Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát quy trình trang sức bề mặt sản phẩm mộc ngoài trời tại công ty chế biến...

Tài liệu Khảo sát quy trình trang sức bề mặt sản phẩm mộc ngoài trời tại công ty chế biến gỗ rubico

.PDF
75
22
81

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT QUY TRÌNH TRANG SỨC BỀ MẶT SẢN PHẨM MỘC NGOÀI TRỜI TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN GỖ RUBICO Họ và tên sinh viên : NGUYỄN XUÂN QUAN Ngành : LÂM NGHIỆP Niên khóa : 2005 – 2009 TP . Hồ Chí Minh - 07/2009 KHẢO SÁT QUY TRÌNH TRANG SỨC BỀ MẶT SẢN PHẨM MỘC NGOÀI TRỜI TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN GỖ RUBICO Tác giả NGUYỄN XUÂN QUAN Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành CHẾ BIẾN LÂM SẢN Giáo viên hướng dẫn : TS . HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG Tháng 07 năm 2009 i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và làm đề tài tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu cùng toàn thể quý Thầy, Cô trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Ban chủ nhiệm cùng toàn thể quý Thầy, Cô Khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là quý Thầy, Cô Bộ môn Chế biến Lâm Sản. Cô TS. Hoàng Thị Thanh Hương – giáo viên hướng dẫn – người đã giúp dỡ tận tình cho tôi thực hiện đề tài này. Ban lãnh đạo cùng tập thể Anh, Chị em công nhân nhà máy chế biến gỗ Rubico đã tạo điều kiện giúp tôi thực hiện đề tài này. IKEA Trading ( Hong Kong ) Tại TP . Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn và cung cấp tài liệu cho tôi. Tập thể lớp Chế biến Lâm Sản 31 đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường và thời gian thực tập đề tài . Ban lãnh đạo công ty, Cùng toàn thể Anh Chị nhân viên trong Công ty IKEA Trading đã giúp đỡ tận tình cho tôi hoàn thành đề tài này . Ngày 11 tháng 07 năm 2009 Sinh viên thực hiện NGUYỄN XUÂN QUAN ii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “ Khảo sát quy trình trang sức sản phẩm ngoài trời tại Công ty Rubico – Bình Dương ” được tiến hành tại nhà máy chế biến gỗ RUBICO _ Bình Dương, thời gian từ 17/02/2009 đến 06/05/2009. Đề tài được thực hiện theo phương pháp : Khảo sát, tìm hiểu trên thực tế đặc điểm, thành phần, tính chất của các loại sơn dầu và quy trình trang sức, trang thiết bị được sử dụng trang sức sản phẩm mộc ngoài trời tại nhà máy. Kết quả thu được : Khảo sát các đặc điểm, tính chất, thành phần của 5 loại sơn dầu trang sức bề mặt sản phẩm mộc tại nhà máy . Khảo sát thực tế các phương pháp trang sức bề mặt sản phẩm mộc ngoài trời tại nhà máy . Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt sản phẩm . Xác định các dạng và tỷ lệ khuyết tật trong quá trình trang sức bề mặt sản phẩm mộc ngoài trời tại nhà máy . iii MỤC LỤC Trang tựa i Cảm tạ : ii Tóm tắt : iii Mục lục : iv Danh sách các chữ viết tắt : v Danh sách các hình vi Danh sách các bảng vii Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài : .......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu - Mục đích của đề tại : ................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa khoa học – thực tiễn : ................................................................................... 2 Chương 2 TỔNG QUAN .................................................................................................... 3 2.1. Tổng quan về ngành gỗ Việt Nam : ........................................................................... 3 2.2. Giới thiệu chung về nhà máy chế biến gỗ Rubico: ................................................... 8 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt : ......................................................... 9 Chương 3 NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 12 3.1. Nội dung nghiên cứu của đề tài : ............................................................................. 12 3.2. Nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm mộc ngoài trời : ............................................... 16 3.3. Phương pháp nghiên cứu : ....................................................................................... 12 Chương 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ............................................................................ 20 4.1. Sản phẩm sản xuất tại nhà máy :.............................................................................. 20 4.2. Các loại sơn ( dầu ) và quy trình trang sức bề mặt sản phẩm mộc ngoài trời tại nhà máy :................................................................................................................................ 27 iv 4.3. Thành phần, đặc điểm, tính chất của các loại sơn ( dầu ) dùng trang sức bề mặt sản phẩm mộc ngoài trời tại công ty chế biến gỗ Rubico : ................................................... 41 Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................... 53 5.1. Kết luận : .................................................................................................................. 53 5.2. Kiến nghị :................................................................................................................ 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 55 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SP : Sản phẩm . TP : Thành phần . KS : Khảo sát . SX : Sản xuất . NL : Nguyên liệu . TS : Trang sức . DM : Dung môi G : Độ bóng . vi DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 3.1 : Hình ảnh keo lá tràm và mẫu cấu tao thô đại .................................................... 17 Hình 3.2 : Hình ảnh bạch đàn và mẫu cấu tao thô đại ........................................................ 18 Hình 4.1 : Hình dáng sản phẩm Applaro sunbed................................................................ 21 Hình 4.2 : Hình dáng sản phẩm Applaro N folding chair .................................................. 23 Hình 4.3 : Hình dáng sản phẩm Applaro Reclainer ........................................................... 24 Hình 4.4 : Hình dáng sản phẩm Bollo chair ....................................................................... 25 Hình 4.5 : Hình dáng sản phẩm Applaro arm chair ............................................................ 26 Hình 4.6 : Hình trang sức bề mặt bằng phương pháp lau tại nhà máy ............................... 28 Bảng 4.1 : Các chất hóa học kết thành nên dầu 7/3 gốc dầu : ............................................ 29 Bảng 4.2 : Thành phần các chất phụ gia tham gia vào dầu 7/3 gốc dầu : .......................... 30 Bảng 4.3 : Thành phần dung môi tham gia vào sơn dầu 7/3 gốc dầu. ............................... 30 Bảng 4.4 : Thành phần các chất hóa học tham gia cấu thành dầu 7/3 gốc dầu .................. 31 Bảng4.5 : Các chất hóa học kết thành nên dầu 7/3 gốc nước : .......................................... 32 Bảng4. 6 : Thành phần các chất phụ gia tham gia vào dầu gốc nước : .............................. 32 Bảng4.7 :Thành phần dung môi tham gia vào sơn dầu 7/3 gốc nước. ............................... 32 Bảng 4. 8 : Thành phần các chất hóa học tham gia cấu thành dầu 7/3 gốc nước: .............. 34 Bảng4. 9 : Những chất hóa học kết thành nên dầu 7/2 gốc nước . ..................................... 35 Bảng 4. 10 : Thành phần các chất phụ gia tham gia dầu 7/2 gốc nước .............................. 35 Bảng 4. 11 : Thành phần dung môi tham gia vào dầu 7/2 gốc nước .................................. 35 Bảng 4. 12 : Thành phần tỷ lệ các chất tham gia vào dầu 7/2 gốc nước : .......................... 36 Bảng 4. 13 : Những chất hóa học kết thành nên dầu 7/2 gốc dầu . .................................... 37 Bảng 4. 14 : Thành phần các chất phụ gia vào dầu 7/2 gốc dầu ........................................ 37 Bảng 4. 15 :Thành phần dung môi tham gia vào dầu 7/2 gốc dầu ..................................... 37 Bảng 4.16 : Thành phần tỷ lệ các chất tham gia vào dầu 7/2 gốc dầu : ............................. 38 vii Bảng 4.18 : Thành phần các chất phụ gia vào dầu 7/0 : ..................................................... 39 Bảng 4. 19 : Thành phần dung môi tham gia vào dầu 7/0: ................................................. 40 Bảng 4. 20 : Thành phần các chất hóa học tham gia cấu thành dầu 7/0 ............................. 41 viii DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 4.1 : Các chất hóa học kết thành nên dầu 7/3 gốc dầu : ............................................ 29 Bảng 4.2 : Thành phần các chất phụ gia tham gia vào dầu 7/3 gốc dầu : .......................... 30 Bảng 4.3 : Thành phần dung môi tham gia vào sơn dầu 7/3 gốc dầu. ............................... 30 Bảng 4.4 : Thành phần các chất hóa học tham gia cấu thành dầu 7/3 gốc dầu .................. 31 Bảng4.5 : Các chất hóa học kết thành nên dầu 7/3 gốc nước : .......................................... 32 Bảng4. 6 : Thành phần các chất phụ gia tham gia vào dầu gốc nước : .............................. 32 Bảng4.7 :Thành phần dung môi tham gia vào sơn dầu 7/3 gốc nước. ............................... 32 Bảng 4. 8 : Thành phần các chất hóa học tham gia cấu thành dầu 7/3 gốc nước: .............. 34 Bảng4. 9 : Những chất hóa học kết thành nên dầu 7/2 gốc nước . ..................................... 35 Bảng 4. 10 : Thành phần các chất phụ gia tham gia dầu 7/2 gốc nước .............................. 35 Bảng 4. 11 : Thành phần dung môi tham gia vào dầu 7/2 gốc nước .................................. 35 Bảng 4. 12 : Thành phần tỷ lệ các chất tham gia vào dầu 7/2 gốc nước : .......................... 36 Bảng 4. 13 : Những chất hóa học kết thành nên dầu 7/2 gốc dầu . .................................... 37 Bảng 4. 14 : Thành phần các chất phụ gia vào dầu 7/2 gốc dầu ........................................ 37 Bảng 4. 15 :Thành phần dung môi tham gia vào dầu 7/2 gốc dầu ..................................... 37 Bảng 4.16 : Thành phần tỷ lệ các chất tham gia vào dầu 7/2 gốc dầu : ............................. 38 Bảng 4.18 : Thành phần các chất phụ gia vào dầu 7/0 : ..................................................... 39 Bảng 4. 19 : Thành phần dung môi tham gia vào dầu 7/0: ................................................. 40 Bảng 4. 20 : Thành phần các chất hóa học tham gia cấu thành dầu 7/0 ............................. 41 Bảng 4.21: Thành phần hóa học tham gia cấu thành dầu 7/0 ............................................. 41 Bảng 4.22: thành phần các chất hóa học tạo nên dầu 7/2 gốc dầu ..................................... 42 Bảng 4.23: Thành phần tỷ lệ các chất tham gia :................................................................ 42 Bảng 4.24: Thành phần và tỷ lệ các chất tham gia cấu thành dầu 7/3 gốc nước................ 43 Bảng 4.25: Thành phần và tỷ lệ các chất tham gia cấu thành dầu 7/3 gốc dầu .................. 43 ix Bảng 4.26 : Bảng tỷ lệ và các dạng khuyết tật trong quá trình khảo sát ............................ 50 55 x Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài : Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, đô thị hóa phát triển. Tính chất sản xuất đã được xã hội hóa cao hơn thì đòi hỏi các sản phẩm mộc cũng luôn gắn bó chặt chẽ với những thay đổi của kỹ thuật và đời sống xã hội, con người. Đối với sản phẩm mộc thì sự sáng tạo, tính nghệ thuật, tính nhân văn phải đặc lên hàng đầu phải nằm trong mối quan hệ gắn bó hài hòa. Nhằm mục đích tạo cho môi trường sống phù hợp với sự phát triển của con người . Ngoài ra, gỗ là nguồn nguyên liệu có tính truyền thống, có tính chất quý so với các loại nguyên liệu khác như bền, vân thớ, màu sắc đẹp, nhẹ, ít chịu mài mòn . . . gỗ cũng là một trong những loại nguyên liệu được con người biết đến và sử dụng từ rất lâu. Cho đến ngày nay gỗ vẫn được con người yêu thích và nhu cầu về các đồ dùng gỗ cũng ngày càng gia tăng. Ngày nay, nhu cầu tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm làm từ nguyên liệu gỗ ngày càng nhiều, đặc biệt là các loại gỗ quý có giá trị cao. Nhưng hiện nay các loại gỗ quý tập trung ở rừng tự nhiên không còn nữa thay vào đó là các loại gỗ rừng trồng có giá trị thấp và mang nhiều khuyết tật. Chính vì vậy để đáp ứng những nhu cầu sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng đặc biệt là sản phẩm mộc ngoài trời thì các nhà sản xuất phải luôn thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm . . . nhưng mặt khác những yêu cầu về giá thành, thẩm mỹ, chất lượng sản phẩm . .. . ngày càng cao của người tiêu dùng, đặc biệt là khả năng hư hỏng của sản phẩm mộc ngoài trời khi tiếp xúc với thời tiết thay đổi. Nên cần phải có một lớp màng trang sức để bảo vệ sản phẩm. Vì vậy với những loại sơn và quy trình sơn dầu được tổ chức hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng s 1 Nhiệm vụ : Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài bao gồm : - Tìm hiểu các phương pháp trang sức đã có sẵn tại nhà máy. - Khảo sát quy trình và các trang thiết bị dùng trang sức. - Tìm hiểu, khảo sát các loại nguyên liệu tạo nên sản phẩm. - Khảo sát các loại sơn dầu dùng trang sức tại nhà máy. 1.2.3. Phạm vi nghiên cứu : Phạm vi về nội dung nghiên cứu : Trong thời gian thực tập tại công ty, công ty sản xuất nhiều mặt hàng, với các chủng loại khác nhau, các loại sơn khác nhau. Nhưng do thời gian có hạn nên chúng tôi giới hạn các nội dung sau : tìm hiểu các dạng khuyết tật, nguyên nhân sinh ra khuyết tật và tỷ lệ khuyết tật sinh ra trong quá trình trang sức . Giới hạn sản phẩm nghiên cứu và loại nguyên liệu : khảo sát 5 loại sản phẩm và 5 loại dầu màu trang sức bề mặt sản phẩm mộc ngoài trời. 1.3. Ý nghĩa khoa học – thực tiễn : 1.3.1. Ý nghĩa khoa học : Qua quá trình khảo sát thực tế tại nhà máy, chúng tôi đưa ra những biện pháp khắc phục các dạng, loại khuyết tật xảy ra trong quá trình trang sức bề mặt sản phẩm. Để cho nhà máy có thể tham khảo hoặc ứng dụng vào việc trang sức sản phẩm của mình. Nhằm tối đa tỷ lệ khuyết tật, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, năng xuất, chất lượng sản phẩm cũng được tăng cao. Ngoài ra, dựa trên những ưu và nhược điểm của các loại dầu màu được sử dụng trang sức tại nhà máy nhằm tìm được quy trình, phương pháp trang sức và các loại dầu màu phù hơp với việc trang sức sản phẩm mộc ngoài trời. 2 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1. Tổng quan về ngành gỗ Việt Nam : 2.1.1. Quy mô, năng lực sản xuất : Hiện nay nhu cầu sản phẩm gỗ trên thế giới tăng đáng kể, với mức tăng tối thiểu 8%/năm . theo thống kê sơ bộ của tổng cục thống kê liên hiệp quốc ( contract data ), nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ của thị trường thế giới đã lên đến gần 200 tỉ đôla mỹ năm 2002. Trong đó nước nhập khẩu nhiều nhất là Mỹ , kế đến Đức, Anh , Pháp và Nhật Bản . Trước tình hình đó, ngành công nghiệp chế biến hàng mộc thế giới cũng thay đổi đáng kể, đặc biệt là ở Trung Quốc và một số nước châu á khác Indonexia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam . . . đã phát triển vô cùng nhanh chóng kể về số lượng và chất lượng. Ngành gỗ Việt Nam đang phát triển rất nhanh trong những năm gần đây, vươn lên là 1 trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á.Hiện cả nước có khoảng 2000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến khoảng 2,2 – 2,5 triệu m3 gỗ tròn mỗi năm. Trong đó có 450 công ty chuyên sản xuất xuất khẩu (120 công ty chuyên sản xuất hàng ngoài trời và 330 công ty chuyên sản xuất hàng nội thất). Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty nhà nước (374 doanh nghiệp), công ty trách nhiệm hữu hạn và do chính sách đầu tư nước ngoài từ Singabore, Đài Loan, Malaysia, Nauy, Trung Quốc, Thụy Điển . . .Đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến gỗ xuất khẩu tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký lên đến 105 triệu USD. Đa số các công ty sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu ở miền nam ( TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai . . .), các tỉnh miền trung và tây nguyên ( Bình Định, Gia Lai, Daklak . . . ) , một số công ty thường là các 3 công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tập trung ở các tỉnh phía bắc và khu vực đồng bằng Sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc . . . Nhìn chung quy mô của các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu có quy mô vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí. Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị khác lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của các đơn đặt hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao. (trích trang tin thương mại _ bộ công thương 2007) 2.1.2. Thị trường Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp của trung quốc, thái lan, Malaysia, các nước Đông Âu và Mỹ La tinh . Chỉ tính riêng Trung Quốc đã có đến 50000 cơ sở sản xuất với hơn 50 triệu nhân công và sản xuất với doanh số gần 20 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong những năm gần đây từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài Loan, Singabore, Hàn Quốc . . . để tái xuất khẩu sang một nước thứ 3, đến nay đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường người tiêu dung. Hiện tại, các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam có mặt 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với các sản phẩm đa dạng từ hàng trang trí trong nhà, hàng ngoài trời . . . đến các mặt hàng dăm gỗ. Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục tăng. Chỉ tính các mặt hàng gỗ và đồ gỗ được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp, năm 1998 mới đạt 135 triệu USD và ước lên tới 1 tỷ USD trong năm 2004 . Trong những năm tới ngoài việc duy trì và phát triển thị trường truyền thống ( cả thị trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp ) để thông qua đó uy tín và chất lượng của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tiếp cận nhanh hơn với người tiêu dùng, ngành gỗ Việt Nam tập trung phát triển một số thị trường mục tiêu, có nền kinh tế ổn định, sức mua ổn định và nhu cầu liên tục tăng, các thể chế về kinh doanh thương mại hoàn thiện, hệ thống phân phối rộng khắp và năng động bao gồm : EU, Mỹ , Nhật Bản, Cộng Hòa Liên Bang Nga. 4 Khách hàng chủ đạo đối với các sản phẩm gỗ việt nam được xác định là nhà nhập khẩu và các nhà phân phối. Thực tế năng lực tài chính tiếp thị, nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Nên nếu trực tiếp thiết lập các kinh phân phối, mạng lưới tiêu thụ và nghiên cứu nhu cầu phát triền của thị trường sẽ thực sự rất khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp. Việc sử dụng những kênh phân phối hiện có và khả năng phát triển thị trường của các nhà phân phối và nhập khẩu tại các thị trường lớn và giải pháp hữu hiệu nhất để tăng sản lượng thâm nhập thị trường đồng thời tiết kiệm chi phí cho công tác tiếp thị . (trích trang tin thương mại _ bộ công thương 2007) 2.1.3. Các sản phẩm gỗ xuất khẩu Sản phẩm gỗ xuất khẩu việt nam từ chỗ chỉ là sản phẩm thô ( gỗ tròn, gỗ xẻ) đã phát triển lên một trình độ gia công cao hơn áp dụng công nghệ tẩm, sấy, trang trí bề mặt . . . xuất khẩu các sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có giá trị gia tăng về công nghệ và lao động . Có thể chia các nhóm gỗ xuất khẩu Việt Nam thành 4 nhóm chính : Nhóm thứ nhất : nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn vườn, ghế, băng, dù che nắng, ghế xích đu . . . làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các loại vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa . . . Nhóm thứ hai : nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường tủ, giá kệ sách, đồ chới, ván sàn . . .làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp với các loại vật liệu khác như da, vải . . . Nhóm thứ ba : nhóm đồ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế, tủ . . . áp dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm. Nhóm thứ tư : sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ rừng trồng mọc nhanh như gỗ keo, gỗ bạch đàn . . . Hiện nay, hàng gỗ chế biến xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu là bàn ghế ngoài trời làm từ gỗ cứng trong khi hàng đến EU và Nhật Bản chủ yếu là gỗ mềm sản xuất hàng trong nhà . 2.1.4. Nguyên Liệu Nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên là chính đã chuyển sang dẹa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Theo số liệu của Bộ 5 Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích rừng tự nhiên hiện có của Việt Nam là 9.44 triệu ha, trữ lượng 720.9 triệu m3 gỗ. Để bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững, Chính phủ đã giới hạn khai thác gỗ từ những rừng tự nhiên tại địa phương chỉ khoảng 300.000m3 mỗi năm trong giai đoạn 2000 đến 2010, chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, sản xuất đồ gỗ trong nước (250.000 m3) và sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu (50.000 m3). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đang triển khai chương trình trồng mới 5 triệu rừng và cho đến năm 2010 Việt Nam sẽ có thêm 2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và 3 triệu ha rừng sản xuất. Để bù đắp sự thiếu hụt về nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 250.000 m3 đến 300.000m3 gỗ từ các nước lân cận và tăng cường sử dụng gỗ rừng trồng, ván nhân tạo để sản xuất hàng xuất khẩu. Nguồn gỗ nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia thường không ổn định do chính sách lâm sản của các quốc gia nay luôn thay đổi, trong khi nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác như Newziland, Australia, Thụy điển, Đan mạch, Phần lan, Canada, Mỹ, Châu phi lại cách xa về địa lý nên giá thành nguyên liệu bị đội lên rất cao, giam khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam. Nhằm chủ động chủng bị nguồn gỗ, bên cạnh việc trồng rừng, Việt Nam cũng đang tích cực phát triển các nhà máy ván nhân tạo, đóng một vai trò quan trọng trong ngành chế biến gỗ xuất khẩu: Nhà máy ván sợi MDF Ga Lai công suất 54.000 m3 sản phẩm/ năm, MDF sơn la với công suất 15.000m3 và Hoành Bồ ( Quảng Ninh ) 3.000m3/ năm, MDF Bình Thuận với công suất 10.000m3/ năm, nhà máy ván dăm Thái Nguyên với 16.500m3 sản phẩm/ năm và Thái Hòa ( Nghệ An ) 15.000m3. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có khu rừng nào có chứng chỉ (FSC), trong khi đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ này càng cao ở hầu hết các thị trường lớn. Để phát huy hết tiềm năng của ngành chế biến gỗ Viêt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến xu hướng “ môi trường hóa” thương mai đồ gỗ. với 3 xu hướng nguyên liệu chính: gỗ nhân tao, gỗ có chứng nhận FSC và gỗ tái chế, các tiêu chuẩn về môi trường sẽ được thị trường đặc ra ngày càng nhiều cho thương mại đồ gỗ, kể cả việc xác định tính hợp pháp và khả năng tái sinh của khu vực 6 khai thác. Do đó, đối với các sản phẩm đồ gỗ khai thác tại Việt Nam cần mời các tô chức quốc tế có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý, khai thác gỗ và cấp giấy chứng chỉ xác nhận gỗ được khai thác. Đặc biệt, việc xây dựng và các tiêu chí quản lý rừng bền vững cần được tiến hành nhanh chóng, triệt để nhằm đạt được một số lợi thế cho ngành lâm nghiệp Việt Nam. (trích trang tin thương mại _ Bộ công thương 2007) 2.1.5. Tầm quan trọng của trang sức bề mặt sản phẩm hiện nay tại các nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam : Hiện nay nguồn nguyên liệu gỗ (tự nhiên), có vân thớ, màu sắc đẹp sử dụng sản xuất sản phẩm mộc tại Việt Nam, trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt, đòi hỏi các công ty chế biến gỗ cần phải tìm ra nhiều phương pháp thay thế nguồn nguyên liệu đang ngày càng cạn kiệt hiện nay ở Việt Nam và của toàn thế giới. Chính vì vậy, đa số các công ty chế biến gỗ Việt Nam sử dụng gỗ rừng trồng trong việt sản xuất sản phẩm thay cho nguồn nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên. Nhưng gỗ rừng trồng chất lượng gỗ không sánh bằng các loại gỗ rừng nguyên sinh, nên việc trang sức bề mặt sản phẩm rất cần thiết trong sản xuất hiện nay. Nhằm đảm bảo tuổi thọ cho các sản phẩm sản xuất tại các nhà máy dùng nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng . Trang sức bề mặt sản phẩm, có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo chất lượng và tuổi thọ sản phẩm, phù hợp với môi trường và mục đích sử dụng . 2.1.6. Việc trang sức bề mặt sản phẩm mộc ngoài trời : Yêu cầu của việc trang sức sản phẩm mộc ngoài trời : dầu màu trang sức bề mặt sản phẩm mộc phải đảm bảo được các yêu cầu sau - Khi dùng dầu màu trang sức sản phẩm, sản phẩm phải chịu được tốt những điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường sử dụng và đối tượng sử dụng . - Bề mặt sản phẩm sau khi trang sức phải đảm bảo về độ bền, đáp ứng được nhu cầu sử dụng Yêu cầu loại nguyên liệu gỗ dùng sản xuất sản phẩm mộc ngoài trời : nguyên liệu gỗ dùng sản xuất sản phẩm mộc ngoài trời phải đảm bảo tốt những yêu cầu sau. 7 Phải kháng được những thay đổi của thời tiết, phù hợp với các loại sơn dầu dùng trang sức bề mặt sản phẩm mộc ngoài trời : độ bám dính tốt, không bị xù lông sau khi trang sức . . . Sản phẩm, màu sắc loại gỗ phải phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trên toàn thế giới . 2.1.7. Các phương pháp trang sức bề mặt sản phẩm mộc trên thực tế sản xuất của các nhà máy Chế biến gỗ việt nam hiện nay : Hiện nay, ngành chế biến gỗ Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Từ các sản phẩm lấy nguồn nguyên liệu từ gỗ tròn cho đến các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ ván nhân tạo. Đều phải trải qua quá trình trang sức bề mặt, với nhiều hình thức khác nhau, với mỗi loại nguyên liệu và điều kiện sử dụng khác nhau, có các phương pháp trang sức bề mặt sản phẩm khác nhau. Sau đây là một số phương pháp trang sức sản phẩm mộc cụ thể. Phương pháp trang sức sản phẩm mộc trong nhà: - Phương pháp phun dùng cho nhiều loại sơn ( sơn bằng súng sơn tự động, sơn thủ công ) : sơn PU, sơn UV, NC. . . - Phương pháp trang sức bề mặt bằng cách dán veneer . - Phương pháp trang sức bằng sơn, in vân . . . Phương pháp trang sức sản phẩm mộc ngoài trời : - Phương pháp lau . - Phương pháp nhúng . - Phương pháp phun . - Phương pháp quét . 2.2. Giới thiệu chung về nhà máy chế biến gỗ Rubico: Nhà máy chế biến gỗ Rubico _ Dĩ An trực thuộc công ty công nghiệp và xuất nhập khẩu Cao su . Công ty công nghiệp và xuất nhập khẩu cao su được thành lập 1984 là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty cao su Việt Nam, nay là tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Ngày 01/07/2005 công ty chuyển sang công ty cổ phần và được đổi tên thành công ty cổ phần công nghiệp và xuất nhập khẩu cao su ( viết tắt là RUBICO ) hiện 8 nay Công ty có 5 xí nghiệp trực thuộc ( trong đó có 4 xí nghiệp chế biến gỗ ) và Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An ( Bình Dương ) là 1 trong 4 xí nghiệp chế biến gỗ của công ty nằm trên địa phận Khu phố Thống Nhất, Thị trấn Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. Nằm cách khu trung tâm thị trấn Dĩ An về phía tây bắc khoảng 5 km và thuộc trục đường tỉnh lộ 743. Nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Nhà máy được xây dựng và hoạt động từ tháng 07 năm 05 cho đến nay . Thị trường tiêu thụ các sản phẩm công ty gồm : các nước EU, Mỹ , Canada, Balan, Trung quốc , Malaysia , Nhật , Hàn Quốc , Đài Loan . . . . . Với đội ngũ công nhân có tay nghề cao, dây chuyền máy móc thiết bị tiên tiến . . . . Hiện nay nhà máy chủ yếu làm hàng mộc ngoài trời. Gia công theo đơn đặt hàng của IKEA TRADING ( HONGKONG ) và Một số công ty khác . Nguyên liệu chủ yếu là Tràm bông vàng và Bạch đàn . Diện tích toàn nhà máy rộng khoảng 2ha bao gồm: 4 phân xưởng chính ( phân xưởng sơn, phân xưởng lắp ráp – đóng gói, phân xưởng định hình, phân xưởng sấy và xẻ lại ), văn phòng, căn tin và phòng bảo vệ. ( Sơ đồ chung được biểu diễn ở phụ lục 1 ) 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt : 2.3.1. Loại sơn : Hiện nay tại nhà máy chủ yếu sử dụng các lọi sơn dầu dùng trang sức bề mặt sản phẩm mộc ngoài trời của các nhà sản xuất : Adora, Polypoxy, Lurell . Với các loại sơn dầu 7/2( gốc dầu và gốc nước ), dầu 7/3 ( gốc dầu và gốc nước ), dầu 7/0 . Độ nhớt là chỉ tiêu quan trọng cần phải kiểm tra kĩ trước khi trang sức bề mặt sản phẩm. Độ nhớt thích hợp làm cho sơn dầu tạo màu tốt, không nhỏ chảy sơn, độ nhớt cao sẽ làm màn sơn bị khô, bị đóng, dồn sơn dầu trên bề mặt sản phẩm. Còn đối với các loại sơn dầu cần tạo độ bóng cao thì dùng độ nhớt cao và các loại sơn dầu cần độ bóng thấp thì sử dụng độ nhớt thấp. Độ nhớt thích hợp dùng cho các loại sơn dầu trang sức bề mặt sản phẩm mộc ngoài trời là khoảng 6 – 9 s . Tuy nhiên nếu ta sử dụng quá nhiều thì tốc độ khô của màng sơn dầu trên bề mặt tăng nhanh làm giảm chất lượng bề mặt. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan