tối 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan