Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC TỪ CAO ETHYL ACETATE CỦA LÁ CHÙM NGÂY MORINGA OLEIFE...

Tài liệu KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC TỪ CAO ETHYL ACETATE CỦA LÁ CHÙM NGÂY MORINGA OLEIFERA L. HỌ MORINGACEAE

.PDF
70
122
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành : HÓA HỮU CƠ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC TỪ CAO ETHYL ACETATE CỦA LÁ CHÙM NGÂY MORINGA OLEIFERA L. HỌ MORINGACEAE TP.HCM-2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành : HÓA HỮU CƠ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC TỪ CAO ETHYL ACETATE CỦA LÁ CHÙM NGÂY MORINGA OLEIFERA L. HỌ MORINGACEAE Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện: TS.Mai Đình Trị Trương Ánh Xuyên TP.HCM-2012 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, động viên rất nhiều. Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến: - TS. Mai Đình Trị (GVHD của tôi), phòng Các hợp chất có hoạt tính sinh học, Viện Công nghệ Hóa học. Thầy đã rất nhiệt tình trong việc hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm thực nghiệm . Ở Thầy không những tôi học được những kiến thức chuyên môn quý báu cho việc thực hiện đề tài mà tôi còn nhận thấy được một tấm gương về nghiên cứu khoa học và về nhiều điều trong cuộc sống. Một lần nữa em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy. - Ba, mẹ,bạn bè cùng những người thân trong gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần trong quá trình thực hiện đề tài. - TS. Lê Tiến Dũng phòng Các hợp chất có hoạt tính sinh học, Viện Công nghệ Hóa học. Thầy đã rất nhiệt tình chỉ bảo cho tôi những kiến thức cần thiết nhất về thực nghiệm, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài. - Quý Thầy Cô khoa Hóa trường Đại học Sư Phạm TP HCM đã nhiệt tình giảng dạy giúp tôi có những kiến thức quý giá để hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! TRƯƠNG ÁNH XUYÊN TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 8 CHƯƠNG I 1.1 TỔNG QUAN .................................................................................. 9 ĐAI CƯƠNG VỀ CÂY CHÙM NGÂY: ........................................................ 9 1.1.1 Thực vật học : .............................................................................................. 9 1.1.2 Hình thái thực vật: ..................................................................................... 10 1.1.3 Hình thái phân bố : .................................................................................... 13 1.1.4 Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế: ............................................................ 13 1.1.5 Tác dụng dược lý : ........................................................................................ 15 1.1.5.2 Theo y học hiện đại : ................................................................................. 17 1.1.6 Thành phần hóa học : ..................................................................................... 19 1.1.6.1 Các hợp chất Phenolic : .............................................................................. 19 1.1.6.2 Các hợp chất Flavonoid đã được phân lập từ cây chùm ngây: ................... 21 1.1.6. 3 Các hợp chất Terpenoid-Steroid được phân lập từ cây Chùm ngây:......... 23 1.1.6.4 Các hợp chất Glycosid được phân lập từ cây Chùm ngây : ....................... 24 1.1.6. 5 Hợp chất khác được phân lập từ cây Chùm ngây: ..................................... 27 Chương II THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................................... 29 NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 29 2.1. Hóa chất, thiết bị, phương pháp .......................................................................... 29 2.1.1 Hóa chất ......................................................................................................... 29 2.1.2 Thiết bị ........................................................................................................... 29 2.1.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29 2.1.3.1 Phương pháp phân lập các hợp chất ........................................................... 29 2.1.3.2 Phương pháp xác định cấu trúc hóa học các hợp chất ................................ 29 2.2 THỰC NGHIỆM .................................................................................................. 30 2.2.1 Giới thiệu chung ............................................................................................ 30 2.2.2 Quá trình phân lập các chất ........................................................................... 30 2.2.2.1 Nguyên liệu ................................................................................................. 30 2.2.2.2 Quá trình điều chế cao EtOH toàn phần ..................................................... 31 2.2.2.3 Phân lập các hợp chất từ cao EA ................................................................ 33 2.2.2.3.1 Khảo sát phân đoạn E7(150g)................................................................. 33 2.2.2.3.2 Khảo sát phân đoạn E 7.2 (14,05g) ......................................................... 34 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 2.2.2.3.3 Khảo sát phân đoạn E7.5 (16,94 g) ......................................................... 35 2.3 HẰNG SỐ VẬT LÝ VÀ CÁC SỐ LIỆU PHỔ NGHIỆM CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC .................................................................................................... 37 2.3.1 Hợp chất MO5 : ............................................................................................ 37 2.3.2 Hợp chất MO8: ............................................................................................. 37 2.3.3 Hợp chất MO10: ............................................................................................ 37 CHƯƠNG III : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 38 3.1 Xác định cấu trúc các hợp chất ............................................................................ 38 3.1.1 Xác định cấu trúc hợp chất MO5 : ................................................................. 38 3.1.2 Xác định cấu trúc của MO8: .......................................................................... 40 3.1.3. Hợp chất MO10 ............................................................................................ 43 Chương IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 46 4.1 Kết luận ................................................................................................................ 46 4.2 Kiến nghị .............................................................................................................. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 47 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT EA Ethyl acetate MeOH Methanol CTPT Công thức phân tử EtOH Ethanol DPPH 1,1-Diphenyl-2-picrylhydrazyl-(2,2-diphenyl-picrylhydrazyl) g Gram J Hằng số ghép Δ Độ bất bão hòa mg Miligram MHz Mega Hertz SKC Sắc ký cột TLTK Tài liệu tham khảo SKLM Sắc ký lớp mỏng UV Ultraviolet Rf Retention factor brs Broad singlet Mũi đơn rộng 13 Carbon-13 Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Resonance cacbon 13 d Doublet Mũi đôi dd Double of doublet Mũi đôi đôi ESI-MS Electron Spray Ionization Phổ khối lượng phun mù điện Mass Spectrum tử C – NMR TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 HMBC HSQC Heteronuclear Multiple Bond Phổ tương tác dị nhân qua Coherence nhiều liên kết Heteronuclear Single Quantum Phổ tương tác dị nhân qua Correlation một liên kết Proton Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Resonance proton m Multiplet Mũi đa mp Melting Point Điểm chảy ppm Part per million Phần triệu s Singlet Mũi đơn t Triplet Mũi ba δ Chemical shift Độ dịch chuyển hóa học VLDL Very Low Density Lipoprotein Lipoprotein mật độ rất thấp LDL Low Density Lipoprotein 1 H – NMR Lipoprotein mật độ thấp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1 So sánh dữ liệu phổ của MO5 và p-hydroxybenzaldehyde Bảng 2 Số liệu phổ của MO8 Bảng 3 So sánh số liệu phổ của MO10 và 4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 Vị trí cây Chùm ngây trong bảng hệ thống phân loại thực vật Sơ đồ 2 Sơ đồ tổng quan phân lập MO5,MO8 và MO10 từ bột lá Chùm ngây Sơ đồ 3 Qui trình điều chế các phân đoạn từ cao EA Sơ đồ 4 Qui trình phân lập hợp chất MO5 từ E 7.2 Sơ đồ 5 Qui trình phân lập hợp chất MO8 và MO10 từ E 7.5 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1 Cây Chùm ngây Hình 2 Lá cây Chùm ngây Hình 3 Hoa Chùm ngây Hình 4 Quả Chùm ngây Hình 5 Hạt cây Chùm ngây Hình 6 Cấu trúc hóa học hợp chất MO5 và sự tương quan HMBC trên MO5 Hình 7 Sự tương quan HMBC trên MO8 Hình 8 Cấu trúc hóa học hợp chất MO8 Hình 9 Sự tương quan HMBC trên MO10 Hình 10 Cấu trúc hóa học hợp chất MO10 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 CÁC PHỔ CỦA MO5 Phụ lục 1.1 Phổ 1H-NMR Phụ lục 1.2 Phổ 13C-NMR Phụ lục 1.3 Phổ HMBC Phụ lục 1.4 Phổ HSQC PHỤ LỤC 2 CÁC PHỔ CỦA MO8 Phụ lục 2.1 Phổ 1H-NMR Phụ lục 2.2 Phổ 13C-NMR Phụ lục 2.3 Phổ DEPT 90 và 135 Phụ lục 2.4 Phổ HMBC TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 Phụ lục 2.5 Phổ HSQC Phụ lục 2.6 Phổ ESI-MS (negative) Phụ lục 2.7 Phổ HR-ESI-MS (positive) PHỤ LỤC 3 CÁC PHỔ CỦA MO10 Phụ lục 3.1 Phổ 1H-NMR Phụ lục 3.2 Phổ 13C-NMR Phụ lục 3.3 Phổ DEPT 90 và 135 Phụ lục 3.4 Phổ HMBC Phụ lục 3.5 Phổ HSQC TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 MỞ ĐẦU Bước vào thế kỷ 21 , những thành tựu về Khoa học & Kỹ thuật ngày càng tăng lên không ngừng. Song hành cùng những tiến bộ đó là cuộc sống con người ngày càng đầy đủ,thừa mứa . Tuy nhiên mặt trái của sự phát triển vũ bão đó là sự xuất hiện của những thảm họa về tự nhiên và cả sự xuất hiện của các dịch bệnh , các chứng bệnh lạ ảnh hưởng không nhỏ đến sự sống, sự phát triển của con người. Trước những chứng bệnh đó, các nhà khoa học đã cố gắng tìm tòi ra những cách thức để điều trị cho con người . Và hướng chủ yếu mà các nhà khoa học tìm tới là các bài thuốc quý tồn tại trong tự nhiên hay cụ thể là từ các loài cây cỏ tồn tại xung quanh chúng ta . Và một trong những dược liệu quý giá đó là cây Chùm ngây . Cây Chùm Ngây đã được biết đến và dùng nhiều từ hơn nghìn năm nay ở các nước với nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý và Ấn Độ. Chùm ngây là một loài dược liệu quý giá : Lá và hoa đã được dùng để chữa nhiều bệnh như cảm cúm, bao tử, gan, tiểu đường, tim... Các bộ phận khác thì có tác dụng hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol.... Ngoài ra hột cây được dùng để lọc nước, làm trong nước góp phần giải quyết nước sạch cho nông thôn vùng sâu, vùng xa, nơi bị thiên tai, bão lụt. Không những thế, Chùm ngây còn được dùng như là một thực phẩm cung cấp rất nhiều các vitamin, cung cấp chất đạm, vitamins, β-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolic cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên mặc dầu được biết đến từ thời xa xưa nhưng đến ngày nay, Chùm ngây chỉ được sử dụng dân gian chứ chưa có công trình nghiên cứu cụ thể Trong luận văn này chúng tôi tiến hành khảo sát thành phần hóa học từ lá cây Chùm ngây với nội dung luận văn bao gồm : - Phân lập các hợp chất tinh khiết từ lá cây Chùm ngây. - Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được. TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 CHƯƠNG I 1.1 TỔNG QUAN ĐAI CƯƠNG VỀ CÂY CHÙM NGÂY (MORINGACEAE) [24]: Chi Chùm ngây là chi duy nhất trong họ Chùm ngây (Moringaceae) bao gồm 13 loài và loài phổ biến nhất là Chùm ngây. -Cây Chùm ngây , danh pháp khoa học: Moringa oleifera hay Moringa pterygosperma Gaertn . Ngoài ra theo từng vùng miền ,cây Chùm ngây còn được gọi là bồn bồn, cải ngựa, độ sinh hay tên nước ngoài là : Drumstick tree, Horseradish tree, bèn ailé, Shagara al Rauwaq , Sohanjna, benzolive, , kelor, marango, mlonge, mulangay, nébéday, saijhan, and sajna…. 1.1.1 Thực vật học [18] : Vị trí trong hệ thống phân loại thực vật Giới thực vật bậc cao ↓ Ngành Ngọc lan ↓ Lớp Ngọc lan ↓ Bộ cải ↓ Họ Chùm ngây (Moringaceae) ↓ Chi (Moringa) ↓ Loài (Moringa oleifera L.) Sơ đồ 1 Vị trí cây Chùm ngây trong bảng hệ thống phân loại thực vật TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 9 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 1.1.2 Hình thái thực vật[3]: Cây thân gỗ nhỏ, cao 8-10 m, phân nhánh nhiều, thân có tiết diện tròn, thân non màu xanh có lông, thân già màu xám nốt sần. Hình 1 : cây Chùm Ngây TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 10 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 Lá kép lông chim 3 lần lẻ, mọc cách. Phiến lá chét hình bầu dục, mặt trên xanh hơn mặt dưới, lá non kích thước lớn hơn lá già. Gân lá hình lông chim, nỗi rõ mặt dưới. Hình 2 : lá cây Chùm Ngây Cụm hoa dạng chùm xim mọc ở nách lá hay ngọn cành. Hoa không đều lưỡng tính, màu trắng hơi vàng, mùi thơm, cuống hoa dài 1-2 cm Hình 3: Hoa Chùm Ngây TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 11 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 Quả nang treo to, dài 35-45 cm, có nhiều rãnh dọc, hơi gồ lên chỗ có hạt, quả khô màu vàng xám. Hạt màu đen, ở 3 cạnh có 3 cánh màu trắng dạng màng mỏng. Hình 4 : Qủa cây Chùm ngây Hình 5 :Hạt cây Chùm ngây TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 12 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 1.1.3 Hình thái phân bố[13] : Moringa oleifera nguồn gốc từ phương Tây và ở những vùng phụ Hy Mã Lạp Sơn, Ấn Độ, Pakistan, Tiểu Á, Châu Phi và Ả Rập (Somali et al, 1984; Mughal et al, 1999) . Hiện nay phân phối tại Việt Nam, Campuchia, Trung Mỹ, Bắc và Nam Mỹ và vùng Ca-ri-bê Quần đảo (Morton, 1991). Khu vực phân bổ chủ yếu của chúng là đông bắc và tây nam châu Phi, Madagascar, bán đảo Ả Rập, Nam Á. Loài phổ biến nhất là chùm ngây (cải ngựa) (Moringa oleifera), Chùm ngây vốn được coi có vùng bản địa là vùng tây bắc Ấn Độ và Pakistan, sau được đưa vào trồng rộng rãi ở Ấn Độ và nhiều nước Đông Nam Á khác. Hiện nay vẫn tồn tại quần thể Chùm ngây mọc hoang dại ở cận Hymalaya, từ vùng Chenab phía đông của Sarda (Ấn Độ). Ở Việt Nam, Chùm ngây được trồng rải rác ở các tỉnh phía Nam, từ Quảng Nam trở vào. Cây ưa sáng và ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Chùm ngây có thể sống và phát triển tốt trên nhiều loại đất, từ loại đất đỏ bazan ở Tây Nguyên đến đất sét pha cát hoặc trên đất cát vùng ven biển. 1.1.4 Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế [22]:  Về dinh dưỡng: Lá moringa giàu dinh dưỡng hiện được hai tổ chức thế giới WHO và FAO xem như là giải pháp ưu việt cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh dưỡng, và là giải pháp lương thực cho thế giới thứ ba. • Đối với trẻ em từ 1-3 tuổi, cứ ăn 20g lá tươi moringa là cung ứng 90% Calcium , 100% Vitamin C, Vitamin A, 15% chất sắt, 10% chất đạm cần thiết và hàm luợng Potassium , Đồng…và Vitamin B bổ sung cần thiết cho trẻ . • Đối với các bà mẹ đang mang thai và cho con bú, chi cần dùng 100g lá tươi mỗi ngày là đủ bổ sung Calcium , Vitamin C, Vitamin A , Sắt , Đồng, Magnesium, Sulfur, các vitamin B cần thiết trong ngày. TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 13 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 So sánh hàm lượng dinh dưỡng (Đặc biệt dùng cho người “ăn Chay”) : Những so sánh từ các nghiên cứu của các nhà khoa học giữa hàm lượng dinh dưỡng ưu việt của lá cây Chùm Ngây và những thực phẩm, những trái cây tiêu biểu thường dùng như Cam, Cà-rốt, Sữa, Cải Bó xôi, Yaourt, và Chuối nếu so sánh trên cùng trọng lượng lá Chùm ngây : - Lượng Vitamin C gấp 7 lần trong trái Cam : Vitamin C tăng cường hệ thống miễn nhiễm trong cơ thể và chữa trị những chứng bệnh lây lan như cảm cúm. - Lượng Vitamin A gấp 4 lần trong Cà-rốt : Vitamin A hoạt động như một tấm khiên chống lại những chứng bệnh về mắt , da và tim đồng thời ngăn ngừa tiêu chảy và những chứng bệnh thông thường khác.. - Lượng Calcium gấp 4 lần trong sữa : Calcium bồi bổ cho xương và răng, giúp ngăn ngừa chứng loãng xương.. - Lượng chất sắt gấp 0.75 lần so với cải bó xôi : Chất Sắt là một chất cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn Oxy trong máu đến tất cả bộ phận trong cơ thể. -Lượng chất đạm (protein) nhiều hơn Yaourt : Chất Đạm là những chất xây dựng tế bào cho cơ thể, nó được làm ra từ acid amin, thông thường acid amin chỉ có những sản phẩm từ động vật như thịt trứng, sữa… kỳ lạ thay lá Chùm Ngây có chứa những acid amin cần thiết đó.  Về kinh tế: Ngoài việc có gía trị về dinh dưỡng như trên,cây Chùm ngây còn có tác dụng dưỡng da ,làm thuốc hay dùng để lọc nước sinh hoạt…… Dưỡng da : tại Mỹ và các nước Âu châu, cây Moringa được sử dụng rộng rãi trong công nghê dưỡng da , mỹ phẩm cao cấp. Lọc nước : Hạt Chùm ngây có chứa một số hợp chất “đa điện giải” (polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước.Kết quả thử nghiệm lọc nước : Nước đục (độ đục 15-25 NTU, chứa các vi khuẩn tạp 280-500 cfu ml(-1), khuẩn coli từ phân 280-500 MPN 100 ml(-1). Dùng hạt Chùm Ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến kết quả rất tốt (độ đục còn 0.3-1.5 NTU; vi khuẩn tạp còn 5-20 cfu; và khuẩn E.Coli còn 5-10 MPN..) . Phương pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng nông thôn của các nước nghèo và được áp dụng khá rộng rãi tại Ấn độ và TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 14 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 thung lũng sông Nile nên còn được gọi bằng cái tên là “Shagara al Rauwaq”( nghĩa là “cây để làm sạch”). 1.1.5 Tác dụng dược lý : 1.1.5.1 Theo y học cổ truyền[22]: Cây Chùm ngây cung cấp những hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, αsitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Lá và hoa đã được dùng để chữa nhiều bệnh như cảm cúm, bao tử, gan, tiểu đường, tim. Trong y học cổ truyền, sử dụng Chùm ngây chữa u xơ tuyến tiền liệt, huyết áp cao, tăng mỡ máu... Lá, hoa và rễ: được dùng trong y học cộng đồng, chữa trị các khối u. - Lá dùng uống để điều trị chứng hạ huyết áp và vò xát vào vùng thái dương để trị chứng nhức đầu. Lá còn được dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy sướt, sưng tấy, nổi mẩn ngứa hay các dấu hiệu của lão hóa da. -Dịch chiết từ lá có tác dụng duy trì ổn định huyết áp, trị chứng bần thần, chống nhiễm trùng da. Nó cũng được dùng để điều khiển lượng đường máu trong trường hợp bị bệnh tiểu đường. -Bột làm từ lá tươi có khả năng cung cấp năng lượng làm cho năng lượng tăng gấp bội khi dùng thường xuyên. Lá cũng được dùng chữa sốt, viêm phế quản, viêm nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ, diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ. Sản phụ ăn lá sẽ làm tăng tiết sữa. Ở Philippines, lá được chỉ định dùng chống thiếu máu, do chứa lượng sắt cao. Vỏ, lá và rễ được dùng tăng cường tiêu hóa. Theo Hartwell, hoa, lá, và rễ còn được dùng trị sưng tấy. Hạt dùng để điều trị bệnh viêm dạ dày, trị trướng bụng. Dầu hạt được dùng ngoài để điều trị nấm da. Trường Đại học San Carlos ở Guatemala đã tìm ra một loại kháng sinh có tác dụng như neomycin có khả năng bảo vệ da khỏi sự viêm nhiễm do Staphylococcus aureus. Rễ có vị đắng, được xem như một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều kinh, long đàm, lợi tiểu nhẹ. Ở Nicaragua, nước sắc rễ được dùng chữa bệnh phù thủng. Dịch rễ được dùng ngoài để điều trị chứng mẩn ngứa do dị ứng. Trong rễ và hạt, cũng có chất kháng sinh pterygospermin. Vỏ cây được dùng điều trị chứng thiếu vitamin C, đôi khi dùng trị tiêu chảy. TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 15 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 Trong những năm gần đây, những công trình nghiên cứu được công bố trong các báo "Phytotherapy Rechearch" và "Hort Science" cũng đã cho thấy các tác dụng khác nhau của các bộ phận cây Chùm ngây như, chống hạ đường huyết, giảm sưng tấy, chữa viêm loét dạ dày, điều trị chứng hạ huyết áp và ngay cả làm êm dịu thần kinh trung ương. Làm thuốc ngừa thai: trong các tài liệu có nói đến phụ nữ dân tộc Raglay ngừa thai bằng cách cứ khoảng năm ngày thì lấy hai nắm rễ chùm ngây còn tươi (chừng 150 g), rửa sạch, xắt nhỏ, sắc giống sắc thuốc nam, uống hai lần trong ngày. Trong chùm ngây có α-sitosterol cấu trúc giống estrogen nên có thể có tác dụng ngừa thai. Khi bạn có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn α-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Vì thế các nhà khoa học nhắc nhở “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”. Một số cách dùng chùm ngây trị bệnh theo hướng dẫn của lương y Nguyễn Công Đức - giảng viên khoa Y học cổ truyền (ĐH Y Dược,TP.HCM)[22]: + Trị u xơ tiền liệt tuyến: dùng 100g rễ chùm ngây tươi và 80g lá trinh nữ hoàng cung tươi (hoặc dùng rễ chùm ngây khô 30g và lá trinh nữ hoàng cung khô 20g). Đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày. + Trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan: mỗi ngày dùng 150g lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày. + Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalate: mỗi ngày dùng 100g rễ chùm ngây tươi (hoặc 30g khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày. + Ngừa thai: cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150g) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày. + Chùm ngây còn được dùng để lọc nước bằng cách lấy 2 trái chùm ngây tươi đã có hột già, lấy hột giã nát, trộn đều 5 phút với 3 lít nước đục, để lắng 2 giờ thì có nước trong dùng được. TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 16 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 1.1.5.2 Theo y học hiện đại : * Nghiên cứu về chống tăng huyết áp, lợi tiểu và giảm cholesterol [27] Dịch chiết từ lá Chùm ngây có tác dụng ổn định áp suất trong máu (Tạp chí sức khỏe Ấn Độ, 1962; Dahot, 1988). Các hợp chất nitrile, glycoside thiocarbamate được phân lập từ lá Chùm ngây có tác dụng hạ huyết áp (Faizi và cộng sự, 1995) và hầu hết các hợp chất này rất hiếm trong tự nhiên. Năm 1994, Gilani và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm sinh học trên chuột 4 hợp chất ly trích từ lá Chùm ngây là Niazinin A (38), Niazinin B (38), Niazimicin (39) và Niazinin A + B (38) cho thấy chúng có tác dụng hạ huyết áp. Morton (1991) và Caceres cùng cộng sự (1992) nghiên cứu dịch chiết từ các bộ phận rễ, lá, hoa, nhựa và hạt của cây Chùm ngây có tác dụng lợi tiểu. Ghasi cùng cộng sự (2000) nghiên cứu thử nghiệm sinh học trên cơ thể chuột, bằng cách trộn vào thức ăn của chuột dịch chiết thô từ lá Chùm ngây cho thấy chất βsitosterol (28) có tác dụng giảm cholesterol trong huyết thanh của chuột. Năm 2009,Tạp chí Ethnopharmacology có đăng tải bài báo cáo vê hợp chất được triết xuất từ nước của cây Chùm ngây có khả năng hạ đường huyết ở những con chuột bị tiểu đường. * Nghiên cứu về chống co thắt, chống loét và bảo vệ gan[27] Gilani cùng cộng sự công bố hợp chất 4-(α-L-rhamnosyloxy ) benzylisothiocyanate (37) trích từ dịch chiết EtOH từ lá cây chùm ngây còn là thành phần trong thuốc chống co thắt với nguyên nhân tắc nghẽn là các hạt sỏi của các hợp chất canxi. (1992, 1994). Pal và cộng sự (1995) công bố cao EtOH của lá Chùm ngây có tác dụng chống lở loét và có chức năng bảo vệ gan trên chuột, dịch chiết nước lá Chùm ngây cũng có khả năng chống lở loét. * Nghiên cứu về kháng khuẩn, kháng nấm[27] Một công bố khác của Ruckmani và cộng sự (1998) trong rễ Chùm ngây còn chứa chất kháng sinh Pterygospermin (60) có tác dụng kháng khuẩn và diệt nấm mạnh. Nikkon và cộng sự (2003) đã ly trích N-benzyl-S-ethylthioformate (59) từ vỏ rễ Chùm ngây có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm. Bhatnagar và cộng sự (1961) cũng đã cho kết quả về tính kháng nấm của dịch chiết từ vỏ cây. TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 17 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 Caceres cùng cộng sự (1991) cũng đã công bố dịch chiết từ lá Chùm ngây tươi có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn Gram (-) và Gram (+) gây bệnh ở người. - Ping - Hsien Chuang đã thử nghiệm hoạt tính kháng nấm trên dịch chiết EtOH và tinh dầu của lá và hạt cây Chùm ngây. Kết quả cho thấy chúng có hoạt tính trên các chủng Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagophytes, Epidermophyton floccosum, và Microsporum canis. - P. Nepolean, J. Anitha và R. Emilin Renitta đã thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của dịch chiết lá, hạt và hoa của cây Chùm ngây và cho thấy chúng có hoạt tính với các chủng Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Enterobacter spp, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeroginosa, Salmonella typhi A, Staphylococcus aureus, Streptococcus và Candida albican. * Nghiên cứu về trị khối u và chống ung thư[27] Makonnen cùng cộng sự (1997) đã công bố lá Chùm ngây chứa nhiều thành phần có khả năng trị khối u. Đó là các hợp chất O-ethyl-4-(α-L-rhamnosyloxy)benzyl carbamate (35), 4-(α-L-rhamnosyloxy)benzylisothiocyanate (37), Niazimicin (39). Guevara cùng cộng sự (1999) cũng đã đề xuất Niazimicin (39) là một chất có khả năng phòng ngừa ung thư hiệu quả. Ngoài ra, năm 1998 Murakami cùng cộng sự cũng đã ly trích từ lá Chùm ngây các chất Niaziminin, thiocarbamate có tác dụng ức chế virus Epstein - Barr gây khối u. * Nghiên cứu về khả năng khử trùng của hạt Chùm ngây[27] Olsen (1987), Madsen và cộng sự (2002) công bố công trình nghiên cứu về khả năng khử trùng của hạt Chùm ngây. Broin và cộng sự (2002) công bố protein tái tổ hợp trong hạt Chùm ngây có khả năng làm kết tụ các vi khuẩn Gram (-) và Gram (+). Trường hợp này các vi khuẩn bị loại bỏ giống như trường hợp các chất cặn bã trong nước bị loại bỏ bởi các chất keo tụ (Casey, 1997). Mặt khác, hạt Chùm ngây còn tác dụng trực tiếp lên vi khuẩn dẫn đến ức chế sự tăng trưởng của nó. Các peptide ức chế vi khuẩn hoạt động bằng cách phá vỡ màng tế bào hoặc ức chế các enzyme cốt yếu của vi khuẩn (Silvestro và cộng sự, 2000; Suarez và cộng sự, 2003). TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan