Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán...

Tài liệu Khảo sát thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán

.PDF
164
908
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ------ ĐƢỜNG TÚ TRÂN KHẢO SÁT THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ THỰC VẬT TRONG TIẾNG HÁN (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số : 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. TRẦN TRÍ DÕI Hà Nội. 2007 0 Lời cảm ơn Luận văn này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của GS.TS Trần Trí Dõi. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy. Thầy đã dành nhiều thời gian để chỉ bảo tận tình, hƣớng dẫn cách làm và đóng góp những ý kiến quý báu giúp cho em hoàn thành luận văn. Em cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho em sang học tại Việt Nam. Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại Việt Nam. 1 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Đƣờng Tú Trân 2 Mục Lục Trang - Lời cảm ơn .......................................................................................... ...1 - Lời cam đoan ........................................................................................ ...2 - Mở đầu ................................................................................................ ...6 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................ ...6 2. Mục đích và nội dung nghiên cứu ..................................................... ...8 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... ...8 4. Phƣơng pháp và tài liệu nghiên cứu .................................................. .10 5. Cấu trúc của luận văn ........................................................................ .13 Chƣơng I: Những cơ sở đã thu nhận đƣợc về thành ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt ................................................................................. .14 1.1 Khái niệm về thành ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt …………….14 1.1.1. Khái niệm về thành ngữ trong tiếng Hán .................................... .14 1.1.2. Khái niệm về thành ngữ trong tiếng Việt .................................... .17 1.2 Phân biệt thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ tƣơng đƣơng………21 1.3 Phân loại thành ngữ ......................................................................... .25 1.4 Tiểu kết ........................................................................................... .28 Chƣơng II: Khảo sát một số đặc điểm thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt)………………....30 2.1 Khái quát thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán………..30 2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ…………………………………34 2.2.1 Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật có gắn liền với môi trƣờng tự nhiên sinh trƣởng của cây thực vật………......................34 3 2.2.1.1. Những cây thực vật do điều kiện địa lý ở Trung Quốc có mà Việt Nam không có và đƣợc dùng trong thành ngữ.....................................35 2.2.1.2. Những cây thực vật ở Việt Nam có mà Trung Quốc không có hay ít thấy đƣợc dùng trong thành ngữ…………………………………..38 2.2.2. Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật có gắn liền với phong tục tập quán của mỗi dân tộc……………………................39 2.2.2.1 Hai dân tộc có sự khác biệt về cách ví màu sắc đƣợc thể hiện trong thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật………….....40 2.2.2.2. Hai dân tộc có sự khác biệt về cách đặt tên gọi cây thực vật đƣợc thể hiện trong thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật………………………42 2.2.3 Ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt)…………………................ 45 2.2.3.1 Căn cứ môi trường sinh thái cây thực vật để gửi gắm một ý muốn………………………………………...........................................46 2.2.3.2.Căn cứ hình thái bên ngoài của cây thực vật để gửi gắm một ý muốn………………………………………........,...............................48 2.2.3.3. Căn cứ mùi vị và màu sắc của cây thực vật để gửi gắm một ý muốn………………….…………………......................................…..50 2.2.3.4. Căn cứ tên danh của cây thực vật để gửi gắm một ý muốn………………………………………….................................….54 2.2.3.5. Căn cứ những hiện tượng đặc thù của cây thực vật để gửi gắm một ý muốn....................................................................................55 2.2.4. Những nét chung về nội hàm của thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán và tiếng Việt………………..................................…..57 4 2.3. Đặc điểm kết cấu thành ngữ………………………………………..61 2.3.1 Quan hệ đẳng lập………………………………………………….61 2.3.2. Quan hệ chính phụ………………………………………………..64 2.3.3 Quan hệ chủ vị…………………………………………………….65 2.3.4 Quan hệ động tân………………………………………………….66 2.3.5 Quan hệ mục đích………………………………………………....68 2.3.6 Một dạng kết cấu đặc thù trong thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật ở tiếng Hán và tiếng Việt…………………….........................................69 2.4. Tiểu kết……………………………………………………………...74 Chƣơng III: Những kinh nghiệm giảng dạy và học thành ngữ trong tiếng Hán ................................................................................................ .77 3.1 Dùng cách kể chuyện để tăng trí nhớ ................................................ .78 3.2 Dùng cách chơi tiếp sức .................................................................... .79 3.3 Dùng cách chơi câu đối ..................................................................... .80 3.4 Một số chú ý trong dịch thuật ........................................................... .81 Kết luận .................................................................................................. .83 Tài liệu tham khảo ................................................................................ .85 Phụ lục: Danh sách các thành ngữ tiếng Hán có yếu chỉ thực vật ......... .91 5 MỞ ĐẦU 1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong mấy thập kỉ gần đây, ngành ngôn ngữ học thế giới bƣớc sang một giai đoạn mới. Việc nghiên cứu khoa học không dừng lại ở bản thể ngôn ngữ mà tiến tới nghiên cứu những nhân tố bên ngoài có ảnh hƣởng trực tiếp đến bản thể ngôn ngữ và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Chính vì vậy mà xu hƣớng nghiên cứu liên ngôn ngữ và xuyên văn hoá đã trở thành bình diện không thể thiếu đƣợc đối với bất cứ một quốc gia nào trên thế giới trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc và Việt Nam là hai nƣớc có tiếp xúc văn hoá từ xa xƣa, do đó có quan hệ mật thiết với nhau. Giữa hai dân tộc có nhiều điểm gần và giống nhau, nhƣng do sự đa dạng về đặc thù, về điều kiện tự nhiên, văn hoá, xã hội, kinh tế, quân sự, phong tục tập quán, quan điểm, thẩm mĩ... của mỗi dân tộc khác nhau, đã tạo nên cho mỗi dân tộc có một cách sống riêng, một tƣ duy riêng, một ngôn ngữ với những phƣơng diện diễn đạt mang đậm nét sắc thái của dân tộc. Có thể nói: “Ngôn ngữ là tâm hồi của dân tộc”. Hai dân tộc cũng có những nét khác biệt của mình, và những nét khác biệt đó thể hiện rõ nét nhất ở ngôn ngữ trong đó có thành ngữ. Thành ngữ là một trong những kho tàng văn hoá của nhân loại. Dân tộc Trung Quốc có bề dày lịch sử hàng vạn năm với các triều đại phong kiến nổi tiếng thế giới. Nếu coi ngôn ngữ là một bộ phận của văn hoá thì trong di sản văn hoá văn minh Trung Quốc có cả ngôn ngữ là tiếng Hán, trong đó thành ngữ là một bộ phận cấu thành không thể thiếu đƣợc của ngôn ngữ. 6 Trong lịch sử phát triển của mình, Trung Quốc và Việt Nam đều là một nƣớc có nền sản xuất nông nghiệp là chính. Trung Quốc với trên 70% là nông dân và Việt Nam cũng có khoảng 80% là nông dân. Các loại cây thực vật đều rất quen thuộc đối với ngƣời dân Trung Quốc và Việt Nam nhƣ cỏ, cây, hoa, lá, tre... Hơn nữa những cây thực vật này còn đi sâu vào nền văn hoá của hai dân tộc, đặc biệt là cỏ, cây, hoa, lá, tre, thóc, gạo... Chúng đi vào tiếng Hán cũng nhƣ tiếng Việt bằng lối tƣ duy liên tƣởng để tạo ra những thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Những thành ngữ này đều đƣợc sử dụng rộng rãi trong giao tiếp, trong thơ ca, truyện và trong các tác phẩm văn học nổi tiếng..., chúng phản ánh đậm nét những đặc trƣng về văn hoá và tƣ duy của dân tộc. Chính vì vậy, nghiên cứu khảo sát, so sánh thành ngữ của hai ngôn ngữ Trung – Việt, ngƣời ta có thể tìm ra những nét tƣơng đồng và khác biệt giữa nền văn hoá này với nền văn hoá khác, tìm ra những cái tƣơng đồng và khác biệt về tƣ duy liên tƣởng của dân tộc, để góp phần vào việc giao lƣu về văn hoá, xã hội, kinh tế, quân sự, tập quán, thẩm mĩ... Chính vì lí do trên, trong khuôn khổ của một luận văn Thạc sỹ, chúng tôi tiến hành khảo sát một cách cơ bản về thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ thực vật. Chúng tôi sẽ khảo sát chúng ở bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa gắn với những đặc trƣng văn hoá và lối tƣ duy liên tƣởng với mong muốn giúp giáo viên giảng dạy và sinh viên hai nƣớc có những hiểu biết nhất định về thành ngữ. Từ đó giúp họ khắc phục những trở ngại về ngôn ngữ và văn hoá, sử dụng thành ngữ chính xác trong việc giao lƣu, dịch thuật, biên soạn sách, biên soạn từ điển giữa hai thứ tiếng Hán và Việt. 7 2.MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Mục đích của luận văn là tìm hiểu những nét đặc trƣng ngôn ngữ văn hoá của các thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán và tiếng Việt. Nét đặc trƣng ở đây là chỉ những gì chỉ riêng xuất hiện ở thành ngữ tiếng Hán, mà thành ngữ tiếng Việt không có hay ngƣợc lại. Thông qua đó để tìm ra những nét tƣơng đồng và khác biệt về ngôn ngữ văn hoá, về tƣ duy liên tƣởng của hai dân tộc, giúp cho việc hiểu chính xác, vận dụng đúng các thành ngữ trong việc giao tiếp, dịch thuật, biên soạn sách và biên soạn từ điển... Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn tiếp thu một số quan niệm của các nhà nghiên cứu thành ngữ của Trung Quốc và Việt Nam. Trên cơ sở đó khảo sát miêu tả, so sánh ngữ nghĩa và cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán và tiếng Việt. Để làm đƣợc điều này chúng tôi sẽ tìm hiểu môi trƣờng sinh sống và đặc trƣng sinh trƣởng của cây thực vật ở hai nƣớc đƣợc thể hiện trong ngôn ngữ nói chung và thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật nói riêng. Đồng thời chúng tôi từ cấu trúc, ngữ nghĩa của thành ngữ đó, qua phân tích so sánh để tìm ra những nét tƣơng đồng và khác biệt về ngôn ngữ văn hoá, và tƣ duy liên tƣởng của hai dân tộc. 3.ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Với những mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau: (1). Trình bày một số kết luận liên quan đến thành ngữ mà các nhà ngôn ngữ học hai nƣớc đã đạt đƣợc nhƣ khái niệm thành ngữ, cấu trúc 8 thành ngữ và ngữ nghĩa thành ngữ. Điều mà chúng tôi chú trọng đến là hệ thống hoá những đặc điểm nổi bật của thành ngữ tiếng Hán. (2). Đối tƣợng nghiên cứu ở đây là thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán và có so sánh với tiếng Việt. Yếu tố chỉ thực vật gồm tên riêng của cây thực vật và các bộ phận cấu tạo nên cây thực vật. Những cây thực vật đó là những loài cây gần gũi nhất với dân tộc mình và đƣợc thể hiện trên thành ngữ nhƣ: Tùng, bách, mai, trúc, đào, mận v.v... là tên riêng cây thực vật. Ví dụ: “松柏之志” (Tùng bách chi chí) nghĩa là: Chí khí nhƣ cây tùng cây bách - Ví ngƣời quân tử. “书功竹帛” (Thƣ công trúc bạch) nghĩa là: Ghi công trên bảng tre - Tổ quốc ghi công. Còn hoa, lá, cành, gốc, rễ v.v... là bộ phận chi thể cấu tạo nên cây thực vật. Ví dụ: “花容玉貌” (Hoa dung ngọc mạo) nghĩa là: Nét mặt nhƣ hoa, nƣớc da nhƣ ngọc - Ví ngƣời con gái xinh đẹp. “落叶归根” (Lạc diệp qui căn) nghĩa là: Lá rụng rơi xuống gốc - Luôn nhớ đến quê hƣơng. Còn lại những thành ngữ khác dù có ý nghĩa liên quan đến thực vật hay sản phẩm phụ của thực vật nhƣ, “林”(lâm; rừng), “米” (gạo), “箩筐” (rọ tre), “篱 笆” (bờ rào) v.v... không thuộc phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, nhƣng chúng tôi vẫn liệt kê ra để tham khảo. Còn một số thành ngữ xét về bề mặt chữ tuy không có gì đả động đến cây thực vật, nhƣng trong nội dung ngữ nghĩa của thành ngữ lại phản ảnh đến thực vật, thì chúng tôi vẫn đi vào phân tích cho bạn đọc biết. Ví dụ nhƣ thành ngữ: “出于污泥而不染” (Xuất vu ô nê nhi bất nhiễm). Nghĩa là: “Hoa sen mọc đầm lầy”. (3). Khi khảo sát thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán chúng tôi sẽ so sánh với tiếng Việt tƣơng đƣơng. Việc so sánh là nhằm tìm 9 ra những nét đặc trƣng về ngôn ngữ văn hoá và tƣ duy liên tƣởng của hai dân tộc. Trên cơ sở so sánh với tiếng Việt, rút ra những kinh nghiệm vào việc vận dụng và góp phần giúp cho việc nghiên cứu, dịch thuật, biên soạn sách, biên soạn từ điển, giúp cho ngƣời Trung Quốc học tiếng Việt và ngƣời Việt Nam học tiếng Hán hiểu đúng, hiểu chính xác các thành ngữ chỉ thực vật, phù hợp với văn hoá truyền thống ngôn ngữ của hai nƣớc Trung – Việt. 4.PHƢƠNG PHÁP VÀ TƢ LIỆU NGHIÊN CỨU Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn trƣớc hết phải sƣu tầm các thành ngữ sau đó là miêu tả và so sánh. Thủ pháp thống kê, phân tích để quy nạp cũng đƣợc sử dụng. Khi sƣu tầm thành ngữ chúng tôi tiếp thu các kết quả nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hoá của các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc và Việt Nam. Theo đó chúng tôi lấy hai cuốn từ điển làm mốc chính (làm chuẩn), một là cuốn: [中国成语分类大词典, 新世界出 版社, (韩省之,1989 年)] Đại từ điển phân loại thành ngữ Trung Quốc, Nxb Thế giới mới, (Hàn Tỉnh Chi, năm 1989), hai là cuốn:Từ điển thành ngữ Việt Nam, (Nguyễn Nhƣ Ý, Nguyễn Văn Khang và Phan Xuân Thành, Nxb Văn hoá thông tin, HN 1994). Ngoài hai cuốn từ điển này ra, chúng tôi còn tham khảo thêm tƣ liệu trong các cuốn nhƣ tiếng Việt có: Từ điển thành ngữ tiếng Việt phổ thông, (Nguyễn Nhƣ Ý, Nxb Văn hoá thông tin, HN 2002); Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Hoa, (Nguyễn Văn Khang, Nxb Văn hoá thông tin, HN 1999); Từ điển thành ngữ, tục ngữ Hoa Việt, (Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Thị Tân, Hong Zhao Xiang và Nguyễn Thế Sự, Nxb Khoa học xã hội, HN 1998); Từ điển thành ngữ, 10 tục ngữ, ca dao, (Việt Chƣơng, Nxb Tổng hợp Đồng Nai 2005); Thành ngữ học tiếng Việt (Hoàng Văn Hành, Nxb Khoa học xã hội, HN 2004); Tân từ điển thành ngữ tiếng Việt (Kiều Văn, Nxb Giáo dục, năm 2005); Thành ngữ tiếng Việt, (Nguyễn Lực, Nxb Khoa học xã hội, HN 1978); Dẫn luận ngôn ngữ học, (Nguyễn Thiện Giáp, Nxb Giáo dục, HN 1997); Từ vựng học tiếng Việt, (Nguyễn Thiện Giáp, Nxb Giáo dục, HN 2003); Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, (Đỗ Hữu Châu, Nxb Giáo dục, HN 1998); Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, (Đỗ Hữu Châu, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HN 1997 ); Tìm hiểu đặc trưng văn hoá-dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt, (Nguyễn Đức Tồn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, HN 2002); Giáo trình lịch sử tiếng Việt, (Trần Trí Dõi, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005) v.v... và một số luận văn thạc sĩ về thành ngữ của Nguyễn Minh Hiền, Giang Thị Tám và số bài báo đăng trên tạp chí “Ngôn Ngữ”, “Ngôn ngữ và Đời sống”, “Văn hoá dân gian”, tạp chí “Nghiên cứu khoa học”... Còn ở phần tiếng Hán chúng tôi có tham khảo thêm các cuốn nhƣ: [汉语成语分类词典, 复旦 大学出版,(叶子雄, 1987 年)] Từ điển phân loại thành ngữ Hán ngữ, Nxb Phúc Đan,(Diệp Tử Hùng, năm1987);[现代汉语词汇概要, (武占 坤,2003 年)] Từ vựng khái yếu Hán ngữ hiện đại, (Võ Chiêm Côn, năm 2003); [汉语词语的文化透视, 上海汉语大词典出版社,(王国安、王小 曼,2003 年)] Hán ngữ từ ngữ văn hoá thấu thị, Nxb Đại từ điển Hán ngữ Thƣợng Hải, (Vƣơng Quốc An, Vƣơng Tiểu Man, năm 2003); [汉语 成语大词典,中华书局(朱祖廷,2002 年)] Đại từ điển thành ngữ Hán ngữ, Nxb Thƣ cục Trung Hoa, (Chu Tổ Đình, năm 2002) v.v. . . và các bài 11 báo khoa học đăng trên các tạp chí trọng điểm của Trung Quốc. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các tƣ liệu thực tế, bằng cách thu thập những bài tập học tiếng của lƣu học sinh Việt Nam đang học tập tại Trƣờng Đại học dân tộc Quảng Tây, Trƣờng Đại học sƣ phạm Quảng Tây, Học viện sƣ phạm Quảng Tây v.v... Đồng thời, chúng tôi cũng dựa vào những kết quả cũng nhƣ những kinh nghiệm dạy tiếng Hán cho lƣu học sinh Việt Nam ở các trƣờng Đại học của Trung Quốc nhƣ Trƣờng Đại học ngoại ngữ Bắc Kinh, Trƣờng Đại học Tây An, Trƣờng Đại học Tứ Xuyên v.v... Phƣơng pháp miêu tả là một phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu ngôn ngữ học, do đó trƣớc mắt chúng tôi là tập trung vào miêu tả thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán có so sánh với tiếng Việt. Trong phƣơng pháp miêu tả chúng tôi trƣớc hết là liệt kê hay đƣa ra ví dụ thành ngữ, rồi kết hợp giữa phân tích với liệt kê. Liệt kê là một vấn đề biện chứng, là cái nhận thức ban đầu làm cơ sở cho nghiên cứu. Còn phân tích là từ bên ngoài đến bên trong, tìm ra mỗi liên quan của hai ngôn ngữ Hán và Việt, thông qua quy nạp rồi đƣa ra kết luận. Thủ pháp so sánh cũng là một phƣơng pháp thƣờng sử dụng trong nghiên cứu ngôn ngữ. Trƣớc hết là so sánh các yếu tố thực vật tạo nên thành ngữ, hai là so sánh về nội dung, ba là so sánh về kết cấu của thành ngữ, từ đó rút ra điểm tƣơng đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ. Nếu nói về phƣơng pháp miêu tả và thủ pháp so sánh là chú trọng về vấn đề nội tại của đối tƣợng đang nghiên cứu, riêng thủ pháp thống kê thì chú trọng đến vấn đề số lƣợng của đối tƣợng đang nghiên cứu nhiều hơn. Trong khoa học ngày nay, thủ pháp thống kê ngày càng có vị trí quan 12 trọng. Từ thống kê, chúng ta mới nắm đƣợc tỷ lệ tần số xuất hiện các cây thực vật nhiều hay ít, loại thực vật nào gần gũi nhất đối với hai dân tộc. 5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm ba chƣơng. Chƣơng I: Những cơ sở đã thu nhận đƣợc về thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt Chƣơng II: khảo sát một số đặc điểm thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt) Chƣơng III: Những kinh nghiệm giảng dạy và học thành ngữ trong tiếng Hán. 13 CHƢƠNG I NHỮNG CƠ SỞ ĐÃ THU NHẬN ĐƢỢC VỀ THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT 1.1 KHÁI NIỆM VỀ THÀNH NGỮ TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT Khái niệm thành ngữ là gì? Từ trƣớc đến nay các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc hay nƣớc ngoài nhƣ Việt Nam đã có rất nhiều định nghĩa về thành ngữ. Tuy về mặt nội dung ban đầu ý biểu đạt chƣa đƣợc toàn diện và đầy đủ lắm, nhƣng nhìn chung theo đà phát triển của môn ngôn ngữ học và từ vựng học ngƣời ta đã nêu ra những quan điểm tƣơng đồng nhau nhiều hơn so với điểm bất đồng. Trƣớc khi đi vào tìm hiểu thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt), điều đầu tiên chúng tôi phải tìm hiểu khái niệm về thành ngữ. Và thành ngữ có từ bao giờ? Sau đây là những quan điểm về thành ngữ của các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc và Việt Nam. 1.1.1 Khái niệm về thành ngữ trong tiếng Hán Thành ngữ có từ bao giờ? Và bắt nguồn từ đâu? Hiện nay các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc vẫn chƣa đi đến một ý kiến thống nhất. Nhƣng theo chúng tôi thành ngữ thuộc phạm trù của ngôn ngữ học, mà ngôn ngữ lại bắt nguồn từ lao động sản xuất, cho nên chúng ta có lí do tin tƣởng hoàn toàn là thành ngữ cũng bắt nguồn từ lao động sản xuất của 14 loài ngƣời. Xem xét thời gian cụ thể xuất hiện khái niệm thành ngữ cho đến nay không ai biết rõ. Nhƣng chúng tôi thấy rằng trong cuốn 易.说卦 (Dịch. thuyết quái) thời Nhà Chu có viết: “成言乎良”(thành ngôn hồ lƣơng – ngƣời cổ nói là thành ngôn). Thành ngôn ở đây chính là thành ngữ. Điều này có nghĩa là vào thời Nhà Chu ngƣời ta đã nói đến thành ngữ. Còn hai chữ thành ngữ xuất hiện sớm nhất là ở thời nhà Đƣờng. Trong cuốn 汉语语汇 [Hán ngữ ngữ hối (ngữ vựng) học], Ôn Đoan Chính(温端政)có dẫn theo cuốn 陈书.陈宰传(Trần thƣ, Trần Tề Truyện) của tác giả Diêu Tƣ Liêm 姚思廉 thời nhà Đƣờng chép: 言为心使,心受 言铨;和合根尘,鼓动风气,故成语也(Ngôn vi tâm sứ, Tâm thụ ngôn thuyên, hoà hợp căn trần, cổ động phong khí, cố thành ngữ dã). Nghĩa là: “Ngôn ngữ từ trong tư duy, muốn diễn đạt tư duy thì phải nhờ vào ngôn ngữ, sống hoà hợp phải bắt đầu từ việc nhỏ, tiếng trống vang lên thì khí thế nổi, đó chính là thành ngữ” [39;284] Đến thời nhà Minh và nhà Thanh, Thành ngữ xuất hiện với tần số tƣơng đối cao, mà thƣờng dùng trong những câu thơ của ngƣời trƣớc. Ví dụ: Trong cuốn 汉语语汇学[Hán ngữ ngữ hối (ngữ vựng) học], tác giả Ôn Đoan Chính(温端政)lại dẫn theo cuốn 曲律(Khúc luật) của Vƣơng Ký Đức thời nhà Minh chép: 又用得古人成语恰好,亦快事... (Dụng đắc cổ nhân thành ngữ kháp hảo, diệc khoái sự...), nghĩa là: Vận dụng thành ngữ của người xưa vào thơ ca rất đúng mực, khoái lắm... [39;285] . Cũng trong cuốn sách đó, tác giả Ôn Đoan Chính(温端政)cũng nhắc đến cuốn 恒言录.成语类(Hằng ngôn lục, thành ngữ loại) của Tiền Đại Hân 钱大昕 thời nhà Thanh[39;285]. Nhƣ vậy chúng ta thấy rằng ở thời Nhà Thanh đã 15 có cuốn từ điển sƣu tập thành ngữ đầu tiên ở Trung Quốc, mặc dù trong cuốn từ điển này chỉ thu thập 79 thành ngữ, và chƣa đƣa ra khái niệm rõ ràng về thành ngữ. Nhƣng chúng tôi có thể nhận định rằng: thành ngữ khai sinh từ thời Nhà Chu và bắt đầu hoàn thiện từ thời Nhà Thanh. Còn về khái niệm nội hàm của thành ngữ nó phải trải qua một lịch trình phát triển, từ không đến có, và giải thích khái niệm từ đơn giản đến toàn diện. Vào thời kì đầu của thế kỷ XX, nhiều học giả Trung Quốc lí giải thành ngữ theo nghĩa mở rộng, cho rằng: Những ngữ hay câu lƣu hành thông dụng trong xã hội đều là thành ngữ. Ngƣời tiêu biểu cho quan điểm này là Phƣơng Thằng Huy. Ông đƣa ra quan điểm giải thích về khái niệm của thành ngữ nhƣ sau:“Thành ngữ tức là cổ ngữ, phàm là những từ lưu hành trong xã hội, có thể sưu tập lại dùng để biểu đạt ý muốn của mình là thành ngữ”[40;231]. Cuốn 辞海 Từ Hải, khái niệm thành ngữ đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Phàm những cổ ngữ mà được người nay dẫn dụng đều gọi là thành ngữ. Thành ngữ có nguồn gốc từ Kinh truyện hoặc từ ngạn ngữ, ca dao, được xã hội quen biết mà được người dân hay dùng quen nghe” [41;143]. Vào thập niên 70, học giả Mã Quốc Phàm cho thành ngữ là những tổ hợp từ định hình và đƣợc ngƣời dân quen dùng, có tính lịch sử và tính dân tộc, thành phần cấu tạo của thành ngữ tiếng Hán thƣờng lấy đơn âm tiết làm chính, hình thức cơ bản là bốn âm tiết. Cuốn 现代汉语 Hán ngữ hiện đại, Hồ Dục Thụ có viết:“Thành ngữ là một loại từ tổ cố định, tính chất của nó gần với quán ngữ, thường được sử dụng như một đơn vị với ý nghĩa hoàn chỉnh, nhưng so với quán 16 ngữ thì thành ngữ có tính cố định hơn. Thông thường thành ngữ có kết cấu chặt chẽ, không thể tuỳ ý thay đổi các thành phần, cũng không như quán ngữ có thể tách rời hoặc chen (xen lẫn) vào một số thành phần khác” [42;175]. Cuốn 现代汉语词典 Từ điển Hán ngữ hiện đại đƣa ra khái niệm thành ngữ với nội dung đƣợc nhiều học giả đồng tình: Thành ngữ là những tổ từ hay đoản cú cố định, hình thức ngắn gọn, ý nghĩa sâu sắc, mà được mọi người lâu nay quen dùng. Thành ngữ Hán đại đa số do bốn chữ tạo nên, và thường có nguồn gốc xuất xứ[43;173]. Từ các quan điểm về thành ngữ của các học giả Trung Quốc nói trên, chúng tôi thấy rằng, ở mỗi một thời kỳ khác nhau thì ngƣời ta đƣa ra khái niệm về thành ngữ lại khác nhau. Điều đó chứng tỏ rằng về định nghĩa của thành ngữ cho đến nay vẫn chƣa có một định nghĩa nào là chuẩn mực hay chính xác, chỉ tƣơng đối mà thôi. Vì theo đà phát triển của xã hội và khoa học ngày một tiến lên thì nhận thức về khái niệm thành ngữ ngày một rõ ràng hơn, hoàn thiện hơn, từ điểm bất đồng đi đến điểm tƣơng đồng và thống nhất. Nhƣ vậy, qua những giải thích của các tác giả nêu trên, điểm giống nhau về khái niệm thành ngữ đƣợc qui nạp nhƣ sau: (1). Thành ngữ là từ ngữ quen dùng. (2). Thành ngữ có bốn âm tiết và cố định. (3). Thành ngữ có nguồn gốc từ xƣa. Điểm khác nhau của các tác giả: Thành ngữ cấu tạo bằng tổ từ, đoản cú hay tổ hợp từ ? Nay vẫn chƣa thống nhất. 1.1.2 Khái niệm về thành ngữ trong tiếng việt 17 Về khái niệm thành ngữ trong giới học giả Việt Nam cũng nhƣ Trung Quốc, đã phải trải qua một quá trình phát triển. Trong cuốn Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại tác giả Hồ Lê viết: “Thành ngữ là ngữ tổ hợp từ cố định có tính vững chắc về cấu tạo và tính bóng bẩy về nghĩa dùng để miêu tả một hình ảnh hiện tượng, một tính cách hay một trạng thái nào đó” [19;97]. Trong cuốn Từ điển tiếng Việt tác giả Hoàng Phê viết: “Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng, mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó” [21; 915]. Trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt xuất bản năm 2003 tái bản lần thứ tƣ, tác giả Nguyễn Thiện Giáp đƣa ra khái niệm Thành ngữ nhƣ sau: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gởi cảm” [7;77]. Năm 1999, Nguyễn Nhƣ Ý trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt đƣa ra định nghĩa thành ngữ gần với quan điểm của các học giả Trung Quốc. Tác giả Nguyễn Nhƣ Ý giải thích nhƣ sau: “Thành ngữ là tập hợp từ cố định quen dùng có ý nghĩa định danh gọi tên sự vật, thường không thể suy ra từ nghĩa của từng yếu tố cấu tạo thành, và được lưu truyền trong dân gian và văn chương”[32; 1530]. Nhƣ vậy, qua những giải thích của các tác giả Việt Nam nêu trên, điểm giống nhau về khái niệm thành ngữ đƣợc qui nạp nhƣ sau: (1). Thành ngữ là từ ngữ quen dùng và lƣu truyền từ xƣa. (2). Thành ngữ có cấu tạo cố định. 18 Điểm khác nhau ở các học giả Việt Nam cũng nhƣ ở các học giả Trung Quốc là: Thành ngữ cấu tạo bằng tập hợp từ, cụm từ hay tổ hợp từ nhƣ thế nào ? Nay vẫn chƣa đi đến thống nhất. Từ những khái niệm về thành ngữ của các học giả hai nƣớc đã trình bày ở trên, chúng tôi qui nạp lại và giải thích định nghĩa của thành ngữ nhƣ sau: Thứ nhất: .Thành ngữ là một cụm từ hay từ tổ cố định bền vững, có kết cấu chặt chẽ. Ví dụ: “Quýt làm cam chịu” “有苦难言” (Hữu khổ nan ngôn). Nghĩa là: có nỗi khổ trong lòng mà không biết nói với ai. Với hai ví dụ trên, sự bền vững và cấu trúc chặt chẽ của thành ngữ đƣợc thể hiện rõ rệt. Chúng ta không thể nói: Cam chịu quýt làm, hay “难 言有苦” (Nan ngôn hữu khổ), mà cũng không thể tuỳ ý thay đổi từ khác vào, đó chính là sự cố định về kết cấu của thành ngữ. Tuy vậy, sự cố định của thành ngữ không phải nhất thành bất biến mang tính tuyệt đối, hay trật tự sắp xếp của thành ngữ vĩnh viễn nhƣ vậy. Trong quá trình sử dụng nó vẫn rất linh hoạt, ngoài giữ nguyên ngữ nghĩa của thành ngữ, có thể sắp xếp lại trật tự của thành ngữ, tạo ra cái khác biệt về phong cách ngôn ngữ. Ví dụ: “花好月圆” (Hoa hảo nguyệt viên - hoa đẹp trăng tròn). Nghĩa là: những cảnh trí tuyệt vời, có trăng sáng, có những bông hoa tƣơi đẹp, thƣờng dùng làm lời chúc đôi vợ chồng mới cƣới. Chúng ta cũng có thể nói: “月圆花好” (Nguyệt viên hoa hảo). Hay nhƣ thành ngữ “胆战心惊” (Đảm chiến tâm kinh - mật run tim 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan