Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát thực trạng chất lượng 8 vị thuốc bổ thường dùng tại các cơ sở khám chữa...

Tài liệu Khảo sát thực trạng chất lượng 8 vị thuốc bổ thường dùng tại các cơ sở khám chữa bệnh bằng yhct tại hà nội

.DOC
82
261
142

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI .........***......... BÉ Y TẾ ĐINH QUANG HUY KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG 8 VỊ THUỐC BỔ THƯỜNG DÙNG TẠI 3 BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN Ở HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA Khóa 2005 - 2011 HÀ NỘI- 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI .........***......... ĐINH QUANG HUY BÉ Y TẾ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG 8 VỊ THUỐC BỔ THƯỜNG DÙNG TẠI MỘT 3 BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN Ở HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA Khóa 2005 - 2011 Chuyên ngành: Y học cổ truyền NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS.BS. NGUYỄN THỊ KIM DUNG HÀ NỘI- 2011 lời cảm ơn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, phòng đào tạo đại học, khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu để em hoàn thành luận văn này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: ThS.BS. Nguyễn Thị Kim Dung, người thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn em em thực hiện đề tài này. PGS.TS. Hoàng Minh Chung, người đã luôn dìu dắt, động viên, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến hết sức quý báu cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. PGS.TS. Đỗ Thị Phương, trưởng khoa Y học cổ truyền, TS. Nguyễn Thị Thu Hà, giáo vụ đại học, cùng toàn thể các thầy, cô trong khoa Y học cổ truyền trường Đại học Y Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô, các nhân viên tại Trường Đại học Dược Hà Nội và Viện kiểm nghiệm đã cung cấp cho em những số liệu quý giá để em thực hiện đề tài. Em còng xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong hội đồng chấm khóa luận đã góp ý nhiều ý kiến quý báu để em hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn vô cùng tới bố mẹ, anh chị trong gia đình và bạn bè đã động viên tinh thần và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập, và nghiên cứu để em hoàn thành tốt luận văn này. Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2011 Sinh viên: Đinh Quang Huy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2011 Người cam đoan Đinh Quang Huy CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSKCB : Cơ sở khám chữa bệnh CSSK : Chăm sóc sức khỏe DĐVN : Dược điển Việt Nam DHCT : Dược học cổ truyền MNC : Mẫu nghiên cứu PƯHH : Phản ứng hóa học SKLM : Sắc ký lớp mỏng TCT : Thuốc cổ truyền YDHCT : Y dược học cổ truyền YHCT : Y học cổ truyền YHHĐ : Y học hiện đại MỤC LỤC §Æt vÊn ®Ò 1 Chương 1: Tæng quan 3 1.1. T×nh h×nh sö dông thuèc cæ truyÒn..........................................................3 1.1.1. T×nh h×nh sö dông thuèc cæ truyÒn trªn thÕ giíi...................................3 1.1.2. YHCT trong ch¨m sãc søc kháe nh©n d©n ViÖt Nam...........................5 1.2. VÊn ®Ò chÊt lîng TCT hiÖn nay................................................................8 1.2.1. T×nh h×nh nghiªn cøu ë níc ngoµi........................................................8 1.2.2. T×nh h×nh t¹i ViÖt Nam.........................................................................9 1.3. Tæng quan vÒ mét sè vÞ thuèc bæ thêng dïng........................................13 1.3.1. B¹ch thîc (Radix Paeoniae Alba).......................................................13 1.3.2. Cam th¶o (Radix Glycyrrhizae)..........................................................14 1.3.3. C©u kû tö (Khëi tö) (Fructus Lycii)....................................................14 1.3.4. §¶ng s©m (Phßng ®¼ng s©m) (Radix Condonopsis)...........................15 1.3.5. §¬ng quy (Radix Angenicae sinensis)................................................16 1.3.6. Hµ thñ « ®á (Radix Polygoni multiflori).............................................16 1.3.7. Hoµi s¬n (Rhizoma Dioscoreae).........................................................17 1.3.8. Hoµng kú (Radix Astragali)................................................................18 Chương 2: §èi tîng vµ ph¬ng ph¸p nghiªn cøu 19 2.1. §èi tîng nghiªn cøu:..............................................................................19 2.2. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu..........................................................................19 2.2.1. ThiÕt kÕ nghiªn cøu.............................................................................19 2.2.2. Cì mÉu................................................................................................19 2.2.3. C¸c chØ sè vµ biÕn sè nghiªn cøu........................................................20 2.2.4. Nguyªn liÖu.........................................................................................20 2.2.5. §Þa ®iÓm nghiªn cøu...........................................................................21 2.2.6. Ph¬ng ph¸p ®ãng vai kh¸ch hµng.......................................................21 2.2.7. Ph¬ng ph¸p ®¸nh gi¸ chÊt lîng dîc liÖu.............................................21 2.2.8. Xö lý kÕt qu¶.......................................................................................26 2.2.9. Thêi gian nghiªn cøu..........................................................................26 2.2.10. §¹o ®øc nghiªn cøu.........................................................................26 Chương 3: KÕt qu¶ nghiªn cøu 27 3.1. §¸nh gi¸ c¸c chØ tiªu chÊt lîng c¸c vÞ thuèc..........................................27 3.1.1. ChØ tiªu “m« t¶”...................................................................................27 3.1.2. §Þnh tÝnh b»ng ph¶n øng hãa häc.......................................................35 3.1.3. §Þnh tÝnh b»ng s¾c ký líp máng.........................................................35 3.1.4. §é Èm..................................................................................................37 3.1.5. Tro toµn phÇn......................................................................................37 3.1.6. T¹p chÊt...............................................................................................38 3.1.7. ChÊt chiÕt ®îc trong dîc liÖu..............................................................38 3.1.8. Mét sè chØ tiªu chÊt lîng kh¸c............................................................39 3.2. Tæng hîp kÕt qu¶ kiÓm nghiÖm cña tõng vÞ thuèc.................................40 3.2.1. B¹ch thîc............................................................................................40 3.2.2. Cam th¶o.............................................................................................41 3.2.3. C©u kû tö.............................................................................................41 3.2.4. §¶ng s©m............................................................................................42 3.2.5. §¬ng quy............................................................................................42 3.2.6. Hµ thñ « ®á..........................................................................................43 3.2.7. Hoµi s¬n..............................................................................................43 3.2.8. Hoµng kú.............................................................................................44 3.3. Tæng hîp kÕt qu¶ cña tõng c¬ së nghiªn cøu.........................................45 Chương 4: Bµn luËn 46 4.1. Thùc tr¹ng chÊt lîng c¸c vÞ thuèc nghiªn cøu.......................................46 4.2. T×nh tr¹ng chung vÒ chÊt lîng TCT hiÖn nay.........................................53 KÕt luËn 55 1. C¸c chØ tiªu ®Þnh tÝnh.............................................................................55 2. C¸c chØ tiªu ®Þnh lîng............................................................................55 KiÕn nghÞ 56 Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC BẢNG B¶ng 2.1: Danh môc dîc liÖu nghiªn cøu..................................................20 B¶ng 3.1: §Æc ®iÓm vÞ thuèc B¹ch thîc:...................................................27 B¶ng 3.2: §Æc ®iÓm vÞ thuèc Cam th¶o:....................................................28 B¶ng 3.3: §Æc ®iÓm vÞ thuèc C©u kû tö:....................................................29 B¶ng 3.4: §Æc ®iÓm vÞ thuèc §¶ng s©m:...................................................30 B¶ng 3.5: §Æc ®iÓm vÞ thuèc §¬ng quy:...................................................31 B¶ng 3.6: §Æc ®iÓm vÞ thuèc Hµ thñ « ®á:................................................32 B¶ng 3.7: §Æc ®iÓm vÞ thuèc Hoµi s¬n:.....................................................33 B¶ng 3.8: §Æc ®iÓm vÞ thuèc Hoµng kú:....................................................34 B¶ng 3.9: KÕt qu¶ ®Þnh tÝnh b»ng ph¶n øng hãa häc:................................35 B¶ng 3.10: KÕt qu¶ ®Þnh tÝnh b»ng s¾c ký líp máng:................................35 B¶ng 3.11: KÕt qu¶ ®o hµm Èm:................................................................37 B¶ng 3.12: KÕt qu¶ ®Þnh tro toµn phÇn:.....................................................37 B¶ng 3.13: KÕt qu¶ hµm lîng t¹p chÊt:.....................................................38 B¶ng 3.14: KÕt qu¶ hµm lîng chÊt chiÕt ®îc trong dîc liÖu:.....................38 B¶ng 3.15: Hµm lîng kim lo¹i nÆng trong c¸c mÉu B¹ch thîc:................39 B¶ng 3.16: KÕt qu¶ ®Þnh lîng hµm lîng c¾n chøa Acid glycyrrhizic trong Cam th¶o:.........................................................................................................39 B¶ng 3.17: Tæng hîp kÕt qu¶ kiÓm nghiÖm cña vÞ thuèc B¹ch thîc:........40 B¶ng 3.18: Tæng hîp kÕt qu¶ kiÓm nghiÖm cña vÞ thuèc Cam th¶o:.........41 B¶ng 3.19: Tæng hîp kÕt qu¶ kiÓm nghiÖm cña vÞ thuèc C©u kû tö:.........41 B¶ng 3.20: Tæng hîp kÕt qu¶ kiÓm nghiÖm cña vÞ thuèc §¶ng s©m:........42 B¶ng 3.21: Tæng hîp kÕt qu¶ kiÓm nghiÖm cña vÞ thuèc §¬ng quy:........42 B¶ng 3.22: Tæng hîp kÕt qu¶ kiÓm nghiÖm cña vÞ thuèc Hµ thñ « ®á:.....43 B¶ng 3.23: Tæng hîp kÕt qu¶ kiÓm nghiÖm cña vÞ thuèc Hoµi s¬n:..........43 B¶ng 3.24: Tæng hîp kÕt qu¶ kiÓm nghiÖm cña vÞ thuèc Hoµng kú:.........44 B¶ng 3.25: Tæng hîp kÕt qu¶ kiÓm nghiÖm cña c¬ së:..............................45 DANH MỤC HÌNH ẢNH H×nh 3.1: H×nh ¶nh vÞ thuèc B¹ch thîc t¹i c¸c c¬ së nghiªn cøu..............27 H×nh 3.2: H×nh ¶nh vÞ thuèc Cam th¶o t¹i c¸c c¬ së nghiªn cøu...............28 H×nh 3.3: H×nh ¶nh C©u kû tö t¹i c¸c c¬ së nghiªn cøu............................29 H×nh 3.4: H×nh ¶nh §¶ng s©m t¹i c¸c c¬ së nghiªn cøu............................30 H×nh 3.5: H×nh ¶nh §¬ng quy t¹i c¸c c¬ së nghiªn cøu............................31 H×nh 3.6: H×nh ¶nh Hµ thñ « ®á t¹i c¸c c¬ së nghiªn cøu.........................32 H×nh 3.7: H×nh ¶nh Hoµi s¬n t¹i c¸c c¬ së nghiªn cøu.............................33 H×nh 3.8: H×nh ¶nh Hoµng kú t¹i c¸c c¬ së nghiªn cøu............................34 H×nh 4.1: H×nh ¶nh vÞ thuèc Hoµng kú lÊy mÉu t¹i Trung Quèc...............52 H×nh 4.2: H×nh ¶nh vÞ thuèc §¶ng s©m lÊy mÉu t¹i Trung Quèc..............52 H×nh 4.3: H×nh ¶nh vÞ thuèc §¬ng quy lÊy mÉu t¹i Trung Quèc..............52 H×nh 4.4: H×nh ¶nh vÞ thuèc Hµ thñ « lÊy mÉu t¹i Trung Quèc................52 1 Đặt vấn đề Nền Y học cổ truyền (YHCT) của nước ta có một lịch sử phát triển lâu dài và phong phú. Từ xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nguồn dược liệu quý giá của đất nước để phòng bệnh và chữa bệnh. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, từ những kinh nghiệm do nhu cầu thực tiễn, số lượng các cây con được đưa vào làm thuốc ngày càng gia tăng. Hiện nay, thuốc cổ truyền (TCT) ngày càng được sử dụng rộng rãi không những ở những nước phương Đông mà còn ở nhiều nước có nền công nghiệp phát triển nh Mỹ, Anh, Đức, Canada… Hàng năm, thuốc thảo dược chiếm 30 - 50% tổng số thuốc được sử dụng ở Trung Quốc, 60% trẻ em bị sốt cao do virus sử dụng TCT đầu tiên ở Ghana, Mali, Nigeria và Zambia, 158 triệu người trưởng thành ở Mỹ đã sử dụng TCT… Người ta ưa chuộng TCT vì không những TCT có tác dụng chữa bệnh tốt mà còn có tác dụng điều hòa, cân bằng sự hoạt động của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể để duy trì sức khỏe, bảo vệ, kéo dài cuộc sống [37]. Ở Việt Nam, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường thì nguồn gốc thuốc ngày càng phong phú kể cả thuốc tân dược và đông dược. Thuốc tân dược với ưu thế tác dụng nhanh, mạnh, dễ dàng khi sử dụng thì ngày càng bị lạm dụng. Thuốc cổ truyền có nguồn gốc từ thiên nhiên tuy tác dụng chậm nhưng với những ưu điểm nổi trội là Ýt độc hại, có thể điều trị một số bệnh mạn tính hoặc hỗ trợ điều trị trong một số bệnh khó mà Y học hiện đại (YHHĐ) còn bị hạn chế. Theo nghiên cứu của Trần Thị Thu Trang tại một số cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT tại Hà Nội có 85,3% bệnh nhân sử dụng TCT tin tưởng vào TCT, 100% bệnh nhân cho rằng TCT tác dụng tốt, bổ dưỡng, Ýt độc, 69,6% người sử dụng TCT kết hợp 2 với tân dược [28]. Vì vậy, xu thế chung của thời đại trong đó có người dân Hà Nội tìm đến dùng TCT ngày càng nhiều. Chất lượng TCT là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả điều trị. Hiện nay tiêu chuẩn hóa chất lượng dược liệu chủ yếu theo dược điển Việt Nam IV nên tại các cơ sở khám chữa bệnh YHCT phương pháp đánh giá chất lượng dược liệu chủ yếu dựa vào cảm quan [10]. Những thông báo gần đây về chất lượng dược liệu trên thị trường cho thấy năm 2000 đến 2005 khoảng 35% mẫu dược liệu và chế phẩm TCT lấy kiểm tra không đạt một số tiêu chuẩn chất lượng [18]. Qua kết quả kiểm tra chất lượng thuốc của Viện Kiểm nghiệm thuốc TW, viện kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh và các trung tâm kiểm nghiệm trên cả nước trong 5 năm từ 2004 - 2008 cho thấy số mẫu thuốc Đông dược không đạt chất lượng đã đăng ký mỗi năm chiếm khoảng 10% trên tổng số mẫu kiểm tra, cao hơn nhiều so với thuốc Tân dược (khoảng 2%) [24]. Chính vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng chất lượng và tình hình sử dụng TCT là rất cần thiết. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có các nghiên cứu đánh giá về chất lượng và tình hình sử dụng thuốc tại các bệnh viện YHCT tại Hà Nội. Nhằm giúp các nhân viên y tế, các nhà quản lý ngành y tế có thêm thông tin về chất lượng và tình hình sử dụng TCT ở các CSKCB chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát thực trạng chất lượng 8 vị thuốc bổ thường dùng tại các cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT tại Hà Nội” với 3 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm của 8 vị thuốc bổ thường dùng. 2. Đánh giá định tính một số chỉ tiêu chất lượng 8 vị thuốc bổ thường dùng. 3. Đánh giá định lượng một số chỉ tiêu chất lượng 8 vị thuốc bổ thường dùng. 3 Ch¬ng 1 TổNG QUAN 1. Tình hình sử dụng thuốc cổ truyền 1.1. Tình hình sử dụng thuốc cổ truyền trên thế giới TCT là những vị thuốc, chế phẩm thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật, được phối ngũ theo phương pháp cổ truyền sử dụng theo kinh nghiệm dân gian lâu đời trong đó các loại thảo dược vẫn là loại thuốc được dùng chữa bệnh lâu đời nhất. Trong những năm qua, mối quan tâm đối với TCT ngày càng tăng ở các quốc gia phát triển. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới - WHO (1995), khoảng 60 - 80% dân số thế giới sử dụng thảo dược trong chăm sóc sức khỏe [30]. Ở Trung Quốc, trước khi giành được độc lập, YHHĐ đã thâm nhập và trở thành nền y học chính thống. YHCT đã từng không được chấp nhận bởi hệ thống các dịch vụ YHHĐ, việc hành nghề YHCT thậm chí bị ngăn cấm và trong nhiều năm nó chỉ tồn tại nh một phần trong cộng đồng và các hoạt động cá nhân nằm ngoài hệ thống y tế chính thống. Năm 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập và nền YHCT phát triển rất mạnh mẽ, nó góp phần không nhỏ cho sự tiến bộ của nền y học thế giới. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một số luật lệ để phát triển một khung điều chỉnh đúng đắn, đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và nghiên cứu, điều khoản về dịch vụ y tế công cộng, thúc đẩy sự phát triển công nghệ. Năm 1949, chính sách về YHCT được ban hành. Năm 1954, chương trình quốc gia về thuốc cũng được công bố. Việc sử dụng YHCT trong Chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho nhân dân cũng được thể chế hóa bằng văn bản pháp luật Nhà nước trong đó coi trọng việc sử dụng tập trung YDHCT cho vấn đề CSSK tại cộng đồng. Đội ngũ cán bộ tư vấn, mạng lưới y tế trải khắp nơi và đóng góp nhiÒu trong sự nghiệp CSSK [32], [39], [33]. 4 Ở Ấn Độ, ngay từ năm 1940 đã có chính sách quốc gia về YHCT, luật và điều lệ cũng được ban hành ngay từ những năm đó và được cập nhật dần trong những năm 1964, 1970, 1982[34]. Hiện nay, người ta chia YHCT Ên Độ ra nhiều trường phái trên cơ sở các khác biệt về quan niệm, lý luận và phương pháp thực hành: Ayurveda, Yoga, Unani, Sidha [27]. Nhật Bản cũng là nước có nền YHCT lâu đời và đã được sử dụng rộng rãi từ trước chiến tranh thế giới thứ nhất và được xem là 1 trong những nước dùng TCT cao nhất thế giới hiện nay. Chính phủ Nhật cũng đã ban hành luật về TCT từ năm 1950. Ước tính trên 95% Kampo (Thuốc dân gian Nhật Bản kết hợp với TCT Trung Quốc) là những dạng bào chế tiện lợi và được coi như thuốc phải kê đơn. Hiện tại có 147 thuốc Kampo, đã được đưa vào danh mục thuốc kê đơn của nước này [39], [36], [31]. Ở các nước khu vực Đông Nam Á như Indonexia, Malaysia, đặc biệt là Thái Lan cũng là nước có truyền thống sử dụng thuốc YHCT. Chính sách và chương trình Quốc gia về TCT đã được ban hành từ năm 1993 khi Viện YHCT Thái Lan được thành lập [34]. Ở châu Âu, Bắc Mỹ và các nước công nghiệp khác, trên 50% dân số đã sử dụng YHCT Ýt nhất một lần. ở Mỹ, ước tính 158 triệu người thường xuyên sử dụng TCT và 17 tỷ Đôla đã được sử dụng cho YHCT năm 2000. ở Vương quốc Anh có 230 triệu Đôla được sử dụng cho YHCT hằng năm. Còn ở Đức có 80% dân số sử dụng thuốc thảo dược. Theo báo cáo của WHO tổng số tiền chi phí cho YHCT trên thế giới đạt trên 6 tỷ Đôla/năm và con số này ngày càng gia tăng [30],[39]. Một số nước ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ La tinh bước đầu đã sử dụng TCT để chữa bệnh trong CSSK ban đầu. ở châu Phi có tới 80% dân số sử dụng TCT cho CSSK ban đầu [38]. Theo báo cáo của WHO tính đến 1995, trong tổng số 50% số người trên hành tinh được chăm sóc sức khỏe thì có 80% được chăm sóc bằng YHCT [31]. Điều này nói lên sự tin cậy của người dân đối với YHCT trong CSSK. YHCT không chỉ có tác dụng trong CSSK ban đầu mà còn là sự lựa chọn an toàn, hiệu quả, rẻ tiền cho bệnh nhân HIV/AIDS. Người ta ước tính ở San 5 Francisco, London và Nam Phi có tới 75% bệnh nhân HIV/AIDS dùng TCT như một phương thuốc bổ, tăng cường năng lượng, giúp tiêu hóa tốt [38]. Nhìn chung, nhiều nước trên thế giới rất quan tâm phát triển và sử dụng YHCT trong việc CSSK cho nhân dân và coi đó là một trong những yếu tố then chốt trong CSSK ban đầu. 1.2. YHCT trong chăm sóc sức khỏe nhân dân Việt Nam Đông y, Đông dược là vốn cổ rất quý của dân tộc ta, có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ khi có loài người trên đất nước Việt Nam. Khởi đầu, qua kinh nghiệm trong khi tìm kiếm thức ăn, người xưa đã phát hiện dần những vị thuốc từ cỏ cây đến động vật, khoáng vật. Những kinh nghiệm đó dần được sưu tầm, đúc kết, ghi chép thành hệ thống lý luận truyền từ đời này qua đời khác [15]. Việt Nam, giáp cạnh với Trung Quốc - núi liền núi, sông liền sông. Vì vậy, trong quá trình lịch sử lâu dài xây dựng và phát triển của mỗi nước đều có giao lưu và ảnh hưởng lẫn nhau về nhiều mặt: Văn hóa, xã hội, phong tục... trong đó có Y học cổ truyền đóng góp cho sự phát triển của Y học cổ truyền nói chung và nói riêng trong lĩnh vực Đông dược ở nước ta cũng đã có sự đóng góp rất nhiều của các danh y của nhiều triều đại. Nhưng trong số đó nổi bật lên là sự nghiệp của danh y Tuệ Tĩnh ở cuối đời Trần vào thế kỷ XIV. Ông được suy tôn là "Vị thánh thuốc nam" trong Y học cổ truyền nước ta với hai tác phẩm y học nổi tiếng là "Hồng nghĩa giác tư y thư". Đây là bộ sách gồm 2 quyển: thượng và hạ, quyển thượng gồm bài phú thuốc nam bằng chữ nôm, bài phú về dược tính vị thuốc bằng chữ hán, các mục về y lý chung, cũng như chủ trị của các thuốc, thuốc bổ, tả, ôn, lương của 12 kinh, ba đơn thuốc thường dùng "Như ý đơn", "Hồi sinh đơn", "Bổ âm đơn" và 37 phương kinh nghiệm. Quyển hạ gồm 13 phương gia giảm, 37 phương trị thương hàn và đề cương phép trị các bệnh... Quyển thứ hai là "Nam dược thần hiệu", đây là bộ sách có 11 quyển, quyển đầu nói về dược tính 499 vị thuốc nam, 10 quyển sau, mỗi quyển nói về một khoa trị bệnh, đây là bộ sách ảnh hưởng rất 6 sâu rộng trong các y gia Việt Nam, bởi nó đã chỉ dẫn cách dùng thuốc nam để trị bệnh cho đại đa số người nghèo, nên được phổ cập đến quần chúng qua các phương thuốc điều trị đơn giản, dễ kiếm với những vị thuốc sẵn có ở Việt Nam. Ông đã mở đường cho sự nghiệp nghiên cứu thuốc Nam, xây dựng nền móng cho ngành Đông dược Việt Nam. Kế thừa Tuệ Tĩnh đến thế kỷ XVIII ở thời kỳ hậu Lê lại xuất hiện danh y Lê Hữu Trác với danh hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (1720 - 1791), ông đã dầy công biên soạn pho sách “Hải thượng Y tông tâm lĩnh”, một bộ sách đồ sộ với 28 tập gồm 66 quyển. Trong đó có nhiều quyển đề cập đến Đông dược, nhưng nổi trội có tập "Dược phẩm vậng yếu", trong tập này ông đã chọn 150 vị thuốc thiết yếu trong các sách Đông dược kinh điển, căn cứ vào khí vị và công năng mà phân loại theo ngũ hành thành 5 bé, quy nạp tất cả tính vị ưa nhau vào cùng một loại, cơ sở để biên soạn quyển sách này như ông đã viết "... lấy phần dược tính trong Phùng thị cẩm nang làm cốt yếu, tham hợp thêm các sách Cảnh nhạc toàn thư, Y học nhập môn, Lôi công bào chế, Bản thảo cương mục... các vị thuốc đã nêu rõ: chủ dụng, hợp dụng, kỵ dụng và phụ thêm cách bào chế" để tạo thành quyển sách được trình bày gọn gàng, cách tra tìm dễ dàng nhanh chóng. "Lĩnh nam bản thảo" cũng là một trong 28 tập của Hải Thượng Lãn Ông (Lĩnh nam bản thảo - bản thảo của đất Lĩnh nam - bao gồm Việt Nam và phía nam Trung Quốc) là một quyển sách đề cập tới khí vị, chủ trị của các vị thuốc Nam, một số vị có phụ thêm cách bào chế. Ông đã phân chia thành 2 quyển là quyển thượng, đây là quyển thừa kế biên tập theo Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh; Quyển hạ do Hải Thượng Lãn Ông sưu tầm nghiên cứu, tập hợp bổ xung thêm một số vị thuốc, ông đã sắp xếp phân chia các vị thuốc đông dược thành 22 loại, trong đó loại cỏ hoang gồm 60 vị, loại dây leo gồm 17 vị, loại rau gồm 46 vị... và bổ sung 117 vị [16]. Vào cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX, cùng với sự du nhập của văn hóa và kỹ thuật công nghệ phương tây dưới thể chế thực dân do người Pháp đem đến nước ta, nền Y học phương tây đã dần hình thành nhưng 7 trong khuôn khổ còn hạn chế ở các thành phố lớn. Đa số người dân vẫn quen dùng thuốc cổ truyền trong nền y học truyền thống, nhưng vẫn trong vòng kim tỏa khó phát triển. Chỉ sau ngày giải phóng miền Bắc năm 1954 và đặc biệt sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, ngành YHCT nói chung và chuyên ngành DHCT nói riêng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và đã có bước chuyển mình và phát triển mạnh mẽ với hàng loạt Viện nghiên cứu và Bệnh viện chuyên ngành ra đời, cùng với hệ thống đào tạo các bậc từ trung cấp, đại học và sau đại học,… Về chuyên ngành YHCT, vấn đề đào tạo và nghiên cứu dược cổ truyền được quan tâm - đặc biệt với các phương tiện nghiên cứu của khoa học và Y dược học hiện đại đã tạo nhiều chế phẩm cao cấp từ TCT, đóng góp tích cực trong hệ thống chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Thực hiện phương châm kết hợp YHCT với YHHĐ, hiện đại hóa YHCT nhưng vẫn giữ được bản sắc của YHCT [16]. Nghị định của Chính phủ số 37/CP ngày 20/6/1996 về định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong 1996 - 2000 và chính sách quốc gia về thuốc Việt Nam: “Phát huy, phát triển TCT, khai thác có chọn lọc các bài thuốc gia truyền cũng như kinh nghiệm chữa bệnh cổ truyền của nhân dân đã được thử thách, công nhận qua thời gian, khuyến khích khen thưởng thỏa đáng về tinh thần và vật chất đối với những đơn vị đã cống hiến những bài thuốc, vị thuốc quý. Tăng cường đầu tư, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TCT, tiêu chuẩn hóa kỹ thuật bào chế, chế biến và sử dụng TCT. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng các lương y, những người sản xuất và bào chế TCT nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ về YDHCT có chất lượng, có trình độ cao” [11]. Chính sách quốc gia về thuốc và chiến lược phát triển ngành dược giai đoạn đến năm 2010 đã đặt vấn đề phát triển dược liệu, trong đó xác định kế hoạch hóa nhiệm vụ phát triển nguồn dược liệu, xác định vùng nuôi trồng cây con làm thuốc, chọn lọc, bảo tồn phát triển nguồn giống và gen cây thuốc, xây 8 dựng vườn quốc gia về cây thuốc, xây dựng bộ tiêu chuẩn nhà nước về các dược liệu [13]. Đến năm 2005, chóng ta đã khảo sát có 3948 loài thực vật, 408 loài động vật, 75 loại khoáng vật, 52 loài tảo có ở Việt Nam được sử dụng làm thuốc [21]. Năm 1999 Bé Y tế đã ban hành Danh mục thuốc chủ yếu với 88 chế phẩm thuốc YHCT, 60 cây thuốc tại tuyến y tế xã và 186 vị thuốc thiết yếu. Năm 2005, Danh mục thuốc chủ yếu YHCT được ban hành với 94 chế phẩm thuốc YHCT, 34 cây thuốc Nam phân theo nhóm bệnh và 215 vị thuốc. Đến tháng 2/2008, Bé Y tế ban hành “Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh” với 98 loại chế phẩm và 237 vị thuốc [4]. Tháng 4/2010, Bé Y tế ban hành Thông tư số 12/2010/TT-BYT, quy định “Danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh” với 127 loại chế phẩm và 300 vị thuốc [5]. Tuy nhiên, qua thực tế sử dụng thuốc ở các cơ sở điều trị cho thấy vẫn còn một số thuốc chưa hợp lý nên cần phải khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tại các cơ sở để có sự điều chỉnh cho phù hợp. 2. Vấn đề chất lượng TCT hiện nay 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Hồng Kông là một thị trường sử dụng nhiều dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc, họ rất quan tâm đến chất lượng dược liệu nhập khẩu. Các dược liệu được nhập phải có tiêu chuẩn và quan điểm “dược liệu đúng” là quan trọng. Tuy nhập có kiểm nhưng Hồng Kông vẫn thu thập & nghiên cứu thấy có 86 dược liệu dễ bị nhầm lẫn được sử dụng ở Hồng Kông. Được sự đồng thuận của Tổ chức y tế thế giới, năm 2003 Hội đồng hướng dẫn Dược liệu dễ nhầm lẫn ở Hồng Kông công bố phương pháp nhận dạng 86 dược liệu dễ nhầm lẫn, in 4000 bản và được chuyển đến các cơ sở sử dụng dược liệu. Đến năm 2005 họ có bổ sung 4 dược liệu dễ nhầm lẫn nâng tổng số dược liệu dễ nhầm lẫn ở Hồng Kông lên 90 loại và in thêm 6000 bản [35]. 9 Tại Mỹ : Từ năm 2000 Cục An toàn thuốc và thực phẩm (FDA) đã khuyến cáo tình hình người dân dùng thực phẩm chức năng có nguồn gốc dược liệu mà có chứa acid Aistolochic (từ loài dược liệu thuốc chi Aistolochia gây tổn thương thận và ung thư thận. Người ta đã xác định trong 38 sản phẩm từ dược liệu mà trên nhãn có ghi có dược liệu thuộc chi Aistolochia được lưu hành ở Mỹ có tới 18 sản phẩm có chứa acid Aistolochic và FDA đã yêu cầu nhà sản xuất và phân phối có liên quan thu hồi [40]. 2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Do nhu cầu sử dụng thuốc từ dược liệu và nhờ chính sách xã hội hóa trong việc phát triển dược liệu và mở rộng hệ thống phục vụ y tế bằng Y - Dược học cổ truyền của Nhà nước nên trong những năm gần đây, việc sản xuất dược liệu và thuốc Đông dược không ngừng tăng lên. Tính đến 31/12/2008 cả nước đã có 9727 số đăng ký thuốc sản xuất trong nước còn hiệu lực trong đó thuốc Đông dược có 1804 số đăng ký chiếm 18,54%. Bên cạnh những tích cực, những ảnh hưởng không có lợi tới sức khỏe do việc sử dụng thuốc từ dược liệu có xu hướng tăng lên. Chất lượng thuốc sản xuất từ dược liệu còn nhiều vấn đề cấp bách cần được giải quyết [24]. Thị trường dược liệu ở trong tình trạng thả nổi, thiếu sự quản lý của các cơ quan y tế (về chủng loại dược liệu, chất lượng và tính chính xác, quy trình chế biến cách bảo quản...) và các cơ quan quản lý thị trường. Việc đánh giá chất lượng dược liệu gặp nhiều khó khăn, hệ thống các tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu về cơ bản chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn [21]. Phương pháp đánh giá chất lượng dược liệu tại các cơ sở khám chữa bệnh YHCT chủ yếu dựa vào cảm quan [10]. Viện dược liệu nghiên cứu về thực trạng chất lượng an toàn dược liệu lưu hành trên thị trường trong năm 2005. Với một số dược liệu thu hái trong nước kiểm tra kết hợp với 4 tiêu chuẩn: tính đúng, độ Èm, hàm lượng chất hoạt chất và tro toàn phần thì có tới 80% số mẫu dược liệu không đạt tiêu chuẩn. Dược liệu nhập từ Trung Quốc với chỉ tiêu: Độ Èm, hàm lượng hoạt chất có 55% số mẫu kiểm nghiệm không đạt tiêu chuẩn. Nhiều nghiên cứu xác định dư lượng 10 lưu huỳnh, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật trong dược liệu cũng được thực hiện [17]. Viện kiểm nghiệm cũng có nhiều nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu trên cơ sở máy móc phương tiện hiện đại. Những thông báo gần đây về chất lượng dược liệu trên thị trường cho thấy năm 2000 đến 2005 khoảng 35% mẫu dược liệu và chế phẩm TCT lấy kiểm tra không đạt một số tiêu chuẩn chất lượng [18]. Qua kết quả kiểm tra chất lượng thuốc của Viện Kiểm nghiệm thuốc TW, viện kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh và các trung tâm kiểm nghiệm trên cả nước trong 5 năm từ 2004 - 2008 cho thấy số mẫu thuốc Đông dược không đạt chất lượng đã đăng ký mỗi năm chiếm khoảng 10% trên tổng số mẫu kiểm tra, cao hơn nhiều so với thuốc Tân dược (khoảng 2%). Các chỉ tiêu không đạt như: độ nhiễm khuẩn, độ Èm, định tính, hàm lượng hoạt chất, các chỉ tiêu về kỹ thuật bào chế như: độ rã, độ đồng đều khối lượng; trong đó số mẫu hàng năm không đạt tiêu chuẩn về giới hạn nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao trong số các chỉ tiêu không đạt. Đây là vấn đề thách thức lớn đối với các cơ sở sản xuất thuốc Đông dược, đặc biệt là các cơ sở tư nhân nhỏ, lẻ, điều kiện sản xuất thủ công không thực hiện tốt trong quy trình sản xuất và chế biến [24]. Theo báo cáo của Đoàn thanh tra Sở y tế Hà Nôi (2007) kết quả kiểm tra hành nghề kinh doanh dược liệu, đông dược chỉ riêng tại Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) thì chỉ có 19/200 hé kinh doanh dược liệu có giấy phép [25]. Theo thống kê, hàng năm Hà Nội thực hành thanh, kiểm tra 4600 lượt các cơ sở hành nghề y tế tư nhân nói chung, song hiệu lực của công tác thanh, kiểm tra ở các quận, huyện chưa cao nên một số tồn tại vẫn chưa khắc phục được [19]. Bên cạnh đó, việc kiểm soát chất lượng dược liệu nhập vào và các dược liệu có mặt trên thị trường đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều ban ngành cùng tham gia từ Trung ương đến địa phương. Việc kiểm tra chất lượng dược liệu 11 khi cần xác định các hoạt chất trong dược liệu thường tốn kém, mất nhiều thời gian đòi hỏi phải tiến hành trong labo, người làm công tác này phải có chuyên môn về Dược cho nên thường không tiện lợi cho công tác kiểm tra thông thường. Thường chỉ có những dược liệu có nghi vấn về chất lượng thì cơ quan chức năng mới tiến hành lấy mẫu gửi đến Trung tâm kiểm nghiệm Dược - Mỹ phẩm Hà Nội [21]. Hội nghị toàn quốc đánh giá tình hình sử dụng thuốc YHCT trong cở sở khám chữa bệnh 3 năm (2004-2007) cho thấy: Việc kiểm tra chất lượng trước khi nhập thuốc vào khoa YHCT hay bệnh viện YHCT đều bằng cảm quan, chưa phân tích được hoạt chất trong dược liệu. Các chế phẩm được sản xuất hay mua ở các cơ sở sản xuất thuốc YHCT tuy được kiểm nghiệm nhưng các mẫu kiểm nghiệm chủ yếu là về vi sinh, hóa lý và các chỉ tiêu khác nên chưa thực sự đánh giá được các hoạt chất có trong chế phẩm [8]. Chỉ tính năm 2004, các cơ sở thuộc Tổng công ty dược đã nhập khẩu khoảng 18000 tấn dược liệu với khoảng 165 chủng loại dược liệu, trong đó 85 loại dược liệu được nhập khẩu có số lượng trên 100 tấn [3]. Việc nhập khẩu không được kiểm soát chặt chẽ cũng như việc hành nghề trái phép của các tư thương trong lĩnh vực buôn bán dược liệu đã và đang gây rối thị trường chất lượng thuốc YHCT làm cho tình hình quản lý về chất lượng dược liệu ngày càng khó khăn. Tính trung bình lượng dược liệu sử dụng hàng năm trên cả nước ước 60.000 tấn, trong đó khoảng: 12.000 tấn (chiếm 12%) từ khai thác tự nhiên; 16.000 tấn (chiếm 26,5%) từ trồng trọt còn lại khoảng 32.000 tấn (chiếm 53,5%) từ nhập khẩu mà chủ yếu theo con đường tiểu ngạch nên việc kiểm soát chất lượng thuốc còn có nhiều bất cập mặc dù hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc đã phủ khắp các sở y tế [8]. Trên thị trường còn tồn tại thuốc từ dược liệu giả với thành phần trộn hoạt chất hóa học tân dược, không công bố hoặc ghi nhãn là thuốc từ dược liệu 12 nhưng thực chất là thuốc tân dược thì được coi là thuốc giả. Trong những năm gần đây, cùng với sự phối hợp của các cơ quan công an, thanh tra dược, hệ thống kiểm nghiệm từ Trung ương đến địa phương đã phát hiện nhiều loại thuốc này. Trong số đó bao gồm cả thuốc có hoặc không có nguồn gốc, thuốc sản xuất trong nước hay thuốc nhập từ nước ngoài nhưng nhiều nhất là thuốc chưa được cấp số đăng ký [24]. Có 11 nguyên nhân dẫn đến dược liệu không đảm bảo tiêu chuẩn là dễ bị nhầm lẫn giữa các dược liệu; do thu hoạch không đúng thời vụ khiến hàm lượng hoạt chất thấp hoặc không có hoạt chất; do bảo quản không tốt; do bón nhiều phân đạm; do đất, nước tưới dược liệu bị ô nhiễm; lượng thuốc trừ sâu cao; do xông sinh quá liều; do nhiễm phóng xạ ở giai đoạn tiệt trùng hoặc trồng gần trạm rada; do giống cây thuốc đưa vào trồng đã bị nhiễm bệnh; có dược liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ; dược liệu không có nơi bảo quản [15]. Chính những nguyên nhân này khiến chất lượng dược liệu không đảm bảo, có thể tồn dư những chất độc hại, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Theo Đỗ Thị Phương, trong tổng số dược liệu được khảo sát về tần suất sử dụng ở các cơ sở hành nghề YHCT tư nhân ở Hà Nội có: 22 dược liệu có tần suất sử dụng 91-100%, 54 loại có tần suất sử dụng 71-90%, 45 loại có tần suất sử dụng 51-70%. 82 loại có tần suất sử dụng 10 -50% chiếm tỷ lệ cao nhất, 48 loại tỷ lệ < 10% có và về cảm quan các dược liệu này cũng có vấn đề nên việc đánh giá được chất lượng dược liệu trên địa bàn Hà Nội là cần thiết [23]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Do Cam, trong tổng số dược liệu được khảo sát về tần suất sử dụng ở các cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT công lập tại Hà Nội có: 43 dược liệu có tần suất sử dụng 91-100%, 54 loại có tần suất sử dụng 71-90%, 22 loại có tần suất sử dụng 51-70%, 153 loại có tần suất sử dụng 10 -50% chiếm tỷ lệ cao nhất, 22 loại có tỷ lệ < 10%. [12].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan