Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát thành phần loài thực vật nổi (phytoplankton) ở rừng tràm mỹ phước tỉnh ...

Tài liệu Khảo sát thành phần loài thực vật nổi (phytoplankton) ở rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng

.PDF
49
451
62

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN TRẦN VĂN GIÀU KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT NỔI (PHYTOPLANKTON) Ở RỪNG TRÀM MỸ PHƯỚC TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. DƯƠNG THỊ HOÀNG OANH 2012 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ nói chung và Khoa Thuỷ Sản Trường Đại Học Cần Thơ nói riêng đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập tại trường. Tôi vô cùng cảm ơn cô Dương Thị Hoàng Oanh đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báo giúp đỡ tôi hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp. Xin bày tỏ lòng biết ơn này đến thầy Vũ Ngọc Út, thầy Huỳnh Trường Giang, cô Nguyễn Thị Kim Liên và nhóm bạn cùng làm chung đề tài ở tỉnh Sóc Trăng. Cảm ơn quý thầy cô và anh chị trong Bộ môn Thủy Sinh Học Ứng Dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài. Cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các bạn lớp liên thông Nuôi Trồng Thuỷ Sản khoá 36 đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Xin cảm ơn những người thân, gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Chân thành cảm ơn! i TÓM TẮT Nghiên cứu “Khảo sát thành phần thực vật nổi ở rừng Tràm Mỹ Phước, Sóc Trăng” được thực hiện tại huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng nhằm tìm hiểu biến động thành phần loài, mật độ và sự đa dạng của thực vật nổi góp phần làm cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm quản lí bền vững hệ sinh thái rừng tràm. Quá trình khảo sát được thực hiện qua 2 đợt thu mẫu mùa mưa và mùa khô từ tháng 7/2011 đến tháng 5/2012 ở 15 điểm với 4 sinh cảnh Rừng tràm khai thác, 9 điểm; Rừng tràm đặc dụng, 2 điểm; Rừng dừa nước, 2 điểm và Lung, 2 điểm. Kết quả khảo sát ở toàn khu vực qua 2 đợt thu mẫu phát hiện 146 loài thực vât nổi thuộc 5 ngành: Bacillariophyta 40% (59 loài), Euglenophyta 31% (45 loài), Chlorophyta 18% (26 loài), Cyanobacteria 9% (13 loài) và Dinophyta 2% (3 loài). Mật độ thực vật nổi thấp với giá trị trung bình 21.948 ± 17.358 ct/lít, trong đó mật độ tảo mắt có mật độ cao so với các nhóm khác ở cả hai mùa (49.093 ct/lít) chiếm 45%, tảo khuê 27% (29.384 ct/lít), tảo giáp 12% (12.793 ct/lít), tảo lục 10% (10.974 ct/lít) và tảo lam 7% (7.496 ct/lít). Một số loài thường gặp chỉ thị cho môi trường giàu dinh dưỡng như: Phacus alata, Phacus longicauda, Phacus torta, Euglena acutissima, Euglena spirogyra, Lepocinclis ovum var.globula, Strombomonas urceolata (Euglenophyta); Anabaena levanderi, Oscillatoria limosa (Cyanobacteria); Synedra ulva, Gyrosigma attenuatum, Navicula gastrum (Bacillariophyta); Gymnodinium neglectum, Glenodinium berolinense (Dinophyta); Closterium cornu var.javanicum (Chlorophyta). ii DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1: Các điểm thu mẫu trong khu vực khảo sát .......................................................9 Bảng 4.2: Chỉ số đa dạng ở rừng tràm Mỹ Phước .…………………….........................19 DANH SÁCH HÌNH Hình 3.1. Bản đồ các điểm thu mẫu khu rừng Tràm – Mỹ Phước. ...................................8 Hình 4.1: Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi ở rừng tràm Mỹ Phước .......................12 Hình 4.2: Thành phần loài thực vật nổi vào mùa mưa ở rừng tràm Mỹ Phước .............13 Hình 4.3: Thành phần loài vào mùa mưa ở các sinh cảnh trong rừng tràm Mỹ Phước .......................................................................................................................... 14 Hình 4.4: Thành phần loài thực vật nổi mùa khô ở rừng tràm Mỹ Phước..................... 16 Hình 4.5: Thành phần loài thực vật nổi ở các sinh cảnh trong rừng tràm Mỹ Phước .......................................................................................................................... 17 Hình 4.6: Biến động mật độ thực vật nổi ở rừng tràm Mỹ Phước................................ 19 Hình 4.7: Biến động số lượng thực vật nổi mùa mưa ở rừng tràm Mỹ Phước............... 20 Hình 4.8: Biến động số lượng thực vật nổi ở các sinh cảnh trong rừng tràm Mỹ Phước .......................................................................................................................... 20 Hình 4.9: Biến động số lượng thực vật nổi mùa khô ở rừng tràm Mỹ Phước................ 22 Hình 4.10: Biến động số lượng thực vật nổi ở các sinh cảnh trong rừng tràm Mỹ Phước .......................................................................................................................... 23 Hình 4.11: Thành phần loài giữa 2 mùa ở rừng tràm Mỹ Phước .................................. 24 Hình 4.12: Mật độ loài giữa 2 mùa ở rừng tràm Mỹ Phước.......................................... 25 iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i TÓM TẮT....................................................................................................................ii DANH SÁCH BẢNG, DANH SÁCH HÌNH .............................................................iii Phần 1. Đặt vấn đề 1.1. Giới thiệu.................................................................................................................1 1.2. Mục tiêu đề tài.........................................................................................................1 1.3. Nội dung đề tài ........................................................................................................2 1.4. Thời gian thực hiện đề tài ........................................................................................2 Phần 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................3 2.2. Phiêu sinh thực vật ..................................................................................................3 2.3. Một số nghiên cứu về phiêu sinh thực vật Việt Nam ................................................6 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Vật liệu nghiên cứu..................................................................................................8 3.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................8 Phần 4. Kết quả thảo luận 4.1. Thành phần loài thực vật nổi...................................................................................12 4.1.1. thành phần loài thực vật nổi mùa mưa..................................................................13 4.1.2. Thành phần loài thực vật nổi mùa khô .................................................................15 4.2. Mật độ thực vật nổi.................................................................................................18 4.2.1. Mật độ thực vật nổi mùa mưa ..............................................................................19 4.2.2. Mật độ thực vật nổi mùa khô ...............................................................................22 4.3. Thành phần loài và mật độ 2 mùa ...........................................................................24 4.3.1. Thành phần loài giữa 2 mùa.................................................................................24 4.3.2. Mật độ thực vật nổi giữa 2 mùa............................................................................25 iv Phần 5. Kết luận và đề xuất 5.1. Kết luận ..................................................................................................................26 5.2. Đề xuất ...................................................................................................................26 Tài liệu tham khảo.......................................................................................................27 v Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Giới thiệu Sóc Trăng là tỉnh ven biển ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, tỉnh có 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh hình thành lưu vực rộng lớn làm cho tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú. Rừng ở Sóc Trăng chia thành hệ sinh thái rừng tràm và hệ sinh thái rừng ngặp mặn. Hệ sinh thái rừng tràm chủ yếu ở huyện Mỹ Tú và Ngã Năm. Rừng tràm Mỹ Phước thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh sóc Trăng có nhiều sinh cảnh đặc trưng như sinh cảnh rừng tràm khai thác, sinh cảnh rừng tràm đặc dụng, sinh cảnh rừng dừa nước và lung. Khu rừng ở tỉnh Sóc Trăng có khả năng bị tàn phá, nạn khai thác rừng làm đầm nuôi tôm tại đây đang diễn ra phổ biến, rừng và đất rừng phòng hộ Sóc Trăng đang bị xâm hại. Vì thế, đã làm thay đổi hệ sinh thái rừng ở tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay do quá trình khai thác sử dụng tài nguyên môi trường chưa hợp lý đã đe dọa đến sự suy thoái tài nguyên và môi trường dẫn đến mất cân bằng sinh thái nguồn lợi và giảm đa dạng sinh học gây nên ảnh hưởng xấu cho các chiến lược bảo vệ và khai thác bền vững các khu vực rừng. Đặc biệt khu vực rừng tràm ở Sóc Trăng vẫn còn chưa được điều tra nghiên cứu đầy đủ. Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phát triển làng mạc do tăng dân số, xây dựng ao đìa nuôi tôm thiếu quy hoạch đã nhanh chống đe dọa suy thoái hệ sinh thái rừng. Trong đó, thành phần loài và mật độ thực vật nổi cần phải được quan tâm theo dõi. Do vậy các nghiên cứu nhằm phục hồi và bảo vệ đa dạng thực vật nổi ở các khu vực rừng là rất cần thiết. Đề tài “Khảo sát thành phần thực vật nổi (phytoplankton) ở rừng tràm Mỹ Phước tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện nhằm thu thập các thông tin về biến động thành phần loài và mật độ thực vật nổi ở khu vực rừng tràm Mỹ Phước tỉnh Sóc Trăng để đánh giá hiện trạng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật, tính đa dạng sinh học để làm cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm quản lý và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng tràm. 1.2. Mục tiêu đề tài Xác định sự đa dạng của phiêu sinh thực vật (Phytoplankton) trong hệ sinh thái Rừng Tràm Mỹ Phước ở tỉnh Sóc Trăng làm cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo. 1 1.3. Nội dung đề tài Xác định thành phần loài và mật độ của phiêu sinh thực vật. Đánh giá sự đa dạng của các nhóm phiêu sinh thực vật ở Rừng Tràm Mỹ Phước tỉnh Sóc Trăng để đề xuất các biện pháp quy hoạch và bảo tồn. 1.4. Thời gian thực hiện đề tài Từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012. 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 322.330,36 ha. Địa hình có dạng lòng chảo, thấp và tương đối bằng phẳng. Bề mặt địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Phần lớn lãnh thổ của tỉnh thuộc vùng đất liền, phần còn lại là các dải cù lao nằm kẹp giữa hai nhánh sông Hậu . Khí hậu Sóc Trăng chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 26,70C, lượng mưa trung bình năm 1.799,5 mm. Mưa bão tập trung từ tháng 7 đến tháng 9. Lũ thường xảy ra vào tháng 8, các hiện tượng gió lốc thường xảy ra vào tháng 7. Sương muối có thể xảy ra vào tháng 12 và tháng 01 hàng năm. Hệ thống kênh rạch của tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, lên xuống 2 lần/ngày, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Vào mùa mưa, một phần huyện Mỹ Tú bị ngập úng. Vào mùa khô, nguồn nước mặt ở huyện Mỹ Tú bị nhiễm mặn gây khó khăn cho sản xuất và đời sống (Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng www.soctrang.gov.vn/wps/portal/!ut/...). Rừng tràm Mỹ Phước có hệ thống sông ngòi chằng chịt, cây cối um tùm, đa dạng về hệ thực vật cũng như hệ động vật, bao gồm tảo, rong, các loài cây cỏ ngập nước và bán ngập nước,... tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú, rất có ích cho phát triển kinh tế của vùng. Nỗi bật nhất là tài nguyên thủy sản và tài nguyên rừng: Tài nguyên thủy sản khá đa dạng và phong phú, đa số là các loại thủy sản nước ngọt, có một phần nhỏ thủy sản nước lợ như tôm sú được nuôi ở khu vực ngoài đê; rừng chủ yếu là tràm ngoài giá trị kinh tế, còn có giá trị rất lớn trong công tác phòng hộ và bảo vệ môi trường, là nơi cư trú của các loài sinh vật. 2.2 Phiêu sinh thực vật Trong nghiên cứu sinh khối của các nhóm tảo ở Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch của Lê Trọng Cúc và ctv (1997) cho kết quả thể hiện rất rõ sự chiếm ưu thế của một nhóm tảo trong từng thuỷ vực. Trong thuỷ vực Hồ Tây thì tảo silic chiếm ưu thế với 65% so với 11% tảo lam, 23% tảo lục và 1% tảo mắt. Còn trong thuỷ vực Hồ Trúc Bạch thì tảo mắt chiếm đa số với 77%, các nhóm còn lại là silic 3%, tảo lam 6%, tảo lục 9% và hai rãnh 5%. Sự ưu thế của một nhóm tảo nào đó trong một thuỷ vực chỉ ra rằng môi trường của thuỷ vực đó là điều kiện sống thuận lợi đối với chúng. Các loài tảo mắt được coi là sinh vật chỉ thị cho môi trường giàu dinh 3 dưỡng. Điều này cũng phù hợp với kết quả trên. Khi khảo sát các chỉ tiêu về môi trường như DO, PO4, độ trong, NH4, H2S, NO3,…thì kết quả được đánh giá chất lượng nước Hồ Tây tốt hơn Hồ Trúc Bạch. Kết quả cũng cho thấy điều tương tự khi khảo sát thành phần PSTV trong các ao nuôi cá tại Hậu Giang – Cần Thơ, đây được cho là môi trường giàu dinh dưỡng. Mật độ PSTV dao động từ 44.000 đến 500.000 tế bào/l, trong đó tỉ lệ tảo mắt khá cao, có thể lên đến 50% (Trích bởi Đặng Ngọc Thanh và ctv, 2002. Thuỷ sinh học các thuỷ vực nước ngọt nội địa Việt Nam, trang 211-212). Trong các thuỷ vực tự nhiên thì sinh khối của PSĐV phụ thuộc chủ yếu vào sinh khối của PSTV, đây được coi là thức ăn chính của chúng. Nghiên cứu của Lê Trọng Cúc và ctv (1997) đã cho thấy mối tương quan của các phiêu sinh vật với nhau. Trong thuỷ vực Hồ Tây thì sinh khối của PSTV tăng giữa mùa khô 17,77 g/m 3 so với mùa mưa 19,4 g/m 3, trong khi đó sinh khối của PSĐV cũng tăng từ 0,2 g/m3 lên 8,73 g/m3 giữa mùa khô và mùa mưa. Trong thuỷ vực hồ Trúc Bạch cũng cho kết quả tương tự. Với sinh khối PSTV thì tăng từ 8,31 g/m3 vào mùa khô lên 18,1 g/m 3 vào mùa mưa. Cùng với kết quả đó thì sinh khối PSĐV vào mùa mưa cũng cao hơn mùa khô lần lượt là 2,86 g/m 3 so với 0,07 g/m3 (Đặng Ngọc Thanh và ctv, 2002). Nghiên cứu của Hồ Thanh Hải và ctv về diễn biến số lượng của PSTV theo từng thời điểm trong ngày tại trạm Thác Bờ, hồ Hoà Bình trong tháng 1/1991 cho thấy sự biến động rất lớn của PSTV theo chu kỳ ngày đêm. Do PSTV cần quang hợp và phát triển nên vào ban ngày mật độ của chúng tăng cao hơn so với ban đêm. Kết quả khảo sát cho thấy mật độ PSTV cao nhất vào thời điểm 13h với gần 170.000 tế bào/l so với 80.000 tế bào/l vào thời điểm 7h sáng. Theo Đặng Ngọc Thanh và ctv ( 2002) sự phân bố của PSTV khác nhau rất nhiều giữa các loại thuỷ vực, ở thuỷ vực nước tĩnh: ao, hồ, ruộng, đầm,… thì mật độ cao hơn so với thuỷ vực nước chảy: sông, suối, kênh, mương,… Mật độ của PSTV thấp nhất ở các thuỷ vực suối 882-23.000 tế bào/l và cao nhất ở hồ vùng đồng bằng 600.000-200 triệu tế bào/l. Cũng có sự khác biệt mật độ với sự phân bố theo không gian giữa vùng núi và vùng đồng bằng. Kết quả cho thấy ở sông vùng đồng bằng mật độ PSTV là 3.500-1,3 triệu tế bào/l cao hơn nhiều so với thuỷ vực sông vùng núi 10.000-294.000 tế bào/l. Kết quả tương tự với thuỷ vực hồ vùng đồng bằng và vùng núi với 600.000-200 triệu tế bào/l so với 7.000-2 triệu tế bào/l. Cũng theo các tác giả trên thì sự phân bố của PSTV theo chiều thẳng đứng có sự khác biệt rất lớn giữa các tầng nước trong thuỷ vực. Trong 4 vùng được ánh sáng chiếu ở tầng mặt thì phiêu sinh vật nói chung và PSTV nói riêng có mật độ cao nhất. Khảo sát của Nguyễn Công Minh và Dương Đức Tiến (1996) ở hồ Ba Bể vào tháng 8/1996 thì ở tầng nước có độ sâu 5 m thì mật độ PSTV cao nhất với 1.395.833 tế bào/l, đến độ sâu 10m thì giảm còn 359.375 tế bào/l và 223.750 tế bào/l khi đến độ sâu 15m. Kết quả cũng trùng hợp với khảo sát ở thuỷ vực hồ Hoà Bình mùa khô năm 1997, mật độ PSTV cao nhất trong tầng nước 2-5 m với 12.653.000 tế bào/l, mật độ của chúng giảm mạnh chỉ còn 606.800 tế bào/l ở tầng nước 5-10 m, xuống tầng nước 10-25 m thì mật độ rất thấp với 54.420 tế bào/l. Kolkwitz và Masson (1908) đánh giá mức độ ô nhiễm của thủy vực đã chia ra ba mức độ: ô nhiễm nhiều (polysaprobic), ô nhiễm vừa (mesosaprobic) và ô nhiễm ít (oligosaprobic) dựa vào khoảng 300 loại vi khuẩn, tảo và nấm. Ở thủy vực ô nhiễm nhiều, số loài tảo ít nhưng số lượng lại nhiều; ở thủy vực ô nhiễm vừa có thể chia thành 2 nhóm nhỏ α, β – mesosaprobic; ở vùng α – mesosaprobic có thể gặp các loài tảo lam như Osillatoria, Phormidium. Còn ở vùng β – mesosaprobic thành phần loài tảo phong phú nhưng số lượng và sinh khối thấp hơn, có thể gặp các loài tảo như tảo khuê (Diatoma, Melosira, Navicula), tảo lục (Cosmarium, Spirogyra, Cladophora, Scendesmus). Ở thủy vực ô nhiễm ít sự da đạng về loài tương đối cao nhưng số lượng và sinh khối không đáng kể. Trong chuỗi thức ăn thì PSTV chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho PSĐV. Khi nghiên cứu về sự phát triển và biến động mật độ của Tisbe biminiensis (Copepoda: Harpacticoida) thông qua chế độ ăn, Pinto và ctv (2001) đã sử dụng tảo để làm thức ăn. Nghiệm thức đầu sử dụng một loài thuộc nhóm trùng roi Tetraselmis gracilis (Prasinophyceae), nghiệm thức hai sử dụng loài tảo Nitzschia Closterium (Bacillariophyceae) và nghiệm thức ba sử dụng hỗn hợp cả 2 loài trên với tỉ lệ 1:1. Kết quả cho thấy khi sử dụng thức ăn là tảo Nitzschia Closterium thì sự phát triển, sức sinh sản hay khả năng phát triển của ấu trùng copepod tốt hơn các nghiệm thức còn lại. Phiêu sinh thực vật (PSTV) có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình dinh dưỡng của trong biển, có tới 30 loại thức ăn khác nhau, trong đó có 57,1% là phiêu sinh thực vật – tảo silic. Tần suất cao nhất là Coscinodiscus, Pleurosigma, Rhizosolenia và Gyrosigma (Phạm Thược, 2003). Có thể nói nếu không có phiêu sinh thực vật sẽ không có sự sống trong môi trường nước. Chúng là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái, là thức ăn của phiêu sinh động vật, các loài ấu trùng tôm, cá, cua, nhuyễn thể,… 5 Trong môi trường nước thì phiêu sinh thực vật là nguồn cung cấp oxy dồi dào thông qua quá trình quang hợp và xử lý hợp chất nitơ trong thủy vực. Phiêu sinh thực vật còn có vai trò là sinh vật chỉ thị môi trường nước, sự có mặt các thành phần loài hay mật độ của chúng giúp chúng ta nhận biết được những mặt hạn chế hay những biểu hiện tốt cho môi trường, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục hay phát huy để đảm bảo môi trường sống thích hợp cho các loài thủy sản. Ngoài ra, PSTV còn có sự phân bố theo mặt rộng, mật độ và sinh khối cao dần từ sâu trong cửa sông ra cửa sông và ngoài cửa sông. Các khảo sát tại vùng cửa sông Thái Bình trên một mặt cắt khoảng 20 km đã cho kết quả như trên. Tại trạm Phú Hào, mật độ PSTV từ 1 triệu – 14 triệu tế bào/m 3, nhưng ra đến cửa sông mật độ lên đến 17 triệu – 44 triệu tế bào/m3. Yếu tố về khí hậu cũng tác động rất lớn đến sự phân bố của phiêu sinh vật nói chung và PSTV nói riêng. Trong mùa mưa các loại hình thuỷ vực đều đầy nước và được bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau. Điều đó dẫn tới sự phát triển của PSTV, đặc biệt là các thuỷ vực nước đúng như ao, hồ, đầm, ruộng lúa,…. Kết quả khảo sát sự phát triển sinh khối của PSTV tại Hồ Tây ở trên đã xác định điều đó. Tuy nhiên, khi phát triển quá mức lên đến cực đại thì chúng sẽ rơi vào giai đoạn suy tàn (còn gọi là hiện tượng tảo tàn) làm cho các yếu tố môi trường biến động lớn, quá trình phân hủy của xác tảo làm tiêu hao nhiều oxy hòa tan, phóng thích CO2 và tạo ra nhiều khí độc như: H2S, NH3…gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các loài thuỷ sản trong thuỷ vực. 2.3 Một số nghiên cứu về phiêu sinh thực vật ở Việt Nam Trước năm 1960 các công trình nghiên cứu về phiêu sinh thực vật ở Việt Nam có rất ít và hầu như chỉ mang tính chất phân loại. M.D.Bosi, P.Petit (1904) công bố 38 loài tảo silic thu được trong các thuỷ vực nước ngọt ở Việt Nam. Phạm Hoàng Hộ (1963, 1964,1968) nghiên cứu tảo thuỷ vực ruộng lúa, kênh ao tỉnh Cần Thơ đã đưa ra danh mục 39 loài tảo, trong đó tảo lam - 30 loài, tảo lục - 2 loài, tảo thuộc họ Characeae - 7 loài. A.Shirota (1963, 1966) trong chương trình nghiên cứu hải ngoại của Nhật Bản đã công bố quyển sách về sinh vật nổi Nam Việt Nam với 388 taxon loài và dưới loài, trong đó tảo mắt - 57 loài, tảo lục - 152 loài, tảo lam - 29 loài, tảo silic - 103 loài, tảo roi lệch - 4 loài, tảo vàng - 43 loài. 6 Năm 1982, Dương Đức Tiến trong nghiên cứu điều tra các sinh thái thuỷ vực nước ngọt Việt Nam công bố 1403 các taxon loài và dưới loài trong đó tảo lục 530, tảo silic - 388, tảo lam - 344, tảo mắt - 78, tảo giáp - 30, tảo vàng ánh - 14, tảo vòng - 9, tảo vàng - 5 và tảo đỏ - 4. Mật độ tảo thường đạt giá trị cao vào tháng mùa khô (tháng 4/2005) và thấp hơn vào mùa mưa (Nguyễn Văn Lục và ctv, 2006). Thành phần phiêu sinh thực vật trên tuyến sông Hậu, sông Tiền và các nhánh sông đều có sự hiện diện của 05 ngành: tảo lam (Cyanobacteria), tảo khuê (Ochrophyta), tảo lục (Chlorophyta), tảo giáp (Dinophyta) và tảo mắt (Euglenophyta) (Tổng cục Môi trường, 2010). 7 Phần 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu nghiên cứu 3.1.1. Dụng cụ Lưới phiêu sinh thực vật (kích thước mắt lưới 25-27µm), xô nhựa 30 lít, ca nhựa, chai nhựa 110ml, chai nhựa 1 lít, dây thun, bọc nylon, ống nhỏ giọt (pipet), bút lông dầu, lame, lamelle, kính hiển vi điện tử, buồng đếm phiêu sinh (Sedgwick Rafter cell), giấy thấm, ống đong 100ml. Một số dụng cụ khác trong phân tích. 3.1.2. Hóa chất Formol 38-40% 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm và thời gian thu mẫu Địa điểm: Khu vực rừng tràm Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng – đại diện cho vùng sinh thái nước ngọt. Thời gian thu mẫu: Đợt 1 tháng 7 năm 2011 (mùa mưa), đợt 2 tháng 2 năm 2012 (mùa khô) Hình 3.1. Bản đồ các điểm thu mẫu khu rừng Tràm – Mỹ Phước. Các điểm nghiên cứu: Gồm 15 điểm (được minh họa ở hình 3.1) 8 Bảng 3.1: Các điểm thu mẫu trong khu vực khảo sát Khu vực thu Số mẫu thu Kí hiệu mẫu thu Đặc điểm thủy vực Lung 2 LN1, LN2 Khu trũng ít bị tác động Dừa nước 2 DN1, DN2 Dừa nước phát triển lâu năm Rừng đặc dụng 2 ĐD1, ĐD2 Nằm trong khu vực rừng đặc dụng, không khai thác, ít bị tác động 1.1, 1.2, 1.3 Nằm trong khu vực rừng khai thác, bị tác động mạnh Rừng khai thác 9 2.1, 2.2, 2.3 3.1, 3.2, 3.3 15 mẫu Tổng 3.2.2. Phương pháp thu mẫu a. Thu mẫu định tính Sử dụng lưới thu (mắt lưới 30µm) vớt theo hình số 8 hoặc theo hình zigzac. Sau khi thu xong mẫu được cho vào chai nhựa 110ml và cố định mẫu bằng formol 2-4%. b. Thu mẫu định lượng Thu lắng : Thu mẫu nước nhiều điểm trong thủy vực, cho vào xô nhựa 30 líl, khuấy đều, dùng chai nhựa 1 lít thu mẫu. Sau đó cố định mẫu bằng formol 2-4%. 3.2.3. Phương pháp phân tích mẫu a. Phân tích định tính Sau khi mẫu được cố định, để lắng. Khi phân tích không khuấy mẫu, dùng pipet hút lấy phần tảo lắng ở dưới đáy chai nhựa, cho lên lamel. Sau đó mẫu được xem trên kính hiển vi để xác định tên giống loài tảo quan sát được dựa vào tài liệu định danh (Shitora (1966), Prescott (1970)). 9 Khi phân tích thành phần giống loài tảo cần thể hiện độ phong phú của chúng theo thang của Scheffer và Robinson (1939) như sau : Tần số xuất hiện : 60-100%: 30-60%: rất nhiều ( +++) nhiều ( ++) < 30%: ít (+) b. Phân tích định lượng - Mẫu sau khi cố định, để lắng trong chai nhựa 1 lít. - Cô đặc mẫu: Dùng ống hút có bịt lưới phiêu sinh thực vật để hút bớt nước trong. Dùng ống đong để xác định thể tích cô đặc. Cho vào chai nhựa nhỏ 110ml. - Đếm mẫu: Khuấy đều mẫu, cho 1ml mẫu trải đều vào buồng đếm Sedgewick Rafter (tránh bọt khí). Xác định số lượng loài trên kính hiển vi, ở vật kính 10x. Mẫu được đếm 3 lần với tổng cộng 180 ô ngẫu nhiên 3 đường ngang 60 ô lặp lại 3 lần. Phân loại tảo theo giống. - Để xác định mật độ tảo, áp dụng công thức (Boyd và Tucker,1993): T *1000 * Vcđ *103 A * N *Vmt X (cá thể/lít) = Trong đó: X : Mật độ tảo (cá thể/lít) T : Số cá thể đếm được theo giống. Vcđ : Thể tích mẫu cô đặc (ml) Vmt : Thể tích mẫu thu (ml) A : Diện tích một ô đếm (1mm2) N : Số ô đếm. c. Chỉ số đa dạng Shannon Sự đa dạng của các nhóm phiêu sinh vật được đánh giá qua chỉ số Shannon Weiner, theo công thức sau: n H’ = -  pi ln pi 1 10 Trong đó: H’: chỉ số đa dạng Shannon Weiner n: Số lượng giống Pi = ni / N : Tỉ lệ mật độ của giống thứ i trên tổng số mật độ của tất cả các giống. (n i là số cá thể của giống thứ i; N là tổng số cá thể của giống). 3.2.4. Phương pháp xử lí số liệu Số liệu của mẫu được xử lí bằng phần mềm Excel 11 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thành phần loài thực vật nổi Kết quả phân tích thực vật nổi ở rừng tràm Mỹ Phước đã phát hiện được 5 ngành tảo: Bacillariophyta, Chlorophyta, Cyanobacteria, Euglenophyta và Dinophyta thuộc 8 bộ, 18 họ gồm 56 giống, 146 loài. Trong đó ngành tảo Bacillariophyta chiếm tỷ lệ cao nhất 40% (59 loài), Euglenophyta 31% (45 loài), Chlorophyta 18% (26 loài), Cyanobacteria 9% (13 loài) và Dinophyta 2% (3 loài) (Hình 4.1). Theo Tổng cục Môi trường, 2010 thì thành phần phiêu sinh thực vật trên tuyến sông Hậu, sông Tiền và các nhánh sông đều có sự hiện diện của 05 ngành: tảo lam (Cyanobacteria), tảo khuê (Ochrophyta), tảo lục (Chlorophyta), tảo giáp (Dinophyta) và tảo mắt (Euglenophyta). Kết quả phân tích ở rừng tràm Mỹ Phước được 5 ngành cũng phù hợp với nhận định của Tổng cục môi trường, 2010. BACILLARIOPHYTA CYANOBACTERIA CHLOROPHYTA 26 loài 18% EUGLENOPHYTA DINOPHYTA 3 loài 2% EUGLENOPHYTA 45 loài 31% CHLOROPHYTA DINOPHYTA BACILLARIOPHYTA 59 loài 40% CYANOBACTERIA 13 loài 9% Hình 4.1: Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi ở rừng tràm Mỹ Phước Hầu hết các loài tảo xuất hiện là những giống loài tảo sống ở nước ngọt kể cả tảo khuê bởi vì các giống loài tảo khuê được tìm thấy phần lớn thuộc bộ Pennales, là bộ tảo khuê phát triển mạnh ở nước ngọt với hầu hết các giống Synedra, Navicula, Gyrosigma, Nitzschia, Tabellaria. Các thủy vực thu mẫu khá giàu vật chất hữu cơ do sự phân hủy lá rừng làm ảnh hưởng lên hàm lượng chất dinh dưỡng của thủy vực nên cũng ảnh hưởng lên sự phát triển của tảo trong chuỗi thức ăn tự nhiên của thủy vực. Kết quả nghiên 12 cứu về thành phần loài thực vật phiêu sinh trong khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An của Phan Thanh Lưu và Phan Doãn Đăng (2011) cho biết đã phát hiện đến 115 loài tảo, thuộc 37 họ, 12 bộ, 6 ngành trong khu bảo tồn này. Trong đó ngành tảo lục chiếm tỉ lệ cao 48% (55 loài). Nhưng ở hệ sinh thái rừng tràm thì ngành tảo khuê lại chiếm tỉ lệ cao 40% (59 loài). So với nghiên cứu ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, kết quả phân tích ở rừng tràm Mỹ Phước khác là do đặc điểm về hệ sinh thái ở hai khu vực khác nhau nên đặc điểm loài cũng khác nhau. Ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen là vùng đầm lầy, còn ở rừng tràm Mỹ Phước là vùng nước tĩnh giàu dinh dưỡng. Thành phần loài tảo mắt cũng khá cao ở rừng tràm Mỹ Phước tỉ lệ 31% (45 loài), trong khi đó thì tảo giáp rất thấp 2% (3 loài). Các giống loài chỉ thị ô nhiễm thường gặp gồm: Phacus alata, Phacus longicauda, Phacus torta, Euglena acutissima, Euglena spirogyra (Euglenophyta); Anabaena levanderi, Oscillatoria limosa (Cyanobacteria); Synedra ulva, Gyrosigma attenuatum, Navicula gastrum (Bacillariophyta); Gymnodinium neglectum, Glenodinium berolinense (Dinophyta); Closterium cornu var.javanicum (Chlorophyta). 4.1.1 Thành phần loài thực vật nổi mùa mưa Kết quả phân tích thành phần loài thực vật nổi vào mùa mưa gồm 100 loài thuộc .4 ngành tảo: Bacillariophyta, Chlorophyta, Cyanobacteria và Euglenophyta. Trong đó ngành tảo Bacillariophyta chiếm tỷ lệ cao nhất 48% (48 loài), Euglenophyta 32% (32 loài), Chlorophyta 14% (14 loài) và Cyanobacteria 6% (6 loài) (Hình 4.2). BACILLARIOPHYTA CYANOBACTERIA CHLOROPHYTA, 14 loài, 14% EUGLENOPHYTA, 32 loài, 32% EUGLENOPHYTA CHLOROPHYTA BACILLARIOPHYTA, 48 loài, 48% CYANOBACTERIA, 6 loài, 6% Hình 4.2: Thành phần loài thực vật nổi vào mùa mưa ở rừng tràm Mỹ Phước 13 Kết quả của nghiên cứu này cũng phù hợp với các tài liệu khảo sát trước cho thấy tảo khuê luôn chiếm tỷ lệ lớn về thành phần loài (tảo khuê chiếm 59,37% số loài trên sông Hậu và 71,43% trên sông Tiền – Trần Trường Lưu và ctv, 1979). Thành phần loài tảo mắt vào mùa mưa ở rừng tràm Mỹ Phước cũng tương đối cao 32% (32 loài) cho thấy môi trường nước nhiều hữu cơ. Nguyên nhân là do ở rừng tràm Mỹ Phước tồn lưu nhiều chất hữu cơ đang bị phân hủy như: Lá cây rừng, thực vật thượng đẳng, thân cây đang bị phân hủy ở nền đáy. Các giống loài chỉ thị ô nhiễm vào mùa mưa là: Nitzschia philippinarum (Bacillariophyta); Anabaena levanderi, Oscillatoria limosa, Oscillatoria princes (Cyanobacteria); Euglena acutissima, Euglena spirogyra, Phacus alata, Phacus longicauda, Phacus torta (Euglenophyta); Spirogyra prolifica (Chlorophyta); Gymnodinium neglectum, Glenodinium berolinense (Dinophyta). BACILLARIOPHYTA CYANOBACTERIA EUGLENOPHYTA CHLOROPHYTA DINOPHYTA 40 35 S ố loài 30 25 20 15 10 5 0 Rừng tràm khai thác Rừng tràm đặc dụng Lung Dừa nước Sinh cảnh Hình 4.3: Thành phần loài thực vật nổi vào mùa mưa ở các sinh cảnh trong rừng tràm Mỹ Phước Thành phần loài thuộc ngành tảo khuê chiếm tỉ lệ cao nhất ở 3 khu vực: Rừng tràm khai thác, Rừng tràm đặc dụng, Dừa nước với số loài biến động từ 11 – 37 loài chiếm 44 – 45%, tiếp đến là ngành tảo mắt chiếm tỉ lệ từ 21 – 38%, sau cùng là tảo lục (9 – 20%) và tảo lam (6 – 12%). Riêng ở Lung có sự khác biệt so với các sinh cảnh khác là ngành tảo mắt (33%) chiếm tỉ lệ cao hơn ngành tảo khuê (29%) và tảo lục (29%). Tổng thành phần loài ở rừng đặc dụng, lung, dừa nước không có chênh lệch lớn với rừng đặc dụng 25 loài, lung 24 loài, dừa nước 33 loài. Riêng ở rừng khai thác có thành phần loài cao nhất 82 loài. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng