Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát thành phần thực vật nổi (phytoplankton) ở rừng tràm hoà an, huyện phụng...

Tài liệu Khảo sát thành phần thực vật nổi (phytoplankton) ở rừng tràm hoà an, huyện phụng hiệp, hậu giang

.PDF
63
626
61

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN PHAN THỊ NGỌC PHƯỢNG KHẢO SÁT THÀNH PHẦN THỰC VẬT NỔI (PHYTOPLANKTON) Ở RỪNG TRÀM HOÀ AN, HUYỆN PHỤNG HIỆP, HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN PHAN THỊ NGỌC PHƯỢNG KHẢO SÁT THÀNH PHẦN THỰC VẬT NỔI (PHYTOPLANKTON) Ở RỪNG TRÀM HOÀ AN, HUYỆN PHỤNG HIỆP, HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Cần Thơ, 2013 LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Cần Thơ nói chung và quý Thầy, Cô Khoa Thủy Sản-Trường Đại Học Cần Thơ nói riêng đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em được học tập, nghiên cứu nâng cao trìng độ trong suốt thời gian qua. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ và quý Thầy ,Cô trong Bộ môn Thủy Sinh Học Ứng Dụng đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin gửi lòng biết ơn đến Cô Dương Thị Hoàng Oanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm vô cùng quý báu trong suốt khoảng thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn đoàn thu mẫu và các anh ở khu rừng tràm Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình thu mẫu và thực hiện đề tài. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và tất cả các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản – Liên thông khóa 37 đã quan tâm, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn! Phan Thị Ngọc Phượng. TÓM TẮT Nghiên cứu “Khảo sát thành phần thực vật nổi (Phytoplankton) ở rừng tràm Hòa An, Hậu Giang” được thực hiện tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nhằm đánh giá nguồn thức ăn tự nhiên và chất lượng nước của khu vực rừng tràm ngoài ra kết quả của nghiên cứu cũng là cơ sở dữ liệucho các nghiên cứu tiếp theo nhằm quản lý bền vững hệ sinh thái đất ngập nước – rừng tràm. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2012 qua 4 đợt khảo sát ở 4 khu vực: rừng tràm, rừng tràm + đồng năng, ruộng lúa và kênh dẫn. Đã xác định được 124 loài tảo trong đó tảo lục cao nhất 44 loài chiếm 36%, kế đến là tảo khuê và tảo mắt cùng có 31 loài chiếm 25%, tảo lam 15 loài chiếm 12% và cuối cùng là tảo giáp với 3 loài chiếm 2%. Các giống loài tảo đặc trưng cho khu hệ tảo nước ngọt. Khu vực Rừng tràm có 39 loài (PSTV) qua 3 đợt khảo sát, bao gồm 4 ngành: tảo khuê với 12 loài, tảo lục 10 loài, tảo lam 6 loài và tảo mắt 11 loài. Khu vực rừng tràm + đồng năng với 4 ngành tảo, trong đó ngành tảo mắt 26 loài tiếp theo là ngành tảo lục 21 loài, tảo khuê 16 loài và tảo lam 6 loài. Riêng ở khu vực ruộng lúa có tảo giáp phát triển, với 70 loài thuộc 5 ngành: tảo lục có 22 loài, tảo mắt với 20 loài, tảo khuê 19 loài, tảo lam 5 loài và cuối cùng là tảo giáp 3 loài. Khu vực kênh dẫn phân tích được 69 loài thuộc 4 ngành: tảo lục là ngành có số loài cao nhất 26 loài, tiếp theo là tảo mắt 22 loài, tảo khuê 12 loài và cuối cùng là tảo lam 9 loài. Khu vực ruộng lúa có mật độ tảo cao nhất trung bình 273.544±62.733ct/L và thấp nhất là khu vực kênh dẫn 113.948±38.209 ct/L. Nhóm ngành tảo mắt luôn chiếm mật độ cao tại các khu vực thu mẫu qua 2 mùa với các giống loài thường xuất hiện là Euglena, Phacus chỉ thị cho môi trường ô nhiễm. MỤC LỤC CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ................... ................................................................ 1 1.1 Giới thiệu.......................................... ................................................................ 1 1.2 Mục tiêu đề tài .................................. ................................................................ 2 1.3 Nội dung đề tài ................................. ................................................................ 2 1.4 Thời gian thực hiện đề tài.................. ................................................................ 2 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU. ................................................................ 3 2.1 Điều kiện tự nhiên............................. ................................................................ 3 2.2 Vai trò của phiêu sinh thực vật.......... ................................................................ 4 2.3 Sự phân bố của thực vật thuỷ sinh..... ................................................................ 5 2.4 Một số nghiên cứu liên quan đến phiêu sinh thực vật ......................................... 7 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo.................................................. 8 CHƯƠNG III:VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 10 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..... .............................................................. 10 3.2 Vật liệu nghiên cứu........................... .............................................................. 11 3.3 Phương pháp nghiên cứu................... .............................................................. 12 3.3.1 Phương pháp thu mẫu .................... .............................................................. 12 3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu ........... .............................................................. 12 3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu.............. .............................................................. 13 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................ 14 4.1 Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi (TVN) ở rừng tràm Hoà An ................... 14 4.2 Đặc điểm thành phần và mật độ TVN ở Rừng tràm ......................................... 16 4.2.1 Thành phần loài TVN ở rừng tràm . .............................................................. 16 4.2.2 Mật độ TVN ở khu vực rừng tràm.. .............................................................. 18 4.3 Đặc điểm thành phần và mật độ TVN ở Rừng tràm+Đồng năng ...................... 19 4.3.1 Thành phần loài TVN ở rừng tràm+đồng năng ............................................. 19 4.3.2 Mật độ TVN ở khu vực rừng tràm+đồng năng ............................................. 21 4.4 Đặc điểm thành phần và mật độ TVN ở ruộng lúa............................................ 23 4.4.1 Thành phần loài TVN ở ruộng lúa.. .............................................................. 23 4.4.2 Mật độ TVN ở ruộng lúa................ .............................................................. 24 4.5 Đặc điểm thành phần loài và mật độ TVN ở kênh dẫn .................................... 26 4.5.1 Thành phần loài TVN ở kênh dẫn .. .............................................................. 26 4.5.2 Mật độ TVN khu vực kênh dẫn ...... .............................................................. 27 4.6 Đặc điểm thành phần và mật độ TVN ở rừng tràm Hoà An qua 2 mùa ............. 28 4.6.1 Thành phần loài TVN ở rừng tràm Hoà An qua 2 mùa .................................. 28 4.6.2 Mật độ TVN ở rừng tràm Hoà An qua 2 mùa ................................................ 30 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................ 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................... .............................................................. 34 PHỤ LỤC DANH SÁCH HÌNH Hình 1 Sơ đồ vị trí thu mẫu..................... .............................................................. 11 Hình 4.1 Cấu trúc thành phần thực vật nổi ở rừng tràm Hòa An............................. 14 Hình 4.2 Thành phần loài TVN ở khu vực rừng tràm qua các đợt khảo sát ............ 17 Hình 4.3 Mật độ TVN ở khu vực rừng tràm qua các đợt khảo sát........................... 19 Hình 4.4 Thành phần TVN ở khu vực rừng tràm+đồng năng qua các đợt khảosát.. 21 Hình 4.5Mật độ TVN ở khu vực rừng tràm+đồng năng qua các đợt khảo sát ......... 22 Hình 4.6 Thành phần TVN ở khu vực ruộng lúa qua các đợt khảo sát.................... 24 Hình 4.7 Mật độ TVN ở khu vực ruộng lúa qua các đợt khảo sát ........................... 25 Hình 4.8 Thành phần TVN ở khu vực kênh dẫn qua các đợt khảo sát .................... 27 Hình 4.9 Mật độ TVN ở khu vực kênh dẫn qua các đợt khảo sát............................ 28 Hình 4.10a Tổng thành phần loài TVN tại các khu vực khảo sát qua 2 mùa ........... 29 Hình 4.10b Thành phần TVN ở các khu vực khảo sát qua 2 mùa ........................... 30 Hình 4.11 Biến động mật độ TVN ở các khu vực khảo sát qua 2 mùa.................... 30 DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1: Cấu trúc thành phần TVN tại các khu vực qua các đợt khảo sát ............ 15 Bảng 4.2: Cấu trúc thành phần TVN ở khu vực rừng tràm ..................................... 16 Bảng 4.3: Cấu trúc thành phần TVN ở khu vực rừng tràm+đồng năng................... 20 Bảng 4.4: Cấu trúc thành phần loài TVN ở khu vực ruộng lúa ............................... 23 Bảng 4.5: Cấu trúc thành phần loài TVN ở khu vực kênh dẫn ............................... 26 DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT Đồng bằng sông Cửu Long ............... ĐBSCL Phiêu sinh thực vật............................. PSTV Thực vật nổi........................................ TVN Rừng tràm........................................R.TRÀM Rừng tràm+đồng năng ......................RT+ĐN CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Rừng tràm làm nơi ở và nguồn thức ăn thích hợp cho nhiều loài động vật tạo nên chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái. Thảm thực vật rừng tràm cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị: gỗ, tinh dầu tràm. Ngoài ra rừng tràm có tiềm năng về năng lượng của lớp than bùn dày và sâu dưới mặt đất. Rừng tràm còn có vai trò giữ nước ngọt trong mùa mưa và điều tiết nước vào mùa khô nhờ tầng thảm mục dày được tích lũy trên mặt đất rừng (Lê Huy Bá và ctv, 2005). Rừng tràm thường nằm ở gần nơi dân cư sinh sống nên chúng có vai trò lớn đối với đời sống của người dân như: khả năng lắng tụ, giữ gìn phù sa bồi lắng, lọc nước, làm sạch không khí, rửa phèn cho những cánh đồng bị phèn lân cận…. Do đó, việc điều tra đánh giá chính xác sự đa dạng sinh học của các loài thực vật trong hệ sinh thái rừng ngập nước úng phèn là cần thiết cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững rừng tràm. Hậu Giang là một tỉnh thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), phần lớn diện tích tỉnh Hậu Giang thuộc về vùng sinh thái đất ngập nước với đa dạng sinh học và năng suất sinh học cao. Tỉnh Hậu Giang có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 5.003,58 ha, trong đó diện tích có rừng 2510,44 ha (rừng đặc dụng 1.355,05 ha, rừng sản xuất 1.155,39 ha). Ngoài ra còn diện tích 2.223 ha tràm do các cơ quan nhà nước và người dân tự bỏ vốn trồng trên đất nông nghiệp đưa tổng diện tích có rừng tràm trên địa bàn tỉnh là 4.733,44 ha. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa đã làm cho diện tích vùng đất ngập nước ngày càng bị thu hẹp nhanh chóng. Cho nên, việc bảo vệ và phát triển những diện tích rừng tràm hiếm hoi hiện nay là yêu cầu cấp thiết không chỉ cho mục tiêu kinh tế mà còn nhằm bảo vệ môi trường và những chức năng sinh thái quý giá của nó. Trong đó, phải kể đến việc kiểm soát và quản lý môi trường nước, sự tích tụ của các chất thải khác là rất cần thiết. Quần thể thực vật nổi (phytoplankton)- là những loài tảo có kích thước hiển vi, sống trôi nổi trong môi trường nước, là nguồn thức ăn đầu tiên trong chuỗi thức ăn bên trong thuỷ vực trong đó có rừng tràm. Tảo có vai trò quan trọng trong đời sống thuỷ sinh vật, góp phần vào việc cân bằng hệ sinh thái thuỷ vực. Tảo là nguồn cung cấp oxy cho thủy vực, là nguồn cung cấp thức ăngiàu chất dinh dưỡng cho tôm cá. Người ta cũng dựa vào xác tảo để giải thích các vấn đề về tiến hóa. Bùn tảo chữa bệnh phong thấp, rối loạn thần kinh. Nhiều giống loài tảo chứa hàm lượng protein, caroten cao, là nguồn dược liệu đắt và quý giá. Ngoài ra, chúng còn được xem là sinh vật chỉ thị cho môi trường nước. Vì vậy, đề tài “Khảo sát thành phần thực vật nổi(Phytoplankton) ở rừng tràm Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện nhằm đánh giá nguồn thức ăn tự nhiên và chất lượng nước ở rừng tràm Hòa An, tỉnh Hậu Giang. 1.2 Mục tiêu đề tài Khảo sát thành phần phiêu sinh thực vật (phytoplankton) trong hệ sinh thái rừng tràm Hòa An- tỉnh Hậu Giang nhằm đánh giá nguồn thức ăn tự nhiên và chất lượng nước của khu vực rừng tràm, ngoài ra kết quả cũng là cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm quản lý bền vững hệ sinh thái đất ngập nước - rừng tràm. 1.3 Nội dung đề tài  Khảo sát thành phần loài tảo ở khu vực rừng tràm Hòa An, tỉnh Hậu Giang.  Khảo sát mật độ tảo ở khu vực rừng tràm Hòa An, tỉnh Hậu Giang. 1.4 Thời gian thực hiện đề tài Từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2012. CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý Hậu Giang là tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Tọa độ địa lý từ 9o30’35” đến 10o19’17” vĩ độ Bắc và từ 105o14’03” đến 106o17’57” kinh độ đông. Phía bắc giáp Cần Thơ; nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía đông giáp sông Hậu có nhiều tiềm năng lớn về nước ngọt; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu. Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.  Khí hậu Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo; có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình là 270C không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất (350C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,30C). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm). Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%.  Thuỷ văn Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5km/km, vùng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2km/Km.  Khu rừng tràm Hoà An Rừng tràm Hoà An trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu – Thực nghiệm – Đa dạng Sinh học Hòa An (gọi tắt là Trung tâm Hòa An), được trường Đại Học Cần Thơ tiếp nhận quản lý và nghiên cứu từ năm 2003 đến nay với tổng diện tích của trung tâm là 112,31 ha và được đặt tại ấp Hoà Đức, Xã Hoà An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Phía đông giáp kinh Bào Môn- ấp Hòa Đức, phía tây giáp kinh Nông Trường- ấp Hòa Đức, phía bắc giáp kinh 83- ấp Xẻo Trâm và phía Nam giáp Quốc lộ 61(Nguồn http://www.ctu.edu.vn). 2.2 Vai trò của phiêu sinh thực vật Tảo có tốc độ sinh trưởng nhanh, chịu đựng được các thay đổi của môi trường, có khả năng phát triển trong nước thải, có giá trị dinh dưỡng và hàm lượng protein cao (Lê Hoàng Việt, 2005). Tảo còn được xem như vật chỉ thị môi trường: Polytoma uvella chỉ môi trương nước rất bẩn; Oscillatoria, Euglena chỉ nước bẩn vừa, khi protide phân hủy tới các dạng acid amin, amid, hợp chất amôn; Khi vô cơ hóa tới NH4, NO2, NO3, tương đối giàu oxy – tảo chỉ thị là Melosira, Cosmarium; Môi trường nước sạch tảo chỉ thị là Melosira ilotaca (Dương Thị Hoàng Oanh, 2010). Việc sử dụng các loài tảo làm vật chỉ thị môi trường cũng được Butcher (1946) đề cập tới, trích bởi Lê Văn Khoa (2007), tác giả đã khẳng định, tảo sinh trưởng trên các tấm lam kính đặt ở nước là các vật chỉ dẫn cho sự ô nhiễm hữu cơ, chính xác hơn nếu là ô nhiễm kim loại nặng. Patrick (1963), trích bởi Lê Văn Khoa, 2007, có thể dùng tảo silic để xác định mức độ ô nhiễm của nước. Bởi vì tảo khuê biến đổi rất lớn do chúng rất nhạy cảm với tính chất vật lý và hoá học của nước. Theo Lê Văn Khoa (2007), tảo phát triển mạnh trong nguồn nước ấm, chứa nhiều chất dinh dưỡng như nitơ, photpho từ nước thải sinh hoạt, công nghiệp thực phẩm và phân bón. Do vậy, nhiều loài tảo có thể được sử dụng là chỉ thị sinh học để đánh giá chất lượng nước tự nhiên. Tảo là sinh vật đầu tiên thải ra oxy trên trái đất, nhờ có diệp lục tố và các sắc tố khác mà tảo có khả năng quang hợp để biến các chất vô cơ trong nước thành chất hữu cơ đồng thời cung cấp nguồn oxy cho thủy vực (Phạm Hoàng Hộ, 1972). Theo Petter Coutteau, 1996(trích bởi Phạm Hoàng Ân, 2012), tảo có vai trò rất quan trọng trong thuỷ sản là một trong những nguồn thức ăn cần thiết cho nhiều loài thuỷ sản, đặc biệt trong giai đoạn ấu trùng như tôm, cua, cá rô phi, nghêu, hàu… và phiêu sinh động vật như rotifers, cladocera…, góp phần tăng trưởng của nhiều loài cá, đặc biệt tảo không thể thiếu trong hệ thống nước xanh. Hollerback(1951), đã khẳng định “Không có thực vật nổi thì không có nghề cá”. Theo Depauw và Persoone ( trích bởi Dương Thị Hoàng Oanh, 2010) các giống tảo chính được nuôi trồng để làm thức ăn cho động vật thuỷ sinh như: Skeletonema, Chaetoceros, Nitzschia, Dunaliella, Chlorella, Scenedesmus… Có nhiều giống loài tảo được sử dụng để nuôi luân trùng như Chlorella, Nannochloropsis, Tetraselmis, Isochrysis…( Trần Sương Ngọc, 2003). Trong ao nuôi, khi tảo quang hợp chúng sẽ cung cấp oxy cho ao, giúp làm giảm lượng khí độc trong ao. Tảo phát triển tốt có vai trò hạn chế sự phát triển của tảo đáy. Tuy nhiên, khi tảo phát triển quá mức sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thuỷ sinh vật và chất lượng nước: làm nồng độ oxy hòa tan giảm rất thấp vào ban đêm, khi chúng chết đi hàng loạt, gây ra hiện tượng tảo tàn, làm cho các yếu tố môi trường biến động lớn, quá trình phân huỷ của xác tảo làm tiêu hao nhiều oxy hòa tan, phóng thích CO2 và gây ra nhiều khí độc như H2S, NH3…. Bên cạnh đó, tảo còn có vai trò quan trong trong một số lĩnh vực dinh dưỡng, chiết xuất các chất hóa học, nông nghịêp, thủy sản, năng lượng và xử lý nước thải (Đặng Đình Kim, 1998). 2.3 Sự phân bố của thực vật thuỷ sinh: Không ngoa nếu nói rằng tảo có ở khắp nơi, vì ngay trong đất sa mạc và băng tuyết vĩnh cửu người ta vẫn thấy có khá nhiều loài tảo có thể sinh sống (Đặng Thị Sy, 2005). Theo Erganshew and Tajiev (1986, trích bởi Đặng Đình Kim, 1998), trong hệ thống hồ xử lý nước thải ở Trung Á, các loài thuộc ngành tảo lục (Chlorophyta), luôn chiếm ưu thế về mật độ và thành phần loài. Sau đó, là các đại diện của tảo lam (Cyanobacteria), khuê (Bacillariophyta), mắt (Euglenophyta). Theo Lewis (1978), nghiên cứu trên hồ Lanao ở Philippine thấy rằng, khi môi trường giàu dinh dưỡng, thông thường thì tảo khuê và lớp tảo giáp trần phát triển trước tiên. Khi các chất dinh dưỡng giảm, tiếp nối sẽ là tảo lục đến tảo lam và sau đó là tảo giáp hai roi.Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Sze (1981), trên sông Potamac, quần thể tảo phát triển theo dòng chảy, tảo khuê có kích thước nhỏ với tốc độ sinh trưởng nhanh phát triển ở đầu nguồn nơi có dòng chảy mạnh ít có chất dinh dưỡng, kế tiếp chúng được thay thế bởi nhóm tảo có tốc độ sinh trưởng chậm hơn là tảo khuê có kích thước lớn hơn và tảo lục, cuối cùng nơi dòng chảy chậm hơn mang nhiều chất dinh dưỡng thì tảo lam phát triển, trích bởi Đinh Thanh Tú, 2011. Phiêu sinh thực vật (PSTV) có sự phân bố khác nhau giữa các thuỷ vực, ở các thuỷ vực nước tĩnh: ao, hồ, ruộng, đầm,… thì mật độ cao hơn so với thuỷ vực nước chảy: sông, suối, kênh, mương,…Mật độ PSTV thấp nhất ở các thuỷ vực suối 882-23.000 tb/L và cao nhất ở hồ vùng đồng bằng 600.000-200 triệu tb/L. Cũng có sự khác biệt mật độ với sự phân bố theo không gian giữa vùng núi và vùng đồng bằng. Kết quả cho thấy mật độ PSTV ở sông vùng đồng bằng là 3.500-1,3 trịêu tb/L cao hơn nhiều so với thuỷ vực sông vùng núi 10.000-294.000 tb/L. Kết quả tương tự với thuỷ vực hồ vùng đồng bằng và vùng núi với 600.000- 200 triệu tb/ L so với 7.000 – 2 triệu tb/ L. Cũng theo tác giả thì sự phân bố của PSTV theo chiều thẳng đứng có sự khác biệt rất lớn giữa các tầng nước trong thuỷ vực. Trong vùng được ánh sáng chiếu ở tầng mặt thì phiêu sinh vật nói chung và PSTV nói riêng có mật độ cao nhất (Đặng Ngọc Thanh và ctv, 2002). Ở những vùng có nước phèn đứng hoặc ở ruộng lúa có bón nhiều phân hữu cơ, vùng sình lầy nhiều phân hữu cơ. Kết quả nghiên cứu của Lê Huy Bá (1982) cho thấy, kênh rạch vùng Lê Minh Xuân có 99 loài, 44 giống thuộc 20 họ. Về tỷ lệ có: lục tảo chiếm cao nhất – 50%, kim tảo- 28,28%, Thanh tảo- 18,18% và cuối cùng là hoa tảo- 3,3%. Các họ có loài nhiều nhất là Oscillatoriaceae, Nitzchiaceae, Naviculaceae, Desmidiceae, Zygnemaceae. Loài Eunotia chiếm ưu thế trong những vùng đất phèn đứng, độ phèn cao, nước trong vắt cùng với Meugeolia, làm thành những khối màu vàng rực rỡ bao quanh gốc cây năng (Lê Văn Khoa, 2007). Lan et al. (2003) nghiên cứu thành phần loài tảo trong các ao nuôi kết hợp có bón phân ở xã Tân Phú Thạnh – Cần Thơ thấy rằng tảo phát triển với 4 nhóm ngành chính là tảo lục (Chlorophyta), tảo mắt (Euglenophyta), tảo khuê (Bacillariophyta) và tảo lam (Cyanobacteria) trong đó tảo lục và tảo mắt chiếm ưu thế. Trong hệ thống nuôi cá tra thâm canh tại các điểm thu mẫu thu được 160 loài tảo, trong đó tảo Chlorophyta chiếm tỷ lệ cao nhất 38,1% (61 loài), Ochrophyta 28,8% (46 loài), Euglenophyta 16,3% (26 loài), Cyanobacteria 13,1% (21 loài), Pyrrophyta 3,8% (6 loài). Thành phần loài thực vật nổi ở sông phong phú hơn ao nuôi và ao thải qua 3 đợt khảo sát và thành phần giống loài này có xu hướng giảm dần từ đợt 1 đến đợt 3. Ngược lại, thì số lượng thực vật nổi tăng dần từ đợt 1 đến đợt 3 trong ao nuôi (2 triệu – 9 triệu ct/L) và cao hơn nhiều so với ở sông < 1 triệu ct/L (Nguyễn Hữu Lộc, 2009). 2.4 Một số nghiên cứu liên quan đến phiêu sinh thực vật A.Shirota (1963,1966, trích bởi Đặng Ngọc Thanh và ctv, 2002) trong chương trình nghiên cứu hải ngoại của Nhật Bản đã công bố quyển sách về sinh vật nổi Việt Nam với 388 taxon loài và dưới loài, trong đó tảo mắt - 57 loài, tảo lục - 152 loài, tảo lam - 29 loài , tảo silic – 103 loài, tảo roi lệch - 4 loài, tảo vàng - 43 loài. Theo kết quả điều tra của Tổng Cục Môi Trường (2010), thành phần phiêu sinh thực vật trên tuyến sông Hậu, sông Tiền và các nhánh sông đều có sự hiện diện của 5 ngành: lam(Cyanobacteria), khuê (Ochrophyta), lục (Chlorophyta), giáp (Dinophyta), mắt (Euglenophyta). Vào mùa khô có sự hiện diện của 73 loài thuộc các ngành: Cyanophyta- tảo lam với 16 loài (21,29%), khuê - Ochrophyta: 32 loài (43,84%), lục – Chlorophyta 10 loài (13,70%), giáp – Dinophyta 6 loài (8,22%) và 9 loài thuộc tảo mắt chiếm 12,33%. Với 113 loài PSTV xuất hiện vào giai đoạn đầu mùa mưa, bao gồm: khuê (50 loài, 44,25%), mắt (31 loài, 27,43%), lam (12 loài, 10,62%), lục (16 loài, 14,16%), giáp (4 loài, 3,54%). Vào giai đoạn cuối mùa mưa với sự hiện diện của 84 loài, trong đó tảo mắt với 29 loài (33,72%), tảo lục: 22 loài (25,28%), tảo khuê: 18 loài (20,93%), tảo lam: 11 loài (12,79%), tảo giáp: 4 loài (6,98%). Kết quả phân tích tại khu bảo vệ cảnh quan Trà Sư, An Giang của Nguyễn Phương Duy (2008) xác định được 191 loài tảo thuộc 6 ngành: tảo khuê, tảo lục, tảo mắt, tảo lam, tảo giáp và tảo vàng kim. Mật độ tảo dao động từ 60-192.333 cá thể/L. Theo Phan Doãn Đăng và ctv(2011), kết quả hai đợt khảo sát (tháng 5 và tháng 9 năm 2010) tại 6 điểm thu mẫu ở khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, An Giang đã ghi nhận được79 loài tảo thuộc 6 ngành tảo: Cyanophyta- tảo lam: 10 loài chiếm 12,7%, Chrysophyta- tảo vàng ánh: 20 loài chiếm 2,5%, Bacillariophyta- tảo silic: 14 loài17,7%, Chlorophyta- tảo lục: 37 loài- 46,8%, Euglenophyta- tảo mắt: 14 loài- 17,7% và Dinophyta- tảo giáp: 2 loài- 2,5%. Kết quả khảo sát tại 6 điểm ở khu vực Trà Sư trong tháng 9 năm 2010 ghi nhận được mật độ tế bào dao động từ 475- 45.088 tb/ L. Ở vị trí TrS-6 (Kênh bao ngạn Nam- Kênh bao ngạn Tây (BQL))có mật độ tế bào lớn nhất, với 45.088 tb/L, thấp nhất là ở vị trí TrS-3 (Kênh Ranh- Kênh bao ngạn Nam), chỉ đạt 475 tb/L. Các vị trí còn lại đều có mật độ tế bào khá cao, đạt từ 1.265- 6.712 tb/L. So với đợt khảo sát tháng 5 năm 2010, mật độ tế bào tại tất cả các điểm khảo sát đều tăng lên với số lượng tế bào khá lớn, trên 1.000 tb/L. Theo Trần Văn Giàu (2012), khảo sát thành phần thực vật nổi ở rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng đã phát hiện được 146 loài thuộc 5 ngành tảo: tảo khuê, tảo lục, tảo lam, tảo mắt và tảo giáp. Trong đó, ngành tảo khuê cao nhất có 59 loài chiếm 40%, kế tiếp là các ngành tảo mắt (45 loài ,31%), tảo lục (26 loài, 18%), tảo lam( 13 loài, 9%) và cuối cùng là tảo giáp với 3 loài chiếm 2%. Mật độ dao động từ 7.496 – 49.093 cá thể/L. Tảo Mắt có mật độ cao nhất 49.093 ct/L, tiếp theo là tảo khuê 29.384 ct/L, tảo giáp 12.793 ct/L, tảo lục 10.974 ct/L và thấp nhất là tảo lam 7.496ct/L. 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo Ánh sáng Ánh sáng ảnh hưởng chủ yếu đến sự phân tầng của thực vật thuỷ sinh. Ánh sáng vào nước bị phản xạ trên mặt nước, tán xạ bởi các vật lơ lửng, phần còn lại bị hấp thu không đều. Các tia đỏ bị hấp thu ở tầng mặt (50-70m); tia đỏ, tia tím, lam xuống sâu hơn (5001000m) và càng xuống sâu thì ánh sáng càng ít, điều đó gây khó khăn cho việc quang hợp, cho nên đa phần tảo tập trung ở tầng mặt, tầng sâu chỉ có các loại ưa ánh sáng yếu cư trú. Tảo lục chủ yếu chỉ có diệp lục tố hấp thu tia đỏ nên phân bố chủ yếu ở tầng mặt, tảo silic ưa ánh sáng yếu có thể sống ở độ sâu hơn. Tảo đỏ có sắc tố phụ trội phycoerythrin hấp thu tia lục, phycocyanin hấp thu thêm tia lam nên phân bố sâu hơn nữa (Dương Thị Hoàng Oanh, 2010). Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của tất cả các sinh vật nói chhung. Sự biến thiên nhiệt độ theo ngày phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, sự biến thiên này ảnh hưởng rõ rệt đối với các thuỷ vực nhỏ, hoặc vùng biển gần bờ, nước đục. Do ánh sáng bị hấp thu ở một lớp nước mỏng nên dễ bị nóng, nước càng đục thì sự biến thiên nhiệt độ càng cao, độ cách nhiệt lớn 20- 30oC. Khi nhiệt độ tăng từ 0-40oC thì quang hợp gia tăng, cường độ hô hấp cũng tăng, nhưng quang hợp giảm nhanh và hô hấp giảm chậm. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của thực vật thuỷ sinh là 15- 30oC. Nhiệt độ cao làm tổn hại tế bảo, ngoài ra còn ảnh hưởng đến sự sinh sản, tảo Chlamydomonas ở ôn đới nếu nuôi ở nhiệt độ cao, tảo không thể tạo ra giao tử (Dương Thị Hoàng Oanh,2010). Muối dinh dưỡng Muối dinh dưỡng chủ yếu là nitrate, phosphate là yếu tố giới hạn cho các PSTV, đây là các nguyên tố đa lượng cần thiết trong tất cả môi trường nuôi cấy vi tảo. Trong nước chúng có dưới dạng ion hoà tan (Dương Thị Hoàng Oanh, 2010)  Lân: Tảo sử dụng lân dưới dạng PO4 3-. Khi lân vượt quá 18 mg/L tảo bị ức chế hoàn toàn. Hàm lượng lân thích hợp với tảo : 0,018- 0,098 mg/L.  Đạm: đa số tảo sử dụng đạm dưới dạng hợp chất: NH4+, NO3-. Tảo lục, tảo lam cần hàm lượng đạm từ 0,1- 1 mg/L. CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại khu rừng tràm Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Thời gian thu mẫu từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012 chia làm 4 đợt ở 4 thủy vực khác nhau như sau:  Điểm 1: Rừng tràm ,  Điểm 2: Rừng tràm + Đồng năng ,  Điểm 3: Ruộng lúa,  Điểm 4: Kênh dẫn. Chu kì thu mẫu: 3 tháng/ đợt thu. Gồm 4 đợt kéo dài từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2012. Đợt 1: thu vào tháng 4 năm 2012, thu ở 3 khu vực ( 2, 3 và 4) Đợt 2: thu vào tháng 6 năm 2012, thu ở 4 khu vực (1, 2, 3, 4) Đợt 3: thu vào tháng 9 năm 2012, thu ở 4 khu vực (1, 2, 3, 4) Đợt 4: thu vào tháng 12 năm 2012, thu ở 4 khu vực (1, 2, 3, 4). Tổng số mẫu ở 4 đợt thu là 15 mẫu (gồm 15 mẫu chỉ tiêu định tính và 15 mẫu chỉ tiêu định lượng). 4 2 3 1 Hình 1 Sơ đồ vị trí thu mẫu 3.2 Vật liệu nghiên cứu: Dụng cụ và hoá chất:  Lưới phiêu sinh thực vật (kích thước mắt lưới 25-27µm), xô nhựa 20L, ca nhựa, chai nhựa 110mL, chai nhựa 1L, dây thun, bọc nylon, ống nhỏ giọt (pipet), bút lông dầu, lame, lamelle, kính hiển vi, buồng đếm phiêu sinh (Sedgwick Rafter cell), giấy thấm, ống đong 100mL.  Formol: từ formol thương mại 38-40% pha loãng thành formol 2% theo công thức: N1V1=N2V2 Trong đó: N1: nồng độ formol thương mại V1:thể tích formol thưong mại N2:nồng độ formol cần dùng V2:thể tích formol cần dùng 3.3 Phương pháp nghiên cứu: 3.3.1 Phương pháp thu mẫu: Thu mẫu định tính: dùng lưới phiêu sinh thực vật có kích thước mắt lưới 30µm thu theo hình số 8 hoặc hình zigzac và tuỳ vào địa hình nơi thu mẫu mà có thể thu theo chiều ngang, nhiều lần trên mặt nước ở nhiều điểm trong thuỷ vực. Mẫu sau khi thu xong được cho vào chai nhựa 110mL và cố định bằng formol 2-4%. Thu mẫu định lượng: Thu lắng: dùng ca nhựa lấy nước ở nhiều điểm trong thủy vực cho vào xô 20L, khuấy đảo đều rồi cho vào chai nhựa 1L. Cố định bằng formol 2-4%. 3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu Phân tích định tính: Đối với mẫu định tính ,khi phân tích không khuấy đảo mẫu ,dùng pipet lấy tảo lắng dưới đáy lọ. Tần số xuất hiện của tảo: (Scheffer và Robinson,1939) Gặp 60-100% Nhiều(+ + +) Gặp 30-60% Vừa(+ +) Gặp 5-30% Ít (+)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan