Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát một số bệnh thường gặp trên cá dĩa...

Tài liệu Khảo sát một số bệnh thường gặp trên cá dĩa

.PDF
69
723
90

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN BỘ MÔN SINH HỌC VÀ BỆNH THỦY SẢN HUỲNH THANH TÚ KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ DĨA (Symphysodon spp) Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THUỶ SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. BÙI MINH TÂM Ths. ĐOÀN NHẬT PHƯƠNG Ks. CAO TUẤN ANH 2007 LỜI CẢM TẠ Hoàn thành luận văn một cách trọn vẹn, em xin chân thành cám ơn thầy Bùi Minh Tâm, anh Đoàn Nhật Phương, anh Nguyễn Thanh Hiệu, đặc biệt là anh Cao Tuấn Anh đã động viên, chỉ dạy và hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Em cũng xin cám ơn toàn thể quý thầy cô trong khoa thủy sản đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành đề tài đúng thời hạn. Tôi cũng xin gởi lời cám ơn đến toàn thể các bạn lớp Bệnh Học Thủy Sản K29, đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong lúc tiến hành phân tích mẫu. Cuối cùng xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình đã quan tâm, động viên và hỗ trợ tôi hoàn thành chương trình học tập. Chân thành cám ơn! Sinh viên Huỳnh Thanh Tú Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu i TÓM TẮT Cá dĩa (Symphysodon spp) vốn là loại cá hiếm quý do hình dáng và màu sắc tuyệt đẹp của nó, nên từ lâu đã được đa số nghệ nhân nuôi cá kiểng của ta chọn nuôi (Nguyễn Minh, 1998). Cá dĩa không những đẹp mà còn có giá trị kinh tế cao và ngày càng được đông đảo quần chúng yêu thích, chọn nuôi, thị trường ngày càng mở rộng… Bên cạnh những mặt tích cực đó thì việc nuôi cá dĩa cũng gặp không ít khó khăn trở ngại, đặc biệt là về bệnh. Tuy nhiên thông tin về bệnh trên đối tượng này lại rất ít. Xuất phát từ thực tế đó nên đề tài “khảo sát một số bệnh thường gặp trên cá dĩa được tiến hành”. Đề tài được tiến hành bằng những phương pháp sau: Phỏng vấn trực tiếp hộ có sản xuất hoặc kinh doanh cá dĩa, để xác định những loại bệnh nào thường gặp trên cá. Thu mẫu tại địa điểm điều tra, ưu tiên mẫu có dấu hiệu bệnh lý. Sau đó đem về phòng thí nghiệm phân tích, để xác định thành phần giống loài vi khuẩn, ký sinh trùng xuất hiện trên cá. Trung tâm ĐH đề Cần Tài liệuđãhọc tập kết vàquả nghiên Qua 3Học thángliệu thực hiện tài từThơ 23/03-@ 23/06/2007 thu được sau: cứu Những dấu hiệu bệnh lý thường gặp trên cá dĩa là: nấm, đốm trắng, đen thân, đường ruột, rách vây, lồi mắt, sưng mình. Trong đó bệnh nấm chiếm tỉ lệ cao nhất (76.9%). Tổng cộng có 6 giống ký sinh trùng được tìm thấy trên cá dĩa, đó là sán 16 móc (Dactylogyrus), sán dây (Bothriocephalus), giun tròn (Capillaria), trùng lông (Chilodonella), trùng mặt trời (Trichodina), Myxobolus. Có 28 chủng vi khuẩn phân lập được từ 30 mẫu cá bệnh và 5 mẫu cá khỏe, gồm 12 chủng thuộc giống Vibrio, 8 chủng thuộc giống Aeromonas, 5 chủng thuộc giống Edwardsiella, 2 chủng thuộc giống Acinetobacter, 1 chủng thuộc giống Pseudomonas. ii MỤC LỤC Trung Trang LỜI CẢM TẠ .......................................................................................................... i TÓM TẮT............................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH SÁCH HÌNH VÀ BẢNG .......................................................................... iv CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................. 3 2.1 Vị trí của cá dĩa trong các hồ cá cảnh trên thế giới và Việt Nam ................. 3 2.2 Lịch sử phát triển và phân bố địa lý.............................................................. 3 2.2.1 Lịch sử phát triển.................................................................................... 3 2.2.2 Phân bố địa lý ......................................................................................... 5 2.3 Đặc điểm phân loại ....................................................................................... 5 2.3.1 Phân loại ................................................................................................. 5 2.3.2 Hình thái chung ...................................................................................... 6 2.4 Đặc điểm sinh học......................................................................................... 6 2.4.1 Môi trường sống ..................................................................................... 6 2.4.2 Dinh dưỡng............................................................................................. 7 2.4.3 Tăng trưởng ............................................................................................ 7 2.4.4 Đặc điểm sinh sản................................................................................... 7 2.5 Một số bệnh thường gặp trên cá cảnh ........................................................... 8 tâm liệutinĐH CầnkýThơ @ Tài học và nghiên cứu 2.6Học Các thông về bệnh sinh trùng và viliệu khuẩn trêntập cá dĩa ...................... 11 2.6.1 Các thông tin nước ngoài ..................................................................... 11 2.6.2 Các thông tin trong nước...................................................................... 13 CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................. 16 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................... 16 3.2 Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 16 3.2.1 Ký sinh trùng ........................................................................................ 16 3.1.2 Vi khuẩn ............................................................................................... 16 3.3 Phương pháp thu và bảo quản mẫu ............................................................. 16 3.4 Phương pháp phân tích ký sinh trùng ......................................................... 17 3.5 Phân tích vi sinh.......................................................................................... 17 CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................. 18 4.1 Khảo sát tình hình bệnh trên cá dĩa ở thành phố Cần Thơ.......................... 18 4.1.1 Thông tin chung về các địa điểm được điều tra ................................... 18 4.1.2. Thông tin về kỹ thuật quản lý.............................................................. 18 4.2 Kết quả phân tích ký sinh trùng và vi khuẩn .............................................. 24 4.2.1 Thành phần giống loài ký sinh trùng xuất hiện trên cá dĩa .................. 24 4.2.2 Thành phần giống loài vi khuẩn xuất hiện ........................................... 31 CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 40 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 43 iii DANH SÁCH HÌNH VÀ BẢNG Trang Hình 2.1a Cá dĩa xanh.......................................................................................... 6 Hình 2.1b Cá dĩa lam ........................................................................................... 6 Hình 2.1c Cá dĩa đỏ ............................................................................................. 6 Hình 2.1d Cá dĩa nâu ........................................................................................... 6 Hình 4.1 Tỉ lệ xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý trên cá dĩa ................................... 20 Hình 4.2 Tần số xuất hiện các giống ký sinh trùng trong 6 đợt thu .................... 25 Hình 4.3 Capillaria............................................................................................. 28 Hình 4.4 Bothriocephalus................................................................................... 29 Hình 4.5 Dactylogyrus ...................................................................................................... 31 Hình 4.6 Vây cá bị tưa rách và ăn mòn ............................................................... 34 Hình 4.7 Cá bị lồi mắt.......................................................................................... 35 Bảng 4.1Tỉ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm ký sinh trùng từng đợt thu .. 24 Bảng 4.2 Thành phần giống loài vi khuẩn xuất hiện ........................................... 32 Bảng 4.3 Tỉ lệ xuất hiện các chủng loài vi khuẩn phân lập được........................ 32 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu iv CHƯƠNG I GIỚI THIỆU Thú chơi cá cảnh đã có lịch sử khoảng 2500 năm. Từ Trung Quốc, nó được truyền sang các nước Đông Nam Á. Cho tới thế kỷ XVII, cá cảnh mới được đưa sang Châu Âu, rồi sang Châu Mỹ… và việc nuôi cá cảnh đã trở thành một thú vui giải trí của nhiều người trên thế giới (Võ Văn Chi, 1993). Ở Việt Nam chúng ta, trước kia việc nuôi cá cảnh chủ yếu dành cho những nhà quyền quý, văn nhân tao nhã thưởng ngoạn. Gần đây, cùng với nền kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, cá cảnh đã thâm nhập rộng rãi vào cuộc sống của người dân bình thường (Võ Văn Chi, 1999). Ngoài thú tiêu khiển tao nhã, thư giản tinh thần sau những giờ làm việc căng thẳng. Kỹ thuật nuôi cá kiểng còn giải quyết công ăn việc làm cho đông đảo quần chúng, mang lại lợi nhuận không nhỏ cho đất nước (Trần Văn Bảo, 2000). Trung Từ việc thưởng ngoạn những loài đã nuôi được, người ta tìm kiếm khắp đó đây những loài cá đẹp hiện có trong thiên nhiên, không chỉ ở Đông Nam Á, mà cả ở các nước Châu Phi, Thơ rồi Nam đã được lựa chọn phù tâm Họcnhiệt liệuđớiĐH Cần @Mỹ. TàiNhiều liệu loài họccátập và nghiên cứu hợp với việc nuôi dưỡng trong gia đình, có cỡ nhỏ, có màu sắc đẹp. Không những chỉ bằng lòng với những cái mà thiên nhiên đã tạo ra, người ta đã nuôi cá trong những điều kiện thích hợp, ứng dụng những kiến thức khoa học trong lai ghép, tạo màu vào việc nuôi cá. Từ đó đã tạo ra được 330 loại cá vàng có hình dáng và màu sắc khác nhau, có tới gần 20 loại cá khổng tước (bảy màu) có kiểu đuôi đa dạng, và đến những cá thần tiên, cá kiếm và cá dĩa có màu sắc đẹp như cầu vồng (Võ Văn Chi, 1993). Trong các loài cá cảnh hiện nay, cá dĩa là loài được rất nhiều người ưa chuộng bởi nhiều lý do như: màu sắc vô cùng rực rỡ, đa dạng với các hoa văn nổi bật, dáng bơi uyển chuyển, nhẹ nhàng, nhanh chóng thân thiện với chủ nuôi, cách nuôi con độc đáo… Chính vì vậy nên cá dĩa được mệnh danh là “vua” của các loài cá cảnh (Nguyễn Minh, 1998). Cá dĩa là loài “khó tính”, chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi và ô nhiễm môi trường nước, đòi hỏi một môi trường sống nghiêm ngặt để có thể sinh trưởng tốt. Vì vậy cá dĩa dễ bệnh hơn các loài cá khác. Ở nước ta cá dĩa tuy không mới mẻ, 1 nhưng kiến thức về bệnh trên đối tượng này rất ít, các tài liệu về tác nhân gây bệnh, phòng trị bệnh mang tính khoa học lại càng hiếm hoi. Do đó, để góp thêm thông tin về bệnh trên cá dĩa cũng như làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo nên đề tài: “khảo sát một số bệnh thường gặp trên cá dĩa (Symphysodon spp)” được thực hiện. Mục tiêu đề tài Xác định thành phần giống loài vi khuẩn, ký sinh trùng xuất hiện trên cá dĩa. Nhằm cung cấp thêm thông tin cho những nghiên cứu tiếp theo để tìm ra phương pháp phòng và chữa trị hiệu quả cho cá dĩa. Nội dung nghiên cứu Thu thập thông tin về tình hình kinh doanh và bệnh của cá dĩa trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Xác định thành phần giống, loài vi khuẩn, ký sinh trùng xuất hiện trên cá. Xác định cường độ cảm nhiễm và tỉ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng xuất hiện trên cá. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 2 CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Vị trí của cá dĩa trong các hồ cá cảnh trên thế giới và Việt Nam Thế giới có ba vùng cá cảnh nổi tiếng là Nam Mỹ, Châu Phi, và Đông Nam Á. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, có nguồn cá cảnh phong phú, đa dạng đã được thuần hoá và lai tạo công phu. Ngoài ra còn có sự du nhập một số giống cá từ các nước. Hiện nay thị trường cá cảnh rất lớn, hàng năm trên thế giới việc mua bán cá cảnh trị giá khoảng 7 tỷ USD. Tại thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 100-150 hộ làm nghề nuôi và sản xuất cá cảnh, số lượng sản xuất và tiêu thụ khoảng 15-17 triệu con/năm. Tại các vùng ven thành phố như quận 8, quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, …Xuất khẩu hơn 10 triệu con cá cảnh, đạt kim ngạch khoảng 10 triệu USD, chiếm xấp xỉ 3% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của thành phố. Đến nay thị trường xuất khẩu cá cảnh đã được rải đều khắp các nước như: Pháp, Đức, Anh, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Canada, Mỹ, Braxin, Nhật Bản, Đài Loan, Úc, ...(Nguyễn Văn Lãng (2003) (trích dẫn bởi Đinh Thị Thu Thuỷ, 2006). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Trong các giống cá cảnh nước ngọt, giống cá dĩa chiếm vị trí độc tôn về vẽ đẹp dịu dàng, lộng lẫy, giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng (Nguyễn Thị Thanh Hiền, 1993). 2.2 Lịch sử phát triển và phân bố địa lý 2.2.1 Lịch sử phát triển Theo Trần Văn Bảo (2000), khoảng 20 năm trước đây, cá dĩa xuất hiện ở Nhật, khi đó chủ yếu là giống thần tiên 7 màu có tên Powder (có nghĩa là bột hay phấn) xuất xứ từ Mỹ, chúng chỉ dài có 3 cm khi nhỏ có màu xanh lợt. Sau đó nhập từ Đông Nam Á loài thần tiên 7 màu, chúng là tiền thân của loài đỏ xanh hoàng gia (red royal blue viết tắt là RRB). Ngày nay, người ta cho rằng các vệt xanh “hoa văn” trên mình cá là do từ một gen di truyền nào đó, điều mà ngày trước ngay cả nhiều nghệ nhân cũng nghĩ là khi lớn lên ắt sẽ có họa tiết và màu sắc như vậy. Ngay từ hồi đó cá dĩa có vân xanh đã hết sức được ưa chuộng. Nhưng do dùng nước không đúng độ phát triển nên cá con chết dần chết mòn. Khi giống Powder và thần tiên 7 màu Đông Nam Á đang phát triển ở Nhật, thì Wattley (Mỹ) tạo được giống “Ngọc xanh 7 màu” đã cho những đặc tính khá ổn định. Từ đó tuy chỉ có một số lượng rất ít cá dĩa của Wattley cùng một số giống cá nhiệt đới khác, cả 3 Trung cá biển được nhập vào Nhật Bản và Đông Nam Á nhưng được đón nhận nhiệt tình của nhiều người trong giới bình dân. Cho đến 1980, loài này mới được nhập ồ ạt số lượng lớn. Chúng dài 12 cm đến 15 cm, toàn thân có màu ngọc xanh (ngọc Thổ Nhĩ Kỳ) gây ấn tượng rất mạnh. Khác với Powder và 7 màu nói trên 7 màu ngọc xanh này chính thức “đổ bộ” vào Nhật Bản. Nguyên do khi đó chính Jack Wattley sang thăm Nhật và ông đã khuấy lên một cao trào. Wattley còn trình bày khá tỉ mỉ về sinh thái và môi trường thích hợp cho cá, cách cho đẻ, ấp trứng với các trang thiết bị kỹ thuật, giúp mọi người am hiểu cách thức nuôi dưỡng cá dĩa một cách khoa học và hiệu quả. Cũng trong thời gian đó, một giống thần tiên 7 màu của Tây Đức được nhập cảng (cũng là ngọc xanh và đều mang tên “thần tiên ngọc xanh 7 màu Tây Đức”). Tất nhiên chúng có đặc tính riêng biệt với tên khoa học cụ thể nhưng do mua bán ồ ạt người ta đã ghép bừa cho chúng một cái tên thương mại lẫn lộn giữa Anh ngữ và Đức ngữ: Brilliant, Brilanti red …Cho đến đó, người ta đã giới thiệu nhiều sản phẩm đặc sắc của các “Cường quốc cá cảnh” nhưng hầu hết các điểm mua bán đều thấy loài “R.R.B” và “7 màu Đức” với đủ loại trạng bị dụng cụ chuyên dùng cho nghề nuôi “cá kiểng”. Nghề nuôi cá cảnh phát triển mạnh và đủ loại ngọc xanh 7 màu từ nhiều quốc gia, Singapore lai tạo thành công loài “chớp điện” có các lần xanh bất quy tắc. Malaysia cũng có giống tâm ĐH Thơ Tài tậpsức vàđơn nghiên cứu “ngọcHọc xanh liệu 7 màu” tuyCần chỉ qua cách@ thức xử liệu lý màuhọc sắc hết giản nhưng kết quả thật đặc sắc. Chúng được xuất cảnh trong nhiều dạng khác nhau từ cá con đến cá trưởng thành. Lúc này các tạp chí chuyên ngành đã có nhiều tài liệu đăng tải tuyên truyền và hướng dẫn cho phong trào nuôi cá dĩa. Nhưng đến 1986 ở Nhật đột nhiên xuất hiện một dịch bệnh trong các thần tiên đủ màu đáng được ưa chuộng, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cao trào. Cá nhiễm bệnh, thân đen dần, cá nằm nghiêng dưới đáy hồ và chết dần (sau vài tháng). Mặc dù đã có nhiêù cách giải thích về nguyên nhân gây bệnh, đường hướng lây lan truyền nhiễm…nhưng căn bệnh đáng sợ này đã gây tổn thất không tốt và phải trên nửa năm mới dẹp được. Do căn bệnh trên mà người ta không mấy mặn mà với thần tiên, giá cả sụt giảm. Về sau người ta mới xác định nguyên nhân do một loại virus từ vài giống cá Đông Nam Á du nhập. Các viện nghiên cứu tìm tòi đời sống hữu hiệu và kết quả thật khả quan. Có thể nói nếu ngày nay có dịch bệnh tương tự thì chẳng gì khó khăn và đảm bảo cho các thần tiên đích thực là “thần tiên” bất tử (về bệnh lý). Năm 1986, một chuyên gia Tây Đức đã tổ chức hội thảo khoa học ở Nhật về chuyên đề này. Ông đã giới thiệu các loài cá dĩa của nhiều nước trên thế giới cùng một dạng mục cá dĩa Đức với kinh nghiệm và sự tâm đắc cá nhân. Phong trào cá dĩa ở Nhật được khởi phát lại từ đó. Hiện nay Nhật Bản đã thành công với một 4 sản phẩm “ngọc xanh 7 màu Nhật Bản”. Mặc dù đây là hàng nội (ở Nhật) nhưng giá trị không hề thua kém “7 màu Đức” đã từng giữ kỷ lục về giá cao nhất. Ngọc xanh Nhật còn có một triển vọng lớn và được hết sức chú ý đầu tư phát triển. 2.2.2 Phân bố địa lý Cá dĩa có nguồn gốc ở Brazil, phân bố ở các vùng phía Tây Colombia, Peru, Venezuela, vùng thượng lưu và trung lưu sông Amazon. Đặc biệt, chúng thích sống ở những vùng nước chảy yếu, nước tĩnh và trong hồ, hiếm khi thấy chúng sống ở nước lộ thiên. Cá dĩa thích nấp dưới những khúc cây chìm, tảng đá hoặc những cây có cành lá rũ xuống nước. Cá dĩa không chịu được nước bị nhiễm bẩn. Hiện nay cá được nuôi nhiều trong các bể nuôi nhân tạo ở khắp nơi trên thế giới (Nguyễn Thị Thanh Hiền, 1993). 2.3 Đặc điểm phân loại 2.3.1 Phân loại Theo Schultz (1960) (trích dẫn bởi Bùi Minh Tâm, 2001) phân loại cá dĩa như sau: Symphysodon aequifasciatus (cá dĩa xanh lá cây) Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Symphysodon discus (cá dĩa đỏ) Symphysodon haraldi (cá dĩa lam) Symphysodon axelrodi (cá dĩa nâu) 5 Hình 2.1b Cá dĩa lam Hình 2.1a Cá dĩa xanh lá cây Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Hình 2.1d Cá dĩa nâu Hình 2.1c Cá dĩa đỏ 2.3.2 Hình thái chung Cá dĩa có hình dĩa tròn, dẹp ngang. Đầu ngắn, mắt khá lớn, linh động, môi dày nhiều thịt chúm chím, miệng bé xíu, lỗ mũi hở hai bên đầu, tia vi phát triển, các tia vi đầu cứng và tia vi sau mềm. Vi bụng có hai tua đầu dài biến thành sợi. Vi ngực và vi hậu môn gồm những tia vi mềm. Vi hậu môn có dạng tròn. Đường bên không hoàn toàn, đường bên phía trên từ nắp mang đến giữa thân, đường bên phía dưới từ giữa thân đến cuống đuôi. Trải khắp thân là 9 sọc đứng và các vằn dọc có nhiều màu sắc sặc sỡ (Nguyễn Thị Thanh Hiền, 1993). 2.4 Đặc điểm sinh học 2.4.1 Môi trường sống Cá dĩa là loài sống nước ngọt, chúng có nguồn gốc tự nhiên từ sông AmazonNam Mỹ. Cá thích sống trong môi trường nước tĩnh, nơi có bóng cây râm mát. Nhiệt độ thích hợp cho cá dĩa khoảng 26-31oC, nhiệt độ cao hay thấp hơn làm cá khó thích nghi. Cá sinh trưởng tốt ở mức pH từ 5.5- 6.5 (Nguyễn Minh, 1998). 6 Đặc biệt cá dĩa không sống trong môi trường nước bẩn, có nhiều cặn bã hay vật chất lơ lửng. Đây là điều kiện tiên quyết cho môi trường nuôi cá dĩa. Chúng cần thay nước ít nhất 1/3 bể và 4 lần/tuần (Trần Văn Bảo, 2000). 2.4.2 Dinh dưỡng Thức ăn cá dĩa cần phải giàu protein. Người nuôi thường sử dụng nhất là trùn chỉ, tim, gan thịt bò phi lê, nhưng cũng có thể cho ăn ấu trùng artemia, trứng nước. Một đặc điểm cần quan tâm là cá dĩa rất khó thay đổi thức ăn quen thuộc. Muốn thay đổi loại thức ăn phải tập dần cho cá ít nhất 1 tuần. Do đó khi bắt đầu mua một con cá dĩa thì người nuôi cần phải biết con cá đó được người bán cho ăn gì (Trần Văn Bảo, 2000). 2.4.3 Tăng trưởng Cá con mới nở có kích thước rất nhỏ khoảng 1.5 cm, cá một tháng tuổi đạt 2 cm và cá một tháng rưỡi đạt 2,5 cm. Cá nuôi tốt, thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì sau 3 tháng tuổi, đạt chiều dài 6- 7 cm. Màu sắc sặc sỡ chỉ xuất hiện khi cá đạt tới 5-6 tháng tuổi. Ở giai đoạn đầu cá phát triển chủ yếu về chiều dài, sau đó tăng về chiều cao (Nguyễn Thị Thanh Hiền, 1993). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 2.4.4 Đặc điểm sinh sản Cá cái thành thục khoảng trên 1.5 tuổi, cá đực trên 2 tuổi. Cá có thể đẻ quanh năm nhưng thường gián đoạn vào những tháng lạnh, mỗi lứa cá có thể đẻ 200- 400 trứng. Lúc cá chuẩn bị đẻ cần tuyệt đối yên tĩnh. Cá dĩa là loài đẻ trứng dính. Chúng tự bắt cặp trong khoảng 7- 10 ngày. Trước khi đẻ cá có hiện tương rùng mình, rung toàn thân, xếp vây lại. Cá bột dinh dưỡng bằng noãn hoàng trong 3- 4 ngày. Khoảng 2 tuần đầu cá con sẽ được hút chất dịch từ con mẹ tiết ra. Khi bắt đầu ăn ngoài cá bột có thể ăn tảo trong 1- 2 ngày, sau đó cho chúng ăn luân trùng, ấu trùng artemia, trứng nước, trùn chỉ hoặc gan, tim bò cắt nhỏ (Nguyễn Minh, 1998). Chu kỳ tái thành thục Thức ăn để nuôi vỗ tái thành thục là lăng quăng, trùn chỉ, cá rồng rồng con, cá bảy màu vừa miệng cá. Cá bố mẹ đẻ tiếp tục sau 1 tuần so với lần đẻ trước nếu không phải nuôi con. Nếu phải nuôi con thì lần đẻ sau cách lần đẻ trước 1 tháng (Nguyễn Thị Thanh Hiền, 1993). 7 2.5 Một số bệnh thường gặp trên cá cảnh Theo Đức Hiệp (2000), cá dĩa thường xuất hiện một số bệnh chủ yếu như sau: Bệnh vi khuẩn ký sinh ngoài da Bệnh này bắt đầu ở vây lưng và vây ngực cá, những chấm trắng đỏ xuất hiện ngày càng nhiều, loang to ăn từ ngoài vẩy vào cơ thịt của cá thành những lỗ thủng vào tới tận xương. Đây là bệnh phổ biến, phát triển nhanh vào cuối thu và mùa hè, cá bị bệnh này thường chết. Bệnh thối thịt do vi khuẩn Bệnh này thường gặp vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè. Cá mắc bệnh, huyết màu hồng nhạt, bong vẩy, đường chân vẩy và máu bị vi khuẩn phá huỷ, mặt mang hết bóng lộ ra lớp xương mang. Cá bơi chậm chạp rồi chết. Bệnh vi khuẩn ăn hỏng vây Vào mùa hè cá hay mắc bệnh, lúc đầu vây không buông, kém mềm mại có các điểm trắng đục lấm tấm lan rộng dần. Bệnh nặng hơn, cá có thể bị đứt vây. Bệnh vi khuẩn phá vẩy Trung tâm Học ĐH @ Tài học bụng tập cá vàbịnghiên cứu Vẩy cá bìnhliệu thường nửaCần trắng,Thơ nửa trong. Khiliệu mắc bệnh sưng to (như ngộ độc thức ăn, cần phân biệt), làm cá mất thăng bằng rồi chết. Bệnh này thường xảy ra vào mùa ẩm thấp, có thể dùng muối và kháng sinh điều trị. Bệnh trúng độc nước Nước nhiễm độc, cá nuốt phải, ký sinh trùng ăn dần vào thịt cá gầy yếu, kém tăng trưởng và mất khả năng sinh đẻ. Vi khuẩn gây bệnh màu trắng hoặc màu tro xám, vết bệnh do ký sinh trùng gây ra làm cá chảy máu màu hồng nhạt, kiệt sức rồi chết nhanh chóng. Bệnh này phát sinh cả bốn mùa trong năm. Bệnh giun kim Giun kim chui qua đầu cá, vào sống ký sinh ở phần thịt đầu gây nên bệnh; chỗ nào giun sống, chỗ đó bị xung huyết đỏ lấm tấm. Đồng thời với giun, vi khuẩn cũng chui vào cơ thể cá phát triển mạnh, nhanh ở nhiệt độ 15-33oC, cá kiệt sức rồi chết. Bệnh bọ cá Bọ cá như con bọ xít nhỏ, màu xanh trong, mắt thường có thể nhìn thấy được, chúng bò cắn khắp thân cá làm cá yếu sức, mất thăng bằng, ăn uống kém, vết cắn 8 nhiễm trùng nặng dần, cá chết. Bệnh này thường gặp từ tháng 4- tháng 8 âm lịch. Có thể dùng thuốc giun cho gia súc loại nhẹ, ngâm cá bệnh vào thuốc pha loãng một lúc rồi vớt ra, lặp lại nhiều lần. Bệnh giun vòng ký sinh mang cá Mang cá là cơ quan hô hấp quan trọng, ký sinh trùng loại này cư trú ngay ở mang làm mang cá bị xung huyết không đóng mở điều hòa được. Cá mất dần khả năng thở, lười ăn rồi chết. Ký sinh giun vòng sống và phát triển mạnh ở nhiệt độ 2025oC nên thường gặp bệnh này vào mùa xuân và mùa thu. Bệnh giun ba chu kỳ (giun ba đời) Giun này cũng ký sinh ở mang cá, chuyên sống bằng nước bọt cá làm cá khó chịu, bơi lồng lên như điên, rồi mệt mỏi đuối sức. Giun ba chu kỳ sống mạnh nhất ở 20oC vào tháng 4 tháng 5 âm lịch, có thể trị bằng thuốc giun pha loãng ngâm cá. Bệnh giun tơ Trung Ký sinh ở mang và da cá, màu trắng gây cho cá bệnh khó thở, cá gầy ra dần mà chết. Giun này sống ở 12-20oC vào tháng 2- tháng 5 âm lịch. Dùng nước muối là tâm Họcbệnh liệunày. ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu chữa được Bệnh giun bí Ký sinh ở mặt da, vẩy, mang cá, cắn thành vết trắng có lỗ rồi tập trung sống ở đó. Bệnh nghiêm trọng khi lan ra toàn thân cá, cá bị bệnh ít hoạt động, đuối sức mà chết. Giun này phát triển mạnh ở nhiệt độ 15- 20oC. Khi nước ở nhiệt độ 26- 28oC hoặc hạ xuống tới 10oC chúng không phát triển. Bệnh giun ống Ký sinh ở da, mang cá, tạo một màng trắng ngoài da, làm cá gầy, khó thở, nổi lên mặt nước. Ở nhiệt độ 12- 20oC hay gặp bệnh này. Bệnh giun bánh xe Ký sinh ở mang, vây và đầu làm cá khó thở, gầy dần. Tháng 5-6 âm lịch hay gặp giun bệnh này. Dùng nước muối điều trị, bệnh sẽ khỏi. Bệnh đường ruột Một trong những bệnh làm cá bị chết nhanh chóng, tỷ lệ sống thấp là bệnh đường ruột. Phân cá kéo dài, màu vàng hoặc trắng, thậm chí ra nước màu hồng (máu 9 loãng). Thường do cá ăn quá no hoặc ăn phải thức ăn chế biến hỗn hợp từ bột chưa chín hẳn, cũng có thể mắc bệnh này do nước nhiễm bẩn vì nhiệt độ hạ đột ngột gây ra. Bệnh phấn trắng Ký sinh trùng dạng tảo trắng bám ở mang cá gây ra bệnh. Nhiệt độ nước 2032oC, độ pH: 5- 6.5 dễ sinh bệnh này. Bệnh bọc hơi Trên vây cá, những bọc hơi xuất hiện rồi vỡ ra làm cá mắc những thương tật không sửa chữa được, ảnh hưởng đến vẻ đẹp. Nguyên nhân của bệnh này là do thán khí bám vào thân cá bị quang hợp dưới ánh sáng mặt trời, bệnh sinh ra ở mùa hè. Ngoài ra theo Trần Bá Hiền (2003) cá cảnh còn gặp một số bệnh ở nội tạng như: Bệnh bại huyết Trung Lây nhiễm ngoài da do loại bệnh thối vẩy hoặc môi trường nước quá khắc nghiệt đều có thể gây ra bệnh bại huyết. Vi khuẩn xâm nhập vào máu, khiến các tổ chức bên trong mình cá viêm tấy lên, bị tổn thương, huyết quản, màng tim bị hư hại, tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu khiến thể dịch thấm ra ngoài, bụng trướng nước, xuất hiện hiện tượng thủy thủng (thủy thủng thường chỉ bụng ứ nước. Thủy thủng cá chỉ bụng cá trướng to. Các loại bệnh nguyên gốc đều có thể gây ra chứng bụng trướng, lúc này chỉ có cách mổ cá mới chẩn đoán chính xác chứng bệnh. Da, gốc các vây đều sung huyết ửng đỏ. Chứng trạng: Gốc các vây đều ửng đỏ khắp 4 phía bụng cá đều có điểm xuất huyết, cử động chậm chạp, lờ đờ, ăn kém. Bệnh kết hạch Bệnh kết hạch là loại bệnh do nhiễm khuẩn. Bệnh lây lan rất mạnh, cá vừa bị bệnh phải được vớt ra ngay. Cá mắc bệnh vẫn ăn uống bình thường, nhưng vì các cơ quan nội tạng liên tục bị tổn thương nên thể trọng dần dần suy giảm. Có những con cá dưới da xuất hiện hạch nhỏ, rồi hạch ung vỡ ra. Có những con cá mặt sau phần bụng nổi lên hạch nhỏ, đưa đến “nổ mắt”. Khuẩn gây kết hạch hoạt động dữ tợn ở nhiệt độ thấp, nhưng đại bộ phận vi khuẩn ở thân thể con người khi mắc bệnh lại thích nhiệt độ cao. Tuy vậy vi khuẩn hình gậy kết hạch có hại cho cá thì cũng có hại cho người. Khi bị nhiễm khuẩn 10 này, thông thường trên da người sẽ nổi lên hạch nhỏ, nhưng rất ít khi xảy đến việc nội tạng người bị nhiễm theo nặng nề. Khi chẩn đoán cá đã mắc bệnh này, ta cần thi hành những biện pháp phòng ngừa bảo vệ sức khỏe cá, cùng giải phẫu cá để chẩn đoán. Chứng trạng: Sắc cá ám tối không tươi, thể trọng giảm, vây bị xếp nếp, da lở loét. 2.6 Các thông tin về bệnh ký sinh trùng và vi khuẩn trên cá dĩa 2.6.1 Các thông tin nước ngoài Cá dĩa là loài cá nước ngọt nên chúng có thể nhiễm bất kỳ loài ký sinh trùng nào trong nước ngọt. Theo Untergasser (1989) và Huck (2002) thì cá dĩa thường bị nhiễm trùng roi (Cyptobia, Trypanosome, Ichthyobodo), giun tròn, sán dây, sán đơn chủ, sán song chủ, trùng mỏ neo, trùng Hexamitia, trùng Costia, trùng quả dưa (Ichthyophthyrius multifiliis) và trùng miệng lệch (Chilodonella). Trung Cá dĩa nhiễm trùng roi hay giun thường có biểu hiện như gầy yếu, bơi lệch thân, treo đầu mất thăng bằng (Huck, 2002). Sabetta và Yanong (2002) cũng ghi nhận các dấu hiệu này. Đối với trùng mỏ neo và sán trên da, mang chúng đeo bám hút lấy dinh dưỡng làm cá hô hấp khó khăn, gầy yếu, tổn thương da tạo cơ hội cho nấm và vi khuẩn phát triển. Theo Undergasser (1989) Capillaria pterophylli là tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu loài giun tròn ký sinh ở cá dĩa được biết đến nhiều nhất. Giun ký sinh trong ruột cá dĩa, cá ông tiên, cá chép, tai tượng và một số loài khác. Theo Undergasser (1989), sán trên mang sinh sản rất nhanh, chúng có thể tiêu diệt một đàn cá dĩa giống chỉ trong vòng 6 tuần lễ. Sán 16 móc ký sinh trên cá dĩa có kích thước từ 0.2- 0.3 mm, 4 móc lớn trung tâm dài 33 micron. Cá lớn nhiễm giun thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng khi cá bị sốc hoặc bệnh do các nguyên nhân khác thì giun hoặc sán có thể làm chết cá. Trùng ngoại ký sinh khác như Costia và Chilodonella được Huck (2002) mô tả như sau: Costia là ký sinh trùng ngoài da, có đuôi. Chúng dùng đuôi cắm sâu vào da cá, làm da hư tổn (da nơi ký sinh đục dần và thối, nặng làm tróc da, chảy máu). Trùng thường tấn công vào những cá yếu hay bể nuôi mật độ thả cao, nước dơ. Chilodonella ký sinh trên da và mang làm cá kém hoạt động. Khi nhiễm nặng cá thường nổi đầu đớp khí vì mang đã giảm chức năng. Nếu Chilodonella ký sinh trên da hơn hai ngày sẽ xuất hiện các đốm trắng mờ sau đó sẽ đục dần và phân hủy. Tương tự Chilodonella, trùng quả dưa (Ichthyophthyrius multifiliis) cũng ký sinh và tạo thành các đốm trắng trên da và mang. Theo Francis- Floys và Peggy (2002) 11 cho rằng vào giai đoạn xuất hiện các đốm trắng cá có thể không thể hiện dấu hiệu nào bất thường, đến giai đoạn nhiễm nặng thì cá nổi đầu và chết. Các đốm trắng này không phải là dấu hiệu chắc chắn là trùng quả dưa, để chẩn đoán chính xác cần phải làm tiêu bản quan sát trên kính hiển vi. Ngoại ký sinh như trùng mỏ neo, trùng Costia, Chilodonella, Ichthyophthyrius multifiliis, sán trên da, mang đều có tác hại trực tiếp như đã nêu và gián tiếp làm xây sát cá tạo cơ hội cho nấm và vi khuẩn phát triển. Trung Một trong những nội ký sinh nguy hiểm nhất đối với cá dĩa là trùng Hexamitia. Untergasser (1991) và Sabetta (2002) cho biết, khi cá nhiễm trùng Hexamitia dấu hiệu đầu tiên là phân trắng đục, nhiều nhớt. Trong giai đoạn đầu có thể cá ăn bình thường, không có dấu hiệu nào, nhưng khi nhiễm nặng cá trốn vào góc bể cắm đầu xuống, cá bỏ ăn và trở nên gầy yếu. Bệnh nặng có thể làm cá bị loét sâu sau phần đầu và cơ quan đường bên. “Hole-in-the-Head” là bệnh thường xuyên ở cá dĩa. Bệnh khởi đầu chậm bằng các lỗ rất nhỏ trên đầu, gần lỗ mũi, hoặc trên tơ mang, hay gần mắt. Dần dần các lỗ này gia tăng kích thước cũng như số lượng đến khi tạo thành một mảng lớn trên sọ bị mất đi, cuối cùng cá chết. Tuy có nhiều giả định khác nhau để gây ra hiện tượng này và nhiễm trùng Hexamitia là một trong Học số đó (Untergasser, 1991). Triệu phầntập đầu và và cơ quan đường tâm liệu ĐH Cần Thơ @chứng Tài loét liệusâuhọc nghiên cứu bên cũng được Henderson (2002) ghi nhận và cho rằng trong các nguyên nhân có trùng Hexamitia. Trùng Cryptobia iubilans trên cá dĩa đầu tiên được ghi nhận cách nay 20 năm. Trùng nhiễm ống tiêu hóa, máu, gan, thạn, não, mắt, bong bóng hơi. Tỉ lệ chết có thể lên đến 50%. Cá bệnh thường bỏ ăn từ một đến hai ngày, trở nên nhút nhát, tránh xa các con khác. Trước khi chết chúng thường nổi lên mặt nước đớp lấy khí. Các con cá này khi lấy mẫu cho thấy chúng bị thiếu máu nặng (thường giảm 30% lượng máu cơ thể) và chết trong 24 giờ. Theo Francis-Floyd và Roy cho rằng Cryptobia iubilans làm tổn thất 50% lượng cá dĩa nơi đây. Với bệnh vi khuẩn, cá dĩa thường nhiễm các giống Aeromonas, Columnaris, Mycobacterium và ít xuất hiện hơn là giống Vibrio. Khi nhiễm Aeromonas cá bị xuất huyết trên da, vây. Nhiễm nặng bụng trương phồng, ruột phình to do chứa nhiều dịch, gan thận sưng to, mắt nhô ra ngoài (Francis-Floyd, 2002). Theo Undergasser (1989) cho biết, các vết loét hay ăn mòn trên da vây là các dấu hiệu có thể thấy trong giai đoạn sớm. Nặng có thể rách tơi, nấm mốc trên các vùng mô chết. Còn Columnaris thường làm mang cá thối 12 rữa, các tơ mang rụng mất, lồi xương cung mang ra ngoài. Và khi cá có các triệu chứng bụng trương phình, vây tưa máu, mắt lồi thì bệnh đã rất nặng (FrancisFloyd, 2002). Mycobacteriumlosis là bệnh tiến triển rất chậm và có thể trở thành mãn tính. Cá nhỏ sẽ rất khó thấy dấu hiệu bệnh bên ngoài. Khi bị sốc cá sẽ bệnh nặng và thường có biểu hiện như sau: gầy yếu, mắt lồi, sưng viêm da tạo thành ổ ung nhọt và vết lở loét. Da, vây và đuôi tưa rách mất dần cùng với quá trình mất trọng lượng vì bỏ ăn. Dấu hiệu ở giai đoạn cuối trên gan, thận, tỳ tạng, tim và cả cơ là các đốm nhỏ màu trắng xám, các mô ở vị trí này bị hoại tử, đồng thời thân cá có thể sưng phồng do sự tích dịch trong xoang bụng. Trong trường hợp cá bị nhiễm vào xương thì ta có thể thấy bộ xương những con này méo mó dị hình (FrancisFloyd, 2002). Untergasser (1989) cũng cho biết khi cá nhiễm Mycobacterium có các triệu chứng như sau: bụng trương phình, gầy yếu, da có các ổ loét, lồi mắt, bơi giật , biếng ăn, trốn ở các góc bể, có thể bị cong xương sống. Trung Schubert (1999) (trích dẫn bởi: Đinh Thị Thu Thủy, 2006) tìm thấy trong ruột cá dĩa một loại ký sinh giống như trùng lông và gọi tên là “Protoopalina symphysodonis”. Opalinid là trùng roi có kích thước lớn, trung bình 0.12 mm với và rộng 6:15 đến 6:0,9. có roi bao tập phủ bề trên mỗicứu tế tỉ lệ chiều tâm Họcdài liệu ĐHlàCần Thơ @ Chúng Tài liệu học vàmặt, nghiên bào đều có roi vì vậy chúng rất dễ bị nhầm lẫn với nhóm trùng lông. Ký sinh trùng này đầu tiên được tìm thấy trên động vật lưỡng cư, sau đó là trong ruột cá ở thượng nguồn sông Nile và trên cá dĩa. Opalinid ký sinh với số lượng ổn định và tương đối sẽ ảnh hưởng rất ít đến sức khỏe cá dĩa. Thường thì chúng gây tác hại khi nhiễm chung với các loài khác như giun sán hoặc Spironucleus. Chỉ có một trường hợp duy nhất được Zool và Anz Jena năm 1979 ghi nhận là cá dĩa bị chết do nhiễm Protoopalina symphysodonis đơn thuần. Phần lớn nhiễm Opalinid thì cá dĩa giống có thể sinh trưởng chậm, cá dĩa trưởng thành cho dù nhiễm nặng cũng không thể hiện bất cứ dấu hiệu sinh lý nào, do đó Opalinid cũng có thể chưa là loài ký sinh trùng thật sự của cá dĩa. Opalinid nhiễm qua phân từ các con cá bệnh cho cá khỏe là chủ yếu, để chẩn đoán người ta làm mẫu phết từ phân mới của cá (Undergasser, 1989). 2.6.2 Các thông tin trong nước Các tài liệu trong nước về bệnh cá cảnh tương đối nhiều, nhưng riêng bệnh cá dĩa thì ít. 13 Theo Võ Văn Chi (1993) cá dĩa bị bệnh thường có màu sẫm đen, bơi lội lờ đờ, hay ở sát đáy bể hay loi ngoi lên mặt nước, cờ trên và cờ dưới xếp lại, đuôi bị ăn mòn. Cá bị bệnh rất biếng ăn. Các bệnh thường gặp: Lở loét mũi: Do một loại ký sinh xâm nhập vào mũi, từ đó ăn hết phần thịt của mũi, tạo thành một lõm lớn lan rộng đến mắt và sâu tới não. Cá bị bệnh thường cọ mũi vào vật dụng để trong thành bể, vào thành bể, thường nghiêng đầu xuống khi bơi, biếng ăn hay bỏ ăn, phân trắng, loãng. Có thể dùng tetracyline để trị bệnh cho cá, nhưng cũng trị được dứt bệnh khi cá mới bị nhiễm giai đoạn đầu. Cá bị bệnh có thể lây bệnh sang những con cá khỏe mạnh khác và có thể gây chết hàng loạt. Do đó phải chú ý giữ gìn vệ sinh bể nuôi, cách ly cá bệnh. Theo tài liệu trích dẫn bởi: Nguyễn Thị Thanh Hiền (1993), một số bệnh thường gặp ở cá dĩa như: Bệnh nhày xanh Bệnh này phổ biến ở các trại nuôi cá tập trung. Thân cá xuất hiện những màng nhày, cá hô hấp nhanh, lờ đờ sau đó nhày tróc thành từng mảng. Toàn thân bao phủ một màu xám. Tác nhân bệnh: do Costi Chilodonella. Trung tâm Họcgâyliệu ĐH CầnvàThơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Cách trị: Ngâm cá trong dung dịch có nồng độ formalin 2 giọt/3,8 lít nước hoặc dung dịch xanh methylen 10 ppm. Bệnh nấm Do Saprolegnia dạng sợi,sống trên các mô chết, thức ăn thừa, trứng cá hỏng. Nấm thường nhiễm và phát triển khi cá bị xây xát trên da và các mô trên cá. Các bào tử nấm sẽ sinh sản rất nhanh trên thức ăn thừa. Cách trị: thay nước trong hồ, sau đó cho xanh methylen vào hồ với nồng độ 1 ppm. Có thể dùng sulfat đồng sát trùng cho cá với nồng độ vừa phải. Nâng nhiệt độ nước lên 32-35oC trong 4-6 ngày và pha vào trong nước thuốc tím theo tỉ lệ 1 g cho 1 lít nước trong 20-30 phút. Bệnh vặn mình Cá vặn mình hai bên tại một chỗ như đang bơi, vây cờ đều cụp xuống. Nguyên nhân: Nước bị lạnh đột ngột. Cách trị: Nâng nhiệt nước trong hồ lên 37oC trong 7- 12 ngày. 14 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng