Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát khả năng hiểu và sử dụng từ hán việt của học sinh khối 10 và 12 trường ...

Tài liệu Khảo sát khả năng hiểu và sử dụng từ hán việt của học sinh khối 10 và 12 trường trung học phổ thông

.PDF
85
853
58

Mô tả:

DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài và lịch sử nghiên cứu Việt Nam trong thế kỉ 21 đang trên đà phát triển toàn diện đất nước, một trong những vấn đề trọng tâm là đẩy mạnh giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản của Đảng và Nhà nước ta đề ra là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; cốt lõi của việc đẩy mạnh giáo dục là cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học. Đối với bộ môn Ngữ Văn, phương pháp giảng dạy tối ưu xưa nay của người giáo viên vẫn là phương pháp dùng lời nói để trình bày tài liệu, tác động đến học sinh. Tuy nhiên, trong khi nói lẫn viết, người giáo viên Ngữ Văn cũng như nhiều bộ môn khác cũng gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn và giải thích từ ngữ, đặc biệt là từ Hán Việt. Điều đó làm ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng giảng dạy của giáo viên. Đối với học sinh, vấn đề sử dụng đúng ngôn ngữ tiếng Việt cũng là một vấn đề hết sức khó khăn. Mặc dù ở mỗi cấp học, bộ môn tiếng Việt đều được đưa vào giảng dạy song song với những bộ môn khác, trong đó có một số bài dạy về từ Hán Việt; song, nhìn chung phần lớn học sinh đều hiểu sai nghĩa của từ Hán Việt dẫn đến một số trường hợp ngộ nhận đáng tiếc khi đặt câu, ngay cả những sinh viên đại học chuyên ngành Ngữ văn. Có thể kể ra đây một số lỗi thường gặp như: - Dùng từ sai phong cách: Vd: Ông ấy bị bệnh đã hy sinh hôm qua (bài làm của học sinh). Thay vì nói: Ông ấy bị bệnh đã từ trần hôm qua. - Viết sai chính tả: Vd: Ông ấy là một nhà văn lãng mạng (bài làm của học sinh). Thay vì nói: Ông ấy là một nhà văn lãng mạn. - Sử dụng từ không đúng: Vd: Nhà văn phải xâm nhập vào hiện thực đời sống để tìm tư liệu (bài làm của học sinh). Thay vì nói: Nhà văn phải thâm nhập vào hiện thực đời sống để tìm tư liệu. 1 Những trường hợp trên đây xuất phát từ một thực trạng là học sinh không hiểu được nghĩa cũng như phạm vi sử dụng của từ Hán Việt. Như vậy, muốn tạo lập văn bản đúng thì người nói (viết) cần có một vốn từ vựng Hán Việt phong phú và phải hiểu được phạm vi sử dụng của từ Hán Việt để sử dụng cho phù hợp. Trong tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm số lượng tương đối cao - trên 60%. Lượng từ Hán Việt này đã góp phần không nhỏ trên bước đường phát triển của tiếng Việt, đủ khả năng đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu do cuộc sống văn hoá - xã hội đề ra. Tuy nhiên, bản thân nó cũng chứa đựng nhiều điều phức tạp, gây khó khăn cho người tiếp nhận và sử dụng, là vấn đề nhạy cảm nhất mà bất cứ người nào muốn tìm hiểu sâu về tiếng Việt cũng gặp phải. Qua học tập bộ môn Hán Nôm trong nhà trường đại học, chúng tôi nhận thấy từ Hán Việt có rất nhiều điều hay, nó đóng góp không nhỏ cho việc học tập bộ môn Ngữ văn. Do vậy, thiết nghĩ, khi học tập môn Ngữ văn, học sinh phải có vốn từ Hán Việt nhất định và có khả năng giải thích từ Hán Việt để tiếp thu các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại, văn học Trung Quốc và nhất là sử dụng chúng trong giao tiếp cuộc sống. Trên thực tế, trước nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, chuyên luận bàn về từ Hán Việt ở nhiều khía cạnh khác nhau và những cuộc điều tra tình hình hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh, sinh viên. Tác giả Đặng Đức Siêu trong quyển “Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông” đã chú ý nghiên cứu ở khía cạnh nhận diện từ Hán Việt qua cái nhìn lịch sử để từ đó đề ra phương hướng nắm vững vốn từ Hán Việt. Bên cạnh đó, một số tác giả lại nghiên cứu tìm ra mẹo để giải nghĩa từ Hán Việt như ở quyển “Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả” của tác giả Phan Ngọc, ... Tác giả Nguyễn Tài Cẩn trong quyển “Sự hình thành cách đọc Hán Việt” lại chú ý ở phương diện cách đọc và xuất xứ của cách đọc Hán Việt. Ngoài ra, chúng ta còn thấy bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Khang: Tiếng Việt trong trường học đề cập đến phương pháp dạy học từ Hán Việt hiện nay ở nhà trường phổ thông, điều đó gợi mở cho đề tài của chúng tôi rất nhiều. Đặc biệt, phong phú hơn cả là những chuyên luận đăng trên tạp chí Hán Nôm và tạp chí Ngôn Ngữ, những quyển từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ, tự điển Hán Việt của các tác giả Đào Duy Anh, Bửu Kế, ... Sự quan tâm nghiên cứu về từ Hán Việt tương đối phong phú, đều khắp các mặt; tuy nhiên, để khảo sát trên một địa bàn cụ thể, tại trường PT ở địa bàn Tp. Long Xuyên – An Giang thì chưa có công trình nào. Tình hình này ở mỗi giai 2 đoạn, mỗi khu vực lại có những đặc điểm khác nhau. Do vậy, đến nay nó vẫn là vấn đề hết sức nóng bỏng của xã hội. Thiết nghĩ, là sinh viên chuyên ngành Ngữ văn, người sẽ trực tiếp giảng dạy trong tương lai, điều chúng tôi nên làm khi đang ngồi trên ghế nhà trường đại học chính là vận dụng kiến thức đã học nhằm hình thành cho mình phương pháp giảng dạy tích cực nhất, khắc phục những yếu kém hiện tại của học sinh. Chính vì vậy, chúng tôi chọn làm đề tài nghiên cứu của mình là: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HIỂU VÀ SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT CỦA HỌC SINH KHỐI 10 VÀ 12 TRƯỜNG THPT LONG XUYÊN. Qua nghiên cứu, tôi sẽ biết được khả năng giải thích và sử dụng từ Hán Việt của học sinh trung học phổ thông, những lỗi thông thường mà phần lớn học sinh gặp phải. Từ đó, đưa ra định hướng cho mình cách dạy tốt môn Ngữ văn, với mục tiêu là giúp cho học sinh có hứng thú với bộ môn Văn học trung đại nói riêng cũng như Văn học Việt Nam nói chung - bộ môn chưa thực sự được học sinh quan tâm tương xứng với nét đặc sắc của nó. 2. Mục đích nghiên cứu Khi chọn đề tài này, chúng tôi đã xác định hai mục đích chính của đề tài như sau: 2.1 Chúng tôi muốn thông qua khảo sát thực tế ở địa bàn trường THPT Long Xuyên để có được kết quả cụ thể về khả năng giải thích và sử dụng từ Hán Việt của học sinh THPT. Việc thống kê phiếu điều tra nhằm phát hiện những yếu kém và những lỗi thường gặp trong việc hiểu và sử dụng từ Hán Việt, từ đó rút ra một số nhận xét bước đầu. 2.2 Sau khi đã nắm được khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh hai khối 10 và 12, mục đích cuối cùng của chúng tôi là đề ra một số biện pháp để khắc phục tình trạng này, tức là sẽ nâng cao khả năng giải thích và sử dụng từ Hán Việt cho học sinh bằng cách đề ra những biện pháp khắc phục những lỗi Hán Việt thông thường, những mẹo luật học từ Hán Việt, phương pháp mở rộng từ Hán Việt, ... Ngoài ra, đề tài còn mong muốn đề ra một số kiến nghị góp phần nâng cao kết quả dạy học từ Hán Việt trong nhà trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đề ra, chúng tôi xác định nhiệm vụ của đề tài bao gồm các nội dung cụ thể sau: 3.1 Làm sáng tỏ những lý thuyết về từ Hán Việt. - Nêu khái niệm từ Hán Việt, có liên hệ với lịch sử hình thành và phân biệt với các loại từ Việt gốc Hán khác. 3 - Nêu đặc điểm của từ Hán Việt và cách nhận dạng chúng. - Nêu vị trí của từ Hán Việt trong vốn từ vựng tiếng Việt cả trong quá khứ và hiện tại, chỉ ra một số vấn đề về dạy và học từ Hán Việt trong trường phổ thông. 3.2 Khảo sát khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh khối 10 và 12 trường THPT Long Xuyên qua tổng hợp các phiếu điều tra, trong đó bao gồm thống kê khả năng nhận biết từ Hán Việt của học sinh, phân tích các lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng cũng như xem xét khả năng mở rộng từ Hán Việt của học sinh, ... 3.3 Từ kết quả khảo sát thu được, chúng tôi sẽ so sánh khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh khối 10 và 12, sự chênh lệch về khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt giữa hai khối lớp nhằm đề ra biện pháp phù hợp. 3.4 Nêu nguyên nhân của thực trạng hiểu và dùng sai từ Hán Việt, bao gồm: nguyên nhân khách quan do đặc điểm phức tạp của từ Hán Việt, chương trình dạy học từ Hán Việt ở trường phổ thông còn bất cập, ... cùng với những nguyên nhân chủ quan từ phía học sinh. 3.5 Qua tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng, đề tài mong muốn đưa ra những biện pháp khắc phục, đồng thời nâng cao khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh. Những biện pháp khắc phục được tổng hợp từ những mẹo luật giải nghĩa từ Hán Việt, mẹo học từ Hán Việt được tiếp thu, thừa hưởng từ các công trình nghiên cứu của một số tác giả đi trước, kết hợp với những ý tưởng và phương pháp học của bản thân. 3.6 Đề tài cũng nêu một số kiến nghị giúp học sinh trong tương lai sẽ có hứng thú học tập tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng, đồng thời giúp giáo viên Ngữ văn ý thức được tầm quan trọng của bộ môn Hán Nôm nhằm nâng cao khả năng giảng dạy tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng của người giáo viên theo chương trình SGK đổi mới hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu Như chúng ta đã biết, vấn đề dạy và học từ Hán Việt là một vấn đề hết sức phức tạp, phức tạp ở chỗ năng lực truyền đạt của giáo viên và khả năng hiểu của học sinh về lớp từ này. Trước nay, vấn đề này vẫn được quan tâm nhiều ở mặt lí luận mà chưa chú trọng lắm về mặt thực tiễn. Vì vậy, chúng tôi chọn khảo sát ở địa bàn trường học để có cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh THPT hiện nay ở trường THPT Long Xuyên. Lẽ ra, đề tài sẽ có giá trị thuyết phục hơn nếu được nghiên cứu ở nhiều địa bàn trường học khác nhau nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện về thực trạng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh THPT. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn cũng như đề tài còn ở trình độ nghiên cứu của một cá nhân sinh viên, vì vậy, tôi chỉ chọn phạm vi nghiên cứu ở một trường học cụ thể là trường 4 THPT Long Xuyên. Do bản thân là sinh viên năm thứ hai, chưa có điều kiện kiến tập, thực tập ở trường phổ thông nên quá trình khảo sát chỉ chủ yếu xoay quanh việc phát phiếu điều tra ở ba lớp 10 (10A2, 10A11, 10A12) và hai lớp 12 (12A13, 12A14), không thể mở rộng nghiên cứu, khảo sát cách sử dụng từ Hán Việt của học sinh trong tiết học để quan sát đầy đủ hơn về thực trạng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh THPT. Sở dĩ đề tài chỉ chọn khối 10 và khối 12 vì đây là khối lớp đầu cấp và cuối cấp, dễ dàng có sự đánh giá trình độ. Việc chọn lựa hai khối lớp này cũng nhằm có sự so sánh, đánh giá nhất định về phương pháp dạy và học từ Hán Việt trong nhà trường THPT để có những cứ liệu xác thực nhằm đề ra những biện pháp phù hợp với thực tế hơn. 5. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh khối 10 và khối 12. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài có sử dụng các phương pháp: - Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài, chọn lọc, ghi chép lại nội dung cần yếu và tìm cơ sở dữ liệu của đề tài. - Phương pháp khảo sát thực tế: Do không có điều kiện để dự giờ từng tiết dạy cụ thể, quan sát quan sát khả năng sử dụng từ Hán Việt của học sinh trong khi trả lời giáo viên; vì vậy, đề tài chỉ thông qua một hình thức chủ yếu là phát phiếu điều tra ở 5 lớp cùng với phỏng vấn ngẫu nhiên 2 học sinh khối 10 về hứng thú học cũng như khả năng hiểu từ Hán Việt của học sinh. Do tiến hành điều tra đồng thời ở năm lớp trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần nên chúng tôi không thể theo dõi quá trình trả lời của tất cả các em ở năm lớp mà nhờ vào sự hỗ trợ của các giáo viên chủ nhiệm của năm lớp hướng dẫn các em hiểu rõ về nội dung yêu cầu câu hỏi và định hướng trả lời, đồng thời các giáo viên chủ nhiệm cũng đảm bảo cho tính khách quan của việc điều tra. - Phương pháp thống kê và xử lý tư liệu: Khi đã thu thập đầy đủ những phiếu điều tra, chúng tôi đã tiến hành thống kê để xác định về lượng, từ đó tổng hợp hoá và phân loại. Cụ thể là ở mỗi câu, chúng tôi sẽ phân số lượng những câu trả lời, số câu trả lời đúng, số câu trả lời sai và chia chúng theo tỉ lệ phần trăm; sau đó, chúng tôi sẽ tổng hợp những câu trả lời sai để làm ví dụ, dẫn chứng cụ thể trong nội dung phần khảo sát thực trạng. Trong số những câu trả lời sai này, chúng tôi sẽ phân loại lỗi sai để làm minh hoạ cho từng nội dung cụ thể được nêu ra. 5 7. Bố cục đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục, tài liệu tham khảo ra, gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận chung Chương 2: Khảo sát thực trạng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh khối 10 và 12 trường THPT Long Xuyên Chương 3: Những giải pháp khắc phục 6 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1. Quá trình hình thành và phát triển của từ Hán Việt Theo quan điểm của nhiều người, từ Hán Việt lâu nay vẫn luôn bị xem là một thứ từ ngoại lai. Việc hạn chế hoặc giả là không dùng từ Hán Việt được xem như biện pháp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Hiểu như vậy e rằng không thấu đáo. Do vị trí địa lí và hoàn cảnh lịch sử, trong tiếng Việt có một lớp từ ngữ gốc Hán rất phong phú về số lượng, có giá trị nhiều mặt, thường được gọi dưới cái tên chung là từ Hán Việt. Lớp từ này thực chất từ lâu đã góp phần tích cực vào tiến trình phát triển của hệ thống từ ngữ tiếng Việt, làm cho tiếng Việt ta ngày 7 thêm giàu có, tinh tế, uyển chuyển hơn, đủ khả năng đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu do cuộc sống văn hoá - xã hội. Không thể phủ nhận từ Hán Việt vốn dĩ ban đầu là thứ từ vay mượn nhưng đồng thời là sự sáng tạo rất độc đáo của bao thế hệ người Việt và từ lâu đã hoà nhập vào dòng chảy ngôn ngữ Việt, trở nên gần gũi với chúng ta. Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, chúng ta sử dụng không ít từ Hán Việt vào trong phát ngôn của mình dù dưới sự chỉ đạo của ý thức hay vô thức. Thực tế, trong chúng ta không ít người còn khá mơ hồ về cái được gọi là từ Hán Việt nên mới có những cách hiểu lệch lạc. Khi nói đến những từ như: phi cơ, giáo sư, giang sơn, quốc gia… ta biết ngay là từ Hán Việt. Nhưng khi nói: đầu, học, dân…thì ta cứ ngỡ đó là từ thuần Việt. Vì sao vậy ? Đó là do từ Hán Việt là kết quả của cả một quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Hán kéo dài ít nhất là hai thiên niên kỷ, trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt và những phương thức đặc biệt với sự tài trí của bao thế hệ người Việt Nam nhằm bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Như vậy, đối với việc đưa ra ý kiến không dùng từ Hán Việt như là một biện pháp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là không cần thiết vì như thế sẽ làm hạn chế đi vốn từ phong phú của tiếng Việt. Ta có thể thay “phi cơ” bằng “máy bay”, nhưng đối với những từ như: tinh thần, viện kiểm sát, phong kiến…không thể có một từ nào khác tương đương để thay thế. Cần chấp nhận vai trò của từ Hán Việt như một bộ phận đã, đang tồn tại và sẽ tiếp tục phát triển góp phần vào sự phát triển chung của tiếng Việt. Điều đó đòi hỏi mỗi người Việt phải có một cách hiểu đúng đắn hơn về lớp từ Hán Việt, tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển từ Hán Việt, đi sâu tìm hiểu thực tế những thành quả ngôn ngữ văn hoá của cha ông đã để lại cho tiếng Việt. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ tìm cách để phát triển từ Hán Việt theo hướng đúng đắn, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Theo tác giả Đặng Đức Siêu trong quyển “Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông” thì từ Hán Việt là một thực thể vừa quen lại vừa lạ. Trước hết, quen là bởi vì cái vỏ ngữ âm đã được Việt hoá không còn xa lạ với ngữ cảm, cảm quan thính giác của người Việt. Tác giả cũng đã trích dẫn bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chủ Tịch để làm rõ cho điều này: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Từ đó tác giả chỉ ra rằng: những từ sinh, quyền, bình đẳng, tạo hoá, xâm phạm, địch, mưu cầu, hạnh phúc mà ta thấy rõ ràng là quen thuộc và có chiều sâu ý nghĩa hơn nhiều so với các từ mitting, bit-tết, ten-nít…và còn một số từ khác xét về cội nguồn cũng là từ gốc Hán nhưng vì chúng đã vào Việt Nam khá sớm và đã hoà nhập vào tiếng Việt nên khó nhận ra lai lịch như: cờ, xe, cô, cậu, buồng, vạn, triệu…những từ này còn gọi là từ Hán Việt Việt hoá còn một số từ khác dù có nghĩa sâu rộng như: quân vương, quân tử, tiểu nhân, thiên hạ… 8 nhưng gắn bó với lịch sử văn hoá xã hội Việt Nam ta từ xa xưa nên cũng quen thuộc trong tâm thức người Việt. Tiếp đến, cái lạ, theo tác giả chủ yếu do kết cấu ngữ nghĩa của từ Hán Việt. Những từ cứu cánh, bình sinh, toả chiếu… tuy cũng xuất hiện trong lời nói, văn bản nhưng có mấy ai hiểu hết được ý nghĩa của chúng. Vì vậy mới xảy ra hiện tượng hiểu sai nghĩa của từ Hán Việt hoặc là hiểu không thấu đáo nghĩa của nó, … Nguyên nhân chủ yếu đưa đến nhưng hiện tượng trên là do từ Hán vào Việt Nam rất sớm nhưng do nó qua nhiều giai đoạn khác nhau và bị chi phối bởi nhưng hoàn cảnh lịch sử xã hội khác nhau nên có sai biệt không đồng đều về số lượng, chất lượng, mức độ Việt hoá, … Những điều lý giải trên đây nhằm đưa đến kết luận rằng: để có thể hiểu và sử dụng từ Hán Việt một cách chuẩn xác thì nhất thiết phải xem nó là một bộ phận quan trọng gắn bó chặt chẽ trong suốt quá trình lịch sử với bản ngữ. Theo ý kiến của các nhà ngôn ngữ học, từ Hán Việt được giải thích là từ Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các qui luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán. Có sự trùng khớp giữa khái niệm từ Hán Việt và từ Việt gốc Hán; tuy nhiên, cần khẳng định rằng, từ Hán Việt chỉ là một bộ phận của từ Việt gốc Hán tồn tại bên cạnh từ Tiền Hán Việt, Hán Việt Việt hoá v.v... Xem xét quá trình tiếp xúc ngôn ngữ văn hoá Hán - Việt ở nước ta có thể lí giải điều này. Do đặc điểm địa lý, lịch sử mà hai nước Việt Nam và Trung Hoa có quan hệ với nhau từ rất sớm. Trong mối quan hệ đó có mối quan hệ về ngôn ngữ văn hoá. Một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là giữa tiếng Việt và tiếng Hán có sự tiếp xúc từ rất sớm, vào khoảng 2000 năm về trước. Sự tiếp xúc này để lại nhiều dấu vết trong tiếng Việt hiện đại. Một số lượng khá lớn từ ngữ Hán thuộc nhiều nguồn khác nhau (Hán, Tạng, Miến, Ấn) đã du nhập vào tiếng Việt qua nhiều giai đoạn và với nhiều phương thức khác nhau. Mặc dù, tiếng Hán và tiếng Việt không cùng một nguồn gốc. Tiếng Hán thuộc họ Hán - Tạng, tiếng Việt nằm trong nhánh Việt - Mường thuộc họ Nam Á. Thế nhưng chúng lại có ưu thế là cùng loại hình. Đây chính là một điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc và vay mượn giữa hai ngôn ngữ. Sự du nhập của tiếng Hán vào Việt Nam có lúc diễn ra chậm chạp nhưng có lúc lại diễn ra hết sức ồ ạt. Cũng có khi nó đã vào tiếng Việt rồi lại được biến đổi đi theo các sự biến đổi ngữ âm của tiếng Việt. Ngay từ đầu công nguyên, từ khi có sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, tiếng Hán được truyền vào Giao Châu bằng nhiều con đường, chủ yếu là nhằm đồng hoá tiếng nói của dân tộc ta. Chúng đã thi hành hàng loạt những biện pháp từ trắng trợn đến tinh vi nhằm xoá bỏ ngôn ngữ, phong tục, tập quán, 9 truyền thống dân tộc ta, ép dân ta hoà đồng vào khối Đại Hán. Song, với tinh thần yêu nước, dân tộc ta đẩy lùi được sự đồng hoá của chúng. Và vì thế, tiếng Việt đã có cơ sở vững vàng từ trước vẫn tiếp tục tồn tại. Dù vậy, người Việt vẫn mượn một số từ ngữ Hán để lấp vào những chỗ trống thiếu hụt trong tiếng Việt như buồng, muộn, đúc,… làm phong phú thêm nhưng không làm mất được bản sắc ngôn ngữ của mình. Có thể chia quá trình này làm hai giai đoạn: trước thế kỷ X và sau thế kỷ X. Các từ Hán du nhập vào tiếng Việt vào thời kì trước được phát âm theo hệ thống ngữ âm Hán thượng cổ. Các từ này đã Việt hoá hoàn toàn, như: búa, buồm, đuổi, muỗi, đục, đũa, vua,… Tiếng Hán lúc này tồn tại với tư cách là một sinh ngữ. Vào khoảng thời nhà Đường người Hán đã mở nhiều trường học ở Giao Châu, các thư tịch Hán thuộc các loại kinh, sử, tử, tập được truyền bá rộng rãi. Giai đoạn này có thể nói là việc du nhập và phổ biến ngôn ngữ văn tự Hán đã được triển khai thuận lợi hơn nhưng không có nghĩa là do người Việt nô nức kéo nhau đến các trường học do chính quyền đô hộ đời Đường mở mà do nguyên nhân khác. Ta biết rằng, trước đó thì một số thiền sư người Ấn Độ và người Hán cũng sang truyền giáo ở xứ Giao Châu, một số kinh phật cũng được truyền vào Giao Châu cùng với sự phổ biến các trước tác của Nho gia và Thiền gia. Lớp từ đông đảo này đã dần dà làm cho tiếng Việt tách khỏi tiếng Mường tạo thành hệ thống ngữ âm riêng. Sang thời tự chủ, thế kỷ X, khi âm Hán Việt đã hình thành thì lớp từ trên càng có điều kiện chuyển sang tiếng Việt nhiều hơn. Với nền độc lập tự chủ của mình, tiếng Hán và chữ Hán vẫn được các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp tục sử dụng trong cơ quan hành chánh, trường học, khoa cử cũng như sáng tác văn chương nhưng lúc này tiếng Hán đã mất đi tính cách là một sinh ngữ. Người Việt đọc chữ Hán theo cơ chế ngữ âm tiếng Việt đương thời nhưng vì đọc chữ Hán một cách có hệ thống nên âm đọc là âm phản chiếu của âm Hán đời Đường và khá sát với âm này. Quá trình này khơi màu từ thế kỉ X nhưng chắc chắn phải kéo dài hàng thế kỉ mới hoàn thiện hệ thống âm đọc Hán Việt. Trong lúc hệ thống Hán Việt ở Việt Nam vẫn giữ cách phát âm của thời kì nhà Đường thì ngay ở chính Trung Quốc diện mạo ngữ âm đã thay đổi dần để trở thành âm Hán hiện đại ngày nay. Trong số những từ Hán Việt du nhập vào từ đời Đường, một số đã bị Việt hoá về cả ngữ âm và ngữ nghĩa như: Âm Việt Âm Hán Việt Âm Việt xe xa giấy chỉ vuông phương ván bản 10 Âm Hán Việt thơ thi sức lực Các từ Hán đã Việt hoá là những từ đã mang những đặc điểm ngữ pháp như đặc điểm ngữ pháp của các từ gốc Việt cùng loại và đã biến đổi ngữ nghĩa theo hệ thống ngữ nghĩa của tiếng Việt. Các từ Hán thâm nhập vào tiếng Việt thời kì sau được Việt hoá thì hoặc có biến đổi ngữ âm theo quy luật hoặc là được giữ nguyên dạng ngữ âm Hán như phòng, phật, vụ… Một số từ gốc Hán được Việt hoá thời kì đầu cùng với những từ gốc Hán Việt hoá sang kì thứ hai lại trở thành những từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái như: búa (phủ), bay (phi). Những từ trong thời kì thứ hai, ngoài những từ đã được Việt hoá, đại bộ phận còn lại vẫn giữ nguyên âm, ý nghĩa cũ (tuy vẫn có một số từ bị thu hẹp về nghĩa) nhưng do chưa được Việt hoá nên còn mang đậm màu sắc ngoại lai. Những yếu tố này mới thực sự là những yếu tố Hán Việt. Vào những thế kỉ cuối cùng, các nước châu Á bắt đầu chịu ảnh hưởng của tư tưởng tư sản châu Âu qua cửa ngõ Nhật Bản. người Nhật đã dùng chữ Hán trong văn tự của họ để phiên dịch các khái niệm của châu Âu, sau đó người Hán lại đọc các từ này theo âm Hán Việt, ví dụ như các từ: cộng hoà, giai cấp,... Từ đầu thế kỉ XX và đặc biệt là sau cách mạng tháng 8 năm 1945, những từ này đã ồ ạt vào tiếng Việt cùng với những từ Hán hiện đại như: địa chủ, cố nông, cải cách,... theo với đà phát triển của khoa học tự nhiên và xã hội, người Việt còn dùng các yếu tố Hán Việt để tạo ra những từ riêng của mình như: đại đội, trung đoàn,...Những từ này có thể gọi là từ Hán Việt mới. 2. Đặc điểm từ Hán Việt Cho đến bây giờ, cách nhận dạng từ Hán Việt vẫn chỉ là tương đối. Bởi từ Hán Việt phong phú, đa dạng bao nhiêu thì trong đó lại chứa đựng sự phức tạp bấy nhiêu. Về vấn đề này, xin lấy ý kiến của tác giả Nguyễn Văn Khang trong quyển “Tiếng Việt trong trường học, NXB KHXH, Hà Nội, 1995”. Theo ông, sự phức tạp của từ Hán Việt thể hiện ở ba mặt: ngữ âm, nội dung và cấu tạo từ. Về mặt ngữ âm: các từ Hán thâm nhập vào Tiếng Việt không phải từ nào cũng tuân thủ theo phương thức đồng hoá, tức là một vỏ ngữ âm Hán được thay bằng một vỏ ngữ âm Hán Việt. - Sự phân biệt giữa từ Hán Việt và từ Tiền Hán Việt không phải lúc nào cũng rạch ròi như từ: nghĩa, địa, bạ… 11 - Cùng tồn tại với từ Hán Việt cũng có những đơn vị từ vựng có quan hệ tương ứng âm nghĩa với từ Hán Việt, như “lâu - lầu”, “vân - vần”. “lầu, vần” là Hán Việt Việt hoá nhưng kết quả của sự Việt hoá từ Hán Việt chẳng phải là Hán Việt Việt hoá đó sao? Cái không đơn giản chính là nằm ngay ở khái niệm Hán Việt Việt hoá. - Lại có trường hợp từ Hán Việt lại bị phương ngữ hoá về mặt ngữ âm nên lại hình thành cặp đồng nghĩa giữa từ Hán Việt và biến thể của chúng: “sinh - sanh”, “chính - chánh”, “trường - tràng”… - Mặt khác, do những nguyên nhân xã hội khác như cách đọc kiêng, thói quen đọc sai làm cho từ Hán Việt có cách đọc chệch âm Hán Việt nhưng một số những cách đọc sai đó lại trở nên thông dụng như: bù - phù, chá - trá…Do vậy, không thể xem đó là sai được. Tác giả đã chỉ ra ba đặc điểm nội dung từ Hán Việt như sau: Thứ nhất: Sự vận hành của hệ thống từ vựng của ngôn ngữ theo thời gian, những tác động của tiến trình xã hội - lịch sử đã ảnh hưởng làm thay đổi nghĩa của các từ Hán Việt. Ví dụ: những từ “truy, điện” trong tiếng Việt hiện đại khác xa so với nghĩa gốc đến mức hầu như chỉ còn vỏ ngữ âm Hán Việt mà thôi. Thứ hai: Có nhiều từ Hán Việt mang nội dung ngữ nghĩa dường như chẳng còn quan hệ gì với nghĩa vốn có trong tiếng Hán. Ví dụ: Từ “đáo để” với nghĩa vốn có là đến đáy, đến cùng lại trở thành nghĩa quá quắt, không ở thế kém bất cứ ai. Thứ ba: Đa số từ Hán việt là đa nghĩa nhưng không phải là lấy tất cả các nghĩa của từ Hán mà những nghĩa được nhập ngay vào bản thân một từ Hán Việt không được đồng hoá như nhau. Ví dụ: khinh “nhẹ” (yếu tố cấu tạo từ) và khinh “coi thường” (động từ). Thứ tư: Từ Hán Việt gợi hình ảnh thế giới im lìm bất động. Thư năm: Từ Hán Việt nghe kêu, vang dội hơn từ thuần Việt. Về mặt cấu tạo từ: Theo ông, các từ đa tiết Hán Việt được hình thành từ hai nguồn: loại mượn nguyên khối từ Tiếng Hán và loại được người Việt tạo ra từ chất liệu Hán . + Loại mượn nguyên khối bao gồm: Thứ nhất: mượn nguyên cả mô hình cấu tạo lẫn yếu tố cấu tạo từ như hoà bình, độc lập. 12 Thứ hai: vẫn giữ nguyên yếu tố cấu tạo từ nhưng trật tự các yếu tố không thay đổi (phóng thích, náo nhiệt). Thứ ba: giữ nguyên mô hình cấu tạo từ trật tự các yếu tố nhưng một trong hai yếu tố được thay thế (có lý - hữu lý). Thứ tư là thay đổi trật tự yếu tố và một trong hai yếu tố (lông hồng - hồng mao). + Loại được tạo ra từ chất liệu Hán (yếu tố cấu tạo từ Hán Việt) và mô hình cấu tạo từ Hán bao gồm: Thứ nhất: mượn mô hình cấu tạo Hán với 2 yếu tố đều là Hán Việt (trung đoàn) hoặc 1 trong 2 là yếu tố Hán kết hợp theo mô hình cấu tạo từ Hán (học trò). Thứ hai là các yếu tố Hán kết hợp theo mô hình cấu tạo từ Tiếng Việt (viện phó, trường học). Ngoài ra còn 1 loại khác từ những từ đa tiết Hán Việt mượn nguyên khối từ tiếng Hán và đơn tiết hoá chúng: văn, địa, lạc… Chính những tính đa dạng về sự tồn tại của các từ Hán Việt trong tiếng Việt hiện đại như đã trình bày ở trên gây khó khăn cho người tiếp nhận và sử dụng khiến họ dễ có sự hiểu sai. Vì vậy, trước nay đã có không ít những học giả đã đưa ra một số cách để nhận dạng từ Hán Việt. Đến nay có thể khái quát có năm cách nhìn nhận sau: a. Một số học giả đã triệt để theo quan điểm lịch sử chỉ chấp nhận từ Hán Việt có âm đọc đúng với phiên thiết. Quan điểm này như vậy là đã làm hạn chế vốn từ Hán Việt phong phú. b. Ở một số tác giả khác thì công nhận những từ đọc đúng với phiên thiết và cả những trường hợp quen dùng được xã hội thừa nhận. Tuy nhiên hướng giải quyết này vẫn còn chưa được rõ ràng đầy đủ vì số lượng những trường hợp từ quen dùng sai có rất nhiều. “Chỉ có những người biên soạn Tự điển Hán Việt đã thể hiện tương đối rõ quan điểm của mình thông qua bảng từ biên soạn, như Hán Việt tự điển của Đào Duy Anh; Hán Việt thành ngữ của Bửu Cân và đáng chú ý là cuốn Từ Điển yếu tố Hán Việt thông dụng (1991) đã chú ý xử lý từng trường hợp cụ thể (chủ - chúa, chính - chánh, bản - bổn…)” 1 1 Nguyeãn Vaên Khang: Moät soá vaán ñeà daïy vaø hoïc töø Haùn Vieät trong tröôøng phoå thoâng, trong quyeån “Tieáng Vieät trong tröôøng hoïc”, NXB KHXH, Haø Noäi, 1995 13 c. Theo hướng đồng đại, một số tác giả nhận diện từ Hán Việt thông qua tiêu chí đồng hoá, tức là chấp nhận những từ Hán Việt có khả năng hoạt động như từ thuần Việt (tức là chú trọng mức độ Việt hoá của từ Hán Việt). d. “Dùng cảm thức ngôn ngữ để nhận dạng từ Hán Việt. Về phương diện này, quyển “Mẹo Giải Nghĩa Từ Hán Việt và Chữa lỗi Chính Tả, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2000” của tác giả Phan Ngọc là đáng chú ý nhất. Trong quyển này, tác giả đã dựa vào cảm thức của người nói, viết xem từ này là thuần Việt, từ kia là Hán Việt, từ này dễ hiểu, từ kia khó hiểu, từ này có vẻ sang trọng, từ kia quá mộc mạc, từ này nghe kêu, từ kia nghe ít âm hưởng, nghe không kêu, từ này nghe buồn, từ kia nghe vui v.v…Những ấn tượng ấy mơ hồ nhưng có thật. Từ suy nghĩ đó, tác giả cho rằng phải quy được các ấn tượng thành công thức và tạo ra mẹo. Sau khi phân tích, tác giả đã đưa ra 2 loại âm tiết A và B (trong số 4 loại âm tiết) dành cho từ Hán Việt: “âm tiết A tự do là bá chủ, nó quy định mọi âm tiết Hán Việt”.2 Đối với các từ đa tiết Hán Việt sẽ được coi là dể hiểu hay khó hiểu là nhờ vào vị trí của âm tiết Hán Việt đứng trước là A hay B và trật tự ngược hay xuôi (tức là mô hình cấu tạo của từ tiếng Hán và mô hình cấu tạo của từ tiếng Việt)”. 3 e. Cũng dựa trên tiêu chí ngữ âm để nhận diện từ Hán Việt, tác giả Nguyễn Ngọc San trong quyển “Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, NXB ĐHSP” đã chỉ ra các cách nhận diện sau: - Các tiếng có âm đầu tắc họng, nếu là từ Hán Việt bao giờ cũng có các thanh bổng (ngang, sắc, hỏi), ví dụ: ẩm, ấm, ôn,…Ngược lại, nếu mang thanh trầm thì đều là từ thuần Việt. - Các từ Hán Việt có thanh đầu /gi/ mang các thanh điệu bổng như: gia, giáng, giảng,… Nếu có thanh điệu trầm là từ thuần Việt. - Các từ Hán Việt có âm đầu /ch/ luôn mang thanh điệu bổng: chu, chướng, chí, chúc,… - Các từ Hán Việt có âm đầu /kh/ luôn mang thanh điệu bổng: khai, khái, khải, khủng,… - Các từ Hán Việt có phụ âm vang /m/, /n/, /nh/, /ng/, /l/ đều có thanh điệu ngang, ngã, nặng. f. Quyển “Tiếng Việt, Văn Việt, Người Việt, Cao Xuân Hạo - NXB Trẻ 2001”, tác giả cho rằng người ta thường dựa vào sự phân biệt với từ thuần Việt khi xem xét đặc điểm từ Hán Việt. Nói như tác giả, người ta đã dựng lên sự 2 Phan Ngoïc: Meïo giaûi nghóa töø Haùn Vieät vaø chöõa loãi chính taû, NXB Thanh Nieân, Hà Nội, 2000. Nguyeãn Vaên Khang: Moät soá vaán ñeà daïy vaø hoïc töø Haùn Vieät trong tröôøng phoå thoâng, trong quyeån “Tieáng Vieät trong tröôøng hoïc”, NXB KHXH, Haø Noäi, 1995 3 14 phân biệt nhân tạo giữa Hán Việt và thuần Việt. Khi đó, theo ông từ Hán Việt có những đặc điểm sau: Thứ nhất: các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như yếu tố Thuần Việt mà chỉ xuất hiện trong những tổ hợp 2 tiếng trở lên. Chẳng hạn như: nỗ lực, mãnh liệt, xạ thủ… Không thể nói “nó xạ được 1 con vật” mà phải nói “nó bắn được 1 con vật”. Ta cũng chỉ có thể nói “đi chợ” chứ không thể nói “khứ chợ” được. Thứ hai: trong tiếng Việt, các từ Hán Việt làm thành một lớp riêng, có những đặc trưng ngữ pháp và tu từ. Về ngữ pháp, các từ tổ Hán Việt tuy cũng chứa đựng mối quan hệ cú pháp (chính phụ, đẳng lập) như các từ tổ thuần Việt như rõ ràng mối quan hệ này chặt chẽ hơn nhiều so với từ tổ thuần Việt. Giữa cú pháp từ tổ Hán Việt và từ tổ thuần Việt có sự sai biệt về trật tự trong quan hệ chính phụ. Ở từ tổ Hán Việt thì yếu tố phụ trước, yếu tố chính sau còn ở từ tổ thuần Việt thì trật tự này ngược lại hoàn toàn. Chẳng hạn: phi công (Hán Việt) - người lái (thuần Việt) ngoại quốc (Hán Việt) - nước ngoài (thuần Việt) Điều này làm cho các từ tổ Hán Việt dễ hiểu đúng hơn, được ưu tiên hơn trong việc chọn làm thuật ngữ khoa học, kỹ thuật như: ngữ âm, lượng từ, nhân văn… Nhờ trật tự này mà từ Hán Việt không bao giờ gây mâu thuẫn trong cách hiểu, trái lại từ thuần Việt dễ gây hiểu lầm. Ví dụ “xạ thủ Nam”, chỉ có thể hiểu một cách duy nhất còn “người bắn Nam” không cho biết đó là kẻ bắn anh Nam hay người bắn tên là Nam. Về phương diện ngữ nghĩa, phần lớn từ Hán Việt đều có một sắc thái ngữ nghĩa giúp ta nhận thức cảm tính được nó khác với những từ thuần Việt dường như đồng nghĩa với nó. Từ Hán Việt thường mang sắc thái trang trọng, hay thi vị, hay cổ kính, bác học hay mờ ảo… Ví dụ: phụ nữ, hội nghị… Lẽ dĩ nhiên, không phải bất cứ từ Hán Việt nào cũng mang sắc thái đó bởi vì trong tiếng Hán sắc thái này không hề có. Nếu ta dựa vào những sắc thái này để khẳng định đây là từ Hán Việt thì chưa hoàn toàn đúng. Trong số những từ ngữ Hán đi vào tiếng Việt, một mặt có những từ “bình dân” do dần được người bản ngữ đồng hoá có dáng dấp ngữ âm riêng và không còn bị người bản ngữ tri giác như từ ngoại lai nữa. Mặt khác có những từ ngữ Hán đi vào tiếng 15 Việt theo con đường “bác học”, chủ yếu là qua các văn bản hành chính sự vụ, đó là tiền thân của từ Hán Việt sau này. Chính vì có sự phân biệt này dẫn đến những cách nhận biết còn mơ hồ về từ Hán Việt. Chính những sắc thái phong vị riêng của từ Hán Việt đã làm cho nó nghe hay hơn. Bởi thế, trong những việc trang trọng, nghiêm túc thì người ta vẫn thích dùng từ Hán Việt hơn từ thuần Việt. Sẽ không ai nói “đàn bà các nước” mà chỉ nói “quốc tế phụ nữ” mặc dù chúng có nghĩa tương đương. Tương tự, giữa “tham quan” và “đi xem”, người ta vẫn thích dùng “tham quan” hơn bởi sắc thái biểu cảm của nó. Trái với từ thuần Việt quy từ loại dễ dàng thì từ Hán Việt rất khó xác định từ loại. Ví dụ: những từ như “lý tưởng, tiến bộ, thành công” có thể làm tính từ hay danh từ đều được… Ở đây, chúng tôi nhất trí chọn quan điểm của tác giả Cao Xuân Hạo về đặc điểm của từ Hán Việt làm cơ sở lí luận cho đề tài. 3. Vị trí từ Hán Việt trong tiếng Việt Có thể thấy rằng, so với các từ loại gốc Hán khác thì từ Hán Việt hoàn toàn chiếm ưu thế tuyệt đối với một khối lượng từ ngữ rất lớn trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Theo thống kê của H. Masspero thì chúng chiếm trên 60 %. Trong phát ngôn hàng ngày, chúng ta vẫn sử dụng từ Hán Việt khá nhiều thậm chí trong một câu chỉ toàn là từ Hán Việt. Ví dụ: Đài truyền hình Việt Nam nỗ lực đầu tư trang thiết bị phục vụ tối ưu đồng bào. Hệ thống những từ Hán Việt từ lâu đã trở nên gần gũi, quen thuộc với người Việt. Từ thế kỉ thứ VIII - XV và ngay cả đến bây giờ, tiếng Việt đều sử dụng hệ thống âm đọc Hán Việt những từ mượn Hán hay sáng tạo từ mới trong ngôn ngữ viết. Đặc biệt trong thời đại mới, quá trình giao lưu hội nhập toàn cầu đòi hỏi người Việt Nam phải nắm bắt kịp những thông tin, khái niệm mới, cần phải có ngôn ngữ để diễn đạt hoặc dịch ra những khái niệm này. Không ai khác, từ Hán Việt với những sắc thái biểu cảm của nó luôn được chọn để đảm nhận vai trò này. Ví dụ: “thặng dư”, “tiền tệ”, “hoả tiễn”… là những từ chỉ mới xuất hiện trong thời mở cửa phát triển đất nước. Về phương diện tiếp thu văn ngôn Hán, hiện tượng vay mượn các từ Hán đọc theo âm Hán Việt để tạo ra lớp từ Hán Việt trong tiếng Việt xảy ra trong một quá trình lâu dài bao quát hàng mấy chục thế kỉ. Vì vậy, toàn bộ sự phát triển của từ vựng Hán cũng được phản ảnh trong lớp từ Hán Việt. 16 Mặt khác, âm Hán Việt có xuất phát điểm từ âm Hán Trung Cổ, cụ thể là đời nhà Đường. Về mặt lý thuyết, âm Hán Việt hoàn toàn có khả năng đọc được tất cả kho từ vựng tiếng Hán. Từ đó, từ Hán Việt cũng có giá trị quan trọng trong việc nghiên cứu Hán ngữ thời Trung cổ và những tác phẩm kinh điển của Trung Quốc. Một số tác phẩm văn học, triết học Trung Quốc khi truyền vào Việt Nam mặc dù lúc này tiếng Việt đã gần như đầy đủ từ biểu thị sự vật và những nền văn minh vật chất nhưng vẫn có một số từ Hán trong văn bản trở thành từ Hán Việt như quân tử, tiểu nhân, thục nữ trong Kinh Thi; khái niệm “đạo” của Lão Tử… Trong suốt quá trình du nhập của ngôn ngữ Hán vào Việt Nam, mặc dù có sự đẩy lùi khá mạnh của người Việt; song, người Việt Nam cũng nhận thấy cần vay mượn một số từ ngữ Hán để lấp vào chỗ trống do tiếng Việt còn thiếu. Đó là nhu cầu và cũng là khả năng của người Việt. Cùng với quá trình đô hộ và truyền đạo, các khái niệm trừu tượng của nho, phật, lão… cũng được mượn vào tiếng Việt như: thần, sắc, không, tâm, lễ, trí, nhân…và những từ liên quan đến văn hoá, hành chính như: bút, khoa, trường…Những từ đơn âm tiết này, khi ghép lại với yếu tố Hán Việt khác sẽ tạo ra gấp bội các từ vựng trong tiếng Việt. Có thể nói: từ Hán Việt đã đóng góp không ít trong quá trình hình thành và phát triển của tiếng Việt hiện đại. Xét về phương diện lịch sử dân tộc cho thấy, người Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác đã tiếp nối sử dụng chữ Hán như “một công cụ văn hoá của dân tộc”4 . Sử sách ghi lại việc nhiều triều đại phong kiến Việt Nam đã sử dụng chữ Hán như một thứ chữ “quan phương chính thống” liên tiếp trong một thời gian dài. Chính trong quá trình này, người Việt đã dùng nó để ghi chép những công trình sử học, y học…Bên cạnh đó, các cụ xưa đã dùng nó để sáng tác văn học ngay cả khi đã xuất hiện chữ Nôm. Kho tàng văn học dân tộc còn lưu lại những tác phẩm kinh điển như: “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi, “Hịch Tướng Sĩ” của Trần Quốc Tuấn…Tất cả, tất cả những tài sản quý báu đó được các thế hệ sau tìm hiểu, phiên dịch lại thông qua một phương tiện duy nhất chính là âm Hán Việt và từ Hán Việt có tác dụng ghi lại những âm đọc đó. Tóm lại, trong tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm một số lượng lớn, cực kì phong phú nếu không nói là khá phức tạp, giữ vị trí rất quan trọng có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính sự đa dạng phức tạp đó mà dẫn đến nhiều trường hợp hiểu và sử dụng sai từ Hán Việt. Vì vậy, việc khảo sát khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của người Việt nói chung và của thế hệ trẻ học sinh nói riêng là vấn đề quan trọng trong giai đoạn hiện nay nhằm mục đích duy nhất là hướng tới nâng cao kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Việt của người Việt Nam góp phần bảo tồn và phát duy di sản văn hoá ngôn ngữ của dân tộc. 4 Ñaëng Ñöùc Sieâu: Daïy vaø hoïc töø Haùn Vieät ôû tröôøng phoå thoâng, NXB GD. 17 4. Điểm qua về chương trình dạy học từ Hán Việt ở trường phổ thông Trong quyển “Tiếng Việt trong trường học, NXB KHXH, Hà NộI, 1995”, tác giả Nguyễn Văn Khang đã nêu lên hai phương pháp dạy học từ Hán Việt chủ yếu trong nhà trường phổ thông hiện nay như sau: a) Phương pháp “học ít hiểu kĩ” Trong bài “Dạy và Học từ Hán Việt ở trường phổ thông” (Tiếng Việt, số phụ tạp chí ngôn ngữ, 1989), tác giả Trương Chính đã đưa ra nguyên tắc dạy ít, bày cho các em tìm hiểu chắc chắn, so sánh với những từ đồng âm, đồng nghĩa và đưa ra cách sử dụng đúng, thích hợp. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ tính đến phía người truyền thụ kiến thức còn phía người học có tiếp nhận được hay không lại là chuyện khác. Mặt khác, cũng giới hạn trình độ của các em. b) Phương pháp “học ít biết nhiều” “Phương pháp này dạy cho học sinh nắm được các yếu tố và các kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong các đơn vị định danh” (Phan Thiều trong quyển Tiếng Việt số 1, 1988), tức là nắm từ tố cấu thành rồi mới suy ra ý nghĩa của từ ghép Hán Việt. Song, sự suy diễn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cả giáo viên và học sinh, không phải là chuyện đơn giản như biết được nghĩa của từ tố hãnh và từ tố diện nhưng chưa chắc đã biết được nghĩa của từ hãnh diện. Cách dạy từ Hán Việt hiện nay ở trường phổ thông tuy cũng có ưu điểm nhưng với cách dạy như vậy có một vài hạn chế: - Chưa trình bày một lúc các nghĩa khác nhau của một yếu tố Hán Việt. - Chưa giúp học sinh phân biệt được các trường hợp đồng âm. - Chưa giúp học sinh hệ thống được các yếu tố Hán Việt trái nghĩa. Chương trình dạy học từ Hán Việt ở trường phổ thông hiện nay cho thấy vẫn còn nhiều điều bất cập đòi hỏi những người làm công tác giáo dục phải có sự đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học nhằm nâng cao khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh. 5. Thế nào là hiểu từ Hán Việt Ở đây, hiểu từ Hán Việt tức là xét về khả năng học sinh có thể làm rõ nghĩa của từ Hán Việt bằng từ thuần Việt hoặc những từ đồng nghĩa mà những từ đồng nghĩa này có mức độ khái quát, trừu tượng thấp hơn, dễ hiểu hơn từ Hán Việt cần giải thích hay không. Việc hiểu từ Hán Việt bao hàm hai kĩ năng: trình bày nghĩa gốc và trình bày nghĩa phái sinh. 18 Chẳng hạn: từ “bạc” có nghĩa gốc là “mỏng”, sinh ra các nghĩa phái sinh là “chi tiết”, “thứ yếu” (tính từ), “xem như” (động từ). Để hiểu được từ Hán Việt chúng ta cần hiểu giá trị phong cách của chúng và đặt chúng trong những mối quan hệ thích hợp. 6. Thế nào là sử dụng từ Hán Việt Sử dụng từ Hán Việt là xét về khả năng học sinh có thể đặt câu với từ Hán Việt sao cho đúng nghĩa của từ, đúng từ loại, đúng sắc thái ngữ cảm, hợp với logic ngữ nghĩa của câu Để sử dụng đúng từ Hán Việt cần phải hiểu nghĩa của từ Hán Việt, xem xét mối quan hệ giữa nó với các từ khác trong câu và logic ngữ nghĩa của cả câu. 7. Vài nét về địa bàn nghiên cứu Ngôi trường THPT Long Xuyên gồm ba tầng, toạ lạc ở trung tâm thành phố Long Xuyên. Trước kia, nơi đây là cơ sở trường trung học tư thục Phụng Sự. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, trường trung học Chưởng Binh Lễ sáp nhập vào đây và trường lấy tên là trường cấp II, II B Long Xuyên. Sau đó, đổi tên là trường THPT Long Xuyên I rồi đổi thành trường THPT Long Xuyên và tên đó đã gắn chặt với ngôi trường cho đến ngày nay. Trải qua sau 29 năm phấn đấu của tập thể nhà trường, ngày nay ngôi trường đã hoàn toàn thay đổi, xây dựng thêm nhiều phòng học mới, cảnh quan sáng sủa, khang trang, có nhiều phòng thí nghiệm thực hành và phòng máy vi tính giúp ích rất nhiều cho việc học tập, nghiên cứu của giáo viên, học sinh trường. Ngày nay, trường THPT Long Xuyên là một trường cấp III lớn của tỉnh có 60 lớp với hơn 2.745 học sinh. Hiệu trưởng là cô Phan Thị Năm. Trong những năm qua, trường đã đào tạo nhiều học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Số lượng học sinh tốt nghiệp tú tài và cả thi đỗ đại học mỗi năm đều gia tăng. Năm 2002, trường đã được chủ tịch nước công nhận huân chương lao động hạng ba - danh hiệu cao quí cho trường học xuất sắc. Đội ngũ giáo viên Văn của trường bao gồm 15 giáo viên, tổ trưởng là cô Cao Thanh Nguyệt. Đặc biệt, năm 2003 vừa qua, cô Lê Thị Thuỳ Trang vừa đạt được học vị thạc sĩ Văn. * Thành tích đạt được của tổ bộ môn Văn 19 - Ba năm liền đạt danh hiệu tổ tiên tiến xuất sắc được UBND tỉnh tặng bằng khen. - Năm 1999-2000 . HSG cấp tỉnh: 3 học sinh – 1 học sinh giỏi quốc gia. . Viết thư UPU cấp tỉnh: 1 HS đạt giải I 1 HS đạt giảI III - Năm 2000-2001 . 1 HSG quốc gia . 6 HSG cấp tỉnh . Viết thư UPU 7 HS đạt giải 3 cấp tỉnh 2 HS đạt giải KK cấp tỉnh - Năm 2001-2002 6 HSG cấp tỉnh Ngoài ra tổ thường xuyên tổ chức những hoạt động như: viết báo tường, viết chuyên san, tổ chức câu lạc bộ văn học. (Theo thống kê từ năm 99-02) 8. Vài nét về đối tượng điều tra Nằm trong hệ thống các lớp học của trường, cũng như các lớp khác, học sinh các lớp 10A2, 10A11, 10A12, 12A13, 12A14 có điều kiện học tập tốt bộ môn ngữ văn. Mặt khác, học sinh các lớp có điểm tuyển vào trường tương đối cao. Nhìn chung, trình độ học sinh trong một lớp và giữa tất cả 5 lớp tương đối cao và đều. Đây là điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng cũng như những môn khác. Sỉ số học sinh 5 lớp đạt 225 học sinh. Trong đó, nữ chiếm tỉ lệ 52%, nam chiếm tỉ lệ 48%, số học sinh nam và nữ là tương đương nhau. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan