Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát sựu hiểu biết của các bà mẹ về bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại khoa nhi - n...

Tài liệu Khảo sát sựu hiểu biết của các bà mẹ về bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại khoa nhi - nhiễm, trung tâm y tế vạn ninh

.DOC
46
2343
156

Mô tả:

Naêm 2011 SỞ Y TẾ KHÁNH HOÀ TRUNG TÂM Y TẾ VẠN NINH Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: KHẢO SÁT SỰ HIỂU BIẾT CỦA CÁC BÀ MẸ VỀ BỆNH TIÊU CHẢY TẠI KHOA NHI – NHIỂM – TTYT VẠN NINH Người thực hiện: Nguyễn Thị Yến VẠN NINH 2012 1 Thị Yến – Khoa - Nhi Nhiễm Nguyễn BẢNG CHỮ VIẾT TẮT CDD : Chương trình Phòng chống Bệnh Tiêu chảy (Diarrhoeal Diseases Control Programme) ĐH, CĐ: Đại học, Cao đẳng, Trung cấp 2 Thị Yến – Khoa - Nhi Nhiễm Nguyễn Mục lục Đặt vấn đề Chương 1: Tổng quan tài liệu Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu 3.1. Thông tin về bà mẹ 3.2. Thông tin về sự hiểu biết của bà mẹ 3.3. Thông tin về tư vấn, phòng chống Chương 4: Bàn luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận 5.2. Kiến nghị Tài liệu tham khảo Trang – 4 – 6 – 15 – 15 – 15 – 17 – 17 – 20 – 32 – 36 – 44 – 44 – 45 – 46 ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêu chảy, đặc biệt tiêu chảy cấp là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em ở các nước đang phát triển. Bệnh thường gặp ở các khu dân cư có điều kiện sống không đảm bảo, trình độ dân trí thấp, kiến thức về 3 Thị Yến – Khoa - Nhi Nhiễm Nguyễn phòng chống tiêu chảy còn hạn chế. Ở những nước này, người ta ước tính hàng năm có tới 1,3 tỷ triệu lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh tiêu chảy và khoảng 4 triệu trẻ chết vì bệnh này. Trung bình mỗi trẻ dưới 5 tuổi mắc từ 3,3 – 9 đợt tiêu chảy trong 1 năm. Ở Việt Nam, nhiều năm trở lại đây tình hình bệnh tiêu chảy đã có nhiều cải thiện, tuy nhiên tiêu chảy vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm. Theo thông báo dịch năm 2002 của Bộ y tế, tiêu chảy vẫn là một trong 5 bệnh truyền nhiễm có số người mắc cao nhất. Năm 2008, tiến sĩ Nguyễn Gia Khánh – chủ nhiệm bộ môn Nhi (trường Đại học Y Hà Nội) cho biết: kết quả khảo sát từ năm 2001 đến năm 2003 ghi nhận Việt Nam là nước thứ 3 trong khu vực châu Á có trẻ em nhập viện bị tiêu chảy cấp với tỉ lệ 54%, chỉ sau Hàn Quốc (73%) và Myanmar (56%). Tại Khánh Hòa, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huy - Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ngày 9.2.2012 cho biết, thời gian gần đây trẻ bị tiêu chảy cấp tới khám và điều trị tăng mạnh. Tính từ đầu tháng năm 2012 đến tháng 2.2012, đã có gần 120 trường hợp mắc bệnh nhập viện, gây quá tải cho bệnh viện tỉnh. Ở Vạn Ninh, hằng năm tỉ lệ tiêu chảy ở trẻ em tăng cao và diễn biến phức tạp do sự hiểu biết sai lệch của các bà mẹ về bệnh cũng như những tập quán sai khoa học về xử trí bệnh tiêu chảy tại gia đình và cộng đồng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trầm trọng của bệnh, gây nguy cơ tử vong cao hơn. Ngoài vấn đề tỉ lệ mắc và tử vong cao, bệnh tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển về cả thể chất và tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các bệnh nhiễm trùng khác. Các chi phí thuốc, trang thiết bị và nhân lực cho vấn đề sức khỏe này là rất lớn, chưa tính đến thời gian sức lực mà mỗi gia đình phải mất. Như vậy tiêu chảy vẫn còn là gánh nặng cho nền kinh tế quốc gia, gia đình và xã hội phải chi một khoản kinh phí không nhỏ để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khi bị tiêu chảy. Chính vì vậy, xuất phát từ thực tế trên, đồng thời bản thân là một điều dưỡng viên đang công tác tại khoa Nhi - Nhiễm nhiều năm, tôi nhận thấy mọi hành vi về 4 Nguyễn Thị Yến – Khoa - Nhi Nhiễm sức khỏe đều có giá trị rất lớn đến việc giảm tỷ lệ mắc và chết của một bệnh. Việc điều trị một bệnh chỉ được giải quyết một cách triệt để khi cá nhân đó nhận ra những gì cần phải làm để thay đổi hành vi sức khỏe có hại do chính mình gây ra. Muốn thực hiện có hiệu quả công tác phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em tại một cộng đồng thì phải tìm hiểu các hành vi hiện có của các bà mẹ đang nuôi con trẻ liên quan đến tỉ lệ mắc tiêu chảy của cộng đồng đó. Chính vì thực tế đó, để tìm hiểu tình hình mắc bệnh tiêu chảy và các yếu tố liên quan, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát sựu hiểu biết của các bà mẹ về bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại khoa Nhi Nhiễm, trung tâm Y tế Vạn Ninh” với mục tiêu: 1. Xác định kiến thức, thái độ thực hành của các bà mẹ trong việc phòng và xử trí bệnh tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy cấp ở trẻ em. 2. Hướng dẫn và giúp đỡ các bà mẹ cách chăm sóc, chữa trị bệnh tiêu chảy cấp một cách có hiệu quả nhất. 5 Thị Yến – Khoa - Nhi Nhiễm Nguyễn CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình bệnh tiêu chảy: Bệnh tiêu chảy xảy ra khắp nơi trên thế giới và là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong cho trẻ em ở các nước đang phát triển. Để giảm tỉ lệ mắc, chết của tiêu chảy, từ năm 1978 Tổ chức Y tế Thế giới đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Bệnh Tiêu chảy Trẻ em ở Bangladesh. Sau 2 năm thành lập Trung tâm đã công bố nhiều kết quả quan trọng trên lĩnh vực thực nghiệm và áp dụng thực tế. Từ năm 1980, Chương trình Phòng chống Bệnh Tiêu chảy (Diarrhoeal Diseases Control Programme – gọi tắt là CDD) đã được triển khai tại nhiều quốc gia, lấy bù nước bằng đường uống là biện pháp khống chế số chết tiêu chảy và kiểm soát dịch, thanh khiết môi trường, Chương trình Bảo vệ Bà mẹ – Trẻ em, vệ sinh nhà cửa là biện pháp khống chế số mắc. Theo một nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế Thế giới thì viêm phổi, tiêu chảy và sốt rét là nguyên nhân gây 45% trong số 10,6 triệu ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm trên thế giới. Trong đó 18% các ca tử vong do những căn bệnh tiêu chảy gây nên. Do đó Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra mục tiêu là giảm 2/3 tỉ lệ tử vong từ năm 1990 đến năm 2015. Để đạt được mục tiêu này, cần phải nỗ lực “Phòng ngừa và kiểm soát những căn bệnh viêm phổi, tiêu chảy và sốt rét ở tất cả các vùng thuộc tổ chức Tổ chức Y tế Thế giới” . Tại Việt Nam, số ước tính cho một trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy trong 1 năm là 0,8 lần so với trẻ 5 - 15 tuổi chỉ 0,2 lần tiêu chảy. Trình độ học vấn của bố mẹ có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ em, đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi vì người có hiểu biết về cách nuôi con, phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm sẽ giúp giảm bệnh tật cho con. Tuy nhiên bố mẹ có trình độ cao thường nhạy cảm hơn với bệnh tật ở con của họ và có thể khai bệnh nhiều hơn so với người có trình độ thấp. Tiêu chảy 6 Thị Yến – Khoa - Nhi Nhiễm Nguyễn có tương quan rõ với trình độ học vấn của mẹ. Trình độ càng cao thì tỷ lệ con bị tiêu chảy càng ít. Mức sống càng cao, tỷ lệ trẻ em bị tiêu chảy càng thấp. Với kết quả nghiên cứu này có thể thấy rằng đối với Chương trình Phòng chống Bệnh Tiêu chảy (CDD) cần phải tập trung nhiều hơn cho nhóm trẻ em có bố mẹ trình độ thấp và nghèo. Trẻ bị bệnh tiêu chảy có liên quan chặt chẽ với vấn đề vệ sinh, môi trường đất và nước. Tỷ lệ trẻ em bị tiêu chảy thấp ở nhóm có điều kiện nước sạch, vệ sinh thuận lợi và cao hơn ở nhóm thiếu điều kiện vệ sinh. Khoảng 80-90% các trường hợp tử vong do bệnh tiêu chảy đều xuất phát từ điều kiện vệ sinh kém. Trẻ em dễ bị tiêu chảy, và khi bị tiêu chảy rất dễ thiếu nước và mất các vi chất. Khi trẻ em bị tiêu chảy phải cho uống Oresol (ORS) hoặc nước, cháo muối loãng, súp, hoa quả để bù nước và muối. CDD đã tuyên truyền nhiều về cách pha ORS. Có tới 62,7% các hộ gia đình có nghe tuyên truyền về phòng chống tiêu chảy nhưng chỉ có 44,2% các bà mẹ biết cách pha ORS đúng. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Lê Hoàng Ninh qua khảo sát Kiến thức, Thái độ, Thực hành của các bà mẹ trong việc xử lý bệnh tiêu chảy tại nhà ở trẻ em dưới 5 tuổi đã cho thấy 86,65% bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú; 71,2% các bà mẹ cho trẻ uống nước; 68,40% các bà mẹ tiếp tục cho ăn trong suốt quá trình trẻ tiêu chảy; 14,85% biết cách pha gói ORS. Tại Hải Phòng, tác giả Phạm Kim Thanh và Nguyễn Văn Hiếu tiến hành điều tra về hiểu biết của các bà mẹ khi trẻ bị tiêu chảy cho kết quả tỷ lệ sử dụng ORS đạt 54% . Tại Huyện Duy Xuyên - Tỉnh Quảng Nam, tác giả Phan Từ Lâm khảo sát Kiến thức, Thái độ, Thực hành của 707 bà mẹ có con dưới 5 tuổi vào năm 2002. Kết quả 81,2% bà mẹ biết được đường lây truyền; 40,5% bà mẹ hiểu biết đúng về cách cho ăn và bù nước khi trẻ bị tiêu chảy; 87,1% bà mẹ biết gói ORS, trong số đó chỉ có 48,6% các bà mẹ đã từng sử dụng ORS, 48,9% các bà mẹ nói chính xác cách pha ORS; 67,6% các bà mẹ xử lý phân hợp vệ sinh. 7 Thị Yến – Khoa - Nhi Nhiễm Nguyễn Theo Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ, việc dự phòng mất nước do tiêu chảy tốt nhất là giáo dục gia đình bệnh nhi biết cách sử dụng dung dịch uống thích hợp và gói ORS tại nhà. Nghiên cứu tại Saudi Arabia cũng đưa ra kết luận: “để kiểm soát tốt bệnh tiêu chảy cần phải nâng cao kiến thức cho người mẹ, cải thiện thực hành của họ đối với bệnh tiêu chảy”. Trong đó, quan trọng nhất là cung cấp cho họ những thông tin về việc sử dụng gói ORS và dung dịch uống thích hợp trong điều trị mất nước do tiêu chảy. Các nghiên cứu trên đưa ra nhiều kết quả khác nhau về Kiến thức, Thái độ, Thực hành của bà mẹ về việc xử lý bệnh tiêu chảy tại nhà. Nhưng nhìn chung những hiểu biết và thực hành của bà mẹ còn hạn chế. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu về Kiến thức, Thái độ, Thực hành của bà mẹ về việc xử lý bệnh tiêu chảy tại bệnh viện là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở đó cung cấp thông tin và hướng dẫn các bà mẹ những kiến thức về việc điều trị tiêu chảy tại nhà nhằm góp phần làm tốt hơn chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy. 1.2. Định nghĩa tiêu chảy theo tổ chức Y tế thế giới: - Tiêu chảy tức là đi ngoài 3 hoặc trên 3 lần phân lỏng hoặc nhiều nước trong 24 giờ. + Tiêu chảy hay xảy ra nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, cũng thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng ăn sữa công nghiệp hay ăn các hỗn hợp thức ăn cho trẻ em. Số lượng đi ngoài nhiều nhưng phần lớn không phải dạng tiêu chảy. + Những trẻ được bú mẹ thường đi ngoài phân nhão, nhưng phân có màu và mùi bình thường, không phải là tiêu chảy. + Tiêu chảy nguy hiểm vì hai nguy cơ chính của tiêu chảy là chết và suy dinh dưỡng. Ở trẻ suy dinh dưỡng thường bị tiêu chảy, ngược lại tiêu chảy thường gây suy dinh dưỡng và có thể làm cho suy dinh dưỡng nặng hơn vì : + Trong tiêu chảy các chất dinh dưỡng trong cơ thể mất đi. + Trẻ bị tiêu chảy thường ăn không ngon miệng. 8 Thị Yến – Khoa - Nhi Nhiễm Nguyễn + Bà mẹ có thể cho trẻ bị tiêu chảy ăn càng sớm càng tốt khi chúng muốn ăn. Để làm giảm suy dinh dưỡng phải cho trẻ bị tiêu chảy ăn càng sớm càng tốt khi chúng muốn ăn. 1.3. Phân loại tiêu chảy: Tiêu chảy được phân loại tuỳ thuộc vào thời gian của nó, một đợt tiêu chảy kéo dài ít hơn 2 tuần là tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài 2 tuần còn gọi là tuêu chảy kéo dài. Ngày nay, người ta xác định ba hội chứng lâm sàng khác nhau của tiêu chảy gồm: - Tiêu chảy phân lỏng cấp tính: gồm các trường hợp khởi bệnh cấp tính, kéo dài dưới 14 ngày. - Hội chứng lỵ: gồm các trường hợp tiêu chảy phân có đàm máu. - Tiêu chảy kéo dài: gồm các trường hợp khởi đầu với tiêu chảy cấp tính rồi rồi kéo dài trên 14 ngày. 1.4. Dịch tễ học bệnh tiêu chảy: 1.4.1. Các đường lây truyền: Tác nhân gây tiêu chảy thường lây truyền bằng đường phân - miệng thông qua thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm. 1.4.2. Một số hành vi làm gia tăng sự lan truyền tác nhân gây bệnh tiêu chảy: - Không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 - 6 tháng đầu tiên của cuộc đời. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ mắc tiêu chảy gấp nhiều lần so với những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn, nguy cơ tử vong do tiêu chảy của những trẻ này cũng lớn hơn một cách đáng kể. Nguyễn Thị Kim Tiến đã xác định trẻ không bú mẹ có nguy cơ mắc tiêu chảy gấp 1,6 lần so với trẻ được bú mẹ. Vai trò của sữa mẹ rất quan trọng trong việc bảo vệ trẻ nhỏ đối với bệnh tiêu chảy. Sữa mẹ có chứa globulin miễn dịch chủ yếu là IgA và các loại thuốc khác IgM, IgG có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường ruột và một số bệnh do vi rút. 9 Thị Yến – Khoa - Nhi Nhiễm Nguyễn - Tập quán cai sữa sớm (trước 1 tuổi): Cho trẻ bú sữa mẹ kéo dài sẽ làm giảm chỉ số mắc và sự trầm trọng của một số bệnh tiêu chảy như lỵ trực trùng và tã. Theo Phan Thị Kim Ngân, tỷ lệ tiêu chảy cấp của trẻ em ngưng bú sữa mẹ là 3,6% trong khi đó tỷ lệ tiêu chảy kéo dài là 15,46%, vậy có thể xem việc ngưng bú mẹ sớm là nguy cơ của tiêu chảy kéo dài. Đối với những tiêu chảy cấp biến thành tiêu chảy kéo dài ở nhóm không bú mẹ là 27%, nhóm cai sữa dưới 10 tháng tuổi là 12,76% . - Tập quán cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi: do ăn dặm quá sớm hay quá muộn hoặc ăn dặm không đúng cách, đều có thể dẫn đến tiêu chảy và suy dinh dưỡng. - Dùng nước uống đã bị nhiễm vi khuẩn đường ruột: nước có thể bị nhiểm bẩn ngay tại nguồn của nó hoặc trong suốt quá trình dự trữ tại nhà. Sự ô nhiễm tại nhà do bảo quản hoặc sử dụng không hợp vệ sinh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới tỷ lệ mắc tiêu chảy trên toàn thế giới khoản 1 tỷ/năm, trong đó chết 3,3 triệu/năm, có liên quan đến nước không an toàn và vệ sinh. - Cho trẻ bú sữa bình: Khi cho sữa vào một bình không sạch thì sẽ bị ô nhiễm, nếu trẻ không bú hết sữa trong bình thì sự phát triển của vi khuẩn sẽ xảy ra. Theo nghiên cứu của Bùi An Bình cho thấy trẻ bú bình có nguy cơ tiêu chảy hơn trẻ ăn bằng chén thìa là 26,66%. - Không rửa tay sau khi đi ngoài, sau khi xử lý phân và trước khi chuẩn bị thức ăn: thói quen rửa tay là một hành vi tốt bảo vệ sức khỏe chung, đặc biệt có hiệu lực đối với việc phòng bệnh tiêu chảy. - Không xử lý phân (đặc biệt là phân trẻ nhỏ) một cách hợp vệ sinh: nhiều người thường cho rằng phân trẻ em là không nguy hiểm, nhưng thực ra, chúng chứa nhiều virus và vi khuẩn gây bệnh. Phân súc vật cũng chứa nhiều vi sinh vật có thể truyền bệnh cho người. 1.5. Nguyên nhân của tiêu chảy: 1.5.1. Rotavirus Rotavirus gây tiêu chảy là nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em dưới 1 tuổi, chiếm 12-15% các trường hợp. Nó là tác nhân quan trọng nhất gây tiêu chảy nặng và đe 10 Nguyễn Thị Yến – Khoa - Nhi Nhiễm doạ tính mạng trẻ em dưới 2 tuổi trên toàn thế giới. Ở các nước phát triển có 3552% trẻ em bị tiêu chảy cấp do Rotavirus. Ở các nước đang phát triển Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp và tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi. Khoảng 1/3 số trẻ dưới 2 tuổi bị bị ít nhất 1 đợt tiêu chảy do Rotavirus, nó có khả năng lây lan trực tiếp từ người. 1.5.2. ETEC (Enterotoxigenic Escherichia coli) ETEC chiếm 10-20% các trường hợp. Nó là tác nhân quan trọng gây tiêu chảy cấp toé nước cả trẻ em và người lớn tại các nước đang phát triển, ETEC lây lan chủ yếu qua nước và thực phẩm bị ô nhiễm. 1.5.3. Shigella Shigella chiếm 5-15% các trường hợp. Nó là tác nhân quan trọng nhất gây bệnh lỵ, đã được tìm thấy trong khoảng 60% các đợt lỵ Shigella lây lan chủ yếu trực tiếp từ người. Trong hầu hết các đợt lỵ nặng, có thể xuất hiện phân toé nước. 1.5.4. Campylobacter jejuni Campylobacter jejuni chiếm 10-15% các trường hợp. Nó lây lan qua tiếp xúc phân, nước uống bẩn, dùng thực phẩm bị ô nhiễm. Campylobacter jejuni có thể gây tiêu chảy toé nước (chiếm 2/3 trường hợp) hoặc hội chứng lỵ (chiếm 1/3 các trường hợp). 1.5.5. Vibrio cholerae 01 Bệnh tả chiếm 5-10% ở những vùng lưu hành dịch. Có hai týp sinh vật và hai týp huyết thanh. Vibrio cholerae 01 gây tiêu chảy không qua xâm nhập mà qua trung gian độc tố tả, làm xuất tiết ồ ạt nước và điện giải ở ruột non. Tiêu chảy có thể nặng dẫn tới tình trạng mất nước và truỵ mạch trong vòng vài giờ nếu không bồi phụ nước và điện giải kịp thời. Trong vùng lưu hành dịch trẻ em cũng bị tả nhiều như người lớn. 1.5.6. Salmonella Salmonella (non typhoid) chiếm 1-5% các trường hợp. Hầu hết nhiễm Salmonella không gây thương hàn là do lây từ súc vật nhiễm trùng hoặc các thức ăn 11 Thị Yến – Khoa - Nhi Nhiễm Nguyễn động vật đã bị ô nhiễm. Tiêu chảy do Salmonella thường là phân toé nước, nhưng đôi khi cũng có biểu hiện như hội chứng lỵ. 1.5.7. Cryptosporidia Cryptosporidia (đơn bào) chiếm 5-15% các trường hợp. Nó là một ký sinh trùng thuộc họ Coccidian gây bệnh ở trẻ nhỏ, ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và nhiều loại gia súc. 1.5.8. Không tìm thấy tác nhân gây bệnh Các trường hợp này chiếm 20-30%. 1.6. Ba nguyên tắc điều trị bệnh tiêu chảy tại nhà: 1.6.1. Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường - Dung dich bù nước: + Cho những dung dịch pha tại nhà hay dung dịch pha chế từ thực phẩm đã được khuyến nghị như nước cháo , súp hoặc có thể dùng dung dịch ORS. + Nếu trẻ đang bú mẹ, tiếp tục cho bú mẹ nhiều hơn bình thường ( ít nhất là 3 giờ một lần ). + Nếu trẻ không được bú mẹ, thì nên cho trẻ uống sữa ít nhất 3 giờ một lần. - Lượng dung dich bù: Việc làm trước tiên là cho trẻ uống nhiều hơn bình thường ngay khi trẻ bị tiêu chảy. Theo hướng dẫn, cho trẻ dưới 2 tuổi khoảng 50 - 100 ml (1/2-1/4 cốc to) dung dịch trên sau mỗi lần đi tiêu lỏng. Cho trẻ lớn uống 1/2 – 1 cốc to. - Mục đích của việc uống nhiều nước là để bù vào lượng dịch đã mất khi bị tiêu chảy và đề phòng sự mất nước tiếp tục. 1.6.2. Tiếp tục cho trẻ ăn - Những thức ăn: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ. Cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ và tăng số lần bú trừ trường hợp đặc biệt mới phải dùng các loại sữa công nghiệp để thay thế. 12 Thị Yến – Khoa - Nhi Nhiễm Nguyễn Nếu trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể cho ăn bột hoặc hỗn hợp các loại đậu với rau cải, trứng và thịt cá. Nên cho thêm dầu vào để làm thức ăn có nhiều năng lượng hơn. Nước ép rau quả và chuối tươi cũng cần vì chúng chứa kali (không nên cho trẻ uống nước giải khát công nghiệp vì chúng có thể làm tăng tiêu chảy). - Lượng thức ăn: Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Thường cho trẻ nhỏ ăn 3- 4 giờ một lần (6 lần /ngày) hoặc nhiều hơn. Cho ăn ít một, nhiều lần là tốt nhất để trẻ dễ tiêu hóa và dễ ăn hơn. Sau khi đã khỏi tiêu chảy, hãy thêm mỗi ngày một bữa trong hai tuần. Thức ăn thêm này sẽ giúp lấy lại được cân nặng đã mất đi trong lúc bị tiêu chảy. Trẻ suy dinh dưỡng cần được tiếp tục cho ăn thêm như thế cho đến khi lấy lại được cân nặng trước khi bệnh hoặc đạt tỉ lệ cân nặng theo chiều cao bình thường. - Tại sao phải cho trẻ ăn? Bắt một trẻ tiêu chảy nhịn ăn có thể gây ra suy dinh dưỡng hay làm cho suy dinh dưỡng nặng thêm. Bà mẹ thường bắt trẻ nhịn ăn vì tin rằng điều đó sẽ làm cho trẻ đỡ tiêu chảy hơn nhưng việc làm đó là không đúng. Trong và sau khi bị tiêu chảy, phải chú ý đặc biệt đến việc thường xuyên cho trẻ ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng. Mặc dù ngay cả việc hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn có phần nào giảm đi trong khi bị tiêu chảy. Nhưng hầu hết các dung dịch cho trẻ uống chỉ để phòng mất nước không thể thay thế được nhu cầu cho ăn. 1.6.3. Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ có những dấu hiệu nặng sau : Nếu trẻ đi tiêu nhiều quá hoặc đã điều trị tại nhà 2-3 ngày không đỡ hoặc có bất kỳ một trong những dấu hiệu sau: - Nôn ói; tiêu chảy – phân lỏng, toàn nước nhiều lần; hoặc đi phân sống, có máu trong phân - Đau bụng, khát nước dữ dội . - Sốt liên tục, mệt mỏi, khuôn mặt bé xanh xao và kéo theo triệu chứng đổ mồ hôi lạnh 13 Thị Yến – Khoa - Nhi Nhiễm Nguyễn - Vàng da. 1.7. Những biện pháp cơ bản để phòng ngừa tiêu chảy: - Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4- 6 tháng đầu và tiếp tục cho con bú tới ít nhất 2 tuổi. - Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và cho trẻ ăn. - Thức ăn phải được nấu kỹ và nấu xong thì nên cho ăn ngay. - Nước dùng cho ăn uống phải là nguồn nước sạch. - Nước uống cho trẻ và gia đình phải được đun sôi. - Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh. - Tiêm phòng sởi cho trẻ. - Vệ sinh môi trường sống xung quanh: diệt ruồi, gián, nhặng,… 14 Thị Yến – Khoa - Nhi Nhiễm Nguyễn CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng: Là mẹ của bệnh nhi có con dưới 5 tuổi đang được điều trị bệnh tiêu chảy tại khoa Nhi – Nhiễm thuộc Trung tâm Y tế Vạn Ninh – Khánh Hòa. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Dùng phương pháp điều tra cắt ngang, phỏng vấn, khảo sát mẹ của bệnh nhi (dưới 5 tuổi) được điều trị bệnh tiêu chảy tại khoa Nhi – Nhiễm thuộc Trung tâm Y tế Vạn Ninh từ tháng 02/2011 đến hết tháng 09/2012 bằng phiếu thăm dò. 2.2.2. Cỡ mẫu: Với một nghiên cứu mô tả cắt ngang, để xác định cỡ mẫu ta sử dụng công thức tính sau: n=  2 p (1  p ) c2 Với n: số mẹ của bệnh nhi có con dưới 5 tuổi được điều trị bệnh tiêu chảy tại khoa Nhi – Nhiễm thuộc Trung tâm Y tế Vạn Ninh. Trong đó: P: là tỷ lệ dự đoán mẹ của bệnh nhi có hiểu biết đúng chưa xác định được (cho 50%) với p = 0,5.  = 1,96 (với độ tin cậy 95%) 15 Thị Yến – Khoa - Nhi Nhiễm Nguyễn c = sai số giữa quần thể tham gia nghiên cứu 8%-10% (chọn sai số loại II là: 0,08). Áp dụng công thức ta có: n= (1,96) 2 0,5(1  0,5) 150.0625 (0,08) 2 Từ công thức trên ta tính ra được n = 150 Cỡ mẫu đã khảo sát được là: 176 mẫu (phiếu thăm dò) 2.2.3 Phương pháp chọn mẫu, khảo sát: - Cách chọn mẫu: thực hiện theo mẫu điều tra với cỡ mẫu 176: phát phiếu điều tra khảo sát các bà mẹ có con (dưới 5 tuổi) đang được điều trị bệnh tiêu chảy tại khoa Nhi – Nhiễm thuộc Trung tâm Y tế Vạn Ninh. - Dùng phương pháp tiếp cận và khảo sát mẹ của bệnh nhi tại bệnh viện bằng phiếu điều tra. - Để thực hiện điều tra đạt kết quả cao chúng tôi đưa ra qui trình cụ thể sau: + Bước 1: Ghi thông tin mẹ (cha) của bệnh nhi vào phiếu điều tra (dựa vào hồ sơ bệnh nhi đang được điều trị tại khoa Nhi – Nhiễm thuộc Trung tâm Y tế Vạn Ninh). + Bước 2: Chọn thời điểm và nơi phỏng vấn thích hợp nhất đối với các bà mẹ để khảo sát, thường khảo sát khi mẹ của bệnh nhi rảnh rỗi. + Bước 3: Người phỏng vấn tự giới thiệu và giải thích mục đích của cuộc điều tra với mẹ của bệnh nhi. + Bước 4: Thực hiện phỏng vấn và khảo sát, bảo đảm người được khảo sát hiểu đủ các câu hỏi. + Bước 5: Ghi thông tin ngay vào phiếu điều tra khi điều tra sang mỗi phần để tránh nhầm lẫn. + Bước 6: Kiểm tra toàn bộ thông tin để tránh bỏ sót câu hỏi sau khi đã hoàn tất phần khảo sát. + Bước 7: Cảm ơn sự hợp tác cha mẹ của bệnh nhi. 16 Thị Yến – Khoa - Nhi Nhiễm Nguyễn 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu - Mỗi bộ câu hỏi sau khi được phỏng vấn, khảo sát phải được xem xét hoàn chỉnh. Nếu những phiếu không đạt yêu cầu sẽ được phỏng vấn và khảo sát lại. - Xử lý số liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS, phần mềm thống kê y học MedCalc và phần mềm Ecxel 2003. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin về bà mẹ: Bảng 3.1.: Phân bố tuổi và trình độ của mẹ bệnh nhi: Trình độ Tuổi <25 25 - 35 >35 Tổng ≤9 % 10-12 % ĐH, CĐ % Tổng(n) 25 44 0 69 14.2 25.0 0 39.2 17 71 3 91 9.7 40.4 1.7 51.7 2 13 1 16 1.1 7.4 0.6 9.1 44 128 4 176 3.1.1. Phân bố tuổi của mẹ Bảng 3.1.1: Phân bố tuổi của mẹ bệnh nhi: Nhóm tuổi mẹ < 25 25 – 35 >35 Tổng số (n) n 44 128 4 176 Tỷ lệ % 25.0 72.7 2.3 100.0 17 Thị Yến – Khoa - Nhi Nhiễm Nguyễn Biểu đồ 3.1.1: Phân bố tuổi của mẹ bệnh nhi Qua bảng 3. 1.1, cho thấy các bà mẹ có con dưới 5 tuổi được khảo sát ở nhóm tuổi từ 25 - 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 72.7%, tiếp đến nhóm tuổi dưới 25 tuổi chiếm 25%, thấp nhất nhóm trên 35 tuổi chiếm 2.3%. 3.1.2. Phân bố trình độ học vấn của mẹ bệnh nhi: Bảng 3.1.2. Phân bố trình độ học vấn của mẹ bệnh nhi: Nhóm tuổi mẹ Tiểu học và trung học cơ sở (từ lớp 9 trở xuống) Trung học phổ thông (lớp 10 - 12) Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Tổng số n 69 91 16 176 Tỷ lệ % 39.2 51.7 9.1 100.0 Các bà mẹ có trình độ Trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất 51.7%, trình độ các bà mẹ Tiểu học và trung học cơ sở có tỷ lệ 39.2% . Các bà mẹ có trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chiếm tỷ lệ 9.1%. 18 Thị Yến – Khoa - Nhi Nhiễm Nguyễn Biểu đồ 3.1.2: Phân bố trình độ mẹ của bệnh nhi 3.1.3. Phân bố nghề nghiệp mẹ của bệnh nhi: Bảng 3.1.3. Phân bố nghề nghiệp mẹ của bệnh nhi: Nghề nghiệp mẹ Làm nông Buôn bán Nội trợ Cán bộ Công chức Thất nghiệp Nghề khác Tổng số n 86 22 36 9 2 21 176 19 Thị Yến – Khoa - Nhi Nhiễm Tỷ lệ % 48.9 12.5 20.5 5.1 1.1 11.9 100.0 Nguyễn Biểu đồ 3.1.3: Phân bố nghề nghiệp của mẹ Qua bảng 3.1.3, cho thấy các bà mẹ làm nông và nội trợ chiếm tỷ lệ khá cao lần lượt là 48.9% và 20.5%, cán bộ công chức chỉ chiếm 5.1%. 3.2. Thông tin về sự hiểu biết của bà mẹ: 3.2.1. Thông tin về sự hiểu biết chung của bà mẹ bệnh nhi về bệnh tiêu chảy: Bảng 3.2.1. Sự hiểu biết chung của bà mẹ bệnh nhi về bệnh tiêu chảy: Mức độ Trình độ Có n % Một ít n % 20 Thị Yến – Khoa - Nhi Nhiễm Không biết n % Tổng (n) Nguyễn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất