Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN PHIÊU SINH THỰC VẬT Ở CÁC MÔ HÌNH TRỒNG KEO LAI, TRỒNG TRÀ...

Tài liệu KHẢO SÁT THÀNH PHẦN PHIÊU SINH THỰC VẬT Ở CÁC MÔ HÌNH TRỒNG KEO LAI, TRỒNG TRÀMVÀ LÚA HAI VỤ VÀO MÙA KHÔ TẠI VƯỜN QUỐCGIA U MINH HẠ - CÀ MAU

.DOCX
169
44
117

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGGYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN QGẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LGẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QGẢN LÝ TÀI NGGYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHẢO SÁT THÀNH PHẦN PHIÊG SINH THỰC VẬT Ở CÁC MÔ HÌNH TRỒNG KEO LAI, TRỒNG TRÀM VÀ LÚA HAI VỤ VÀO MÙA KHÔ TẠI VƯỜN QGỐC GIA G MINH HẠ - CÀ MAG Sinh viên thực hiện NGUYỄN THANH PHONG B1508945 NGUYỄN THỊ VIỆT TRINH B1508958 Cán bộ hướng dẫn THS. LÊ VĂN DŨ Cần Thơ, tháng 05 - 2019 Luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Lê Văn Dũ đã truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và tận tình hướng dẫn, luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ - đơn vị trực tiếp quản lý và đào tạo ngành đã giúp đỡ và truyền dạy kinh nghiệm, kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập. Các cán bộ Phòng thí nghiệm Tài nguyên sinh vật – Bộ môn Khoa học môi trường đã hỗ trợ dụng cụ trong quá trình thu mẫu và tạo mọi điều kiện cho chúng tôi trong thời gian phân tích mẫu. Cảm ơn các cô chú cùng ban quản lí Vườn quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau đã tận tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài. Xin gửi lòng biết ơn đến bạn Phạm Quốc Thái đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ chúng tôi trong suốt quá trình thu mẫu và thực hiện luận văn, cảm ơn các anh chị ngành Khoa học Môi trường đã hết lòng chỉ dẫn, truyền đạt kinh nghiệm trong quá trình xử lý số liệu và viết luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thanh Phong (B1508945) Nguyễn Thị Việt Trinh (B1508958) i Luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường PHÊ DGYỆT CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn kèm theo đây, với tựa đề là “KHẢO SÁT THÀNH PHẦN PHIÊG SINH THỰC VẬT Ở CÁC MÔ HÌNH TRỒNG KEO LAI, TRỒNG TRÀM VÀ LÚA HAI VỤ VÀO MÙA KHÔ TẠI VƯỜN QGỐC GIA G MINH HẠ - CÀ MAG”, do sinh viên NGUYỄN THANH PHONG và NGUYỄN THỊ THỊ VIỆT TRINH thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận văn thông qua ngày.…tháng .….năm...... Thành viên của hội đồng ThS. Lê Văn Dũ TS. Nguyễn Thanh Giao TS. Trần Thị Kim Hồng Nguyễn Thanh Phong (B1508945) Nguyễn Thị Việt Trinh (B1508958) ii Luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................i PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG.................................................................................................ii Mục lục......................................................................................................................................iii Danh mục hình............................................................................................................................v Danh mục bảng...........................................................................................................................vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................................viii TÓM TẮT..................................................................................................................................ix Chương 1. GIỚI THIỆU..............................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề.........................................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................................2 Chương 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU..........................................................................................3 2.1. Tổng quan về VQG U Minh Hạ.......................................................................................3 2.2. Tổng quan về phiêu sinh thực vật (Phytoplankton)..........................................................9 2.3. Tổng quan về cây Keo lai...............................................................................................20 2.4. Tổng quan về cây Tràm..................................................................................................22 2.5. Tổng quan về lúa hai vụ.................................................................................................24 2.6. Các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn...............................................26 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................30 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................................................30 3.2. Chu kì thu mẫu:..............................................................................................................30 3.3. Địa điểm thu mẫu...........................................................................................................30 3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................30 Chương 4. KẾT QUẢ DỰ KIẾN..............................................................................................38 4.1. Biến động thành phần loài phiêu sinh thực vật..............................................................38 4.3. So sánh thành phần loài và mật độ phiêu sinh thực vật giữa các mô hình Keo lai và Tràm......................................................................................................................................71 4.4. So sánh thành phần loài và mật độ phiêu sinh thực vật giữa các mô hình Lúa - Tôm và Lúa hai vụ..............................................................................................................................73 4.5. Chỉ số đa dạng sinh học Shannon & Weaver (H’).........................................................75 Chương 5. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ........................................................................................77 5.1. Kết luận..........................................................................................................................77 5.2. Kiến nghị........................................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................78 Nguyễn Thanh Phong (B1508945) Nguyễn Thị Việt Trinh (B1508958) iii Luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thanh Phong (B1508945) Nguyễn Thị Việt Trinh (B1508958) iv Luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ VQG U Minh Hạ................................................................................................3 Hình 2.2: Tảo lục (Chlorophyta)...............................................................................................11 Hình 2.3: Tảo lam (Cyanophyta)...............................................................................................13 Hình 2.4: Tảo giáp (Pyrrophyta)...............................................................................................14 Hình 2.5: Tảo mắt (Euglenophyta)............................................................................................15 Hình 2.6: Tảo khuê (Bacillariophyta)........................................................................................17 Hình 2.7: Keo lai 1 năm tuổi.....................................................................................................21 Hình 3.1. Vị trí thu mẫu.............................................................................................................31 Hình 3.2.Sơ đồ thực nghiệm......................................................................................................32 Hình 3.3: Lưới phiêu sinh định lượng và định tính...................................................................34 Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện thành phần loài của các ngành tảo tại mô hình Keo lai và Tràm trồng ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau............................................................................................72 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện mật độ các ngành tảo tại mô hình Keo lai và Tràm trồng ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau......................................................................................................................73 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện thành phần loài của các ngành tảo tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau.............................................................................................74 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện mật độ các ngành tảo tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau..................................................................................................................75 Nguyễn Thanh Phong (B1508945) Nguyễn Thị Việt Trinh (B1508958) v Luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê dân số theo địa bàn xã.................................................................................7 Bảng 3.1. Xếp hạng chất lượng nước theo chỉ số đa dạng........................................................37 Bảng 4.1. Thành phần loài phiêu sinh thực vật tại khu vực trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau......................................................................................................................................38 Bảng 4.2. Thành phần loài tảo mắt tại mô hình trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau....40 Bảng 4.3. Thành phần loài tảo lục tại mô hình trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau.....41 Bảng 4.4. Thành phần loài tảo lam tại mô hình trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau....42 Bảng 4.5. Thành phần loài tảo khuê tại mô hình trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau. .43 Bảng 4.6. Thành phần loài tảo giáp tại mô hình trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau...44 Bảng 4.7. Thành phần loài phiêu sinh thực vật tại mô hình trồng Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau............................................................................................................................................45 Bảng 4.8. Thành phần loài tảo mắt tại mô hình trồng Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau.......46 Bảng 4.9. Thành phần loài tảo lục tại mô hình trồng Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau........47 Bảng 4.10. Thành phần loài tảo lam tại mô hình Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau..............48 Bảng 4.11. Thành phần loài tảo khuê tại mô hình trồng Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau...49 Bảng 4.12. Thành phần loài tảo giáp tại mô hình Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau.............50 Bảng 4.13. Thành phần loài phiêu sinh thực vật tại khu vực trồng Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau........................................................................................................51 Bảng 4.14. Thành phần loài tảo mắt tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau......................................................................................................................................52 Bảng 4.15. Thành phần loài tảo lục tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau......................................................................................................................................53 Bảng 4.16. Thành phần loài tảo lam tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau......................................................................................................................................54 Bảng 4.17. Thành phần loài tảo khuê tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau................................................................................................................................55 Bảng 4.18. Thành phần loài tảo giáp tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau......................................................................................................................................56 Bảng 4.19. Mật độ loài tảo mắt tại mô hình trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau.........57 Bảng 4.20. Mật độ loài tảo lục tại mô hình trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau..........58 Bảng 4.21. Mật độ loài tảo lam tại mô hình trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau.........59 Bảng 4.22. Mật độ loài tảo khuê tại mô hình trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau........60 Bảng 4.23. Mật độ loài tảo giáp tại mô hình trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau........61 Nguyễn Thanh Phong (B1508945) Nguyễn Thị Việt Trinh (B1508958) vi Luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Bảng 4.24. Mật độ loài tảo mắt tại mô hình Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau......................62 Bảng 4.25. Mật độ loài tảo lục tại mô hình Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau.......................63 Bảng 4.26. Mật độ loài tảo lam tại mô hình Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau......................64 Bảng 4.27. Mật độ loài tảo khuê tại mô hình Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau....................65 Bảng 4.28. Mật độ loài tảo giáp tại mô hình Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau.....................66 Bảng 4.29. Thành phần loài tảo mắt tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau......................................................................................................................................67 Bảng 4.30. Thành phần loài tảo lục tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau......................................................................................................................................68 Bảng 4.31. Thành phần loài tảo mắt tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau......................................................................................................................................69 Bảng 4.31. Thành phần loài tảo khuê tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau................................................................................................................................70 Bảng 4.32. Thành phần loài tảo giáp tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau......................................................................................................................................71 Bảng 4.32. Chỉ số đa dạng sinh học Shannon & Weaver (H’) giữa khu vực trồng Keo lai, Tràm trồng và Lúa hai vụ..........................................................................................................76 Nguyễn Thanh Phong (B1508945) Nguyễn Thị Việt Trinh (B1508958) vii Luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt BLĐ CT Tiếng Việt Biểu loại đất Cấp tuổi ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐDSH Đa dạng sinh học KBTTN LNH Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng PN Phèn nông PS Phèn sâu PSTV Phiêu sinh thực vật SVTS Sinh vật thủy sinh TB TTNNMX VQG Tế bào Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân Vườn quốc gia TÓM TẮT Đề tài được thực hiện để khảo sát thành phần, số lượng PSTV và mối liên hệ với chất lượng môi trường nước. Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại VQG U Minh Nguyễn Thanh Phong (B1508945) Nguyễn Thị Việt Trinh (B1508958) viii Luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Hạ trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2019, đề tài tập trung nghiên cứu thành phần, số lượng PSTV bằng cách phân tích định tính, định lượng, ứng dụng thống kê để xem xét sự khác biệt giữa các mô hình Keo lai, trồng Tràm, Lúa – Tôm và Lúa hai vụ. Kết quả cho thấy, tại khu vực Tràm (16,08 ± 7,83 loài), khu vực trồng Keo lai (25,50 ± 17,75 loài), khu vực luân canh Lúa – Tôm (24,00 ± 5,292 loài) và khu vực Lúa hai vụ (46,67 ± 1,528 loài). Dựa vào số liệu thống kê thấy rằng, ngành tảo khuê chiếm ưu thế với thành phần loài cao hơn so các ngành tảo khác tại cả 3 mô hình Keo lai (9,92 ± 5,02 loài), trồng Tràm (7,42 ± 3,34 loài) và Lúa – Tôm (16,00 ± 3,61 loài), nguyên nhân là do tảo khuê là ngành phân bố rộng, ít chịu tác động của phèn, dễ thích nghi được trong cả thủy vực nước tĩnh và nước động, còn ở mô hình Lúa hai vụ thì ngành tảo mắt là loài chiếm ưu thế với thành phần loài là 27,67 ± 3,21 loài, sở dĩ loài tảo mắt chiếm ưu thế vì môi trường nước tại khu vực này giàu hữu cơ, ít chịu tác động bởi phèn sâu và đặc biệt loài tảo mắt phát triển tốt trong môi trường giàu hữu cơ như thế này, vì vậy thành phần loài cao hơn các ngành tảo khác là điều hợp lý. Nhìn chung, dựa vào bảng chỉ số H’ cho thấy chất lượng nước ở 4 mô hình đều nằm ở mức rất ô nhiễm đến ô nhiễm và độ ĐDSH từ kém đến khá tùy từng mô hình. Đề tài chỉ nghiên cứu trong thời gian ngắn (vào mùa khô) do đó cần tiến hành khảo sát, nghiên cứu trong thời dài và liên tục để có được kết quả chi tiết và đầy đủ hơn để có những đánh giá chính xác hơn về chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu. Từ khóa: U Minh Hạ, Cà Mau, Phiêu sinh thực vật, Keo lai, Tràm trồng, Lúa hai vụ, Lúa - Tôm Nguyễn Thanh Phong (B1508945) Nguyễn Thị Việt Trinh (B1508958) ix Luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆG 1.1. Đặt vấn đề Trước kia vùng U Minh Hạ được biết đến là vùng rừng tràm nhưng từ năm 2009, cây Keo lai được đưa vào thử nghiệm và phát triển đại trà trên đất rừng U Minh Hạ. Đến nay, nhiều đơn vị kinh doanh và người dân chuyển dần trồng rừng Tràm thành rừng Keo lai với diện tích ngày càng mở rộng. Bởi cây Keo lai mang lại hiệu quả kinh tế cao, chu trình sinh trưởng ngắn. Để trồng cây Keo lai trên đất phèn rừng U Minh thì khâu kỹ thuật quan trọng là lên liếp. Vì cây Keo lai không chịu được ngập chỉ trồng được trên đất phèn lên liếp. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác cây Keo lai, việc lên liếp có biểu hiện tác động xấu làm cho tính chất của đất và chất lượng nước có nguy cơ bị ô nhiễm. Nguyên nhân do việc lên liếp làm xáo trộn đất dẫn đến lớp phèn tiềm tàng bị kích hoạt thành phèn hoạt động ảnh hưởng đến các loại cây trồng trên đất và các thủy sản dưới tán rừng. Lâu dần gây mất cân bằng sinh thái. Kết quả điều tra của Phạm Văn Toàn (2013) về tình hình quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ở ĐBSCL nói chung và vùng sản xuất lúa U Minh nói riêng, cho thấy các nông hộ coi thuốc BVTV là phương pháp chính để khống chế sâu bệnh, người dân thường dùng liều lượng cao hơn trên nhãn thuốc. Để sản xuất một Kg lúa trong điều kiện canh tác truyền thống gây ra ấm lên toàn cầu là 609,6 - 940,0g CO 2 tương đương, tác động chua hóa là 4,7 - 6,0g SO 2 tương đương và tác động phú dưỡng hóa là 21,0 - 47,9g NO3- tương đương (Lê Thanh Phong và ctv., 2012). Việc chuyển đổi mô hình trồng Tràm thay dần bằng cây Keo lai cũng như việc sản xuất nông nghiệp ở vùng U Minh Hạ đã tác động đến thủy vực nơi này. Trong thời gian gần đây, người ta đã bắt đầu nhìn nhận mức độ ô nhiễm môi trường trên cơ sở sinh thái học bằng việc sử dụng sinh vật chỉ thị để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường (Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002). Mọi sinh vật đều có thể sử dụng làm chỉ thị sinh học trong quan trắc và đánh giá chất lượng nước. Tuy nhiên, mỗi nhóm đều có những ưu khuyết điểm nhất định. Trong số các nhóm sinh vật chỉ thị, tảo là nhóm có những đặc điểm nổi bật và thường được sử dụng trong nhiều nghiên cứu đánh giá chất lượng nước do chúng có chu trình phát triển ngắn, phân bố rộng, phản ứng nhanh với các thay đổi của điều kiện môi trường. Nguyễn Thanh Phong (B1508945) Nguyễn Thị Việt Trinh (B1508958) 1 Luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Xuất phát từ thực tế đã nêu trên, đề tài: “Khảo sát thành phần phiêu sinh thực vật ở các mô hình trồng Keo lai, trồng Tràm và Lúa hai vụ vào mùa khô tại vườn quốc gia G Minh Hạ - Cà Mau” được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng môi trường nước thông qua các chỉ số đánh giá đa dạng phiêu sinh thực vật. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu và đánh giá thành phần, số lượng phiêu sinh thực vật (PSTV) và mối liên hệ với chất lượng môi trường nước ở các mô hình trồng Keo lai, trồng tràm và lúa hai vụ vào mùa khô tại Vườn quốc gia (VQG) U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định thành phần và số lượng PSTV ở các mô hình trồng Keo lai, trồng Tràm và Lúa hai vụ vào mùa khô tại VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. - So sánh số lượng và thành phần loài PSTV giữa các mô hình trồng Keo lai, trồng Tràm và Lúa hai vụ vào mùa khô tại VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. - Đánh giá chất lượng nước dựa vào chỉ số đa dạng sinh học Shanon giữa các mô hình nghiên cứu. CHƯƠNG 2. Nội dung nghiên cứu - Lược khảo tài liệu, thu thập thông tin liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. - Khảo sát hiện trạng và xác định vị trí thu mẫu. - Tiến hành thu mẫu, phân tích, xác định thành phần và số lượng PSTV. - Lập danh mục thành phần PSTV. - Tính toán chỉ số đa dạng PSTV và đánh giá chất lượng môi trường nước thông qua chỉ số ĐDSH và kết quả phân tích chất lượng môi trường nước kế thừa từ nhóm nghiên cứu trước. Nguyễn Thanh Phong (B1508945) Nguyễn Thị Việt Trinh (B1508958) 2 Luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường CHƯƠNG 3. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆG 3.1. Tổng quan về VQG G Minh Hạ CHƯƠNG 4. Vị trí địa lý - VQG U Minh Hạ nằm cách thành phố Cà Mau khoảng 30 km về phía Tây Bắc, gồm vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi, một phần của Lâm ngư trường U Minh III và Lâm ngư trường Trần Văn Thời trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An huyện U Minh, Khánh Bình Tây Bắc, Trần Hợi huyện Trần Văn Thời. Hình 2.1 Sơ đồ VQG G Minh Hạ (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Cà Mau) - Vị trí VQG U Minh Hạ được xác định bởi tọa độ địa lý và ranh giới như sau: Tọa độ địa lý: + Từ 9o12’30” tới 9o17’41” Vĩ độ Bắc. + Từ 104o54’11” tới 104o59’16” Kinh độ Đông. Ranh giới: + Bắc giáp giới hạn tuyến kênh số 27 (từ Kênh T90 đến Kênh T100); Nguyễn Thanh Phong (B1508945) Nguyễn Thị Việt Trinh (B1508958) 3 Luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường + Nam giáp kênh đê bao phía nam giới hạn (khu rừng trồng dân cư đội II và đội III ấp Vồ Dơi, kênh xáng Minh Hà); + Đông giáp kênh số 100 đến đê bao phía Ðông giới hạn (ấp 14 xã Khánh An và hậu đội I, T19 Ấp Vồ Dơi); + Tây giáp kênh T90 đến đê bao phía Tây giới hạn phân trường Công ty Lâm Nghiệp U Minh Hạ. - VQG U Minh Hạ có tổng diện tích là 8.527,8 ha và được phân thành 3 phân khu chức năng: + Phân khu Bảo tồn hệ sinh thái trên đất than bùn: 2.592,6 ha. + Phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái ngập nước: 5.134,2 ha. + Phân khu dịch vụ hành chính: 801 ha. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên * Địa hình Khu vực thiết kế trồng rừng địa hình tương đối bằng phẳng, độ chênh lệch cao không đáng kể. * Đất đai: Thuộc dạng lập địa chính là đất sét, phèn tiềm tàng ở độ sâu 0,8 - 1,2 m, không có tầng than bùn, bên trên là lớp đất do trồng rừng năm 1998 - 1999, bề mặt là tầng ao gồm các cành, lá rụng xuống và tạo thành một lớp xác bã thực vật chưa phân hủy với bề dầy từ 1 - 10 cm. Độ pH của đất: pH 4 - 6. * Thực bì: Toàn bộ diện tích đưa vào thiết kế trồng rừng thực bì chủ yếu gồm các loại như: sậy, dây bòng bong, dớn, choại, năng và cành nhánh sau khai thác còn sót lại, một lớp thực bì tương đối dày, độ che phủ mặt đất rừng khoảng 30 - 40%. * Khí hậu, thủy văn: - Nhiệt độ không khí: + Nhiệt độ bình quân trong năm là: 26,8oC; + Nhiệt độ bình quân cao nhất là: 26,8oC; + Ẩm độ bình quân là: 85,9%. Nguyễn Thanh Phong (B1508945) Nguyễn Thị Việt Trinh (B1508958) 4 Luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường - Lương mưa: + Lượng mưa bình quân năm: 2.399 mm. Toàn bộ khu vực rừng tràm của VQG, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tiểu vùng khí hậu bán đảo Cà Mau, trong năm có 02 mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa: Từ tháng 05 đến tháng 10, mùa này chịu ảnh hưởng gió mùa Tây Nam, tốc độ gió bình quân 4 m/s, mùa mưa mặt đất rừng bị ngập nước cao nhất từ 0,4 0,6 m. Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau, mùa này chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 5 m/s. * Thủy triều: Khu vực dân cư vùng đệm VQG U Minh Hạ được bao bọc bởi đê bao quanh khu vực, do đó không chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhật triều biển Tây, hàng năm khu rừng phụ thuộc chủ yếu vào mùa mưa bị ngập bởi lượng nước mưa được giữ lại bên trong. Không bị chịu ảnh hưởng của thủy triều do có hệ thống đê bao xung quanh. Vào mùa mưa nơi cao nhất chỉ bị ngập nước từ 20 - 30 cm, nơi đất thấp nhất ngập từ 40 60 cm so với mặt đất rừng. * Những đặc trưng nổi bật của VQG G Minh Hạ: - Đặc trưng nổi bật là hệ sinh thái rừng Tràm (Melaleuca cajuputii) họ Sim (Myrtaceae) hình thành trong điều kiện ngập nước, úng phèn, trên đất than bùn, là cây tiêu biểu của vùng ĐBSCL. - Ngoài ra còn là nơi cư trú của nhiều loài chim, loài thú có giá trị khoa học và quý hiếm được ghi vào sách Đỏ Việt Nam và nhiều loài động vật thông thường. Đặc biệt có nhiều loài chim đang bị đe doạ tuyệt chủng trên thế giới được ghi nhận nơi đây. - Tài nguyên rừng có giá trị khoa học về bảo tồn nguồn gen và bảo tồn thiên nhiên. - Rừng có giá trị bảo vệ môi trường và cảnh quan đa dạng sinh học (ĐDSH). - Về thực vật: Gồm 176 loài thuộc 65 chi, 36 họ. Một số loài thường gặp như: + Nhóm cây gỗ: Tràm (loài ưu thế nổi bật), mốp, bùi, trâm khế, trâm sẽ. + Nhóm cây bụi: Mua lông, mật cật gai, bòng bong, dầu dấu, bí bái. + Nhóm thảm tươi: Dớn, choại, sậy, năng, cỏ đuôi lươn, mây nước, nhản lòng. Nguyễn Thanh Phong (B1508945) Nguyễn Thị Việt Trinh (B1508958) 5 Luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường + Nhóm thủy sinh: Bèo cái, bèo tai chuột, bèo tây, bèo cám, rau muống, rau trai nước, rau dừa, cỏ mặt bợ, rong. - Về động vật: + Thú rừng: Gồm 23 loài: thuộc 13 họ, 8 bộ. + Chim: Gồm 91 loài thuộc 33 họ, 15 bộ. + Bò sát: Gồm 36 loài, thuộc 16 họ, 3 bộ. + Lưỡng cư: Gồm 11 loài thuộc 5 họ, 2 bộ. - Tài nguyên thuỷ sản: + Có khoảng 37 loài cá thuộc 19 họ. Trong đó có 9 loài cá kinh tế. + Loài cá có giá trị kinh tế: Cá lóc, cá trê vàng, cá rô, cá sặc bướm, cá sặc rằn, thát lát, cá dày, lóc bông. 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Dân số: Dân số huyện U Minh đến 31/12/2012 là 102.803 người, bằng 8,43% dân số toàn tỉnh. Vùng đệm ở VQG U Minh Hạ có mật độ dân số tương đối thưa, đa số người dân có nguồn gốc di cư từ các tỉnh và các huyện khác tới đây làm các nghề nông - lâm - Ngư nghiệp. Tổng dân số tại 4 xã là 58.166 người, diện tích bình quân đất nông nghiệp/hộ là 2 ha. Tình hình dân số của 4 xã được thống kê qua bảng 2.1. Bảng 2.1: Thống kê dân số theo địa bàn xã Nguyễn Thanh Phong (B1508945) Nguyễn Thị Việt Trinh (B1508958) 6 Luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Dân số Diện tích đất Tổng số hộ Số hộ nghèo (người) NN/hộ (ha) (hộ) (hộ) Khánh An 15.101 1,7 3.680 418 Khánh Lâm 13.553 1,7 3.204 566 Khánh Bình Tây Bắc 15.369 1,5 3.504 386 Trần Hợi 14.143 1,6 3.461 552 Tổng 58.166 6,5 13.849 1.922 Trung Bình 14.542 2 3.462 481 Xã (Nguồn: Báo cáo Kinh tế xã hội huyện U Minh, 2013) Kinh tế: - Hoạt động kinh tế chính của các hộ dân sinh sống tại 04 xã ven VQG U Minh Hạ là sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp, chiếm 81,59%. Phần lớn các hộ dân này không làm thêm các nghề phụ khác và chỉ một số ít hộ dân tham gia các hoạt động lấy mật ong, đánh cá... Các ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển. + Lâm nghiệp: Chủ yếu là trồng Tràm để lấy gỗ và sản xuất tinh dầu. Tính đến cuối năm 2010, diện tích rừng trồng trên 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời khoảng 27.659 ha. Tổng sản lượng gỗ khai thác năm 2010 là 50.239 m 3, doanh thu đạt 81.460.000.000 đồng. + Nông nghiệp: Chủ yếu là trồng lúa, cây ăn trái, hoa màu, chăn nuôi gia cầm, gia súc. Kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, dựa vào kinh nghiệm là chính. Hoạt động nông nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết, nông dân chưa chủ động được nguồn nước, năng xuất không ổn định. + Ngư nghiệp: Nghề nuôi cá đồng hiện nay khá phát triển, với nhiều trang trại quy mô vừa và nhỏ. Các loại cá nuôi chủ yếu là cá lóc, cá rô, cá trê, thát lát,… - Ngoài hoạt động nuôi, trồng cư dân trong vùng còn khai thác sản vật tự nhiên như: các loài cá đồng, lươn, rùa, rắn, mật ong,… đây là những hoạt động tự phát và không được kiểm soát. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, 2015) Nguyễn Thanh Phong (B1508945) Nguyễn Thị Việt Trinh (B1508958) 7 Luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường 4.1.3. Tổng quan về hiện trạng canh tác tại khu vực nghiên cứu Tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương có diện tích rừng tràm vào khoảng 35.000 ha (Cổng Thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, 2013) phân bố chủ yếu ở huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời trên hai nhóm đất phèn điển hình là đất phèn có lớp than bùn và đất phèn không có lớp than bùn. Tại đây, người dân sinh sống chủ yếu phụ thuộc vào cây rừng kết hợp với một số mô hình canh tác nông nghiệp khác như sản xuất lúa 2 vụ, lúa 3 vụ, chuối và nuôi cá nhưng về cơ bản thì cây rừng là không thể thiếu đối với mỗi hộ dân. Người dân nơi đây đã biết trồng và phát triển thêm rừng tràm sản xuất nên diện tích rừng được ổn định và người dân có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá trị cây tràm tăng giảm bất thường, làm cho thu nhập người dân trong vùng ngày càng không ổn định dẫn đến diện tích rừng tràm giảm đi đáng kể. Cũng từ đó, năm 2009, cây Keo lai (Acacia hybrid) đã được tỉnh đưa vào trồng thay thế do đặc tính có chu kỳ thu hoạch ngắn (4 - 5 năm) cho sinh khối gỗ lớn, hiệu quả kinh tế cao cũng như có khả năng cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ, mở ra hướng thu nhập và cải thiện đáng kể đời sống cho người dân trong vùng. Từ đó, nhiều đơn vị kinh doanh lâm nghiệp và người dân ở tỉnh Cà Mau đã đưa cây Keo lai vào trồng thay thế trên đất rừng tràm vùng U Minh Hạ với diện tích ngày càng mở rộng. Cây Keo lai không chịu được ngập như cây tràm, khi trồng cần phải lên liếp cao nhằm hạn chế tình trạng ngập úng và tạo điều kiện cho Keo lai phát triển (Nguyễn Việt Trung, 2015). Vì thế, khi lên liếp để trồng Keo lai đã làm xáo trộn đặc tính đất, độc chất phèn được đưa lên mặt đất và bị rửa trôi xuống mương làm chất lượng nước bị thay đổi, điều này cho thấy đã có những biểu hiện xấu làm cho môi trường khu vực này bị giảm cấp, nhất là chất lượng nước trong kênh mương bị nhiễm phèn ảnh hưởng đến ĐDSH, đặc biệt tác động đến nguồn lợi cá đồng vốn ổn định qua thời gian dài trước đây. 4.2. Tổng quan về phiêu sinh thực vật (Phytoplankton) 4.2.1. Khái niệm về phiêu sinh thực vật Phiêu sinh thực vật (PSTV) còn gọi là tảo, sống lơ lửng trong nước, không có khả năng bơi lội tích cực, sống trôi nổi nhờ thích ứng tỷ trọng của tảo trong môi trường hay chúng mang những phụ bộ để tăng diện tích bề mặt (Lam Mỹ Lan, 2000). Nguyễn Thanh Phong (B1508945) Nguyễn Thị Việt Trinh (B1508958) 8 Luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Tảo là những thực vật bậc thấp, cơ thể của tảo có cấu trúc rất đa dạng: đơn bào, tập đoàn hay đa bào. Mặc dù về cấu tạo, hình dạng, kích thước và màu sắc của tảo rất khác nhau, nhưng chúng cũng có một số đặc điểm chung như: cơ thể dạng tảo (không phân hóa thành thân, rễ, lá), tế bào có diệp lục nên tự dưỡng được, một vài hình thức sinh sản cũng như môi trường phân bố gần giống nhau… Vì vậy, người ta thường gộp chúng thành một nhóm có ý nghĩa sinh thái (Hoàng Thị Sản, 2003). 4.2.2. Khái niệm về chỉ số đa dạng sinh học kết hợp với tảo chỉ thị Chỉ số đa dạng sinh học biểu thị độ phong phú loài trong môi trường đã chọn ở dạng giá trị đơn loài. Chúng được sử dụng để đánh giá ba khía cạnh của cấu trúc quần xã: - Số lượng loài hoặc độ phong phú (Species abundance pattern). - Tổng lượng sinh vật của mỗi loài có mặt hoặc độ phong phú. - Tính đồng nhất phân bố các cá thể giữa các loài khác nhau hoặc tính đồng đều. Giá trị của chúng dựa trên giả định rằng sự gia tăng ô nhiễm của một hệ sinh thái, các loài mẫn cảm sẽ giảm thiểu dẫn đến việc suy giảm tổng thể tính đa dạng trong quần xã. Thông qua chỉ số đa dạng sinh học, giúp ta xác định chất lượng môi trường nước nơi thu mẫu. Nhưng đôi khi, chỉ số đa dạng thay đổi theo điều kiện tự nhiên của thủy vực, tập tính một số nhóm loài thay thế nhau phát triển về số lượng theo từng thời điểm có thể làm giảm chỉ số đa dạng, có nghĩa là trong môi trường không bị ô nhiễm nhưng chỉ số đa dạng vẫn thấp (Đặng Ngọc Thanh, 2002). Chính vì vậy, bên cạnh việc sử dụng chỉ số đa dạng để đánh giá chất lượng môi trường nước, ta còn kết hợp thêm các loài tảo chỉ thị cho các môi trường nước khác nhau nhằm giúp cho việc đánh giá chất lượng môi trường nước được chính xác và cụ thể hơn. 4.2.3. Hiện tượng phú dưỡng trong nước Phú dưỡng là một trong những vấn đề chất lượng nước điển hình thường xảy ra ở các thủy vực, đặc biệt là các vùng nước tĩnh, nông. Chúng làm tăng các chất lơ lửng, chất hữu cơ, làm suy giảm lượng ôxy trong nước, nhất là ở tầng dưới sâu gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nước và hệ sinh thái nước. Nguyễn Thanh Phong (B1508945) Nguyễn Thị Việt Trinh (B1508958) 9 Luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Hiện tượng phú dưỡng ở các vùng nước xảy ra do sự giàu lên quá mức bởi các chất dinh dưỡng dẫn đến tăng trưởng không kiểm soát của tảo, làm phát sinh tảo lam, tảo độc, giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do phân hủy các chất hữu cơ, gia tăng chi phí xử lý nước, làm cho các hồ dần dần trở nên nông hơn ảnh hưởng đến việc cung cấp nước. Hiểu được các đặc điểm diễn biến phú dưỡng trong các vùng nước là một trong những cơ sở khoa học cần thiết cho việc đề xuất các giải pháp quản lý, kiểm soát chất lượng nước. Trong hệ sinh thái nước ngọt luôn tồn tại sẵn các loại tảo và một hàm lượng các chất N và P để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của hệ sinh thái này. Tảo là thực vật phù du và được cấu tạo từ các nguyên tố chính là C, P, O, N, H,… Khi nồng độ P, N tăng cao, sẽ kích thích sự phát triển của tảo, ở điều kiện bình thường, tảo có 10 - 100 tb/ml nước, còn trong điều kiện phú dưỡng, tảo có thể lên tới 104 - 105 tb/ml nước. Sự phát triển của tảo có thể làm thay đổi màu nước hoặc không làm thay đổi màu nước. Trong hệ sinh thái nước ngọt, thường có tảo lục và tảo lam, do vậy thường làm nước có màu xanh. 4.2.4. Một số loài thực vật nổi thường gặp trong môi trường nước ngọt - Tảo lục (Chlorophyta): Đây là một ngành tảo rộng lớn nhất trong tất cả các ngành tảo hiện nay đã biết chúng thuộc nhóm có nhân thật và có khoảng 13.000 - 20.000 loài (Dương Đức Tiến, 1997). Tảo lục phân bố khắp nơi có ánh sáng, 90% giống loài phân bố ở nước ngọt, trên thân cây vách đá, trến đất ẩm. Đa số tảo lục sống phiêu sinh tự do, một số sống bì sinh, ngoại sinh hoặc ký sinh, khoảng 10% sống ở biển (Lam Mỹ Lan, 2000). Tảo lục phân bố chủ yếu ở các thủy vực nước tĩnh (đọng) hoặc chảy yếu, giàu chất dinh dưỡng (Dương Đức Tiến, 1997). Ngoài ra, tảo lục còn được tìm thấy trong nước ngọt và nước mặn, trong đất, trên cơ thể sinh vật khác và cộng sinh trong cơ thể thực vật khác. Cho đến nay phần lớn loài tảo này sống trong môi trường nước ngọt, chỉ một số giống sống trong môi trường biển (Dương Trí Dũng, 2009) (Hình 2.2). Nguyễn Thanh Phong (B1508945) Nguyễn Thị Việt Trinh (B1508958) 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng