Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát mô hình nuôi tôm sú (penaeus monodon) kết hợp năn tượng (scirpus littor...

Tài liệu Khảo sát mô hình nuôi tôm sú (penaeus monodon) kết hợp năn tượng (scirpus littoralis) ở tỉnh cà mau

.PDF
67
361
124

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN MINH ĐẢM KHẢO SÁT MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) KẾT HỢP NĂN TƯỢNG (Scirpus littoralis) Ở TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHỆP ĐẠI HỌC NGHÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN MINH ĐẢM KHẢO SÁT MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) KẾT HỢP NĂN TƯỢNG (Scirpus littoralis) Ở TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHỆP ĐẠI HỌC NGHÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ Cán Bộ Hướng Dẫn TS. TRƯƠNG HOÀNG MINH 2010 LỜI CẢM TẠ Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ts. Trương Hoàng Minh đã tận tình hướng dẫn, động viên trong thời gian tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp này. Xin cảm ơn đến anh Nguyễn Trường An, Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau, PNN và PTNT huyện Đầm Dơi, huyện Cái Nước, cùng tập thể lớp Quản Lý Nghề Cá K32 đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ đã dạy bảo tôi trong suốt thời gian học tập tại khoa. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình ông Nguyễn Trường Sơn, ông Nguyễn Văn Hai đã giúp đỡ tôi trong thời gian thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp này. Nguyễn Minh Đảm i TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 7 năm 2010 ở các huyện Cái Nước, huyện Đầm Dơi của tỉnh Cà Mau. Bài viết tập trung vào so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú kết hợp với năn tượng và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng có đến năng suất của tôm nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năn tượng có vai trò trong việc cung cấp thức ăn, làm chổ trú ngụ, cải thiện môi trường nước. Năng suất bình quân của mô hình là 323,2 kg/ha/năm, tổng năng suất là 391,7 kg/ha/năm, doanh thu bình quân là 51,1 tr.đ/ha/năm, riêng tôm sú là 40,5 tr.đ/ha/năm, lợi nhuận bình quân là 39,3 tr.đ/ha/năm. Theo phương trình tương quan đa biến thì: Mật độ thả, tỷ lệ diện tích năn tượng/diện tích mặt nước, diện tích kinh mương, số lần thả tôm, tỷ lệ thay nước ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi. ii MỤC LỤC Lời cảm tạ.............................................................................................................. i Tóm tắt ................................................................................................................. ii Mục lục................................................................................................................ iii Danh sách bảng..................................................................................................... v Danh sách hình .................................................................................................... vi Danh sách từ viết tắt............................................................................................ vii Chương 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 1 1.3 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2 1.4 Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 2 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3 2.1 Một số đặc điểm sinh học của tôm sú......................................................... 3 2.1.1 Đặc điểm phân bố.............................................................................. 3 2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng ........................................................................ 3 2.1.3 Đặc điếm sinh trưởng ........................................................................ 4 2.1.4 Một số đặc điểm môi trường.............................................................. 4 2.2 Tình hình nuôi tôm sú ở ĐBSCL................................................................ 5 2.2.1 Sản xuất giống................................................................................... 5 2.2.2 Nuôi trồng ......................................................................................... 5 2.2.3 Xuất khẩu .......................................................................................... 6 2.3 Tình hình nuôi tôm sú ở Cà Mau................................................................ 7 2.3.1 Sản xuất giống................................................................................... 7 2.3.2 Nuôi trồng ......................................................................................... 7 2.3.3 Xuất khẩu .......................................................................................... 8 2.4 Đặc điểm phân loại và vai trò của cây năn tượng ....................................... 8 2.4.1 Đặc điểm phân loại và cấu tạo của cây năn tượng .............................. 8 2.4.2 Vai trò cây năn tượng ........................................................................ 9 2.5 Các hình thức nuôi tôm sú ở ĐBSCL và ở Cà Mau .................................. 10 2.5.1 Các hình thức nuôi tôm.................................................................... 10 2.5.2 Các mô hình nuôi............................................................................. 11 2.5.2.1 Mô hình lúa - tôm luân canh ...................................................... 11 2.5.2.2 Mô hình tôm rừng kết hợp.......................................................... 11 2.5.2.3 Mô hình tôm kết hợp với năn tượng ........................................... 12 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 13 3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................. 13 3.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 13 iii 3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................... 14 Chương 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 15 4.1 Tình hình nuôi tôm QCCT tại địa bàn khảo sát ....................................... 15 4.1.1 Huyện Đầm Dơi .............................................................................. 15 4.1.2 Huyện Cái Nước.............................................................................. 15 4.2 Khía cạnh kỹ thuật ................................................................................... 15 4.2.1 Một số thông tin chung .................................................................... 15 4.2.2 Một số khía cạnh kỹ thuật................................................................ 15 4.2.2.1 Đặc điểm vuông nuôi ................................................................. 15 4.2.2.2 Mùa vụ nuôi............................................................................... 16 4.2.2.3 Con giống .................................................................................. 16 4.2.2.4 Thông tin về cây năn tượng........................................................ 17 4.2.2.5 Chăm sóc và quản lý .................................................................. 18 4.2.2.6 Năng suất thu hoạch................................................................... 18 4.3 Khía cạnh kinh tế .................................................................................... 20 4.3.1 Chi phí............................................................................................. 20 4.3.2 Thu nhập và lợi nhuận .................................................................... 20 4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi ......................................... 21 4.4.1 Mật độ thả ....................................................................................... 21 4.4.2 Diện tích năn tượng ......................................................................... 22 4.4.3 Diện tích kinh mương ...................................................................... 23 4.4.4 Số lần thả tôm.................................................................................. 24 4.4.5 Tỷ lệ thay nước................................................................................ 24 4.5 Những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi ....................................... 25 4.5.1 Thuận lợi ......................................................................................... 25 4.5.2 Khó khăn ......................................................................................... 25 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................. 26 5.1 Kết luận ................................................................................................... 26 5.2 Đề xuất .................................................................................................... 26 Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 27 Phụ lục................................................................................................................ 29 iv DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1: Nhu cầu các chất dinh dưỡng cơ bản trong thức ăn cho tôm sú ...........3 Bảng 2.2: Chu kì lột xác của tôm sú (penaeus monodon) ....................................4 Bảng 2.3: Mối quan hệ giữa tuổi và trọng lượng cơ thể đối với tôm tự nhiên ......4 Bảng 2.4: Số trại và sản lượng con giống ở một số tỉnh ĐBSCL ............................ 5 Bảng 2.5 Diện tích và sản lượng tôm sú ở một số tỉnh ĐBSCL năm 2007 ...........6 Bảng 2.6: Các chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế cơ bản của mô hình QC và QCCT....10 Bảng 2.7: Các chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế cơ bản của mô hình TC/BTC ..........11 Bảng 4.1: Giá bán tôm sú và cua biển tại địa bàn khảo sát................................18 Bảng 4.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật trong mô hình nuôi tôm sú kết hợp với năn tượng ................................................................................................................19 Bảng 4.3: Các chỉ tiêu về kinh tế của mô hình nuôi tôm sú kết hợp với năn tượng ...............................................................................................................21 v DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Diện tích nuôi tôm QCCT ở Cà Mau từ năm 2003 đến năm 2008 ........8 Hình 2.1: Cây năn tượng (Scirpus Littoralis).......................................................9 Hình 3.1: Địa bàn nghiên cứu............................................................................13 Hình 4.1: Chu kỳ phát triển cây Năn Tượng......................................................17 Hình 4.2: Cơ cấu chi phí cho mô hình nuôi tôm sú kết hợp với năn tượng.........20 Hình 4.3: Cơ cấu thu nhập mô hình nuôi tôm sú kết hợp với năn tượng ............20 Hình 4.4: Ảnh hưởng của mật độ thả tôm lên năng suất tôm nuôi......................22 Hình 4.5: Ảnh hưởng của diện tích năn tượng lên năng suất tôm nuôi...............22 Hình 4.6: Ảnh hưởng của diện tích năn tượng lên năng suất và doanh thu trong mùa khô và mùa mưa ........................................................................................23 Hình 4.7: Ảnh hưởng của diện tích kinh mương lên năng suất tôm nuôi............23 Hình 4.8: Số lần thả tôm ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi .............................24 Hình 4.9: Ảnh hưởng của tỷ lệ thay nước lên năng suất tôm nuôi......................24 vi DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT BTC ĐBSCL ĐKTN NN PNN PTNT QC QCCT TC TS Bán thâm canh Đồng bằng Sông Cửu Long Điều kiện tự nhiên Nông nghiệp Phòng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn Quãng canh Quãng canh cải tiến Thâm canh Thủy sản vii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Nuôi tôm sú (Penaeus monodon) ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, nhất là từ khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm. Nuôi tôm sú đặc biệt được quan tâm và phát triển với quy mô lớn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm 85% về tổng diện tích và 80% về sản lượng tôm nuôi của Việt Nam (Bộ Thủy Sản, 2007). Cà Mau là tỉnh có điều kiện tự nhiên (ĐKTN) thuận lợi trong việc phát triển nuôi tôm sú với diện tích và sản lượng tôm nuôi lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, phong trào nuôi tôm chủ yếu của người dân Cà Mau hiện nay vẫn còn ở dạng quãng canh cải tiến (QCCT), quá trình nuôi còn tự phát, kỹ thuật nuôi còn hạn chế cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đất, sự suy giảm nguồn lợi thủy sản cũng như việc ứng phó với quá trình biến đổi khí hậu đang lây lan nhanh và diễn ra trên diện rộng. Do đó, năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi này vẫn còn thấp, tình trạng dịch bệnh xảy ra thường xuyên. Để nâng cao sản lượng con tôm nhiều người dân đã tìm ra nhiều mô hình khác nhau như: Nuôi tôm kết hợp với năn bộp, năn tượng, năn chỉ, rong, lúa, cỏ nước mặn… Nhằm mục đích tìm ra được mô hình nuôi phù hợp để góp phần tăng năng suất và giải quyết các vấn đề khó khăn trên. Theo Trương Quốc Phú (2004), Dương Văn Ni (2006), Trần Định Huấn (2009), Lâm Ngọc Bửu (2010), cây năn tượng có khả năng làm thức ăn trực tiếp và gián tiếp cho tôm, cua. Mặt khác, chúng còn góp phần làm môi trường nước được cải thiện đáng kể, làm giảm được làm giảm sự ô nhiễm chất lượng nước cũng như dịch bệnh lây lan. Từ những vấn đề trên thì đề tài “Khảo sát mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) kết hợp năn tượng (Scirpus littoralis) ở tỉnh Cà Mau” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát mô hình nuôi tôm sú kết hợp cây năn tượng ở tỉnh Cà Mau nhằm tìm ra những ưu điểm và khuyết điểm về kỹ thuật, kinh tế của mô hình nuôi. Từ đó đề ra hướng phát triển tốt cho mô hình này trong tương lai. 1 1.3 Mục tiêu cụ thể − Tìm hiểu khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú kết hợp cây năn tượng ở tỉnh Cà Mau. − Phân tích và đánh giá khía cạnh kinh tế của mô hình này. − Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi. 1.4 Nội dung nghiên cứu - Tổng hợp các số liệu thứ cấp ở chi cục nuôi, phòng NN và PTNT ở huyện Đầm Dơi, huyện Cái Nước, Sở Thủy Sản, Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau. - Điều tra, đánh giá hiện trạng kỹ thuật nuôi của mô hình nuôi tôm sú kết hợp với năn tượng tại huyện Đầm Dơi và huyện Cái Nước. - Đo mật độ và chiều cao cây năn tượng tại huyện Đầm Dơi. - Phân tích khía cạnh kinh tế của mô hình nuôi. - Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi. 2 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Một số đặc điểm sinh học của tôm sú 2.1.1 Đặc điểm phân bố Tôm sú có thể sống ở độ sâu từ 0,4-162 m. Giai đoạn juvenile sống ở cửa sông, con trưởng thành sống ở mức nước cao hơn. Tôm bột, tôm giống và tiền trưởng thành có tập tính sống gần bờ và gần vùng rừng ngập mặn, khi trưởng thành tôm di chuyển ra xa bờ nơi có độ trong cao (Hải và Phương, 2004; Diệp Minh Lục và ctv, 2006). Tôm sú sống phân bố theo giới hạn địa lí: Trên thế giới, tôm sú được phân bố từ Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương, từ Đông sang Đông Nam Châu Phi, từ Pakistan đến Nhật Bản, từ phía Nam Đến Indonexia và Bắc Australia. Ở Việt Nam, tôm sú phân bố từ Vịnh Bắc Bộ đến ven biển Miền Trung và Nam Bộ, vùng biển Tây Nam Bộ (Nguyễn Văn Thường, 2004). 2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng Tôm sú là loài ăn tạp, ăn chất vẩn, loài ăn thịt và ăn lẫn nhau. Thức ăn bao gồm giáp xác nhất là giáp xác sống đáy, động vật thân mềm, tảo, hai mảnh vỏ, thức ăn công nghệp (Marle, 1980; Leber, 1985; Wassenberg và Hill, 1987; Hunter và Feller, 1987; Dall, 1998, được trích dẫn bởi Trần Minh Anh, 1989). Tập tính ăn thay đổi theo giai đoạn. Giai đoạn giống ăn tảo, Artemia, nhuyễn thể, lớn lên thì ăn giáp xác và cá nhỏ, giai đoạn sinh sản ăn nhuyễn thể. Mặt khác chúng tích cực bắt mồi vào ban đêm, tôm có thể ăn thịt lẫn nhau sau khi lột xác hoặc khi thiếu thức ăn (Diệp Minh Lục và ctv, 2006). Theo (Akiyama et al.,1992), các yếu tố dinh dưỡng thích hợp cho các giai đoạn của tôm sú được thể hiện qua (Bảng 2.1). Bảng 2.1: Nhu cầu các chất dinh dưỡng cơ bản trong thức ăn cho tôm sú Trọng lượng tôm (g) 0-0,5 0,5-3 3-15 15-40 Đạm (%) Lipid (%) 45 40 38 36 7,5 6,7 6,3 6,0 Cholesterol (%) 0,4 0,35 0,3 0,25 (Nguồn: Akiyama et al., 1992, trích dẫn bởi Hải và Phương, 2009) 3 2.1.3 Đặc điếm sinh trưởng Theo Trần Minh Anh (1989), tôm sú tăng trưởng bằng cách lột xác. Kích thước của tôm sẽ tăng lên sau mỗi lần lộc xác, khoảng thời gian giữa 2 lần lột xác gồm 2 phần: Phần cơ sở và phần bổ sung, phần cơ sở không thay đổi theo kích thước, phần bổ sung tỉ lệ với thể tích cơ thể tôm. Sau mỗi lần lộc xác trọng lượng tôm tăng từ 2050% trọng lượng thân trước đó, thời gian lộc xác ngày càng lâu hơn (Bảng 2.2). Bảng 2.2: Chu kì lột xác của tôm sú Trọng lượng (g) Chu kỳ lột xác (ngày) Post 2-5 5-10 10-15 16-22 26-30 Hàng ngày 7 7-8 9-10 10-13 14-16 (Nguồn: Hải và Phương, 2004) Tôm sú là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với họ tôm biển. Theo mối tương quan giữa tuổi và trọng lượng trong môi trường tự nhiên thì tôm sú có tốc độ tăng trưởng được thể hiện qua (Bảng 2.3). Bảng 2.3: Mối quan hệ giữa tuổi và trọng lượng cơ thể đối với tôm tự nhiên Tuổi (tháng) P (g) 1 2 3 4 5 6 7 8 PL 1 5 10-15 25 40-50 70-80 100-120 (Nguồn: Diệp Minh Lục và ctv, 2006) 2.1.4 Một số đặc điểm môi trường 2.1.4.1 Nhiệt độ Nhiệt độ là nhân tố rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động của tôm sú. Khi nhiệt độ quá giới hạn chịu đựng hoặc kéo dài làm tôm bị sốc và rối loạn yếu tố sinh lý và có thể dẫn đến chết tôm. Tôm sú có thể sống ở khoảng nhiệt độ từ 1235oC tốt nhất là 28-30oC (Motoh, 1981 và Boyd, 2002). 2.1.4.2 Độ mặn Tôm sú là loài rộng muối, chúng có thể sống ở độ mặn từ 0,2-70 o/oo. Trong đó, độ mặn thích hợp trong giai đoạn nuôi tôm thịt là 15-25 o/oo (Kungvankij et al., 1986, Nguyễn Thanh Phương, 2001). 4 2.1.4.3 pH pH của nước rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến tôm nuôi và phiêu sinh vật. pH thường biến động theo tính chất của môi trường nước và nền đáy. Ở điều kiện tự nhiên đối với mô hình quảng canh (QC) và QCCT thì pH thích hợp cho tôm là 6.5-8.5 còn trong môi trường nuôi thâm canh (TC) và bán thâm canh (BTC) là 7,5-8,5. Khoảng dao động không quá 0,5 độ pH (Trương Quốc Phú, 2004). 2.2 Tình hình nuôi tôm sú ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) 2.2.1 Sản xuất tôm giống Khu vực ĐBSCL có sự gia tăng cả số trại lẫn sản lượng con giống qua các năm. Theo Bộ Thủy Sản (2007), số lượng trại giống và con giống ở một số tỉnh ĐBSCL đạt 1.261 trại và 11 tỷ con giống. Trong đó, Cà Mau là tỉnh có số trại và sản lượng con giống sản suất ra nhiều nhất trong vùng (Bảng 2.4). Bảng 2.4: Số trại và sản lượng con giống ở một số tỉnh ĐBSCL Khu vực/tỉnh Số trại Tỉ lệ Sản lượng con giống (triệu con) Tỉ lệ ĐBSCL Long An Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Sóc Trăng Bạc Liêu Kiên Giang Cà Mau 1.261 1 11 54 130 8 112 40 905 100 0,08 0,87 4,28 10,31 0,63 8,88 3,17 71,77 11.176 6 100 420 1.000 50 3.000 600 6.000 100 0,05 0,89 3,76 8,95 0,45 26,84 5,37 53,69 (Nguồn: Bộ Thủy Sản, 2007 trích dẫn từ Nguyễn Văn Tuấn, 2008) 2.2.2 Nuôi trồng Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2002) hình thức nuôi tôm QCCT đang được áp dụng rộng rãi ở ĐBSCL. Tuy nhiên, lợi nhuận của mô hình này vẫn còn thấp hơn so với các mô hình nuôi chuyên tôm BTC và TC. Mô hình nuôi QCCT này đang được nhân rộng ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang. Theo Lê Xuân Sinh (2007), diện tích và sản lượng tôm sú ở một số tỉnh ĐBSCL năm 2007 là 475.100 ha và 280.000 tấn. Trong đó, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng là những tỉnh đi đầu về sản lượng (Bảng 2.5). 5 Bảng 2.5: Diện tích và sản lượng tôm sú ở một số tỉnh ĐBSCL năm 2007 Tên khu vực (tỉnh) Tiền Giang Trà Vinh Bến Tre Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Diện tích (ha) 4.215 25.075 31.707 78.620 48.620 11.884 275.000 Sản lượng (tấn) 9.330 15.543 23.717 28.350 58.912 63.316 81.360 (Nguồn: Lê Xuân Sinh, 2007 trích bởi Lâm Thị Ngọc Trân, 2008) Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2009, các tỉnh ĐBSCL phấn đấu đạt sản lượng thủy sản nuôi là 2,230 triệu tấn, tăng gần 284.000 tấn so năm 2008. Trong đó, sản lượng thủy sản nước mặn, lợ đạt 620.000 tấn. Riêng tôm sú đạt 386.400 tấn. Để hoàn thành chỉ tiêu đặt ra trên. Năm 2009, các tỉnh ĐBSCL đưa 790.000 ha vào nuôi thủy sản nước mặn, lợ và ngọt, trong đó có 550.600 ha nuôi tôm sú và được thực hiện qua việc chức rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình nuôi theo phương pháp tiên tiến, tăng cường đào tạo nhân lực phục vụ nuôi trồng, khai thác và chế biến có trình độ chuyên môn cao hơn, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhằm đa dạng hóa các mặt hàng, đáp ứng tốt các đòi hỏi khắc khe của thị trường quốc tế, mở rộng hệ thống thông tin thị trường, quảng bá, tiếp thị đối với từng nhóm sản phẩm nhằm tiêu thụ hết sản phẩm làm ra, tiếp tục xây dựng hệ thống thủy lợi đa mục tiêu cho vùng nước ngọt, nước lợ, phù hợp với kịch bản biến đổi khí hậu đồng thời bảo đảm cấp, thoát nước tốt tại các vùng nuôi tập trung (Thông Tấn Xã Việt Nam, 2009). 2.2.3 Xuất khẩu Theo Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam 8 tháng đầu năm 2009, Việt Nam xuất khẩu đạt 107,9 nghìn tấn thủy sản (TS) với kim nghạch là 865,4 triệu USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2008 về khối lượng và giảm 1,8% về giá trị. Sản phẩm thủy sản chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản (30,6%) Mĩ (25,6%) EU (15%) khối ASEAN (13%). Minh phú Seafood, Quốc việt Co và Stapimex là 3 doanh nghiệp đứng đầu về xuất khẩu thủy sản với trị giá kim ngạch tương ứng là: 82,7 triệu USD, 41,5 triệu USD và 39 triệu USD. Đối với tôm sú, từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2010, dù được giá khá cao, giá bình quân 20 con/kg là 185.000 đồng/kg, 30 con/kg là 145.000 đồng/kg. Nhưng nhiều doanh nghiệp cũng rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu. Các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng... đang thiếu nguyên liệu trầm trọng, 6 dẫn đến việc xuất khẩu bị động. Đáng lo ngại là môi trường nuôi suy thoái làm cho năng suất tôm ngày càng giảm, đẩy các nhà máy vào cảnh hoạt động cầm chừng, chờ đủ nguyên liệu. 2.3 Tình hình nuôi tôm sú ở Cà Mau 2.3.1 Sản xuất giống Đến cuối thời điểm năm 2008, số lượng tôm giống sản xuất trong tỉnh gần 6 tỷ post chiếm 50% lượng thả nuôi trong trong tỉnh, số lượng giống nhập tỉnh là 4,5 tỷ post. Toàn tỉnh Cà Mau hiện có 10 hợp tác xã tôm giống (900 trại) sản xuất mỗi năm khoảng 4,5 tỷ post tôm giống sạch bệnh cung cấp cho người nuôi. Mỗi năm, tỉnh Cà Mau cần khoảng 12 tỷ con giống sạch bệnh để cung cấp cho người nuôi. Chính vì nhu cầu lớn nên nhiều trại giống, trại gièo xuất hiện nhiều trong thời gian qua đã gây ra những khó khăn cho công tác kiểm soát về số lượng cũng như chất lượng con giống (Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau, 2008). 2.3.2 Nuôi trồng Hầu hết các nông hộ nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau theo hình thức nuôi QCCT là chủ yếu. Nuôi tôm ở Cà Mau hiện nay còn nhiều rủi ro cũng như vấn đề con giống là điều đáng quan tâm hàng đầu, thường có trên 80% tôm giống bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng nhu cầu, việc ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật trong sản xuất giống và nuôi còn nhiều hạn chế (Sở Thủy Sản Cà Mau, 2002). Năm 2001, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Cà Mau đã phê duyệt quy hoạch sản xuất 90.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình sản xuất luân canh một vụ lúa, một vụ tôm. Qua nhiều năm nỗ lực triển khai thực hiện đến năm 2008, mô hình sản xuất này đã đạt hiệu quả cả về diện tích và năng suất. Với diện tích gieo cấy một vụ lúa trên đất nuôi tôm đạt gần 43,5 nghìn ha. Hiện tổng thu nhập từ sản xuất lúa trên đất nuôi tôm bình quân đạt 3,5 tấn/ha/vụ (Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau, 2009). Năm 2008, tổng diện tích NTTS của tỉnh là 302.000 ha với 1.300 ha phục vụ cho việc nuôi tôm công nghiệp, 1.513 ha nuôi tôm QCCT năng suất cao, 53.000 ha nuôi tôm lúa, 262.735 ha nuôi tôm QCCT (Sở Thủy Sản Cà Mau, 2009). Theo Sở Thủy Sản Cà Mau (2009), diện tích nuôi tôm QCCT ở Cà Mau tăng dần qua các năm từ năm 2003 đến năm 2008 (Hình 2.1). 7 270 265 260 Ha 255 250 245 240 235 230 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Hình 2.1 Diện tích nuôi tôm QCCT ở Cà Mau từ năm 2003 đến 2008 Tôm QC ở các huyện phía Nam Cà Mau (Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi), năng suất thu hoạch bình quân 15,5 kg/ha/con nước (20 con/kg), các vùng còn lại năng suất thu hoạch bình quân 4,5 kg/ha/con nước (40 – 50 con/kg). Sản lượng thủy sản năm 2009 đạt được 188.670 tấn, riêng sản lượng tôm sú là 99.600 tấn tăng 0,5% so với năm 2008. Năng suất bình quân của mô hình QCCT đạt 376 kg/ha/năm. 2.3.3 Xuất khẩu Theo sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau năm 2009, sản lượng chế biến thủy sản của tỉnh đạt 62.385 tấn. Trong đó, tôm sú đạt 33.503 tấn, kim nghạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh năm 2009 đạt 566 triệu USD. Từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2010 tình hình chế biến thủy sản của tỉnh Cà Mau đang hoạt động cầm chừng, tình trạng thiếu nguyên liệu đang xảy ra trầm trọng, các nhà máy chế biến thủy sản chỉ hoạt động từ 30-50% công suất. 2.4 Đặc điểm phân loại và vai trò của cây năn tượng 2.4.1 Đặc điểm phân loại và cấu tạo của cây năn tượng Cây năn tượng có vị trí phân loại như sau: Nghành : Magnoliophyta Lớp : Liliopsida Lớp phụ : Commelinidae Bộ : Cyperales Họ: Cyperaceae Giống : Scirpus L. Loài : Scirpus Littoralis Schrad (Nguồn: http:// plant.usda.gov). 8 Năn tượng có tên khoa học là Scirpus littoralis Schrab (hay dân gian còn gọi là Hến Biển theo sách phân loại của Phạm Hoàng Hộ, 1993). Đây là cây họ lác mọc tự nhiên trong các đầm lầy vùng ven biển. Thân hình trụ tròn, cao khoảng 1 m hay hơn, khi khô có màu vàng rơm. Cây mọc tự nhiên bằng hạt trôi theo nước hoặc từ gốc mùa trước (Hình 2.2). Hình 2.2: Cây năn tượng (Scirpus Littoralis) (Nguồn: http://anh.vietbao/cây năn tượng) Chu kỳ phát triển của cây năn tượng là mọc vào đầu mùa mưa, ra hoa khoảng tháng 11-12 và rụi dần vào khoảng tháng 3-4. Có khả năng chịu được độ mặn lên đến 20 o /oo và ngập sâu đến 0,5 m. Ở ĐBSCL, năn tượng tìm thấy dọc theo vùng Duyên Hải, từ Cần Giờ đến tận Hà Tiên. 2.4.2 Vai trò cây năn tượng Theo Dương Văn Ni năm 2006 cho thấy, các ao nuôi có cây năn tượng chịu rủi ro ít hơn các ao nuôi khác đến 22,3%, đặc biệt là trong đợt nắng nóng và tôm chết hàng loạt năm 2004, sự chênh lệch này là 33,5%. Quan sát bằng mắt thường thấy tôm sú và cua ăn các ngó non và sử dụng cây năn tượng làm giá thể để trốn tránh kẻ thù. Khi năn tượng chết vào cuối mùa khô (tháng 4-5), một lượng lớn chất hữu cơ hoàn lại đất và là nguồn thức ăn cho tôm vụ sau. Kinh nghiệm của nông dân là nên giữ năn tượng khoảng 30% diện tích nuôi sẽ làm tôm lớn nhanh và ít bị rủi ro. Nhờ khả năng sống với mật độ rất dày (800-1.000 cây/m2) và hệ thống rễ dày đặc, nên năn tượng tạo ra môi trường lắng đọng phù sa rất nhanh, biến các đầm lầy dần dà thành đất cao hơn, cho các loài khác phát triển. Vì vậy, năn tượng được xem là cây thích hợp hơn, do chịu mặn cao hơn và có thể tự phục hồi nhờ gốc còn lại của mùa trước. Trong hệ sinh thái ruộng nuôi tôm, năn 9 tượng giúp ổn định nhiệt độ nước và làm giảm các chất ô nhiễm do thức ăn tôm dư thừa gây ra, do đó làm tăng nồng độ khí Oxy. 2.5 Các hình thức nuôi tôm sú ở ĐBSCL và Cà Mau 2.5.1 Các hình thức nuôi tôm Nghề nuôi tôm ở nước ta phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau từ nuôi thả lan cho đến nuôi với mật độ cao. Theo NACA và Bộ Thủy Sản (2006) thì việc nuôi tôm sú có các mô hình cơ bản: QC, QCCT, BTC, TC. Mô hình QC là hình thức nuôi bằng nguồn con giống và thức ăn tự nhiên thông qua việc lấy nước từ cống sau đó nhốt giữ trong một thời gian nhất định. Quy mô diện tích của loại hình này từ hai đến hàng chục ha thậm chí vài trăm ha. Độ sâu mực nước từ 0,5-1m, năng suất từ 30-300 kg/ha/năm. Mô hình QCCT là hình thức nuôi bằng nguồn giống và thức ăn tự nhiên là chủ yếu. Nhưng có bổ sung thêm giống nhân tạo ở mật độ nhất định, đồng thời cải tạo ao đầm, diệt trừ địch hại. Quy mô diện tích từ 1-10 ha, độ sâu từ 0,8-1m, mật độ thả từ 1-5 com/m2, năng suất từ 300-500kg/ha/năm (Bảng 2.6). Bảng 2.6: Các chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế cơ bản của mô hình QC và QCCT Các chỉ tiêu Diện tích bình quân (ha) Diện tích lớn nhất (ha) Độ sâu mực nước (m) Vị trí ao Con giống Mật độ thả (con/m2) Cách chăm sóc Mô hình QC 3-5 50-60 0,5-1 Trung triều/cao triều thấp Tự nhiên/có thả thêm một ít 0,5-2 Tự nhiên + thức ăn tươi Sử dụng vôi Năng suất bình quân (tấn/ha/năm) Không 0,2-0,5 Mô hình QCCT 1-3 3 0,8-1 Trung triều/cao triều thấp Tự nhiên/thả thêm 1-5 Tự nhiên + thức ăn tươi + thức ăn CN Có 0,3-1 (Nguồn: Diệp Minh Lục và ctv, 2006) Mô hình TC và BTC là hình thức nuôi bằng giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp là chủ yếu, đồng thời kết hợp một phần thức ăn tự nhiên có trong đầm. Hệ thống ao đầm được đầu tư với nguồn kỹ thuật nhất định để chủ động cung cấp, xữ lý, khống chế môi trường. Quy mô diện tích từ 0,5-5 ha, độ sâu từ 1,2-1,4 m, mật độ từ 8-25 con/m2, năng suất từ 1-3 tấn/ha/năm (Bảng 2.7). 10 Bảng 2.7: Các chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế cơ bản của mô hình TC/BTC Diễn giải Tổng diện tích ao nuôi (m2/hộ) Diện tích ao nuôi (m2/ao) Độ sâu mực nước ao nuôi (m) Diện tích ao lắng (m2/hộ) Mật độ thả (con/m2) Thời gian nuôi (ngày) Kích cỡ thu hoạch (con/kg) Tỉ lệ sống (%) Năng suất (kg/ha) Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) Vụ 1 15,8 4,5 1,2 3.178 17 150 41 59 2.602 1,59 Vụ 2 8,3 3,6 1,1 1.553 17 131 51 43 1.828 2,2 (Nguồn: Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2008) 2.5.2 Các mô hình nuôi kết hợp với tôm sú 2.5.2.1 Mô hình lúa - tôm luân canh Theo Nguyễn Trần Thức (2009), mô hình canh tác lúa tôm được xem là mô hình thích hợp cho vùng chuyển đổi đất nhiễm mặn theo mùa. Trồng lúa trên đất nuôi tôm sẽ giúp cải tạo tốt môi trường ruộng nuôi, lúa sẽ hấp thu mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa, chất thải của tôm từ vụ trước để lại. Từ đó giúp hạn chế hoặc không cần sử dụng phân bón cho cây lúa. Đồng thời, việc trồng lúa còn có tác dụng chuyển đổi môi trường đất từ mặn sang ngọt cắt đứt mùa nuôi tôm, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh từ vụ này sang vụ khác, làm sạch và ổn định môi trường sinh thái, rom rạ lúa làm thức ăn cho các loài phiêu sinh vật cung cấp thức ăn cho tôm nuôi, giúp việc nuôi tôm được bền vững. Ngoài ra, mô hình nuôi tôm lúa đã làm thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất, việc độc canh con tôm dẫn đến sản xuất không ổn định, thiếu tính bền vững, mức độ rủi ro cao. Theo Phạm Văn Dư (2009), mô hình nuôi tôm lúa luân canh được áp dụng ở khu vực ĐBSCL với việc trồng lúa từ tháng 5 đến tháng 12, từ tháng 1 đến tháng 4 được dành cho việc nuôi tôm, thời gian thu hoạch tôm từ 4-5 tháng, sử dụng thức ăn tự nhiện và đôi khi có thêm thức ăn bổ sung. Năng suất tôm nuôi từ 70-500 kg/ha/năm, lợi nhuận tôm nuôi từ 23-27 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận từ lúa là 3-7 triệu đồng/ha/năm. 2.5.2.2 Mô hình tôm rừng kết hợp Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái rất quan trọng ở vùng ven biển. Đây là nơi chứa và cung cấp các chất dinh dưỡng cho nhiều loài thủy sản. Rừng ngoài việc bảo vệ, che chắn cho con người về mặt thiên tai địch hại thì rừng cũng được xem là nơi trú ngụ lí tưởng cho động vật thủy sản trên cạn cũng như dưới nước, 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan