Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát lớp từ công cụ trong truyện ngắn nguyễn minh châu...

Tài liệu Khảo sát lớp từ công cụ trong truyện ngắn nguyễn minh châu

.PDF
150
104
119

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN NGỮ VĂN VÕ THỊ TÂM MSSV: 6060880 KHẢO SÁT LỚP TỪ CÔNG CỤ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU (Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Ngữ Văn) KHÓA 32 (2006 – 2010) CBHD: NGUYỄN VĂN TƯ Cần Thơ, 1-2010 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài II. Lịch sử vấn đề III. Mục đích yêu cầu của đề tài IV. Phạm vi nghiên cứu đề tài V. Phương pháp nghiên cứu đề tài PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT TỪ CÔNG CỤ I. Khái quát từ công cụ II. Quan niệm của một số tác giả về vấn đề từ công cụ 1. Quan niệm của Nguyễn Kim Thản trong Nghiên cứu ngữ pháp Tiếng Việt 2. Quan niệm của các tác giả Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia trong Ngữ pháp Tiếng Việt 3. Quan niệm của Nguyễn Hữu Quỳnh trong Ngữ pháp Tiếng Việt 4. Quan niệm của Lê Biên trong Từ loại Tiếng Việt hiện đại 5. Quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn trong Ngữ pháp Tiếng Việt: Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ III. Đặc điểm ngữ pháp của từ công cụ IV. Phân loại từ công cụ CHƯƠNG II: TỪ CÔNG CỤ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Minh Châu 1. Tiểu sử 2. Sự nghiệp sáng tác II. Từ công cụ trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu 1. Thống kê từ công cụ trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu 2. Phân loại từ công cụ trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu 3. Miêu tả từ công cụ trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu 3.1. Phó từ 3.2. Quan hệ từ 3.3. Từ đệm 3.4. Từ cảm 4. Nhận xét PHẦN KẾT LUẬN PHẦN PHỤ LỤC 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 3 I. Lí do chọn đề tài Vấn đề từ loại là một vấn đề khá phức tạp. Một vài thập niên gần đây, các nhà ngôn ngữ quan tâm nhiều đến vấn đề từ loại đặc biệt là chức năng của nó trong ngữ pháp tiếng Việt. Nghiên cứu về từ công cụ tuy chưa có được ý kiến thống nhất về nhiều mặt giữa các nhà ngôn ngữ nhưng tựu trung lại, về chức năng của hư từ các nhà ngôn ngữ đều cho rằng chúng có khả năng làm công cụ nối kết các thành phần trong văn bản giúp cho nó hoàn chỉnh về mặt hình thức và trọn vẹn về mặt ý nghĩa nên được gọi là lớp từ công cụ. Để thấy được chức năng đó thì lớp từ này cần được khảo sát trên tác phẩm cụ thể. Với lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát lớp từ công cụ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho chuyên ngành của mình. II. Lịch sử vấn đề Từ trước đến nay, quá trình nghiên cứu chung chung về vấn đề từ công cụ đã có nhiều công trình của các nhà ngôn ngữ học. Tuy nhiên nghiên cứu về lớp từ công cụ trong một tác phẩm cụ thể thì dường như chưa có. Vấn đề từ công cụ được các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu như là mặt chức năng của từ loại hư từ. Vì chưa có sự thống nhất trong cách phân loại các tiểu loại trong hư từ nên mỗi tác giả sẽ có cách phân loại thành các lớp từ làm công cụ khác nhau. Dưới đây chúng tôi xin điểm qua một số công trình của các nhà ngôn ngữ. Tác giả Nguyễn Kim Thản trong Nghiên cứu ngữ pháp Tiếng Việt [13] thì cho rằng hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, cho nên có thể chia chúng theo tác dụng. Có những từ có tác dụng phụ vào những từ khác như những, cái hay biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa từ này với từ khác như và, với. Tác giả đã căn cứ vào đó mà chia lớp từ công cụ thành hai nhóm là phụ trợ từ và quan hệ từ. Trong đó tác giả còn chia ra thành các tiểu loại. Phụ trợ từ bao gồm lượng từ; quan hệ từ bao gồm giới từ, liên từ, hệ từ. Theo hai tác giả Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung trong Ngữ pháp Tiếng Việt (tập một) [1] thì tác giả đã căn cứ vào ý nghĩa khái quát và căn cứ vào khả năng kết hợp mà chia lớp từ công cụ thành phụ từ, kết từ và tiểu từ. Trong từng loại đó các tác 4 giả lại chia thành các tiểu loại. Phụ từ bao gồm định từ và phó từ; tiểu từ bao gồm trợ từ và tình thái từ. Các từ loại này có bản chất ngữ pháp không thuần nhất. Theo Giáo trình cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt do Bùi Tất Tươm chủ biên [15] thì tác giả đã chia lớp từ công cụ thành bốn loại đó là phụ từ (bao gồm phụ từ thời gian, phụ từ thể thức, phụ từ khẳng định, phủ định, phụ từ mức độ…); định từ (bao gồm định từ chỉ số nhiều, định từ chỉ lượng phân phối, định từ tổng lượng); quan hệ từ (bao gồm quan hệ từ bình đẳng, quan hệ từ phụ thuộc…); trợ từ. Theo tác giả Hồ Lê trong Cú pháp Tiếng Việt (quyển II) [9] thì công cụ từ cũng chính là từ loại kết từ. Bản thân công cụ từ có khả năng trở thành từ loại kết từ, tương đương với các từ loại khác, vì cương vị của nó trong quá trình tham gia cấu tạo câu rất rõ ràng: nó giữ vai trò nối ở những khớp nối trong câu. Theo tác giả Lê Biên trong Từ loại Tiếng Việt hiện đại [2] thì lớp từ công cụ là lớp từ không có khả năng dùng độc lập và không thể đảm nhiệm những chức vụ cú pháp chính của câu. Và theo tác giả thì ở tiếng Việt các lớp từ như phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ là những lớp từ công cụ. Bên cạnh đó tác giả còn cho rằng có những lớp từ công cụ chỉ xuất hiện ở bậc câu _ phát ngôn và có những nét đặc trưng đáng chú ý như tình thái từ và thán từ. Theo tác giả Cao Xuân Hạo trong Ngữ pháp chức năng Tiếng Việt (quyển 2): Ngữ đoạn và từ loại [8] thì tác giả căn cứ vào các chức năng của hư từ để chia hệ thống từ này thành liên từ, giới từ, ngữ khí từ. Theo tác giả những từ được dùng để phân giới hoặc để liên kết các ngữ đoạn trong câu là liên từ; những từ được dùng để dẫn nhập một ngữ đoạn, cho biết ngữ đoạn ấy làm thành phần câu hoặc làm phụ ngữ trong một ngữ đoạn lớn hơn là giới từ; những từ chuyên dùng để tình thái một sự tình là ngữ khí từ. Qua đó ta thấy các tác giả có các công trình nghiên cứu về từ công cụ ở mức độ chung nhưng bàn cụ thể về từ công cụ trong tác phẩm cụ thể thì hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu đến. Từ trước đến nay, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu chủ yếu là những công trình nghiên cứu về ông với tư cách là một tác gia văn học, về sự đóng góp của ông trong vốn văn học Việt Nam. Còn vấn đề nghiên cứu về những đóng góp của ông trong việc vận dụng vốn ngôn ngữ tiếng Việt mà đặc biệt là hệ thống từ công cụ trong các sáng tác của mình là một công trình mới chưa được 5 nghiên cứu. Do vậy, vấn đề khảo sát lớp từ công cụ trong các tác phẩm của nhà văn này là một vấn đề mới mẻ. III. Mục đích yêu cầu của đề tài Trong tiếng Việt, nghiên cứu về lớp từ công cụ thì không phải là đề tài mới lạ nhưng nghiên cứu về lớp từ công cụ trong tác phẩm cụ thể thì chưa có nên đây là một vấn đề khá phức tạp. Trong quá trình nghiên cứu, người viết sẽ xem xét một số quan điểm của các nhà ngôn ngữ về lớp từ công cụ để thấy được chức năng của nó. Trên cơ sở đó vận dụng vào trong văn cảnh cụ thể để xem xét, đánh giá làm rõ chức năng của lớp từ công cụ này. IV. Phạm vi nghiên cứu đề tài Qua phần lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu về lớp từ công cụ đã phức tạp và nghiên cứu lớp từ công cụ trong tác phẩm cụ thể càng phức tạp hơn. Để làm rõ được chức năng của lớp từ này cần có một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lâu dài và cần khảo sát trên nhiều tác phẩm. Đối với đề tài của chúng tôi, do khuôn khổ thời gian không cho phép cũng như trình độ có hạn nên chúng tôi chỉ tìm hiểu từ công cụ trong một số tác phẩm (ở đây chúng tôi khảo sát trên hai truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, đó là Mảnh trăng cuối rừng và Chiếc thuyền ngoài xa). V. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Để thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành đọc tài liệu kết hợp với các phương pháp nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các quan niệm của các nhà ngôn ngữ học về vấn đề từ công cụ. Đồng thời chúng tôi còn tham khảo thêm ý kiến của giáo viên hướng dẫn đề tài và tiếp nhận những ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Trên cơ sở phân tích và tổng hợp đó, chúng tôi tiến hành vận dụng trong tác phẩm cụ thể để thấy được chức năng của lớp từ này. 6 PHẦN NỘI DUNG 7 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT TỪ CÔNG CỤ I. Khái quát từ công cụ Nghiên cứu về vấn đề từ công cụ trong tiếng Việt thì nhiều thập kỉ gần đây đã có nhiều công trình của các nhà ngôn ngữ học. Kết quả từ các công trình đó chúng tôi nhận thấy có rất nhiều khái niệm về từ công cụ cũng như cách phân loại từ công cụ cùng với chức năng của nó trong tiếng Việt. Và cũng vì vậy mà chưa có được ý kiến thống nhất về vấn đề từ công cụ. Trong bài viết này, chúng tôi chọn công trình của hai tác giả Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Q Thắng về từ công cụ trong Chúng tôi tập viết Tiếng Việt để khái quát và phân loại từ công cụ. Theo hai tác giả thì mỗi thứ tiếng nói đều có một hệ thống từ công cụ. Tuy số lượng của chúng không nhiều so với từ thực, nhưng chúng có một giá trị rất lớn trong cách cấu tạo câu. Nói đến công cụ là nói đến phạm trù, chức năng cấu thành từ. Chúng ta chỉ có thể hiểu được ý nghĩa, giá trị và tác dụng của từ công cụ khi chúng tham gia vào một cấu trúc lời nói. Hay nói một cách khác thì chúng ta chỉ phân tích được chúng khi chúng đã giữ một chức vụ ngữ pháp nào đó trong một câu nhất định. Hai tác giả cho rằng tiếng Việt của chúng ta có một hệ thống từ công cụ rất phong phú, khả năng hoạt động của chúng rất bao quát và đa dạng[10;138] Theo hai tác giả, trong ngôn ngữ Ấn – Âu, do có tính chất biến hình nên tùy theo hoàn cảnh của câu nói mà hình thể của từ sẽ có sự thay đổi theo chức năng của từ đó đảm nhiệm trong câu. Tác giả đưa ra ví dụ để làm rõ vấn đề vừa bàn -Trong tiếng Anh I write (tôi viết) I am writing (tôi đang viết) I wrote (tôi đã viết) -Trong tiếng Pháp Je mange (tôi ăn) Tu manges (anh ăn) Nous mangeons (chúng tôi ăn) 8 Còn đối với tiếng Việt thì hai tác giả cho rằng tiếng việt là một loại ngôn ngữ đơn lập, các quan hệ ngữ pháp hoặc các phạm trù ngữ pháp không phải được biểu hiện qua sự thay đổi hình thể của từ như trong ngôn ngữ Ấn – Âu, mà nó được biểu đạt qua hai phương thức cú pháp quan trọng: đó là trật tự của từ và từ công cụ.[10;140] Trong lời nói sự xuất hiện của từ công cụ giữ vai trò vô cùng quan trọng. Tác giả cho rằng nếu có sự tham gia của các hư từ trong câu nói thì ý nghĩa của câu cũng sẽ bị đảo ngược hoặc vô nghĩa và hai tác giả đưa ra ví dụ để làm rõ vấn đề đang bàn: a) Lời phê bình của thầy giáo (của là từ công cụ của câu) b) Lời phê bình thầy giáo. Ta thấy ở ví dụ (a) thầy giáo là chủ thể của sự phê bình, còn ở ví dụ (b) là thiếu từ công cụ thì thầy giáo là khách thể bị phê bình. Qua việc phân tích ví dụ vừa dẫn, chúng tôi nhận thấy rằng các hư từ dùng làm từ công cụ có những chức năng ngữ pháp rất quan trọng nên chúng có giá trị xác định ý nghĩa của thực từ, khu biệt các thành phần trong câu nói, biểu lộ được tình cảm, thái độ của người nói. Từ việc phân tích trên hai tác giả đã định nghĩa hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng rõ rệt, nó không thể dùng độc lập và làm các thành phần chính trong câu [10;141]. Hai tác giả cho rằng sự xuất hiện của các hư từ trong câu nói với chức năng là chất kết dính các thành phần trong câu lại với nhau, đồng thời chúng còn khu biệt các thành phần trong câu và các kiểu câu. Ngoài ra, tác giả còn cho rằng còn có một nhóm vốn là từ vị từ vựng được dùng làm từ công cụ nhưng chưa được hư hóa hoàn toàn, nghĩa là có hai cách dùng theo nghĩa thực và hư. Ví dụ “của” là giới từ song song tồn tại với “của” danh từ “trên” là giới từ song song tồn tại với “trên” danh từ Như vậy, từ công cụ là những hư từ và một số ít thực từ dùng làm những công cụ ngữ pháp trong câu theo một quy tắc nhất định [10;142], hay các hư từ xuất hiện trong 9 câu để biểu đạt các khái niệm ngữ pháp nên chúng được gọi là những từ công cụ [10;143] II. Quan niệm của một số tác giả về vấn đề từ công cụ 1. Quan niệm của Nguyễn Kim Thản trong Nghiên cứu ngữ pháp Tiếng Việt Tác giả Nguyễn Kim Thản đã căn cứ vào những đặc trưng từ vựng – ngữ pháp mà phân loại các từ trong các ngôn ngữ theo nhiều bậc khác nhau. Trước hết có thể chia các từ thành ba khối: thực từ, hư từ, ngữ thái từ. Theo tác giả thì những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, không thể làm thành phần của câu mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp gọi là hư từ. [13;128] Theo tác giả hư từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, cho nên ta có thể chia chúng theo tác dụng ngữ pháp. Có những từ có tác dụng phụ vào những từ khác như những, cái hay biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa từ này với từ khác như và, với. Ta có thể căn cứ vào đó mà chia thành hai nhóm phụ trợ từ và quan hệ từ.[13;133]. Đến phần phân loại, tác giả Nguyễn Kim Thản chia hư từ gồm phụ trợ từ và quan hệ từ. Trong đó phụ trợ từ gồm lượng từ; quan hệ từ gồm giới từ, liên từ, hệ từ. Theo Nguyễn Kim Thản giới từ là một loại hư từ (trong nhóm quan hệ từ) có tác dụng nối liền từ phụ (hoặc từ tổ phụ) với từ chính (hoặc từ tổ chính) biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa hai đơn vị đó [13;330]. Giới từ là công cụ từ, cho nên ta có thể chỉ căn cứ vào tác dụng ngữ pháp của nó để chia tiểu loại. Dựa vào đó, Nguyễn Kim Thản đã chia giới từ làm hai tiểu loại là giới từ nối liền thành phần phụ với thể từ và giới từ nối liền thành phần phụ với vị từ [13;332] Tiểu loại thứ hai của quan hệ từ là liên từ, liên từ là một loại hư từ (trong nhóm quan hệ từ) có tác dụng nối liền những từ (hoặc từ tổ, đoạn câu) có quan hệ liên hợp hay quan hệ qua lại với nhau [13;347]. Trong phần phân loại, tác giả xét theo quan hệ giữa hai phành phần do liên từ nối lại, mà chia liên từ ra làm hai tiểu loại: liên từ biểu thị quan hệ liên hợp và liên từ biểu thị quan hệ qua lại [13;348] 10 Tác giả còn cho biết trong quan hệ từ tiếng Việt, ngoài giới từ và liên từ ra, còn có một số hư từ tách biệt ra khỏi hai từ loại trên. Những từ này không nối liền thành phần phụ với từ trung tâm như giới từ, cũng không nối liền những thành phần có quan hệ liên hợp hay quan hệ qua lại với nhau như liên từ. Tác dụng ngữ pháp của chúng là nối liền hai thành phần chủ yếu của câu. Những từ đó là: là, thì, mà. 2. Quan niệm của các tác giả Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia trong Ngữ pháp Tiếng Việt Các tác giả đã căn cứ vào nghĩa và đặc điểm ngữ pháp mà phân chia tiếng Việt thành hai loại thực từ và hư từ. Dựa vào nghĩa, tác giả cho rằng hư từ là những từ có “nghĩa hư”, loại nghĩa mà không thể nhờ nó làm sự liên hệ với sự vật, hiện tượng [17;86]. Ví dụ: rất, với, thì, mà…Chính vì thế mà khi nói đến “nghĩa hư” là nói đến vai trò ngữ pháp của hư từ. So với thực từ thì hư từ có số lượng không nhiều nhưng chúng lại có tần số xuất hiện rất cao. Các tác giả đã phân hư từ thành các tiểu loại nhỏ hơn đó là phụ từ và kết từ. Theo các tác giả thì phụ từ là từ biểu thị các nghĩa ngữ pháp về thời gian (ví dụ: xe sẽ chạy), về thể trạng (ví dụ: xe đã đến rồi), về mức độ (ví dụ: xe này rất tốt)… những từ như sẽ, đã, rồi, rất …là phụ từ [17;89]. Tiểu loại thứ hai của hư từ là kết từ. Theo tác giả kết từ là từ biểu thị quan hệ. Nó không thể làm phần đề, phần thuyết trong nòng cốt; cũng không thể làm yếu tố cấu tạo, hoặc chính tố hoặc phụ tố của ngữ. Kết từ là phương tiện để chỉ các quan hệ cú pháp, ví dụ: quan hệ giữa một phụ tố và một chính tố trong ngữ, như nhà của tôi; quan hệ giữa hai nòng cốt, như anh về thì em ở lại…những từ như của, thì là kết từ. Các tác giả lại chia phụ từ và kết từ ra thành các tiểu loại nhỏ hơn. Trong đó phụ từ được tác giả chia thành các tiểu loại như phụ từ chỉ thời gian, phụ từ chỉ mức độ, phụ từ so sánh, phụ từ phủ định, khẳng định. Về phần kết từ được các tác giả chia thành các tiểu loại: kết từ chính phụ và kết từ liên hợp. 3. Quan niệm của Nguyễn Hữu Quỳnh trong Ngữ pháp Tiếng Việt 11 Tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh đã dựa vào ý nghĩa khái quát giống nhau của các từ (ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp), tác giả dựa vào đặc điểm ngữ pháp giống nhau (khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp của các từ trong câu) để phân chia hệ thống từ tiếng Việt thành những từ loại khác nhau. Theo tác giả thì từ loại hư từ bao gồm có phó từ, quan hệ từ. Tác giả cho rằng phó từ là những từ chuyên đi kèm với các từ vựng khác để bổ sung ý nghĩa cho từ đó [12;143]. Căn cứ về mặt ý nghĩa, Nguyễn Hữu Quỳnh cho biết phó từ khác danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ ở chỗ chúng không có ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa thực để biểu thị tên gọi, biểu thị hoạt động, trạng thái hay tính chất và số lượng của sự vật hay ý nghĩa xưng hô, chỉ định thay thế tên gọi sự vật, mà chúng chỉ có ý nghĩa ngữ pháp nào đó tùy theo từ loại mà chúng đi kèm theo. Các từ loại chỉ có ý nghĩa ngữ pháp gọi là hư từ. Phó từ thuộc về loại hư từ.[12;144] Khi phân loại phó từ, tác giả đã dựa vào ý nghĩa ngữ pháp mà chia phó từ ra thành các nhóm sau: phó từ biểu thị ý nghĩa về số lượng toàn thể hay riêng lẻ; phó từ biểu thị ý nghĩa thời gian; phó từ biểu thị ý nghĩa phủ định; phó từ biểu thị ý nghĩa yêu cầu sai khiến, khích lệ; phó từ biểu thị ý nghĩa đồng nhất hay liên tục; phó từ chỉ mức độ; phó từ biểu thị sự diễn biến; phó từ biểu thị kết thúc hành động. Theo tác giả tiểu loại thứ hai của hư từ là quan hệ từ. Quan hệ từ là những từ chỉ các quan hệ ngữ pháp dùng để nối các thành phần trong câu hay các thành tố trong cụm từ [12;148]. Tác giả cho biết quan hệ từ cũng như phó từ, không có ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa thực, mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp và không bao giờ đứng làm chức năng chủ ngữ và vị ngữ trong câu. Quan hệ từ là một loại hư từ [12;148]. Nguyễn Hữu Quỳnh đã căn cứ vào ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ từ cụm từ và quan hệ câu lại có thể chia ra quan hệ từ chính phụ và quan hệ từ liên hợp. 4. Quan niệm của Lê Biên trong Từ loại Tiếng Việt hiện đại Tác giả Lê Biên chia vốn từ tiếng Việt ra thành hai mảng lớn là thực từ và hư từ. Theo tác giả thì hư từ khác với thực từ ở chỗ hư từ chiếm số lượng từ không lớn, hư từ không có ý nghĩa định danh; ý nghĩa của các hư từ có tính chất ngữ pháp và là phương tiện diễn đạt quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy theo cách thức phản ánh bằng ngôn ngữ của người Việt [2;23] 12 Bên cạnh đó tác giả còn cho rằng hư từ còn không thể làm thành tố chính; một số hư từ có thể làm thành tố phụ trong cấu trúc ngữ để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa tình thái [2;23]; và các hư từ không có khả năng dùng độc lập và không thể đảm nhiệm những chức vụ cú pháp chính của câu, trong những tình huống giao tiếp nhất định, một vài hư từ có thể dùng độc lập (đã, chưa, rồi…) [2;23]. Theo tác giả ở tiếng Việt, phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ… là những lớp hư từ. Có những lớp hư từ chỉ xuất hiện ở bậc câu – phát ngôn và có nét đặc trưng đáng chú ý như tình thái từ và thán từ. Lê Biên định nghĩa phụ từ là những hư từ, phụ từ không có chức năng sở chỉ, mà chỉ có chức năng dẫn xuất, sở biểu về tình thái. Nhìn chung, ý nghĩa của các phụ từ vừa có tính chất từ pháp vừa có tính chất cú pháp. Phụ từ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp trong quan hệ với danh từ, động từ, tính từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ (những, các), hoặc các ý nghĩa về tình thái thời gian (đã, sẽ, đang, còn, vẫn), ý nghĩa phủ định (không, chẳng, chưa), ý nghĩa mệnh lệnh, khuyên bảo, can ngăn (hãy, đừng, chớ) hoặc ý nghĩa về mức độ (rất, hơi, khí, quá…) cho động từ và tính từ [2;145] Theo tác giả tiểu loại kế tiếp của hư từ là quan hệ từ. Tác giả định nghĩa quan hệ từ là những hư từ, không có nghĩa sở chỉ, sở biểu mà là những từ có chức năng diễn đạt các mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy [2;161] Tác giả còn cho biết bên cạnh lớp thực từ và hư từ, tình thái từ là một tập hợp riêng biệt, có một số lượng từ không lớn, có tác dụng nhất định về ngữ pháp tiếng Việt. Theo tác giả các tình thái từ xuất hiện và hoạt động ở bậc câu, chúng không làm thành tố của ngữ, một số tình thái từ có chức năng dạng thức hóa một từ, một ngữ hoặc bổ sung cho phát ngôn một sắc thái tình cảm nào đó [2;169] 5. Quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn trong Ngữ pháp Tiếng Việt: Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ Tác giả Nguyễn Tài Cẩn đã dựa vào các loại tiếng và đoản ngữ làm cơ sở để phân loại từ tiếng Việt. Khi dựa vào các loại tiếng thì tác giả đứng về phương diện ý nghĩa và đứng về cách dùng mà xem xét. Đứng về phương diện ý nghĩa, tác giả đã chia tiếng thành hai loại: tiếng tự thân có nghĩa và tiếng tự thân vô nghĩa. Đứng về cách dùng thì tác giả chia 13 tiếng thành hai loại: tiếng độc lập và tiếng không độc lập. Theo tác giả tiếng không độc lập là loại tiếng chỉ chuyên đứng làm thành tố của một hay một số tổ hợp nhất định. Nó không thể thoát ra khỏi tổ hợp chứa đựng nó để tự do tham gia vào sự thành lập những tổ hợp khác, mặc dù nhiều khi xét về “ý nghĩa” và “từ loại” thì hình như không có gì cản trở. Tiếng không độc lập là tiếng không thể đem dùng như một từ [4;26] Khi căn cứ vào các loại tiếng tác giả cho rằng phần lớn các tiếng ở trong tiếng Việt đều có tính chất cố định (hoặc độc lập hoặc không độc lập, hoặc có nghĩa hoặc không có nghĩa) [4;26] Theo tác giả tiếng có nghĩa độc lập và tiếng có nghĩa không độc lập đều có thể chia đôi thành hai loại thực và hư. Tác giả cho rằng tiếng độc lập, hư, phần lớn là những yếu tố xưa nay ta thường quen gọi là hư từ (hay từ công cụ) [4;33] Khi dựa vào đoản ngữ để phân định từ loại tiếng Việt, Nguyễn Tài Cẩn đã phân từ loại thành hai nhóm sau: (1) Nhóm từ loại có khả năng làm thành tố đoản ngữ. (2) Nhóm từ loại chỉ có thể kết hợp với đoản ngữ để dạng thức hóa đoản ngữ chứ không làm thành tố đoản ngữ. Trong nhóm từ có khả năng làm thành tố đoản ngữ tác giả lại chia ra thành những từ có khả năng làm trung tâm đoản ngữ và những từ chỉ có khả năng làm thành tố phụ đoản ngữ và được gọi là phó từ. Dựa vào đoản ngữ tác giả đã tách thành hai mảng: mảng I gồm những từ có khả năng làm thành tố đoản ngữ và mảng II gồm những từ chỉ có thể kết hợp với đoản ngữ chứ không có khả năng làm thành tố đoản ngữ. Theo tác giả những từ thuộc mảng II là các từ như: của, bằng, và, nhưng, à, ừ, nhỉ, nhé, đích, chính, ngay. Trong mảng II tác giả chia thành hai cụm cơ bản là cụm C và cụn D. Theo Nguyễn Tài Cẩn, cụm C là cụm gồm những từ có khả năng đi kèm với đoản ngữ, với tư cách là những cái dấu nối hai chiều, nối đoản ngữ với một đơn vị nào đấy ở trước, để tạo thành một đơn vị lớn hơn [4;328]; cụm D là cụm từ gồm những từ có thể đi kèm với đoản ngữ, bám một chiều vào đoản ngữ để đưa lại cho đoản ngữ một sắc thái tình cảm nào đấy [4;329]. 14 Qua việc tìm hiểu quan niệm của một số tác giả về vấn đề từ công cụ, chúng tôi nhận thấy mỗi ý kiến về từ công cụ đều khác nhau. Tác giả Nguyễn Kim Thản thì chia lớp từ công cụ thành phụ trợ từ và quan hệ từ. Các tác giả Trung tâm khoa học và xã hội nhân văn quốc gia chia lớp từ công cụ thành phụ từ và kết từ. Tác giả Lê Biên chia lớp từ công cụ thành phụ từ, quan hệ từ và tình thái từ… Mỗi công trình nghiên cứu có sự phân chia tiểu loại của lớp từ công cụ khác nhau, trong đó số lượng tiểu loại, tên gọi cũng khác nhau. Khi vào vấn đề này chúng tôi cũng chưa thể xác định được tiêu chí để phân định cho chính xác. Ở bài nghiên cứu này chúng tôi theo quan điểm của hai tác giả Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Q Thắng trong Chúng tôi tập viết Tiếng Việt cho rằng các hư từ xuất hiện trong câu để biểu đạt các khái niệm ngữ pháp nên chúng được gọi là từ công cụ. III. Đặc điểm ngữ pháp của từ công cụ Theo hai tác giả Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Q Thắng, từ công cụ là những từ không có ý nghĩa về mặt từ vựng, vì thế nên chúng không thể dùng độc lập và làm thành tố chính của câu. Chúng chỉ là những thành tố phụ dùng để phụ trợ cho các thực từ, các thành phần của câu và câu. Vì vậy mà tác giả cho rằng đây chính là đặc điểm chung của từ công cụ trong cú pháp tiếng Việt. Xem xét về khả năng có mặt trong câu nói thì theo hai tác giả từ công cụ xuất hiện trong câu nói với một tỉ suất rất cao. Khi xem xét về chức năng của từ công cụ trong nhiều khía cạnh các tác giả đã nhận thấy chúng có những đặc điểm nổi bật sau: - Theo tác giả đặc điểm thứ nhất của từ công cụ đó là trong hệ thống từ công cụ có một nhóm từ mang tính chất trung gian giữa thực từ và hư từ, nghĩa là chúng vừa có nghĩa của một thực từ vừa có nghĩa của một hư từ [10;144]. Tác giả cho biết đặc điểm này là do quá trình ngữ pháp hóa chưa được kết thúc nên một số hư từ còn mang những nét nghĩa từ vựng. Lớp từ này gồm những từ chuyên làm thành tố phụ của một cụm từ hoặc một thành phần câu như: đã, sẽ…(thành tố phụ chỉ thời gian đứng trước động từ, tính từ); cũng, đều, vẫn (thành tố phụ chỉ sự tương tự đứng trước danh từ, tính từ, động từ); có thể, hình như, chắc có lẽ (thành tố phụ chỉ sự phỏng định đứng trước danh từ, đại từ hoặc cả câu). Bên cạnh đó tác giả còn cho biết lớp từ này có số lượng khá nhiều, xuất hiện với một tần số khá cao trong ngôn ngữ [10;145]. Khi xem xét về mặt ý nghĩa thì vai trò 15 của lớp từ này là để hiện hóa thực từ. Vì tiếng Việt là một loại ngôn ngữ không biến hình cho dù ở hoàn cảnh nào. Do vậy, muốn nêu những ý nghĩa tương đương với các phạm trù ngữ pháp như ở các ngôn ngữ khác, ta phải dùng lớp từ này để biểu đạt những phạm trù ngữ pháp chỉ thời gian, xác định ý nghĩa của thực từ. - Đặc điểm thứ hai của từ công cụ theo hai tác giả là trong câu tiếng Việt thường dùng một lớp hư từ để liên kết những tiếng trong một mệnh đề, hay những mệnh đề trong câu hoặc các câu lại với nhau, biểu thị mối tương quan giữa các tiếng hay các thành phần đó với nhau [10;145]. Hay nói một cách khác đi thì theo tác giả các hư từ đó với tính chất như là dấu nối hai chiều giữa các thực từ, các thành phần trong câu để tạo nên một đơn vị lớn hơn và đồng thời chúng còn có vai trò khu biệt được các thành phần và biểu thị các mối liên hệ ngữ pháp các thành phần trong câu nói với nhau. Tác giả còn cho biết các từ thuộc lớp này không có khả năng làm thành tố phụ như lớp vừa nêu ở trên, mà chúng chỉ đi kèm theo, hoặc kết hợp như các dấu hiệu hình thức làm cho câu văn được cân đối và có đầy đủ ý nghĩa. Theo các tác giả thì lớp từ này bao gồm các từ như của, mà, vì…(là những từ nối thành phần chính phụ hoặc quan hệ đồng đẳng), với, bởi, do, cho…(nối các thành phần phụ với động từ và tính từ), như, và, với, cùng, hay, hoặc, hay là, hoặc là…(biểu thị mối quan hệ liên hợp cú pháp). - Đặc điểm kế tiếp của từ công cụ là trong hệ thống từ công cụ còn có một lớp từ thường dùng để chèn vào một từ, một cụm từ hay một câu để tạo thế cân đối cho câu văn, đồng thời để biểu thị thái độ, tình cảm của người nói như nhấn mạnh, kính trọng, nghi ngờ, nhắc nhở…[10;146]. Theo tác giả loại chèn vào trước một từ trong câu để tỏ thái độ nhấn mạnh như: chính, ngay, cả, đích thị…; loại chèn vào một cụm từ cũng để nhấn mạnh như: thì, những…; loại từ chuyên đứng ở cuối câu để tỏ thái độ hoài nghi, cầu khiến, kính cẩn như: à, ư, nhỉ, nhé, cơ, chứ… - Một đặc điểm cuối cùng của từ công cụ là còn có một lớp từ chuyên dùng làm dấu hiệu về tình cảm của người nói đối với hiện thực [10;147]. Theo hai tác giả thì các hiện thực đó có thể vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi… và chúng luôn đứng tách rời khỏi thành phần chính của câu. Chúng giữ vai trò biểu đạt một trạng thái tâm hồn phức tạp mà đôi khi nếu không phân tích trước những hoàn cảnh trong đó chúng xuất hiện thì không thể hiểu được. Vì chúng thường đứng biệt lập trong câu và không có mối liên hệ nào đối với tổ chức của câu cho nên các nhà ngôn ngữ học coi đó là câu một từ 16 “phức tạp”. Theo các tác giả thì lớp từ này bao gồm các từ như: ồ, a, ủa, ôi, chao ôi, hỡi ơi, vâng, ừ, dạ, ơi. Theo hai tác giả Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Q Thắng thì trên đây là bốn đặc điểm ngữ pháp của từ công cụ. Những đặc điểm này là do khả năng tham gia vào các cấu trúc lời nói của hệ thống từ công cụ qui định [10;148]. IV. Phân loại từ công cụ Quá trình phân loại hệ thống từ công cụ là một quá trình phức tạp. Các công trình của các nhà ngôn ngữ học đã có những thành công về việc phân định từ loại cho hệ thống từ công cụ. Theo hai tác giả Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung trong Ngữ pháp Tiếng Việt (tập một) [1] thì phân định hệ thống từ công cụ thành phụ từ, kết từ và tiểu từ. Tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong Ngữ pháp Tiếng Việt [11] phân định hệ thống này gồm phụ từ, kết từ, tình thái từ, trợ từ. Tác giả Đinh Văn Đức trong Ngữ pháp Tiếng Việt: từ loại [7] đã chia hệ thống từ công cụ gồm có liên từ và giới từ… Theo các tác giả của Chúng tôi tập viết Tiếng Việt thì cần đi sâu vào phân tích từ công cụ theo từng loại một mới thấy hết giá trị và tác dụng của chúng một cách rõ ràng. Các tác giả đã dựa vào những đặc điểm ngữ pháp và cách phân chia phổ biến hiện nay của các nhà ngôn ngữ học để phân từ công cụ thành các loại: phó từ, quan hệ từ, từ đệm và từ cảm. -Theo tác giả định nghĩa phó từ là từ trung gian giữa thực từ và hư từ thường đi kèm với động từ, tính từ hay danh từ (hoặc cả câu) để xác định, phủ định hay phỏng định một sự việc hay một sự trạng [10;149]. Phó từ có tỉ số xuất hiện cao trong các kiểu câu. Có ý kiến cho rằng đây là lớp từ chỉ tình thái cho các thực từ, chúng chuyên dùng làm thành tố phụ cho các cụm từ và không đứng độc lập để tạo câu trừ một vài kiểu câu đặc biệt. Xét về mặt từ vựng, tác giả cho rằng phó từ không có đầy đủ ý nghĩa của một thực từ, không có tác dụng định tên mà chỉ là những dấu hiệu chỉ về tình thái, ý nghĩa về trình độ, thời gian và không gian. Về đặc điểm ngữ pháp, tác giả cho rằng vì phó từ là những dấu hiệu chỉ tình thái cho nên chúng không thể độc lập tạo câu (trừ kiểu câu đặc biệt) [10;150] và chúng chỉ có thể phụ trợ cho danh từ, động từ, tính từ và cả câu để tạo câu mà thôi [10;150]. 17 Các tác giả dựa vào tác dụng và chức năng ngữ pháp của phó từ mà chia chúng thành các loại nhỏ như các nhà nghiên cứu đi trước như sau: (1) Nhóm phó từ xác định Theo tác giả phó từ xác định là những từ dùng để xác định ý nghĩa, trình độ của một hành động, một sự việc hay một sự trạng nào đấy mà chúng đi kèm theo [10;152]. Trong lớp từ này lại được tác giả chia ra làm các loại nhỏ đó là phó từ đi kèm và bổ trợ cho động từ, tính từ và phó từ xác định hành động, tính chất. Tác giả cho biết nhóm phó từ đi kèm và bổ trợ cho động từ, tính từ bao gồm các từ đại diện như đang, sẽ, đã, vừa, mới, còn, sắp, …theo tác giả thì nhóm này còn được gọi là phó từ xác định thời gian. Nhóm phó từ xác định hành động, tính chất theo tác giả ngoài những phó từ xác định thời gian còn có những phó từ dùng để xác định hoặc nhấn mạnh ý nghĩa, trình độ của sự vật, tính chất hay một hành động mà chúng ta muốn diễn tả [10;157]. Các tác giả cho rằng đại diện cho nhóm này gồm các từ cũng, vẫn, những, đều, toàn, cứ, cùng… (2) Nhóm phó từ mệnh lệnh Theo tác giả phó từ mệnh lệnh gồm những từ đi trước động từ hoặc tính từ (chủ yếu là động từ) để tỏ ý khuyên ngăn hoặc cầu khiến người khác làm theo ý muốn của người nói [10;162]. Đại diện cho nhóm từ này là các từ này là hãy, đừng, chớ. Tác giả cho rằng đây là từ thường đứng trước động từ biểu thị ý nghĩa khích lệ về hoạt động mà động từ biểu thị thường dùng trong văn viết, ít dùng trong khẩu ngữ. (3) Nhóm phó từ phủ định Theo tác giả thì nhóm phó từ này gồm có đại diện các từ như không, chẳng (vô, bất), chả, chăng…Theo tác giả định nghĩa thì nhóm phó từ này thường đi trước danh từ, động từ hoặc tính từ để phủ định một sự việc, một hoạt động hoặc tính chất sự việc hoạt động đó [10;163]. (4) Nhóm phó từ chuyển đổi thụ động 18 Theo tác giả trong tiếng Việt có được câu thụ động nhưng hình thức kết cấu của nó khác với ngôn ngữ Ấn – Âu. Đại diện cho loại phó từ chuyển đổi thụ động là các từ được, bị, do. Tác giả cho biết “được" là một từ không có chức năng như các động từ khác. Thường đi kèm với động từ chính có thể trước hoặc sau để biểu thị ý nghĩa tiếp nhận mang tính chất khái quát. “Được” thường chỉ sự may mắn. Theo sự phân tích thì phó từ “được” sẽ đối lập với phó từ “bị” (5) Nhóm phó từ chỉ mức độ Theo định nghĩa phó từ chỉ mức độ đặt trước tính từ để chỉ mức cao thấp của trạng thái [10;166]. Nhóm từ này bao gồm các từ như rất, cực kì, khá, hơi, khí, lắm… Tác giả cho biết những phó từ chỉ mức độ chủ yếu là phụ trợ cho tính từ để chỉ trình độ trạng thái của sự vật thấp hay cao, nếu có kết hợp với động từ hay danh từ thì đó là những trường hợp đặc biệt mang tính chất tính từ hóa [10;167]. (6) Nhóm phó từ chỉ phương hướng Theo hai tác giả thì đó là các phó từ xuất hiện trong câu với nhiệm vụ diễn tả hướng chuyển động của một quá trình [10;167]. Nhóm từ này bao gồm các từ như đi, lại, lên, xuống, ra, vào,đến, qua, về… (7) Nhóm phó từ chỉ sự diễn biến Theo tác giả thì nhóm từ này thường được dùng để bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ mà chúng đi kèm theo. Nhóm từ này gồm các từ như lắm, nhiều, mãi, luôn… Tác giả cho biết các phó từ “lắm”, “nhiều” khi chúng không phải đặt sau bổ ngữ của động từ thì chúng là những từ chỉ số. Vì vậy mà nó luôn đặt sau bổ ngữ của động từ. (8) Nhóm phó từ phỏng định Tác giả cho biết nhóm từ này thường đứng đầu câu hoặc đầu thành phần chính của câu để biểu thị sự phán đoán, nghi ngờ phỏng định một sự việc, sự trạng được miêu tả 19 trong câu [10;171]. Nhóm từ này bao gồm các đại diện như chắc, chắc có lẽ, hình như, dường như, hầu như, có thể… (9) Nhóm phó từ đặc biệt Tác giả định nghĩa đây là lớp phó từ mà mỗi từ thường là hai âm tiết trở lên thường đứng đầu câu hoặc trước thành phần chính của câu để bổ trợ hoặc nhấn mạnh cho thành phần mà nó kèm theo [10;171]. Nhóm từ này gồm các từ như nhất định, đáng lẽ, thỉnh thoảng, cố nhiên, đương nhiên, bất đắc dĩ… Tác giả còn cho biết nhóm phó từ này không mang nhiều chức năng ngữ pháp và có tỉ số xuất hiện không cao lắm. Như vậy theo hai tác giả thì lớp phó từ xuất hiện với một tần số rất cao và giữ nhiều chức năng ngữ pháp. Sự xuất hiện đó giúp cho ý nghĩa diễn đạt thêm chính xác, rõ ràng. - Theo các tác giả tiểu loại thứ hai của hệ thống từ công cụ là quan hệ từ. Tác giả đã định nghĩa như sau các từ dùng để chuyển tiếp giữa ý này sang ý khác tạo nên sự mạch lạc cho lời nói và sự cân đối cho câu văn, các từ đó dùng như những công cụ ngữ pháp để biểu thị mối quan hệ giữa các thành phần với nhau, những từ công cụ với những chức năng ngữ pháp đó được gọi là quan hệ từ hay từ nối [10;172]. Về mặt chức năng quan hệ từ là từ chỉ những quan hệ ngữ pháp, chúng chuyên dùng để nối các thành phần trong câu, hay các thành tố trong một cụm từ hoặc các câu với nhau để cho các cụm từ, các đoạn văn có đầy đủ ý nghĩa, chính xác, rõ ràng. Về đặc điểm ngữ pháp thì quan hệ từ là những hư từ được dùng làm công cụ ngữ pháp, nó không có ý nghĩa từ vựng và không bao giờ làm chức năng chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu và không bao giờ một mình tạo câu [10;173]. Trong tiểu loại quan hệ từ tác giả còn chia nhỏ chúng thành các tiểu loại nhỏ hơn đó là giới từ, liên từ và trợ từ. Theo tác giả cho biết giới từ là hư từ dùng để chỉ quan hệ cú pháp giữa các từ, các tổ hợp từ hoặc các thành phần trong câu [10;174]. Đại diện của lớp từ này gồm các từ như và, cùng, với, hay, hay là, hoặc là, của, bởi… 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan