Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát hoạt tính sinh học và thành phần hóa học của cây cúc mui (tridax procum...

Tài liệu Khảo sát hoạt tính sinh học và thành phần hóa học của cây cúc mui (tridax procumbens l.)

.PDF
82
354
91

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN BỘ MÔN HÓA ---------- ĐỖ NGUYỄN HOA THIÊN KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CÚC MUI (TRIDAX PROCUMBENS L.) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: CỬ NHÂN HÓA DƯỢC Cần Thơ, 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN BỘ MÔN HÓA ---------- ĐỖ NGUYỄN HOA THIÊN KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CÚC MUI (TRIDAX PROCUMBENS L.) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: CỬ NHÂN HÓA DƯỢC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. LÊ THANH PHƯỚC Cần Thơ, 2014 Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNam Khoa Khoa Học Tự Nhiên Bộ Môn Hóa Học Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc ------------ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1. Cán bộ hướng dẫn: TS. Lê Thanh Phước 2. Đề tài: Khảo sát hoạt tính sinh học và thành phần hóa học của cây cúc Mui (Tridax procumbens L.) 3. Sinh viên thực hiện: Đỗ Nguyễn Hoa Thiên MSSV: 2112094 Lớp: Hóa Dược – Khóa: 37 4. Nội dung nhận xét: a) Nhận xét về hình thức của LVTN: ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):  Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài: .............................................................................................................................. ..................................................................................................................... .....................................................................................................................  Những vấn đề còn hạn chế: .............................................................................................................................. ...................................................................................................................... c) Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có): .............................................................................................................................. ..................................................................................................................... d) Kết luận, đề nghị và điểm: .............................................................................................................................. ..................................................................................................................... Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014 Cán bộ hướng dẫn TS. Lê Thanh Phước i Trường Đại Học Cần Thơ Khoa Khoa Học Tự Nhiên Bộ Môn Hóa Học Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc ------------ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN 1. Cán bộ phản biện: …………………………………………………………… 2. Đề tài: Khảo sát hoạt tính sinh học và thành phần hóa học của cây cúc Mui (Tridax procumbens L.) 3. Sinh viên thực hiện: Đỗ Nguyễn Hoa Thiên MSSV: 2112094 Lớp: Hóa Dược – Khóa: 37 4. Nội dung nhận xét: a) Nhận xét về hình thức của LVTN: .............................................................................................................................. ..................................................................................................................... b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):  Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài: .............................................................................................................................. .....................................................................................................................  Những vấn đề còn hạn chế: .............................................................................................................................. ..................................................................................................................... c) Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có): .............................................................................................................................. ..................................................................................................................... d) Kết luận, đề nghị và điểm: ..................................................................................................................... .............................................................................................................................. ...................................................................................................................... Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014 Cán bộ phản biện ……………………...... ii LỜI CẢM ƠN  Trong suốt tháng năm đại học, chúng em đã nhận được sự dạy dỗ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy cô ở Khoa Khoa học Tự nhiên. Các thầy cô không những đã hết lòng truyền dạy những kiến thức quý báu, mở rộng cho chúng em kiến thức chuyên ngành, mà còn truyền đạt những kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm về cuộc sống. Tất cả những điều đó là nền tảng, là hành trang để chúng em vững bước trên con đường ước mơ sau này. Qua đây, em xin được gửi đến quý thầy cô lời cảm ơn sâu sắc nhất. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Lê Thanh Phước – Khoa Khoa học Tự Nhiên – Trường Đại học Cần Thơ, thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu và động viên, dìu dắt chúng em từ lúc chập chững bắt đầu nghiên cứu đến khi hoàn thành công trình. Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Tôn Nữ Liên Hương và các thầy cô trong bộ môn Hóa đã tận tình chỉ dạy và quan tâm, cho em có thêm kiến thức và niềm tin trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Em cũng chân thành cảm ơn các anh chị học viên cao học đã hết sức chia sẻ, động viên và giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, em gửi lời biết ơn đến gia đình, đã luôn quan tâm và chăm lo cho em về vật chất lẫn tinh thần để em có thể hoàn thành tốt luận văn. Em xin chân thành cảm ơn! iii TÓM TẮT Luận văn được tiến hành với mục tiêu khảo sát hoạt tính sinh học các cao chiết phân đoạn petroleum ether, ethyl acetate và đồng thời nghiên cứu thành phần hóa học từ cao chiết ethyl acetate của cây cúc Mui (Tridax procumbens L.) được thu hái trong khuôn viên trường Đại Học Cần Thơ. Nguyên liệu bột khô được tiến hành ngâm dầm thu dịch chiết ethanol. Từ dịch chiết ethanol, điều chế các cao có độ phân cực tăng dần bằng kỹ thuật chiết lỏng-lỏng. Khảo sát và so sánh hoạt tính kháng oxi hóa (in vitro) và hoạt tính kháng khuẩn, kháng viêm (in vivo) của cao phân đoạn petroleum ether và ethyl acetate. Các hợp chất hóa học trong cao phân đoạn ethyl acetate được phân lập và tinh chế bằng phương pháp sắc ký cột kết hợp với sắc ký lớp mỏng. Có 3 hợp chất được phân lập bao gồm stigmasterol (C 29 H 48 O); β-sitosterol-3-O-β-Dglucopyranoside (C 35 H 60 O 6 ); 3′,5-dihydroxy-4′,3,6-trimethoxyflavone-7-O-βD-glucopyranoside (C 24 H 26 O 13 ). Cấu trúc hóa học của các hợp chất được xác định bằng phổ 1H-NMR và so sánh với các tài liệu đã được công bố để tăng tính chuẩn xác của nghiên cứu. iv ABSTRACT This research was carried out in oder to study about the bioactivities of fractional extracts (petroleum ether, ethyl acetate extract) and the chemical components of ethyl acetate extract from Tridaxprocumbens L. that was harvested in campus of Can Tho University. Dry sample of Tridaxprocumbens L. was extracted by ethanol. Then, ethanol extract was underwent further separation by liquid-liquid extraction method to fractionize the total ethanol extract with the increasing of polarity. The fractional extracts of petroleum ether and ethyl acetate was investigated the bioactivities including: anti-oxidation (in vitro), anti-microbial, antiinflammatory activity (in vivo). The chemical components from ethyl acetate extract were isolated and purified by column chromatography coupled with thin layer chromatography method. There are three components were found which included stigmasterol (C 29 H 48 O); β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranoside (C 35 H 60 O 6 ); 3′,5-dihydroxy-4′,3,6-trimethoxyflavone-7-O-β-D-glucopyranoside (C 24 H 26 O 13 ). Structures of these compounds have been elucidated by modern H-NMR spectroscopic method. The spectrum was also compared with published data to secure the accuracy of this study. 1 v BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nămhọc 2014 - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Đỗ Nguyễn Hoa Thiên, tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Đỗ Nguyễn Hoa Thiên vi MỤC LỤC CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU .............................................................................. 1 1.1 Giới thiệu chung về đề tài ................................................................... 1 1.2 Các mục đích nghiên cứu chính của đề tài.......................................... 1 1.3 Các nội dung chính và giới hạn của đề tài .......................................... 1 CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 2 2.1 Sơ lược về cây Cúc mui ...................................................................... 2 2.1.1 Khái quát về họ cúc .......................................................................... 2 2.1.2 Khái quát về cây cúc mui: ................................................................ 2 2.1.3 Thực vật học ..................................................................................... 3 2.1.4 Hình thái thực vật ............................................................................. 3 2.1.5 Sinh thái phân bố.............................................................................. 4 2.1.6 Cách trồng cây cúc Mui ................................................................... 4 2.1.7 Tác dụng dược lý ............................................................................. 4 2.1.8 Các nghiên cứu về thành phần hóa học trong và ngoài nước của cây cúc Mui .............................................................................................................. 4 2.1.9 Sơ lược về các hợp chất quan trọng từ cúc Mui .............................. 6 2.2 Sơ lược về các phương pháp nghiên cứu ............................................ 8 2.2.1 Phương pháp chiết tách hợp chất thiên nhiên .................................. 8 2.2.2 Sắc ký lớp mỏng và định tính sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ .......................................................................................................................... 10 2.2.3 Sắc ký cột ....................................................................................... 14 2.2.4 Sơ lược về các phương pháp khảo sát hoạt tính sinh học .............. 18 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 19 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài .............................................. 19 3.2 Qui trình thực nghiệm: ...................................................................... 19 3.3 Nguyên liệu, hóa chất, cụng cụ và thiết bị ........................................ 20 3.4 Phương pháp xác định cấu trúc ......................................................... 21 3.5 Phương pháp thử hoạt tính sinh học ................................................. 21 vii 3.6 Phương pháp nghiên cứu................................................................... 21 3.6.1 Phương pháp tách chiết .................. Error! Bookmark not defined. 3.6.2 Phương pháp phân lập và tinh chế ................................................. 22 CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 23 4.1 Điều chế các loại cao ........................................................................ 23 4.1.1 Chuẩn bị nguyên liệu ..................................................................... 23 4.1.2 Điều chế cao ethanol tổng .............................................................. 24 4.1.3 Điều chế các cao thành phần từ cao tổng ....................................... 24 4.2 Thử hoạt tính cao PE và cao Ea ........................................................ 25 4.2.1 Hoạt tính kháng khuẩn ................................................................... 25 4.2.2 Hoạt tính kháng oxi hóa ................................................................. 27 4.2.3 Hoạt tính kháng viêm in vivo (trên chuột) ..................................... 31 4.3 Khảo sát cao Ea ................................................................................. 34 4.3.1 Khảo sát SKLM cao Ea .................................................................. 34 4.3.2 Phân tích sắc ký cột ........................................................................ 34 4.3.3 Xử lý phân đoạn Ea1 ...................................................................... 35 4.3.4 Hợp chất PHUOC_T1 trong phân đoạn Ea1 .................................. 36 4.3.5 Xử lý phân đoạn Ea5 ...................................................................... 39 4.3.6 Hợp chất PHUOC_T2 trong phân đoạn Ea5 .................................. 41 4.3.7 Xử lý phân đoạn Ea3 ...................................................................... 45 4.3.8 Hợp chất PHUOC_T4 từ phân đoạn Ea3 ....................................... 46 4.3.9 Xử lý phân đoạn Ea8 ...................................................................... 46 4.3.10 Hợp chất PHUOC_T5 từ phân đoạn Ea8 ..................................... 47 4.3.11 Tóm tắt khảo sát phân đoạn cao Ea ............................................. 50 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 54 5.1 Kết luận ............................................................................................. 54 5.2 Kiến nghị ........................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 56 viii DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Màu vết các hợp chất hữu cơ trong các thuốc thử .......................... 13 Bảng 2.2Thứ tự giải ly cùa một số hợp chất .................................................... 15 Bảng 3.1 Danh mục hóa chất và xuất xứ ......................................................... 20 Bảng 4.1 Kết quả hoạt tính kháng khuẩn cao PE ............................................ 25 Bảng 4.2 Kết quả hoạt tính kháng khuẩn cao Ea ............................................. 26 Bảng 4.3 Kết quả hoạt tính kháng oxi hóa cao PE .......................................... 28 Bảng 4.4 Kết quả hoạt tính kháng oxi hóa của cao Ea .................................... 29 Bảng 4.5Kết quả khảo sát hoạt tính kháng viêm in vivo của cao TP-Ea......... 32 Bảng 4.6 Kết quả theo dõi SKC cao Ea ........................................................... 35 Bảng 4.7 Kết quả sắc ký phân đoạn Ea1 ......................................................... 36 Bảng 4.8So sánh dữ liệu phổ δ ppm 1H-NMR hợp chất PHUOC_T1 với stigmasterol (500 MHz, CDCl3 ) ..................................................................... 38 Bảng 4.9Kết quả SKC và SKLM của cao phân đoạn Ea5 ............................... 40 Bảng 4.10So sánh dữ liệu phổ δ ppm1H-NMR hợp chất PHUOC_T2 với βsitosterol-3-O-β-D-glucopyranoside (500 MHz, CDCl3 ) ............................... 43 Bảng 4.11Kết quả SKC và SKLM của cao phân đoạnEa3 .............................. 45 Bảng 4.12Kết quả SKC và SKLM của cao phân đoạnEa8 .............................. 46 Bảng 4.13 So sánh dữ liệu phổ δ ppm 1 H-NMR hợp chất PHUOC_T5 với 3′,5-dihydroxy-4′,3,6-trimethoxyflavone-7-O-β-D-glucopyranoside (centaurein) (500 MHz, DMSO) ...................................................................... 48 ix DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Cụm cây Cúc mui ............................................................................... 2 Hình 2.2 Hình thái cây Cúc mui ........................................................................ 3 Hình 2.3 Hoa Cúc mui ....................................................................................... 3 Hình 2.4 Khung sườn flavonoid ........................................................................ 7 Hình 2.5Cách tính giá trị Rf ............................................................................ 13 Hình 2.6 Phương trình phản ứng DPPH với tác nhân chống oxi hóa .............. 18 Hình 3.1 Quy trình thực nghiệm khảo sát cây cúc mui ................................... 19 Hình 3.2 Sơ đồ điều chế các loại cao ............................................................... 21 Hình 4.1 Mẫu cúc mui được phơi ráo .............................................................. 23 Hình 4.2Mẫu bột khô cúc mui ......................................................................... 23 Hình 4.3Ngâm dầm bột cây với ethanol .......................................................... 24 Hình 4.4Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn trên đĩa thạch trong môi trường khống chế (control), cao TP-Ea và TP-PE với các nồng độ khác nhau........... 26 Hình 4.5Phương trình phản ứng giữa DPPH với tác nhân chống oxi hóa....... 27 Hình 4.6Quan hệ tuyến tính giữa hoạt tính kháng oxi hóa và nồng độ cao TPPE ..................................................................................................................... 28 Hình 4.7 Quan hệ tuyến tính giữa hoạt tính kháng oxi hóa và nồng độ cao TPEA .................................................................................................................... 29 Hình 4.8Quan hệ tuyến tính giữa hoạt tính kháng oxi hóa và nồng độ cao PE và EA ............................................................................................................... 30 Hình 4.9Độ sưng phù ở chân chuột trong thời gian theo dõi dưới tác dụng của cao TP-Ea và các đối chứng ............................................................................ 33 Hình 4.10 Tinh thể PHUOC_T1 ...................................................................... 36 Hình 4.11 Cấu trúc PHUOC_T1 (stigmasterol) .............................................. 39 Hình 4.12Tinh thể và SKLM của PHUOC_T2 ............................................... 41 Hình 4.13 Cấu trúc PHUOC_T2 (β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranoside) ..... 44 Hình 4.14 Tinh thể và SKLM PHUOC_T5 ..................................................... 47 Hình 4.15 Cấu trúc Centaurein ........................................................................ 49 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DPPH 1,1-Diphenyl-2-picrylhydrazyl C Chloroform Dc Dichloromethane PE Petroleum ether Ea Ethyl acetate Me Methanol AcOH Acetic acid 1 Proton Nuclear Magnetic Resonance H-NMR Rf Retention factor SKC Sắc ký cột SKLM s Sắc ký lớp mỏng d Doublet dd Doublet of doublet Singlet xi CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU 1.1 Giới thiệu chung về đề tài Cây cúc Mui có tên khoa học là Tridax procumbens Linn, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây thường mọc hoang ở bờ đường, bãi cỏ, đất hoang, đồi núi. Cúc Mui được người dân thu hái quanh năm để làm thuốc, có thể dùng tươi hay phơi khô. Theo y học dân gian, cây cúc Mui có tác dụng sát trùng, chữa sưng tấy, trị ho. Ở Campuchia và Ấn Độ, cây còn được dùng để trị đau thấp khớp, bảo vệ gan [1]. Tuy nhiên, tại Việt Nam, những nghiên cứu khoa học về cúc Mui còn ít và chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu công bố về hoạt tính sinh học và thành phần hóa học có trong cây. Việc sử dụng loài cây này trong các bài thuốc dân gian chỉ dựa vào kinh nghiệm chứ không có cơ sở khoa học vững chắc. Do đó, đề tài “KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CÚC MUI (TRIDAX PROCUMBENS L.)” được thực hiện với mục đích tìm hiểu về hoạt tính sinh học và thành phần hóa học của cúc Mui, từ đó tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng chúng trong y học dân gian và mở ra các hướng ứng dụng khác cho y học hiện đại. 1.2 Các mục đích nghiên cứu chính của đề tài Góp phần xác định hoạt tính sinh học và khảo sát thành phần hóa học của cây cúc Mui, từ đó giải thích phần nào công dụng của nó trong y học dân gian. 1.3 Các nội dung chính và giới hạn của đề tài Xác định độ ẩm của mẫu. Điều chế cao ethanol tổng bằng phương pháp ngâm dầm. Từ cao tổng, bằng phương pháp chiết lỏng-lỏng điều chế các cao có độ phân cực khác nhau: cao petroleum ether, cao ethyl acetate. Xác định hoạt tính sinh học các cao đã điều chế (in vitro, in vivo). Cô lập và tinh chế các chất từ cao phân đoạn ethyl acetate bằng sắc ký cột. Xác định cấu trúc hóa học của chất phân lập được bằng phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR. 1 CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Sơ lược về cây cúc Mui 2.1.1 Khái quát về họ Cúc Họ Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae) còn gọi là họ cúc tây, là họ thực vật có hai lá mầm. Theo dữ liệu của Vườn thực vật quốc gia Kiew thì đây là họ có sự đa dạng loài lớn nhất trong ngành thực vật có hoa với 1620 chi và khoảng gần 23600 loài. Họ Cúc phân bố rộng khắp thế giới, nhưng phổ biến nhất tại các khu vực ôn đới và miền núi nhiệt đới. Các loài trong họ chia sẻ các đặc trưng chung như: cụm hoa dạng đầu với các bao phấn hữu tính (các nhị hoa kết hợp lại với nhau tại các gờ của chúng bởi bao phấn), các noãn hoa phân bố tương đối trên cùng một bầu nhụy, quả là loại quả bế và có mào lông. Các loại thực vật có giá trị thương mại quan trọng trong họ này gồm rau diếp, atiso, hướng dương. Nhiều loài trong họ được trồng để lấy hoa, làm đẹp cảnh quan. Số nhiều khác được dùng trong các bài thuốc y học dân gian như bồ công anh, cúc hoa trắng, cúc hoa vàng. [2] 2.1.2 Khái quát về cây cúc mui: Cây cúc Mui có tên khoa học là Tridax procumbens L., thuộc họ Cúc (Asteraceae). Tên gọi: cúc Mui, sài lan, sài lông, thu thảo,… Tên nước ngoài: Coat buttons hay tridax daisy (Anh), herbe caille (Pháp), kotobukigiku (Nhật). Hình 2.1 Cụm cây cúc Mui 2 2.1.3 Thực vật học Vị trí trong hệ thống phân loại thực vật Giới: Thực vật bậc cao Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida) Bộ: Cúc (Asterales) Họ: Cúc (Asteraceae) Chi: Tridax Loài: procumbens 2.1.4 Hình thái thực vật Hình thái cây và hoa cúc Mui được trình bày ở Hình 2.2 và Hình 2.3 Hình 2.3 Hoa cúc Mui Hình 2.2 Hình thái cây cúc Mui Cúc Mui hay còn gọi là sài lan, là cây thảo sống lâu năm. Thân có lông trắng dày, mọc bò sát mặt đất. Lá mọc đối, có lông ở cả hai mặt, mép có răng to, nhọn, không đều; gốc lá 3 gân. Cụm hoa hình đầu, mọc ở ngọn thân, trên một cán dài 20-30cm. Hoa cái hình muôi, màu trắng; hoa lưỡng tính hình ống, màu vàng. Quả bế còn lông, mào lông do 10 lông to dài và 10 lông ngắn. Cây ra hoa, kết quả tháng 4-6 và tháng 8-12. [3] 3 2.1.5 Sinh thái phân bố Cây có gốc ở Trung Mỹ nay được truyền rộng rãi vào Ấn Độ, Malaysia, Trung Đông. Tìm thấy rộng rãi do mọc hoang ở bờ đường, bãi cỏ, đất hoang hay đồi núi. 2.1.6 Cách trồng cây cúc Mui Cây trồng rất đơn giản: chọn nơi đất tốt, hơi ẩm, cắt thân thành từng đoạn dài 20-30 cm hay đoạn thân đã có rễ sẵn, vùi 2 phần 3 xuống đất. Sau 15 đến 20 ngày cây đã có thể mọc tốt, sau một tháng đã có thể thu hoạch. Khi thu hoạch cắt cây cúc Mui sát mặt đất, sau đó tưới nước, bón phân thì nửa tháng sau có thể thu hoạch tiếp tục. Thu hoạch gần như quanh năm,nhưng tốt nhất là vào khoảng các tháng 4, tháng 5, tháng 8 khi cây đang ra hoa. [3] 2.1.7 Tác dụng dược lý Cúc Mui dùng tắm trị rôm sảy, uống phòng chạy sởi, chữa bang, sốt rét. Theo một số báo cáo ở Ấn Độ, cúc mui còn đươc dùng để cầm máu, kích thích mọc tóc, kháng nấm và chống côn trùng. Nó cũng dùng để điều trị trong bệnh lỵ và tiêu chảy. Cúc Mui còn là nguồn kháng viêm và chống rối loạn chức năng gan, là nguồn thuốc tự nhiên bảo vệ gan và trị tiểu đường hiệu quả. [1] Bài thuốc chữa mẩn ngứa, sưng viêm từ cúc mui Ngày uống 100 g, giã cây tươi với ít muối ăn, thêm 100 mL nước đun sôi để nguội. Vắt lấy nước và uống ngày 2 lần trong ngày. Bã được dùng để đắp lên vết sưng đau. Ngoài ra, có thể giã nát, vắt lấy nước và cô đặc thành cao dùng dần. Cần lưu ý bảo quản cao không bị hỏng, mốc. Nếu dùng cây khô, ngày dùng 50 g, thêm nửa lít nước, sắc và cô đến khi còn 200 mL, chia liều uống ngày 2 lần. Thời gian điều trị 1-2 ngày.[3] 2.1.8 Các nghiên cứu về thành phần hóa học trong và ngoài nước của cây cúc Mui Trong nước Được biết ở Việt Nam hiện chưa có công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây cúc Mui. Ngoài nước 4 Những nghiên cứu về hợp chất thành phần từ cây cúc Mui Thành phần khoáng trong cúc Mui rất dồi dào, có thể xem như nguồn cung cấp khoáng tự nhiên, gồm calcium, magnesium, potassium, sodium và selenium đã được C. Ikewuchi Jude báo cáo vào năm 2009. Đồng thời cũng công bố sự hiện diện của alkaloid, carotenoid, flavonoid (catechin và flavones) và tannin trong cúc Mui với lượng lớn carotenoid và saponin. [7] Trong báo cáo của R. K. Verma (1988) và Redd cho thấy lá của cúc Mui chứa 26% protein thô, 17% chất xơ, 39% carbohydrate và 5% calcium oxide. Ngoài ra, nghiên cứu còn phân lập được các flavonoid phổ biến như: luteolin, glucoluteolin, quercetin và isoquercetin bên cạnh dexamethasone, fumaric acid, β-sitosterol và tannin. [8] Vao năm 2002, Ali cũng đã báo cáo bốn terpenoid mới từ cây cúc Mui: taraxasteryl acetate, β-amyrenone, lupeol and oleanolic acid.[9] Năm 2010, Runsheg đã phân lập được hai flavone mới trong cúc Mui là 8,3′-dihydroxy-3,7,4′-trimethoxy-6-O-β-D-glucopyranosyl flavone và 6,8,3′-trihydroxy-3,7,4′- trimethoxyflavone song song với 4 công thức đã được biết đến trước đó là puerarin, esculetin, oleanolic acid và betulinic acid.[10] Năm 2011, Sanjay M. Jachak đã phân lập được các hợp chất phenolic từ cúc Mui: 3′,5,7-trihydroxy-4′,3,6-trimethoxyflavone (centaureidin); 3′,5-dihydroxy-4′,3,6-trimethoxyflavone-7-O-β-D-glucopyranoside (centaurein); và bergenin.[11] Những nghiên cứu về hoạt tính của cây cúc Mui A. Taddei (2000) đã thử nghiệm và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm trên các cao chiết phân đoạn hexane và ethyl acetate của cúc Mui với kết quả vượt trội với cả chủng khuẩn gram âm và gram dương.[12] Năm 2005, Vilwanathan Ravikumar và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm hoạt tính bảo vệ gan khỏi tác nhân gây viêm gan (gây ra bởi d-GalN/LPS) bằng cao chiết chloroform từ cúc Mui. Kết quả nghiên cứu cho thấy cúc Mui thể hiện khả năng quan trọng trong việc làm giảm tổn thương tế bào gan gây ra bởi d-GalN/LPS.[13] Sanjay M. Jachak và cộng sự vào năm 2011 đã công bố công trình nghiên cứu về hoạt tính kháng viêm in vitro và hoạt tính kháng oxi hóa đầy triển vọng của cây cúc Mui. Các cao chiết MeOH, EtOAc và 70% EtOH cho thấy hoạt tính kháng viêm đáng kể. Các cao chiết này cũng cho kết quả kháng oxi hóa cao khi so sánh với chuẩn Trolox và Vitamin C ở cả hai phương pháp 5 dùng DPPH và ATBS. Nghiên cứu còn phân lập được các hợp chất centaurein, centaureidin, bergenin, là các thành phần chính gây ra hoạt tính sinh học nổi trội trong cao EtOAc.[11] Nghiên cứu mới nhất vừa được công bố năm 2014 của R.S. Policegoudra và cùng cộng sự đã một lần nữa khẳng định và chứng minh hoạt tính vượt trội của cúc Mui đối với các bệnh về da trong y học cổ truyền. [14] Bênh cạnh đó, Muhammad Shaiq Ali (2002) đã chứng tỏ rằng oleanolic acid có hàm lượng lớn trong cúc Mui là một tiềm năng cho việc điều trị tiểu đường. [15] 2.1.9 Sơ lược về các hợp chất quan trọng từ cúc Mui 2.1.9.1 Sơ lược về hợp chất steroid Steroid là những hợp chất thiên nhiên có chung đặc điểm cấu tạo phân tử có chứa hệ vòng cyclopentanoperhydrophenantren hoặc trong trường hợp rất hiếm là dạng biến đổi của hệ vòng đó. Steroid có nhiều trong thiên nhiên như: các sterol; các nội tiết tố (hormon) như nội tiết tố sinh dục, acid mật, hormon tuyến thượng thận; các glycosid, đặt biệt là glycosid trợ tim; các sapogenin,… Sterol được phân bố rộng rãi trong thiên nhiên, các sterol nguồn gốc thực vật gọi là phytosterol, nguồn gốc động vật gọi là zoosterol. Người ta thấy chúng ở thể tự do hoặc ở thể hóa hợp như ester, glycosid. Các thành phần chiết xuất tự nhiên này rất phức hợp vì thế có những phương pháp phân tách thích hợp để phân lập từng chất. Các steroid có tác động đặc biệt đối với cơ tim thường tồn tại dưới dạng glycosid trong tự nhiên được gọi là glycosid trợ tim. Các sapogenin steroid phân lập chủ yếu tử sự thủy phân glycosid thực vật còn gọi là saponin.[5] 2.1.9.2 Hợp chất flavonoid Flavonoid là những hợp chất màu phenol thực vật, tạo nên màu cho rất nhiều rau, quả, và hoa,... Phần lớn các flavonoid có màu vàng; tuy vậy, một số sắc tố có màu xanh, tím , đỏ, không màu cũng được xếp vào nhóm này, về mặt hóa học, chúng có cùng khung sườn cơ bản. Flavonoid có cấu trúc cơ bản là 1,3-Diphenylpropan, nghĩa là 2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một dây có 3 cacbon, nên thường gọi là C6C3-C6. Cách đánh số tùy theo dây C3 đóng hay hở. Nếu dây C3 đóng, thì 6 đánh số bắt đầu từ dị vòng với dị nguyên tố oxigen mang số 1 rồi đánh tiếp đến vòng A, còn vòng B đánh số phụ. Nếu dây C3 hở, đánh số chính trên vòng B và đánh số phụ trên vòng A. [6] Hình 2.4 Khung sườn flavonoid Thường các flavonoid có mang nhiều nhóm –OH ở vị trí 5 và 7 trên nhân A và ở vị trí 3, 4, 5, trên nhân B. Các flavonoid có thể hiện diện ở dạng tự do hoặc dạng glycosid. Các đường thường gặp nhất là đường D-glucose, kế đó là D-galactose, L-rhamnose, L-arabinose, D-xylose, D-apiose và acid uronic. 2.1.9.3 Hợp chất glycoside Các glycoside hiện diện trong rất nhiều họ thực vật và ở tất cả các bộ phận cây: lá, vỏ, hạt,... Các glycoside thường là chất kết tinh và có vị đắng. Glycoside là hợp chất mà cấu trúc hóa học gồm 2 phần: phần đường và phần không đường gọi là aglycon. Dưới tác dụng của enzym thực vật, dung dịch acid hoặc kiềm, glycosid bị thủy phân thành aglycon và phần đường. Phần đường của glycosid: phổ biến là các đường D-glucose, D-galactose, L-arabinose, L-rhamnose, D-xylose, acid glucoronic, acid galacturonic và một số đường khác. Phần aglycon của glycoside: phần aglycon rất đa dạng gồm tất cả các loại hợp chất tự nhiên như: monoterpen, sesquiterpen, diterpen, triterpen, steroid, iridoid, flavonoid, alcaloid, quinonoid, polyphenol,...[6] Saponin: Là một glycoside phân bố khá rộng trong thực vật, có một số tính chất đặc trưng; khi hòa tan vào nước có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch và tạo nhiều bọt; saponin làm vỡ hồng cầu còn được gọi là tính phá huyết. Saponin thường ở dạng vô định hình, có vị đắng. Saponin rất khó tinh chế; có điểm nóng chảy cao từ 200°C trở lên và có thể hơn 300°C. Saponin bị tủa bởi acetat chì, hydroxid barium, sulfat amonium,... 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan